Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

Khảo sát đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của u xương các xoang cạnh mũi ở bệnh viện tai mũi họng thành phố hồ chí minh từ tháng 06 2016 đến tháng 06 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

HỒ KIM THƢƠNG

KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
CỦA U XƢƠNG CÁC XOANG CẠNH MŨI
Ở BỆNH VIỆN TAI MŨI HỌNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TỪ THÁNG 06/2016 ĐẾN THÁNG 06/2017

Luận văn thạc sĩ y học
Chuyên ngành: Tai Mũi Họng
Mã số: 60720155

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
PGS.TS.BS TRẦN PHAN CHUNG THỦY
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu và kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng công bố
trong bất kì cơng trình nào.

Ký tên

Hồ Kim Thƣơng



MỤC LỤC
MỤC LỤC

Trang

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC BẢNG
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.................................................................................. 3
CHƢƠNG 1 – TỔNG QUAN ............................................................................... 4
1.1. GIẢI PHẪU CÁC XOANG CẠNH MŨI .................................................. ..4
1.2. TỔNG QUAN U XƢƠNG CÁC XOANG CẠNH MŨI ............................ 11
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGỒI NƢỚC ....................... 21
CHƢƠNG 2 – ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 24
2.1. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .......................................................................... 24
2.2. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ..................................................................... 24
2.3. CỠ MẪU ...................................................................................................... 25
2.4. PHƢƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU ................................................................. 25
2.5. CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH........................................................................... 29
2.6. PHƢƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU..................................................... 29


2.7. PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU ............................................................ 31
2.8. VẤN ĐỀ Y ĐỨC ......................................................................................... 32
CHƢƠNG 3 – KẾT QUẢ ................................................................................... 33
3.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ................................................................................... 33
3.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ............................................................................ 34
3.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG ................................................................... 38

3.4. PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ...................................... 50
CHƢƠNG 4 – BÀN LUẬN ................................................................................ 52
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG ................................................................................... 52
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG ............................................................................ 55
4.3. ĐẶC ĐIỂM CẬN LÂM SÀNG ................................................................... 60
4.4. PHƢƠNG PHÁP VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ...................................... 72
KẾT LUẬN ......................................................................................................... 74
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CT

IGS

MRI

Computerised Tomography
(Chụp cắt lớp điện toán)
Image Guidance System
(Hệ thống hƣớng dẫn hình ảnh định vị 3 chiều)
Magnetic Resonance Imaging
(Chụp cộng hƣởng từ)

BC

Before Christ (trƣớc công nguyên)


UXCXCM

U xƣơng các xoang cạnh mũi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1. Các xoang cạnh mũi (thiết đồ ngang) ................................................. 9
Hình 1.2. Các xoang cạnh mũi (thiết đồ dọc) ..................................................... 10
Hình 1.3. U xƣơng xoang trán đƣợc phát hiện tình cờ ....................................... 13
Hình 1.4. Đa u xƣơng của một bệnh nhân có hội chứng Gardner ...................... 15
Hình 1.5. Giải phẫu bệnh u xƣơng ...................................................................... 16
Hình 1.6. U xƣơng xoang sàng trái có chân bám ở trần sàng ............................. 17
Hình 1.7. Mổ lấy u xoang trán theo phƣơng pháp của Montgomery.................. 19
Hình 1.8. Phẫu thuật nội soi với IGS lấy u xƣơng xoang sàng ........................... 20
Hình 2.1. Hệ thống nội soi Karl Storz................................................................. 27
Hình 2.2. Ống nội soi các loại ............................................................................. 27
Hình 2.3. Bộ dụng cụ nội soi mũi xoang ............................................................ 28
Hình 2.4. Máy khoan hút nội soi đầu cong ......................................................... 28
Hình 3.1. U xƣơng xoang trán bên phải .............................................................. 40
Hình 3.2. U xƣơng xoang sàng bên phải............................................................. 40
Hình 3.3. U xƣơng xoang bƣớm bên trái ............................................................ 41
Hình 3.4. U xƣơng sàng hai bên.......................................................................... 41


Hình 3.5. U xƣơng xoang sàng phải, chân bám vào xƣơng giấy ........................ 45
Hình 3.6. U xƣơng xoang trán bám vào thành sau xoang trán ........................... 45
Hình 3.7. U xƣơng xoang trán trái thâm nhiễm thành trên mắt trái. .................. 49
Hình 3.8. Kết quả giải phẫu bệnh........................................................................ 50



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Phân bố mẫu nghiên cứu theo giới tính .............................................. 33
Bảng 3.2. Phân bố mẫu nghiên cứu theo tuổi. .................................................... 33
Bảng 3.3. Phân bố mẫu nghiên cứu theo nhóm tuổi ........................................... 34
Bảng 3.4. Lý do đến khám .................................................................................. 34
Bảng 3.5. Tiền căn chấn thƣơng mũi xoang ....................................................... 35
Bảng 3.6. Tiền căn phẫu thuật mũi xoang........................................................... 36
Bảng 3.7. Tiền căn viêm xoang mạn ................................................................... 36
Bảng 3.8. Triệu chứng cơ năng. .......................................................................... 37
Bảng 3.9. Triệu chứng thực thể tại mắt. .............................................................. 38
Bảng 3.10. Hình ảnh nội soi mũi xoang trƣớc phẫu thuật. ................................. 38
Bảng 3.11. Phân bố u xƣơng trong các xoang cạnh mũi .................................... 39
Bảng 3.12. Phân bố u xƣơng theo mỗi bên. ........................................................ 39
Bảng 3.13. Số lƣợng u xƣơng xoang cạnh mũi trên mỗi bệnh nhân .................. 42
Bảng 3.14. Kích thƣớc u xƣơng . ........................................................................ 42
Bảng 3.15. Hình dạng u xƣơng. .......................................................................... 43
Bảng 3.16. Vị trí chân bám của u xƣơng xoang sàng ......................................... 44
Bảng 3.17. Vị trí chân bám của u xƣơng xoang trán .......................................... 44


Bảng 3.18. Vị trí của u xƣơng trong xoang sàng ................................................ 46
Bảng 3.19. Vị trí của u xƣơng xoang trán và phễu trán.. .................................... 46
Bảng 3.20. Vị trí của u xƣơng xoang trán và ngách trán .................................... 47
Bảng 3.21. Vị trí của u xƣơng xoang trán và xƣơng giấy................................... 47
Bảng 3.22. Vị trí của u xƣơng xoang trán và Agger Nasi................................... 48
Bảng 3.23. U xƣơng đi kèm viêm xoang.. .......................................................... 48
Bảng 3.24. Phƣơng pháp phẫu thuật. .................................................................. 50
Bảng 3.25. Kết quả phẫu thuật. ........................................................................... 51

Bảng 4.1. So sánh với tác giả khác về tỷ lệ bệnh nhân theo giới tính. ............... 52
Bảng 4.2. So sánh với tác giả khác về tuổi trung bình bệnh nhân. ..................... 54
Bảng 4.3. So sánh với tác giả khác về triệu chứng cơ năng. .............................. 58
Bảng 4.4. So sánh với tác giả khác về phân bố u xƣơng trong các xoang cạnh
mũi. ...................................................................................................................... 61
Bảng 4.5. So sánh với tác giả khác về vị trí u xƣơng xoang sàng. ..................... 62
Bảng 4.6. So sánh với tác giả khác về phân bố u xƣơng mỗi bên . .................... 62
Bảng 4.7. So sánh với với tác giả khác về tần số đa u xƣơng............................. 64
Bảng 4.8. So sánh với tác giả khác về kích thƣớc u xƣơng xoang cạnh mũi ..... 65
Bảng 4.9. So sánh với tác giả khác về hình dạng u xƣơng xoang cạnh mũi ...... 66


Bảng 4.10. So sánh với tác giả khác về vị trí chân bám u xƣơng xoang sàng. ... 67
Bảng 4.11. So sánh với tác giả khác về vị trí của u xƣơng xoang trán và phễu
trán ....................................................................................................................... 68
Bảng 4.12. So sánh với tác giả khác về vị trí của u xƣơng xoang trán và ngách
trán ....................................................................................................................... 68


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
U xƣơng các xoang cạnh mũi (paranasal sinus osteomas) là những
u lành tính, tiến triển chậm và thƣờng khơng có triệu chứng. Các u này
gặp nhiều nhất ở xoang trán và xoang sàng. Hiện nay vẫn còn nhiều tranh
cãi xung quanh các giả thuyết về nguyên nhân hình thành của u xƣơng
các xoang cạnh mũi.
Vì u xƣơng phát triển chậm và âm thầm nên bệnh nhân thƣờng
khơng có triệu chứng và đƣợc phát hiện tình cờ qua chụp X-Quang, CTScan khi khám sức khỏe định kì. Tuy nhiên, khi u xƣơng phát triển lớn có
thể biểu hiện triệu chứng lâm sàng và chèn ép các cơ quan lân cận. Khi

đó cần cân nhắc điều trị bằng phƣơng pháp phẫu thuật. Khảo sát các đặc
điểm của u xƣơng xoang cạnh mũi qua hình ảnh học rất quan trọng, giúp
chẩn đoán, tiên lƣợng và ngăn ngừa biến chứng của phẫu thuật.
Trƣớc đây, các phẫu thuật viên thƣờng tiếp cận và lấy u theo
đƣờng ngồi với ƣu điểm là có phẫu trƣờng rộng, thuận lợi việc lấy u
nhƣng có khuyết điểm gây nhiều thƣơng tổn cho các cấu trúc lân cận và
không đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ. Ngày nay, phẫu thuật nội soi mũi
xoang với nhiều ƣu điểm vƣợt trội đã mang lại những hiệu quả to lớn
trong việc lấy các u xƣơng xoang cạnh mũi.
Ở bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh đã có những
nghiên cứu về u xƣơng ở từng xoang riêng lẽ nhƣng chƣa có nghiên cứu
nào nghiên cứu tổng hợp u xƣơng ở tất cả các xoang. Do đó, chúng tơi
thực hiện nghiên cứu này nhằm khảo sát các đặc điểm lâm sàng và cận


2

lâm sàng của các u xƣơng các xoang cạnh mũi ở bệnh viện Tai Mũi Họng
thành phố Hồ Chí Minh.
Qua nghiên cứu này, chúng tơi hi vọng có thể phản ánh tƣơng đối
đầy đủ các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của bệnh lý u xƣơng các
xoang cạnh mũi, giúp ích cho việc chẩn đốn và điều trị, cung cấp thơng
tin ban đầu hữu ích và tạo tiền đề cho những nghiên cứu quy mô hơn.


3

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Mục tiêu tổng quát

- Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của u xƣơng các xoang
cạnh mũi ở bệnh nhân điều trị tại khoa Mũi Xoang, bệnh viện Tai
Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh từ tháng 06/2016 đến tháng
06/2017.

Mục tiêu cụ thể
- Khảo sát đặc điểm lâm sàng u xƣơng các xoang cạnh mũi.
- Khảo sát đặc điểm cận lâm sàng u xƣơng các xoang cạnh mũi.
- Khảo sát phƣơng pháp và kết quả phẫu thuật u xƣơng các xoang
cạnh mũi ở bệnh viện Tai Mũi Họng thành phố Hồ Chí Minh.


4

CHƢƠNG I
TỔNG QUAN
1.1. GIẢI PHẪU CÁC XOANG CẠNH MŨI
Các xoang cạnh mũi gồm 2 nhóm là nhóm xoang trƣớc (xoang
sàng trƣớc, xoang trán, xoang hàm) và nhóm xoang sau (xoang sàng sau,
xoang bƣớm).
1.1.1. Xoang trán [3], [4], [5], [22]
Xoang trán nằm trong xƣơng trán, trên hốc mũi, hình thành và phát
triển vào khoảng tuần thứ 4 của thai kỳ và hoàn chỉnh khi đến khoảng 20
tuổi. Ngƣời trƣởng thành thƣờng có hai xoang trán với một vách xƣơng
ngăn cách giữa xoang trán phải và trái nhƣng khoảng 3-5% trƣờng hợp
không có xoang trán hoặc chỉ có một bên. Hình dạng và kích thƣớc của
xoang trán rất thay đổi, một xoang trán có kích thƣớc trung bình là 4-7
ml.
- Thành trƣớc thƣờng nằm ở vùng giới hạn cung mày - gốc mũi. Chiều
cao thành trƣớc khoảng 1- 6 cm tùy thuộc vào mức độ khí hóa xoang, bề

dày trung bình khoảng 4 - 12 mm. Thành trƣớc chính là mặt phẫu thuật
trong các phẫu thuật xoang trán theo đƣờng ngoài.
- Thành sau xoang trán mỏng là mặt trƣớc của hố não trƣớc. Đây là con
đƣờng gây nhiễm trùng biến chứng nội sọ từ mũi.
- Thành dƣới là một phần của trần hốc mắt. Trong thành này có một đoạn
của bó mạch thần kinh trên ổ mắt, chạy qua lỗ trên ổ mắt để đến da vùng
trán. Thành dƣới xoang trán là thành xƣơng mỏng nhất, do đó cũng


5

thƣờng bị ăn mòn dần bởi các tổn thƣơng viêm mạn tính gây ra các biến
chứng ổ mắt.
- Vách liên xoang trán: có hình tam giác ngăn cách xoang trán làm 2
xoang có đƣờng dẫn lƣu riêng biệt. Trong vách liên xoang trán có thể tồn
tại các tế bào liên xoang trán. Các tế bào liên xoang trán có đƣờng dẫn
lƣu riêng đổ vào ngách trán 1 bên.
Đƣờng dẫn lƣu xoang trán có dạng đồng hồ cát. Phần trên của
đồng hồ cát là phễu trán, là phần thấp nhất của xoang trán. Eo của đồng
hồ cát là lỗ thông tự nhiên xoang trán, tiếp nối với phần thấp nhất của
phễu trán. Phần dƣới của đồng hồ cát là ngách trán, có dạng hình phễu
ngƣợc, tiếp nối từ lỗ thơng xoang trán. Ngách trán đổ vào phễu sàng theo
hƣớng sau trong, sau đó từ phễu sàng sẽ dẫn lƣu ra khe mũi giữa. Kích
thƣớc ngách trán rất khác nhau giữa các bệnh nhân và giữa 2 bên xoang
trán trên cùng 1 bệnh nhân. Ngách trán đƣợc giới hạn bởi các cấu trúc
sau:
- Phía ngồi là xƣơng giấy.
- Phía trong là phần trên cuốn mũi giữa.
- Phía trƣớc là tế bào Agger nasi, các tế bào sàng trán.
- Phía sau là thành trƣớc của bóng sàng, động mạch sàng trƣớc, chổ

bám của bóng sàng vào đáy sọ.
- Phía trên là sàn sọ trƣớc.
- Phần cao của mỏm móc tùy vào vị trí của nó mà có thể là một phần
của thành trong hay thành ngoài ngách trán.


6

1.1.2. Xoang sàng [3], [4], [5], [22]
Xoang sàng gồm 8 -10 tế bào sàng mỗi bên, thể tích trung bình
14ml. Cấu trúc của các xoang sàng và khối bên xƣơng sàng rất phức tạp
nên đƣợc gọi là mê đạo sàng, đƣợc chia thành 2 phần trƣớc và sau theo
mặt phẳng đứng ngang của phần đứng nền cuốn mũi giữa. Nhìn chung,
tồn bộ khối xoang sàng có 6 mặt:
 Thành ngồi: ngăn cách với hốc mắt bởi một vách xƣơng mỏng gọi
là xƣơng giấy. Đây là nơi xuất hiện các biến chứng hốc mắt từ
nhiễm trùng xoang sàng.
 Thành trong: liên quan với hốc mũi, cụ thể là thông qua cuốn mũi
giữa và cuốn mũi trên.
 Thành trên: liên quan với phần trƣớc của nền sọ, là nơi xuất phát
các biến chứng nội sọ từ nhiễm trùng xoang sàng.
 Thành dƣới: liên quan với khe mũi giữa.
 Thành trƣớc: liên quan với mặt sau xƣơng chính mũi.
 Thành sau: liên quan với thành trƣớc xoang bƣớm. Vùng này có dây
thần kinh thị giác đi qua rất gần. Do đó các trƣờng hợp viêm xoang
sàng sau nặng có thể gây ra biến chứng viêm thần kinh thị hậu nhãn
cầu.
1.1.3. Xoang bƣớm [3], [4], [5], [22]
Xoang bƣớm là xoang nằm trong thân xƣơng bƣớm, có hình dạng
và kích cỡ khác nhau tùy ngƣời, thể tích từ 0,5 ml đến 3 ml. Tỉ lệ khơng

có xoang bƣớm là 3-5%. Xoang bƣớm có sáu thành:


7

- Thành trên là đáy hố yên liên quan với tuyến yên và giao thoa thị
giác. Thành này liên quan tới hố sọ trƣớc và hố sọ giữa và là đƣờng
lan truyền nhiễm trùng gây biến chứng nội sọ.
- Thành dƣới là trần của họng mũi. Trần họng mũi là nơi xuất phát
của u xơ vòm và ung thƣ vòm họng.
- Thành sau ngăn cách với mỏm nền xƣơng chẩm là một vách xƣơng
dày của thân xƣơng bƣớm.
- Thành trƣớc có lỗ thơng xoang bƣớm vào rãnh bƣớm sàng ở ngách
mũi trên.
- Hai thành ngoài là mặt bên hố yên và liên quan với động mạch
cảnh trong, xoang tĩnh mạch hang, khe ổ mắt trên.
1.1.4. Xoang hàm [3], [4], [5], [22]
Xoang này nằm trong thân xƣơng hàm trên, hình tháp gồm: ba
mặt, một nền và một đỉnh. Thể tích trung bình của xoang hàm là 14ml.
- Nền hay cịn gọi là vách mũi xoang, là thành ngoài của hốc mũi.
Thành này gồm hai phần: phần trƣớc dƣới và phần sau trên. Phần
trƣớc dƣới thƣờng dày hơn và ngăn cách xoang với ngách mũi dƣới.
1/4 sau trên của nền liên quan với ngách mũi giữa và ở đây có lỗ
thơng ngách mũi giữa với xoang.
- Thành trƣớc liên quan với mặt trƣớc xƣơng hàm trên, có 2 cấu trúc
quan trọng là hố nanh và lỗ dƣới ổ mắt.
 Hố nanh là vùng lõm nhất và khá mỏng, nằm phía trên 2 răng tiền
hàm và là mốc quan trọng để vào xoang hàm trong phẫu thuật
Caldwell-luc.



8

 Lỗ dƣới ổ mắt có mạch máu dƣới ổ mắt đi ở trong và thần kinh
dƣới ổ mắt đi ở ngoài.
- Thành sau ngăn cách giữa xoang hàm và hố chân bƣớm - khẩu cái.
Động mạch hàm, hạch chân bƣớm khẩu cái, các nhánh của thần tinh
tam thoa và hệ thần kinh tự chủ nằm ở hố chân bƣớm khẩu cái.
 Phía ngồi thành sau có các lỗ huyệt răng, là nơi thoát ra của các
thần kinh huyệt răng sau trên tách ra từ thần kinh dƣới ổ mắt và chi
phối cảm giác cho răng hàm và răng tiền hàm 2.
 Phía trong thành sau có lồi ống khẩu cái lớn chứa thần kinh khẩu
cái lớn và động mạch khẩu cái xuống.
- Thành trên là nền ổ mắt, ở đây có rãnh dƣới ổ mắt liên quan với dây
thần kinh hàm trên.
- Ðỉnh xoang là chỗ nối giữa mặt trƣớc và mặt sau của xoang, liên quan
với xƣơng gò má.
Ngoài các thành phần vừa kể trên, cần lƣu ý đến bờ dƣới của
xoang. Ðây là một dải xƣơng hẹp liên quan với các răng xƣơng hàm trên,
đặc biệt là răng hàm bé số hai và răng hàm lớn số một. Vì vậy, khi sâu
răng có thể gây viêm xoang.


9

Hình 1.1: Các xoang cạnh mũi (thiết đồ ngang)
Nguồn: Atlas of Human Anatomy [27].
1. Nhãn cầu.

6. Thần kinh thị giác.


2. Các xoang sàng.

7. Thành trong ổ mắt.

3. Mỡ và các cơ ổ mắt.

8. Vách ngăn mũi

4. Các xoang bƣớm.

9. Ổ mũi.

5. Não.


10

Hình 1.2: Các xoang cạnh mũi (thiết đồ dọc)
Nguồn: Atlas of Human Anatomy [27].
1. Não

12. Mỏm huyệt

16. Ngách của

2. Ổ mũi

răng của xƣơng


xoang hàm (dƣới

3. Vách ngăn mũi

hàm trên

ổ mắt)

4. Xoăn mũi giữa

13. Cơ mút

17. Lỗ xoang hàm

5. Ngách mũi giữa

14. Ngách của

18. Các xoang

6. Xoang hàm

xoang hàm (huyệt

sàng

7. Ngách mũi dƣới

răng)


19. Mỡ ổ mắt

8. Xoăn mũi dƣới

15. Ngách của

20. Xoang trán

9. Khẩu cái cứng

xoang hàm (gò

10. Ổ miệng

má)

11. Thân lƣỡi


11

1.2. TỔNG QUAN U XƢƠNG CÁC XOANG CẠNH MŨI
1.2.1. Lịch sử [17], [20], [30], [32]
Một xƣơng sọ niên đại 3000-1200 BC có u xƣơng xoang sàng đƣợc tìm
thấy trong một cuộc khảo cổ Hy Lạp.
Năm 1506, Veiga đƣợc xem là ngƣời đầu tiên phẫu thuật lấy u xƣơng ở
xoang sàng, đã ghi nhận một số đặc điểm của các u xƣơng xoang trán, xoang
bƣớm và ổ mắt.
Năm 1941, Wallace Teed bổ sung mô tả của Veiga về u xƣơng xoang trán,
Vallisnieri bổ sung thêm các chi tiết về bản chất của u xƣơng.

Năm 1977, Home cùng các cộng sự đã cơng bố cơng trình nghiên cứu về u
xƣơng xoang trán. Trong giai đoạn này, các bác sĩ ngoại khoa dùng khoan và đục
để lấy các u xƣơng nhƣng vì nhiễm trùng và thủng nền sọ gây viêm màng não
nên tỉ lệ tử vong cao.
Năm 1898, Tauber công bố 20 trƣờng hợp u xƣơng xoang trán đƣợc phẫu
thuật. Trong đó có 9 ca tử vong do nhiễm trùng.
Năm 1895, sự ra đời của tia X của Wihelm Conrad Rontgen góp phần giúp
chẩn đốn vị trí và kích thƣớc UXCXCM.
Năm 1918, Culbert hồi cứu 215 ca UXCXCM và ghi nhận 40% là u
xƣơng ở xoang trán.
Năm 1930, George Armitage công bố nghiên cứu ghi nhận sinh bệnh học,
biểu hiện lâm sàng của u xƣơng xoang trán. Sự ra đời của kháng sinh penicillin
vào năm 1928 (Flemming) ở giai đoạn này cũng góp phần cải thiện kết quả phẫu
thuật lấy UXCXCM.
Năm 1951, Gardner giới thiệu hội chứng mang tên ông bao gồm đa u
xƣơng, polyp đƣờng tiêu hóa và các thƣơng tổn rối loạn sắc tố dạng nang xơ ở da
(u sợi dƣới da, nang tuyến bã).


12

Năm 1971, AM cormac (Mỹ) và GM Houslield (Anh) phát minh ra máy
chụp cắt lớp điện tốn (CT-Scan) góp phần làm thay đổi lớn về chẩn đốn vị trí,
số lƣợng, chân bám của UXCXCM.
Năm 1985, các bác sĩ lần đầu sử dụng phẫu thuật nội soi mũi xoang để
điều trị UXCXCM.
Năm 1996, P.Koivunen cơng bố cơng trình về sự phát triển của các u
xƣơng xoang cạnh mũi “The growth rate of osteomas of the paranasal sinuses”.
Năm 2006, thiết bị sóng siêu âm gây hủy xƣơng (the Sonopet Omni
Ultrasonic Surgical System) đƣợc ứng dụng để lấy UXCXCM nằm ở những vị

trí nhạy cảm nhƣ ngách trán, ổ mắt, sàn sọ…
1.2.2. Đặc điểm chung
U xƣơng (osteoma) là bệnh lý của hệ thống xƣơng với các sang thƣơng
xƣơng lành tính, có hai hình thái là xƣơng đặc ngà hoặc bè xƣơng xốp. U xƣơng
thƣờng gặp ở khối xƣơng sọ, các xoang cạnh mũi và xƣơng hàm dƣới. Trong đó
u xƣơng ở các xoang cạnh mũi là hay gặp nhất với tần suất 0.002% ở các bệnh
nhân đến khám tai mũi họng, 1% trên phim X-Quang quy ƣớc và 3% trên CT
scan mũi xoang [30], [45], [47].
UXCXCM gặp nhiều nhất ở xoang trán, tiếp theo là xoang sàng, xoang
hàm và hiếm gặp ở xoang bƣớm [16], [30], [37]. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu
chỉ ra UXCXCM gặp nhiều nhất ở xoang sàng [24], [41].
UXCXCM có thể gặp ở mọi lứa tuổi, tập trung ở tuổi 50-60 và gặp nhiều
ở nam giới hơn nữ giới [30], [ 35], [40], [41].


13

Hình 1.3: Hình ảnh u xƣơng xoang trán phải trên CT-Scan tƣ thế coronal.
U xƣơng kích thƣớc 1,5mm, khơng có triệu chứng, đƣợc phát hiện tình cờ.
Nguồn: Paranasal sinus osteomas – a review of 46 cases [30].
1.2.3. Sinh bệnh học
Bệnh ngun của UXCXCM vẫn cịn nhiều tranh cãi. Có 3 giả thuyết
đƣợc đặt ra là giả thuyết mô phôi, giả thuyết nhiễm trùng và giả thuyết chấn
thƣơng [8], [ 29], [40], [42], [53].
- Nguồn gốc mô phôi: giả thuyết này cho rằng UXCXCM là do tự phát (phôi
thai), cụ thể là hình thành từ mơ phơi sụn của xƣơng sàng và phần màng của
xƣơng trán, với bằng chứng là đa số UXCXCM có ở vùng trán-sàng. Tuy
nhiên, thuyết này lại khơng giải thích đƣợc nguồn gốc của UXCXCM ở các vị
trí khác [32], [34], [50].
- Nhiễm trùng: một số tác giả cho rằng UXCXCM đƣợc tạo thành do sự kích

hoạt của q trình viêm nhiễm mạn tính ở các xoang cạnh mũi bởi vì trên lâm


14

sàng ghi nhận nhiều trƣờng hợp UXCXCM đi kèm với viêm xoang mạn tính
[41], [51].
- Chấn thƣơng: Moretti ghi nhận 20% trƣờng hợp UXCXCM có tiền căn chấn
thƣơng đầu mặt. Thuyết này cho rằng các rối loạn chuyển hóa trong quá trình
phục hồi xƣơng gây ra các UXCXCM [8].
1.2.4. Tiến triển
UXCXCM phát triển rất chậm và có liên quan tới quá trình sinh tổng hợp
xƣơng. Theo tác giả P.Koivunen, tốc độ phát triển của UXCXCM khoảng
1,61mm/năm và dao động khoảng 0,44-6,0mm/năm và có nhiều trƣờng hợp u
xƣơng khơng hề phát triển. Các yếu tố ảnh hƣởng lên tốc độ phát triển vẫn chƣa
đƣợc hiểu rõ [30].
Hiện chƣa ghi nhận trƣờng hợp tái phát nào của UXCXCM đã đƣợc phẫu
thuật triệt để [38]. Đối với những trƣờng hợp không đƣợc phẫu thuật lấy u hoặc
lấy khơng trọn u thì cần đƣợc theo dõi định kì mỗi 6 tháng bằng các phƣơng tiện
hình ảnh học [40]. UXCXCM tăng trƣởng nhanh nhất trong giai đoạn xƣơng cột
sống đang phát triển và khi xƣơng cột sống đã phát triển hồn chỉnh thì tốc độ
này chậm hơn rất nhiều [13].
1.2.5. Lâm sàng
Ở giai đoạn còn nhỏ, tiến triển chậm, âm thầm UXCXCM thƣờng khơng
có triệu chứng, bệnh nhân vơ tình phát hiện khi chụp phim [28], [38], [41]. Theo
Boysen M chỉ có khoảng 10% bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng [36].
Triệu chứng phụ thuộc vào vị trí và kích thƣớc của u xƣơng. Triệu chứng
chủ yếu là đau đầu tƣơng ứng với vị trí của u xƣơng [23], [41]. Tỉ lệ đau đầu của
bệnh nhân thay đổi theo các nghiên cứu từ 52 – 100% [45].
UXCXCM có thể nằm trong hội chứng Gardner: đa u xƣơng, polyp đƣờng

tiêu hóa và thƣơng tổn rối loạn sắc tố dạng xơ nang [10]. Đa u xƣơng có thể là


15

biểu hiện chỉ dẫn cho hội chứng Gardner và thƣờng xuất hiện 10 năm trƣớc khi
phát hiện polyp đƣờng tiêu hóa [17].
Khi UXCXCM gây bít tắc các lỗ thơng xoang có thể gây ra các biến
chứng nhƣ viêm xoang cấp và mạn tính [11].
Khi UXCXCM lớn có thể gây biến dạng khối xƣơng sọ mặt, bít tắc các
đƣờng dẫn lƣu xoang gây hình thành viêm xoang, chèn ép các cơ quan xung
quanh nhƣ mắt và não [10], [12], [14], [46]. UXCXCM khi xâm lấn sàn sọ có thể
gây chảy dịch não tủy, viêm màng não, abcess não [31].
Nội soi mũi xoang cần thiết để đánh giá các cấu trúc giải phẫu cũng nhƣ
xác định nhiễm trùng đang hiện diện trong mũi xoang [13].

Hình 1.4: Hình ảnh đa u xƣơng của một bệnh nhân 51 tuổi
có hội chứng Gardner trên phim CT-scan tƣ thế coronal.
Nguồn: Osteoma of the skull base and sinuses [16].
1.2.6. Giải phẫu bệnh
UXCXCM về đại thể là một khối xƣơng cứng, đặc ngà, hình trịn hoặc bầu
dục, có một lớp vỏ bao liên kết mạch máu che phủ bề mặt, khi cắt ngang có hình


×