Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Tỷ lệ rối loạn trầm cảm qua sàng lọc bằng thang đo ces d và các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố tân an long an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 84 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HỒ CHÍ MINH
-----------------

PHAN THỊ MAI HƯƠNG

TỶ LỆ RỐI LOẠN TRẦM CẢM QUA SÀNG LỌC
BẰNG THANG ĐO CES-D VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN
QUAN Ở HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI
THÀNH PHỐ TÂN AN - LONG AN

Chuyên ngành: Y TẾ CÔNG CỘNG
Mã số: 60 72 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ DỊCH VỤ Y TẾ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS TRẦN THIỆN THUẦN

TP Hồ Chí Minh - 2016

.


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả, số
liệu thu thập được trong luận văn là trung thực và chưa từng được cơng bố trong
bất kỳ một cơng trình nghiên cứu nào khác.


Tác giả

Phan Thị Mai Hương

.


MỤC LỤC

CHƢƠNG

Đề mục

Số trang

Đặt vấn đề

1

2

Câu hỏi nghiên cứu

1

Mục tiêu nghiên cứu

3

1.Mục tiêu tổng quát


3

2. Mục tiêu chuyên biệt

3

Sơ đồ biến số

5

Tổng quan
1.1 Một số khái niệm

6

1.2 Tổng quan về trầm cảm

7

1.2.1 Dịch tể học bệnh trầm cảm

7

1.2.2 Tình hình trầm cảm ở trẻ em

9

1.2.3 Nguyên nhân trầm cảm


10

1.3 Những thang đo chẩn đoán trầm cảm

14

1.4 Một số đề tài trầm cảm hiện nay

19

1.5 Tổng quan về thành phố Tân An – Long An

26

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
2.1 Thiết kế nghiên cứu

28

2.2 Đối tượng nghiên cứu

28

2. 3 Cở mẫu

28

2. 4 Kỹ thuật chọn mẫu

39


2.5 Kiểm soát sai lệch

30

2.6 Phương pháp thu thập dữ kiện

31

2.7 Xử lý và phân tích dự kiện

38

2.8 Vấn đề y đức

39

.


40
3.1 Đặc điểm mẫu

40

3.2 Tỷ lệ trầm cảm theo thang đo CES_D

45

3.3 Các yếu tố liên quan đến trầm cảm


48

3.4 Phân tích hồi qui đa biến hiệu chỉnh các yếu tố

56

liên quan đến trầm cảm

4

Bàn luận

58

1. Đặc điểm chung của mẫu

58

2. Tỷ lệ trầm cảm theo thang đo CES_D

59

3. Yếu tố dân số xã hội với trầm cảm

60

4. Yếu tố gia đình với trầm cảm

61


5. Yếu tố áp lực học tập với trầm cảm

62

6. Yếu tố cá nhân với trầm cảm

63

Điểm mạnh – hạn chế của đề tài

66

Kết luận

67

Kiến nghị

68

Tài liệu tham khảo
Phụ lục:
- Bảng câu hỏi tự điền

.


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Độ tin cậy của thang đo CES-D ...................................................... 37

Bảng 3.2: Mô tả đặc điểm dân số xã hội của đối tượng nghiên cứu................ 40
Bảng 3.3: Mơ tả yếu tố gia đình của đối tượng nghiên cứu ............................ 41
Bảng 3.4: Mô tả yếu tố học tập của đối tượng nghiên cứu .............................. 43
Bảng 3.5: Mô tả yếu tố cá nhân của đối tượng nghiên cứu ............................. 44
Bảng 3.6: Tỷ lệ trầm cảm theo thang đo CES-D ............................................. 45
Bảng 3.7: Tần số theo các mức độ của thang đo trầm cảm CES-D ................. 46
Bảng 3.8: Tỷ lệ có dấu hiệu/ hành vi theo thang đo trầm cảm CES-D............ 47
Bảng 3.9: Yếu tố dân số xã hội với trầm cảm.................................................. 48
Bảng 3.10: Yếu tố gia đình với trầm cảm ........................................................ 50
Bảng 3.11: Yếu tố học tập với trầm cảm ......................................................... 52
Bảng 3.12: Yếu tố cá nhân với trầm cảm......................................................... 54
Bảng 3.13: Các mối liên quan đến trầm cảm (phân tích hồi qui đa biến) ....... 56

.


VIẾT TẰT
- WHO

: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới).

- DSM IV

: Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorder IV (Cẩm

nang chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần
Mỹ).
- ICD 10

: International Statistical Classification of Diseases and Related


Health Problems (Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10).
- SAVY

: Survey Assessment of Vietnamese Youth (Điều tra quốc gia về

vị thành niên và thanh niên Việt Nam)
(Thang Đánh giá trầm cảm Beck)

- BDI

: Beck Depression Inventory

- CES-D

: The Centre for Epidemiological Studies- Depression Scale

(Thang đánh giá trầm cảm).
- VTN&TN : Vị thành niên và thanh niên.
- HS

: Học sinh

- ĐH

: Đại học

- CĐ

: Cao đẳng


- THPT

: Trung học phổ thông

BCHTĐ

: Bảng câu hỏi tự điền

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Những năm gần đây, xã hội chúng ta quan tâm, lo ngại nhiều đến các
vấn đề liên quan đến sức khỏe tinh thần học sinh như: stress, lo âu, ám ảnh,
trầm cảm, hiện tượng tự sát cá nhân và tập thể của học sinh, vấn đề “hysteria
tập thể” trong trường học, các biểu hiện suy nhược và rối loạn dạng cơ thể học
sinh… Ở nhà trường, chương trình học quá tải, nặng về nhồi nhét kiến thức,
một số giáo viên không gương mẫu, thiếu công bằng, thiếu cảm thơng và nâng
đỡ tâm lý cũng khiến học sinh chóng mệt mỏi, mất hứng thú học tập dẫn đến
chán học, bỏ trường lớp.
Học sinh ngày nay tuy được hưởng điều kiện vật chất tốt hơn nhưng lại
phải chịu sức ép lớn hơn từ chuyện học hành, thi cử, bị cô giáo, cha mẹ la
mắng, bắt học hành quá sức, đôi khi bị phân biệt đối xử, thậm chí định kiến bất
bình đẳng về giới cũng ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần. Đặc biệt có em bị
vu khống, lạm dụng tình dục khiến trẻ bị rối loạn về tâm lý. Những báo động
về lo âu căng thẳng thần kinh, khủng hoảng tâm lý, trầm cảm,những vấn đề về
sức khỏe tinh thần ở học sinh đang có xu hướng tăng mạnh gây lo ngại và thực

sự trở thành vấn đề bức xúc của xã hội, là chủ đề bàn luận trong một vài cuộc
hội thảo ở Việt Nam.
Rối loạn trầm cảm (depression disorder) là một rối loạn về cảm xúc, có
đặc điểm chung là bệnh nhân thấy buồn chán, mất sự hứng thú, cảm thấy tội
lỗi hoặc giảm giá trị bản thân, khó ngủ hoặc sự ngon miệng, khả năng làm việc
kém và khó tập trung. Trầm cảm có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát và làm
giảm khả năng của cá nhân trong thích ứng với cuộc sống, trong trường hợp
nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn tới tự sát. Hầu hết các ca bệnh trầm cảm có thể
điều trị bằng thuốc hoặc liệu pháp tâm lý [17], [19].Trong cơ cấu bệnh lý tâm

.


2

thần, rối loạn trầm cảm là bệnh lý đứng thứ 2 về tính thường gặp tại các trung
tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần [12].
Hàng năm khoảng 5% dân số thế giới rơi vào tình trạng trầm cảm. Theo
nhiều nghiên cứu khác nhau cho kết quả, nguy cơ mắc rối loạn trầm cảm trong
suốt cuộc đời của nam giới là 15% và nữ là 24% [23], tần suất mắc bệnh cao ở
dân số đang tuổi lao động. Hội chứng trầm cảm cũng góp phần lớn trong các
bệnh khơng gây tử vong, chiếm gần 12% của tổng số năm sống của con người
với khuyết tật. Trầm cảm gây ra nhiều tổn hại cho cá nhân, gia đình và xã hội
và thường là bạn đồng hành của lạm dụng rượu và ma tuý. Theo Tổ chức y tế
thế giới, trầm cảm là một vấn đề sức khỏe cộng đồng quan trọng đứng thứ 7
trong 10 vấn đề sức khỏe toàn cầu do cả hai lý do: tỷ lệ mắc tương đối cao
trong cuộc đời và hậu quả khuyết tật nặng nề mà nó gây ra. Dự báo trầm cảm
sẽ trở thành một trong những nguyên nhân chủ yếu gây chết người và làm mất
khả năng duy trì cuộc sống bình thường vào năm 2020 [30]. Do tính phổ biến
và hậu quả nghiêm trọng của nó, trầm cảm đã trở thành một vấn đề lớn đối với

sức khỏe cộng đồng. Ở Việt Nam, dịch tễ trầm cảm đã được nhiều tác giả
nghiên cứu như Trần Viết Nghị, Trần Văn Cường, Nguyễn Văn Siêm, Trần
Hữu Bình, Nguyễn Văn Tuấn, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Kim Hạnh,
tuy nhiên cho đến nay các nghiên cứu mới triển khai ở các tỉnh đồng bằng và
thành phố lớn [1], [2], [4], [5], [10], [14]. Theo nghiên cứu của Trung tâm
truyền thông giáo dục sức khỏe Thành Phố Hồ Chí Minh về tỷ lệ rối loạn trầm
cảm học sinh trung học phổ thơng tại thành phố hồ chí minh thì tỷ lệ rối loạn
trầm cảm ở học sinh là 21% (trong đó 27% ở nữ và 12% ở nam).
Nếu cha mẹ, thầy cô không quan tâm đến những thay đổi của các em thì
sẽ dễ đi đến những biểu hiện, thái độ cực đoan và những điều đáng tiếc cũng
có thể xảy ra. Tại thành phố Tân An chưa có số liệu thống kê cụ thể về vấn đề
trầm cảm của học sinh cũng như những nghiên cứu trầm cảm học đường nên

.


3

chúng tôi mong muốn làm đề tài này nhằm cập nhật thêm thông tin và kiến
thức về vấn đề trầm cảm, đặc biệt là ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng để
có cái nhìn chính xác hơn về các vấn đề trầm cảm. Đó cũng là cơ sở để các phụ
huynh, thầy cơ có thể đưa ra các biện pháp phòng chống các vấn đề trầm cảm
một cách có hiệu quả hơn cũng như có kế hoạch chăm sóc con em, học sinh
phù hợp hơn.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Tỷ lệ rối loạn trầm cảm qua sàng lọc bằng thang đo CES-D của học sinh
trung học phổ thông tại thành phố Tân An, Long An năm 2015 là bao nhiêu?
Có mối liên quan giữa tỷ lệ rối loạn trầm cảm với các yếu tố: dân số
(tuổi, giới, dân tộc, tôn giáo), tình trạng gia đình, lĩnh vực học tập, vấn đề liên

quan đến bản thân hay không?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát:
Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm qua sàng lọc bằng thang đo CES-D và
các yếu tố liên quan ở học sinh trung học phổ thông tại thành phố Tân An, tỉnh
Long An năm 2015.
2. Mục tiêu chuyên biệt:

.


4

- Xác định tỷ lệ rối loạn trầm cảm qua sàng lọc bằng thang đo CES-D ở
học sinh trung học phổ thông tại thành phố Tân An, tỉnh Long An năm 2015
- Xác định mối liên quan giữa tỷ lệ rối loạn trầm cảm với các yếu tố: dân
số (tuổi, giới, dân tộc, tơn giáo), tình trạng gia đình, lĩnh vực học tập, vấn đề
liên quan đến bản thân.

.


5

SƠ ĐỒ BIẾN SỐ

Yếu tố học tập:
- Khả năng học tập
- Yếu tố thúc đẩy

học tập
- Dự định tương lai

Dân số học:
- Tuổi
- Giới
- Dân tộc
- Khối lớp học

Rối loạn
trầm cảm

Yếu tố liên quan đến bản thân:
- Hút thuốc
- Uống rượu
- Tự ti về bản thân
- Tình trạng sức khỏe
hiện tại

Tình trạng gia đình:
- Đang sống với ai
- Tình trang gia đình
- Nghề nghiệp của cha
mẹ
- Quyết định chuyện
trong gia đình

.



6

CHƢƠNG 1:TỔNG QUAN Y VĂN

1.1.Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm về trẻ em:
Theo công ước về quyền trẻ em của liên hiệp quốc “ trẻ em có nghĩa là
mọi người dưới 18 tuổi, trừ khi theo luật có thể áp dụng cho trẻ em, tuổi
trưởng thành có thể quy định sớm hơn”. Tại Việt Nam luật pháp quy định tuổi
trưởng thành là 18 nên cũng phù hợp với quy định của quốc tế [38].
1.1.2 Khái niệm về sức khỏe
Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO-1946) định nghĩa sức khỏe là trạng thái
hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không phải chỉ đơn
thuần là khơng có bệnh, thương tật [39].
1.1.3 Khái niệm về sức khỏe tâm thần
Theo từ điển tâm lý học, sức khỏe tâm thần “là một trạng thái thoải mái,
dễ chịu về tinh thần, khơng có các biểu hiện rối loạn về tâm thần, một trạng
thái đảm bảo cho sự điều khiển hành vi, hoạt động phù hợp với môi trường”
[30].
1.1.4 Khái niệm về vấn đề sức khỏe tinh thần
Tổ chức y tế thế giới cho rằng các vấn đề sức khỏe tâm thần bao gồm rất
nhiều các vấn đề khác nhau từ nhẹ đến nặng với nhiều triệu chứng phong phú.
Tuy nhiên một cách khái quát triệu chứng này là sự kết hợp của những suy
nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc và mối quan hệ với người khác lệch lạc ví dụ
như lo âu, trầm cảm, stress đến chậm phát triển và những rối loạn liên quan
đến việc lạm dụng chất gây nghiện [12]. Rối loạn tâm thần là thuật ngữ dùng

.



7

để chỉ những suy nghĩ, cảm xúc, hành vi lệch lạc ở mỗi cá nhân và những biểu
hiện này ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống hiện tại của các nhân đó. Một
người có thể có vấn đề sức khoẻ tâm thần nhưng chưa chắc đã bị rối loạn tâm
thần nếu như vấn đề đó khơng ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình, cơng việc,
xã hội..) của họ.
1.2.Tổng quan về trầm cảm
1.2.1. Dịch tể học bệnh trầm cảm:
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến biểu hiện qua các triệu
chứng như: tâm trạng u uất, mất đi sự thích thú hoặc niềm vui, năng lượng hoạt
động giảm sút, cảm thấy tội lỗi hoặc tự ti về bản thân, giấc ngủ hoặc khẩu vị bị
xáo trộn, và khả năng tập trung kém. Ngoài ra, trầm cảm thường xuất hiện
cùng với các triệu chứng lo âu. Các vấn đề trên có thể trở thành mãn tính hoặc
tái phát thường xun và dẫn tới mất khả năng duy trì các thói quen sinh hoạt
và làm việc hằng ngày. Trong tình huống xấu nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự
tử. Gần 1 triệu sinh mạng mất đi hằng năm do tự tử, nghĩa là trung bình có
3000 người tự tử mỗi ngày. Cứ một người tự tử thành cơng thì có hơn 20
người khác đang cố gắng kết thúc cuộc sống của mình. Cứ 10 người thì có 1
người mắc phải trầm cảm và gần như cứ 5 người mắc trầm cảm thì 1 trong số
đó mắc phải rối loạn này trong suốt đời của họ (tỉ lệ lưu hành trong 1 năm là
10% và tỉ lệ lưu hành suốt đời là 17%) (Kessler và cộng sự, 1994). Tới năm
2020, trầm cảm sẽ đứng thứ 2 trong danh sách nguyên nhân gây ra bệnh tật
(WHO, 2801). [7] Khoảng 18.800.000 người Mỹ trưởng thành, chiếm khoảng
9,5% độ tuổi dân số Hoa Kỳ từ 18 tuổi trở lên, bị rối loạn trầm cảm trong một
năm, trong đó tỷ lệ gặp ở phụ nữ cao gấp gần 2 lần nam giới (12% so với
6,6%)[3].

.



8

Có rất nhiều biến thể của chứng trầm cảm mà một người có thể mắc
phải, nhưng nhìn chung, có thể phân loại dựa trên tiền sử bệnh đã trải qua hay
chưa trải qua các giai đoạn vui buồn thất thường (manic episode). Một giai
đoạn trầm cảm bao gồm các triệu chứng như tâm trạng u uất, mất hứng thú và
niềm vui thích, thường xuyên cảm thấy mệt mỏi. Tùy trên số lượng và mức
độnghiêm trọng của các triệu chứng, một giai đoạn trầm cảm có thể được phân
loại là nhẹ, trung bình hoặc nghiêm trọng. Một cá nhân mắc phải trầm cảm nhẹ
sẽ gặp một số khó khăn trong việc duy trì thói quen hằng ngày và một số vấn
đề trong giao tiếp xã hội, nhưng sẽ khơng mất hồn tồn khả năng làm việc.
Mặt khác, với tình trạng trầm cảm nghiêm trọng, người bệnh gần như sẽ khó
có thể tiếp tục các hoạt động xã hội, công việc, hoặc các hoạt động sinh hoạt
trong gia đình, ngoại trừ một thiểu số ngoại lệ nào đó. Rối loạn cảm xúc lưỡng
cực (bipolar affective disorder) bao gồm các biểu hiện của cả tình trạng hưng
phấn lẫn tình trạng trầm cảm u uất xen giữa các giai đoạn tâm trạng và tâm
thần bình thường. Các giai đoạn hưng phấn biểu hiện ở tâm trạng hưng phấn
tột độ và năng lượng tràn đầy, khiến người bệnh hoạt động một cách thái quá,
nói rất nhiều và giảm nhu cầu về giấc ngủ.
Hiện nay, đối tượng mắc phải trầm cảm đa dạng một cách đáng kể trong
khắp dân số thế giới. Tỷ lệ mắc phải trầm cảm suốt đời xấp xỉ 3% ở Nhật cho
đến 16% ở Mỹ, cịn với hầu hết các nước thì dao động trong khoảng 8%-12%.
[7] Việc thiếu các tiêu chuẩn chẩn đốn gây khó khăn cho việc so sánh tỷ lệ
mắc phải trầm cảm ở giữa các quốc gia khác nhau. Ngồi ra các yếu tố khác
biệt về văn hóa, khác biệt về rủi ro cũng ảnh hưởng tới sự biểu hiện ra bên
ngoài của rối loạn này. Chúng ta biết rằng các triệu chứng trầm cảm có thể
được xác định cụ thể trong tất cả các nền văn hóa. Trên thế giới, có nhiều yếu
tố rủi ro cụ thể khiến cho một số người dễ mắc phải trầm cảm hơn những
người khác. Trầm cảm xuất hiện ở phụ nữ nhiều gấp 2 đến 3 lần so với đàn


.


9

ông, mặc dù một số nghiên cứu, đặc biệt là những nghiên cứu ở Châu Phi thì
khơng thể hiện điều này [17]
1.2.2.Tình hình trầm cảm ở trẻ em:
Việc chẩn đốn trầm cảm ở trẻ em có nhiều điểm khác biệt so với người
lớn. Rối loạn trầm cảm là một trạng thái rối loạn cảm xúc có những đặc điểm
sau: Một nỗi buồn sinh thể (đau khổ tâm thần vô biên); Ức chế tư duy và hoạt
động (chậm chạp, mất ý chí); Rối loạn giấc ngủ và các chức năng sinh học.
Hội chứng trầm cảm được đặc trưng bằng 5 chỉ số là: Giảm khí sắc – Sự
đánh giá âm tính và thái độ bi quan đối với tương lai – Biểu hiện tính thụ động
và giảm hoạt tính – Mất hứng thú và xu hướng tự hủy hoại – Những rối loạn
thần kinh thực vật và một số biểu hiện sinh học ( sút cân, giảm dục năng.. ).
Trong bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 - ICD 10, rối loạn trầm cảm
được xác định là giai đoạn của rối loạn khí sắc. Trong giai đoạn trầm cảm,
bệnh nhân thường có 3 triệu chứng chủ yếu: Khí sắc trầm – Mất mọi quan tâm,
thích thú – Giảm năng lượng dẫn đến sự tăng mệt mỏi và giảm hoạt động.
Những triệu chứng phổ biến khác:
- Giảm sự tập trung và sự chú ý;
- Giảm sút tính tự trọng và lịng tự tin;
- Có những mặc cảm tội lỗi và khơng xứng đáng;
- Nhìn vào tương lai ảm đạm và bi quan;
- Có ý tưởng và hành vi tự hủy hoại hoặc tự sát;
- Rối loạn giấc ngủ, lúc nào cũng thấy mệt mỏi (dù ngủ đầy đủ cũng
vậy);
- Ăn mất ngon;

- Ngày càng xa lánh bạn bè, tránh cả những người thân thiết nhất;
- Chẳng buồn quan tâm đến chuyện ăn mặc, trang điểm của mình;
- Biếng học, học sa sút nhiều;

.


10

- Nhức đầu thường xuyên, mất ngủ, đau bụng,.mà không có ngun
nhân thực thể nào ( thí dụ khơng do cảm cúm, viêm xoang, đau bao tử ,);
- Thấy vô vọng, ngày này qua ngày khác,.Khơng có gì thay đổi, khơng
có niềm tin ở tương lai;
- Từ chối tham gia bất cứ hoạt động nào mà người khác gợi ý;
- Thường xuyên ước muốn mình là người khác
- Rối loạn dinh dưỡng, xuống cân hoặc lên cân đột ngột;
- Dễ nổi giận vì những chuyện lặt vặt khơng đâu;
- Khơng quyết định được bất cứ điều gì, lúc nào cũng do dự.
1.2.3.Nguyên nhân trầm cảm:
Giả thuyết thứ nhất: Trầm cảm do nguyên nhân tâm lý – xã hội gây ra.
Từ một stress hay một sự nhận thức sai lệch về sự vật, hiện tượng cũng như
những người có nét tính cách thụ động, lệ thuộc, chịu nhiều áp lực trong cuộc
sống, sẽ đẩy chủ thể đến rối loạn nội tiết tố, mất sự quan tâm, hứng thú, giảm
năng lượng hoạt động, cơ thể mệt mỏi.. từ đó đẩy chủ thể đến trầm cảm.
Giả thuyết thứ hai: Hệ sinh hóa thay đổi do thiếu sự cân bằng các chất
hóa học, ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thần kinh trực tiếp là xi náp, trương
lực cơ giảm, chủ thể mất năng lực hoạt động,. Khi đó chủ thể rơi vào trạng thái
trầm cảm, làm cho những đáp ứng thích nghi xã hội giảm, rối loạn đời sống
tâm lý.
Giả thuyết thứ ba: Trầm cảm gắn liền với rối loạn nhân cách, rối loạn lo

âu, những đáp ứng thích nghi xã hội của cá nhân kém. Khi chủ thể có kỹ năng
xã hội nghèo nàn, không đáp ứng đủ các chuẩn mực xã hội, từ đó dẫn đến chủ
thể có tính cách hướng nội.Tất cả những điều trên làm cho chủ thể khởi phát
rối loạn trầm cảm.
Trong thực tế, có nhiều loại trầm cảm nhưng thường hướng vào hai loại
cơ bản: Trầm cảm phản ứng (trầm cảm tâm căn) và trầm cảm nội sinh, nguyên

.


11

phát. Ở tuổi mới lớn, loại phản ứng là chủ yếu. Một sự mất mát lớn trong đời,
thất tình, tình bạn tan vỡ, đi xa, thi rớt, bỏ học, không đạt kỳ vọng của bản thân
và gia đình, đều có thể dẫn đến trầm cảm. Có thể chỉ là một giai đoạn nhưng
đôi khi cũng kéo dài tùy theo ý chí và sự nỗ lực của bản thân.
Trong mọi trường hợp không nên coi thường trầm cảm ở trẻ em. Rượu
và các loại thuốc an thần cũng là nguyên nhân gây nên trầm cảm. Buồn chán
cấp tính vài tuần, vài tháng thì có thể chấp nhận được nhưng nếu kéo dài hơn
cần phải có trị liệu bởi bác sĩ chuyên môn và nhà trị liệu tâm lý. Trầm cảm
kinh niên là trầm cảm nặng, thường liên quan đến cảm giác mình bất lực,
khơng làm nên trị trống gì, thua sút bạn bè, người khác. Buồn chán thì ai cũng
có nhưng người trầm cảm thì cực đoan hơn, trầm trọng hơn, kéo dài hơn và có
những suy nghĩ, hành vi đáng lo ngại. Tự ghét bỏ mình, coi mình là có tội, thấy
mình, vơ vọng bó tay và ráng đè nén các cảm xúc này khơng cho mọi người,
từ đó dẫn đến khởi phát trầm cảm. Thà là cứ la hét, khóc lóc, chửi bới ầm ĩ lên,
thà là đấm vào bao cát, vào gối, thì cịn dễ chịu hơn và sau đó sẽ dịu xuống
hơn là phải chịu đựng những trạng thái này kéo dài. Trầm cảm có liên quan
đến nguy cơ tự sát. Nguy cơ này hiện diện suốt quá trình bệnh lý. Do vậy, các
em rất cần được giám sát chặt chẽ trong suốt qúa trình trị liệu. Việc gia đình,

bạn bè hay những người xung quanh có hiểu biết về các biểu hiện của trần cảm
rất quan trọng trong việc phát hiện sớm và có biện pháp ngăn ngừa các hậu quả
đáng tiếc.
Sự quan tâm của gia đình và cộng đồng xung quanh như bạn bè, thầy cơ
đến trẻ rất hữu ích giúp sớm phát hiện các biểu hiện trầm cảm mới khởi phát.
Quá trình hình thành cơn trầm cảm thông thường tiến triển âm ỉ, đôi khi đột
ngột; có thể sau một sang chấn tâm thần hoặc cơ thể (bệnh tật, thi rớt, bạn bè
xa lánh, tang tóc..) hoặc cũng có thể do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm
cảm.

.


12

Ở giai đoạn khởi phát sự xuất hiện thường từ từ với dấu hiệu đầu tiên là
mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi. Sau vài tuần, vài tháng xuất hiện cảm giác bị mất
khả năng làm việc, mất giá trị bản thân, do dự, khơng thiết gì tới cơng việc và
người thân. Người bệnh nghiền ngẫm lo âu về sức khỏe và tương lai, có thể
xuất hiện ý tưởng và hành vi tự sát.
Kế tiếp là giai đoạn toàn phát với các biểu hiện: nét mặt bất động, biểu
lộ sự đau khổ, dấu hiệu “Omega trầm cảm”. Đối tượng không quan tâm đến
hình thức bên ngồi của mình nữa.Đối tượng hầu như bất động, ngồi nguyên
một chỗ thậm chí trong nhiều giờ. Chẳng thiết trò chuyện với ai. Nặng hơn nữa
là khơng nói. Có thể có trạng thái lo âu kèm theo cơn kích động. Cần chú ý đến
loại trầm cảm che giấu: Đối tượng cố gắng che giấu các rối loạn (như tươi cười
giả tạo). Trường hợp này, nguy cơ tự sát cao, do những người chung quanh
mất cảnh giác, chủ quan khơng theo dõi.
Vấn đề chẩn đốn trầm cảm ở lứa tuổi thanh thiếu niên gặp nhiều khó
khăn vì nó khơng rõ ràng như người lớn. Hơn nữa, ngay từ bé, trẻ em có thể

trải nghiệm buồn rầu, có mặc cảm tội lỗi, bị ức chế vận động hay ức chế tâm
lý, thanh thiếu niên trầm cảm cũng xuất hiện các triệu chứng như khí sắc trầm,
mất sự hứng thú, dễ mệt mỏi, có vấn đề trong việc tập trung chú ý, có ý tưởng
tự sát, xuất hiện mặc cảm tội lỗi, thường mất ngủ hoặc trái lại ngủ rất nhiều,
mất cảm giác ngon miệng và sút cân. Trầm cảm ở thanh thiếu niên cũng có
tính chất tái diễn, thậm chí vẫn có những triệu chứng trầm cảm ở 4–8 năm sau
đó. Trầm cảm ở thanh thiếu niên cịn đi kèm với một số rối nhiễu tâm lý khác:
rối nhiễu lo âu, có triệu chứng lo âu, rối nhiễu ứng xử, rối nhiễu chú ý và rối
nhiễu ăn uống. Điều này nói lên tính phức tạp của việc chẩn đoán trầm cảm ở
thanh thiếu niên. Nhiều nghiên cứu trầm cảm ở thanh thiếu niên đã tập trung
vào gia đình và các mối quan hệ gia đình: Mối quan hệ không tốt của cha mẹ
chúng đối với chúng; sự thiếu quan tâm của các thành viên trong gia đình đối

.


13

với chúng; mâu thuẫn giữa cha mẹ trong gia đình; cha mẹ ly hơn, ít nhiều là
ngun nhân dẫn đến việc trầm cảm ở trẻ.
Trầm cảm thường xảy ra ở nữ giới nhiều gấp hai lần so với nam giới.
Tuy nhiên sự khác biệt về giới này không xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi tiền
thanh thiếu niên mà mãi đến giữa tuổi thanh thiếu niên thì sự khác biệt này về
giới mới có ý nghĩa. Ở lứa tuổi phổ thơng trung học, các em nữ thường có mức
độ trầm cảm cao hơn so với các em nam [21].
Trong vòng 50 năm trở lại đây rối loạn trầm cảm tăng lên một cách
nhanh chóng và đồng thời lứa tuổi khởi phát lại giảm xuống. Lời giải thích khả
dĩ cho hiện tượng này nằm ở những biến đổi xã hội đã xảy ra trong thời gian
qua. Thanh thiếu niên ngày nay nhiều trường hợp phải đối mặt với những
thách thức của cuộc sống thường thiếu những phương thức phòng vệ như các

mối quan hệ chặt chẽ trong đại gia đình, cộng đồng, những tập quán và giá trị
truyền thống,.vốn là những thành phần quan trọng của xã hội trong quá khứ.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng hơn 20% thiếu niên Mỹ có những
triệu chứng trầm cảm. Đồng thời có sự gia tăng đáng kể những biểu hiện trầm
cảm ở lứa tuổi 10–11, 14–15. Một nghiên cứu so sánh đối với tập hợp ngẫu
nhiên trẻ em (8 – 12 tuổi) và thiếu niên đã cho thấy, nhìn chung số lượng
những biểu hiện trầm cảm sẽ tăng lên cùng với độ tuổi và chúng thường gặp
hơn ở thiếu niên so với trẻ em hay trong giai đoạn trước tuổi dậy thì. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng, sự mệt mỏi, yếu thần kinh và tính nhạy cảm tăng cùng
với lứa tuổi, trong khi tiếng khóc là phản ứng đặc trưng hơn đối với trẻ em bé.
Chỉ một số ít trong số những trẻ em được nghiên cứu có thể liệt vào số những
người với triệu chứng trầm cảm được biểu hiện.[11]
Hiện nay, ở phương Tây có 5 xu hướng nghiên cứu các rối loạn trầm
cảm ở trẻ em. Xu hướng thứ nhất được dựa trên học thuyết phân tâm về sự
phát triển nhân cách và phủ nhận sự tồn tại của hội chứng lâm sàng điển hình

.


14

của những rối loạn tâm trạng liên quan đến việc chưa trưởng thành của cái “
siêu thức ” ở thiếu niên. Xu hướng thứ hai, hiểu trầm cảm ở thiếu niên và trẻ
em như một hình thức lâm sàng của những rối loạn tâm lý nhưng khơng đồng
tình với kiến giải có tính chất lâm sàng của những đặc tính quan trọng của nó.
Xu hướng thứ ba, có liên quan đến tên tuổi của U. Veinberg và những đồng
nghiệp của ông, những người đã mô tả hội chứng trầm cảm ở trẻ em như sự
phối hợp của một số triệu chứng trầm cảm ở người lớn, trong tổ hợp với những
triệu chứng có tính chất đặc thù, đặc trưng của đứa trẻ trong tiến trình phát
triển của nó. Xu hướng thứ tư có ảnh hưởng hơn cả, đã thừa nhận sự giống

nhau cơ bản của rối loạn trầm cảm trẻ em và người lớn. Quan điểm này đã
buộc những nhà nghiên cứu, khi xác định những rối loạn trầm cảm trong suốt
cả cuộc đời của một cá thể, sử dụng bộ tiêu chuẩn thông thường, kiểu DSMIII-R. Xu hướng thứ năm, quan điểm thường đồng nhất với tâm bệnh học phát
triển, những đặc tính lứa tuổi của triệu chứng học trầm cảm đã được xem xét
và những dấu hiệu biểu hiện quan trọng của nó trong q trình phát triển đã
được xác định.[13]
1.3.Những thang đo chẩn đoán trầm cảm:
Để phát hiện những rối loạn trầm cảm ở trẻ em và thiếu niên, phần lớn
các nhà nghiên cứu Mỹ thường sử dụng sự mô tả những rối loạn trầm cảm
được giới thiệu trong bảng hướng dẫn “ Hệ thống các tiêu chuẩn chẩn đoán ”.
Ở Tây Âu người ta sử dụng bảng phân loại bệnh quốc tế lần thứ 10 (ICD–10 )
và những phương pháp được dựa trên những bảng tự đánh giá của người bệnh
như trắc nghiệm về trầm cảm dành cho trẻ em và thang trầm cảm tự đánh giá.
Chính những trắc nghiệm này đã được chấp nhận vì độ tin cậy và hiệu suất cao
để phát hiện mức độ của triệu chứng trầm cảm nói chung ở trẻ. Ở Mỹ, việc
phát hiện trầm cảm thường dựa vào trắc nghiệm trầm cảm của A. Beck (BDI)
và thang đo trầm cảm trẻ em. Nhìn chung qua nghiên cứu số lượng những biểu

.


15

hiện trầm cảm sẽ tăng lên cùng với độ tuổi và chúng thường gặp hơn ở thiếu
niên so với ở trẻ em hay trong giai đoạn trước tuổi dậy thì.
Đa số điều trị trầm cảm có thể điều trị ngoại trú, trừ những trường hợp
đối tượng có hành vi hay ý tưởng tự sát hoặc không chịu ăn uống hoặc lâm vào
trạng thái sững sờ; có hậu quả ảnh hưởng thể chất nặng cần điều trị tích cực
hay khi cần cách ly đối tượng khỏi môi trường gây bệnh (gia đình có xung đột
tâm lý nghiêm trọng hay kéo dài). Ngoài những chỉ định dùng thuốc, vấn đề

tâm lý trị liệu đối với rối loạn trầm cảm rất quan trọng. Theo định nghĩa của
Strotzka, trị liệu tâm lý được hiểu là một q trình kế hoạch hóa nhằm mục
đích tác động đến những rối nhiễu tâm trí, những trạng thái đau đớn tâm thần,
đòi hỏi một phương pháp trị liệu dưới góc độ tâm lý. Trị liệu tâm lý nhằm thay
đổi xúc cảm, cảm giác, hành vi những yếu tố làm phát sinh và duy trì trạng thái
tâm lý bất ổn của cá nhân. Đó là q trình tương tác giữa nhà trị liệu tâm lý và
đối tượng. Các liệu pháp tâm lý bao giờ cũng liên quan tới việc sử dụng một hệ
thống những biện pháp, những kỹ thuật tác động, điều chỉnh tác động theo
hướng động thái tâm lý, để đạt được những hiệu quả nào đó lên một chứng
bệnh hoặc một rối nhiễu tâm lý. Thông qua liệu pháp trong điều trị rối loạn
trầm cảm mà làm thay đổi thái độ của chủ thể đối với bản thân, với người
khác, thay đổi nhận thức ; giúp họ có khả năng tự tin vào bản thân, loại bỏ mặc
cảm tự ti; làm thay đổi cảm xúc, tạo lập hành vi thích ứng với nhóm, mơi
trường sống của chủ thể. Điều trị trầm cảm cho trẻ em đặc biệt rất cần sự phối
hợp từ phía xã hội, gia đình, nhà trường mới có thể thành cơng. Thường
thường những vấn đề gia đình là nguồn gốc trực tiếp đối với trầm cảm của trẻ
em do vậy mà việc lôi kéo các thành viên trong gia đình đến với việc tác động
tâm lý là việc làm khôn khéo và hiệu quả. Trong quá trình trị liệu tâm lý người
ta nghiên cứu những mối quan hệ tương tác của các thành viên trong gia đình,
thúc đẩy làm nẩy sinh trầm cảm và tiêu điểm được chuyển từ cá thể đang bị

.


16

trầm cảm lên gia đình nói chung. Để đạt hiệu quả cao hơn thường người ta kết
hợp liệu pháp tâm lý gia đình với liệu pháp tâm lý cá nhân. [11]
Một số biểu hiện của người trầm cảm cũng có thể có ở người bình
thường. Vì thế có thể nhiều người còn nhầm lẫn giữa trạng thái cảm xúc buồn

bã, chán nản mang tính nhất thời của người bình thường với trạng thái trầm
cảm mang tính bệnh lý.Người ta thường dùng các công cụ khác nhau để đánh
giá mức độ trầm cảm của bệnh nhân. Phổ biến nhất là dùng các tiêu chuẩn
DSM – IV và ICD-10 để chẩn đoán trầm cảm. Ngoài ra một số các trắc nghiệm
tâm lý như BDI (Beck Depression Inventory) cũng được sử dụng [17].
Tiêu chuẩn DSM – IV: DSM-IV là công cụ Hướng dẫn chẩn đoán và
thống kê bệnh của Hội tâm thần học Hoa kỳ (Diagnostic and Statistical Manual
of Mental Disorder) chỉnh lý lần thứ 4. Theo tiêu chuẩn này, thì trong vịng hai
tuần, hầu như mỗi ngày đều quan sát thấy ở người bệnh tính khí sầu muộn
và/hoặc từ chối những nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu
chứng sau thì có thể coi người đó đã mắc bệnh trầm cảm: Giảm hoặc lên cân,
giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng. Mất ngủ hoặc ngủ triền miên. Kích động
hoặc trở nên chậm chạp. Mệt mỏi hoặc mất sức. Cảm giác vô dụng, vô giá trị
hoặc tội lỗi khơng thích đáng. Giảm khả năng tập trung, do dự. Hay nghĩ đến
cái chết, có ý định hoặc hành vi hoặc kế hoạch tự sát.
ICD cung cấp mã hóa các bệnh thành những mã ngắn gọn, và các dấu
hiệu bệnh làm chuẩn cho công tác nghiên cứu và thực hành. ICD-10 là phiên
bản thứ 10 của ICD. Cịn F32 chính là mã của bệnh trầm cảm. Trong ICD-10
F32, các dấu hiệu của trầm cảm được gắn với các mức độ trầm cảm.Giai đoạn
trầm cảm nhẹ: người bị bệnh cảm thấy khơng được khỏe và tìm sự giúp đỡ của
bác sĩ, sinh hoạt bình thường. Trầm cảm mức trung bình: những yêu cầu trong
công việc và việc nhà không thể đảm nhiệm nổi. Trầm cảm nặng: bệnh nhân

.


17

cần được điều trị. Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.
Những giai đoạn trầm cảm khác.

Trong lĩnh vực lâm sàng tâm thần học trên thế giới, các trắc nghiệm tâm
lý được sử dụng để đánh giá nhóm các triệu chứng về cảm xúc như thang đánh
giá trầm cảm Beck (Beck Depression Inventory) năm 1961, thang đánh giá
trầm cảm của Hamilton (HDRS – Hamilton Depression Rating Scale), do
M.Hamilton giới thiệu 1960. Thang đánh giá lo âu Zung (Zung Self-rated
Anxiety Scale) năm 1971, Thang đánh giá lo âu – trầm cảm – stress DASS
(Depression-Anxiety-Stress Scale) năm 1995; Thang GDS được xây dựng để
nhận diện các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân là người già (Brink TL.,
1982; Yesavage JA., 1983). Thang đo trí tuệ Weschler dành cho người lớn
(Weschler Adult Intelligence Scale – WAIS) năm 1955, Trắc nghiệm trí nhớ
Weschler (Weschler Memory Scale) năm 1945, Trắc nghiệm khn hình tiếp
diễn Raven năm 1936; và đánh giá về nhân cách như Thang đánh giá đa diện
nhân cách Minnesota – MMPI (Minnesota Multiphasic Personality Inventory)
năm 1943, Bảng Nghiệm kê nhân cách Eysenck (Eysenck Personality
Inventory – EPI) năm 1947. Ở Việt Nam, việc sử dụng các trắc nghiệm tâm lý
vào những mục đích thực tiễn cịn khá mới mẻ, nhưng bước đầu cũng đã được
áp dụng trong ngành y tế với mục đích hỗ trợ chẩn đốn bệnh đặc biệt trong
chun khoa tâm thần. Những kết quả thu nhận được đã góp phần hỗ trợ chẩn
đốn lâm sàng các rối loạn trầm cảm và đánh giá tiến triển trong điều trị, giúp
cho các thầy thuốc chun khoa có thêm thơng tin để kết luận bệnh, trạng thái
bệnh và từ đó chọn lựa các giải pháp điều trị phù hợp. Nhìn chung, chúng ta
mới đang ở giai đoạn sử dụng và thích nghi hố các trắc nghiệm nước ngồi,
việc nghiên cứu lí luận và xây dựng các trắc nghiệm riêng thuần túy của nước
ta mới đang ở mức độ manh nha.

.


18


Trong các khảo sát cộng đồng, các nghiệm pháp phát hiện trầm cảm
thường sử dụng bảng trắc nghiệm tự trả lời chủ yếu để phát hiện bệnh. Thường
dùng nhất hiện tại là thang đo đánh giá trầm cảm: BDI và DASS.BDI (Beck
Depression Inventory) là bảng kiểm đo trầm cảm của Aaron T. Beck. Bảng
kiểm gồm 21 mệnh đề với nội dung là các biểu hiện, triệu chứng đặc thù của
tình trạng trầm cảm. Với thiết kế đa phương án lựa chọn cho nghiệm thể, bảng
kiểm có thể đo mức độ trầm cảm ở trẻ vị thành niên và người lớn. Còn DASS
(Depression Anxiety Stress scale) là thang đo 3 trạng thái cảm xúc âm tính liên
quan đến nhau: trầm cảm, lo âu và căng thẳng. Trong thang đo trầm cảm BDI,
Beck mô tả các triệu chứng về sự ức chế toàn diện các mặt hoạt động tâm thần:
cảm xúc, tư duy, hoạt động, v.v. gồm các mục từ 1 đến 15. Các mục này phản
ánh những nhận xét tiêu cực về bản thân, về thế giới bên ngoài và về tương lai.
Các mục từ 16 đến 21 có liên quan tới các triệu chứng cơ thể: tình trạng ức
chế, chậm chạp, mệt mỏi, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ.Như vậy, Beck đã
dựng lên một “Tình trạng” với các triệu chứng trầm cảm có được từ các bệnh
nhân. Cũng giống như thang đánh giá Hamilton, thang đánh giá trầm cảm của
Beck xuất phát trên cơ sở thực tế lâm sàng khi tiếp cận nghiên cứu bệnh nhân.
Những thang đánh giá này được coi là các bản câu hỏi tự đánh giá, bản phỏng
vấn hàm súc có ý nghĩa trong một thời lượng nhất định khi tiếp xúc với bệnh
nhân.Thang Beck là thang tự đánh giá. Đối tượng điền vào một bản câu hỏi,
bằng cách khoanh tròn những con số tương ứng với câu trả lời có sẵn do mình
tự lựa chọn. Đối tượng có thể khoanh trịn nhiều con số nếu có nhiều câu trả
lời có sẵn thích hợp với mình.Mỗi đề được cấu tạo nên bởi từ 4 đến 6 câu trả
lời tương ứng với từ 4 đến 6 mức cường độ triệu chứng nặng hơn dần: từ mức
0 đến mức 3.Tuy nhiên, các thang đánh giá trên chỉ đánh giá cường độ, mức độ
và sự nhận thức về trầm cảm ở những người bệnh có chẩn đốn rối loạn tâm
thần. Trong nghiên cứu này, tôi sử dụng thang đánh giá trầm cảm CES-D (The

.



19

Centre for Epidemiological Studies- Depression Scale), ra đời năm 1977. Ưu
điểm của thang đánh giá này là sử dụng được ở cộng đồng để phân biệt các
trường hợp trầm cảm cần có can thiệp tiếp. Thang đo này đã được đánh giá về
tính giá trị và độ tin cây đối với đối tượng vị thành niên ở Việt Nam.Các câu
hỏi trong thang đo ngắn gọn và dễ sử dụng. Thang đánh giá gồm 20 câu. Mỗi
câu hỏi được đánh giá ở các mức điểm 0, 1, 2, 3 theo các mức độ như sau: 0
điểm: Không bao giờ hoặc hiếm khi < 1 ngày; 1 điểm: Đôi khi hoặc từ 1-2
ngày; 2 điểm: Thỉnh thoảng, đơi khi hoặc trung bình từ 3-4 ngày; 3 điểm: Rất
hay xảy ra hoặc hầu hết thời gian trong hoặc hơn 7 ngày. CES-D được thiết kế
bao gồm các triệu chứng chính của bệnh trầm cảm được xác định với sự nhấn
mạnh vào các phần tình cảm : trầm cảm tâm trạng, cảm giác tội lỗi và vô dụng,
cảm giác bất lực và tuyệt vọng, chậm phát triển tâm thần, mất cảm giác ngon
miệng và rối loạn giấc ngủ. Hai mươi câu hỏi về cảm xúc thanh thiếu niên
hoặc hành vi liên quan đến triệu chứng trầm cảm. CES-D được sử dụng rộng
rãi trong nhiều nghiên cứu ở cộng đồng.Theo đánh giá chuẩn của quốc tế thì
điểm 16 là mốc (cut-off point) để phân loại giữa có và khơng có trầm cảm.
Theo một số nghiên cứu khác thì điểm mốc (cut-off point) là 22 điểm, với ≤ 22
điểm coi là khơng có trầm cảm và trên > 22 điểm có trầm cảm [26].
1.4. Một số đề tài nghiên cứu trầm cảm hiện nay:
Theo con số thống kê của nhiều nước, rối loạn trầm cảm chiếm tỷ lệ 34% dân số. Ở Australia, một số công trình nghiên cứu cho thấy trầm cảm
chiếm tới 20- 30% dân số, trong đó 3-4% là trầm cảm vừa và nặng. Ở Trung
Quốc, nghiên cứu tại các trung tâm chăm sóc sức khỏe ban đầu, tỷ lệ rối loạn
trầm cảm gặp 4,8- 8,6%. Ở Mỹ khoảng 5- 6%, ở nước ta khoảng 3- 6%. Nhìn
chung khoảng 15-40% người lớn trong cuộc đời mình đã có một thời kỳ trầm
cảm rõ rệt [32].

.



×