Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC SINH 9–10 TUỔI TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2003

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.6 KB, 6 trang )

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004

Nghiên cứu Y học

NHIỄM GIUN TRUYỀN QUA ĐẤT VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở HỌC
SINH 9–10 TUỔI TỈNH PHÚ YÊN NĂM 2003
Trần Duy Thuần*, Nguyễn Đỗ Nguyên**

TÓM TẮT
Đây là một nghiên cứu cắt ngang trên 785 học sinh 9-10 tuổi tại tỉnh Phú Yên vào năm 2003 để xác
đònh tỉ lệ nhiễm và cường độ nhiễm các loại giun truyền qua đất, và các yếu tố liên quan. Đối tượng nghiên
cứu được phỏng vấn, và xét nghiệm phân bằng kỹ thuật Kato-Katz. Kết quả cho thấy tỉ lệ nhiễm ít nhất 1
loại giun là 35,9%; trong đó chủ yếu nhiễm giun đũa (20,6%) và giun móc (20%), còn giun tóc chỉ chiếm
0,5%. Tỉ lệ nhiễm 2 loại giun là 5%, nhiễm cả 3 loại giun chiếm 0,1%. Đa số nhiễm giun đũa với cường độ
trung bình (53,7%) và nhẹ (44,4%), còn nhiễm giun móc chủ yếu là cường độ nhẹ (86%). Khả năng nhiễm
giun đũa tăng ở những trẻ để móng tay bẩn (ORđc 3,91 ; KTC 95% 1,16-13,1), và giảm ở trẻ có thói quen rửa
tay trước khi ăn (ORđc 0,26 ; KTC 95% 0,08-0,88). Đi chân đất thường xuyên làm tăng khả năng nhiễm giun
móc (ORđc 2,27 ; KTC 95% 1,14-4,53); thói quen để móng tay bẩn, uống nước lã có vai trò là yếu tố đánh
dấu nhóm trẻ có hành vi nguy cơ cao. Mức độ nhiễm giun cộng đồng được đánh giá thuộc nhóm III, biện
pháp phòng chống chính là quản lý, điều trò những ca có nhiễm giun, đồng thời tuyên truyền, giáo dục sức
khỏe nhằm làm thay đổi hành vi nguy cơ.

SUMMARY
SOIL-TRANSMITTED HELMINTHES INFECTION AND RELATED BEHAVIORAL
FACTORS AMONG SCHOOLCHILDREN AGED 9-10 YEARS IN PHUYEN PROVINCE IN 2003
Tran Duy Thuan, Nguyen Do Nguyen * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 8
* Supplement of No 1 * 2004: 14 – 19

A cross-sectional survey was conducted among 785 primary schoolchildren aged 9-10 years in Phuyen
province in 2003 to determine the prevalence of soil-transmitted helminthes infection, the intensity, and
related risk factors. Data were collected by interviewing and stool exam with Kato-Katz technique. The


general infection rate was 35.9%, of which 20.6% were due to ascaris, 20% to hookworm, and 0.5% to
trichiuris. Multiple infection rate with only 2 types of nematodes was found at 5%. Ascariasis was classified
as 53.7% moderate and 44.4% mild, while hookworm infection was prominently mild (86%). Ascaris
infection rate was found higher among schoolchildren having dirty fingernails (adjusted OR 3.91; 95% CI
1.16-13.1), but lower among the ones practicing hand washing before meals (adjusted OR 0.26; 95% CI
0.08-0.88). Children having the habit of bare feet were more likely to acquire hookworm infection (adjusted
OR 2.27; 95% CI 1.14-4.53). Dirty fingernails and drinking unboiled water were markers of high-risk groups
of hookworm infection. With a community infection rate ranked at level III, antihelminthic treatment and
health education for behavior changes were recommended.
cộng đồng quan trọng, đặc biệt ở các nước nghèo,
ĐẶT VẤN ĐỀ
đang phát triển trong vùng nhiệt đới và cận nhiệt
Nhiễm giun truyền qua đất ở người phổ biến
đới(7). Giun đũa (Ascaris lumbricoides) và giun tóc
khắp thế giới và được xem như vấn đề sức khoẻ
(Trichuris trichiura) gây nhiễm khi người nuốt
*

Trung tâm Y tế Dự phòng Tỉnh Phú Yên
** Bộ môn Dòch tễ, Khoa Y tế công cộng, ĐHYD TP. HCM

14

Chuyên đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004


phải trứng giun có ấu trùng. Ở Việt Nam, 95%
nhiễm giun móc là do N. americanus, gây nhiễm
khi ấu trùng xuyên qua da vào máu; còn 5% do A.
duodenale, ngoài đường lây truyền qua da còn có
thể gây nhiễm do nuốt phải ấu trùng hình chỉ(4,7).
Môi trường thổ nhưỡng, kinh tế xã hội, phong tục
tập quán ở nước ta thuận lợi cho các bệnh ký sinh
trùng lưu hành, đặc biệt là các loại giun truyền qua
đất. Ở khu vực ven biển miền Trung, tỉ lệ nhiễm
giun đũa là 7,18% đến 50,4%, giun tóc 22,3% đến
54,1%, và giun móc 1,24% đến 7,6%(6). Tổ chức Y
tế thế giới (TCYTTG, 1996) đã khuyến cáo các
chương trình phòng chống giun sán nên bắt đầu
bằng điều tra cơ bản, và dữ kiện từ những trẻ em
tuổi đến trường thường phản ánh chung tình hình
nhiễm bệnh của cả cộng đồng(7). Nghiên cứu này
được thực hiện nhằm xác đònh tỉ suất hiện nhiễm,
cường độ nhiễm các loại giun truyền qua đất ở học
sinh 9-10 tuổi tại tỉnh Phú Yên năm 2003, và mối
liên quan giữa nhiễm giun với các hành vi vệ sinh
cá nhân.

ĐỐI TƯNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Đây là một nghiên cứu cắt ngang được thực
hiện trong năm 2003, tại Phú Yên, một tỉnh nông
nghiệp ven biển miền Trung có đòa hình khá phức
tạp với các vùng đồng bằng đất phù sa xen kẽ vùng
ven biển đất cát, và vùng đồi núi, đất đỏ bazan. Điều
kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ở đây thuận lợi cho sự
phát triển của ký sinh trùng ruột. Để có 95% tin cậy

xác đònh được tỉ suất hiện nhiễm là 62,25%(6), với sai
số cho phép 5%, cỡ mẫu được ước lượng là 362 học
sinh. Để có 80% khả năng xác đònh được nguy cơ
nhiễm giun của một học sinh có hành vi vệ sinh cá
nhân không đúng là cao gấp 1,36 lần so với một học
sinh có hành vi vệ sinh cá nhân đúng(1), ở mức ý
nghóa 5%, cỡ mẫu được ước lượng là 390. Tất cả có
785 học sinh 9-10 tuổi, chưa uống thuốc xổ giun
trong vòng 2 tháng trở lại, đang theo học tại các
trường tiểu học tại 101 xã phường toàn tỉnh. Mẫu
được chọn bằng phương pháp phân tầng tỉ lệ với
dân số ở 3 vùng sinh thái.
Biến số phụ thuộc của nghiên cứu là nhiễm các
loại giun truyền qua đất (được mô tả qua tỉ lệ nhiễm

Chuyên đề Y Tế Công Cộng

ít nhất một loại giun, riêng từng loại, và đa nhiễm);
và cường độ nhiễm thể hiện qua số trứng trung
bình/1 gam phân, và tỉ lệ các mức cường độ nhiễm
(nhẹ, trung bình, nặng) (TCYTTG, 1987)(7). Những
biến số hành vi vệ sinh cá nhân gồm có đi chân đất,
sử dụng hố xí không hợp vệ sinh, để móng tay dài,
móng tay bẩn, thói quen ăn rau sống, ăn quà rong,
uống nước lã, rửa tay trước khi ăn, và sau khi đi cầu.
Các biến số kiểm soát là tuổi, giới, dân tộc, vùng
sinh thái cư trú của học sinh.
Các học sinh được phát một lọ để lấy phân, và
phỏng vấn trực tiếp với một bảng câu hỏi cấu trúc.
Mẫu phân được xét nghiệm tìm trứng giun với

phương pháp Kato-Katz. Dữ kiện được phân tích
bằng phần mềm STATA phiên bản 7. Những số
thống kê được tính gồm có tỉ lệ nhiễm chung và
riêng từng loại giun truyền qua đất, số trứng trung
bình/1 gam phân, và tỉ lệ các mức cường độ
nhiễm. Mối liên quan giữa các hành vi vệ sinh cá
nhân với nhiễm giun được xác đònh bằng phép
kiểm χ2; mức độ liên quan được ước lượng bằng tỉ
số chênh (OR) và khoảng tin cậy 95% (KTC 95%).
Phân tích phân tầng để đánh giá sự tương tác, gây
nhiễu của các biến số kiểm soát. Phân tích đa biến
sử dụng hồi qui logistic.

KẾT QUẢ
Bảng 1. Tỉ lệ nhiễm các loại giun truyền qua đất
Nhiễm GTQĐ
Giun đũa
Giun tóc
Giun móc
Nhiễm ít nhất 1 loại giun
Nhiễm giun đũa + giun tóc
Nhiễm giun đũa + giun móc
Nhiễm giun tóc + giun móc
Nhiễm 2 trong 3 loại giun
Nhiễm cả 3 loại giun

Tần số (%)
162 (20,6)
04 (0,5)
157 (20,0)

282 (35,9)
3 (0,4)
36 (4,6)
0 (0)
39 (5,0)
1 (0,1)

Tỉ lệ nhiễm ít nhất một loại giun là 35,9%, trong
đó chủ yếu nhiễm giun đũa (20,6%) và giun móc
(20%), nhiễm giun tóc chỉ chiếm 0,5% (Bảng 1). Tỉ
lệ đa nhiễm không cao (5,0%), chủ yếu là nhiễm
phối hợp giun đũa và giun móc (4,6%). Nhiễm cả ba
loại giun chỉ chiếm 0,1%. Số trứng giun đũa/gam
phân trung bình là 1.957, hầu hết nhiễm ở mức độ

15


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004
trung bình (53,7%) và nhẹ (44,4%). Đa số nhiễm
giun móc nhẹ (86%) với trung bình 202 trứng/
1gam phân. Cả 4 ca nhiễm giun tóc đều ở mức
cường độ nhẹ (Bảng 2).
Bảng 2. Cường độ nhiễm giun truyền qua đất
Loại
giun
Đũa
Tóc
Móc


Cường độ nhiễm
Nhẹ
n (%)
72
(44,4)
4
(100)
135
(86)

Trung bình
n (%)
87
(53,7)
0
(0)
13
(8,3)

Nặng
n (%)
3
(1,9)
0
(0)
9
(5,7)

Số trứng trung
bình/g phân

(biên độ)
1.957
(0-82.800)
1
(0-276)
202
(0-6.900)

Bảng 3. Mối liên quan giữa các hành vi vệ sinh cá
nhân với nhiễm giun đũa
Hành vi vệ sinh cá nhân
Để móng tay dài
Để móng tay bẩn
Ăn rau sống thường xuyên
Ăn quà rong thường xuyên
Uống nước lã thường xuyên
Rửa tay trước khi ăn
Rửa tay sau khi đi cầu

OR thô
(KTC 95%)
0,72
(0,48-1,07)
1,91
(1,25- 2,97)
1,34
(0,76 -2,36)
3,54
(2,10- 6,01)
1,80

(1,08 -3,09)
0,51
(0,32- 0,80)
0,61
(0,43- 0,88)

ORđc
(KTC 95%)
1,08
(0,36-3,26)
3,91*
(1,16-13,1)
1,68
(0,63-4,46)
0,61
(0,21-1,73)
3,41
(0,79-4,6)
0,26*
(0,08-0,88)
0,61
(0,22-1,69)

OR đc : OR điều chỉnh; * p<0,05

Phân tích đa biến cho thấy hành vi để móng
tay bẩn làm tăng khả năng nhiễm giun đũa lên gần
4 lần, thói quen rửa tay trước khi ăn giúp giảm 74%
nguy cơ nhiễm giun đũa (p<0,05) (Bảng 3). Trong
khi đó, các hành vi để móng tay dài, ăn rau sống,

ăn quà rong, uống nước lã và rửa tay sau khi đi cầu
không làm thay đổi có ý nghóa tỉ lệ nhiễm giun đũa
(p>0,05). Toàn mẫu nghiên cứu chỉ có 4 ca nhiễm
giun tóc (Bảng1), do đó không đủ số quan sát để
xác đònh mối liên quan giữa hành vi vệ sinh cá
nhân với nhiễm giun tóc.
Khả năng nhiễm giun móc tăng cao ở nhóm
học sinh đi chân đất thường xuyên, nhóm học sinh

16

Nghiên cứu Y học

để móng tay bẩn, uống nước lã (với p<0,05).
Trong khi đó, các hành vi đi chân đất không
thường xuyên, sử dụng hố xí hợp vệ sinh, để móng
tay dài, thói quen rửa tay trước khi ăn, sau khi đi
cầu không làm thay đổi khả năng nhiễm giun móc
ở học sinh (p > 0,05) (Bảng 4).
Bảng 4. Mối liên quan giữa các hành vi vệ sinh cá
nhân với nhiễm giun móc
OR thô (KTC
95%)
1,42
Đi chân đất không thường xuyên
(0,85-2,46)
2,67
Đi chân đất thường xuyên
(1,39- 5,17)
0,30

Sử dụng hố xí hợp vệ sinh
(0,12- 0,64)
1,52
Để móng tay dài
(1,04-2,21)
2,79
Để móng tay bẩn
(1,76-4,75)
2,82
Uống nước lã không thường
xuyên
(1,21- 6,82)
3,94
Uống nước lã thường xuyên
(2,05- 8,33)
0,75
Rửa tay trước khi ăn
(0,48-1,15)
0,73
Rửa tay sau khi đi cầu
(0,51-1,06)
Hành vi vệ sinh cá nhân

ORđc
(KTC 95%)
1,13
(0,65-1,96)
2,27*
(1,14-4,53)
0,57

(0,26-1,24)
1,10
(0,74-1,65)
2,37**
(1,43-3,93)
2,75*
(1,21- 6,25)
3,28**
(1,67- 6,44)
0,97
(0,61- 6,44)
0,86
(0,58-1,29)

* p<0,05 ; ** p=0,001

BÀN LUẬN
Tỉ lệ nhiễm giun truyền qua đất ở học sinh 9-10
tuổi tại Phú Yên vào năm 2003 là 35,9%; trong đó
chủ yếu là nhiễm giun đũa, và giun móc; rất ít
nhiễm giun tóc; tỉ lệ đa nhiễm 2 loại giun chiếm
5%, hầu hết là nhiễm phối hợp giun đũa và giun
móc (Bảng1). Tỉ lệ nhiễm này thấp hơn rất nhiều so
hầu hết các tỉnh miền Bắc(5), và ở mức giới hạn thấp
so với các tỉnh thuộc khu vực miền Trung-Tây
Nguyên(6). Tuy nhiên, cơ cấu nhiễm các loại giun
này phù hợp với thổ nhưỡng, phong tục tập quán và
cơ cấu nhiễm giun truyền qua đất ở các tỉnh khu vực
miền Trung-Tây Nguyên(6). So với kết quả điều tra
tại Phú Yên vào năm 1990 (có tỉ lệ nhiễm chung là

62,25%, nhiễm giun đũa 40,76%, giun tóc 4,98%,
giun móc 43,37%(6)) thì tình hình nhiễm giun hiện
nay đã giảm rất đáng kể. Điều này có thể là do trong

Chuyên đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004

thời gian gần đây, điều kiện kinh tế người dân khá
hơn, tình trạng vệ sinh môi trường được cải thiện.
Hơn nữa, đối tượng điều tra là học sinh 9-10 tuổi
chưa đến tuổi lao động, ít có nguy cơ tiếp xúc với
môi trường ô nhiễm trứng giun móc, do đó, tỉ lệ
nhiễm giun móc có thấp hơn.
Trung bình trong 1 gam phân có 1.957 trứng
giun đũa, 202 trứng giun móc. Ca nhiễm giun đũa
nặng nhất có tới 82.800 trứng/1 gam phân, giun
móc tới 6.900 trứng/1 gam phân. Các ca nhiễm giun
tóc đếm tối đa chỉ 276 trứng/1 gam phân (Bảng 2).
Theo phân loại của TCYTTG (1987)(7), tại Phú Yên
đa số nhiễm giun đũa với cường độ trung bình
(53,7%) và nhẹ (44,4%), còn nhiễm giun móc chủ
yếu là cường độ nhẹ (86%) (Bảng 2). Xác đònh cường
độ nhiễm giun cho phép ước lượng số lượng giun bò
nhiễm trong từng cá thể. Mục tiêu hàng đầu của
chương trình phòng chống giun là cần giảm tỉ lệ
người nhiễm nặng(7), vì vậy chỉ số này cực kỳ quan

trọng trong việc lựa chọn biện pháp phòng chống và
giám sát kết quả của chương trình. Ở đây, tỉ lệ 1,9%
nhiễm giun đũa nặng và 5,7% nhiễm giun móc
nặng tuy không cao, nhưng nhóm học sinh này phải
gánh chòu hậu quả của nhiễm giun, và đây là ổ
truyền bệnh hết sức quan trọng. Chính tỉ lệ này nói
lên mức độ ô nhiễm môi trường tại đây, và những
trẻ bò nhiễm sẽ góp phần quan trọng trong việc gây
ô nhiễm trứng giun vào môi trường. Với tỉ lệ nhiễm
giun là 35,9% và số em có cường độ nhiễm nặng
dưới 10%, cộng đồng tỉnh Phú Yên có thể xếp vào
nhóm III theo phân loại của TCYTTG(7), tức là cộng
đồng có tỉ lệ nhiễm thấp và cường độ nhiễm thấp.
Biện pháp phòng chống chính được đề xuất là quản
lý ca bệnh, nghóa là điều trò những ca nhiễm giun,
đồng thời cần triển khai các chiến lược về thông tin,
giáo dục, truyền thông một cách rộng rãi.
Giun móc là loài gây ra tác hại rất lớn cho người
bò nhiễm, trẻ em đang phát triển sẽ bò thiếu máu
thiếu sắt, dẫn tới những hậu quả nặng. Theo
TCYTTG(7), một vùng có bệnh giun móc lưu hành
khi tỉ lệ nhiễm giun móc trên 20%-30%. Tỉ lệ nhiễm
giun móc ở học sinh 9-10 tuổi tỉnh Phú Yên là 20%
(Bảng1) tuy chưa đến tiêu chuẩn của TCYTTG

Chuyên đề Y Tế Công Cộng

nhưng cũng đáng quan tâm và điều đó chứng tỏ
mức độ ô nhiễm trứng giun móc nặng, điều kiện vệ
sinh môi trường ở đây rất kém.

Hành vi để móng tay bẩn làm tăng nguy cơ
nhiễm giun đũa lên gần 4 lần, thói quen rửa tay
trước khi ăn giúp giảm 74% nguy cơ này (Bảng 3).
Tuy các nghiên cứu trước chưa ghi nhận những mối
liên quan này(1,3,9), nhưng đây là hành vi không hợp
vệ sinh thường được đề cập trong các nội dung giáo
dục sức khoẻ. Móng tay dính bẩn tạo điều kiện
thuận lợi làm trẻ dễ bò nhiễm giun đũa. Một khi tay
đã nhiễm bẩn mà không có được thói quen rửa tay
trước khi ăn thì khả năng nuốt phải trứng giun là rất
cao. Để có được kết quả tốt và lâu dài trong phòng
chống giun, ngoài điều trò hiệu quả, cần phải chú
trọng đến vấn đề cải thiện vệ sinh môi trường cũng
như tăng cường công tác giáo dục sức khỏe.
Các hành vi cá nhân không hợp vệ sinh khác
tuy đã được đề cập trong nhiều tài liệu, sách báo
như để móng tay dài, ăn rau sống, ăn quà rong,
uống nước lã và rửa tay sau khi đi cầu lại không
làm thay đổi tỉ lệ nhiễm giun đũa có ý nghóa thống
kê. Xét các mối liên quan này, những nghiên cứu
trước đây của các tác giả trong và ngoài nước cho
kết quả khác nhau. Theo Nguyễn Văn Cường(1), nguy
cơ nhiễm giun tăng gấp gần 2 lần ở những người có
thói quen ăn rau sống ≥ 5lần/ tuần, và theo Nguyễn
Thò Trẻo, khả năng nhiễm giun ở trẻ ăn quà rong
tăng 5,34 lần(8). Một số nghiên cứu trong và ngoài
nước cho thấy khả năng nhiễm giun đũa tăng 1,51,9 lần ở những người sử dụng nước uống không
hợp vệ sinh(1,3,10,11). Tuy nhiên, các tác giả hoặc điều
tra trên nhóm đối tượng khác, hoặc chỉ xét đến mối
liên quan đơn biến.

Thói quen thường xuyên đi chân đất làm tăng
khả năng nhiễm giun móc lên 2,27 lần (Bảng 4).
Mối liên quan này cũng đã được đề cập đến với mức
độ liên quan thay đổi từ 1,45 - 3,45 tuỳ theo tác giả
và tuỳ từng đòa phương(1,2,3,8,9). Sở dó kết quả khác
nhau là do đối tượng nghiên cứu, cách đánh giá
hành vi đi chân đất trong từng nghiên cứu cũng
như đặc tính thổ nhưỡng và mức độ ô nhiễm ấu
trùng giun móc trong môi trường không giống

17


Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004

Nghiên cứu Y học

nhau. Có nhiều tài liệu ghi nhận hành vi đi chân đất
là yếu tố nguy cơ nhiễm giun móc, nhưng nguy cơ ở
trẻ chỉ đi chân đất một vài lần sẽ khác với ở trẻ hầu
như lúc nào cũng đi chân đất, nếu xếp chung nhóm
có thể dẫn đến ước lượng non nguy cơ. Với hy vọng
có khái niệm phần nào về mức độ tiếp xúc, trong
nghiên cứu này hành vi đi chân đất được chia ra
thành nhóm đi chân đất thường xuyên và không
thường xuyên, với nhóm so sánh là những học sinh
không bao giờ đi chân đất. Việc phân nhóm chỉ dựa
vào cảm tính của trẻ, do đó, có thể dẫn đến sai lệch
do xếp lộn nhóm. Tuy nhiên, trẻ 9-10 tuổi (học lớp
4-5) cũng đã đủ nhận thức để có thể đánh giá một

cách tương đối thế nào là đi chân đất thường xuyên
và không thường xuyên.

móc. Đây chỉ là những hành vi vệ sinh ăn uống, vệ
sinh thân thể, góp phần bảo vệ sức khoẻ, nó thể
hiện ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân của trẻ.

Hành vi để móng tay bẩn làm tăng khả năng
nhiễm giun móc của học sinh lên 2,37 lần. Tuy
nhiên, để móng tay bẩn không có nghóa là trẻ đã
tiếp xúc trực tiếp với đất. Có lẽ thực sự hành vi này
không làm tăng nguy cơ nhiễm giun móc mà có khả
năng nó chỉ là yếu tố đánh dấu của những hành vi
vệ sinh kém. Phân tích thống kê cho thấy thói quen
uống nước lã làm tăng khả năng nhiễm giun móc.
Kết quả này gợi ý rằng hành vi uống nước lã có lẽ
cũng là một yếu tố nguy cơ nhiễm giun móc, và
nguy cơ này tuỳ thuộc vào mức độ uống nước lã của
học sinh. Đa số các trường hợp nhiễm giun móc ở
nước ta là do N. americanus (chỉ lây truyền qua da)
và chỉ 5% là do A. duodenale (còn có thể lây nhiễm
qua đường tiêu hóa)(4). Điều này khó có thể lý giải
thoả đáng nguy cơ nhiễm giun móc của hành vi
uống nước lã. Rất có thể hành vi này cũng là một
yếu tố đánh dấu những hành vi vệ sinh kém, và
chính những hành vi kém vệ sinh đó mới chính là
yếu tố nguy cơ thực sự.

TÀI LIỆU THAM KHAO


Sử dụng hố xí hợp vệ sinh là một yếu tố góp
phần giữ gìn vệ sinh môi trường. Tuy nhiên, hành vi
này chỉ có tác dụng bảo vệ cho cộng đồng mà không
đủ bảo vệ cho từng cá nhân khỏi nhiễm giun móc vì
họ có thể nhiễm do việc phóng uế bừa bãi của
những người khác trong cộng đồng. Hành vi để
móng tay dài, thói quen rửa tay trước khi ăn và sau
khi đi cầu không làm thay đổi khả năng nhiễm giun

18

Với cỡ mẫu đủ lớn, được chọn ngẫu nhiên, áp
dụng kỹ thuật xét nghiệm Kato-Katz, phân tích mối
liên quan đa biến, nghiên cứu này cung cấp được số
liệu cơ bản, khái quát tổng thể tình hình nhiễm các
loại giun truyền qua đất và các hành vi vệ sinh cá
nhân liên quan ở học sinh 9-10 tuổi tỉnh Phú Yên.
Biện pháp can thiệp được đề xuất là điều trò các ca
nhiễm giun được phát hiện, tăng cường công tác
tuyên truyền giáo dục làm thay đổi những hành vi
không hợp vệ sinh, đặc biệt chú trọng các hành vi
nguy cơ như để móng tay bẩn, thói quen uống nước
lã, đi chân đất, và không rửa tay trước khi ăn.
1.

Nguyễn văn Cường, Nguyễn Đỗ Nguyên. Tình hình
nhiễm giun tròn đường ruột tại xã Tân hòa, huyện Tân
châu, tỉnh Tây ninh, năm 2001. Y học TP. HCM. 2001.
Phụ bản số 4. Tập 5: 63-68.


2.

Châu Đương. Tình hình nhiễm giun móc ở học sinh phổ
thông huyện CưMgar, Đắc Lắc, năm 2002. Luận văn
Thạc só Y khoa, chuyên ngành Y học dự phòng.

3.

Trần Minh Hoàng, Nguyễn Thò Phương Nga, Trần Thò
Hồng. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột tại xã Phước
Vónh An, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh. Kỷ
yếu công trình nghiên cứu khoa học 1996-2000, Viện
SR-KST-CT Hà Nội: 608-614.

4.

Hoàng Thò Kim. Nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc:
đặc điểm dòch tễ, bệnh học, chẩn đoán, điều trò và biện
pháp phòng chống. Tài liệu tập huấn- Đặc điểm dòch
tễ, bệnh học, điều trò và kỹ thuật chẩn đoán trong
phòng chống một số bệnh giun sán chính ở Việt Nam.
Bộ Y tế, dự án phòng chống giun sán: 9- 24.

5.

Hoàng Thò Kim và tổ giun. Những kết quả nghiên cứu
của Viện Sốt rét về đặc điểm dòch tể, chẩn đoán, điều
trò và phòng chống các bệnh giun truyền qua đất ở Việt
Nam. Thông tin phòng chống bệnh sốt rét và các bệnh
KST, Viện SR -KST-CT Hà Nội. Số 2, 1998: 9-19.


6.

Lê Khánh Thuận, Nguyễn Văn Chương, Bùi Văn Tuấn
và CTV. Nghiên cứu sự phân bố bệnh giun sán ở 10
tỉnh ven biển miền Trung Việt Nam. Kỷ yếu công trình
nghiên cứu khoa học 1996-2000. Viện SR-KST-CT Hà
Nội: 601- 607.

7.

Tổ chức Y tế thế giới. Hướng dẫn công tác phòng chống
các bệnh giun truyền qua đất và thiếu máu do giun.
NXB Y học, Hà Nội: 11, 15-18, 24-29, 32-35, 110-118.

8.

Nguyễn Thò Trẻo. Khảo sát tình trạng nhiễm KSTĐR ở
học sinh mẫu giáo phường I, thò xã Tây Ninh, năm
2001. Luận văn tốt nghiệp chuyên khoa I, chuyên
ngành Y tế công cộng.

Chuyên đề Y Tế Công Cộng


Nghiên cứu Y học

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 8 * Phụ bản của Số 1 * 2004

9.


Lê Vinh. Đánh giá biện pháp can thiệp tình hình
nhiễm giun đường ruột của học sinh tiểu học ở xã Tân
Kim, Cần Giuộc, Long An 1999 - 2000. Luận án Bác só
chuyên khoa II, chuyên ngành Y tế công cộng.

10.

Agi PI. Comparative helminth infections of man in two
rural communities of the Niger Delta, Nigeria. West
Afr J Med. 1997 Oct-Dec. 16(4): 232-6.

Chuyên đề Y Tế Công Cộng

11.

Norhayati M, Oothuman P, Fatmah MS. Some risk
factors of Ascaris and Trichuris infection in Malaysian
aborigine (Orang Asli) children. Med J Malaysia. 1998
Dec. 53(4): 401-7.

19



×