Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

BÀI THU HOẠCH Môn Xây dựng Đảng: Làm rõ vai trò, ý nghĩa, nội dung của tác phẩm “Thực hành tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” của Hồ Chí Minh. Từ nội dung, ý nghĩa tác phẩm đặt ra cho mỗi cán bộ đảng viên thực hiện NQ Trung ương 4 kh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (75.07 KB, 5 trang )

Họ và tên: Ngỗ Thị Sâm
Lớp: K37A

BÀI THU HOẠCH
Môn: Xây dựng Đảng

Đề: Làm rõ vai trò, ý nghĩa, nội dung của tác phẩm “Thực hạnh tiết kiệm, chống
tham ô, lãng phí, chống bệnh quan liêu” của Hồ Chí Minh. Từ nội dung, ý nghĩa
tác phẩm đặt ra cho mỗi cán bộ đảng viên thực hiện NQ Trung ương 4 khóa XI
như thế nào?
Bài làm:
Như ta đã biết, trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết - mỗi đảng
viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng vơ tư và sau khi tôi qua đời, chớ nên tổ chức điếu phúng linh
đình, để khỏi lãng phí thì giờ và tiền bạc của nhân dân... Có thể nói cả cuộc đời
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến trọn vẹn cho cách mạng, cho dân tộc và cho
cả nhân loại u chuộng hồ bình trên thế giới. Người mãi mãi là một tấm gương
sáng về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để chúng ta học tập noi theo. Trong
nhiều năm qua, Đảng ta đã bám sát tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh để quán
triệt cho cán bộ đảng viên và các tầng lớp nhân dân về thực hành tiết kiệm, chống
lãng phí. Cho đến nay tinh thần này vẫn luôn được coi trọng. Hiện nay, đông đảo
các tầng lớp nhân dân đang hưởng ứng mạnh mẽ cuộc vận động “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động, đây là dịp tốt
để chúng ta nhìn lại những gì tốt đẹp đã làm được, những gì yếu kém cần khắc
phục, để phấn đấu cho mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ
và văn minh. Hiện tại tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí vẫn ln toả sáng để mọi tầng lớp nhân dân học tập noi theo.
Hồ Chí Minh là tấm gương ngời sáng về đức cần, kiệm, liêm, chính, chí
cơng vơ tư, là mẫu mực về nếp sống trong sáng, thanh cao, giản dị. Ra đi tìm
đường cứu nước chỉ với hai bàn tay lao động, anh Ba, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí
Minh đã tranh thủ thời gian để đi được nhiều nơi, học tập đựơc nhiều điều, tìm con


đường cứu nước. Người đã làm nhiều nghề để kiếm sống và hoạt động cách mạng.
Tiền tiết kiệm được Người dùng cho hoạt động của tổ chức, đoàn thể. Khi trở
thành người đứng đầu Đảng và Nhà nước, dù trong chiến tranh ở chiến khu hay
trong hoà bình tại thủ đơ Hà Nội, Người vẫn sống giản dị, tiết kiệm như một lẽ tự
nhiên trong sinh hoạt hàng ngày. Theo Người, thực hành tiết kiệm không phải là
bủn xỉn, “không phải là xem đồng tiền to bằng cái nong”, gặp việc gì đáng làm
cũng khơng làm, đáng tiêu cũng không tiêu. Tiết kiệm bao gồm: tiết kiệm sức lao
động, tiết kiệm thời gian, tiết kiệm tiền của và tất cả mọi người đều phải tiết kiệm.
Muốn thành công trong thực hành tiết kiệm, Người cho rằng phải tẩy sạch nạn
tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu. Tấm gương đạo đức sống trong sạch, tiết kiệm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được báo chí nước ngồi nhiều lần nhắc đến. Nhà
báo Mỹ Đavít Hanbơcstơn viết: Hồ Chí Minh là một trong những nhân vật kỳ lạ
của thời đại này – hơi giống Găngdi, hơi giống Lênin, hồn tồn giống Việt
Nam…Ơng là người Việt Nam lịch sự, khiêm tốn, nói năng hồ nhã, khơng màng
địa vị, ln luôn mặc quần áo giản dị nhất, một phong cách mà phương tây coi là
“thiếu nghi thức quyền lực”, “không theo thời trang”…cho đến ngày nay họ nhận
1


thấy chính cái tính giản dị ấy, cái khả năng hồ mình vào nhân dân ấy là cơ sở cho
sự thành cơng của ơng…”
Cịn lãng phí bao gồm nhiều mặt: lãng phí sức lao động, lãng phí thời gian,
lãng phí tiền của, lãng phí của cải vật chất của nhân dân, của đất nước. Nguyên
nhân gây ra lãng phí, theo Bác là do trình độ non kém, do thiếu kiến thức, nghiệp
vụ chun mơn, do độc đốn đưa ra những quyết định sai lầm. Thực hành tiết
kiệm, chống lãng phí là vấn đề ln được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm và đã
trở thành một nội dung quan trọng trong hệ thống tư tưởng của Người. Trong suốt
cuộc đời Cách Mạng, Người không chỉ là một tấm gương ngời sáng, một mẫu mực
về “cần, kiệm, liêm, chính” mà cịn để lại cho chúng ta những lời dạy vô giá về
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các tác phẩm, các bài viết cũng như các

bài nói chuyện của Người…Cần, kiệm, Liêm, Chính là nền tảng của đời sống mới,
nền tảng của thi đua Ái Quốc.
Trời có bốn mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng.
Đất có bốn phương: Đơng, Tây, Nam, Bắc.
Người có bốn đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính.
Thiếu một mùa, thì khơng thành trời.
Thiếu một phương, thì khơng thành đất.
Thiếu một đức, thì khơng thành người.…”
“Tham ơ, lãng phí và bệnh quan liêu là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và của
Chính phủ. Kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó khơng mang gươm mang súng, mà nó
nằm trong các tổ chức của ta, để làm hỏng công việc của ta. Tham ơ, lãng phí và
bệnh quan liêu, dù cố ý hay không, cũng là bạn đồng minh của thực dân và phong
kiến. Vì nó làm chậm trễ cơng cuộc kháng chiến và kiến quốc của ta. Nó làm hỏng
tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ của cán bộ ta. Nó phá hoại đạo đức cách
mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính.
Tham ơ, tham nhũng, lãng phí, bệnh quan liêu và đấu tranh chống những tệ
nạn đó ln gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, chống “kẻ thù
nội xâm”, “viên đạn bọc đường” luôn tiềm ẩn xung quanh mỗi người. Là người
sáng lập và rèn luyện Đảng ta, Bác Hồ hiểu rất rõ rằng: Giành chính quyền đã khó,
nhưng giữ chính quyền và xây dựng một chế độ xã hội mới còn khó hơn nhiều,
nên trong q trình lãnh đạo cách mạng, Người không chỉ rất quan tâm, sớm tiên
liệu, chỉ rõ những nguy cơ, từng tệ nạn, cách phòng chống, mà Người cịn ln
gương mẫu thực hiện, đồng thời u cầu đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và
nhân dân cùng làm theo.
Người cũng nói, ở đâu có bệnh quan liêu thì ở đó ắt có tham ơ, lãng phí và
nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì ở đó càng nhiều lãng phí, tham ơ, càng nhiều
hiện tượng tham nhũng. Vì vậy, dưới bất kỳ hình thức nào, mỗi cán bộ, đảng viên
của Đảng cũng phải phòng, chống tham ô, lãng phí và bệnh quan liêu và không
làm được điều đó, thì nhất định nguồn sức mạnh của sự đoàn kết thống nhất trong
Đảng bị rạn nứt, niềm tin của quần chúng nhân dân vào Đảng bị xói mịn.


2


Đặc biệt quan tâm đến vấn đề đạo đức cách mạng, rèn luyện đạo đức cách
mạng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên, năm 1952, Người đã viết tác phẩm “Thực
hành tiết kiệm, chống tham ơ, lãng phí, chống bệnh quan liêu”, trong đó, một
mặt Người chỉ rõ: “Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là “xem đồng tiền
to bằng cái nống”, tiết kiệm cốt để “tăng gia sản xuất gấp bội mà lực lượng của ta
về mọi mặt cũng tăng gấp bội” nên cần phải “tiết kiệm sức lao động”, “tiết kiệm
thời giờ”, “tiết kiệm tiền của”, đặc biệt là “vừa thi đua tăng gia sản xuất, vừa thi
đua tiết kiệm” để đưa sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc mau chóng đến thành
cơng. Mặt khác, Người khẳng định: Tham ơ, lãng phí, bệnh quan liêu rất nguy
hiểm. Tuy tham ơ, tham nhũng, lãng phí, quan liêu biểu hiện trong đời sống xã hội
dưới nhiều dạng và đối với từng đối tượng cụ thể có những biểu hiện khác nhau,
song tham ô, tham nhũng là “ăn cắp của công làm của tư”, “đục khoét của nhân
dân”, “ăn bớt của bộ đội”, là “khai gian, lậu thuế”, là “lãng phí sức lao động”,
“lãng phí thời giờ”, “lãng phí tiền của”.
Tất cả những tệ nạn đó đều là con đẻ của chủ nghĩa cá nhân, là “xâm phạm
đến lợi ích của nhân dân”, nên “là kẻ thù của nhân dân, của bộ đội và Chính phủ”.
Tuy tham ơ, tham nhũng, lãng phí, bệnh quan liêu “khơng mang gươm súng”
nhưng lại là kẻ thù khá nguy hiểm, vì nó “nằm trong các tổ chức của ta, để làm
hỏng công việc của ta”, nên “ dù cố ý hay không, cũng là đồng minh của thực dân
và phong kiến, “làm hỏng tinh thần trong sạch và ý chí khắc khổ cán bộ của ta”,
“phá hoại đạo đức cách mạng của ta là cần, kiệm, liêm, chính”, v.v… Nên, theo
Người: Trong khi các chiến sĩ đã hy sinh xương máu, đồng bào đã hy sinh mồ hơi
nước mắt để góp sức cho sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc thì những kẻ tham ơ,
tham nhũng, lãng phí, quan liêu đã “phá hoại tinh thần, phí phạm sức lực, tiêu hao
của cải của Chính phủ và của nhân dân”.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng, tham ơ, tham nhũng, lãng phí

và bệnh quan liêu là kẻ thù của việc xây dựng một xã hội cần kiệm liêm chính, nên
muốn chiến thắng kẻ thù “ắt phải dựa vào lực lượng quần chúng”, “phải phát động
quần chúng, phải thực hành dân chủ, phải làm cho quần chúng hiểu rõ, làm cho
quần chúng hăng hái tham gia thì mới chắc chắn thành cơng”. Đồng thời, Người
cũng nhấn mạnh, để chống kẻ thù lúc nào cũng kề cận trong ta, “ngấm ngầm ngăn
trở, ngấm ngầm phá hoại sự nghiệp xây dựng cách mạng” thì nhất định “từ trên
đến dưới phải đồng tâm hiệp lực”, “chiến sĩ và nhân dân phải hăng hái tham gia
phong trào ấy”. Vì vậy, sự theo dõi, sự cảnh giác của hàng triệu triệu quần chúng
sẽ là những ngọn đèn pha soi rọi khắp nơi, không để cho tệ nạn tham ơ, lãng phí và
bệnh quan liêu cịn nơi ẩn nấp.
Với ý nghĩa to lớn đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng: Thường
xuyên phòng chống và đấu tranh chống tham ơ, tham nhũng, lãng phí và bệnh
quan liêu là sẽ giúp cho mọi người đoàn kết hơn, giúp cho “cán bộ ta cải tạo tư
tưởng, nâng cao giác ngộ, thấm nhuần đạo đức cách mạng, giúp chính quyền ta
thành một chính quyền trong sạch, xứng đáng với lịng tin tưởng và sự hy sinh của
chiến sĩ và đồng bào ta”. Và cũng trên tinh thần đó, thắng lợi của phong trào này
3


sẽ làm cho Đảng ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với vị thế của
một Đảng cầm quyền, đồng thời góp phần để quân dân ta giành thắng lợi trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và trong những năm cả nước đồng thời
thực hiện hai chiến lược cách mạng: Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu tranh
chống đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh khi nói và viết về vấn đề này đều yêu cầu: Mỗi cán
bộ, đảng viên phải “thực hành” chống tham ô, tham nhũng, lãng phí và bệnh quan
liêu, chứ khơng chỉ kêu gọi chung chung “nên” hay “cần”. Bởi theo Người, sự
gương mẫu của đội ngũ cán bộ chủ chốt, cán bộ lãnh đạo, một điển hình thực tế và
sinh động có giá trị thuyết phục hơn nhiều lần những lời kêu gọi, diễn thuyết. Và
chính Bác Hồ, Người trong mọi hồn cảnh đều luôn là tấm gương đạo đức mẫu

mực, suốt đời phấn đấu hy sinh cho Đảng, cho nhân dân; luôn giản dị, tiết kiệm
thời gian, tiền bạc và tài sản của nhân dân, tránh lãng phí khi khơng cần thiết. Với
Người- khơng có gì là của riêng, tất cả cuộc đời Người đều thuộc về Tổ quốc và
nhân dân.
Những điều Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ và căn dặn về phịng chống và đấu
tranh chống tham ơ, tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu từ những năm 50 của
thế kỷ trước vẫn còn nguyên giá trị hiện thực trong bối cảnh nước ta đang đổi mới
và hội nhập quốc tế. Bởi, bên cạnh những thuận lợi của một Việt Nam đang ngày
càng phát triển là khơng ít những khó khăn, thử thách, với những nguy cơ và tác
động của khủng hoảng và lạm phát kinh tế, của sự suy thoái nghiêm trọng về lối
sống, về đạo đức cách mạng, về tệ nạn quan liêu, tham nhũng, chạy chức, chạy
quyền,v.v… của bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, đang đe dọa sự tồn vong
của một Đảng cầm quyền. Vì vậy, để Đảng tự chỉnh đốn và đổi mới, để xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung ương 4
(khóa XI): “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, thì những điều
Chủ tịch Hồ Chí Minh trăn trở, tâm huyết ngày nào khi căn dặn phải chống tham
ô, tham nhũng, lãng phí và bệnh quan liêu càng trở nên có ý nghĩa lớn lao.
Tự hào về một Hồ Chí Minh “suốt đời thanh bạch chẳng vàng son”, “suốt
đời khơng có gì là của riêng”, và để biến những giá trị tinh thần của Người thành
sức mạnh vật chất, nhân lên nguồn sức mạnh nội lực của toàn Đảng, toàn quân và
toàn dân ta, toàn Đảng, toàn quân và tồn dân ta quyết tâm, đồng chí, đồng lịng:
“Một là, kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thối về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là
cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của
Đảng, củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng. Hai là, xây dựng đội ngũ cán
bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Ba là, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm
người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền các cấp và mối quan hệ với tập thể cấp
ủy, cơ quan, đơn vị để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là một
trong những khâu quan trọng nhất” theo Thông báo của Hội nghị Trung ương 4

(khóa XI).
4


Thấm nhuần lời dạy của Người, Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ XI khẳng định: “Cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trước
Tổ quốc, trước Đảng và nhân dân, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ
nhân dân”.Cán bộ, đảng viên trung thành với lý tưởng, với đất nước phải được thể
hiện trong cơng việc hàng ngày, đó là: hướng tới phục vụ nhân dân, vì lợi ích của
nhân dân. Bảo vệ thành quả chính đáng của cách mạng cũng có nghĩa là phải bảo
vệ quyền tự do, dân chủ rộng rãi cho nhân dân lao động. Đó là đạo đức chân chính
của người cách mạng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp.
Trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện nay, tham nhũng đang làm
cản trở công cuộc kiến thiết đất nước, cản trở sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại
hóa đất nước, là kẻ thù nguy hiểm của cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho
rằng: cách mạng là để triệt diệt những cái xấu, xây dựng những cái tốt.
Với quyết tâm đưa đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã thông qua
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung,
phát triển năm 2011). Cương lĩnh chỉ rõ mục tiêu tổng quát khi kết thúc thời kỳ
quá độ ở nước ta là “xây dựng được về cơ bản nền tảng kinh tế của chủ nghĩa xã
hội với kiến trúc thượng tầng về chính trị, tư tưởng, văn hố phù hợp, tạo cơ sở để
nước ta trở thành một nước xã hội chủ nghĩa ngày càng phồn vinh, hạnh phúc”. Để
thực hiện thành công mục tiêu tổng quát này, Đại hội đặc biệt chú trọng đến việc
đẩy mạnh cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí một cách có hiệu
quả. Trong cuộc đấu tranh này, cần phải: “Nâng cao phẩm chất đạo đức của đội
ngũ công chức; công khai, minh bạch tài sản của cán bộ, công chức. Tăng cường
công tác giám sát, thực hiện dân chủ, tạo cơ chế để nhân dân giám sát các cơng
việc có liên quan đến ngân sách, tài sản của Nhà nước”. Rõ ràng, chống tham
nhũng là một quyết tâm chính trị lớn của Đảng. Để thực hiện quyết tâm đó, mỗi
cán bộ, đảng viên phải gương mẫu, tự giác “thực hiện chế độ công khai, minh bạch

về kinh tế, tài chính…; thực hiện có hiệu quả việc kê khai và công khai tài sản, thu
nhập của cán bộ, công chức theo quy định”. Mỗi cán bộ, công chức, đảng viên và
nhân dân phải sống và làm việc theo pháp luật; sáng tạo, kỷ cương trong lao động;
tiết kiệm trong lối sống và công việc. Muốn đạt được mục tiêu chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 mà Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của
Đảng đề ra, ngoài việc phát huy tốt các yếu tố nội lực và ngoại lực, thực hiện triệt
để, đồng bộ các giải pháp, thì một yếu tố quan trọng và cần kíp là chống tham
nhũng.

5



×