Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

sử dụng đồ dùng dạy học vào h̀nh thành kỹ năng học toán lớp 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.14 KB, 11 trang )

PHNG GIẠO DỦC V ÂO TẢO
ÂẢI LÄÜC
TRƯỜNG TIỂU HỌC NAM TRÂN

NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM
ỨNG DỤNG
TÊN ĐỀ TÀI:
SỬ DỤNG ĐỒ DÙNG DẠY HỌC VÀO HÌNH THÀNH
KỸ NĂNG HỌC TỐN LỚP 1

Người thực hiện: Trần Thị Hoa
Năm hoc: 2015 - 2016


PHẦN MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Trong nhà trường tiểu học, cùng với các mơn học khác, mơn tốn có một vị
trí đặc biệt quan trọng.Vì nó nghiên cứu một số mặt của thế giới hiện thực.Có một
hệ thống kiến thức cơ bản và phương pháp nhận thức cơ bản rất cần thiết cho đời
sống sinh hoạt và lao động . Đồng thời nó cịn là một cơng cụ rất cần thiết để học
sinh học các môn học khác. Thật vậy mơn tốn ở tiểu học cung cấp cho học sinh
những khái niệm ban đầu cơ bản và đơn giản nhất về số học ,về đo đại lượng thông
dụng, cung cấp cho học sinh một số yếu tố ban đầu về đại số, hình học.Có nghĩa là
các em đã có những cơ sở nền tảng, có một số kĩ năng cần thiết để vận dụng chúng
vào đời sống thực cũng như là có sự chuẩn bị ban đầu để học về các nội dung Tốn
có liên quan ở trung học sau này. Như vậy ta thấy rằng toán là mơn học rất cần thiết
và bổ ích... Song mơn Tốn là mơn học có tính trừu tượng và khái qt cao, khó
tiếp thu. Đối với học sinh tiểu học do đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, q trình nhận
thức của các em còn hạn chế, tư duy còn nặng ở mức trực quan cụ thể. Do vậy trong
quá trình học tốn nhiều học sinh cịn nặng nề, căng thẳng chưa tìm được sự hứng
thú trong mơn học và dần dần cảm thấy sợ học toán.Cùng với nhu cầu hiện nay của


xã hội việc đổi mới và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực là điều làm cho
giáo viên phải suy nghĩ. Người giáo viên phải tìm ra một phương pháp hợp lí, một
cách thức phù hợp để truyền đạt các kiến thức Tốn học vào trong óc học sinh một
cách tự nhiên nhất, dần dần xóa bỏ những căng thẳng nặng nề không cần thiết, nhất
là đối với chương trình đổi mới hiện nay. Chương trình tốn lớp 1 được xây dựng
trên cơ sở kế thừa và phát triển những thành tựu đã đạt được trong chương trình
Tốn lớp 1 cải cách. Với quan điềm dạy học tích cực, u cầu học sinh phải tự mình
phát hiện ra vấn đề, tự chiếm lĩnh các kiến thức thông qua các hoạt động học tập và
thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Có nghĩa là học sinh phải tự học nhiều
hơn, giáo viên chỉ tổ chức cho các em hoạt động để qua đó nắm bắt kiến thức một
cách vững chắc trên cơ sở tổng hợp những điều quan sát được ( Trực quan cụ thể )
thành kiến thức điển hình cần nhớ ( Tư duy trừu tượng ).
Như vậy để tăng hứng thú học tập cho học sinh , để lôi kéo tất cả các em
tham gia vào những hoạt động học tập một cách tích cực thì đồ dùng dạy học là
phương tiện, là điều kiện cần chú ý. Trong thực tế giảng dạy ở tiểu học nói chung,
giảng dạy tốn lớp một nói riêng, tơi đã phát hiện ra nhiều vấn đề mới có tính
thuyết phục cao khi biết vận dụng đúng lúc các thiết bị, đồ dùng học toán nhất là
phần số học lớp 1 giúp học sinh tự tìm tịi, nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức một
cách vững chắc. Đúc kết những kinh nghiệm trên, tơi xin trình bày một số vấn đề
nghiên cứu về việc sử dụng có hiệu quả các đồ dùng dạy học trong việc dạy - học
toán phần số học ở lớp một.
II/ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

2


- Như trên đã nói,với mục tiêu của chương trình Toán lớp 1, với nhu cầu đổi mới
phương pháp dạy học sao cho có hiệu quả thì đồ dùng dạy học được xem là phương
tiện, điều kiện trong dạy học tích cực. Trong dạy học tốn giáo viên phải tự làm và
sử dụng đồ dùng dạy học như thế nào để giúp học sinh lĩnh hội có hệ thống các kiến

thức đã học. Đồng thời đồ dùng dạy học (ĐDDH) phải khoa học ,gây được hứng
thú cho học sinh, khơi gợi được sự ham thích của các em đối với hoạt động học tập
mơn tốn. Qua ĐDDH các em cảm thấy hứng thú, tích cực hơn trong việc dạy học
tốn, dần xóa được cảm giác sợ học tốn ở một số học sinh .
- Đồ dùng học tập phải được thiết kế sao cho học sinh thông qua các hoạt động
quan sát mà chiếm lĩnh kiến thức. Đồ dùng dạy học phải khoa học, hấp dẫn gây
hứng thú,chú ý, kích thích tư duy học sinh phát triển góp phần nâng cao chất lượng
dạy học phù hợp với tình hình hiện nay, phù hợp với mục tiêu phát triển cả bề rộng
và bề sâu của chương trình mới .
III/ LỊCH SỬ VẤN ĐỀ:
- Nghiên cứu Chương trình sách giáo khoa Tốn 1,đồ dùng dạy học sẵn có do bộ
giáo dục cấp, đồ dùng dạy học do giáo viên tự làm
- Nghiên cứu quá trình sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên khi lên lớp và sự
tiếp thu kiến thức của học sinh.
VI/ KHÁCH THỂ VẤN ĐỀ:
- Giáo viên phải nghiên cứu về chương trình tốn 1, nắm được mục tiêu giáo dục
của chương trình.
- Nghiên cứu đồ dùng dạy học sẵn có, tự làm thêm các đồ dùng phù hợp phục vụ
cho quá trình dạy học và cách sử dụng chúng sao cho có hiệu quả .
V/ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
Học sinh lớp 1C cũng như các lớp khác.
VI/ GIẢI THIẾT NGHIÊN CỨU:
Nếu nghiên cứu thực hiện những biện pháp, phương pháp sử dụng đồ dùng dạy học
vào hình thành kỹ năng học tốn 1 thành thạo thì kết quả tiết học có hiệu quả cao
hơn.
VII/ PHẠM VI NHGIÊN CỨU:
Nghiên cứu bằng thực trạng trên đổi tượng học sinh lớp 1 Trường tiểu học Nam
Trân
VIII/ CÁC NGUỒN TÀI LIỆU:
Sách giáo khoa lớp 1 Tập 1-2


Nhà xuất bản Giáo dục

Sách giáo viên lớp 1 Tập 1-2

Nhà xuất bản Giáo dục

X/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:

3


- Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Đọc sách giáo khoa lớp 1; cách hướng dẫn sử
dụng thiết bị, đồ dùng dạy học.
- Phương pháp quan sát thông qua dự giờ.
- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng dạy học số học lớp 1 theo SGK
chương trình mới .
- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm để kiểm tra tính khả thi của việc áp
dụng dạy học tích cực để dạy mạch số học và những biện pháp đề ra giúp giáo
viên dạy tốt hơn và giúp học sinh học tốt hơn phần số học.
- Phương pháp đúc rút kinh nghiệm: Tập hợp những kết quả đạt được sau khi sử
dụng các biện pháp tổ chức dạy - học có kết quả, phân tích, rút ra những bài học
kinh nghiệm nhằm vận dụng trong việc tổ chức giảng dạy phần số học ở lớp một
tiếp theo.

PHẦN NỘI DUNG
Chương I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
I CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1/ Cơ sở tốn học:
- Dựa vào chương trình số học ở mơn Tốn lớp một: Hình thành số tự nhiên, các

phép tính trên số tự nhiên, so sánh các số trong phạm vi từ 10 đến 100... giáo viên
nghiên cứu sử dụng ĐDDH và làm thêm một số đồ dùng dạy học sao cho có hiệu
quả. ĐDDH phải đáp ứng yêu cầu nội dung của bài học. ĐDDH phải phục vụ cho
nhu cầu học tập của học sinh. Qua ĐDDH, học sinh hình thành những biểu tượng
toán học về nội dung kiến thức về số học. Củng cố kiến thức đã được học giúp học
sinh vận dụng linh hoạt các kĩ năng vừa luyện tập được vào các bài kiểm tra cũng
như vào thực tế đời sống, tiếp tục vận dụng kiến thức số học vào việc học tốn ở
các lớp trên.
2/ Cơ sở tâm lí học:
- Học sinh tiểu học, nhất là học sinh lớp 1 mới chuyển từ lứa tuổi mẫu giáo sang lứa
tuổi tiểu học các em chuyển hoạt động chủ đạo từ vui chơi sang học tập với những
yêu cầu mới như: phải tuân theo một chế độ học tập chặt chẽ với các yêu cầu bắt
buộc. Vì vậy việc dạy học mơn tốn nếu giáo viên chỉ thiên về thuyết giảng thì hiệu
quả sẽ khơng cao. Ở lứa tuổi này các em thường hiếu động, hay hướng tới những
hoạt động cụ thể, hơn nữa trình độ nhận thức cịn chậm, tư duy cụ thể chiếm vai trò
quan trọng. Các em sẽ dễ dàng nắm bắt được kiến thức thông qua các đồ dùng trực
quan, cụ thể là các đồ dùng dạy học phù hợp cho từng nội dung bài học. Đồng thời
qua các thao tác với ĐDDH các kĩ năng cần thiết khác cũng được rèn luyện một
cách có hiệu quả như kỹ năng quan sát, phân tích, tổng hợp và kỹ năng nói, lý luận
tốn học cũng được rèn luyện nhiều hơn .

II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
- Khó khăn:
+ Trường tiểu học Nam Trân thuộc xã Đại Đồng là một xã miền núi cịn nhiều khó
khăn nên cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy học không được đảm bảo. Đặc biệt
4


thiết bị và ĐDDH toán thiếu thốn rất nhiều. Chưa đủ các loại đồ dùng cơ bản cho
từng loại bài. Nhiều bài có tính đặc thù riêng vẫn phải dùng chung ĐDDH của các

bài khác nên chưa đảm bảo tính khoa học. Giáo viên có cố gắng làm thêm nhiều
ĐDDH phục vụ cho việc dạy - học toán ở lớp nhưng đồ dùng tự làm khơng mang
được tính thẩm mĩ và độ chuẩn xác cũng chưa cao.
+ Phần lớn giáo viên có thói quen dạy chay, chủ yếu sử dụng kênh chữ và kênh hình
ở SGK, ít sử dụng ĐDDH trực quan.
+ Một số giáo viên ngại đổi mới phương pháp dạy - học vì tổ chức cho học sinh
hoạt động nhiều cần phải có tranh ảnh và đồ dùng trực quan của cả cơ và trị.
Chương II: MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ GIẢI PHÁP NGHIÊN CỨU
1/. Nội Dung chương trình và chuẩn kiến thức kỹ năng tối thiểu :
+ Hình thành khái niệm số tự nhiên trong phạm vi từ 10, 20,...,100.
+ Thực hiện các phép tính trong phạm vi từ 10, 20,....,100 (không nhớ)
+So sánh các số trong phạm vi từ 10 đến 100.
2/. Phương pháp.
Xác định phương pháp đặc trưng bộ mơn. Đối với mơn tốn lớp 1, phần số học là
nội dung cơ bản cần cung cấp cho các em như số tự nhiên từ 0 – 100. Do học sinh
lớp 1 còn yếu về tư duy trừu tượng đối với cấu tạo số nên giáo viên cần chú ý hình
thành khái niệm từ quan sát vật thực
- Đàm thoại, luyện tập
3/. Sử dụng có hiệu quả ĐDDH trong việc dạy học toán lớp 1:
3.1/ Đối với học sinh lớp 1, từ mẫu giáo lên các em như một tờ giấy trắng, vì vậy
muốn hình thành khái niệm ta phải thông qua đồ dùng, phải đi từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng
3.2/ Để giúp các em lĩnh hội kiến thức của từng tiết học một cách chắc chắn ,
ngoài phương pháp trực quan, giáo viên cần kết hợp với phương pháp đàm thoại,
phương pháp giảng giải ,....
3.3/ Để tiết học đạt hiệu quả hơn giáo viên nên sử dụng ĐDDH một cách đúng lúc,
đúng chỗ, đúng mức độ. Phải kết hợp đồ dùng sẵn có và tự làm giữa giáo viên và
học sinh. Đồ dùng phải đảm bảo tính khoa học, chính xác, hợp lí. Nâng dần các
mức độ sử dụng từ việc thao tác với vật thật đến việc sử dụng tranh minh hoạ, các
mơ hình tốn học nhằm nâng cao khả năng tư duy của học sinh . Cần lưu ý không

nên lạm dụng trong việc sử dụng DDDH trong suất q trình dạy học .
Sau đây là một số ví dụ minh hoạ cho các cách tổ chức cho học sinh học tốt phần
số học lớp một thông qua việc khai thác có hiệu quả các ĐDDH:
VÍ DỤ 1: Bài:
Nhiều hơn, ít hơn.
Mục tiêu : Sau bài học học sinh (HS): - Biết so sánh số lượng của hai nhóm
- đồ vật
- Biết sử dụng các từ “nhiều hơn”, ít
hơn” khi so sánh về số lượng
Đồ dùng dạy học : một số cái cốc, thìa …
5


Khi dạy so sánh số lượng cái cốc và thìa, giáo viên (GV) giới thiệu 5 cái cốc nhưng
chưa dùng từ “năm” chỉ nên nói “có một số cái cốc”. Giáo viên cầm một nắm thìa
trên tay (chẳng hạn cầm 4 cái thìa) và nói “có một số cái thìa” (chưa nên nói bốn cái
thìa)
GV gọi một HS lên đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa rồi hỏi cả lớp: “Cịn cái cốc nào
chưa có thìa” - Một HS trả lời và chỉ vào cái cốc chưa có thìa .
GV nêu: Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì vẫn cịn cái cốc chưa có cái thìa.
Ta nói : “ Số cái cốc nhiều hơn số cái thìa”- gọi một hs nhắc lại : “Số cái cốc nhiều
hơn số cái thìa”
- GV nêu: Khi đặt vào mỗi cái cốc một cái thìa thì khơng cịn thìa để đặt vào cốc
cịn lại . Ta nói “Số cái thìa ít hơn số cái cốc”.
- Gọi một vài học sinh nêu” Số cái cốc nhiều hơn số cái thìa”, rồi nêu: “Số cái
thìa ít hơn số cái cốc”
Việc hình thành biểu tượng tốn học nhiều hơn, ít hơn cho học sinh phải được đi
từng bước, từ quan sát hai nhóm đồ vật đến ước đoán về mối tương quan giữa 2
nhóm đồ vật dẫn dần đến so sánh 2 nhóm đồ vật rồi mới đến so sánh đại lượng nào
nhiều hơn, đại lượng nào ít hơn. Sau cùng mới hướng dẫn các em so sánh và đọc

các tên nhiều hơn, ít hơn kèm theo nhóm đồ vật.
VÍ DỤ 2:
Bài :
Các số 1, 2 , 3
Mục tiêu: sau bài học học sinh:
- Có khái niệm ban đầu về số 1, số 2, số 3 (mỗi số là đại diện cho một lớp các
nhóm đối tượng cùng loại )
- Đọc, viết các số 1, 2, 3. Biết đếm từ 1đến 3 và từ 3 đến 1.
- Nhận biết số lượng các nhóm có 1,2,3 đồ vật và thứ tự của các số 1,2,3 trong bộ
phận đầu của dãy số tự nhiên
Đồ dùng dạy học : Mỗi nhóm có 1, 2, 3 đồ vật cùng loại , chẳng hạn búp bê, bông
hoa, con mèo, con chim, chấm tròn, các chữ số 1, 2, 3.
a) Giới thiệu số 1:
GV cho HS quan sát bức ảnh có một con chim hoặc một búp bê, chỉ vào bức ảnh và
nói: “ có một con chim” rồi gọi một học sinh nhắc lại.
GV hướng dẫn hs nhận ra đặc điểm của từng nhóm đồ vật có số lượng đều bằng 1.
GV lần lược chỉ vào từng nhóm đồ vật và nêu : 1 chim bồ câu, một búp bê, ... đều
có số lượng là 1,ta dùng số 1 để chỉ số lượng của nhóm đồ vật đó. Số 1 viết bằng
chữ số 1, GV viết số 1 lên bảng – HS đọc “ một”
b) Giới thiệu số 2 , số 3 tương tự như số 1
- Đối với loại bài này cũng là kiến thức mới về số mà GV cần hình thành cho HS
cho nên bắt buộc phải có các nhóm đồ vật, hình ảnh tương ứng số lượng của mỗi số
để giúp các em trực quan đếm hình thành số mới.
VÍ DỤ 3:
Bài : Phép cộng trong phạm vi 3
Mục tiêu: Sau bài học HS:
- Hình thành khái niệm ban đầu về phép cộng
6



- Thành lập và ghi nhớ bảng cộng trong phạm vi 3
- Biết làm tính cộng trong phạm vi 3
Đồ dùng dạy học: bộ đồ dùng dạy học toán 1 mơ hình gà, ơ tơ, rùa, chấm trịn
Giới thiệu phép cộng trong phạm vi 3:
a/ Hướng dẫn HS học phép cộng 1 + 2 = 3
- Hướng dẫn HS sinh quan sát hình vẽ trong bài học ( hoặc mơ hình tương ứng)
để nêu thành vấn đề cần giải quyết. Chẳng hạn GV cho HS quan sát hình vẽ và nêu:
“Có một con gà, thêm một con gà nữa. Hỏi có tất cả mấy con gà?”. Cho HS nêu lại
bài tốn
- Gọi HS tự nêu câu trả lời, GV có thể hướng dẫn HS nêu đầy đủ : “ Một con gà
thêm một con gà được hai con gà “ Gọi một số HS nêu lại”
Vừa chỉ vào mơ hình vừa nêu: “ Một con gà thêm một con gà được hai con gà. Một
thêm một bằng hai: - Một HS nêu lại : Một thêm một bằng hai
GV nêu “ Ta viết một thêm một bằng hai như sau: 1 + 1 = 2 , dấu + gọi là “cộng”;
đọc là : “ Một cộng một bằng hai” . Chỉ vào 1 + 1 = 2, gọi một HS đọc lại . Gọi HS
lên bảng viết, đọc lại
b/ Hướng dẫn HS học phép cộng 2 + 1 = 3 theo ba bước tương tự như đối với
1 + 1 =2 .
Ở bước thứ nhất , GV hướng dẫn hs tự quan sát hình vẽ và tự nêu vấn đề cần giải
quyết . Nếu HS chưa tự nêu được thì GV giúp HS nêu.
( Chẳng hạn: “ Có hai ơ tơ , thêm một ơ tơ . Hỏi có mấy ô tô” ....Các bước sau thực
hiện tương tự như với 1 + 1 = 2
c/ Hướng dẫn hs học phép cộng 1 + 2 = 3 theo ba bước tương tựu như với
2+1=3
d/ Sau mục a,b,c, trên bảng nên giữ lại ba công thức:
1+1=2,
2 + 1 = 3,
1 + 2 = 3.
GV chỉ vào các công thức này và nêu: “ 1 + 1 = 2 là phép cộng ; 2 + 1 = 3 là phép
cộng;....”

Gọi HS đọc phép cộng trên bảng . Hỏi vài HS : “ Một cộng một bằng mấy”(HS trả
lời đầy đủ : một cộng một bằng hai ).... để giúp HS ghi nhớ công thức cộng trong
phạm vi 3
VÍ DỤ 4 :
Bài : Phép trừ trong phạm vi 3
Đồ dùng dạy học: - Sử dụng bộ đồ dùng dạy học tốn 1
- Các mơ hình phù hợp với nội dung bài học(3 hình vng , 3 hình trịn,..)
Hướng dẫn hs học phép trừ : 2 – 1 = 1
+ Hướng dẫn hs xem tranh, tự nêu bài tốn: “Chẳng hạn lúc đầu có hai con ong đậu
trên bơng hoa, sau đó một con ong bay đi. Hỏi còn lại mấy con ong?”
+ Hướng dẫn hs tự trả lời câu hỏi của bài toán: Chẳng hạn lúc đầu có 2 con ong, 1
con ong bay đi, còn lại một con ong.

7


Gv nhắc lại và giới thiệu: “ 2 con ong bớt đi 1 cpn ong, còn 1 con ong: hai bớt một
còn một.
Cho vài hs nhắc lại. cũng như vậy với hình trịn, hình vng.
+ Gv nêu tiếp : “ Hai bớt một còn một , ta viết lên bảng như sau 2 – 1 = 1 (đấu - đọc
là trừ ). Chỉ vào 2 – 1 = 1 đọc rồI cho hs đọc: Hai trừ một bắng một”
VÍ DỤ 5 : Bài :
Bé hơn . Dấu <
Đồ dùng dạy học: Xe, chim, hình vng, hình tam giác. Các số 1, 2, 3, 4, 5 và dấu
bé hơn <.
Hướng dẫn học sinh quan sát để nhận biết số lượng của từng nhóm trong hai
nhóm đồ vật rồi so sánh các số chỉ số lượng đó. Chẳng hạn, hướng dẫn học sinh
xem lần lượt từng tranh của bài học hoặc quan sát trên mơ hình và trả lời từng câu
hỏi như :
- Đối với tranh thứ nhất :

- Bên trái có mấy ơ tơ? (1 ơ tơ)
- Bên phải có mấy ô tô? (2 ô tô)
Một ô tô so với 2 ơ tơ thì thế nào? ( 1 ơ tơ ít hơn 2 ơ tơ )
Cho vài học sinh nhìn tranh và nhắc lại :
“ Một ơ tơ ít hơn 2 ô tô”
Tương tự cho học sinh quan sát tranh 2, 3, 4 để hướng dẫn thêm cách viết dấu <
và đọc “bé hơn”. Hỏi học sinh cách đọc 2 số có kèm theo dấu bé hơn để vừa
củng cố biểu tượng lớn hơn, bé hơn vừa hình thành cách viết dấu < đúng chỗ qui
định. Khi 1 học sinh khá giỏi nêu được cách viết, giáo viên khắc sâu cho cả lớp
hiểu số 1 < 2 ( số 1 bé hơn số 2).
Đối với học sinh trung bình, yếu, giáo viên có thể cho các em thao tác trên que
tính 2 nhóm que và xác định nhóm nào bé hơn mà ghi dấu cho đúng. Giáo viên
cùng cả lớp nhận xét và động viên kết quả thực hiện của những em này.
Đối với bài lớn hơn, dấu lớn hơn cũng hướng dẫn tương tự như trên chỉ lưu ý
các em dùng dấu > và ghi đúng chỗ là được.
VÍ DỤ6 :
Bài số 6
Đồ dùng dạy học : Tranh vẽ 6 bạn học sinh, 6 chấm trịn, que tính
Giáo viên hướng dẫn học sinh xem tranh và nói :
- Có 5 bạn đang chơi trên sân, một bạn chạy đến chơi chung . Tất cả có mấy
bạn ? ( Năm bạn thêm 1 bạn nữa là 6 bạn )
Học sinh đọc : 6 bạn - Giáo viên ghi số 6
- Tương tự hướng dẫn học sinh hình thành số 6 qua tranh 32 và 3.
- Hướng dẫn học sinh nhận dạng chữ số 6 và cách ghi số 6. Có thể dùng thiết
bị dạy số để chọn, ghép số 6. Sau đó mới tập ghi và đọc số 6.
Đối với các bài số 7, 8, 9 … cũng hướng dẫn tương tự như vậy.
VÍ DỤ 7 : Bài : Phép cộng dạng 14 + 3
Đồ dùng dạy học :
- Các bó 1 chục que tính và que tính rời.( loại lớn để giáo viên biểu diễn và
loại nhỏ cho HS thực hành.

- Các bước thực hiện :
8


HS lấy 14 que tính gồm 1 bó 1 chục que tính và 4 que rời rồi lấy thêm 3 que rời
nữa.
Có tất cả mấy que tính ? ( HS đếm và trả lời: 17 que tính)
GV cùng HS ghép các que tính lên bảng kết hợp hình thành phép cộng :
+ Có 1 chục que tính - Viết 1 hàng chục : 1
+ Có 4 que tính rời
- Viết 4 ở hàng đơn vị : 4
- Viết : 14
( Như SGK/108)
+ Lấy thêm 3 que tính :- Viết :
3
17
- Muốn biết có tất cả mấy que tính ta cộng 4 que rời với 3 que rời được 7 que
rời. Có 1 bó 1 chục và 7 que rời bằng 17 que tính.( Cho HS nói )
* Cần lưu ý thêm, ngoài việc trực quan rút ra kiến thức mới, GV nên vận dụng
thêm những hiểu biết về các bài trước đó để suy ra kiến thức mới. Việc này nên
giao cho học sinh khá giỏi tìm để phát huy trí lực của các em.
Chương III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
- Đến nay, hầu hết học sinh lớp 1C do tôi phụ trách đều thuộc lòng được các
bảng cộng , trừ và thực hiện tốt các phép tính cộng, trừ các số trong phạm vi đã
học .
*Bảng so sánh kết quả qua sử dụng ĐDDH như sau:

Kết quả
Khi chưa sử dụng
ĐDDH

Khi đã sử dụng
ĐDDH

So sánh

HT

TL

CHT

TL

HT

15

60%

10

40%

60%

25

100%

100%


Tăng hơn so với
khi chưa sử dụng
ĐDDH

PHẦN KẾT LUẬN:
Qua việc sử dụng DDDH toán ở lớp 1, chúng ta đã được rút ra được những kết
luận sau: Hình thành cho học sinh được khái niệm ban đầu về số học từ đồ dùng
trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng
Kết hợp được các phương pháp trực quan với quan sát , đàm thoại , hoạt động
nhóm và động não.
Rèn cho HS kĩ năng thao tác với ĐDDH như: nói, lý luận về tốn học đơn giản
thơng qua thảo luận, phân tích, tổng hợp từ trực quan để rút ra biểu tượng tốn học
mới. ĐDDH cịn góp phần giúp học sinh yếu, học sinh thiểu năng trí tuệ có cơ sở
tiếp thu một số kiến thức tốn học đơn giản ở lớp một.
. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT:
Đồ dùng dạy học có vai trị quan trọng trong q trình dạy học tốn ở tiểu học đặc
biệt là lớp 1. Đồ dùng dạy học phải:
9


+ Gây hứng thú cho học sinh
+ Gây sự chú ý cho HS
+ Hình thành kiến thức mới, vì vậy muốn sử dụng đồ dùng dạy học có hiệu
quả GV cần chú ý :
Đồ dùng dạy học phải khoa học, thẩm mĩ, sử dụng đúng nơi, đúng lúc.Tuy nhiên
GV không nên lạm dụng
Có thể sử dụng đồ dùng dạy học trong phần củng cố bài, tiết luyện tập.
Ngồi DDDH có thể sử dụng vật thật, tranh ảnh để bổ sung.
Trên đây là một số kinh nghiệm, sử dụng đồ dùng dạy học vào hình thành kỹ năng

học tốn lớp 1.Tơi đã mạnh dạng áp dụng thu được những thành công nhất
định.Tuy nhiên trong q trình nghiên cứu đề tài, khơng tránh khỏi những thiếu sót.
Rất mong sự đóng góp ý kiến của các đồng chí,bạn bè đồng nghiệp.
Tơi xin chân thành cảm ơn.
Đại Đồng ngày 28 tháng 2 năm 2016
Người viết

Trần Thị Hoa

10


11



×