Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư PPP trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại việt nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.29 KB, 10 trang )

i

TĨM TẮT LUẬN VĂN
MỞ ĐẦU
Cùng với tốc độ đơ thị hóa nhanh, vấn đề xử lý CTRSHĐT được Nhà nước cũng
như các địa phương chú trọng để đảm bảo môi trường sống ổn định và bền vững cho
người dân. Nhu cầu vốn đầu tư lĩnh vực xử lý CTRSHĐT đang rất lớn và cấp bách.
Đảng, Nhà nước đã có nhiều định hướng, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế tư
nhân cũng như huy đồng nguồn vốn từ khu vực này để đầu tư vào hạ tầng. Tuy nhiên,
khả năng thu hút đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư, trong khi các dự án triển khai theo
hình thức PPP lĩnh vực này đa phần còn nhiều hạn chế, vướng mắc.
Để nâng cao các hoạt động đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý CTRSHĐT,
học viên chọn đề tài “Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP) trong lĩnh vực xử lý
chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam”.
- Đối tượng nghiên cứu: ĐT PPP trong lĩnh vực xử lý CTRSHĐT.
- Phạm vi nghiên cứu: Về không gian, luận văn nghiên cứu về ĐT PPP trong lĩnh
vực xử lý CTRSHĐT tại Việt Nam. Tuy nhiên, do hạn chế về điều kiện thời gian và
nguồn lực, luận văn nghiên cứu lĩnh vực xử lý CTRSHĐT tại 32 tỉnh, thành phố, đặc biệt
là các đô thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng ... Về thời
gian, luận văn nghiên cứu, phân tích thực trạng ĐT PPP trong lĩnh vực xử lý CTRSHĐT
giai đoạn 2011-2017 (đến tháng 11), dựa trên định hướng đến 2025 của Nhà nước để đề
xuất giải pháp trong những năm tới.
- Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, dữ liệu thứ
cấp. Mặt khác, luận văn thu thập thông tin về các dự án xử lý CTRSHĐT đã, đang có
đầu tư hoặc đang kêu gọi đầu tư theo hình thức PPP, tiến hành chọn lọc, thống kê, tổng
hợp và so sánh, phân tích, rút ra nhận xét.
- Kết cấu luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
phần phụ lục; nội dung của luận văn gồm 3 Chương chính với nội dung chính cơ sở lý
luận; thực trạng; kiến nghị và giải pháp.



ii

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC
CƠNG TƯ TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ
1.1. Đầu tư theo hình thức đối tác cơng tư (PPP)
1.1.1. Khái niệm
Khoản 1 Điều 3 NĐ15/CP của Chính phủ quy định: Đầu tư theo hình thức đối tác
cơng tư (PPP) là hình thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp đồng giữa CQNN có
thẩm quyền và NĐT, doanh nghiệp dự án để thực hiện, QLVH dự án hạ tầng, dịch vụ
công.
1.1.2. Bản chất, mơ hình đầu tư và đặc điểm của đầu tư theo hình thức PPP
1.1.2.1. Bản chất của đầu tư theo hình thức PPP
Phản ánh mối quan hệ ba bên của Nhà nước – Nhà đầu tư – Người dân trong việc
cung cấp và sử dụng HTKT, dịch vụ cơng.
1.1.2.2. Các mơ hình đầu tư và hợp đồng theo hình thức PPP
Tùy theo đặc điểm của dự án, điều kiện kinh tế - xã hội, thể chế nhà nước, chính
sách, pháp luật và mức độ phát triển của từng quốc gia để chia thành các mơ hình ĐT
PPP khác nhau. Trình bày cụ thể tại Bảng 1.2. Tương ứng với các mơ hình là các hình
thức hợp đồng PPP.
1.1.2.3. Một số đặc điểm của đầu tư theo hình thức PPP
Những đặc điểm cơ bản của ĐT PPP được thể hiện trong từng trường hợp cụ thể
và đóng vai trị khác nhau trong việc thực hiện dự án. Sự tham gia đồng thời của Nhà
nước – Nhà Đầu tư – Người dân. Nguyên tắc hiệu quả kinh tế - xã hội trong đầu tư theo
hình thức PPP. Ngun tắc cơng bằng trong đầu tư theo hình thức PPP. Nguyên tắc cạnh
tranh trong đầu tư theo hình thức PPP. Nguyên tắc song hành giữa lợi ích và trách nhiệm.
Nguyên tắc minh bạch và trách nhiệm giải trình. Rủi ro và địi hỏi phải quản lý, phân
chia rủi ro.
1.1.3. Vai trò của đầu tư theo hình thức PPP
a. Thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân. b. Nâng cao hiệu quả và trách nhiệm
quản lý công của cơ quan nhà nước. c. Về chất lượng và chi phí sản phẩm được cung cấp. d.

Về lợi ích cho các bên trong đầu tư. đ. Về hiệu quả đầu tư. e. Về quản lý chi phí


iii

1.2. Đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
1.2.1. Đặc trưng của đầu tư theo hình thức hợp tác cơng tư lĩnh vực xử lý chất
thải rắn sinh hoạt đô thị
Các DAĐT PPP lĩnh vực xử lý CTRSHĐT bên cạnh các nội dung như DAĐT
PPP thơng thường, thì các dự án này có các đặc trưng như sau: Các hình thức đối tác
công tư; Về công nghệ; Nguồn thu để thanh toán cho nhà đầu tư; Về áp dụng Hợp đồng
dự án; Ảnh hưởng đến đời sống người dân và vai trò của người dân; Đặc trưng nhà đầu
tư lĩnh vực xử lý CTRSHĐT; Về quản lý và tham gia của cơ quan nhà nước; Mâu thuẫn,
tranh chấp giữa Nhà nước – Nhà đầu tư – Người dân.
1.2.2. Vai trò của đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh
hoạt đơ thị
Có vai trị như ĐT PPP thông thường, ĐT PPP trong lĩnh vực xử lý CTRSHĐT
có thêm các vài trị: Vai trị trong lĩnh vực mơi trường, vai trị thay thế trách nhiệm của
Nhà nước về mơi trường, Vai trị thay đổi các cơng ty mơi trường, Vai trị giảm chi phí
xã hội tương lai; Thu hút công nghệ mới, hiện đại; Thu hút NĐT nước ngồi.
1.2.3. Nguồn vốn đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh
hoạt đô thị
Nguồn vốn vào hoạt động đầu tư PPP lĩnh vực xử lý CTRSHĐT gồm: nguồn vốn
chủ sở hữu của các NĐT, nguồn vốn của các tổ chức tín dụng và nguồn vốn của Nhà
nước (NSNN và phí VSMT người dân đóng):
1.2.4. Nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất
thải rắn sinh hoạt đô thị
Các bên tham gia trong đầu tư PPP lĩnh vực xử lý CTRSHĐT góp phần vào
thành cơng cũng như thất bại của các dự án. Theo đó, các nhân tố ảnh hưởng chính đến
dự án PPP lĩnh vực xử lý CTRSHĐT gồm: Khung pháp lý và quy trình dự án; Chất

lượng hoạt động của bộ máy QLNN; Nguồn lực của NĐT cũng như bộ máy hoạt động
của NĐT; Công nghệ xử lý CTRSHĐT của dự án; Sự tham gia của người dân.


iv

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC
CÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ
THỊ TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2011-2017
2.1. Sự cần thiết thực hiện đầu tư theo hình thức PPP trong lĩnh vực xử lý
chât thải rắn sinh hoạt đô thị
2.1.1. Thực trạng lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam
- Tại các địa phương, tốc độ đơ thị hóa ngày càng cao gây sức ép về hạ tầng,
trong đó ảnh hưởng lớn đến phát sinh CTRSHĐT.
- Lượng CTRSHĐT quy mô lớn, gia tăng hàng năm. Phần lớn các BCL tiếp nhận
CTRSHĐT chưa được phân loại tại nguồn. Phương pháp chủ yếu xử lý là chôn lấp chôn
lấp (~ 75%), là nguy cơ tiềm tàng gây ÔNMT.
2.1.2. Thực trạng huy động nguồn lực của Nhà nước vào lĩnh vực xử lý chất
thải rắn sinh hoạt đô thị
Việc đầu tư phát triển hệ thống xử lý CTRSHĐT chủ yếu sử dụng nguồn vốn
NSNN (trong đó vốn vay ODA là chính) gây sức ép lên khu vực Nhà nước, trong khi
nguồn vốn của khu vực kinh tế tư nhân tham gia đầu tư còn rất khiêm tốn.
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho các dự án xử lý CTRSHĐT giai đoạn 2011-2020 là
60.100 tỷ đồng, bình quân/năm khoảng: 6.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2010-2014, vốn đầu tư
đã thực hiện của lĩnh vực xử lý CTRSHĐT khoảng 6.600 tỷ đồng (tương đương 1.300 tỷ
đồng/năm). Như vậy, mới chỉ đáp ứng 21,7% nhu cầu.
2.2. Thực trạng đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh
hoạt đô thị
2.2.1. Căn cứ pháp lý của đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất thải
rắn sinh hoạt đô thị

Trong những năm vừa qua các văn bản pháp luật điều chỉnh đối với mơ hình này
bao gồm: Luật, Quyết định, Nghị định, Thông tư, các văn bản hướng dẫn chi tiết. Tuy
nhiên vẫn còn một số nội dung cần được hoàn thiện để phù hợp thực tiễn..
2.2.2. Thực trạng công tác quản lý nhà nước đầu tư theo hình thức PPP lĩnh
vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Trong đầu tư PPP lĩnh vực xử lý CTRSHĐT, vai trò QLNN của CQNN còn thêm


v

vai trò tham gia trong hoạt động đầu tư này: a. Các công tác quản lý, tham gia của Nhà
nước theo quy trình dự án. b. Về các cơ quan nhà nước có trách nhiệm: Nhiều Bộ và
UBND cấp tỉnh đã giao đơn vị trực thuộc làm đầu mối tổ chức triển khai về PPP. c. Về
công tác lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư PPP lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị:
Các định hướng, đường lối chưa được cụ thể hóa bằng hành động.
2.2.3. Thực trạng huy động vốn đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất
thải rắn sinh hoạt đô thị
Theo tổng hợp, thống kê của học viên, giai đoạn 2011-2017 (tháng 11) tại 32 tỉnh,
thành phố (bao gồm các tỉnh, thành phố có đơ thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng, Cần Thơ...) với tổng lượng CTRSHĐT được thu gom là 27.192 tấn, theo đó 32 địa
phương này chiếm 82,0% tổng lượng CTRSHĐT của cả nước. Tại các địa phương này,
có 51 DAĐT PPP lĩnh vực xử lý CTRSHĐT đang ở các bước như kêu gọi đầu tư; giai
đoạn tiếp xúc giữa CQNN và nhà đầu tư; đã phê duyệt chủ trương cho NĐT thực hiện;
đã khởi công; đã đưa dự án vào vận hành; hoặc bị thu hồi dự án.
2.2.3.1. Vốn đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Theo tổng hợp, thống kê của học viên, giai đoạn 2011-2017 (tháng 11) tại 32 tỉnh,
thành phố (chiếm 82,0% tổng lượng CTRSHĐT của cả nước): có 51 dự án với tổng số
vốn tương đương 46.638 tỷ đồng. Có thể thấy quy mô vốn PPP cho lĩnh vực CTRSHĐT
là rất lớn, và nhiều tiềm năng đầu tư.
Qua biểu đồ, có thể thấy việc kêu gọi đầu tư và đầu tư PPP lĩnh vực xử lý

CTRSHĐT khơng có xu thể ổn định (tăng/giảm). Mức vốn nói chung ln lớn hơn mức
vốn đang đầu tư, do việc nhu cầu thu hút đầu tư luôn gia tăng. Mặt khác các CQNN cũng
đã nhận thấy được vai trò thu hút vốn đầu tư của các NĐT.
2.2.3.2. Vốn đầu tư phân theo địa phương về PPP lĩnh vực xử lý chất thải rắn
sinh hoạt đô thị
Quy mô vốn đầu tư PPP lĩnh vực xử lý CTRSHĐT tại các tỉnh, thành phố hình
thức PPP trong lĩnh vực xử lý CTRSHĐT chủ yếu được triển khai ở các địa phương có
đơ thị lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và các đô thị phụ cận..
2.2.3.3. Hình thức hợp đồng PPP lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đơ thị
Các hình thức hợp đồng tương ứng với các dự án được chấp thuận chủ trương


vi

đầu tư cho đến vận hành thì hình thức xã hội hóa nhiều hơn. Như vậy, về hình thức hợp
đồng PPP vẫn chưa phát huy vai trò và ưu điểm của hình thức PPP.
2.2.4. Thực trạng đầu tư tại các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo
hình thức PPP
2.2.4.1. Thực trạng cơng tác chuẩn bị đầu tư tại các dự án
Thứ nhất, nhiều địa phương đang kêu gọi nhà đầu tư và tăng cường các giải pháp
thu hút nguồn lực của khu vực tư nhân. Thứ hai, tuy các CQNN đã quan tâm đến việc
thu hút đầu tư, nhưng vẫn còn nhiều dự án chưa thu hút được nhà đầu tư. Thứ ba, có
nhiều dự án tại các địa phương được NĐT quan tâm. Thứ tư, tuy có nhiều NĐT quan
tâm nhưng cơng tác chuẩn bị dự án và lựa chọn NĐT còn bất cập.
2.2.4.2. Thực trạng công tác triển khai đầu tư tại các dự án
Thứ nhất, nhiều dự án mới được chấp nhận đầu tư và khởi công xây dựng. Thứ
hai, mặc dù được chấp thuận đầu tư, nhưng một số dự án vẫn chưa khởi công xây dựng.
Thứ ba, nhiều dự án bị CQNN thu hồi do NĐT không thực hiện đầu tư. Thứ bốn, một số
dự án vướng mắc về thủ tục đầu tư nên còn chậm tiến độ. Thứ năm, một số các dự án đã
được đưa vào vận hành và góp phần xử lý CTRSHĐT. Thứ sáu, nhiều dự án gây

ÔNMT, gây bức xúc cho người dân sống xung quanh. Thứ bảy, nhiều dự án gặp mâu
thuẫn, tranh chấp giữa Nhà nước và NĐT, hay NĐT không thực hiện đúng cam kết, hợp
đồng với CQNN.
2.3. Đánh giá thực trạng đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất thải
rắn sinh hoạt đô thị
2.3.1. Kết quả đạt được của đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất thải
rắn sinh hoạt đô thị
* Về kết quả đạt được chung: Các DAĐT xử lý CTRSHĐT được nhiều NĐT
quan tâm, thu hút được nguồn vốn đầu tư. CQNN đã bắt đầu có sự chủ động xúc tiến thu
hút, dọn đường cho NĐT. Thu hút được một số công nghệ mới. Đã có nhiều NĐT cả
trong nước và quốc tế. Nguồn vốn ODA dần chuyển sang hỗ trợ cho DAĐT PPP.
* Kết quả đạt được của các dự án xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị theo hình
thức PPP: Số lượng dự án trên cả nước thu hút ĐT PPP ngày càng tăng lên. Hình thức
PPP đã manh nha từ lâu. Một số dự án đã tiến hành khởi công xây dựng. Nhiều dự án


vii

thực hiện theo PPP, nhưng chủ yếu đang trong giai đoạn chuẩn bị dự án.
* Kết quả huy động vốn đầu tư theo hình thức hợp tác cơng tư lĩnh vực xử lý chất
thải rắn sinh hoạt đô thị: Đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý CTRSHĐT ngày
càng tăng về số dự án và số vốn đầu tư. Nhu cầu kêu gọi NĐT của các địa phương cịn
lớn. Số dự án theo hình thức PPP được đưa vào vận hành cịn thấp.
2.3.2. Tồn tại và khó khăn của đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý chất
thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam
2.3.2.1. Hạn chế về quy trình dự án
a. Hạn chế về công tác chuẩn bị dự án
Các dự án cần thu hút đầu tư và thông tin về dự án không được công khai hoặc
NĐT nộp đề xuất dự án nhưng CQNN không thụ lý hồ sơ. Các dự án chủ yếu là do NĐT
đề xuất, CQNN khơng kiểm sốt được các thông số của dự án. Nhiều NĐT năng lực

kém hoặc khơng cịn quan tâm đến dự án. Nhiều dự án mới chỉ được phê duyệt danh
mục dự án hoặc chủ trương kêu gọi đầu tư, nhưng khơng có kinh phí để nghiên cứu
chuẩn bị dự án nên khơng có cơ sở để lựa chọn NĐT.
b. Hạn chế về công tác triển khai dự án
Một số NĐT không thực hiện như cam kết với CQNN. Nhiều hành vi vi phạm
pháp luật như chuyển nhượng dự án, chôn lấp CTRSHĐT trái phép. NĐT gặp nhiều
vướng mắc về thủ tục đầu tư, thủ tục phải lấy ý kiến nhiều cơ quan. Công tác giám sát,
kiểm tra khơng đầy đủ. Việc thanh tốn cho NĐT theo giá xử lý, tái chế CTRSHĐT cho
việc chỉ chơn lấp khơng phù hợp, gây thất thốt. Nhiều dự án xử lý CTRSHĐT cịn gây
ƠNMT.
2.3.2.2. Hạn chế về huy động các nguồn lực vào đầu tư theo hình thức PPP lĩnh
vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đơ thị
Huy động các nguồn vốn của NĐT cịn hạn chế. Khả năng thanh tốn của CQNN
cho NĐT cịn khó khăn. Vốn đầu tư các dự án xử lý CTRSHĐT chưa tương xứng với
quy mô CTRSHĐT tiếp nhận, đồng thời, các hạng mục cơng trình được đầu tư cũng
thiếu đồng bộ. Khó khăn về huy động các nguồn cung cấp tín dụng thương mại.


viii

2.3.2.3. Hạn chế về đặc trưng lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị liên
quan đến đầu tư theo hình thức PPP
Thiếu các văn bản quy định cụ thể về tiêu chí đánh giá, lựa chọn NĐT và hợp
đồng trong QLVH. Các thỏa thuận về giá thanh tốn trong xử lý CTR cũng cịn nhiều bất
cập. Hầu hết công nghệ xử lý CTRSHĐT nhập khẩu không phù hợp với thực tế
CTRSHĐT tại Việt Nam. Cịn tình trạng ÔNMT ở khu vực dự án; một số dự án hoạt
động cầm chừng hoặc dừng hoạt động....
2.3.3. Nguyên nhân của các tồn tại
Một số nguyên nhân chính dẫn tới kết quả thực hiện cịn hạn chế và có những
phản ánh tiêu cực từ xã hội, cụ thể như sau: (1) Về định hướng của Nhà nước và quy

định pháp luật về đầu tư theo hình thức PPP. (2) Về các nguồn lực đầu tư theo hình thức
PPP lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị. (3) Về bộ máy, nhân sự cho các
DAĐTtheo hình thức PPP. (4) Về thông tin truyền thông và sự tham gia của cộng đồng.
(5) Về đặc trưng lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT
ĐỘNG ĐẦU TƯ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CƠNG TƯ TRONG LĨNH
VỰC XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng của Nhà nước về huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng
hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt đến năm 2025
3.1.1. Định hướng phát triển hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tới
năm 2025
Theo Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn thì một số mục tiêu
cụ thể cần đạt được đến năm 2025 gồm: Huy động mọi nguồn vốn đầu tư cho công tác
quản lý CTRSHĐT.
3.1.2. Định hướng của Nhà nước và nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống xử
lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
a. Quan điểm của Nhà nước về huy động các nguồn lực đầu tư xây dựng hệ
thống xử lý CTRSHĐT:
Huy động tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển hệ thống xử lý CTRSHĐT;


ix

trong đó ưu tiên khai thác nguồn vốn đầu tư của thành phần kinh tế tư nhân để giảm đầu
tư từ NSNN, nâng cao hiệu quả đầu tư.
b. Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị giai đoạn
2018-2025
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho xử lý CTRSHĐT giai đoạn 2011-2020 là 60.100 tỷ
đồng, tương đương 6.000 tỷ/năm. Dự báo nhu cầu vốn từ 2018-2025 cần lượng vốn

khoảng 48.000 tỷ đồng. Giai đoạn 2018-2025 cần thu hút nguồn vốn tư nhân theo hình
thức PPP khoảng 22.464 tỷ đồng.
3.2. Một số kiến nghị và giải pháp tăng cường đầu tư theo hình thức PPP
lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
3.2.1. Hồn thiện quy định pháp luật và quy trình dự án đầu tư theo hình thức
PPP lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
3.2.1.1. Về quy định pháp lý hiện hành
Nghiên cứu, đề xuất, thông qua Luật đầu tư PPP. Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung
các quy định của hai Nghị định - NĐ15/CP và NĐ30/CP. Quy định bắt buộc thực hiện
các dự án HTKT và dịch vụ cơng xử lý CTRSHĐT theo hình thức PPP, khơng được áp
dụng hình thức xã hội hóa.
3.2.1.2. Về chuẩn bị dự án, phê duyệt và công bố dự án
Tập trung thực hiện một số DAĐT PPP đặc biệt ưu tiên.. Các dự án cần lập báo
cáo NCKT, để có đầy đủ thông tin thực hiện dự án các bước sau. Thu hút nhiều NĐT
hơn cho từng dự án để tránh trường hợp chỉ định thầu cho NĐT duy nhất. Nhà nước cần
sử dụng thuê tư vấn giỏi trong lĩnh vực PPP để giúp Nhà nước.
3.2.1.3. Hồn thiện quy trình triển khai thực hiện dự án
Cần phải giảm bớt thủ tục hành chính; Hồn thiện cơng tác lựa chọn NĐT và ký
hợp đồng. Hồn thiện quy trình cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. CQNN cần phải
quản lý, giám sát chặt chẽ giai đoạn triển khai DAĐT PPP.
3.2.2. Huy động các nguồn lực vào đầu tư theo hình thức PPP lĩnh vực xử lý
chất thải rắn sinh hoạt đô thị
3.2.2.1. Sự tham gia về vốn đầu tư và nguồn thanh tốn của Nhà nước:
Tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực tài chính cho lĩnh vực xử lý CTRSHĐT.


x

Kinh phí cho CQNN thực hiện dự án cần được quy định rõ ràng.
3.2.2.2. Về nguồn vốn chuẩn bị dự án đầu tư

Cần huy động nguồn vốn chuẩn bị các DAĐT PPP vay từ các nhà tài trợ ODA
làm vốn cho chuẩn bị đầu tư. Nhà nước cần lập các quỹ đầu tư để hỗ trợ nguồn vốn cho
các DAĐT PPP theo từng lĩnh vực HTKT đô thị.
3.2.2.3. Về ưu đãi, hỗ trợ và bảo đảm đầu tư
Việc nghiên cứu và sử dụng các cơng cụ tài chính, cơng cụ bảo đảm, bảo lãnh rủi
ro cho các DAĐT PPP là yếu tố rất cần thiết để thu hấp dẫn và thu hút được nguồn vốn
đầu tư từ khu vực tư nhân. Việc ưu đãi, hỗ trợ và bảo đảm đầu tư giúp các NĐT có tính
khả thi về hoạt động đầu tư.

3.2.3. Hoàn thiện về bộ máy, nhân sự cho các dự án đầu tư theo hình thức PPP
Về cơ quan đầu mối về đầu tư theo hình thức PPP; Đẩy mạnh việc hỗ trợ đào tạo,
tăng cường năng lực nhân sự về hình thức đối tác cơng tư lĩnh vực xử lý chất thải rắn
sinh hoạt đô thị.
3.2.4. Đẩy mạnh thông tin truyền thông và sự tham gia của cộng đồng
3.2.5. Hồn thiện pháp luật, chính sách lĩnh vực xử lý chất thải rắn sinh hoạt
đô thị phù hợp với đầu tư theo hình thức PPP
Cần lập quy hoạch khu xử lý CTRSHĐT, chủ trương đầu tư. Sớm có hướng dẫn
về quản lý các DAĐT PPPHTKT đô thị. Cần đổi mới cơ chế chính sách về giá, phí trong
lĩnh vực. Nâng cao tỷ lệ thu gom, xử lý CTRSHĐT; nghiên cứu, đầu tư các công nghệ
xử lý CTRSHĐT phù hợp. Nghiên cứu quy định trách nhiệm, mức đến bù của NĐT
không thực hiện đúng cam kết, và khi gây ô nhiễm cho người dân. Phát huy vai trò của
KHCN và tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước về xử lý
CTRSHĐT. Hồn thiện thủ tục ưu đãi đầu tư đối với công nghệ hiện đại và ưu đãi trong
lĩnh vực môi trường.



×