Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh nam định (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.29 KB, 7 trang )

i

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Để nâng cao hiệu quả ngân sách nhà nước, nhà nước ban hành cơ chế quản lý
để quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách sách nhà nước, trong đó lập dự tốn
ngân sách là một trong những cơng cụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế - xã hội,
nâng cao đời sống nhân dân, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại.
Lập dự toán ngân sách nhà nước trên cơ sở khoa học nhằm đảm bảo sử dụng
tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực tài chính của nhà nước cho phát triển kinh tế xã hội và
quốc phòng an ninh; tập trung nguồn lực cho việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của
quốc gia hoặc từng ngành, địa phương, đơn vị; tạo điều kiện chủ động trong quá trình
triển khai thực hiện nhiệm vụ của từng cấp, từng ngành, địa phương.
Là cơ sở để thực hiện cải cách thủ tục hành chính và cơng khai minh bạch trong
việc thực hiện nguồn vốn ngân sách nhà nước và nguồn vốn vay từ nước ngoài.
Hàng năm, theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, Thủ tướng Chính phủ
quyết định việc lập kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước
năm sau. Uỷ ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm lập dự tốn ngân sách địa phương báo
cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, cho ý kiến, gửi Bộ Tài chính và các
cơ quan có liên quan để tổng hợp, lập dự tốn ngân sách nhà nước trình Chính phủ.
Từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, tôi chọn đề tài “ Cơ sở khoa học lập dự
toán ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định” làm đề tài luận văn thạc sỹ
kinh tế của mình.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Vấn đề lập dự toán ngân sách nhà nước là một vấn đề quan trọng luôn được
quan tâm nghiên cứu. Đã có nhiều đề tài, nghiên cứu chỉ đề cập khía cạnh lập, chấp
hành, kế tốn ngân sách nhà nước với góc độ là bộ phận của cơ chế quản lý ngân sách
nhà nước. Ở tỉnh Nam Định chưa có đề tài nào nghiên cứu về lập dự tốn ngân sách
nhà nước.


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:
Làm rõ cơ sở khoa học lý luận và thực tiễn về lập dự toán ngân sách nhà nước ở
địa phương; tìm hiểu thực trạng việc triển khai lập dự tốn ngân sách nhà nước ở địa
phương trong thời gian qua đã đảm bảo cơ sở khoa học hay không; nghiên cứu những


ii
tồn tại, khuyết điểm trong q trình lập dự tốn do chưa thực hiện hoặc thực hiện lập
dự toán chưa đúng căn cứ khoa học.
Xác định cơ sở khoa học và thực tiễn để để áp dụng vào việc lập dự tốn ngân
sách địa phương mang tính khoa học; phân tích q trình lập dự tốn ngân sách địa
phương ở tỉnh Nam Định trong thời gian qua đã đảm bảo tính khoa học ở mức độ nào.
Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm đảm bảo lập dự toán ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh Nam Định trong thời gian tới có cơ sở khoa học.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu: Căn cứ lý luận và thực tiễn việc lập dự toán ngân sách
nhà nước trên địa bàn tỉnh Nam Định. Phạm vi lãnh thổ: Trên địa bàn tỉnh Nam Định;
từ năm 2007 đến 2010.

5. Phương pháp nghiên cứu:
- Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát thực tiễn, phân tích và tổng hợp,
phương pháp trừu tượng hoá khoa học, phương pháp thống kê, phân tích kinh tế...

6. Đóng góp của luận văn:
Hệ thống các vấn đề lý luận chung cơ sở khoa học về lập dự tốn ngân sách
nhà nước nói chung, lập dự tốn ngân sách địa phương nói riêng.
Đánh giá tổng qt xây dựng căn cứ khoa học và thực tiễn trong q trình lập
dự tốn ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định gắn với việc chấp hành, kế toán, quyết
toán và kiểm toán nhà nước trên địa bàn tỉnh từ năm 2007 đến 2010.

Đề xuất các nhóm giải pháp nhằm đảm bảo tính khoa học trong lập dự tốn
ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định.

7. Kế cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kế luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được
chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về dự toán ngân sách nhà nước.
Chương 2: Thực trạng lập dự toán ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định
Chương 3: Quan điểm và giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo tính khoa học trong
lập dự toán ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam Định.


iii

Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ DỰ TOÁN NGÂN
SÁCH NHÀ NƯỚC
1. 1. Ngân sách nhà nước và lập dự toán ngân sách nhà nước.
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của nhà nước đã được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để bảo
đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
Sau khi phân tích khái niệm, vai trị của ngân sách nhà nước, luận văn đã nêu
quan niệm, nội dung và vài trị của lập dự tốn ngân sách nhà nước.

1.2. Những căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước và sự cần thiết luận
giải những cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước.
Căn cứ lập dự toán ngân sách nhà nước hàng năm:
Nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh.
Những nhiệm vụ cụ thể của địa phương.
Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước; tỷ lệ phần trăm (%)
phân chia các khoản thu và mức bổ sung cân đối của ngân sách cấp trên cho ngân sách

cấp dưới đã được quy định.
Chính sách, chế độ thu ngân sách; định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu
chuẩn, định mức chi ngân sách.
Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
xã hội và dự tốn năm sau; thơng tư hướng dẫn của Bộ tài chính về lập dự tốn ngân
sách; Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và đầu tư về xây dựng kế hoạch phát triển
kinh tế xã hội, kế hoạch vốn đầu tư phát triển thuộc ngân sách nhà nước và văn bản
hướng dẫn của uỷ ban nhân dân tỉnh.
Tình hình thực hiện ngân sách các năm trước.
Nội dung của lập dự toán ngân sách đã phân tích làm thế nào để tìm ra cách
thức để xác định căn cứ lập dự toán, như dự báo tình hình phát triển kinh tế xã hội
(cơng cụ, phương pháp để xác định).
Sau khi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán, luận văn đã luận giải
những cơ sở khoa học của việc lập dự toán ngân sách nhà nước nêu trên.


iv
1.3. Kinh nghiệm quốc tế và trong nước về lập dự toán ngân sách.
Luận văn nêu kinh nghiệm lập dự tốn ngân sách nhà nước của 2 nước là Cộng
hồ Liên bang Đức và Trung Quốc; kinh nghiệm của 2 tỉnh Thái Bình và Nghệ An và
đánh giá những ưu điểm cũng như hạn chế để từ đó đề xuất quan điểm, giải pháp cụ
thể nhằm đảm bảo tính khoa học trong lập dự toán ngân sách nhà nước ở tỉnh Nam
Định.

Chương 2: THỰC TRẠNG LẬP DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ở TỈNH NAM ĐỊNH
Luận văn đánh giá những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội có ảnh
hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và việc lập dự toán ngân sách; đánh giá thực trạng
việc lập dự toán ngân sách nhà nước tại tỉnh Nam Định giai đoạn 2006 – 2010 đã đảm
bảo cơ sở khoa học hay chưa và đạt ở mức độ nào trên cơ sở đó rút ra một số thành

cơng và hạn chế.
- Thành công trong các mặt:
Về công tác chỉ đạo triển khai thực hiện;
Về triển khai hướng dẫn và tổ chức thực hiện;
Sự phối hợp thực hiện giữa Sở Tài chính với các cơ quan;
Mối quan hệ giữa các khâu trong q trình quản lý;
Về nội dung dự tốn.
- Một số hạn chế.
Về chất lượng đội ngũ cán bộ;
Về chế độ, chính sách:
Hệ thống mẫu biểu nhiều, khơng phù hợp với tính chất của từng ngành và tiêu
chí phân bổ dự toán.
- Nguyên nhân của những hạn chế.
Về phân cấp quản lý ngân sách;
Về nhận thức vai trò, tầm quan trọng cơng tác dự tốn;
Chất lượng cán bộ cịn thiếu về số lượng và yếu về trình độ chuyên môn.
Một số quy định về chế độ và định mức chi, định mức phân bổ dự toán.


v

Chương 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM ĐẢM BẢO
TÍNH KHOA HỌC TRONG LẬP DỰ TỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
Ở NAM ĐỊNH
3.1. Quan điểm đảm bảo tính khoa học trong lập dự toán ngân sách
nhà nước ở Nam Định
Sau khi đánh giá những thuận lợi và thách thức đối với phát triển kinh tế xã hội
của tỉnh Nam Định trong giai đoạn 2010-2015 có ảnh hưởng đến cơng tác lập dự tốn
ngân sách, luận văn đã phân tích kỹ quan điểm đảm bảo cơ sở khoa học trong lập dự
tốn ngân sách, đó là:

Một là: Dự tốn ngân sách nhà nước phải đảm bảo định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Hai là: Dự toán ngân sách phải đảm bảo phát triển kinh tế theo hướng thị trường
và hội nhập kinh tế thế giới.
Ba là: Dự tốn ngân sách nhà nước phải bảo đảm chính sách của nhà nước.
Bốn là: Dự toán ngân sách phải đảm bảo tính khả thi cao.
3.2. Các nhóm giải pháp đảm bảo tính khoa học trong lập dự tốn ngân sách
nhà nước ở tỉnh Nam Định.

3.2.1. Nhóm giải pháp về xác định cơ sở khoa học để lập dự toán ngân
sách nhà nước
Rà soát, bổ sung các căn cứ làm cơ sở cho lập dự toán ngân sách nhà nước; Phổ
biến các quan điểm, chủ trương lớn của đảng, nhà nước và của địa phương về phát
triển kinh tế , đảm bảo an sinh xã hội và cơng tác quốc phịng an ninh... để lập dự tốn
ngân sách đảm bảo có tính khả thi cao; Phương pháp phân tích, đánh giá kết quả thực
hiện dự toán ngân sách của năm trước và những năm liền kề để loại trừ những nhân tố
khách quan trong q trình lập dự tốn ngân sách cho năm tiếp theo.

3.2.2. Nhóm giải pháp về quy trình lập dự toán ngân sách nhà nước.
3.2.2.1. Phân cấp nguồn thu.
3.2.2.2. Phân cấp nhiệu vụ chi:


vi
3.2.2.3. Đổi mới và nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác đánh giá thu,
chi làm cơ sở phân tích thực trạng tài chính ngân sách kỳ báo cáo.
3.2.3. Nhóm giải pháp liên quan đến nguồn nhân lực và tinh gọn bộ
máy.
3.2.3.1. Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
3.2.3.2. Cơng tác tun truyền chế độ chính sách và ý thức thi hành Luật ngân
sách nhà nước; Luật, pháp lệnh thuế.

3.2.2.3. Cơng tác cải cách hành chính.
3.2.3.4. Tăng cường quan hệ hợp tác, phối hợp.

3.2.4. Nhóm giải pháp liên quan đến tổ chức thực hiện lập dự toán và
giao dự tốn.
3.2.4.1. Định mức phân bổ ngân sách.
3.2.4.2. Cơng tác kế tốn, quyết tốn và kiểm tốn ngân sách.
3.2.4.3. Cơng tác giao dự toán ngân sách.
3.2.4.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra và cơng khai dự tốn ngân sách nhà
nước.


vii
KẾT LUẬN

Trong những năm qua, thực hiện chương trình cải cách hành chính về tăng
cường quản lý tài chính ngân sách, nâng cao hiệu lực hiệu quả của bộ máy quản lý nhà
nước, sử dụng nguồn lực tài chính để phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương; cơng
tác xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách nhà nước ở địa
phương đã có nhiểu triển biến tích cực, góp phần nâng cao đời sống nhân dân.
Xuất phát từ lý luận chung về cơ sở khoa học lập dự toán ngân sách nhà nước
trên địa bàn tỉnh Nam Định; đối chiếu với mục đích nghiên cứu (phần mở đầu) luận
văn đã hồn thành các nhiệm vụ sau đây:
1. Luận văn hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến cơ sở
khoa học để nâng cao chất lượng dự toán ngân sách nhà nước. Luận văn cũng nêu lên
những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng vào điều kiện Việt Nam, tỉnh Nam Định
sau khi nghiên cứu tình hình của các nước trên thế giới và tỉnh bạn. Những vấn đề
được trình bày đã tạo nên cơ sở lý luận và thực tiễn để lập dự toán ngân sách nhà nước
tại tỉnh Nam Định.
2. Luận văn đã phân tích thực trạng q trình triển khai lập dự tốn ngân sách

của địa phương; từ đó nêu lên những đánh giá về thực trạng, những ưu điểm, hạn chế
và nguyên nhân; đề xuất một số giải pháp nhằm đảm bảo tính khoa học trong lập dự
tốn ngân sách nhà nước tỉnh Nam Định.
3. Luận văn đề xuất các quan điểm, mục tiêu và hướng hoàn thiện trong thời
gian tới trong quá trình quản lý kinh tế, làm thế nào để nâng cao hiệu quả các đòn bẩy
kinh tế trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có
sự quản lý của nhà nước.



×