Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính quyền thành phố hà nội (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.71 KB, 4 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam hiện nay, doanh nghiệp vừa và nhỏ đang ngày càng khẳng định vai trò
đối với nền kinh tế đất nước. Theo số liệu thống kê, DNVVN chiếm tới 95% trong tổng
số doanh nghiệp tại Việt Nam, đóng góp trên 40% GDP, thu hút hơn 50% tổng số lao
động, chiếm 17.26% tổng nguồn thu nộp ngân sách nhà nước. So với các doanh nghiệp
lớn, DNVVN có thuận lợi là có thể tận dụng tất cả mọi nguồn lực tại chỗ, từ nguyên liệu,
nguồn vốn cho tới nguồn lao động đủ mọi trình độ.
Hà Nội, là một trung tâm về chính trị, kinh tế và văn hố lớn, có số lượng doanh
nghiệp thành lập đăng ký hoạt động đứng thứ hai trên cả nước. Các DNVVN của Hà Nội
đã đóng góp phần lớn vào công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô.
Song, năm 2014 qua lại là 1 năm mà các DNVVN gặp nhiều khó khăn, sức mua
của thị trường giảm, hàng tồn kho cao, chi phí sản xuất tăng, nhu cầu thị trường nước
ngoài suy giảm, thị trường truyền thống bị thu hẹp cộng với những khó khăn trong tiếp
cận vốn khiến nhiều doanh nghiệp lao đao.
Thực tế là rất nhiều DNVVN ra đời chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn rồi ngừng
hoạt động, lý do là năng lực cạnh tranh còn thấp, thiếu nguồn lực để phát triển, thiếu một
chính sách hỗ trợ vĩ mơ của Nhà nước. Chính vì vậy, u cầu đặt ra là cần phải có một cơ
chế chính sách cụ thể để hỗ trợ các DNVVN phát triển, vượt qua khủng hoảng khó khăn
về kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Vì vậy, việc em chọn đề tài là: “Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
của chính quyền thành phố Hà Nội” nhằm phân tích thực trạng và đưa ra giải pháp,
kiến nghị tốt nhất, thiết thực nhất để nhằm thúc đẩy sự phát triển của DNVVN.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng khung lý thuyết về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Phân tích thực trạng chính sách hỗ trợ các DNVVN của chính quyền TP Hà Nội.
- Đề xuất hồn thiện chính sách của chính quyền TP Hà Nội nhằm hỗ trợ phát triển


các DNVVN.



3. Nội dung
Luận văn được trình bày gồm 3 phần:
Chương 1: Cơ sở lý luận về doanh nghiệp vừa và nhỏ, chính sách hỗ trợ doanh
nghiệp vừa và nhỏ và thực tiễn về chính sách hỗ trợ của các địa phương để từ đó rút ra
bài học kinh nghiệm cho Thành phố Hà Nội.
Chương 2: Khái quát và đánh giá về các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Thành phố
Hà Nội. Thực trạng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ của chính quyền thành phố Hà
Nội.
1. Chính sách hỗ trợ về tài chính
2. Chính sách hỗ trợ về mặt bằng sản xuất kinh doanh
3. Chính sách hỗ trợ đổi mới khoa học cơng nghệ
4. Chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực
5. Cải cách thủ tục hành chính
6. Chính sách hỗ trợ về xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường.
Từ thực trạng của những chính sách hỗ trợ trên để chỉ ra ưu điểm, nhược điểm,
nguyên nhân làm xuất hiện những nhược điểm đó.
Chương 3: Định hướng phát triển doanh nghiệp của chính quyền Thành phố Hà
Nội đến năm 2020 là phát triển hài hoà các thành phần kinh tế và các loại hình doanh
nghiệp.
Hỗ trợ phát triển mạnh các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tạo điều kiện để hình thành
các doanh nghiệp lớn, có sức cạnh tranh trên thị trường.
Tạo mơi trường bình đẳng về kinh tế, xã hội, và khuôn khổ pháp lý cho doanh
nghiệp phát triển; chú trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
Dựa trên cơ sở thực trạng ở chương 2 để nêu lên những điểm mạnh, điểm yếu, cơ
hội, thách thức đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Thành phố Hà Nội và từ đó đề
xuất hồn thiện chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ như:
Tiếp tục hồn thiện và đảm bảo tính ổn định khung pháp lý, cải cách thủ tục hành



chính, tạo điều kiện thuận lợi để các DNVVN được tiếp cận bình đẳng các nguồn lực về
đất đai, về vốn, cơng nghệ
Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế chính sách bảo lãnh tín dụng cho
DNVVN vay vốn tại ngân hàng
Đẩy mạnh tiến độ triển khai Quỹ Phát triển DNVVN để các DNVVN tiếp cận vốn
vay từ Quỹ
Đẩy mạnh phát triển thị trường công nghệ và hỗ trợ hình thành, phát triển doanh
nghiệp khoa học và công nghệ, ươm tạo doạnh nghiệp khoa học và công nghệ khởi
nghiệp. Thúc đẩy hỗ trợ DNVVN đổi mới công nghệ, đổi mới sáng tạo.
Khuyến khích DNVVN tham gia các chương trình cụm liên kết ngành, liên kết vùng
và phát triển công nghiệp hỗ trợ. Triển khai Đề án phát triển cụm công nghiệp, khu công
nghiệp gắn với phát triển công nghiệp hỗ trợ, tạo mạng liên kết sản xuất và hình thành
chuỗi giá trị.
Hình thành mạng lưới hệ thống thông tin hỗ trợ DNVVN để cung cấp thông tin
về các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp, các chính
sách, chương trình trợ giúp phát triển DNVVN và các thông tin khác hỗ trợ hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp; nâng cấp toàn diện Cổng thông tin doanh nghiệp.
Một số kiến nghị đối với chính quyền.

4. Kết luận
Những phân tích và đánh giá trong luận văn đã phần nào phản ánh thực trạng các
chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN ở địa bàn Thành phố Hà Nội hiện nay. Thực tế cho
thấy, những yếu tố gây trở ngại đối với các DNVVN trên địa bàn Thành phố là khả năng
tiếp cận nguồn vốn, những bất cập về vấn đề mặt bằng sản xuất kinh doanh, chính sách
thuế… Luận văn cũng đã đề cập và phân tích chính sách hỗ trợ phát triển DNVVN của
một số địa phương như Đà Nẵng, Hải Phòng, Bắc Ninh, Thành phố Hồ Chí Minh để từ
đó rút ra một số kinh nghiệm và bài học cho công tác hỗ trợ DNVVN tại Hà Nội.
Từ việc phân tích thực trạng các chính sách hỗ trợ DNVVN, tác giả đã đề xuất một
số giải pháp cụ thể nhằm tiếp tục hoàn thiện các chính sách hiện có, nhằm tạo điều kiện

thuận lợi cho các DNVVN phát triển và tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện hội


nhập kinh tế thế giới, đồng thời giúp cho các DNVVN Thành phố Hà Nội khắc phục
được những hạn chế do chính bản thân doanh nghiệp.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn cũng khơng tránh khỏi những hạn
chế nhất định, kính mong các thầy cơ và hội đồng đánh giá luận văn góp ý để đề tài
được hoàn thiện hơn./.



×