Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục tại trường đại học bách khoa hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.55 MB, 99 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục
tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

BÙI NGỌC YẾN
Ngành: Quản trị kinh doanh

Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS. Trần Văn Bình

Viện:

Kinh tế và Quản lý

HÀ NỘI, 2020


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác
quản lý cơ sở vật chất và thiết bị giáo dục
tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

BÙI NGỌC YẾN
Ngành: Quản trị kinh doanh



Giảng viên hướng dẫn:

PGS.TS. Trần Văn Bình
Chữ ký của GVHD

Viện:

Kinh tế và Quản lý

HÀ NỘI, 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Bùi Ngọc Yến
Đề tài luận văn: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý cơ sở
vật chất và thiết bị giáo dục tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ngành: Quản lý kinh tế
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
……………..với các nội dung sau:
- Rà sốt, trình bày luận văn theo quy định của Trường
- Chương 1: Bổ sung tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý csvc và các nhân tố
ảnh hưởng
- Làm rõ hơn mục khung phân tích ở phần mở đầu
Ngày
Giáo viên hướng dẫn


tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG


LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, các phòng, ban chức năng Trường đại học Bách Khoa Hà
Nội.
Lãnh đạo, các cán bộ, giáo viên của phòng Đào tạo, phòng Cơ sở vật
chất,trung tâm phục vụ bách khoa,thư viện đã tận tình hợp tác giúp đỡ;
Gia đình và bạn bè đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi, hỗ trợ, giúp đỡ và động
viên tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện luận văn này;
Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Văn Bình đã tận tâm hướng
dẫn, chỉ bảo và hướng dẫn tôi nghiên cứu trong quá trình tiến hành luận văn;
Dù bản thân đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu
sót. Tơi rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý kiến của các thầy, cơ và các bạn
đồng nghiệp.

Hà Nội, ngày

tháng
Tác giả

Bùi Ngọc Yến


năm 2020


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên tác giả luận văn : Bùi Ngọc Yến
Đề tài luận văn: Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý cơ sở
vật chất và thiết bị giáo dục tại Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Ngành: Quản lý kinh tế
Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác
giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày
……………..với các nội dung sau:
- Rà sốt, trình bày luận văn theo quy định của Trường
- Chương 1: Bổ sung tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý csvc và các nhân tố
ảnh hưởng
- Làm rõ hơn mục khung phân tích ở phần mở đầu
Ngày
Giáo viên hướng dẫn

tháng

năm 2020

Tác giả luận văn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƢƠNG 1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CƠ SỞ VẬT CHẤT CÁC
TRƢỜNG ĐẠI HỌC ........................................................................................... 7
1.1. Lý luận chung về cơ sở vật chất .................................................................. 7
1.1.1. Khái niệm về cơ sở vật chất trƣờng đại học ....................................... 7
1.1.2. Đặc điểm và phân loại CSVC trƣờng đại học .................................... 8
1.1.3. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng CSVC phục vụ đào tạo và nghiên cứu
tại các trƣờng đại học ........................................................................................ 11
1.1.4. Tiêu chuẩn thiết kế giảng đƣờng do Bộ Xây Dựng quy định............ 13
1.1.5. Vị trí, vai trò của CSVC tại các trƣờng đại học ................................ 15
1.2. Quản lý cơ sở vật chất các trƣờng đại học ................................................... 17
1.2.1. Khái niệm........................................................................................ 17
1.2.2. Nội dung của hoạt động quản lý cơ sở vật chất ................................ 18
1.2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý cơ sở vật chất của trƣờng đại học ... 22
1.2.4. Các tiêu chí đánh giá công tác quản lý Cơ sở vật chất...................... 24
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ, SỬ DỤNG CƠ SỞ
VẬT CHẤT CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI ..................... 27
2.1. Giới thiệu chung về trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội .............................. 27
2.1.1. Tóm tắt lịch sử hình thành và phát triển ........................................... 27
2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý........................................................ 32
2.2. Hiện trạng cơ sở vật chất của trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội ................ 33
2.2.1. Khu giảng đƣờng ............................................................................. 34
2.2.2. Phịng thí nghiệm và xƣởng thực hành............................................. 35
2.2.3. Thƣ viện và hội trƣờng .................................................................... 40
2.2.4. Kí túc xá.......................................................................................... 42
2.2.5. Nhà ăn ............................................................................................. 43
2.2.6. Trung tâm văn hóa thể dục thể thao ................................................. 45
2.2.7. Nhà trông xe máy-xe đạp................................................................. 48

2.2.8. Trung tâm y tế ................................................................................. 49
i


2.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý cơ sở vật chất ................................... 50
2.3.1. Công tác quản lý khu giảng đƣờng .................................................. 50
2.3.2. Công tác quản lý các điểm trông giữ xe máy-xe đạp. ...................... 57
2.3.3. Công tác quản lý thƣ viện ............................................................... 61
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý cơ sở vật chất ..................................... 66
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ CƠ
SỞ VẬT CHẤT VÀ THIẾT BỊ GIÁO DỤC CỦA TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH
KHOA HÀ NỘI ................................................................................................ 71
3.1. Chiến lƣợc phát triển của trƣờng ĐHBK Hà Nội từ nay đến năm 2025 ...... 71
3.2. Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện công tác quản lý cơ sở vật chất của
trƣờng ĐHBK Hà Nội. ...................................................................................... 74
3.2.1. Giải pháp chống thất thoát điện điều hòa tại các giảng đƣờng trƣờng
ĐHBK Hà Nội. ................................................................................................. 74
3.2.2. Giải pháp đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở vật chất ................. 75
3.2.3. Giải pháp bảo quản sách báo trong thƣ viện .................................... 78
3.2.4. Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý dịch vụ ................................ 78
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 81
KIẾN NGHỊ ..................................................................................................... 82
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................... 84
PHIẾU KHẢO SÁT.......................................................................................... 87

ii


N


MỤ

ỮV

ữ v t tắt

TT

T TẮT

Ng ĩa đầy đủ

1

CGCN

Chuyển giao công nghệ

2

HTQT

Hợp tác quốc tế

3

NQ-CP

Nghị quyết-chính phủ


4

CSVC

Cơ sở vật chất

5

ĐH

Đại học

6

ĐHQG-HCM

Đại học quốc gia thành phố H Chí Minh

7

ĐH KHXH&NV

Đại học khoa học x hội và nhân văn

8

BKHN

Bách Khoa Hà Nội


9

AOTULE

Asia-Oceania

Top

University

League

on

Engineering

iii


N

MỤ

ẢN

Bảng 2. 1: Hệ thống phịng thí nghiệm, xƣởng thực tập, thực hành tại các khoa
viện của trƣờng ĐHBK Hà Nội ......................................................................... 36
Bảng 2. 2: Danh sách phịng thí nghiệm trọng điểm .......................................... 39
Bảng 2. 3: Số đầu sách của Thƣ viện trƣờng (Tính đến ngày 30/10/2019) ......... 41
Bảng 2. 4: Kinh phí bổ sung tài liệu theo năm. .................................................. 41

Bảng 2. 5: Số lƣợng sinh viên đƣợc khám sức khỏe bệnh thông thƣờng ............ 50
Bảng 2. 6: Thống kê các giảng đƣờng ĐHBK Hà Nội ....................................... 51
Bảng 2. 7: Quy trình mƣợn trả thiết bị tại các giảng đƣờng ............................... 53
Bảng 2. 8: Hiệu quả sử dụng CSVC-TBGD theo nhận định của giảng viên ....... 54
Bảng 2. 9: Kết quả khảo sát sinh viên (Nhận thức của sinh viên về sử dụng
TBDH trong các giờ học) .................................................................................. 54
Bảng 2. 10: Thống kê hiện trạng các nhà xe ...................................................... 57
Bảng 2. 11: Tổng hợp số liệu nhân viên trông xe trƣớc năm 2018 ..................... 59
Bảng 2. 12: Tổng hợp số liệu nhân viên trông xe hiện nay ................................ 60
Bảng 2. 13: Khảo sát chất lƣợng, dịch vụ khi sinh viên, giáo viên và CBQL ..... 61
Bảng 2. 14: Thống kê thời gian khắc phục sự cố ............................................... 68

iv


N

MỤ SƠ ĐỒ

Sơ đ 1. 1. Mối quan hệ của các nhân tố quyết định đến chất lƣợng GD&ĐT .... 15
Sơ đ 2. 1. Cơ cấu tổ chức trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội .......................... 32
Sơ đ 2. 2. Khuôn viên Trƣờng ĐHBK Hà Nội ................................................. 33
Sơ đ 2. 3. Quy trình xe ra vào bằng cơng nghệ thẻ từ (RFID) .......................... 48
Sơ đ 2. 4. Mơ hình quản lý cơ sở vật chất ........................................................ 50
Sơ đ 2. 5. Biểu đ sản lƣợng tiêu thụ điện năng tại giảng đƣờng nhà T năm 2019
.......................................................................................................................... 56
Sơ đ 2. 6. Cơ cấu tổ chức Thƣ viện Tạ Quang bửu........................................... 62

v



N

MỤ

N

Hình 2. 1. Khu giảng đƣờng Elitech D6 ............................................................ 34
Hình 2. 2. Phịng học khu giảng đƣờng D8 ........................................................ 35
Hình 2. 3. Thƣ viện Tạ Quang Bửu của Trƣờng ĐHBK Hà Nội ........................ 40
Hình 2. 4. Hội trƣờng B1 của Trƣờng ĐHBK Hà Nội ....................................... 42
Hình 2. 5. hịng kí túc xá cho sinh viên ĐHBK Hà Nội ..................................... 43
Hình 2. 6. Nhà ăn D2A Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội ............................. 45
Hình 2. 7. Sân bóng đá B9 trƣờng ĐHBK ......................................................... 46
Hình 2. 8. Nhà thi đấu đa năng Bách Khoa........................................................ 47
Hình 2. 9. Điểm trơng giữ xe trong trƣờng ĐHBK Hà Nội ................................ 49

vi


MỞ ĐẦU
1. Sự cần t

t của c ủ đề ng ên cứu

Cơ sở vật chất (CSVC) trƣờng học là một trong những điều kiện quan trọng
góp phần bảo đảm chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa học của các trƣờng đại
học. Nhiều cơng trình nghiên cứu đ chứng minh rằng hiệu quả của công tác đào
tạo và nghiên cứu khoa học của các trƣờng đại học phụ thuộc một phần vào trình
độ CSVC của nhà trƣờng. Có thể nói, các trƣờng đại học không thể đào tạo và

nghiên cứu khoa học theo u cầu nếu khơng có cơ sở vật chất - kỹ thuật tƣơng
ứng.
Cơ sở vật chất là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình dạy học và góp
phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Nhận thức đƣợc tầm quan
trọng của CSVC và việc quản lý CSVC, trong quá trình hình thành và phát triển,
Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội luôn đƣợc sự quan tâm đặc biệt của các cấp
và l nh đạo ngành trong việc xây dựng mới CSVC, tăng cƣờng trang thiết bị hiện
đại, đáp ứng bƣớc đầu nhu cầu học tập, nghiên cứu, thực tập, thực hành của hơn
40.000 sinh viên.
Để phát huy đƣợc vai trò của CSVC trong các trƣờng đại học, công tác
quản lý cơ sở vật chất của nhà trƣờng có ý nghĩa rất quan trọng, bởi lẽ công tác
quản lý CSVC giúp cho nhà trƣờng sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả ngu n lực
CSVC để phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học một cách tốt nhất. Nhận thức
đƣợc điều đó, nhiều năm qua Bộ Giáo dục và đào tạo đ cùng với các trƣờng đại
học đặc biệt quan tâm tới việc xây dựng và quản lý CSVC của các nhà trƣờng.
Nhờ đó, CSVC của các trƣờng đại học ngày càng đƣợc tăng cƣờng và phục vụ
ngày càng tốt hơn cho hoạt động đào tạo và nghiên cứu của các trƣờng đại học.
Tuy vậy, công tác quản lý CSVC của các trƣờng đại học vẫn còn nhiều bất
cập, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nâng cao chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu khoa
học ngày càng cao trong điều kiện hội nhập kinhh tế hiện nay. Điều này cũng
đang đặt ra cho các trƣờng đại học nói chung, trong đó có Trƣờng Đại học Bách
Khoa Hà Nội. Là trƣờng trọng điểm quốc gia, trƣờng đầu ngành trong khối các
trƣờng đại học về nghiên cứu, nhƣng CSVC phục vụ hoạt động của Trƣờng hiện
vẫn cịn một số khó khăn, trong khi đó việc quản lý sử dụng CSVC kể từ giảng
1


đƣờng, thƣ viện, phịng thí nghiệm, ký túc xá,…cũng cịn nhiều bất cập. Chính vì
thế việc nghiên cứu chủ đề Một số giả p áp n ằm hoàn t ện công tác quản
lý cơ sở vật c ất và t


t bị g áo dục tạ Trƣờng Đạ

ọc ác K oa

à Nội

đang là vấn đề cần thiết hiện nay.
2. Tổng quan ng ên cứu
Đến nay đ có nhiều cơng trình nghiên cứu về cơ sở vật chất và quản lý cơ
sở vật chất của các trƣờng đại học, cao đẳng và trung học. Có thể nêu lên một số
cơng trình nhƣ sau:
- Báo cáo tổng kết của Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017) Thí điểm đổi mới
cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập theo Nghị quyết số
77/NQ-CP ngày 24/10/2014 của Chính phủ giai đoạn 2014-2017 cho thấy tự
chủ mua sắm để hiện đại hóa trang bị cơ sở vật chất của Trƣờng là một nội dung
đặc biệt quan trọng nhằm thực hiện đầy đủ quyền tự chủ đại học. Cơ sở vật chất
của cơ sở giáo dục đại học là một trong những tiêu chuẩn để đánh giá trình độ và
phân tầng đại học thuộc đại học định hƣớng nghiên cứu, đại học định hƣớng ứng
dụng hay đại học định hƣớng thực hành.
- Nguyễn Văn Lê với cơng trình Khoa học quản lý nhà trƣờng , tác giả tập
trung giới thiệu về các phƣơng pháp tổ chức và quản lý nhà trƣờng. Riêng về nội
dung quản lý CSVC trƣờng học, tác giả đ đƣa ra 5 nguyên tắc tổ chức và quản
lý CSVC trƣờng học; vấn đề bố trí tối ƣu khu trƣờng; việc tổ chức khoa học
trong một lớp học; phòng học bộ mơn; thƣ viện và phịng thí nghiệm;….
- Nguyễn Quang Huy (2016) Quản lý cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đáp
ứng yêu cầu đổi mới giáo dục ở các trƣờng trung học phổ thông tỉnh Phú Thọ
theo hƣớng ứng dụng công nghệ thông tin. Luận văn thạc sỹ; Trƣờng Đại học sƣ
phạm, Đại học Thái Nguyên
- Ngô Đắc Tâm (2016) Một số giải pháp về quản lý sử dụng trang thiết bị

nghiên cứu khoa học của Viện Tiên tiến về Khoa học và Công nghệ - Trƣờng Đại
học Bách khoa Hà Nội. Luận văn thạc sỹ, Trƣờng Đại học Bách Khoa, Hà Nội
- Phan Văn Ngoạn (2013) Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở Trƣờng Đại
học Tiền Giang Luận văn thạc sỹ. Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Thành phố H
Chí Minh
2


- Lê Đình Sơn (2012) Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của trƣờng đại
học theo quan điểm quản lý chất lƣợng tổng thể (TQM). Luận án tiến sỹ, Trƣờng
đại học Giáo dục. Tác giả đề xuất mơ hình vận dụng quan điểm TQM vào quản
lý lĩnh vực này.
- Vƣơng Ngọc Lê (2010) Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở các trƣờng
trung học cơ sở huyện Vĩnh Thanh, thành phố Cần Thơ. Luận văn thạc sỹ.
Trƣờng Đại học Sƣ phạm, Thành phố H Chí Minh. Tác giả khảo sát thực trạng
quản lý CSVC tại các trƣờng THCS ở huyện Vĩnh Thạnh, phân tích nguyên nhân
và đề xuất giải pháp quản lý tốt hơn cho các trƣờng ở Vĩnh Thạnh.
- Lê Cao Sơn (2010) Biện pháp quản lý cơ sở vật chất tại Trƣờng Đại học
Hùng Vƣơng trong giai đoạn hiện nay. Luận văn thạc sỹ. Trƣờng đại học giáo
dục, Đại học Quốc gia, Hà Nội.
- Trần Thị Định (2010) Giải pháp quản lý cơ sở vật chất – kỹ thuật đáp ứng
mục tiêu phát triển Trƣờng Cao đẳng công nghiệp Việt Đức. Luận văn thạc sỹ.
Trƣờng đại học sƣ phạm, Đại học Thái Nguyên.
- Bên cạnh các cơng trình luận văn, luận án tiến sỹ về quản lý cơ sở vật chất
phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học của nhà trƣờng, cịn có nhiều
bài viết đăng tải trên các tạp chí, các hội nghị hội thảo, mà gần đây nhất là Hội
thảo khoa học về

Hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật với công tác nghiên cứu


khoa học và đào tạo ở Đại học do Trƣờng ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM tổ
chức ngày 5-11-2015.
Nhìn chung các luận văn, luận án, các cơng trình đ cơng bố đều đề cập đến
những khía cạnh khác nhau liên quan đến lý luận về quản lý cơ sở vật chất của
các cơ sở đào tạo; phân tích, đánh giá thực trạng việc quản lý cơ sở vật chất của
các cơ sở đào tạo này, chỉ ra những thành tựu, hạn chế, bất cập và nguyên nhân
hạn chế; Từ đó đ đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác
quản lý cơ sở vật chất của các cơ sở đào tạo.
Tuy nhiên, hiện tại chƣa có luận văn nào nghiên cứu về quản lý CSVC của
Trƣờng Đại Học Bách Khoa Hà Nội.

3


3. Mục đíc và n ệm vụ đề tà
3.1. Mục đíc ng ên cứu:
Trên cơ sở thực trạng cơng tác quản lý CSVC hiện nay, luận văn đề xuất
phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý CSVC phục vụ đào tạo và nghiên
cứu khoa học của Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội những năm tới
3.2. N ệm vụ của đề tà :
Góp phần hệ thống hóa lý luận về quản lý cơ sở vật chất của trƣờng Đại học
Bách Khoa Hà Nội
Phân tích thực trạng quản lý CSVC của trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội
hiện nay, chỉ ra thành tựu, hạn chế và nguyên nhân hạn chế
Đề xuất phƣơng hƣớng và giải pháp tăng cƣờng quản lý CSVC của trƣờng
Đại học Bách Khoa Hà Nội những năm tới
4. Đố tƣợng và p ạm v ng ên cứu
4.1.1. Đố tƣợng ng ên cứu: Một số giả p áp n ằm ồn t ện cơng
tác quản lý cơ sở vật c ất của trƣờng Đạ


ọc ác K oa

à Nội

Luận văn tiếp cận quản lý cơ sở vật chất nhƣ là một quá trình với các chức
năng lập kế hoạch; tổ chức, chỉ đạo; và kiểm tra đánh giá việc quản lý và sử dụng
cơ sở vật chất nhằm nâng cao chất lƣợng đào tạo, nghiên cứu và hiệu quả sử
dụng của chúng.
4.2. P ạm v ng ên cứu:
Về không gian nghiên cứu: CSVC phục vụ đào tạo nghiên cứu tại Trƣờng
Đại học Bách Khoa Hà Nội
Về thời gian: số liệu phân tích thực trạng từ năm 2016 đến 2019; đề xuất
đến giai đoạn 2020-2025
5. K ung p ân tíc và p ƣơng p áp ng ên cứu
5.1. K ung p ân tíc
Một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý cơ sở vật chất của
trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội. Bao g m: công tác quản lý khu giảng đƣờng,
công tác quản lý thƣ viện và công tác quản lý các điểm trông giữ xe máy-xe đạp.

4


- Khảo sát về dịch vụ gửi xe máy- xe đạp của cán bộ quản lý, giáo viên và
sinh viên trong trƣờng.
- Hiệu quả sử dụng CSVC-TBGD theo nhận định của giáo viên
- Nhận thức của sinh viên về sử dụng TBDH trong các giờ học
5.2. P ƣơng p áp ng ên cứu
Nghiên cứu tại bàn: Sử dụng các tài liệu thứ cấp của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, của Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội và một số trƣờng đại học có liên
quan đến quản lý cơ sở vật chất

Nghiên cứu thực địa: Khảo sát thực địa tình hình cơ sở vật chất và quản lý
CSVC của Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội chủ yếu hệ thống giảng đƣờng,
thƣ viện, trang thiết bị, hệ thống dịch vụ phục vụ đào tạo nhƣ hệ thống ký túc xá,
trạm y tế, tài liệu, khu thể thao, nhà gửi xe máy- xe đạp …
Đối tƣợng khảo sát là giảng viên , cán bộ, sinh viên trong trƣờng
Tổng số đối tƣợng khảo sát là 200 ngƣời, trong đó 100 giảng viên ,cán bộ
quản lý; 100 sinh viên.
Để phân tích ý kiến của ngƣời tham gia trả lời phỏng vấn, tác giả sử dụng
thang đánh giá Likert với thƣớc đo 5 bậc, với khoảng cách cụ thể ở Bảng dƣới
đây:
T ang đán g á L kert
K oảng
Mức

Ý ng ĩa

đ ểm

5

4.2 - 5.00

Đáp ứng rất tốt yêu cầu

4

3.40 - 4.19

Đáp ứng tốt yêu cầu


3

2.60 - 3.39

Đáp ứng yêu cầu

2

1.80 - 2.59

Chƣa đáp ứng đầy đủ u cầu

1

1.00 - 1.79

Hồn tồn khơng đáp ứng đầy đủ yêu cầu

Các tiêu chí đƣợc đánh giá mức 3 đến mức 5 là đạt yêu cầu.
5.3. Phương pháp xử lý số liệu và phân tích
- Sử dụng các cơng cụ tính tốn trên phần mềm EXCEL.
5


- Phƣơng pháp thống kê mô tả: Phƣơng pháp này đƣợc dùng để thống kế số
tuyệt đối, số tƣơng đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ đƣợc tính tốn để
mơ tả thực trạng, đặc điểm và chất lƣợng của cán bộ cơng chức, tình hình sử
dụng cán bộ và những thuận lợi và khó khăn trong quá trình cơng tác. Một số chỉ
tiêu so sánh cũng đƣợc thể hiện trong quá trình làm đề tài.
- Phƣơng pháp thống kê so sánh: Phƣơng pháp thống kê so sánh đƣợc sử

dụng trong đề tài dùng để phân tích, đánh giá thực trạng chất lƣợng cán bộ, phân
tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu đào tạo cán bộ, phân tích các chỉ tiêu liên
quan đến hiệu quả sử dụng cán bộ, so sánh các nhu cầu đào tạo giữa các chức
danh, giữa các ngành nghề đào tạo...
6. K t cấu của đề tà .
Cùng với phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các bảng phụ
lục, luận văn g m ba chƣơng
- Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lý cơ sở vật chất các trƣờng đại học
- Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động quản lý, sử dụng cơ sở vật chất của
trƣờng đại học bách khoa hà nội
- Chƣơng 3: Phƣơng hƣớng và giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý cơ sở
vật chất của Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội

6


ƢƠN

1: CỞ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ Ơ SỞ VẬT CHẤT Á
TRƢỜN

ĐẠI HỌC

1.1. Lý luận chung về cơ sở vật chất
1.1.1. K á n ệm về cơ sở vật chất trƣờng đại học
Vật chất là những thứ t n tại độc lập với ý thức con ngƣời, vật chất chính
là những thứ thuộc về cơ sở, về nhu cầu của con ngƣời trong quá trình sống, học
tập và làm việc. Vật chất là cơ sở, là điều kiện để con ngƣời sống, ăn, ở, sinh hoạt
học tập và rèn luyện . -Ngu n Từ điển tiếng Việt của GS Hoàng Phê và cộng sự
(năm 1988)

Cơ sở hạ tầng là tồn bộ các cơng trình, đƣờng sá, cấp nƣớc, cấp điện, là
cơ sở để xây dựng nhà cửa và các cơng trình khác .
CSVC trƣờng học là điều kiện vật chất kỹ thuật của trƣờng đại học để các
hoạt động đào tạo, NCKH rèn luyện nghiệp vụ, nâng cao tay nghề của cán bộ,
giảng viên và sinh viên đƣợc diễn ra trong trƣờng đại học một cách thuận lợi,
đáp ứng đƣợc mục đích, yêu cầu của giáo dục đại học.
Cơ sở vật chất trƣờng học là những phƣơng tiện vật chất và kỹ thuật và sản
phẩm khoa học, công nghệ, thông tin của nhà trƣờng đƣợc sử dụng làm công cụ
để thực hiện nhiệm vụ, tiến hành các hoạt động khác nhau theo quy định

-

Ngu n từ luận án tiến sỹ giáo dục Quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo của
trƣờng đại học theo quan điểm quản lý chất lƣợng tổng thể (TQM) của TS Lê
Định Sơn, năm 2012.
Theo khái niệm này hệ thống cơ sở vật chất các trƣờng đại học g m:
- Giảng đƣờng, phòng học và các trang thiết bị phục vụ giảng dạy trên lớp
nhƣ bàn ghế, phấn, bảng, máy chiếu,... đảm bảo cho các hoạt động GD&ĐT của
trƣờng đại học đạt đƣợc mục tiêu giáo dục đại học, tạo điều kiện cho thầy và trò
tổ chức các hoạt động lên lớp, truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng nghề
nghiệp cho sinh viên.
- Các phịng thí nghiệm phục vụ cho giảng dạy, NCKH rèn luyện nghiệp vụ,
nâng cao tay nghề của cán bộ, giảng viên và sinh viên đƣợc diễn ra trong trƣờng
đại học một cách thuận lợi, đáp ứng đƣợc mục đích, yêu cầu của giáo dục đại
học.
7


- Hệ thống các nhà xƣởng phục vụ cho thực hành và triển khai các hoạt
động sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ, rèn luyện kỹ năng nghề

nghiệp cho sinh viên trong trƣờng đại học.
- Khu nhà làm việc cho cán bộ quản lý và khu kí túc xá cho sinh viên lƣu
trú
- Thƣ viện là nơi cán bộ và sinh viên tra cứu tƣ phục vụ giảng dạy và học
tập.
- Khu phục vụ nhà ăn, căng tin và b i gửi xe
- Trung tâm văn hóa thể thao
- Bể bơi,nhà thi đấu,
- Trung tâm y tế...
- Tóm lại, CSVC của các trƣờng đại học phục vụ đào tạo và nghiên cứu
khoa học hay nói khái quát là cơ sở vật chất trƣờng đại học là một phạm trù
thuộc hạ tầng cơ sở (Triết học duy vật lịch sử Mác- Lên nin, 1985) nói chung của
trƣờng đó. Nó bao g m hệ thống giảng đƣờng, trang thiết bị, phịng thí nghiệm,
thƣ viện, ký túc xá, hạ tầng cơng nghệ thông tin, hệ thống đƣờng sá, điện, nƣớc,
khu vui chơi, thể thao, giải trí, khu dịch vụ, khám chữa bệnh…Đây là điều kiện
trang bị vật chất để phục vụ cho các hoạt động học tập, nghiên cứu của sinh viên
và giáo viên ổn định và lâu dài, phục vụ việc thực hiện sứ mệnh phát triển của
trƣờng.
1.1.2. Đặc đ ểm và p ân loạ

SV trƣờng đại học

1.1.2.1. Đặc điểm Cơ sở vật chất Trƣờng đại học
Giáo dục đại học khác với giáo dục phổ thơng về mục đích về nội dung
chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo. Vì vậy, cơ sở quản lý đào tạo ở giáo dục
đại học khác với quản lý đào tạo ở phổ thông.
Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo ngƣời học có phẩm chất chính trị,
đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề
nghiệp tƣơng xứng với trình độ đào tạo, cịn mục tiêu của giáo dục phổ thông là
giúp học sinh phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ

năng cơ bản để hình thành nhân cách con ngƣời. Do mục tiêu khác nhau nên
phƣơng pháp giáo dục và đào tạo cũng khác nhau. Muốn đào tạo đƣợc những con
8


ngƣời có kiến thức, có kỹ năng thực hành nghề nghiệp thì quá trình đào tạo của
giáo dục đại học phải có trách nhiệm làm cho ngƣời học tiếp thu đƣợc những
kiến thức chuyên môn kỹ năng nghề nghiệp theo chuyên ngành đào tạo. Muốn
vậy, trƣờng đại học phải có đầy đủ các điều kiện về CSVC, phòng thực hành thí
nghiệm, thƣ viện, giảng đƣờng... để ngƣời học tiếp thu kiến thức chuyên môn và
rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp.
CSVC giáo dục đại học có những điểm cơ bản sau:
- Tính giáo dục: CSVC tham gia vào q trình giáo dục đào tạo, làm cho kết
quả giáo dục đạt đƣợc tốt hơn, đạt đƣợc mục tiêu giáo dục.
- Tính kinh tế: hàng hóa vật tƣ thiết bị, sử dụng và phát huy tốt trong quá
trình đào tạo của nhà trƣờng, với giá cả phù hợp nhất, sử dụng lâu bền và đúng
mục đích.
- Tính kỹ thuật: thực hiện theo quy trình, dễ sử dụng, dễ vận hành tháo lắp,
mang lại kết quả và hiệu quả cao nhất trong việc sử dụng vào hoạt động giáo dục
đào tạo.
- Tính mỹ thuật: hợp lý, dễ nhìn, dễ lắp đặt sử dụng và dễ mang lại hƣng
phấn cho ngƣời sử dụng nó trong hoạt động giáo dục đào tạo.
Muốn NCKH thì phải đầu tƣ cho CSVC-TBGD, phƣơng tiện để NCKH
đƣợc kiểm nghiệm thực tế.
1.1.2.2. Phân loại cơ sở vật chất trƣờng đại học
Các yếu tố cấu thành cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học
của trƣờng đại học bao g m cơ sở vật chất hữu hình, cơ sở vật chất vơ hình và ảo.
a.

ơ sở vật c ất ữu


n : là những yếu tố có thể đo lƣờng cụ thể, sờ

thấy đƣợc và chiếm một diện tích hoặc một thể tích nhất định trong khơng gian
nhƣ:
Cơ sở hạ tầng g m đất đai, hệ thống hạ tầng, đƣờng giao thơng, hệ thống
cấp thốt nƣớc, hệ thống điện, hệ thống thơng tin liên lạc...
Phịng học, phịng làm việc, giảng đƣờng, hội trƣờng, phịng thực hành thí
nghiệm phục vụ các hoạt động học tập, nghiên cứu của cán bộ giảng viên và sinh
viên.
Ký túc xá, nhà khách cho cán bộ giảng viên, sinh viên, câu lạc bộ, nhà thi
9


đấu, sân vận động, nhà ăn và các cơng trình công cộng phục vụ việc ăn ở, sinh
hoạt, vui chơi, giải trí.
Trang thiết bị phục vụ học tập, nghiên cứu bao g m bàn, ghế, bảng, phấn,
bút viết, máy chiếu, hệ thống mạng, hệ thống máy tính, thiết bị dạy và học,
phịng thực hành, thí nghiệm.
Xƣởng trƣờng, trung tâm thực hành phục vụ các hoạt động rèn luyện và
nâng cao tay nghề, áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất làm ra
sản phẩm.
Thƣ viện, ngu n học liệu, phòng đọc; hệ thống thƣ viện, các phòng tƣ liệu,
phòng đọc đáp ứng nhu cầu của cán bộ quản lý,giáo viên và sinh viên.
Trung tâm văn hóa, thể dục thể thao nhƣ nhà thi đấu, bể bơi, sân bóng, san
quần vợt…
Các phƣơng tiện phục vụ nhƣ ô tô, xe máy phục vụ cho công tác thực hành,
thực địa, thăm quan thực tế cho cán bộ giảng viên và sinh viên. Tùy theo môn
học, ngành học mà nhu cầu đi lại, thực hành, thực địa có khác nhau.
Các yếu này trực tiếp phục vụ hoạt động học tập, nghiên cứu, sinh hoạt

cũng nhƣ phát triển đầy đủ cả thể chất và tinh thần của sinh viên về tất cả các
phẩm chất cơ bản nhƣ đức, trí, thể, mỹ.
Tóm lại, phân loại CSVC ở trƣờng đại học là một vấn đề phức tạp. Khó có
cách phân loại nào giải quyết đƣợc đầy đủ các tiêu chí, nội dung, yêu cầu đặt ra
một cách triệt để. Mỗi một cách phân loại đều có những ƣu, nhƣợc điểm khác
nhau. Vì vậy, việc phân loại CSVC chỉ có tính tƣơng đối, để chúng ta có căn cứ
thực hiện việc đầu tƣ, lắp đặt, quản lý và sử dụng CSVC của từng trƣờng đại
học, nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra của công tác quản lý nhà trƣờng.
b.

ơ sở vật c ất vô

n : là hệ thống nội quy, quy định, tập quán, thói

quen, thiết chế văn hóa, mối quan hệ cơng tác và hạ tầng công nghệ thông tin, cơ
sở dữ liệu…Trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0, cơ sở vật chất ảo nhƣ
dữ liệu lớn, điện tử đám mây, internet kết nối vạn vật trở thành nền tảng phát
triển lâu dài của trƣờng đại học. Các loại nội quy và quy định này bảo đảm
trƣờng đại học hoạt động ổn định, lâu dài và tuân theo một trật tự nhất định.
10


Mỗi loại cơ sở vật chất có q trình mua sắm, sử dụng và quản lý khác
nhau nhƣng chúng đều nhằm phục vụ mục tiêu phát triển và sứ mệnh của
Trƣờng.
Tóm lại, phân loại CSVC ở trƣờng đại học là một vấn đề phức tạp, khó có
cách phân loại nào giải quyết đƣợc đầy đủ các tiêu chí, nội dung, yêu cầu đặt ra
một cách triệt để. Mỗi một cách phân loại đều có những ƣu, nhƣợc điểm khác
nhau. Vì vậy, việc phân loại CSVC chỉ có tính tƣơng đối, để chúng ta có căn cứ
thực hiện việc đầu tƣ, lắp đặt, quản lý và sử dụng CSVC của từng trƣờng đại

học, nhằm đáp ứng các yêu cầu đặt ra của công tác quản lý nhà trƣờng.
1.1.3. T êu c í đán g á c ất lƣợng CSVC phục vụ đào tạo và ng ên
cứu tạ các trƣờng đại học
Theo tiêu chuẩn đánh giá chất lƣợng chƣơng trình đào tạo các trình độ của
giáo dục đại học do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, Kèm theo Công văn số:
769/QLCL-KĐCLGD ngày 20/4/2018 của Cục Quản lý chất lƣợng thì CSVC là
một trong những tiêu chí để đánh giá chất lƣợng đào tạo và nghiên cứu.Trong đó
g m có:
a. T êu c í về mơ trƣờng tâm lý

ộ và cản quan tạo t uận lợ c o

oạt động đào tạo ng ên cứu và sự t oả má c o cá n ân ngƣờ

ọc.

- Có mơi trƣờng làm việc thân thiện, tạo khơng khí thoải mái, để thực hiện
hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu.
- Khu hiệu bộ, giảng đƣờng, các phịng/khoa,… ký túc xá đƣợc bố trí khoa
học, thuận lợi cho công tác giảng dạy, học tập và NCKH.
- Cảnh quan sƣ phạm của CSGD/khoa sạch sẽ, đảm bảo vệ sinh, an toàn,
tạo sự thoải mái cho tất cả các đối tƣợng trong tồn CSGD.
- Có khảo sát/lấy ý kiến ngƣời học và các bên liên quan về môi trƣờng tâm
lý, x hội và cảnh quan của CSGD.
b. T êu c í về t ƣ v ện và các nguồn ọc l ệu p

ợp và đƣợc cập n ật

để ỗ trợ các oạt động đào tạo và ng ên cứu.
- Có thƣ viện, ngu n học liệu, phòng đọc, hệ thống thƣ viện, các phòng tƣ

liệu, phòng đọc có sự kết nối để phục vụ hiệu quả.
11


- Thƣ viện, phòng đọc đƣợc trang bị đầy đủ các trang thiết bị để hoạt động
(chỗ ng i, bàn ghế, máy tính/thiết bị, phần mềm tra cứu, thiết bị in ấn, nội
quy/quy định/hƣớng dẫn, v.v).
- Thƣ viện cung cấp đầy đủ giáo trình, tài liệu, sách tham khảo (bản
cứng/bản mềm) phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
- Các tài liệu, học liệu (bản in và điện tử) đƣợc cập nhật đáp ứng nhu cầu
đào tạo và nghiên cứu.
- Có dữ liệu theo dõi về hoạt động của thƣ viện và các ngu n học liệu để hỗ
trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
- Có lấy ý kiến phản h i của ngƣời học và các bên liên quan về thƣ viện và
các ngu n học liệu phục vụ đào tạo và nghiên cứu
c. T êu c í về p

ng t í ng ệm t ực àn và trang t

t bị p

ợp và

đƣợc cập n ật để ỗ trợ các oạt động đào tạo và ng ên cứu.
- Đảm bảo đủ phòng thí nghiệm, thực hành để phục vụ đào tạo và nghiên
cứu. Phịng thí nghiệm, thực hành đƣợc trang bị đầy đủ các thiết bị phù hợp để hỗ
trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
- Đảm bảo các trang thiết bị trong phịng thí nghiệm, phịng thực hành đƣợc
cập nhật và duy tu, bảo dƣỡng để đáp ứng nhu cầu về đào tạo và nghiên cứu.
- Có cán bộ phụ trách phịng thí nghiệm, thực hành; có h sơ theo dõi, quản

lý việc sử dụng các trang thiết bị; có đánh giá hiệu quả sử dụng.
- Có lấy ý kiến phản h i của ngƣời học và các bên liên quan về mức độ đáp
ứng nhu cầu về đào tạo và nghiên cứu của phịng thí nghiệm, thực hành và các
trang thiết bị.
d. T êu c í về ệ t ống công ng ệ t ông t n bao gồm cả ạ tầng c o
ọc tập trực tuy n p

ợp và đƣợc cập n ật để ỗ trợ các oạt động đào

tạo và ng ên cứu.
- Có hệ thống công nghệ thông tin (bao g m hệ thống máy tính, phần cứng,
phần mềm và các hệ mạng truyền thơng, phịng họp trực tuyến, trang thơng tin
điện tử,...) phù hợp để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.

12


- Hệ thống công nghệ thông tin hoạt động hiệu quả để cung cấp và chia sẻ
các dữ liệu, thông tin và tri thức nhằm hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên
cứu.
- Hệ thống công nghệ thông tin đƣợc duy tu, bảo dƣỡng và cập nhật kịp thời
để hỗ trợ các hoạt động đào tạo và nghiên cứu.
- Có lấy ý kiến phản h i của ngƣời học và các bên liên quan về mức độ đáp
ứng nhu cầu về đào tạo và nghiên cứu của hệ thống cơng nghệ thơng tin.
e. T êu c í về mơ trƣờng sức k
k a c lƣu ý đ n n u cầu đặc t

e an toàn đƣợc ác địn và tr ển

của ngƣờ k uy t tật.


Có quy định các tiêu chuẩn về mơi trƣờng, sức khỏe và an tồn (bao g m
môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng x hội) đƣợc xác định trên cơ sở quy chuẩn
của các Bộ, ngành liên quan (có lƣu ý đến nhu cầu của ngƣời khuyết tật)
- Các quy định/tiêu chuẩn về môi trƣờng, sức khỏe và an toàn đƣợc triển
khai thực hiện (áp dụng trong quá trình thiết kế, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu
tƣ/bố trí các trang thiết bị, dịch vụ ăn uống…).
- Có lấy ý kiến phản h i của ngƣời học và các bên liên quan về môi trƣờng,
sức khỏe và an tồn.
Tất cả các tiêu chí trên đƣợc đánh giá theo thang đánh giá Likert, các tiêu
chí đƣợc đánh giá mức 3 đến mức 5 là đạt yêu cầu.
1.1.4. T êu c uẩn thi t k giảng đƣờng do Bộ Xây ựng quy định
Bộ Xây dựng đ ban hành văn bản TCVN 3981:1985 Trƣờng Đại học –
Tiêu chuẩn thiết kế trong đó áp dụng tiêu chuẩn thiết kế chỗ ng i, bàn ghế cho
sinh viên trong khu vực giảng đƣờng trƣờng đại học hiện hành nhƣ sau:
Bố trí bàn ghế, thiết bị trong các phịng học và phịng thí nghiệm phải bảo
đảm chiếu sáng tự nhiên từ bên trái chỗ học, chỗ thí nghiệm của học sinh.

13


Tên giảng đƣờng, lớp học

Diện tích cho một chỗ (khơng
đƣợc lớn hơn), m²

1. Giảng đƣờng 500 chỗ

0,90


2. Giảng đƣờng 400 chỗ.

1,00

3. Giảng đƣờng 300 - 200 chỗ.

1,10

4. Giảng đƣờng 150 chỗ.

1,20

5. Giảng đƣờng 100 chỗ.

1,30

6. Giảng đƣờng 75 - 50 chỗ.

1,50

7. Giảng đƣờng 25 chỗ.

2,20

8. Giảng đƣờng 12 - 25 chỗ.

3,00

- Diện tích cho các giảng đƣờng khơng đƣợc lớn hơn 0,9 – 1,8 m²/chỗ ng i
(giảng đƣờng từ 100-500 chỗ)

- Khoảng cách giữa bàn trên và bàn dƣới trong cùng một d y ít nhất là
70cm.
- Khoảng cách giữa các d y bàn khi giảng đƣờng không quá 50 chỗ ít nhất
là 60cm.
- Khoảng cách giữa các lƣng tựa của ghế trong giảng đƣờng và lớp học phụ
thuộc vào số chỗ trong mỗi hàng ghế và số lối thoát, áp dụng theo bảng.
Số chỗ cho hàng ghế có lối

Khoảng cách nhỏ nhất giữa các lƣng

thốt

tựa của ghế (cm)

Một phía

Hai phía

Mặt ghế lập

Mặt ghế cố định

6

12

89

90


12

24

90

95

Với những giảng đƣờng nhiều chỗ ng i hơn thì lối đi lại giữa các d y bàn
cũng cần cân đối phù hợp, giống nhƣ trong hội trƣờng có sức chứa lớn thƣờng bố
14


×