Tải bản đầy đủ (.pdf) (65 trang)

Nghiên cứu đánh giá chất lượng và dự đoán hạn dùng vắc xin uốn ván dự tuyển mẫu chuẩn quốc gia việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 65 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG VÀ DỰ ĐOÁN
HẠN DÙNG VẮC XIN UỐN VÁN DỰ TUYỂN MẪU CHUẨN
QUỐC GIA VIỆT NAM

VŨ DUY DŨNG

Hà Nội - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành:

Công nghệ Sinh học

Mã ngành:

8420201
Đề tài:

“Nghiên cứu đánh giá chất lƣợng và dự đoán hạn dùng của vắc
xin uốn ván dự tuyển Mẫu chuẩn Quốc gia Việt Nam”


HỌC VIÊN THỰC HIỆN: VŨ DUY DŨNG
HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM VĂN HÙNG
ThS. LÊ THỊ HOÀNG YẾN

Hà Nội, 5/2020

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Luận văn “Nghiên cứu đánh giá chất lượng và dự đoán hạn
dùng vắc xin uốn ván dự tuyển Mẫu chuẩn Quốc gia” là cơng trình nghiên cứu của
cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Phạm Văn Hùng và Ths.
Lê Thị Hoàng Yến. Các nội dung, số liệu và kết quả trình bày trong luận văn là
trung thực và chưa cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
Hà Nội, ngày

tháng

Học viên

Vũ Duy Dũng

iii

năm 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của rất

nhiều người.
Lời đầu tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Phạm
Văn Hùng, Phó Viện trưởng Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế,
ThS. Lê Thị Hồng Yến, Phó trưởng khoa Kiểm định vắc xin vi khuản những người
thầy đã tận tình hướng dẫn tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các cán bộ trong khoa công
nghệ Sinh học trường Đại học mở Hà Nội đã có nhiều chỉ dẫn và giúp đỡ tơi trong
suốt q trình học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và
Sinh phẩm Y tế đã cho tơi cơ hội có thể thực hiện đề tài này.
Để hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của các bạn
đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn ThS. Đỗ Khánh Linh, Ths. Nguyễn Phương
Liên, CN. Bùi Thị Kim Xuyến cùng các anh chị đồng nghiệp trong Khoa Kiểm định
vắc xin Vi khuẩn – Viện Kiểm định Quốc gia Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đã giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi vơ cùng biết ơn gia đình, bạn bè đã giúp đỡ và động viên tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

Học Viên

Vũ Duy Dũng

iv

năm 2020



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iv
MỤC LỤC ..................................................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH VẼ ........................................................................................ viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................ viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN ............................................................................................................4
1.1. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn uốn ván .....................................................4
1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh uốn ván ......................................................................6
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh .......................................................................................6
1.2.2. Dịch tễ học bệnh uốn ván..........................................................................7
1.3. Vắc xin uốn ván ...............................................................................................9
1.3.1. Lịch sử phát triển vắc xin uốn ván ...........................................................9
1.3.2 Quy trình sản xuất và kiểm định vắc xin Uốn ván .................................11
1.4. Sản xuất và thiết lập mẫu chuẩn .................................................................13
1.4.1. Sự cần thiết của mẫu chuẩn ...................................................................13
1.4.2. Hướng dẫn Tổ chức Y tế thế giới thiết lập mẫu chuẩn quốc gia vắc xin
............................................................................................................................14
1.4.3. Vắc xin uốn ván mẫu chuẩn Quốc gia của Việt Nam ...........................16
1.4.4 Tính cấp thiết của việc thiết lập vắc xin uốn ván MCQG Việt Nam đạt
tiêu chuẩn TCYTTG (WHO TRS No. 932, phần 3, 2006) ...............................17
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..........................................20
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu ...................................................................................20
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...............................................................20
v



2.3. Vật liệu nghiên cứu:......................................................................................20
2.3.1. Vắc xin mẫu chuẩn và vắc xin mẫu thử.................................................20
2.3.2. Các vật tư và hóa chất .............................................................................20
2.3.3. Các thiết bị chính.....................................................................................21
2.3.4. Các dụng cụ và nguyên vật liệu khác .....................................................21
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................................21
2.4.1. Nội dung và mơ hình nghiên cứu ...........................................................22
2.4.2. Kỹ thuật nghiên cứu ................................................................................23
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 30
3.1. Kết quả kiểm định xuất xƣởng lô vắc xin dự tuyển MCQG RT52017 ..................................................................................................................... 30
3.1.1. Kết quả kiểm tra vô trùng ....................................................................... 30
3.1.2. Kết quả kiểm tra nhận dạng đặc hiệu ....................................................33
3.1.3. Kết quả kiểm tra công hiệu .....................................................................34
3.2. Kết quả kiểm tra độ ẩm tồn dƣ ...............................................................41
3.3. Kết quả kiểm tra tính đồng nhất về trọng lƣợng giữa các lọ vắc xin uốn
ván dự tuyển MCQG RT5-2017 .........................................................................42
3.4. Kết quả tính ổn định công hiệu vắc xin uốn ván dự tuyển MCQG RT52017 theo thời gian 3-6-12-18-24 tháng khi bảo quản ở nhiệt độ tối ƣu 2oC-8
o

C ...........................................................................................................................45

3.5. Kết quả nghiên cứu xác định đoán hạn dùng vắc xin uốn ván dự tuyển
MCQG RT5-2017.................................................................................................47
KẾT LUẬN ..............................................................................................................51
KIẾN NGHỊ .............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................53

vi



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1: Kết quả kiểm tra cảm quan mẫu chuẩn quốc gia dự tuyển uốn ván
RT5 tại NICVB và IVAC ......................................................................................... 34
Bảng 3.2 Kết quả đo độ ẩm tồn dư mẫu RT5........................................................... 37
Bảng 3.3 Kết quả công hiệu mẫu RT5 thực hiện tại NICVB................................... 38
Bảng 3.4. Kết quả công hiệu mẫu RT5 thực hiện tại IVAC trên chuột swiss ......... 40
Bảng 3.5 Kết quả công hiệu mẫu RT5 thực hiện tại IVAC trên chuột ICR ............ 41
Bảng 3.6. Kết quả công hiệu tổng hợp mẫu RT5 tại NICVB và IVAC ................... 43
Bảng 3.7 Kết quả đồng nhất về trọng lượng giữa các lọ vắc xin dự tuyển
MCQG RT5-2017 .................................................................................................... 45
Bảng 3.8: Kết quả công hiệu vắc xin mẫu chuẩn khi bảo quản ở 45 oC theo
thời gian .................................................................................................................... 47
Bảng 3.9: Kết quả công hiệu vắc xin mẫu chuẩn khi bảo quản ở 56 oC theo
thời gian .................................................................................................................... 48
Bảng 3.10. Kết quả tổng hợp vắc xin mẫu chuẩn dự đoán hạn dùng....................... 48

vii


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Hình ảnh trực khuẩn uốn ván quan sát trên kính hiển vi ......................... 4
Hình 1.2. Số lượng tử vong do uốn ván theo khu vực trên thế giới ......................... 8
Hình 1.3. Số ca mắc tương ứng tỷ lệ tiêu phòng vắc xin uốn ván 1980-2019 ......... 9
Hình 1.4. Vắc xin uốn ván sử dụng trong TCMR .................................................... 10
Hình 1.5. Sơ đồ sản xuất và kiểm định vắc xin uốn ván .......................................... 12
Hình 2.1 Mơ hình nghiên cứu .................................................................................. 23
Hình 3.1 Kết quả kiểm tra vơ trùng mẫu RT5-2017 ................................................ 32
Hình 3.2 Kết quả nhận dạng đặc hiệu mẫu dự tuyển MCQG RT5-2017................. 33

Hình 3.3 Kết quả công hiệu vắc xin RT5- 2017 tại NICVB .................................... 35
Hình 3.4 Kết quả cơng hiệu vắc xin RT5-2017 chuột swiss tại IVAC .................. 35
Hình 3.5 Kết quả cơng hiệu vắc xin RT5-2017 chuột ICR tại IVAC ...................... 36
Hình 3.6 Kết quả tổng hợp công hiệu vắc xin uốn ván dự tuyển MCQG
RT5-2017 tại NICVB và IVAC ............................................................................... 38
Hình 3.7. Vắc xin uốn ván dự tuyển MCQG RT5-2017 khi bảo quản .................... 39
Hình 3.8 Kết quả độ ẩm tồn dư vắc xin RT5-2017 tại NICVB và IVAC ................ 42
Hình 3.9 Kết quả tính đồng nhất trọng lượng giữa các ống vắc xin uốn ván
dự tuyển MCQG RT5-2017 ..................................................................................... 44
Hình 3.10 Kết quả ổn định công hiệu vắc xin uốn ván dự tuyển
MCQG RT5-2017 theo thời gian bảo quản.............................................................. 46

viii


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATCC

American type culture collection
(Trung tâm cung cấp nguyên liệu sinh học toàn cầu)

IVAC

Institute of Vaccine (Viện vắc xin và sinh phẩm y tế)

BTPCC

Bán thành phẩm cuối cùng

BTP


Bán thành phẩm

CV

Coefficient of variation (Hệ số biến thiên)

CI

Khoảng tin cậy 95%

DĐVN

Dược điển Việt Nam

GM

Geomean (Trung bình nhân)

GMP

Good Manufacturing practice (Thực hành sản xuất tốt)

KĐQG

Kiểm định quốc gia

MCDT

Mẫu chuẩn dự tuyển


MCQT

Mẫu chuẩn quốc tế

MCQG

Mẫu chuẩn quốc gia

LD50

Lethal Dose 50 (Liêu gây chết 50%)

NICVB

National institude for control of vaccine and biological
(Viện Kiểm định Vắc xin và Sinh phẩm y tế)

UVSS

Uốn ván sơ sinh

SPF

Specific-pathogen-free

SD

Standard Deviation (Độ lệch chuẩn)


PCR

Polymerase Chain Reaction

TCMRQG

Tiêm chủng mở rộng Quốc gia

TCYTTG

Tổ chức y tế thế giới

TSB

Trypticase soy broth

WHO

World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới)

WHO TRS

World Health Organization Technical Report Series

ix


ĐẶT VẤN ĐỀ
Bệnh uốn ván là bệnh truyền nhiễm cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn
uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí gây

ra với tỷ lệ tử vong cao từ 45-90%, đặc biệt là uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh (UVSS) có
tỷ lệ tử vong trên 95%. Các triệu chứng bệnh biểu hiện các cơn co cơ, nhiễm độc
làm tổn thương não và hệ thần kinh trung ưng dẫn đến co cứng cơ trơn toàn thân và
bệnh nhân tử vong rất nhanh hoặc để lại di chứng nặng nề. Bệnh uốn ván có thể
gặp bất kỳ thời gian nào trong năm, khơng mang tính chất mùa rõ rệt và tập trung ở
các nước nước đang phát triển vùng nông nghiệp và nhiệt đới các khu vực Châu Á,
Châu Phi và Nam Mỹ. Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong
những năm cuối của thể kỷ 20, mỗi năm có khoảng trên 500.000 trẻ bị chết vì
UVSS, tập trung ở các nước đang phát triển [2]. Tỷ lệ chết/mắc của UVSS rất cao
trên 80%, đặc biệt là ở trường hợp có thời gian ủ bệnh ngắn. Tỷ lệ chết/mắc của uốn
ván từ 10-90%, tỷ lệ chết cao nhất ở bệnh nhân cấp tính, trẻ nhỏ và người cao tuổi
[2]. Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện tản phát ở khắp các tỉnh trong cả nước.
Chương trình loại trừ UVSS được triển khai từ năm 1992 thông qua Chương trình
Tiêm chủng mở rộng Quốc gia (TCMRQG). Trong giai đoạn 1996 - 2000, tỷ lệ mắc
UVSS trung bình năm của cả nước là 0,13/1.000 trẻ đẻ sống. Từ năm 2005
TCMRQG công bố loại trừ bệnh UVSS theo quy mô huyện với tỷ lệ mắc UVSS
dưới 1/1.000 trẻ đẻ sống [4], tuy nhiên ở nhóm người trưởng thành và lớn tuổi thì
vấn đề phịng ngừa uốn ván chưa được quan tâm nhiều, nên uốn ván vẫn thường
gặp trong cộng đồng và có tỷ lệ tử vong cao.
Do đặc điểm bệnh uốn ván không tạo được miễn dịch tồn lưu trong cơ thể
sau khi mắc, do vậy cách phòng tránh bệnh uốn ván hiệu quả nhất đó là tiêm vắc xin
phòng bệnh uốn ván chủ động. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại vắc xin
phịng bệnh uốn ván hấp phụ bao gồm (vắc xin uốn ván đơn và phối hợp nhiều
thành phần như bạch hầu, ho gà, bại liệt, viêm gan B và Hib) đuwọc sản xuất trong
nước và nhập khẩu. Vắc xin uốn ván trước khi được sử dụng phòng bệnh cho cộng
đồng phải được kiểm định chất lượng đạt các tiêu chuẩn như (an toàn chung, an
tồn đặc hiệu, vơ khuẩn, nhận dạng, cơng hiệu, tính chất hóa lý ..) do cơ quan kiểm
1



định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế (NICVB) và cấp chứng nhận chất lượng.
Một trong các tiêu chuẩn chất lượng xuất xưởng quan trọng nhất của vắc xin là
kiểm tra hiệu lực bảo vệ của vắc xin (công hiệu) phải đạt tiêu chuẩn theo quy định
đăng ký của nhà sản xuất hoặc của cơ quan kiểm định quốc gia (KĐQG) hoặc theo
tiêu chuẩn theo Dược điển Việt Nam (DĐVN) hoặc TCYTTG quy định.
Thử nghiệm kiểm tra công hiệu của vắc xin được tiến hành song song với
vắc xin mẫu chuẩn, có thể sử dụng mẫu chuẩn quốc gia (MCQG) hoặc mẫu chuẩn
quốc tế (MCQT) để làm đối chứng nhằm xác định giá trị của thử nghiệm và độ tin
cậy của kết quả [18].
Mặt khác, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo và ban hành các tài
liệu hướng dẫn kỹ thuật (TRS) về thiết lập và đánh giá chất lượng mẫu chuẩn quốc
gia sử dụng kiểm định chất lượng vắc xin áp dụng cho các cơ quan kiểm định quốc
gia các nước hoặc khu vực sản xuất vắc xin và sinh phảm y tế nên chủ động xây
dựng vắc xin mẫu chuẩn riêng mình đạt tiêu chuẩn chất lượng theo hướng dẫn của
WHO để chủ động trong công tác kiểm định chất lượng và quản lý hệ thống chất
lượng của cơ quan quản lý vắc xin quốc gia (NRA) và cung cấp cho hệ thống kiểm
định chất lượng vắc xin và sinh phẩm trên phạm vi toàn quốc. Từ 2015 Việt Nam là
một trong số 39 quốc gia có cơ quan quản lý quốc gia vắc xin (NRA) đạt tiêu chuẩn
của WHO và có nền cơng nghiệp sản xuất vắc xin lâu đời từ những thập niên 1970.
Với vai trò và chức năng của NICVB thực hiện hai trong sáu chức năng của cơ
quan quản lý quốc gia vắc xin (NRA) là xuất xưởng lô và kiểm định chất lượng
trong labo, giám sát chất lượng vắc xin và sinh phẩm y tế trên phạm vi toàn quốc,
quản lý và cung cấp mẫu chuẩn quốc gia cho các phòng kiểm định của các nhà sản
xuất vắc xin và sinh phẩm trên toàn quốc.
Do vậy, việc thiết lập mẫu chuẩn quốc gia đảm bảo được các tiêu chuẩn chất
lượng WHO là nhu cầu rất cấp thiết và phù hợp với yêu cầu thực tế nâng cao năng
lực của cơ quan NRA và kiểm định quốc gia trong công tác kiểm định và giám sát
chất lượng vắc xin và sinh phẩm y tế trên phạm vi toàn quốc. Hiện tại, NICVB
đang thực hiện đề tài cấp nhà nước trong chương trình phát triển sản phẩm quốc gia
vắc xin sử dụng cho người là nghiên cứu thiết lập 11 loại mẫu chuẩn vắc xin quốc

2


gia trong đó có vắc xin mẫu chuẩn quốc gia uốn ván. Nhằm thực hiện một phẩn
nhánh đề tài cấp nhà nước, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài “Nghiên cứu đánh
giá chất lƣợng và dự đoán hạn dùng vắc xin uốn ván dự tuyển mẫu chuẩn
quốc gia Việt Nam” với các mục tiêu sau:
Mục tiêu thứ nhất: Đánh giá chất lượng vắc xin uốn ván dự tuyển MCQG
Việt Nam đạt chất lượng theo tiêu chuẩn WHO.
Mục tiêu thứ 2: Dự đốn hạn dùng lơ vắc xin uốn ván dự tuyển MCQG
Việt Nam

3


CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN
1.1. Đặc điểm sinh học của vi khuẩn uốn ván
Vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) là trực khuẩn thuộc họ Bacillaceae, giống
Clostridium, tên khoa học là Clostridium tetani, là loại trực khuẩn kỵ khí bắt buộc.
Hình thái trực khuẩn uốn ván mảnh, hơi cong thẳng và mảnh, dài từ 3-4 pm, rộng
khoảng 0,4pm, khơng có vỏ, bắt màu Gram dương (hình 1.1). khi mới ni cấy trên
mơi trường đặc thì vi khuẩn dài như sợi chỉ bắt màu gram, nếu nuôi cấy lâu vi
khuẩn dễ dàng mất màu gram. Vi khuẩn có lơng và di động mạnh trong mơi trường
kỵ khí. Khi gặp điều kiện sống khơng thuận lợi vi khuẩn này sinh nha bào ở trong
thân và nằm ở một đầu làm cho vi khuẩn có dạng hình đinh ghim thấy dễ trên tiêu
bản nhuộm gram. Sự hình thành nha bào sẽ tăng lên trong điều kiện canh thang có
huyết thanh và khơng có glucoza. Trực khuẩn uốn ván lên men đường glucoza, nha
bào uốn ván có khả năng chịu nhiệt rất cao, lên đến 1500C/1 giờ nhiệt độ thích hợp
để tạo nha bào 370C, ở nhiệt độ 240C hình thành nha bào 4-10 ngày, trên 420C thì

khơng tạo nha bào [1].

Hình 1.1. Hình ảnh trực khuẩn uốn ván quan sát trên kính hiển vi

4


Nuôi cấy: Trực khuẩn uốn ván là vi khuẩn kỵ khí tuyệt đối, phát triển tốt trên
mơi trường thạch máu, tạo khuẩn lạc mịn, khơng màu, rìa có phân nhánh, bởi vì
trực khuẩn uốn ván khơng cần nguồn dinh dưỡng lớn do chuyển hóa đơn giản, có
thể phát triển ở nhiệt độ từ 14-43°C nhưng tối ưu ở 37°C và pH=7,3 và kỵ khí tuyệt
đối là điều kiện thuận lợi nhất cho trực khuẩn uốn ván phát triển[1]. Các môi trường
kỵ khí dùng ni cấy vi khuẩn uốn ván như mơi trường Brewer có chứa các hóa
chất khử oxy hịa tan như natrithioglycolate, gluthation, hoặc môi trường canh thang
thịt băm hay gan cục. Trong các môi trường này vi khuẩn phát triển làm đục đều
mơi trường và có cặn lắng. Môi trường đặc như thạch Veillon và thạch VF, vi khuẩn
uốn ván phát triển tạo khuẩn lạc vẩn như bông màu trắng đục, vi khuẩn sinh nhiều
hơi làm nứt thạch. Một số chủng, sau 48-72 giờ nuôi cấy khuẩn lạc có thể “bị”– lan
rộng ra tồn bộ mặt thạch, trong khi nhiều chủng khác chỉ hình thành khuẩn lạc nhỏ,
trịn mà khơng có phân nhánh. Trong cang thang thịt băm hoặc canh thang cục
C.tetani phát triển chậm và có hơi sinh vừa phải.
Đặc điểm hóa sinh: Trực khuẩn uốn ván làm lỏng gelatin chậm, sinh H2S, k
làm đông sữa cũng chậm, không phân giải protein, sinh indol, lên men yếu các loại
đường: arabinose, galactose, lactose và sucrose. Một số chủng sinh Dnase và
fibrinolysin, sản phẩm chuyển hóa trong mơi trường có pepton và chất chiết xuất
nấm men là acid acetic, acid butylic và một lượng nhỏ acid propionic, cồn ethanol
và butanol. Trong môi trường canh thang glucose, trực khuẩn uốn ván sinh ra
axeton. Nó khơng chuyển hóa nitrat thành nitrit, nhưng có khả năng gây nên tan
máu.[1;3]
Khả năng đề kháng: Nha bào có thể tồn tại trong rất nhiều năm ở mơi trường

bên ngồi. Vi khuẩn ở trạng thái dinh dưỡng dễ bị giết chết bởi đun 56°C trong 30
phút, nhưng ở trạng thái nha bào vi khuẩn trở nên rất đề kháng, để giết chết nha bào
phải hấp trong nồi áp suất ở 120°C trong 30 phút hoặc ngâm trong dung dịch phenol
5% trong 8-10 giờ đặc điểm này cần lưu ý khi tiệt trùng dụng cụ y tế [2].
Độc tố: Trực khuẩn uốn ván sinh ra hai độc tố là: tetanospasmin và
tetanolysin. Tetanospasmin là độc tố quan trọng nhất, có tác dụng độc thần kinh.
Tetanolysin có tính chất làm tan máu. Độc tố của trực khuẩn uốn ván là một ngoại
5


độc tố, bản chất là protein, có trọng lượng phân tử vào khoảng 150K Dalton, bao
gồm một số lượng lớn acid amin. Độc tố uốn ván khơng có ích cho vi khuẩn, nó
khơng phá hủy bất cứ cấu trúc tổ chức nào để giúp vi khuẩn xâm nhập vào mô của
động vật.
Hai loại độc tố của những trực khuẩn uốn ván không bắt màu Gram và độc tố
của trực khuẩn uốn ván bắt màu Gram có độc tính rất cao gồm
+ Tetanolysin: là độc tố tác dụng làm tan hồng cầu của thỏ, người và ngựa, gây
hoại tử ít, có vai trò rất phụ trong gây bệnh
+ Tetanospasmin: là một protein nhạy cảm nhiệt độ, gồm có 2 tiểu đơn vị: chuỗi
nặng – trọng lượng phân tử khoảng 100.000 chịu tách nhiệm gắn vào ganglioside
trên màng tế bào thần kinh và chuỗi nhẹ - trọng lượng phân tử khoảng 50.000 mang
độc tính. Tetanospasmin là một trong hai độc tố độc nhất, đứng sau botulinumtoxin:
chỉ 10-4 µg đã đủ gây chết chuột nhắt trắng trong 48h (liều gây chết của
botulinumtoxin là 10-6 µg). Độc tố uốn ván được hình thành trong tế bào, một phần
dược tiết ra ngoài, một phần được giải phóng khi tế bào bị ly giải. Sau khi xử lý
bằng formol, tetanospasmin trở thành giải độc tố. Độc tố thần kinh gây nên những
triệu chứng đặc hiệu của bệnh uốn ván. Đây là một độc tố không chịu nhiệt, bị bất
hoạt ở nhiệt độ 65°C sau 5 phút và bị tiêu huỷ nhanh chóng bởi men proteinase, đặc
biệt là dịch tiêu hóa. Đây là loại độc tố có tính kháng ngun mạnh nên có thể dùng
để sản xuất vaccine phịng bệnh [1].

Dựa vào kháng ngun lơng vi khuẩn uốn ván có khoảng 10 type, tất cả 10 type
này đều tạo ra ngoại độc tố mạnh. Khi xử lý độc tố uốn ván bằng formarlin hoặc
nhiệt độ thì làm mất độc tính nhưng cịn duy trì tính chất kháng nguyên, chế phẩm
này gọi là giải độc tố được áp dụng để dùng sản xuất vắc xin phòng bệnh uốn ván.
1.2. Đặc điểm dịch tễ bệnh uốn ván
1.2.1. Cơ chế bệnh sinh
Uốn ván là một bệnh truyền nhiễm cấp tính gây nên bởi trực khuẩn
Clotridium tetani và ngoại độc tố hướng thần kinh của nó. Bệnh lây qua da và niêm
mạc tổn thương. Đặc điểm lâm sàng là một trạng thái co cứng cơ liên tục và có
những cơn giật cứng. Khởi đầu là co cứng cơ nhai. Sau lan ra các cơ mặt, thân mình
và tứ chi.[2]
6


Bệnh khơng do chính mầm bệnh gây nên mà do độc tố hướng thần kinh
(Tetanospasmin) của nó gây nên. Độc tố uốn ván từ vết thương lên thần kinh trung
ương bằng 2 con đường: đường thần kinh hướng tâm và đường máu. Độc tố tới thần
kinh trung ương gắn vào các tế bào thần kinh ở các trung tâm vận động, ở các tổ
chức lưới, cầu não, hành não và tủy sống. Rồi độc tố chuyển qua các sinap tới
những tận cùng tiền sinap. Ngăn cản sự giải phóng các chất trung gian hóa học như
glycine, Gamma Amino Butyric acid có tác dụng ức chế hoạt động của neuron vận
động alpha và ở sừng trước tủy sống. Do vậy mà hoạt động của neuron vận động
alpha khơng kiểm sốt được và gây co cứng cơ. Mỗi khi có kích thích (bên trong
hoặc bên ngoài) sẽ xuất hiện các cơn co giật cứng [2].
Cũng như vậy, do mất đi sự ức chế mà các neuron giao cảm tiền hạch hoạt
động tăng lên làm nồng độ Catecholamin trong máu tăng lên. Do đó sinh ra các
triệu chứng cường giao cảm như: sốt tăng lên, vã mồ hôi, mạch nhanh, huyết áp
tăng, giảm co bóp dạ dày, ruột, co mạch máu ngoại vi.
- Trong uốn ván cục bộ: Chỉ một số thần kinh chi phối một số cơ bị tổn
thương bởi độc tố.

- Trong uốn ván toàn thân: Do độc tố uốn ván từ vết thương tràn vào máu và
lan rộng tới tất cả các tận cùng thần kinh. Người ta cho rằng thời gian di chuyển
trong nội bào thần kinh của độc tố là tương đương cho tất cả các dây thần kinh. Do
vậy dây ngăn bị ảnh hưởng trước và day dài bị sau. Điều này giải thích các triệu
chứng co cứng cơ xuất hiện kế tiếp nhau: đầu tiên là cưng hàm, sau đó đến các cơ
đầu, mặt, cổ rồi đến cơ ở thân mình, và cuối cùng là các chi [2].
1.2.2. Dịch tễ học bệnh uốn ván
Theo ước tính của Tổ chức Y tế Thế giới trong những năm cuối của thế kỷ 20,
mỗi năm có khoảng 500.000 trẻ bị chết vì uốn ván sơ sinh ở các nước đang phát
triển. Tỷ lệ chết do uốn ván sơ sinh rất cao, có thể lên tới trên 80% tổng số trường
hợp mắc, nhất là những ca có thời gian ủ bệnh ngắn[40]. Tỷ lệ chết do uốn ván nói
chung có thể dao động từ 10-90% tổng số trường hợp mắc, cao nhất ở trẻ nhỏ và
người có tuổi.

7


Bệnh uốn ván được mô tả từ rất cổ xưa vào thời Hyppocrates nhưng mãi đến
năm 1884, Carle và Rattonet mới gây được bệnh uốn ván thực nghiệm bằng cách
tiêm dịch nghiền ở vết thương tấy mủ của người mắc bệnh uốn ván cho súc vật thí
nghiệm. Họ đã chứng minh tính chất nhiễm khuẩn và mơ tả được bệnh uốn ván điển
hình ở thỏ. Năm 1984, Simpson khám phá rằng triệu chứng bệnh uốn ván rất giống
những trường hợp ngộ độc Strychnine [15].
Năm 1885, Nicolaier thấy rằng khi ủ đất cát bẩn cho chuột nhắt và các súc vật
khác thì chúng thường mắc bệnh có triệu chứng giống như bệnh uốn ván ở người.
Ơng đã tìm thấy một loại trực khuẩn dài ở tại vết thương tấy mủ nơi mà trước đây
đã ủ đất cát bẩn nhưng ông không ni cấy được thành chủng thuần khiết. Ơng cho
rằng triệu chứng sinh bệnh học bệnh uốn ván là do một chất độc giống như
Strychnine của trực khuẩn này tiết ra[15].
Năm 1889, Kitasato đã phân lập được trực khuẩn uốn ván từ một vết thương tấy

mủ, ông đã thuần khiết được trực khuẩn trong môi trường nuôi cấy và nhận thấy
canh khuẩn thuần khiết này chứa một loại độc tố hòa tan, độc tố này gây nên triệu
chứng bệnh uốn ván.
Uốn ván là bệnh phổ biến trên tòan thế giới, TCYTTG cơng bố, có đến 715.000
tử vong do uốn ván (1995), trong đó chủ yếu là uốn ván sơ sinh (dưới 28 tháng tuổi)
ở các nước đang phát triển. Con số nầy có giảm xuống 2 năm sau (chỉ cịn 515.000
năm 1997)[18]. Tổng số ca uốn ván tử vong hàng năm cho thấy tập trung vào các
quốc gia đang và kém phát triển như hình 1.2

Hình 1.2. Số lƣợng tử vong do uốn ván theo khu vực trên thế giới
8


Phân bố bệnh theo địa lý không đồng đều, tùy thuộc vào sự phát triển kinh tế,
mạng lưới Y tế nơng thơn và sự đầu tư của chính phủ mà bệnh thay đổi tùy theo
từng nước. Các nước càng ở gần xích đạo, kém phát triển kinh tế, mạng lưới Y tế
nông thôn và hộ sinh càng yếu kém tỷ lệ bệnh càng cao. Tuy nhiên từ sau thập niên
80 trên thế giới có vắc xin phịng bệnh uốn ván được sử dụng thì tỷ lệ tử vong do
bệnh uốn ván được giảm đáng kể như hình 1.3

Hình 1.3. Số ca mắc tƣơng ứng tỷ lệ tiêu phòng vắc xin uốn ván 1980-2019
Việt Nam là một nước nhiệt đới đang phát triển, nằm trong khu vực các nước có
tỉ lệ mắc uốn ván cao. Theo thống kê năm 1990-2000 của Viện Vệ sinh dịch tễ Hà
Nội thì tính trên tồn quốc tỉ lệ mắc chung là 1,87/100.000 dân/năm, tỉ lệ tử vong
chung là 0,24/100.000 dân/năm[4]. Chưa có một tổng kết toàn quốc về uốn ván
trong những năm gần đây. Tuy nhiên với sự phát triển của mạng lưới y tế và hộ sinh
và nhất là chương trình chủng ngừa phịng uốn ván cho phụ nữ nang thai, uốn ván
rốn trở nên hiếm gặp ở các phòng cấp cứu sơ sinh. Chương trình tiêm chủng mở
rơng cũng làm giảm tỷ lệ uốn ván ở trẻ em. Tuy nhiên, ở người lớn, vấn đề phòng
ngừa uốn ván chưa được quan tâm nhiều, nên uốn ván cũng thường gặp.

1.3. Vắc xin uốn ván
1.3.1. Lịch sử phát triển vắc xin uốn ván
Bản chất của vắc xin phòng bênh uốn ván là giải độc tố uốn ván được sản xuất
lần đầu tiên vào năm 1924 và vắc xin uốn ván đã được sử dụng rộng rãi cho quân

9


đội trong Thế chiến II. Do việc sử dụng vắc xin đã làm giảm tỷ lệ tử vong do nhiễm
uốn ván vết thương từ 70 trong Thế chiến I (13,4/100.000 vết thương) còn 12 trong
Thế chiến II (0,44 /100.000 vết thương). Vắc xin uốn ván chính là độc tố được xử lý
giải độc bằng formaldehyde [16].
Các giải độc tố uốn ván sau khi tinh chế được đánh giá xác định đơn vị Lf và
hấp phụ hydroxit nhôm (muối nhôm kết tủa) được thử nghiệm trên động vật theo
theo quy định của cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA).
Giải độc tố uốn ván có thể kết hợp với giải độc tố bạch hầu để làm vắc xin phối
hợp uốn ván và bạch hầu hấp phụ với liều Lf tương tự (DT) sử dụng cho trẻ em
hoặc với liều giải độc tố bạch hầu thấp hơn gọi và vắc xin (Td) hoặc có thể kết hợp
với thành phần ho gà tạo vắc xin phối hợp DTaP hoặc Tdap.
Ở Việt Nam, vắc xin uốn ván đơn (VAT) và vắc xin phối hợp uốn ván-bạch hầu
(Td) hoặc vắc xin phối hợp bạch hầu-ho hà-uốn ván (DTP) do Viện vắc xin và sinh
phẩm y tế (IVAC) Nha Trang sản xuất thành công từ năm 1990 sử dụng cho
Chương trình Tiêm chủng Mở rộng Quốc gia (TCMRQG) như hình 1.4.

Hình 1.4. Vắc xin uốn ván sử dụng trong TCMR
Tính từ năm 1991 đến 2018, số lượng vắc xin DPT (phòng các bệnh bạch hầu,
ho gà và uốn ván) đã được cung cấp cho Chương trình trên 95 triệu liều, vắc xin
VAT (phịng bệnh uốn ván và uốn ván sơ sinh) gần 130 triệu liều đã góp phần tích
cực cho chương trình TCMR loại trừ uốn ván sơ sinh năm 2005, giảm thiểu tỷ lệ
mắc và tử vong đối với bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván; kiểm soát tỷ lệ mắc uốn ván

mới ở trẻ em. Vắc xin DPT và VAT đạt tiêu chuẩn an tồn cho người sử dụng và có
hiệu quả bảo vệ tốt, tháng 3/1991 Bộ Y tế ra quyết định tiêu chuẩn hóa vắc xin DPT
hấp phụ do IVAC sản xuất mang mã số TCVN 908-91 và vắc xin VAT mang mã số
TCVN 643-91.
10


1.3.2 Quy trình sản xuất và kiểm định vắc xin Uốn ván
Vắc xin uốn ván (giải độc tố uốn ván hấp phụ muối nhôm ALPO4) được sản
xuất theo các công đoạn như sau:
Bước 1: Nuôi cấy chủng sản xuất vi khuẩn uốn ván gốc giống CL. Tetani Harvard
với mã code 30.01.92 VNms trên môi trường FMM ở nhiệt độ 340C trong 6 ngày,
sau đó gặt và cơ đặc độc tố, giải độc tố bằng phương pháp hóa học 0.4-0.6%v/v
Formaldehyde 37% +350C ±0.5/42 ngày.[20]
Bước 2: Giải độc tố uốn ván tinh chế sau khi thu hoạch được kiểm tra vô trùng,
xác định hàm lượng kháng nguyên bằng đơn vị Lf/ml, xác định độ tinh sạch kháng
ngun bằng phương pháp tính tốn trong 1 đơn vị trọng lượng nitơ protein theo
tiêu chuẩn cho phép phải ≥1000 Lf/mgNP, kiểm tra tính hồi độc trên chuột lang,
kiểm tra an toàn đặc hiệu trên chuột lang, kiểm tra các thử nghiệm hóa lý (cảm
quan là dung dịch mầu vàng rơm, trong xuốt, khơng có cặn hoặc tiểu phần lại; độ
pH đạt 7±0.3; hàm lượng formaldehyde phải ≤0.02%). Gọi là vắc xin uốn ván bán
thành phẩm
Bước 3: Hấp phụ giải độc tố tinh chế với tá chất ALPO4 (được điều chế từ dung
dịch ALCL3 và Na3PO4) và chất bảo quản Merthiolate 1%. Sau đó pha lỗng với
đệm NaCL 25% tạo thể tích vắc xin và hàm lượng kháng nguyên phù hợp gọi là vắc
xin uốn ván bán thành phẩm cuối cùng.
Bước 4: Kiểm định bán thành phẩm cuối cùng (vơ khuẩn, an tồn đặc hiệu, cơng
hiệu bằng phương pháp thử thách trên chuột nhắt trăng trọng lượng 15-17g với liều
50 LD50 tiêu chuẩn phải ≥ 60IU/liều tiêm 0.5ml với 95% khoảng tin cậy nằm trong
khoảng 50%-200%, thử nghiệm hóa lý (cảm quan, pH, formaldehyde, hàm lượng

hấp phụ Al3+/liều, chất bảo quản merthiolate, hàm lượng NaCL)
Bước 5: Đóng ống và đơng khơ và hàn chân khơng (đóng ống liều đơn 0.5ml/lọ
hoặc liều đa 5ml/lọ) và kiểm tra vật lý sau đóng ống, đơng khơ và hàn chân không.
Gọi là vắc xin thành phẩm
Bước 6: Kiểm định thành phẩm xuất xưởng bao gồm (nhận dạng, vô khuẩn, công
hiệu, an tồn chung trên chuột lang và chuột nhắt, hóa lý) theo tiêu chuẩn của WHO
và DĐVNV, 2017
11


Sản xuất vắc xin luôn luôn phải tuân thủ theo các quy định nghiêm ngặt của
thực hành sản xuất tốt (GMP). Kiểm định chất lượng là một phần của GMP liên
quan đến việc lấy mẫu, thực hiện thử nghiệm, hồ sơ hóa tài liệu kiểm định để đảm
bảo rằng các sản phẩm khi xuất xưởng đạt cả tính an tồn và hiệu lực. Kiểm định
chất lượng cần phải có tính khách quan và chính xác, tuân thủ chặt chẽ theo yêu cầu
của TCYTTG, cơ quan KĐQG quy định cho từng loạt vắc xin.
Đối với vắc xin uốn ván thành phẩm các chỉ tiêu đánh giá được thực hiện tuân
thủ theo hướng dẫn của TCYTTG (WHO TRS, phụ lục 3 và DĐVN V). Tồn bộ
q trình kiểm tra chất lượng vắc xin uốn ván được mơ tả tóm tắt ở hình (1.2).

Hình 1.5. Sơ đồ sản xuất và kiểm định vắc xin uốn ván
Trong các thử nghiệm đánh giá chất lượng thì thử nghiệm cơng hiệu là tiêu chí
quan trọng nhất để đánh giá hiệu lực (công hiệu) của vắc xin là đo lường hoạt tính
12


sinh học, sử dụng một thử nghiệm sinh học định lượng phù hợp, dựa trên thuộc tính
của sản phẩm kết hợp với các đặc tính sinh học phù hợp tương ứng .
1.4. Sản xuất và thiết lập mẫu chuẩn
1.4.1. Sự cần thiết của mẫu chuẩn

Để đảm bảo chất lượng của vắc xin thì việc kiểm tra chất lượng được coi là
nền tảng. Chất lượng của sinh phẩm được kiểm tra bằng các phương pháp lý , hóa
học và sinh học. Trong một thử nghiệm sinh học thường sử dụng các động vật thí
nghiệm, mơ, tế bào ni cấy, các chủng vi sinh vật. Giá trị của các thử nghiệm này
thường có sự giao động lớn hơn so với thử nghiệm hóa lý. Nguyên nhân gây ra sự
chênh lệch này là do sự khác biệt sinh học của các loài tham gia thử nghiệm, sự
khác nhau giữa các phịng thí nghiệm, người thực hiện kỹ thuật, trang thiết bị,
phương pháp thực hiện và các nguyên vật liệu…
TCYTTG đã thiết lập MCQT vì các sai lệch do độ cảm nhiễm và đáp ứng
của nhóm động vật thí nghiệm được sử dụng và điều kiện thí nghiệm sẽ ảnh hưởng
giống nhau và đồng thời đến cả mẫu chuẩn và mẫu thử nếu cả hai được thử nghiệm
trong cùng một điều kiện thí nghiệm. Bằng phương pháp này có thể giảm tối thiểu
độ chênh lệch về kết quả kiểm tra chất lượng của vắc xin và sinh phẩm.[22]
Mẫu chuẩn quốc tế là các vắc xin, sinh phẩm đã được hội đồng chuyên gia
của TCYTTG chuẩn định trên các labo đạt tiêu chuẩn thế giới đặt tại một số quốc
gia đại diện cho từng khu vực, từng châu lục để đảm bảo tính đồng nhất khắp thế
giới về hiệu lực và hoạt tính. Chúng được cung cấp dưới dạng đông khô trong ống
hoặc dạng dung dịch có ghi số đơn vị hoạt tính hoặc cơng hiệu biểu thị dưới dạng
đơn vị quốc tế (IU).[22]
Mẫu chuẩn thứ cấp (khu vực) là các vắc xin mẫu chuẩn đại diện cho khu
vực/quốc gia có thể xuất hiện dịch bệnh điển hình của khu vực mà các khu vực khác
khơng có hoặc ít xuất hiện hơn. Mẫu chuẩn khu vực là mẫu chuẩn thứ cấp sau mẫu
chuẩn quốc tế và được chuẩn định nối chuẩn với mẫu chuẩn quốc tế. Tuy nhiên có
một số vắc xin mới hoặc đặc trưng cho khu vực như vắc xin Viêm não Nhật bản,
Rota, Viêm gan B…chưa có mẫu chuẩn quốc tế thì việc thiết lập mẫu chuẩn khu
vực là việc hết sức cần thiết.[22]
13


Mẫu chuẩn quốc gia là những mẫu chuẩn được thiết lập và đánh giá chất

lượng và cho phép sử dụng bởi cơ quan KĐQG, được thiết lập từ mẫu chuẩn dự
tuyển và chuẩn định chất lượng bằng MCQT theo các tiêu chí do TCYTTG hướng
dẫn. Mẫu chuẩn quốc gia được sản xuất nhằm tránh phụ thuộc quá nhiều vào
MCQT, giúp cho các nước có nền cơng nghiệp sản xuất vắc xin và sinh phẩm chủ
động trong công tác kiểm định trong sản xuất, kiểm định quốc gia và đánh giá thẩm
định phương pháp nên cần phải đảm bảo về số lượng sử dụng trong nhiều năm.[22]
1.4.2. Hướng dẫn Tổ chức Y tế thế giới thiết lập mẫu chuẩn quốc gia vắc xin
Vắc xin MCQG được thiết lập theo hướng dẫn của TCYTTG (WHO TRS 932,
2006), do cơ quan KĐQG làm đầu mối nghiên cứu phối hợp với các nhà sản xuất
trong nước sản xuất, đánh giá chất lượng so sánh song song với MCQT với các tiêu
chí chất lượng như sau:
Phương pháp điều chế: Điều thiết yếu đầu tiên là tính đồng nhất và thành phần
của mẫu chuẩn phải giống với mẫu thử nghiệm. Khi dùng chất bảo quản nên chọn
loại không làm ảnh hưởng đến chế phẩm khi đông khô (chất bảo quản thường dùng
là thimerosal). Những chất thêm vào hay chất pha lỗng chế phẩm đều chọn chất
khơng gây giảm hoặc ảnh hưởng đến hoạt tính.[30]
Đóng ống: mẫu chuẩn có thể được đóng vào ống hay lọ thủy tinh trung tính sẫm
màu) Trong q trình đóng ống lên chú ý đến tính đồng nhất giữa các ống nên đóng
ống từ một lơ bán thành phẩm và trong điều kiện thực hiện như nhau. Nhiệt độ và
tốc độ khuấy trong q trình đóng ống phải ổn định. Cần chú ý các yêu cầu về tính
chất của lọ hay ống thủy tinh như độ trung tính, độ dày, màu sắc, số lượng sản
phẩm trong ống phải phù hợp cho việc sử dụng.[30]
Các tiêu chuẩn về chất lượng:

 Hàm lượng kháng ngun trong mỗi đơn vị đóng ống: Ít nhất phải đủ cho
một lần kiểm định công hiệu.

 Số lượng phải đủ dùng cho 5-10 năm cho cả KĐQG và kiểm định tại nhà
sản xuất.


 Hạn dùng của vắc xin mẫu chuẩn tối thiểu trên 10-20 năm.

14


 Đạt các tiêu chuẩn xuất xưởng như vắc xin thông thường.
Vắc xin mẫu chuẩn phải đảm bảo chất lượng như đối với một vắc xin xuất
xưởng bao gồm: (tính vơ khuẩn, tính an tồn, cơng hiệu, tính chất hóa lý…)
- Tính vơ khuẩn: Là một trong những điều kiện quan trọng để bảo quản vắc
xin mẫu chuẩn lâu dài của chế phẩm. Khi chế phẩm bị nhiễm khuẩn có thể làm thay
đổi thời gian sử dụng của chế phẩm, làm hỏng mẫu chuẩn trong thời gian ngắn.
- Tính an tồn: Vắc xin đó khơng gây Độc cho động vật thử nghiệm

- Tính chất hóa lý: Là yếu tố quan trọng của vắc xin mẫu chuẩn để đảm
bảo bản chất của kháng nguyên không bị thay đổi.
- Công hiệu: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng nhất trong đánh giá
chất lượng vắc xin. Mẫu chuẩn vắc xin phải có một cơng hiệu ổn định, hàm lượng
kháng ngun trong mỗi đơn vị đóng ống phải đủ để kích thích cơ thể sinh miễn
dịch chủ động sau khi sử dụng vắc xin.[30]
- Thể tích đóng ống: Thế tích của vắc xin mẫu chuẩn phải đủ cho ít nhất 1 lần
làm thử nghiệm và khơng được ít hơn thể tích ghi trên nhãn và khơng được vượt
q thể tích đóng ống ghi trên nhãn 30%.[30]
- Độ ẩm tồn dư: Với mẫu chuẩn đông khô, độ ẩm tồn dư được coi là thông số
then chốt bậc nhất giúp cho sản phẩm ổn định lâu dài, đặc biệt là với vắc xin bạch
hầu. Vắc xin bạch hầu sản xuất từ giải độc tố bạch hầu (một loại protein). Phản ứng
giáng hóa protein xảy ra với xúc tác là nước. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự kết
tụ và những phản ứng có hại khác đối với protein có liên quan đến hàm lượng nước
tồn dư cao trong ống. Tiêu chuẩn cho chỉ tiêu này đối với vắc xin mẫu chuẩn Quốc
gia là dưới 3%[30]
Đây là điều cơ bản bắt buộc đối với bất kỳ một vắc xin nào trước khi sử dụng.

Trong đó tính vơ khuẩn là một trong những điều kiện hết sức quan trọng cho tính ổn
định lâu dài của sản phẩm. Tính an tồn có nghĩa là vắc xin đó khơng gây độc cho
động vật thử nghiệm. Tính chất hóa lý là yếu tố quan trọng của vắc xin đảm bảo bản
chất kháng nguyên của vắc xin không bị thay đổi. Cơng hiệu là yếu tố kích thích cơ
thể sinh miễn dịch chủ động sau khi sử dụng vắc xin. Đây là yếu tố quan trọng nhất,
quyết định chất lượng của vắc xin.
15


 Yêu cầu tính đồng nhất giữa các ống
Thử nghiệm tính đồng nhất là yêu cầu cần thiết đầu tiên sau khi đóng ống
giữa các lọ vắc xin là tương đương nhau và dao động trong giới hạn cho phép nhất
định. Sự đồng nhất này sẽ là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự ổn định trong các
thử nghiệm về công hiệu của vắc xin.
 Đạt yêu cầu về tính ổn định cơng hiệu theo thời gian khi bảo quản ở điều
kiện tối ưu đặc thù về tính chất sinh học đối với mỗi loại mẫu khác nhau.
Một trong những yêu cầu quan trọng là tính ổn định về cơng hiệu. Việc
nghiên cứu tính ổn định về cơng hiệu có thể xác định được mẫu chuẩn có cơng hiệu
ổn định qua thời gian bảo quản. Qua đó ta có thể ước tính được thời gian sử dụng,
lưu trữ và phân phối tới các phịng thí nghiệm hợp lý góp phần chủ động trong công
tác kiểm định vắc xin.
 Hồ sơ thực hiện
Tồn bộ hồ sơ của q trình sản xuất và kiểm định mẫu chuẩn phải được lưu
trữ đầy đủ tại cơ quan KĐQG.
Vắc xin sau khi đạt các tiêu chuẩn trên và được cơ quan chức năng KĐQG
phê chuẩn trở thành vắc xin MCQG.
1.4.3. Vắc xin uốn ván mẫu chuẩn Quốc gia của Việt Nam
Việc sản xuất mẫu chuẩn quốc gia ở Việt Nam có từ rất sớm cho một số loại
vắc xin BCG, Bạch hầu, Viêm não Nhật bản…. Để kiểm định công hiệu vắc xin
uốn ván Viện KĐQG đang phải sử dụng mẫu chuẩn quốc tế và mẫu chuẩn của nhà

sản xuất cung câp (mẫu chuẩn nội bộ), điều này dẫn đến không chủ động về thời
gian và số lượng có phần hạn chế. Mỗi năm các phịng thí nghiệm kiểm định vắc
xin uốn ván cần sử dụng gần một trăm ống mẫu chuẩn, trong khi đó số lượng được
TCYTTG cung cấp rất hạn chế (khoảng 7-10 ống/năm). Thủ tục nhập khẩu qua hải
quan phức tạp và tốn kém, ngồi ra chất lượng mẫu chuẩn có thể bị ảnh hưởng do
quá trình vận chuyển và bảo quản khi lưu kho hải quan. Do vậy nhu cầu thiết lập
mẫu chuẩn quốc gia là điều cần thiết và cấp bách.[14]
TCYTTG khuyến nghị các nước có nền cơng nghiệp sản xuất vắc xin và sinh
phẩm thì cơ quan kiểm định quốc gia nước sở tại nên chủ động thiết lập MCQG để
16


×