Tải bản đầy đủ (.pdf) (167 trang)

Luận án tiến sỹ "Nghiên cứu năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ Hoà Thảo nhập nội trong chăn nuôi bò thịt"

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.24 MB, 167 trang )


i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
--------------------------




TỪ TRUNG KIÊN




NGHIÊN CỨU NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ
HIỆU QUẢ SỬ DỤNG MỘT SỐ GIỐNG CỎ HÒA THẢO
NHẬP NỘI TRONG CHĂN NUÔI BÒ THỊT


Chuyên ngành: CHĂN NUÔI ĐỘNG VẬT
Mã số: 62.62.40.01


LUẬN ÁN TIẾN SĨ NÔNG NGHIỆP


Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. PHAN ĐÌNH THẮM
2. GS.TS. TỪ QUANG HIỂN




THÁI NGUYÊN - 2010













































ii

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án này là hoàn toàn trung thực và chưa từng
được ai công bố, sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Các thông tin, tài liệu trích dẫn
trong luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả

Từ Trung Kiên











iii
LỜI CẢM ƠN
Hoàn thành luận án này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi luôn nhận
được sự giúp đỡ quý báu, sự chỉ bảo tận tình của các thầy hướng dẫn PGS. TS.
Phan Đình Thắm và GS.TS. Từ Quang Hiển trong suốt qúa trình thực hiện luận án.
Nhân dịp hoàn thành luận án này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với các
thầy hướng dẫn.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với sự quan tâm giúp đỡ của các
thầy cô giáo và các cán bộ bộ môn Cơ sở, các thầy cô giáo khoa Chăn nuôi- Thú y
và khoa Sau đại học trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, các cán bộ Ban đào
tạo Sau đại học - Đại học Thái Nguyên đã động viên giúp đỡ tôi trong quá trình thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn đối với Ban lãnh đạo và các cán bộ viên
chức của các đơn vị: Trung tâm Thực hành Thực Nghiệm trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển chăn nuôi miền núi - Viện
Chăn nuôi Quốc gia, Viên Khoa học sự sống - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ nhiệt tình cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn Đảng uỷ, Ban giám hiệu,Thư viện trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên và bạn bè, đồng nghiệp, người thân đã tạo điều kiện, động
viên tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Thái Nguyên, tháng năm 2010
Từ Trung Kiên

iv


MỤC LỤC
Trang phụ bìa i
Lời cam đoan ii
Lời cảm ơn iii
Mục lục iv
Danh mục các từ viết tắt ix
Danh mục viết tắt và tên khác của cỏ x
Danh mục các bảng biểu xi
Danh mục các đồ thị xii
Nội dung Trang
MỞ ĐẦU................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................3
1.1. Đặc tính sinh trưởng của cỏ hoà thảo............................................................3
1.1.1. Giới thiệu về cỏ hòa thảo.......................................................................3
1.1.2. Đặc tính sinh trưởng của thân và lá........................................................4
1.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá ............................5
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tái sinh của thân và lá...............................8
1.1.3. Đặc tính sinh trưởng của rễ..................................................................10
1.1.3.1. Động thái sinh trưởng của rễ ..........................................................10
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của rễ ..................................11
1.2. Sản lượng chất xanh, thành phần hóa học của cỏ hoà thảo.....................12
1.2.1. Sản lượng chất xanh ............................................................................12
1.2.2. Thành phần hóa học của cỏ..................................................................14
1.3. Ảnh hưởng của một số kỹ thuật canh tác (khoảng cách cắt, bón phân) đến
lượng và chất cỏ hoà thảo ...........................................................................19
1.3.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt ..........................................................19
1.3.2. Ảnh hưởng của phân bón.....................................................................21
1.3.2.1. Vai trò của phân đạm .....................................................................21
1.3.2.2. Vai trò của phân lân .......................................................................23

1.3.2.3. Vai trò của phân kali ........................................................................25
1.3.2.4. Vai trò của phân chuồng.................................................................26
1.3.2.5. Vai trò của vôi................................................................................28
1.4. Sử dụng cỏ trong chăn nuôi trâu bò ............................................................28
1.4.1. Sử dụng cỏ tươi ...................................................................................28
1.4.2. Sử dụng cỏ khô....................................................................................30

v
1.5. Đặc điểm các giống cỏ hoà thảo dùng trong thí nghiệm của luận án ...........31
1.5.1. Cỏ Paspalum atratum...........................................................................31
1.5.2. Cỏ Brachiaria brizantha .......................................................................33
1.5.3. Cỏ Brachiaria decumbens....................................................................34
1.5.4. Cỏ Setaria Splendida ...........................................................................36
1.6. Kết luận phần tổng quan tài liệu .................................................................37
Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .........................38
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu..................................................38
2.2. Nội dung nghiên cứu ..................................................................................38
2.2.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số giống cỏ hòa thảo.............38
2.2.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp .........................38
2.2.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng bón đạm....................................38
2.2.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu các công thức bón đạm, lân, kali cùng tăng...............39
2.2.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử
dụng và tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của cỏ ...........................................39
2.2.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả của cỏ trong chăn nuôi bò thịt.................39
2.3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................39
2.3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số giống cỏ hòa thảo.............39
2.3.2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu khoảng cách cắt thích hợp .........................40
2.3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng phân đạm thích hợp ..................41
2.3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu bón đạm, lân, kali với liều lượng cùng tăng...............42
2.3.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được sử

dụng và tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ của cỏ ....................................44
2.3.5.1. Xác định khối lượng cỏ tươi bò ăn được trong một ngày đêm ...............44
2.3.5.2. Xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng ......................................................44
2.3.5.3. Tính tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ bằng phương pháp sinh khí in vitro (in vitro
gas production technique) và tính năng lượng ME ..............................45
2.3.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả của cỏ trong chăn nuôi bò thịt...............45
2.3.6.1. Thí nghiệm 6a: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên bò thịt............ 45
2.3.6.2. Thí nghiệm 6b: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt ............ 46
2.3.7. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu .......................................................48
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................50
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN...........................................................52
3.1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu chọn lọc một số giống cỏ hòa thảo......................52
3.1.1. Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm................................................52
3.1.2. Khí tượng khu vực thí nghiệm từ 2004 - 2009 .....................................52

vi
3.1.3. Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm tính theo khóm.................................54
3.1.4. Năng suất của cỏ .................................................................................55
3.1.5. Thành phần hóa học của cỏ..................................................................57
3.1.6. Sản lượng cỏ tươi, vật chất khô, protein của cỏ thí nghiệm..................58
3.1.7. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng của 6 giống cỏ thí nghiệm............61
3.1.8. Nhận xét chung về thí nghiệm 1 ..........................................................61
3.2. Thí nghiệm 2: Xác định khoảng cách cắt thích hợp.....................................61
3.2.1. Ảnh hưởng của khoảng cách cắt đến năng suất của cỏ...........................61
3.2.2. Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau .............65
3.2.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các khoảng cách cắt khác nhau ..................69
3.2.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ ở các KCC khác nhau...................71
3.2.5. Nhận xét chung về thí nghiệm 2 ..........................................................71
3.3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu liều lượng phân đạm thích hợp..........................72
3.3.1. Ảnh hưởng của các mức phân đạm khác nhau tới năng suất cỏ............ 72

3.3.2. Thành phần hóa học của cỏ ở các mức bón đạm khác nhau ................. 75
3.3.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các mức N khác nhau.............................. 79
3.3.4. Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ khi bón phân N tăng............82
3.3.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 3......................82
3.4. Thí nghiệm 4: Nghiên cứu các công thức bón đạm, lân, kali cùng tăng.............83
3.4.1. Ảnh hưởng của các mức N.P.K cùng tăng đến năng suất cỏ.................83
3.4.2. Thành phần hóa học của cỏ khi bón N.P.K cùng tăng ..........................85
3.4.3. Sản lượng cỏ thí nghiệm khi bón N.P.K cùng tăng ..............................88
3.4.4. Ảnh hưởng của phân N.P.K cùng tăng đến sản lượng cỏ theo mùa ..................91
3.4.5. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 4........................... 92
3.5. Thí nghiệm 5: Xác định khối lượng cỏ ăn được/bò/ngày, tỷ lệ cỏ được
sử dụng và tỷ lệ tiêu hoá chất hữu cơ của cỏ............................................. 92
3.5.1. Xác định khối lượng cỏ ăn được/1 bò/ngày.......................................... 92
3.5.2. Xác định tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cắt khác nhau ..................... 94
3.5.3. Kết quả xác định tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ................................................. 94
3.6. Thí nghiệm 6: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ trên bò thịt...........................95
3.6.1. Thí nghiệm 6a: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ tươi trên bò thịt..................96
3.6.1.1. Khối lượng bò qua các kỳ cân ........................................................96
3.6.1.2. Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn.....................96
3.6.1.3. Tiêu thụ VCK/1 bò và tiêu tốn VCK cho 1 kg tăng khối lượng ..............97
3.6.1.4. Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/năm......................98
3.6.2. Thí nghiệm 6b: Đánh giá hiệu quả chăn nuôi của cỏ khô trên bò thịt.............99

vii
3.6.2.1. Khối lượng của bò ở các kỳ cân .....................................................99
3.6.2.2. Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn ....................................... 100
3.6.2.3. Tiêu thụ VCK/1 bò, tiêu tốn thức ăn của bò ăn cỏ khô .................100
3.6.3. Nhận xét chung về kết quả nghiên cứu của thí nghiệm 6 (6a và 6b) .............101
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.............................................................................. 1012
1. Kết luận.......................................................................................................102

2. Đề nghị........................................................................................................103
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN..........104
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................105
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 123


viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATP: Adrenosine triphotphate
DXKN: Dẫn xuất không chứa nitơ
ĐC: Đối chứng
CIAT: Center of International Tropical Agriculture
CP: Protein thô
CS: Cộng sự
CT: Công thức
CX: Chất xanh
K: Kali
KCC: Khoảng cách cắt
KL: Khối lượng
N: Nitơ
NS: Năng suất
NSCX: Năng suất chất xanh
NSTB: Năng suất trung bình
OM: Chất hữu cơ
P: Phốt pho
PDI: (Proteines Digestible dans l’intestin) Protein được tiêu hóa
ở ruột non
Pr Protein
SL: Sản lượng

TB: Trung bình
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
TH: Tiêu hóa
TS: Tổng số
UFL: Đơn vị thức ăn tạo sữa
VCHC: Vật chất hữu cơ
VCK: Vật chất khô







ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT HOẶC TÊN KHÁC CỦA
CÁC GIỐNG CÂY THỨC ĂN XANH TRONG LUẬN ÁN

Brachiaria decumbens B. decumbens
Brachiaria brizantha B. brizantha
Paspalum atratum P. atratum
Setaria splendida S. splendida
Brachiaria mutica B. mutica
Paspalum dilatatum P. dilatatum
Kentucky blue K. blue
Eragrostis curvula E. curvula
Phleum pratense Timothy
Dactylis glomerata Orchard
Cynodon dactylon Bermuda
Digitaria smutsii D. smutsii

Andropogon gayanus A. gayanus
Brachiaria humidicola B. humidicola
Brachiaria ruziziensis B. ruziziensis
Panicum maximum P. maximum
Paspalum guenoarum P. guenoarum

x
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng Tiêu đề Trang

2.1: Công thức thí nghiệm 6a............................................................................. 46
2.2: Công thức thí nghiệm 6b............................................................................. 47
3.1: Thành phần dinh dưỡng đất thí nghiệm....................................................... 52
3.2: Giá trị trung bình về khí tượng Thái Nguyên từ năm 2004 - 2009 ............... 53
3.3: Tỷ lệ sống của các cỏ thí nghiệm sau trồng 30 ngày ................................... 55
3.4: Năng suất các lứa cắt năm thứ nhất ............................................................ 55
3.5: Năng suất các lứa cắt năm thứ hai .............................................................. 56
3.6: Thành phần hóa học của các cỏ thí nghiệm ................................................ 57
3.7: Sản lượng cỏ tươi, vật chất khô và protein ................................................. 59
3.8: Năng suất cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau năm 1 và 2 ........................ 62
3.9: Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau ................... 65
3.10: Sản lượng cỏ thí nghiệm ở các KCC khác nhau trong 2 năm ...................... 70
3.11: Năng suất cỏ thí nghiệm ở các mức bón đạm khác nhau ............................ 72
3.12: Thành phần hóa học của cỏ thí nghiệm ở các mức bón đạm khác nhau ............... 76
3.13: Tổng sản lượng của cỏ thí nghiệm ở các mức N khác nhau ........................ 79
3.14: Năng suất trung bình của cỏ thí nghiệm ở mức N.P.K cùng tăng ................ 83
3.15: Thành phần hóa học của cỏ ở các mức bón N.P.K cùng tăng.............................86
3.16: Tổng sản lượng của cỏ thí nghiệm ở các mức bón N.P.K cùng tăng .................89
3.17: Khối lượng cỏ bò ăn được ở các tuổi cỏ khác nhau ..................................... 93

3.18: Tỷ lệ cỏ được sử dụng ở các tuổi cắt khác nhau .......................................... 94
3.19: Tỷ lệ tiêu hóa vật chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của cỏ tính theo
các phương pháp khác nhau ........................................................................ 94
3.20: Khối lượng trung bình của bò ở các kỳ cân (thí nghiệm 6a) ........................ 96
3.21: Tăng khối lượng trung bình của bò qua các giai đoạn (thí nghiệm 6a) ................ 97
3.22: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (thí nghiệm 6a) ......................... 98
3.23: Ước tính khả năng sản xuất thịt hơi của 1 ha cỏ/năm (thí nghiệm 6a)................ 98
3.24: Khối lượng của bò ở các kỳ cân (thí nghiệm 6b)......................................... 99
3.25: Tăng khối lượng của bò ở các giai đoạn (thí nghiệm 6b)............................100
3.26: Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (thí nghiệm 6b)........................101

xi
DANH MỤC CÁC ĐỒ THỊ

Đồ thị Tiêu đề Trang

3.1: Nhiệt độ trung bình từ năm 2004 - 2009 .....................................................54
3.2: Sự phân bố lượng mưa trong 5 năm (2004 - 2009)......................................54



1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Không giống như các loài gia súc khác, trong khẩu phần hàng ngày của gia
súc nhai lại, thức ăn xanh chiếm từ 60 - 100 %. Mặc dù nước ta nằm trong vùng khí
hậu nhiệt đới gió mùa, thảm thực vật khá phong phú về chủng loại, nhưng nước ta
lại không có đồng cỏ rộng như các nước vùng ôn đới, hay châu Phi nhiệt đới. Trên
thực tế nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do diện tích chăn thả dần bị
thu hẹp nhường chỗ cho các cây trồng khác. Bên cạnh đó, do chăn thả bừa bãi,

không có kỹ thuật, đã làm cho một số bãi chăn trở thành đất trống, đồi núi trọc,
không còn khả năng khai thác dẫn đến tình trạng thiếu thức ăn cho đàn gia súc, đặc
biệt là về mùa đông.
Hiện nay, chăn nuôi bò ở nước ta đang phát triển mạnh cả về số lượng và
chất lượng, từ chỗ chăn thả quảng canh là chủ yếu, đang chuyển dần sang hình thức
nuôi bán thâm canh và thâm canh. Vì vậy, việc đảm bảo nhu cầu thức ăn xanh chất
lượng cao cho chúng đã trở thành vấn đề thời sự.
Trong những năm qua, bằng nhiều con đường khác nhau, nước ta đã nhập
hàng trăm giống cây, cỏ làm thức ăn cho vật nuôi. Việc chọn lọc và đưa vào sản xuất
những giống cây, cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái từng
vùng và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đồng thời xác định
được thành phần hoá học cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng là hết sức cần thiết.
Nhờ đó, đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh cho bò cả về số lượng cũng như chất lượng.
Xuất phát từ những yêu cầu trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu
năng suất, chất lượng và hiệu quả sử dụng một số giống cỏ hòa thảo nhập nội
trong chăn nuôi bò thịt”.
2. Mục đích của đề tài
Lựa chọn được một số giống cỏ hòa thảo có năng suất, giá trị dinh dưỡng cao
phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở vùng trung du - miền núi phía Bắc, cũng như
xác định được kỹ thuật canh tác và hiệu quả sử dụng chúng trong chăn nuôi bò thịt.
Từ đó đưa các giống cỏ này ra sản xuất phục vụ cho phát triển chăn nuôi gia súc nhai
lại nói chung, chăn nuôi bò nói riêng ở tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh trong khu vực có
điều kiện tương tự.
3. Ý nghĩa của đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Làm giàu thêm cho kho tàng kiến thức về cỏ trồng, giá trị dinh dưỡng của cỏ và
hiệu quả sử dụng chúng trong chăn nuôi bò thịt ở khu vực trung du - miền núi phía Bắc.

2
3.2. Ý nghĩa thực tiễn

Các giống cỏ hòa thảo có năng suất, chất lượng cao sẽ được đưa ra sản xuất
phục vụ thiết thực cho việc phát triển chăn nuôi trâu, bò ở tỉnh Thái Nguyên và các
tỉnh trong khu vực có điều kiện tương tự.
4. Điểm mới của đề tài
Đề tài đã chọn được 3 giống cỏ là P. atratum, B. brizantha 6387, B. decumbens có
năng suất cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, đất đai tỉnh Thái Nguyên.
Đề tài đã xác định được một số kỹ thuật canh tác cơ bản (khoảng cách cắt,
phân bón) thích hợp cho 3 giống cỏ nói trên.
Đề tài đã phân tích được thành phần hóa học và đánh giá được giá trị năng
lượng của các giống cỏ nói trên.
Đề tài đã khảo nghiệm sử dụng các giống cỏ nói trên trong chăn nuôi bò thịt,
từ đó đã khẳng định được giá trị dinh dưỡng và ước tính được khả năng sản xuất thịt
hơi của 1 ha trong một năm của mỗi giống cỏ.

3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐẶC TÍNH SINH TRƯỞNG CỦA CỎ HOÀ THẢO
1.1.1. Giới thiệu về cỏ hòa thảo
Cỏ hoà thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hoà thảo (Graminea) và có 28
họ phụ, 563 giống, 6802 loài. Ở nước ta, cỏ hoà thảo chiếm vị trí quan trọng
trong nguồn thức ăn xanh của gia súc ăn cỏ, vì nó chiếm 95 - 98 % trong thảm
cỏ (Từ Quang Hiển và CS, 2002) [32]. Hanson, (1972) [120] cho biết, có gần
75 % cỏ được trồng ở vùng đất trồng cỏ là loài hòa thảo. Cỏ hòa thảo chiếm
phần lớn trong đồng cỏ tự nhiên. Riêng ở Mỹ có gần 1500 loài hòa thảo.
Cỏ hòa thảo trồng nói chung, là những loại cỏ đã được nghiên cứu lai tạo hay
tuyển chọn từ tự nhiên, với mục đích tạo ra các giống cho năng suất cao, chất lượng
tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên và điều kiện canh tác ở một vùng hay khu vực
nào đó.
Theo David và CS, (1993) [108] thì hiệu quả của cỏ là biến đổi năng lượng

mặt trời thành lá xanh để động vật có khả năng thu nhận năng lượng này. Tuy
nhiên, sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của cây. Các cỏ
nói chung và cỏ hòa thảo nói riêng, sinh trưởng và tái sinh đều trải qua ba giai đoạn,
mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng như sau:
Giai đoạn I (sinh trưởng chậm): xảy ra sau khi cây cỏ mới bị chăn thả, thu cắt
hay mới gieo trồng. Sau khi thu cắt, lá mất đi nên cây không có khả năng thu nhận
ánh sáng mặt trời. Trong khi đó, cây đòi hỏi nhiều năng lượng để phát triển. Vì vậy,
để bù lại sự thiếu hụt đó, năng lượng được huy động từ rễ. Rễ trở nên nhỏ đi và yếu
hơn, vì năng lượng được sử dụng để phát triển lá. Chính vì vậy, khi cây bị ngập úng
vào giai đoạn này, cỏ sẽ rất dễ chết, do lá để thoát hơi nước không có, còn rễ thì yếu
nên dễ bị tổn thương dẫn đến thối rễ.
Cây cỏ ở trong giai đoạn I sinh trưởng rất chậm, năng suất thấp, nhưng lá
mềm, ngon miệng và có giá trị dinh dưỡng cao.
Giai đoạn II (sinh trưởng nhanh): là giai đoạn từ sau khi gieo trồng hoặc
sau khi thu cắt hay sau chăn thả từ 10 - 15 ngày trở đi. Khi tái sinh đạt tới 1/4
hay 1/3 kích thước của cây trưởng thành, năng lượng được hấp thu đủ qua quá
trình quang hợp để cung cấp cho sự phát triển và bắt đầu bổ sung cho rễ. Đây là
thời gian cỏ phát triển nhanh nhất. Trong giai đoạn này, lá chứa đủ protein và

4
năng lượng thoả mãn nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc và cỏ có chất lượng dinh
dưỡng cao.
Giai đoạn III (sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn): Là giai đoạn từ sau khi
gieo trồng hoặc sau khi chăn thả, sau khi cắt cỏ khoảng 40 - 70 ngày (Đoàn Ẩn và
Võ Văn Trị, 1976) [2]. Cây tiếp tục phát triển, nhưng lá ngày càng trở nên nhạt dần,
lá ở phần gốc chết đi và bị phân huỷ. Lá sử dụng nhiều năng lượng để hô hấp hơn là
chúng có thể tạo ra từ quang hợp. Ở giai đoạn 3, cỏ có phần thân chiếm đa số và
nhiều xơ. Năng suất và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong cỏ cao, tuy nhiên, tỷ
lệ cỏ được sử dụng (gia súc ăn) và khả năng tiêu hoá của gia súc đối với lá và thân
cây giai đoạn này thấp dần.

Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống theo từng giai đoạn để
chúng ta định ra thời gian chăm sóc và thu cắt hợp lý.
Giai đoạn I và đầu giai đoạn II, cần chăm sóc, xới xáo, diệt cỏ dại và bón
thúc phân cho cỏ.
Cuối giai đoạn II, đầu giai đoạn III, cần nhanh chóng thu cắt hoặc chăn thả,
vì lúc này năng lượng thu được từ đồng cỏ là cao nhất. Nếu không thu hoạch ngay,
cỏ sẽ già, lá mất mầu dần, hiệu suất quang hợp kém nên giá trị dinh dưỡng giảm
dần, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh lần sau và giảm số lứa cắt hay số lần chăn thả
trên năm. Còn nếu thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, đồng thời nếu thu hoạch quá
nhiều lứa trên năm, thì dự trữ các chất dinh dưỡng và khoáng ở phần gốc và rễ để
phát triển cành lá sẽ bị cạn kiệt, đồng cỏ chóng bị tàn lụi. Vì vậy, cần có thời gian
nghỉ (khoảng cách cắt hoặc chăn thả) hợp lý để duy trì nhiệm kỳ sử dụng cỏ lâu dài.
Không cho động vật gặm hay cắt cỏ quá thấp để tránh cỏ bị quay lại giai
đoạn I và tồn tại ở giai đoạn này lâu, do tái sinh rất chậm nên sẽ làm giảm tổng sản
lượng cỏ.
1.1.2. Đặc tính sinh trưởng của thân và lá
Sau khi nẩy mầm, khối lượng vật chất khô (VCK) của hạt sẽ giảm dần, do
chất dự trữ ở hạt được sử dụng cho quá trình nẩy mầm. Sinh trưởng lúc này chậm.
Khi lá xanh xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp, sự sinh trưởng bắt đầu
tăng dần. Đến gần giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn,
cũng có khi ở giai đoạn này khối lượng VCK của cây bị giảm đi.
Lá non của cỏ non phát triển từ lá chồi mầm tạo ra ở đỉnh mô phân sinh.
Hầu hết các tế bào của lá được cấu tạo trong khi lá còn rất nhỏ trong chồi (Langer,

5
1972) [141]. Kết quả sinh trưởng của lá là sự mở rộng của kích cỡ tế bào (Esau, 1960)
[112] và tăng khối lượng (Coyne và CS, 1995) [104]. Lá mới sinh lấy cacbohydrate
từ rễ, thân hay từ lá già cho tới khi chúng hoàn thiện và do đòi hỏi phải sinh trưởng,
nên chúng đồng hóa các sản phẩm dự trữ được từ rễ, lá, gốc để hình thành lá mới
(Coyne và CS, 1995) [104], (Langer, 1972) [141].

1.1.2.1. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cỏ như giá
trị của phẩm giống hay các yếu tố khí hậu, thời tiết, đất đai... Trong các yếu tố đó,
thì ánh sáng, nhiệt độ, nước và chất dinh dưỡng có trong đất là các yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng tới đời sống của cỏ.
Sức nẩy mầm của cỏ (hạt, hom)
Sự sinh trưởng của cỏ phụ thuộc vào sức nẩy mầm của hạt, hạt có sức nầy mầm
cao sẽ tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng sau này. Sức nẩy mầm của giống không những
phụ thuộc vào bản thân hạt, mà còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị giống của con người,
điều kiện đất đai và khí hậu. Đối với các giống cỏ dùng hom cũng vậy, những đoạn
hom đầu có tỷ lệ nẩy mầm cao nhất, khi tăng số đốt của hom sẽ tăng tỷ lệ nẩy mầm, tuy
nhiên từ đốt thứ 3 trở đi thì tỷ lệ nẩy mầm giảm xuống đột ngột.
Trong thời kỳ nẩy mầm của hạt giống, thì phạm vi nhiệt độ của đất và không
khí từ 15 - 35
0
C là thuận lợi cho cỏ sinh trưởng và phát dục. Nhìn chung, khi nhiệt độ
tăng lên làm rút ngắn rất nhiều thời gian từ khi gieo hạt tới khi mọc mầm, tuy nhiên,
tăng hoặc giảm thấp quá ngưỡng chịu đựng của cây, có thể làm cây non đói ăn tạm
thời và ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng về sau.
Nhiệt độ
Tất cả quá trình sinh lý thực vật đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ (Salisbury và
Ros, 1969) [175]. Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt độ
tăng (nằm trong nhiệt độ tới hạn) thì sinh trưởng tăng và khi nhiệt độ giảm thì sinh
trưởng chậm lại. Nếu tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy quá
trình hấp thu chất khoáng của rễ (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [82]. Theo
Bogdan, (1977) [95] nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệt đới nẩy mầm là 15 - 20
0
C và tối
ưu là 25 - 35
0

C. Nhiệt độ tối ưu cho cỏ ôn đới quang hợp là 15 - 20
0
C và cỏ nhiệt đới
là 30 - 40
0
C. Sự hình thành diệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10 - 15
0
C.
Cây thức ăn gia súc sinh trưởng tốt nhất trong biên độ nhiệt độ ban ngày hẹp
từ 7,2
0
C đến 35
0
C. Nhiệt độ thích hợp cho đẻ nhánh con của cỏ nhiệt đới thường

6
nhỏ hơn nhiệt độ thích hợp cho nhánh sinh trưởng (Cooper và Taiton, 1968) [13]. Ở
nhiệt độ thấp dưới 10
0
C cây cỏ nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết, do diệp
lục bị phá hủy. Chính vì vậy, ở các vùng núi cao và xa xích đạo, thì giá lạnh và sương
muối là yếu tố giới hạn đối với các giống cây thức ăn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới
(McWilliam, 1978) [153].
Hầu hết cỏ hòa thảo có nhiệt độ tối thích hợp cho sinh trưởng khoảng 20
0
C,
nhưng vẫn có thể sinh trưởng ở nhiệt độ thấp hơn (Cooper và Taiton, 1968) [103].
Giới hạn về nhiệt độ của các loài thực vật khác nhau là khác nhau. Trong
khoảng nhiệt độ từ 0 - 35
0

C, nhiệt độ không khí cứ tăng lên 10
0
C có thể làm cho
quá trình sống của thực vật tăng 1 - 2 lần. Khi nhiệt độ tăng quá 35
0
C, quá trình
sống giảm yếu đi hoặc ngừng hẳn, còn khi nhiệt độ từ 40 - 50
0
C, quá trình sống
ngừng hoàn toàn. Dưới ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ cao (chưa vượt qua ngưỡng
cao nhất) thực vật phát dục rất nhanh và phát dục này là không bình thường. Nếu
ảnh hưởng đúng vào thời kỳ sinh trưởng thì thực vật còi cọc, khí quan dinh dưỡng
phát triển không tốt, hoa nở sớm, sản lượng thấp. Nhìn chung, khi nhiệt độ giảm
xuống hay tăng lên quá nhiều thì thực vật bắt đầu chết từng bộ phận hay chết hoàn
toàn; Ở nhiệt độ thích hợp nhất, thực vật sinh trưởng vừa nhanh lại vừa tốt.
Nếu nhiệt độ tăng, tỷ lệ tiêu hóa được của cỏ và tỷ lệ cacbohydrate phi cấu trúc
giảm, nhưng thường thì tỷ lệ chất khoáng và protein tăng (Smith, 1970) [186]. Vì vậy,
nhiệt độ hay thời gian thu hoạch cỏ trong năm sẽ ảnh hưởng tới giá trị dinh dưỡng của
thức ăn (Harris, 1978) [122]; (Marten, 1970) [150].
Nước
Nước là yếu tố cần thiết không thể thay thế cho sự sinh trưởng của cây. Cây
sinh trưởng mạnh nhất khi tế bào bão hòa nước. Giảm mức độ bão hòa thì tốc độ
sinh trưởng chậm lại. Vì vậy, mùa mưa lượng nước được đảm bảo nên cỏ sinh
trưởng mạnh, còn mùa khô thì ngược lại, do lượng nước trong đất là nhân tố hạn
chế nhất trong mùa này. Vì vậy, cần tưới nước cho cỏ trong mùa khô.
Ẩm độ hay lượng nước trong đất có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống cây
trồng. Đây là yếu tố cần thiết, căn bản, không thể thay thế trong đời sống cây trồng.
Lượng nước trong đất ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới độ thoáng khí của đất và việc
cung cấp dinh dưỡng, chế độ quang hợp, chế độ thoát hơi nước để thực vật không bị
nóng quá... điều đó ảnh hưởng tới năng suất, sinh trưởng và chất lượng cây trồng

(Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [14]; (Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn Dũng, 2006) [58].
Nước còn quy định sự điều hòa nhiệt từ đất và thực vật thông qua hiện tượng bốc

7
hơi và phát tán. Nước cũng liên quan chặt chẽ tới các tính chất cơ lý tính của đất,
như độ rắn, tính dính, tính dẻo... sự di chuyển nước trên mặt đất có ảnh hưởng xấu
tới độ phì của đất, vì nó làm rửa trôi các chất dinh dưỡng của đất hay làm xói mòn
mặt đất (Vụ Tuyên Giáo, 1975) [25].
Do đó, trong thời kỳ cỏ sinh trưởng, phải đảm bảo sao cho đất có độ ẩm thích
hợp, nhất là phải có biện pháp kỹ thuật tưới, tiêu thích hợp để cỏ có năng suất cao và
ổn định.
Ánh sáng
Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành quang hợp, thoát
hơi nước, hình thành chất diệp lục. Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành, lá, ra hoa,
kết quả bình thường.
Nhiệt lượng từ mặt trời quyết định mọi hoạt động sống của thực vật, còn ánh
sáng mặt trời là nhân tố cần thiết để thực vật tạo ra chất hữu cơ do quá trình quang
hợp (Xi-Nen-Si-Cốp, 1963) [14].
Người ta đã nhận thấy rằng lá của cây cỏ họ đậu và cây hòa thảo mùa đông
nhanh bão hòa ánh sáng ở cường độ ánh sáng yếu hơn là cỏ hòa thảo nhiệt đới
(Cooper và Taiton, 1968) [13]. Bão hòa ánh sáng của cây hòa thảo mùa lạnh xảy ra
xung quanh khoảng từ 20.000 - 30.000 lux, trong khi đó cỏ hòa thảo nhiệt đới sẽ bão
hòa ánh sáng ở 60.000 lux (Smith, 1970) [186]. Sự chuyển hóa của năng lượng ánh
sáng khoảng 5 - 6 % ở cỏ hòa thảo nhiệt đới, nhưng cỏ hòa thảo ôn đới là dưới 3 %.
Vì vậy, cỏ hòa thảo nhiệt đới có tiềm năng lớn trong sử dụng ánh sáng cho quang
hợp. Khi cường độ ánh sáng cao trên mức bão hòa, thì lá có chiều hướng nhỏ đi,
lóng ngắn lại, tổng chiều cao cũng giảm đi và rễ lớn hơn so với cỏ sinh trưởng
trong điều kiện cường độ ánh sáng yếu.
Sinh trưởng của các loại cỏ dưới tán che của cây cao, thì vấn đề cạnh tranh cơ
bản không phải là dinh dưỡng, độ ẩm mà là ánh sáng (L.’t Mananetje, 1992) [149].

Hầu hết cỏ đều là cây ưa sáng hơn là cây ưa bóng. Ngoài ra, ánh sáng còn là nguyên
nhân chủ yếu khiến cây ra hoa kết hạt.
Dinh dưỡng trong đất
Hầu hết chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh trưởng nằm trong đất. Mười
sáu nguyên tố thiết yếu được biết đến là rất cần thiết cho cây sinh trưởng như
cacbon, hydro, oxy trong đất- không khí, nitơ trong không khí - đất, photpho, kali,
canxi, kẽm... đều có trong đất.

8
Đất có hạt sét quá nhiều thì thường dí chặt, yếm khí, hoạt động của rễ thực
vật bị hạn chế. Những loại đất này thường khiến cho rễ thực vật tiết ra nhiều độc
tố. Những cây thức ăn dùng cho gia súc thường không thích hợp trồng ở đất này
(Từ Quang Hiển và CS, 2002) [32]. Tính chất vật lý, cấu tượng của các loại đất
khác nhau sẽ ảnh hưởng tới ẩm độ của đất, sự hấp thu các chất dinh dưỡng, sự
phát triển của hệ vi sinh vật trong đất. Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng
cho cây. Nếu đất thiếu các chất dinh dưỡng nào thì cây sẽ thiếu chính các chất dinh
dưỡng đó. Kết cấu đất ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng cây trồng. Tỷ
lệ mùn, đất, đá, cát, sét, sỏi khác nhau, sẽ tạo đất có kết cấu khác nhau. Đất giầu
mùn, thường có tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp. Nếu được thường xuyên canh tác, đất sẽ có kết
cấu viên tốt và tơi xốp, rễ cây phát triển nhanh và mạnh, vi sinh vật hoạt động tốt
(Từ Quang Hiển và Nguyễn Khánh Quắc, 1995) [30]. Để cải tạo đất, ta cần
thường xuyên bón phân hữu cơ và kết hợp xới xáo, diệt cỏ dại và cung cấp nước
thường xuyên (Nguyễn Thế Đặng và Nguyễn Thế Hùng, 1999) [23].
1.1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới tái sinh của thân và lá
Cây cỏ đã được thu hoạch bằng dạng này hay dạng khác chỉ có khả năng tái
sinh khi trong rễ và thân còn lại có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá
trình tái sinh. Vì vậy, khả năng tái sinh phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi thiết
lập, tuổi thu hoạch, độ cao cắt, vì nó ảnh hưởng tới lượng chất dinh dưỡng dự trữ
để tái sinh.
Tuổi thiết lập

Tuổi thiết lập là tuổi kể từ khi trồng cỏ cho đến khi có thể đưa vào sử dụng
lần đầu tiên. Tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện để các bộ phận dưới đất (rễ,
thân ngầm,...) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ các chất dinh dưỡng sau này để
có thể tái sinh. Vì, chỉ khi các bộ phận này đã phát triển và dự trữ các chất dinh
dưỡng đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh mạnh. Từ hiểu biết này, người ta đợi
cho quá trình sinh trưởng của cây ở thời điểm chất dự trữ nhiều nhất mới thu hoạch,
để vừa cung cấp dinh dưỡng nhiều cho gia súc, đồng thời không gây hại cho cây
trồng, vì lúc này điều kiện tái sinh của cây trồng là tối ưu. Nếu tuổi thiết lập không
được xác định đúng đắn, thì có thể cỏ trồng sẽ được thu hoạch quá muộn gây ảnh
hưởng xấu đến tái sinh sau này, ngược lại nếu thu hoạch quá muộn thì cỏ sẽ giảm
giá trị dinh dưỡng.
Tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt
Kể từ lứa cắt lần thứ nhất trở đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi
thu hoạch hay khoảng cách cắt. Khi cây dự trữ đủ dinh dưỡng thì ta bắt đầu thu
hoạch. Voisin, (1963) [211] khẳng định: Một cây cỏ nếu bị cắt trước khi rễ và những

9
phần còn lại của lứa cắt chưa dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và
có thể không tái sinh được. Nếu tuổi thu hoạch chỉ bằng 1/2 tuổi thu hoạch thích hợp
thì năng suất chỉ còn 1/3. Nếu tăng hơn tuổi thích hợp nhất 50 % thì chỉ tăng năng
suất 20 %, nhưng chất lượng giảm, tỷ lệ chất xơ tăng.
Nếu cắt quá ít lần trên năm thì cỏ sẽ bị già, chất lượng kém đồng thời ảnh
hưởng tới lứa tái sinh sau, ảnh hưởng tới sản lượng cỏ trên năm.
Nếu cắt quá nhiều lần trên năm, cỏ chưa đủ thời gian tích lũy các chất dinh
dưỡng nuôi cây, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều, đất trồng dễ bị xói
mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trên bề mặt, nên đồng cỏ chóng bị thoái hóa,
năng suất, chất lượng giảm.
Vậy, xác định được tuổi thu hoạch hợp lý không chỉ nâng cao năng suất chất
lượng mà còn nâng cao tỷ lệ tiêu hóa cỏ, đồng thời tạo điều kiện cho cỏ tái sinh tốt
hơn và kéo dài tuổi thọ của đồng cỏ.

Theo Từ Quang Hiển và CS, (2002) [32] cỏ Pangola thu hoạch lứa đầu sau
trồng 2 - 3 tháng, các lứa sau cắt cách nhau 50 - 60 ngày (hè thu), 60 - 90 ngày
(đông xuân). Cỏ Tây Nghệ An thu hoạch sau trồng 50 - 70 ngày, sau đó cứ 40 - 50
ngày (hè thu) và 70 - 80 ngày (đông xuân) cắt lứa tiếp theo. Cỏ voi thu hoạch sau
trồng từ 2 - 2,5 tháng, sau đó cứ 30 - 50 ngày (hè thu) và 50 - 65 ngày (đông xuân)
cắt lứa tiếp theo.
Theo Điền Văn Hưng, (1964) [35] thì cỏ thân đứng thu hoạch sau trồng và
sau cắt là trên 60 ngày. Cỏ thân bụi sau trồng là 60 ngày, sau cắt là 30 - 45 ngày. Cỏ
thân bò thu hoạch sau trồng là 50 - 55 ngày, sau cắt là 30 - 45 ngày.
Tuổi thu hoạch cỏ có liên quan chặt chẽ với chiều cao thân cỏ. Do đó, người ta
dựa vào chiều cao của thảm cỏ để thu hoạch. Ví dụ như: đối với cỏ Ghinê thu hoạch
khi thảm cỏ cao 60 - 90 cm, cỏ lông para 45 - 60 cm, cỏ pangola cao 35 - 50 cm
(Hamphray, 1980) [28].
Chiều cao cỏ khi cắt
Khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ, vì một phần sản lượng nằm ở
phần để lại, khi cắt cỏ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới các lần tái sinh sau đó, làm mất đi
phần thân gần gốc là cơ quan dự trữ chất dinh dưỡng cơ bản để nuôi rễ và toàn bộ lá
và dùng cho việc tái sinh.
Nếu cỏ có thể phát triển không ngừng và thu hoạch một lần ở cuối mùa phát
triển như ngũ cốc, thì tổng sản lượng sẽ thấp và chất lượng cũng thấp hơn là được

10
cắt vài lần trong suốt giai đoạn của mùa sinh trưởng. Thu hoạch là biện pháp kỹ
thuật để đồng cỏ luôn được duy trì trong giai đoạn sinh trưởng. Nếu cứ để cỏ trưởng
thành một cách tự nhiên, thì thời kỳ chồi rễ sẽ dài hơn. Ngay sau khi cây cứng cáp
và các điểm sinh trưởng chủ yếu hoạt động, năng suất đồng cỏ có thể tiếp tục tăng,
nhưng năng suất sẽ giữ nguyên khi cây gần rơi vào tình trạng ngủ. Thông thường,
mục tiêu của quản lý chăn thả hay thu cắt là giữ cây ở trạng thái sinh trưởng thuận
lợi nhất và kéo dài nhất có thể và sau đó có đủ dinh dưỡng cung cấp cho tái nẩy
chồi và dự trữ cacbohydrate.

Tùy từng loại cỏ khác nhau, mà chiều cao khi cắt để lại là khác nhau. Theo Lê
Hòa Bình và CS, (1994) [6], đối với cỏ thân đứng cắt cách mặt đất 4 - 5 cm, thân khóm
cắt cách mặt đất 10 - 15 cm, thân bò cắt cách mặt đất 7 - 10 cm là thích hợp và năng
suất các lứa sau vẫn ổn định.
1.1.3. Đặc tính sinh trưởng của rễ
1.1.3.1. Động thái sinh trưởng của rễ
Sinh trưởng của rễ cũng mang tính chất mùa vụ rõ rệt như các bộ phận trên
mặt đất. Phần lớn bộ rễ sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, đạt tới mức cao nhất trước
khi bộ phận trên mặt đất đạt được tối đa và ngừng khi cây ra hoa. Khi cây cỏ đã
qua thời kỳ sinh trưởng và bước sang giai đoạn già, thì sự ra rễ ngừng và một số
rễ bắt đầu chết. Sinh trưởng của rễ cũng phụ thuộc vào nhiệt độ, ẩm độ, ánh sáng
và tuổi của rễ...
Khi sinh trưởng, cỏ đòi hỏi có đầy đủ diện tích lá, để sử dụng cho quá trình
quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho các lá sinh trưởng tiếp theo. Toàn bộ
cacbohydrate phi cấu trúc của cỏ giảm thấp trong suốt giai đoạn hô hấp của cây
trong mùa đông, cacbohydrate dự trữ chủ yếu ở rễ và thân cây, để cung cấp cho rễ
và lá phát triển trong đầu mùa xuân. Khả năng tích tụ cacbohydrate thấp sẽ không
đáp ứng đủ cho toàn bộ nhu cầu để rễ và lá sinh trưởng. Vì vậy, cây cần đủ diện tích
lá để quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và các quá trình trao
đổi khác (Coyne và CS, 1995) [104].
Bình thường, cây không có thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển
nhanh ở chồi và rễ cùng một lúc. Nếu đồng cỏ trồng bị chăn thả, thu cắt quá nhiều
lần, rễ ngừng phát triển và có thể chết. Do bị khai thác quá mức, cỏ sẽ có ít diện tích
lá để quang hợp, vì vậy, cây sẽ có ít năng lượng. Cacbohydrate trước tiên được huy
động cho phát triển lá để phục vụ cho quá trình quang hợp, nên chúng không vận
chuyển cacbohydrate xuống cho rễ phát triển, điều đó khiến cho rễ yếu dần và chết

11
nên cây chỉ có đủ năng lượng cho phát triển hệ thống rễ nông dưới đất. Kết quả là
đồng cỏ trồng sẽ bị tổn thương khi gặp điều kiện stress, như thời tiết khô hạn và sự

xâm lấn của cỏ dại.
1.1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của rễ
Nhiệt độ:
Smith, (1973) [188]; Whyte và CS, (1964) [212] cho rằng, rễ cần nhiệt độ
thấp hơn so với thân và lá để sinh trưởng và phát triển. Bởi vậy, ở nhiệt độ cao rễ
sinh trưởng chậm hơn so với thân và lá. Cây non có nhiệt độ tối thích hợp thấp hơn
so với giai đoạn trưởng thành.
Trong thời kỳ sinh trưởng, gốc của thực vật và đất xung quanh đều ảnh
hưởng lẫn nhau. Cho nên, nhiệt độ đất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát dục của rễ.
Thông thường sau khi mọc mầm, nhiệt độ đất không cao lắm thì rễ phát dục thuận
lợi. Chùm rễ thường bắt đầu hoạt động vào lúc nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ thích hợp
cho sự sinh trưởng của lá. Người ta cũng chứng minh rằng, chỉ khi đất có đầy đủ
nhiệt lượng, thực vật mới có thể hấp thu tốt nước và các chất dinh dưỡng hòa tan
trong nước. Nếu nhiệt độ đất giảm xuống một mức độ nhất định, thì hoạt động của
rễ giảm yếu đi, còn khi đất rất lạnh thì rễ hoàn toàn ngừng hoạt động. Khi đó thực
vật không thể hút được các chất dinh dưỡng trong đất, thực vật bắt đầu héo và chết.
Ẩm độ đất
Độ sâu của rễ phụ thuộc vào mực nước ngầm, nước ngầm cao thì độ sâu của
rễ giảm và phát triển ngang (trừ cỏ chịu nước). Nếu mực nước ngầm thấp thì phát
triển cả về độ sâu lẫn bề ngang của rễ. Điều này là cơ sở để chọn lọc cỏ chịu hạn
hay chịu úng ngập.
Cây sinh trưởng phụ thuộc vào sự đầy đủ ẩm độ đất (Larson và Eastin, 1971)
[142]; (Russell, 1966) [174]; (Taylor, 1964) [192].
Ánh sáng
Nếu chiếu sáng đầy đủ, thì bộ rễ phát triển mạnh mẽ hơn và ngược lại. Độ
dài ngày và dự trữ dinh dưỡng trong rễ có tỷ lệ thuận với nhau. Tăng cường độ chiếu
sáng sẽ tăng phát triển rễ và dẫn đến tăng sinh trưởng thân và lá.
Cường độ ánh sáng yếu đồng nghĩa với năng suất VCK thấp và giảm sinh
trưởng của rễ. Khi lá cỏ phát triển hoàn thiện thì cây che bóng mới phát huy hiệu
quả, lúc này nếu không có các yếu tố giới hạn, thì năng suất cũng không tăng lên

nữa. Chính vì vậy, khi tán lá phát triển đầy đủ, là lúc cây cỏ cho năng suất VCK cao
nhất (Brown và Blaser, 1968) [98].

12
Dinh dưỡng trong đất
Phân bón, đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng tới kiểu và độ sâu của rễ. Với
lượng đạm ít sẽ tạo ra bộ rễ phát triển và với hàm lượng cacbohydrate cao ở rễ và
ngược lại, nếu đạm nhiều, thì tăng phát triển bộ phận trên mặt đất và giảm lượng
cacbohydrate trong rễ. Đạm thấp thì rễ nhiều và chia nhiều nhánh còn đạm cao thì
rễ mập và ngắn.
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, cả cỏ hòa thảo và bộ đậu đều thích
nghi với nguồn cung cấp dinh dưỡng thấp bằng cách chia cắt thành nhiều phần tăng
trưởng vật chất khô ở rễ trong thời gian lá và chồi cây phát triển (Rao, 2001) [164].
1.2. SẢN LƯỢNG CHẤT XANH, THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA CỎ HOÀ THẢO
1.2.1. Sản lượng chất xanh
Sản lượng cỏ hòa thảo thay đổi nhiều tùy thuộc vào loài, vùng khí hậu và kỹ
thuật canh tác. Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố này tới
năng suất cỏ hòa thảo.
* Giống cỏ khác nhau cho năng suất, sản lượng khác nhau.
Cỏ B. brizantha cho sản lượng vật chất khô có thể rất khác nhau tùy theo đều
kiện thâm canh, từ 8 - 20 tấn/ha/năm (Schultze- Kraft, 1992) [181].
Theo Trương Tấn Khanh, (2003) [37] thì cỏ Brachiaria humidicola là cỏ chủ
yếu sử dụng để chăn thả trên đồng cỏ lâu năm và để chống xói mòn đất, sản lượng vật
chất khô đạt từ 7 - 33 tấn/ha/năm tùy theo khí hậu và đất đai.
Cỏ B. ruziziensis có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng đòi hỏi lượng
phân bón cao. Sản lượng vật chất khô có thể đạt từ 10 - 20 tấn/ha/năm, tỷ lệ protein
thô trong VCK từ 9 - 15 % (Schultze - Kraft., 1992) [180].
Các kết quả nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Hà và CS, (1985) [26];
Nguyễn Ngọc Hà, (1995) [27]; Khai và CS, (1995) [136] cho biết các giống cỏ hòa
thảo trồng tại các vùng ở nước ta có sản lượng biến động rất lớn, lệ thuộc vào các

yếu tố, như đất đai, chăm sóc, chế độ bón phân và độ dài của mùa khô. Sản lượng
của các giống Brachiaria spp có thể biến động từ 5 - 30 tấn vật chất khô/ha/năm.
Kết quả nghiên cứu của CIAT, (1978) [102] tại Quilichao, Colombia, thì
giống cỏ Brachiaria decumbens có thể đạt sản lượng chất khô trên 4.000 kg/ha/năm
với thí nghiệm không có bón đạm, nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất
trong điều kiện bón lân và đạm thấp.

13
Tại Samford, Queensland, sản lượng hàng năm của giống P. dilatatum là
15.000 kg VCK (Davies, 1970) [109]. Tại Fiji sản lượng trung bình là 5.313 kg
VCK/ha/năm với mức protein thô trong VCK là 9,9 % trong thời gian theo dõi 3
năm (Roberts, 1970) [170], tại Mỹ sản lượng cỏ này đạt từ 1.230 - 12.000 kg vật
chất khô/ha/năm (Bennett, 1973) [90].
Như vậy, các giống cỏ khác nhau có sản lượng chất xanh và vật chất khô
khác nhau; Cùng một giống cỏ nhưng trồng ở các vị trí địa lý khác nhau cũng cho
năng suất khác nhau.
* Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ
Khi cỏ sống ở các điều kiện khác nhau thì yếu tố khí hậu là nhân tố thường
hạn chế tới sản lượng của cỏ. Đối với các vùng lạnh và vùng khan hiếm nước, thì
yếu tố hạn chế về năng suất chính là nước. Do vậy, đã không ít những nghiên cứu
về mùa vụ và nước tưới ảnh hưởng tới sản lượng của cỏ.
Sản lượng trung bình của cỏ Nadi blue ở Sigatoka, Fiji là 22.725 kg/ha/năm
(Roberts, 1970) [170] [172]. Sản lượng vật chất khô trung bình của cỏ Nadi là
11.500 kg/ha/năm trong năm 1971 - 1972 và trong đó 31 % sản lượng đạt được ở
trong mùa khô năm 1972 (Partridge, 1979) [157].
Cỏ pangola ở Beerwah, nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng năm
1.075 mm, có sản lượng trung bình là 10.565 kg/ha/năm, khi cỏ được bón phân đầy
đủ (Evans, 1967) [113] đã đạt năng suất 113 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa hè,
nhưng chỉ đạt 2,25 kg vật chất khô/ha/ngày vào mùa đông mặc dù cùng một chế độ
bón phân. Ở phía bắc Queensland với lượng mưa lớn hơn và được bón 220 kg N,

22 kg P
2
O
5
và 55 kg K
2
O/ha/năm thì sản lượng của giống cỏ này đã đạt 28.282 kg
vất chất khô/ha/năm.
Cỏ Echinochloa scabra đạt sản lượng 4.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ non sinh
trưởng, 13.000 kg vật chất khô/ha ở cỏ đã thành thục, 150 kg vật chất khô/ha trong
30 ngày tái sinh ở trong mùa khô, nhưng năng suất tăng nhanh khi được tưới nước
đầy đủ, đạt 2.500 kg VCK/ha sau 30 ngày tái sinh (Boudet, 1975) [202].
Tại Cuba, Pérez Infante, (1970) [158]; Bogdan, (1977) [95] thu được sản
lượng trung bình hàng năm của cỏ Amphilophis pertusa (L.) là 15.000 kg VCK/ha, trong
đó 40 % được sản xuất trong mùa khô dưới điều kiện tưới bằng hệ thống phun mưa.
Như vậy, kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy, cùng một giống cỏ,
sản lượng của chúng cũng thay đổi theo mùa vụ và sản lượng trong mùa khô là thấp

14
hơn rõ rệt, đồng thời đòi hỏi phải tưới nước trong thời gian này thì cỏ mới cho sản
lượng cao.
Có hai yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng chất xanh của cỏ
là khoảng cách cắt và phân bón. Chúng tôi sẽ trình bày kỹ vấn đề này tại mục 1.3.
1.2.2. Thành phần hóa học của cỏ
Khái niệm về cây thức ăn xanh bao hàm cả các cây thức ăn tự nhiên và các
cây thức ăn trồng với mục đích sử dụng làm thức ăn gia súc. Đây là loại thức ăn rất
quan trọng, có thể chiếm từ 20 - 40 khẩu phần cho lợn, 70 - 100 % khẩu phần của
gia súc nhai lại và ngựa, 5 - 10 % khẩu phần của gia cầm. Chính vì vậy, thức ăn
xanh là loại thức ăn vô cùng quan trọng trong chăn nuôi và chúng có những đặc
điểm riêng về thành phần hóa học.

Trong thức ăn chăn nuôi thì thành phần hóa học của cây thức ăn là yếu tố
quyết định tới chất lượng của chúng, đồng thời chúng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu
tố như: giống, phân bón, tuổi cỏ, mùa vụ...
* Ảnh hưởng của giống.
Theo tài liệu của Viện Chăn nuôi quốc gia, (1995) [80], đối với cây cỏ hòa
thảo ngoài tự nhiên thì hàm lượng các chất dinh dưỡng rất khác nhau:
Có loại cỏ có tỷ lệ VCK thấp như cỏ bấc với 13,10 % vật chất khô, 2,10 %
protein thô, 0,20 % lipit thô, 3,90 % xơ thô, 5,50 % dẫn xuất không đạm và 1,40 %
khoáng tổng số. Một số cỏ có mức trung bình về vật chất khô như: cỏ Mộc Châu
mọc tự nhiên có 23,88 % vật chất khô, 2,54 % protein thô, 0,51 % lipit thô, 8,67 %
xơ thô, 10,13 % dẫn xuất không đạm; 2,03 % khoáng tổng số; cỏ Ghinê Australia
có 21,00 % vật chất khô, 2,70 % protein thô, 0,40 % lipit thô, 7,50 % xơ thô, 8,70 %
dẫn xuất không đạm và 1,70 % khoáng tổng số. Một số cỏ khác lại có hàm lượng
vật chất khô cao (trên 30 %) như: cỏ sâu róm có 30,20 % vật chất khô và tỷ lệ các
chất khác là 2,30 % protein thô, 1,60 % lipit thô, 9,70 % xơ thô, 14,70 % dẫn xuất
không đạm, 1,90 % khoáng tổng số, cỏ pangola trung du Bắc Bộ có 35,60 % vật chất
khô, 2,30 % protein thô; 0,90 % lipit thô, 11,60 % xơ thô, 18,10 % dẫn xuất không
đạm và 2,70 % khoáng tổng số.
Như vậy, đối với mỗi loại cây thức ăn khác nhau thì thành phần hóa học
của chúng là khác nhau. Thành phần hóa học của cây thức ăn phụ thuộc vào từng
giống cây trồng.

×