Tải bản đầy đủ (.pdf) (146 trang)

Nghiên cứu mảng đề tài chiến tranh trong tranh cổ động ứng dụng vào giảng dạy môn lịch sử mỹ thuật việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.44 MB, 146 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU MẢNG ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TRANH CỔ ĐỘNG
ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM
MÃ SỐ: MHN 2020 - 02.17

Hà Nội, tháng 12/2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƯỜNG
NGHIÊN CỨU MẢNG ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG TRANH CỔ ĐỘNG
ỨNG DỤNG VÀO GIẢNG DẠY MÔN LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM
MÃ SỐ: MHN 2020 - 02.17

Xác nhận của cơ quan chủ trì đề tài
TRƯỞNG KHOA

Chủ nhiệm đề tài

ThS. Lê Trọng Nga

ThS. Trần Quốc Bình



Hà Nội, tháng 12/2020

2


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... 3
THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ............................................... 5
CHÚ THÍCH BẢNG BIỂU ........................................................................................ 6
CHÚ THÍCH HÌNH ẢNH .......................................................................................... 7
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................. 11
MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 12
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 12
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu................................................................... 15
3. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 24
4. Mục tiêu đề tài .............................................................................................. 26
5. Cách tiếp cận ................................................................................................ 27
6. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 27
7. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ..................................................................... 29
8. Những đóng góp của đề tài........................................................................... 29
Chương 1 .................................................................................................................. 31
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA ĐỀ TÀI .................... 31
1.1. Một số khái niệm .............................................................................................. 31
1.1.1. Khái niệm Dạy - Học .............................................................................. 31
1.1.2. Khái niệm lịch sử mỹ thuật ..................................................................... 32
1.1.3. Khái niệm tranh cổ động ........................................................................ 33
1.1.4. Khái niệm hình tượng trong tranh cổ động ............................................ 35
1.2. Tính chất và đặc điểm tranh cổ động chủ đề kháng chiến, chiến tranh ..... 37
1.2.1. Tính chất ................................................................................................. 37

1.2.2. Đặc điểm ................................................................................................. 38
1.3. Vai trò và giá trị thẩm mỹ của tranh cổ động đề tài kháng chiến, chiến
tranh ......................................................................................................................... 39
1.3.1. Vai trò ..................................................................................................... 39
1.3.2. Giá trị thẩm mỹ....................................................................................... 40
1.4. Sự hình thành và phát triển tranh cổ động ở Việt Nam ............................... 42
1.4.1. Khái quát tranh cổ động ở Việt Nam ..................................................... 42
1.4.2. Khái quát Tranh cổ động giai đoạn kháng chiến chống pháp ............... 45
1.4.3. Khái quát tranh cổ động giai đoạn chống Mỹ ....................................... 53
1.5. Thực trạng tranh cổ động đề tài chiến tranh hiện nay ................................. 64
Tiểu kết chương ....................................................................................................... 76
Chương 2 .................................................................................................................. 78
HÌNH TƯỢNG NGƯỜI CHIẾN SỸ TRONG TRANH CỔ ĐỘNG VÀ THỰC
TRẠNG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ MỸ THUẬT TẠI ..................................... 78

3


KHOA TẠO DÁNG CÔNG NGHIỆP .................................................................. 78
2.1. Chủ đề nội dung trong tranh cổ động ............................................................ 78
2.1.1. Tuyên truyền cổ động chiến tranh .......................................................... 78
2.1.2. Tuyên truyền cổ động chính trị giai đoạn 1954 đến nay ........................ 80
2.2. Hình tượng người chiến sỹ trong tranh cổ động qua một số tác phẩm tiêu
biểu từ 1975 đến 2015 ............................................................................................. 82
2.2.1. Hình tượng người lính theo phong cách hiện thực cổ điển .................... 82
2.2.2. Hình tượng người lính theo phong cách hiện thực ấn tượng ................. 86
2.2.3. Hình tượng người lính theo phong cách hiện thực biểu hiện................. 93
2.2.4. Hình tượng người lính theo phong cách hiện thực lãng mạn ................ 97
2.3. Những vấn đề rút ra trong việc nghiên cứu hình tượng người chiến sỹ
trong tranh cổ động đề tài chiến tranh ............................................................... 106

2.3.1. Hình tượng người chiến sỹ ................................................................... 106
2.3.2. Học tập và phát huy hình tượng người chiến sĩ ................................... 110
2.4. Thực trạng dạy và học môn lịch sử mỹ thuật Việt Nam ở khoa Tạo dáng
công nghiệp ............................................................................................................. 111
Tiểu kết ................................................................................................................... 115
Chương 3 ................................................................................................................ 116
ỨNG DỤNG ĐỀ TÀI VÀO GIẢNG DẠY .......................................................... 116
MÔN LỊCH SỬ MỸ THUẬT VIỆT NAM ......................................................... 116
3.1. Yêu cầu ............................................................................................................ 116
3.2. Phương pháp giảng dạy ................................................................................. 117
3.3. Ứng dụng nghiên cứu vào giảng dạy môn lịch sử mỹ thuật Việt Nam ..... 120
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................. 141
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 144

4


THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
STT

1

Học hàm, học vị
Họ tên tác giả

ThS Trần Quốc Bình

Vai trị

Chủ nhiệm đề tài


Chức vụ, Cơ quan công tác
Giảng viên
Khoa Tạo dáng công nghiệp
Trường Đại học Mở Hà Nội

2

HS Đỗ Trung Kiên

Thành viên

Giảng viên
Khoa Tạo dáng công nghiệp
Trường Đại học Mở Hà Nội

3

Nguyễn Thị Bích Liễu

Thành viên

Giảng viên
Khoa Tạo dáng cơng nghiệp
Trường Đại học Mở Hà Nội
Chuyên viên

4

Phạm Thị Hoài Nam


Thành viên

5

Khoa Tạo dáng công nghiệp
Trường Đại học Mở Hà Nội


CHÚ THÍCH BẢNG BIỂU
Bảng
Tên bảng
Trang
2
2.3.2. Nội dung mơn lịch sử mỹ thuật Việt Nam được chia
thành một số nội dung sau.
4
88
Phần 1
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH THỜI KỲ NGUYÊN THỦY
VÀ NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH THỜI KỲ DỰNG
NƯỚC
5
Phần 2
100
NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH VIỆT NAM THỜI PHONG
KIẾN
6
Phần 3.
105

MỸ THUẬT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN TỪ (1945 - 1985)
7
3.2. Ứng dụng nghiên cứu vào giảng dạy môn lịch sử mỹ
thuật Việt Nam
- Nội dung ứng dụng Tiết 16 Quá trình hình thành và
pháttriển nghệ thuật tranh cổ động ở Việt Nam
8
1. Nội dung bài giảng
116
9
1.2.1. Tranh cổ động giai đoạn chống Pháp
117
1.2.2. Tranh cổ động giai đoạn chống Mỹ
119
1.2.3. Tranh cổ động đề tài chiến tranh hiện nay
121
123
2. Hình tượng người chiến sỹ trong tranh cổ động
2.1. Hình tượng chiến sỹ theo phong cách hiện thực cổ điển
2.2. Hình tượng chiến sỹ theo phong cách hiện thực ấn tượng
125
2.3. Hình tượng chiến sỹ theo phong cách hiện thực biểu hiện 128
2.4. Hình tượng chiến sỹ theo phong cách hiện thực lãng mạn
132
3. Vai trò và giá trị thẩm mỹ của tranh cổ động đề tài 134
chiến tranh
3.1. Vai trò của tranh cổ động trong chiến tranh
3.2. Giá trị thẩm mỹ của tranh cổ động đề tài chiến tranh
135
3.3. Tính chất và đặc điểm tranh cổ động đề tài chiến tranh

136
3.3. 1. Tính chất
3.3.2. Đặc điểm
Kết Luận và Kiến nghị

6


CHÚ THÍCH HÌNH ẢNH
Hình

Tên tranh

Trang

H1.

H1. H2. Tranh vẽ thời Nguyễn cảnh xử tử giáo sĩ Pháp Jean-

Trang

H2

Charles Conay Tân (nguồn.Hình ảnh Việt Nam.com)

H3

H3. Phố hàng Đào Hà Nội Một biển quảng cáo sữa đặc

H4


Nestle ở Hà Nội ảnh Harrison Forman.

30
Trang
31

H4. Một tiệm bánh ở phố Hàng Trống 1940
H5

H5. Việt Nam độc lập thổi kèn loa - Chủ Tịch Hồ Chí Minh.

H6

H6. “Hà Nội vùng đứng lên1946” Tô Ngọc Vân

H7

H7.("Vietnam for Vietnames" Nước Việt Nam của người Việt

H8

Nam) Trần Văn Cẩn.

H9

H8. “Ngày lễ Các thánh 194” Toussaint. Lương Xuân Nhị

Trang
34

Trang
36

H9. “Tại sao và cho ai?” Lương Xuân Nhị
H10.

H10. “De Trassigny! Trả lại chúng tơi những đứa con cịn

H11. sống”

Trang
37

H12 H11. “Thần tự do trên chiến lũy” Phỏng theo tác phẩm của
Delacroix.
H12. “Đồng chí” Lương Xn Nhị
H13. H13. Năm Kỷ Sửu: “Tồn dân thi đua tăng gia sản xuất diệt
H14. Giặc đói” (nghệ nhân có tên là Kỳ vẽ)

Trang
39

H15. H14. Năm Kỷ Sửu: “Toàn dân thi đua học chữ để diệt Giặc
dốt”. (nghệ nhân có tên là Kỳ vẽ)
H15. Năm Kỷ Sửu: “Tồn dân thi đua diệt Giặc Pháp” (nghệ
nhân có tên là Kỳ vẽ)
H16 H16. “Hà Nội sẵn sàng”. “Nixon phải trả nợ máu” 1972 của

7


Trang


H17 Trường Sinh.

42

H17 “Bác vẫn cùng chúng cháu hành quân” 1972 của Nguyễn
Thụ – Nguyễn Huy Oánh
H18 H.18.“Nữ anh hùng Trần Thị Tâm năm 1972” Huỳnh Văn
H19 Thuận
H20

Trang
44

H.19. “Thi đua bắn rơi nhiều máy bay Mỹ ”(khuyết danh)
H.20.“Hoan hô chiến công bắn rơi 1900 máy bay Mỹ” (khuyết
danh)

H21 H21. “Nhân dân Việt Nam nhất định thắng”, của Đào Đức
H22 H22. “Dịch phá ta cứ đi”, của Đào Đức
H23 H.23. Nam bắc một nhà” Ngọc Quý
H24 H.24. “Chung một ngọn cờ” 1976. Huỳnh Phương Đông
H25 H25. “Hành quân” (1947) Mai Văn Hiến
H26 H26. “Du kích La Hay tập bắn” Nguyễn Đỗ Cung
H27

H27, “Chúng con chiến đấu cho người sống mãi Việt Nam ơi”


H28 Trần Khánh Chương.

Trang
47
Trang
48
Trang
70
Trang
72

H28.“Bảo vệ thành quả cách mạng” 1980-1985 Thanh Hải
H29 H29. “Tình quân dân như cá với nước” Nguyễn Văn Thân.
H30 H30. “Giúp đỡ dân” Quách Hùng
H31 H31. “Trái Tim và nòng súng” Huỳnh Văn Gấm.
H32 H32. “Bắt giữ tù nhân chiến tranh Hoa Kỳ”, 1969 Hoàng Tích

Trang
72
Trang
73

Chù
H33 H33. “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” 1972 của
H34 Nguyễn Thụ- Trần Huy Oánh.

Trang
75

H34. “Bác bảo thắng là thắng” 1980 của Lê Nhường


8


H35 H35. “Kỷ niệm 50 năm thành lập quân đội nhân dân việt
H36 Nam” 1944-1994, Nguyễn Thanh.

Trang
78

H37 H36. “Các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải
cùng nhau giữa lấy nước”
H37. “Nước Việt nam có quyền hưởng tự do và độc lập và
thực sự đã trở trành một nước tự do và độc lập”
H38 H38. “Đường mòn Hồ Chí Minh trên biển, sáng mãi tên
H39 người”.

Trang
79

H39. “Bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng” Nguyễn Xuân
Nghị 1994.
H40 H40 .“Kết nạp Đảng ở Điên Biên Phủ”1963 Nguyễn Sáng.
H41 H41. “Bắn bắn nữa đi anh bắn cho Mỹ Ngụy tan tành” 1972

Trang
80

Trần Gia Bích.
H21 H44. “Hoan hơ qn giải phóng Tây Nguyên đánh mạnh

thắng lớn” 1973 của Phan Chi.

Trang
24

H45. “40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” 1994
H46. “40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ” 1994 của Trần
Thục Phi.
H45 H45. “50 năm quân đôi nhân dân Việt Nam” 1994 Thế Hùng.
H46 H46. “50 năm xuân Mậu Thân 1968 nhớ về đồng đội tôi”,

Trang
81

H47 H47. “Mậu Thân 1968 bước ngoặt lịch sử” Lê Việt Hồng
H50 H50.“Xuân Mậu Thân 1968” Ngô Đức Chung.
H51 H51“Miền Nam đánh mạnh thắng to, Bảo vệ hậu phương lớn

Trang
82

miền Bắc”
H52 H.52 “Hà Nội vùng đứng lên”1946 khắc gỗ của Tô Ngọc Vân.

9

Trang


H53


H53 “Em hát các anh nghe” 1968 sơn dầu Trần Huy Oánh

H54 H54 “60 năm chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5/1954-7/5/2014”

84
Trang
88

H54 H55.“Mùa Xuân đại thắng non sông một dải 30/4/1975 H56 30/4/2015”

Trang
89

H.56 “Chúng em yêu chú Bộ đội” của Bùi Đại Hào
H57 H57.58. Ảnh minh họa những người lính nhường nơi ăn chốn ở
H58 cho nhân dân trong phòng chống dịch Covid 2020
H59 H59. Ảnh minh họa những người lính nhường nơi ăn chốn ở
cho nhân dân trong phòng chống dịch Covid 2020
H60 H60.“Bọn đế quốc, bọn phản động quốc tế, chớ dại dột động
đến đất nước này”

Trang
94
Trang
95
Trang
126

H61 H61.“cổ động thanh niên hăng hái tòng quân để thực hiện

H62 nhiệm vụ tổng phản công”.

Trang
127

H62. “Chiến thắng trên chiến trường Bắc Tây Nguyên”

10


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Chữ thường

CS

Cộng sản

Nxb

Nhà xuất bản

GV

Giảng Viên

SV

Sinh viên


TCN

Trước công nguyên

CĐKCCT

Cổ động kháng chiến, chiến tranh

UBND

Uỷ ban nhân dân

ĐVHT

Đơn vị học trình

TC

Tín chỉ

QĐ-BGDĐT

Quyết định bộ giáo dục và đào tạo

LSMTVN

Lịch sử mỹ thuật Việt Nam

CSVHVN


Cơ sở văn hóa Việt Nam

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

11


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Dân tộc Việt Nam có truyền thống đấu tranh giữ nước trong hàng ngàn
năm. Trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc ở cuối thế kỷ XIX đầu thế
kỷ XX, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, đã đồn
kết một lịng cùng tồn qn dân đã đánh thắng những thế lực ngoại xâm
mạnh nhất thế giới. Đóng góp vào chiến thắng to lớn của dân tộc có phần
khơng nhỏ của các văn nghệ sỹ, trong đó có những họa sỹ đã đồng hành cùng
quân đội trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ cứu nước,
những họa sỹ này đã cùng vào sinh ra tử cùng các chiến sỹ ngoài mặt trận để
vẽ những bức tranh cổ động chân thực nhất về cuộc chiến tranh ở Việt Nam,
nhằm gửi tới nhân dân và những người u chuộng hịa bình trên thế giới.
Những bức tranh cổ động ra đời trong thời gian này như là một thứ vũ khí tâm
lý sắc bén, tạo ấn tượng tốt về cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc của nhân dân
Việt Nam với bạn bè quốc tế, từ những bức tranh cổ động này, đã tác động
sâu sắc đến tâm lý những người u chuộng hịa bình trên khắp thế giới, thơi
thúc họ xuống đường biểu tình ủng hộ cuộc chiến tranh chính nghĩa của Đảng
và nhân dân Việt Nam, họ đòi thực dân Pháp và đế quốc Mỹ hãy cút khỏi Việt
Nam…
Qua hai cuộc chiến tranh kéo dài 30 năm trường kỳ gian khổ, nhân dân

Việt Nam đã giành được độc lập thống nhất đất nước. Khi đất nước hồ bình
thống nhất, tranh cổ động lại góp phần thơi thúc toàn dân, toàn quân hăng say
lao động, xây dựng và bảo vệ những thành quả cách Mạng. Phát huy những
giá trị tinh thần mà tranh cổ động đã đạt được trong thời chiến. Ngày nay
Đảng nhà nước và quân đội và các lực lượng vũ trang, thường xuyên phát
động sáng tác tranh cổ động, về đề tài chiến tranh cách Mạng, nhằm nêu cao
tinh thần yêu nước, giữ vững thành quả cách Mạng, hướng tới ca ngợi phẩm
chất cao quý của Anh bộ đội Cụ Hồ với vẻ đẹp của lòng yêu nước, tinh thần

12


sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ Tổ quốc. Qua các cuộc phát động, sáng
tác về đề tài chiến tranh cách Mạng từ 1975 cho đến năm 2015 đã có hàng
chục cuộc triển lãm như cuộc triển lãm tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm
20.30.40.75…năm thành lập Đảng CS Việt Nam: 20. 30. 40. 60…năm thành
lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Tranh cổ động chào mừng kỷ niệm 30. 40.
45 năm giải phóng miền Nam - Thống nhất đất nước. 60 năm ngày mở đường
Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 19/5/2019…Các tác phẩm trưng bày ở các cuộc triển lãm này điều thể hiện rõ
nội dung, đáp ứng yêu cầu về mỹ thuật, thể hiện trí tuệ, tài năng của các họa
sỹ. Nhiều bức tranh cổ động để lại nhiều ấn tượng và thu hút đơng đảo người
dân, ví dụ như: “Vượt lên bom đạn, tất cả cho chiến thắng”, “Hành trình vĩ
đại, thống nhất Tổ quốc”, “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, “Mở đường xe
anh ra tiền tuyến”, “Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước, chỉ cần trong xe có
một trái tim”,“Huyền thoại đường Trường Sơn”,“Phát huy truyền thống bộ
đội Trường Sơn, giữ vững chủ quyền biển đảo Tổ quốc”…Như vậy qua các
cuộc triển lãm tranh cổ động từ năm 1975 cho đến 2015 về đề tài chiến tranh
cách Mạng vẫn cịn ngun tính thời sự, và giá trị nhân văn sâu sắc, uống
nước nhớ nguồn của nhân dân ta.
Để nghiên cứu mảng đề tài chiến tranh trong tranh cổ động, tôi đã tham

khảo rất nhiều các tài liệu, sách, báo, các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên
ngành mỹ thuật, cũng như các bài nghiên cứu của các nhà nghiên cứu mỹ
thuật có tiếng trong nước như: Nguyễn Đức Nùng, Nguyễn Du Chi, Chu
Quang Trứ, Nguyễn Đỗ Bảo, Thái Bá Vân. Nguyễn Quân, Phan Cẩm
Thượng...để làm tài liệu tham khảo cho đề tài nghiên cứu của mình. Tuy đề
tài nghiên cứu chưa phải là một cuốn lịch sử tranh cổ động về mảng đề tài
chiến tranh ở Việt Nam. Song nội dung của đề tài sẽ mang tính khái qt q
trình phát triển của chủ đề chiến tranh trong cổ động ở Việt Nam từ năm 1975
đến 2015. Nhằm giới thiệu cho sinh viên về những giá trị của tranh cổ động
đề tài chiến tranh cách Mạng ở Việt Nam.
13


Trong quá trình nghiên cứu mảng đề tài chiến tranh trong tranh cổ
động để ứng dụng vào giảng dạy trong môn lịch sử mỹ thuật Việt Nam tại
khoa Tạo dáng Công nghiệp trường Đại học Mở Hà Nội. Tôi đã cố gắng chọn
lọc những bức tranh cổ động về đề tài kháng chiến, chiến tranh. Nhằm giúp
sinh viên khoa Tạo dáng Cơng nghiệp, có những kiến thức tổng hợp về nghệ
thuật tranh cổ động về đề tài kháng chiến, chiến tranh ở Việt Nam, trước và
sau hịa bình trong đó hình tượng người lính đã được các họa sỹ thể hiện theo
nhiều phong cách khác nhau...
Với mong muốn cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng cơ
bản nhất của chủ đề kháng chiến, chiến tranh trong tranh cổ động, được thay
đổi qua từng giai đoạn từ 1975-2015 từ đó sinh viên có thêm những kiến thức
về tranh cổ động và có thể áp dụng những kiến thức này vào việc nghiên cứu
sưu tầm, áp dụng vào bài tập của mình, cũng như sáng tác tranh cổ động về
sau phục vụ cho công cuộc xây dựng, đổi mới đất nước hiện nay của Đảng và
nhà nước ta đang thực hiện.
Quá trình biên soạn và nghiên cứu là quá trình nghiên cứu tham khảo,
tổng hợp các tư liệu, các trang web trong và ngoài nước, các tài liệu sách, báo,

tạp chí, các bài viết, những cơng trình nghiên cứu khoa học, những luận án,
luận văn, các bài viết trên các tạp chí chuyên ngành mỹ thuật của các nhà
nghiên cứu đã viết về tranh cổ động, do đó khơng thể khơng có chỗ thiếu sót
về vấn đề trích dẫn nguồn, tên tranh, tên tác giả….Vì vậy chắc chắn trong bài
viết nghiên cứu sẽ có nhiều chỗ thiếu sót khơng tránh được, đặc biệt trong q
trình trích dẫn tài liệu, tranh ảnh tham khảo trên các đầu sách, báo tạp chí,..rất
mong được các nhà nghiên cứu các chuyên gia, các tác giả, bạn bè đồng
nghiệp cũng như các em sinh viên cho ý kiến nhắc nhở về những khiếm
khuyết, sai sót, để tôi kịp thời chỉnh sửa bổ xung, để đề tài được hoàn thiện
hơn đáp ứng nhu cầu của học tập, nghiên cứu của sinh viên ngành nghệ thuật
nói chung, khoa Tạo dáng Công nghiệp trường đại học Mở Hà Nội nói riêng.

14


Như vậy qua nghiên cứu các giáo trình sách, báo, tạp chí, các bài
nghiên cứu về tranh cổ động tơi chưa thấy tác giả nào, để tâm chuyên sâu vào
mảng chủ đề kháng chiến, chiến tranh trong tranh cổ động, từ 1975 cho đến
2015 đó là một khoảng trống khuyết thiếu, đây là lý do để tác giả nghiên cứu
về mảng đề tài “Chiến tranh trong tranh cổ động” làm đề tài nghiên cứu của
mình nhằm ứng dụng vào giảng dạy môn Lịch sử mỹ thuật Việt Nam.
2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
- Tình hình nghiên cứu trong nước
Trước đây, đã có nhiều tác giả viết về tranh cổ động ở nhiều góc độ
khác nhau. Phần lớn các hướng nghiên cứu của các tác giả đều giới thiệu tổng
quan về tranh cổ động theo góc độ lý luận, phương pháp luận, lịch sử, văn
hóa. Theo sự tìm hiểu chủ quan, cũng như kiến thức cịn hạn chế của mình về
tranh cổ động của tác giả biết, cho đến nay, chưa có nhà nghiên cứu nào viết
chuyên sâu về mảng đề tài kháng chiến, chiến tranh trong tranh cổ động.
Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu những tài liệu, bài viết trên các tạp

chí, sách báo, giáo trình lịch sử mỹ thuật của các nhà nghiên cứu lý luận và
lịch sử mỹ thuật và các bài viết trước. Tôi đã nghiên cứu và tổng quan được
một số các công trình khoa học của những người đi trước trong một số giáo
trình lịch sử mỹ thuật Việt Nam như của Phạm Thị Chỉnh. Nguyễn Phi
Hoanh, Nguyễn Quân, Phan Cẩm Thượng …có những kiến thức nghiên cứu
cơ bản như;
1. Trong cuốn“Mỹ thuật của người Việt”, của hai tác giả Nguyễn Quân
- Phan Cẩm Thượng Nxb mỹ thuật in năm 1989, dài 270 trang. Hai nhà
nghiên cứu chỉ viết và nghiên cứu đến mỹ thuật thế kỷ XIX- thời Nguyễn
(1902-1945) 1 tr 236 mà không hề đề cập đến mỹ thuật Việt Nam từ giai đoạn
1945 đến nay.

1

Nguyễn Quân - Phan Cẩm Thượng (1989) Mỹ thuật của người Việt, Nxb mỹ thuật tr 236

15


2. Trong cuốn “Nghệ thuật ngày thường” tác giả Phan Cẩm Thượng
Nxb Phụ nữ xuất bản năm 2008, đã đánh giá và đưa ra một số các họa sỹ tiêu
biểu của nền mỹ thuật hiện đại Việt Nam, cho rằng các tác phẩm xuất sắc của
các họa sỹ này giúp ta thấy được nét khái quát về các thành tựu hạn chế của
nghệ thuật hội họa cũng như dòng chủ đề kháng chiến ở Việt Nam giai đoạn
1925 - 19752.
3. Trong cuốn sách. “Trước hết là giá trị con người” tác giả Phạm
Quang Trung. Tạp chí và văn hóa nghệ thuật Nxb văn hóa thơng tin [69], cho
rằng những họa sỹ thành cơng tiêu biểu nhất giai đoạn này chính là nhờ kế
thừa được thẩm mỹ truyền thống dân tộc kết hợp với kỹ thuật hiện đại, điều
đó đã cấu thành nên những tác phẩm mang giá trị thẩm mỹ rất Việt Nam.

4. Trong sách “Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20” tác giả Nguyễn Quân [74]
nhận định hội họa của ta ảnh hưởng của mỹ thuật Pháp có thể nhìn thấy ngay
nhưng khơng phải vì thế mà các giá trị riêng bị mất. Để lý giải điều này ông
cho rằng có ba nguyên nhân. Một là, nó là sản phẩm thực sự của xã hội thuộc
địa; hai là, các họa sỹ vẫn giữ được những mạch ngầm của thẩm mỹ truyền
thống nhờ một “tính dân tộc cố hữu”; ba là, chủ nghĩa yêu nước vẫn sống
động trong tâm hồn hầu hết trí thức Tây học chỉ chờ cơ hội là bùng phát một
cách mạnh mẽ. Đây có thể nói là một ý kiến hết sức thuyết phục về một giai
đoạn hội họa với nhiều thành tựu, mà nguyên nhân của nó cần được lý giải
tường tận. Trong tham luận Mỹ thuật Việt Nam thế kỷ 20 nhìn từ sưu tập của
Bảo tàng Mỹ thuật [32].
5. Cuốn “Công tác tuyên truyền cổ động” do Tổng cục Thông tin in
năm 1973, lưu hành nội bộ. Nội dung phân tích vai trị của công tác tuyên
truyền cổ động.

2

Phan Cẩm Thượng (2008) Nghệ thuật ngày thường” Nxb Phụ nữ tr78

16


6. Cuốn “Tranh cổ động Việt Nam” do Vụ Mỹ Thuật, Nxb Văn hóa
thơng tin, Hà Nội in năm 1977. Giới thiệu về hoạt động sáng tác tranh cổ
động.
7. Cuốn “Công tác thông tin cổ động triển lãm” do Cục Văn hóa Thơng
tin cơ sở, Nxb Hà Nội in năm 1998. Cuốn sách đề cao công tác thông tin
trong tranh cổ động có ý nghĩa quan trọng trong đời sống xã hội và đời sống
tinh thần nhân dân, cho rằng việc cung cấp thơng tin tun truyền, tài liệu
bằng hình ảnh đã đáp ứng kịp những thông tin quan trọng của Đảng đến nhân

dân.
8. Sách “Tự học vẽ” (tập 3) - Bố cục và các loại tranh khác của Tác giả
Nguyễn Văn Tỵ do Nxb Văn hố - Thơng tin phát hành năm 1999. Cuốn này
hướng dẫn các phương pháp thực hiện các dạng bố cục, màu sắc, phương
pháp kẻ các kiểu chữ đơn giản cũng như cách dựng hình cơ bản khá kỹ về
cách vẽ tranh cổ động.
9. Bộ sách tranh “Sưu tập tranh cổ động ở Bảo tàng quân đội” do Bảo
tàng sưu tầm, tổng hợp in và xuất bản năm 2002, Nxb Quân đội nhân dân xuất
bản. Phần lớn trong cuốn này chỉ là hình ảnh, các tác phẩm áp phích…và có
trích dẫn đầy đủ tên tác giả và năm vẽ chứ chưa phân tích ý nghĩa, nội dung
của các bức tranh cổ động mà tác giả truyền đạt thông tin đến cho nhân dân3.
10. Sách “Tranh cổ động Việt Nam (1945 - 2000)” do Bộ Văn hóa Thơng tin, Cục Văn hóa Thơng tin cơ sở ấn hành năm 2002 là cuốn sách tổng
hợp những bức tranh cổ động được vẽ bằng tay, hoặc trên máy tính…những
pano, áp phích qua nhiều giai đoạn của lịch sử đất nước từ 1945 đến 2000.
11. Trong cuốn “Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thơng” của tác giả
Đặng Bích Ngân do Nxb Giáo dục xuất bản năm 2002. Nội dung giới thiệu
một số thuật ngữ mỹ thuật thông dụng trong chương trình dạy và học mơn mỹ
thuật ở nhà trường. Giới thiệu tóm tắt thân thế và sự nghiệp của một số hoạ sỹ
3

Bảo tàng quân đội (2002) Sưu tập tranh cổ động ở Bảo tàng quân đội, Nxb Quân đội nhân dân.

17


có tham gia vào kháng chiến nhưng khơng giới thiệu về các bức tranh cổ động
mà các họa sỹ này đã từng sáng tác4.
12. Trong cuốn “Giáo trình trang trí” (tập 2) của tác giả Phạm Ngọc
Tới Nxb Đại học Sư phạm ấn hành năm 2008. Cuốn sách này hướng dẫn khá
kỹ về phương pháp thực hiện các bài trang trí trong đó hướng dẫn cách thực

hiện bài áp phích tuy nhiên khơng đề cập đến loại áp phích cụ thể đặc biệt áp
phích cổ động tuyên truyền về chính trị về đề tài chiến tranh.
13. Trong cuốn “Lược Sử Mỹ Thuật Việt Nam” Nguyễn Phi Hoanh Nxb
khoa học xã hội năm 1970. Từ chương VII tác giả đã giới thiệu về mỹ thuật
thời dân chủ cộng hòa (I) Buổi đầu cách Mạng [trang 169 - 187] nói về các
họa sỹ Việt Nam giai đoạn đầu kháng chiến và giới thiệu một số cuộc triển
lãm và các tác phẩm được sáng tác trong giai đoạn này. Ở chương VIII Dân
chủ cộng hịa (II) thời hịa bình lập lại ở miền bắc đến nay [trang 191-214] tác
giả cũng chỉ nêu tên những tác phẩm của các họa sỹ như; Tô Ngọc Vân với
tập tranh ký họa là nguồn tài liệu quí giá vẽ trong chiến trường Điện Biên.
“Giặc đốt làng tôi” của Nguyễn Sáng, “Trận tầm Vu” của Nguyễn Hiêm và
giới thiêu về các cuộc triển lãm của các họa sỹ tại các nước xã hội chủ
nghĩa…như vậy tác giả cũng không tập trung đi sâu vào mảng chủ đề kháng
chiến, chiến tranh cách Mạng trong tranh cổ động mà chỉ tập trung giới thiệu
những tác phẩm tiêu của mỹ thuật hiện đại Việt Nam đã đạt được.
Ngồi ra cịn các bài báo trên các tạp chí của các nhà nghiên cứu mỹ
thuật như; Nguyễn Đỗ Bảo. Lê Quốc Bảo. Bùi Như Hương. Bùi Thị Thanh
Mai. Hoàng Hoa Mai. Văn Ngọc. Lã Nguyên. Trần Thức. Thái Bá Vân, Trịnh
Quang Vũ, Nguyễn Hải Yến.… các bài viết này với nhiều góc độ nghiên cứu,
tiếp cận khác nhau từ cuộc đời sự nghiệp của tác giả, tác phẩm, thể loại tranh
lịch sử, phong cảnh, tranh chân dung…cũng như sự phát triển các loại chất
liệu, sơn mài, sơn dầu, lụa, khắc gỗ, những thành tựu của hội họa Việt Nam
4

Đặng Bích Ngân (2002) Từ điển thuật ngữ mỹ thuật phổ thông” Nxb Giáo dục xuất tr185

18


giai đoạn 1945 - 1975. Có nhiều cuốn sách, bài báo nghiên cứu, xem xét

những giá trị nghệ thuật tranh cổ động Việt Nam giai đoạn này như một sự
khởi đầu cho nền nghệ thuật hội họa Việt Nam hiện đại, nằm trong qua trình
mang tính đặc thù lịch sử của dân tộc.
14. Bài viết “Lịch sử và sự phản ánh lịch sử trong hội họa Việt Nam
hiện đại” của tác giả Bùi Thị Thanh Mai. Đăng trên Tạp chí mỹ thuật số 6
/2013 trang 19, đã khái quát các mảng đề tài lịch sử trên thế giới và Việt Nam,
tuy nhiên tác giả vẫn chưa đi vào chủ đề kháng chiến ở Việt Nam.
15. Bài viết về “Đề tài lực lượng vũ trang - Chiến tranh cách Mạng là
nguồn cảm hứng cho mỹ thuật Việt Nam” của tác giả Trần Thị Quỳnh Như.
Bài viết về “Mỹ thuật với đề tài lịch sử” của tác giả Hoàng Hoa Mai. Đăng
trên báo nhân dân Chủ Nhật, 03/03/2013. Qua các bài viết các tác giả cũng
chỉ khái quát về đề tài lịch sử và nêu ra nhận định của mình cho rằng đề tài
lịch sử là một dạng khó và, địi hỏi nghệ sỹ phải có tay nghề vững về mỹ thuật
chưa đủ mà phải có kiến thức rộng về mặt xã hội, như triết học, kinh tế chính
trị, lịch sử... để nghiên cứu xây dựng tác phẩm có chất lượng mà nhân dân yêu
cầu. Như vậy, đứng ở góc độ này thì mỹ thuật có thể là minh họa lịch sử,
đứng ở góc độ khác mỹ thuật lại đóng vai trị tái tạo lại hình ảnh của lịch sử,
chỉ khác nhau là đề tài đó có trở thành tác phẩm mỹ thuật đích thực hay
khơng, dù đó là điêu khắc, hội họa hay đồ họa. Vì vậy trong bài viết này vẫn
chỉ thiên về góc độ lịch sử.
16. Bài viết “Tranh tượng về đề tài lực lượng vũ trang cách Mạng:
Nhìn lại – Đối thoại”, tác giả Lê Quốc Bảo đăng trên Tạp chí mỹ thuật
12/2009. Trong bài viết này tác giả mới chỉ liệt kê ra 3 phong cách nghệ thuật
theo cảm quan của từng giai đoạn và từng thế hệ tác giả như;
- Giai đoạn 1925 – 1945 tác giả cho rằng phong cách nghệ thuật hiện
thực, lãng mạn hay còn gọi là hiện thực mộng mơ…giai đoạn này tác giả cũng

19



cho biết, hầu như chưa có một tác phẩm hội họa nào vẽ về đề tài kháng chiến
hay chiến tranh Cách Mạng.
- Giai đoạn 1945 – 1975 tác giả cho rằng mỹ thuật cách Mạng đẹp. Sáng
tạo được nhiều tác phẩm đẹp về đề tài chiến tranh. Tác giả liệt kê ra một số
tác giả - tác phẩm tiểu biểu của dòng mỹ thuật cách Mạng Việt Nam, và cũng
chỉ dừng lại ở sự nêu ra những tác phẩm theo phân kỳ lịch sử mỹ thuật.
- Giai đoạn 1986 đến nay. Đất nước đổi mới, mở cửa, giao lưu văn hoá
nghệ thuật đã thực sự mở ra một trang sử mỹ thuật mới ... Bài viết này mang
tính chất giới thiệu sự đổi mới của đất nước dẫn đến sự đổi mới trong đề tài
mỹ thuật chứ không đi vào một lĩnh vực cụ thể nào.
17. Bài viết “Mỹ thuật Việt Nam 1945 – 1985”, của tác giả Lã Nguyên
(2016). Đăng trên Nguồn https:// languyensp. 19/06/2016/. Chủ yếu giới thiệu
phân kỳ của lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiện đại từ 1945 – 1985 cho đến nay,
và trích dẫn bài phỏng vấn bà Nguyễn Hải Yến nhà nghiên cứu phê bình mỹ
thuật về, “vấn đề mỹ thuật Việt Nam hiện đại”. Trong bài viết tác giả cũng
nêu ra sự tiếp nối truyền thống của nghệ thuật cách mạng có tính liền mạch
của lịch sử của mỹ thuật Việt Nam thời kỳ 1945 - 1985. Tác giả bài viết liệt
kê ra một số tác phẩm về chủ đề chiến tranh và không đi sâu vào nghiên cứu
giá trị nghệ thuật.
Như vậy khi nghiên cứu, sưu tầm và tìm hiểu các bài viết có liên quan
đến đề tài, tác giả nhận thấy đại đa số các nhà nghiên cứu, các họa sỹ, các nhà
nghiên cứu lịch sử lý luận phê bình mỹ thuật Việt Nam điều đánh giá cao về
vai trò, giá trị nghệ thuật của Chủ đề kháng chiến, chiến tranh trong hội họa,
mà không thấy ai chú ý đến mảng đề tài kháng chiến, chiến tranh trong tranh
cổ động Việt Nam.
- Tình hình nghiên cứu ở nước ngồi
Các hình thức tuyên truyền cổ động về chiến tranh cũng như chống
chiến tranh có từ khoảng năm 515 TCN bằng chứng là dòng chữ Behistun
20



(Nơi của thần) là một dịng chữ đa ngơn ngữ được viết trên một vách đá tại
Núi Behistun ở tỉnh Kermanshah của Iran, gần thành phố Kenmanashah ở
miền tây Iran. Được hầu hết các nhà sử học coi là một hình thức cổ động xuất
hiện đầu tiên trên thế giới. Trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, mỗi
thời đại tranh cổ động ở các nước có vai trị vị chí khác nhau trong từng giai
đoạn cụ thể. Đến thế kỷ XIX nền kinh tế, chính trị trên thế giới và châu Âu
có nhiều biến động dẫn đến chiến tranh với các nước. Đặc biệt sau hai cuộc
chiến tranh thế giới lần thứ nhất và thứ hai xẩy ra. Ở trên thế giới và các nước
châu Âu đã phải triển mạnh mẽ các dạng poster, áp phíc,..về chủ đề kháng
chiến, chiến tranh được vẽ và thiết kế với nhiều hình thức khác nhau nhằm
tuyên truyền, cổ động cổ súy hoặc phản đối chiến tranh...Mỗi poster, áp phích
ở chủ đề này được các họa sỹ, khai thác, thể hiện ở nhiều góc độ, cách nhìn đa
chiều, nhiều cảnh kháng chiến khác nhau, đặc biệt là sau khi Mỹ tuyên chiến
với Đức vào đầu năm 1917 Bộ Chiến tranh Mỹ đã quyết định cử các họa sỹ
đến khắp các cuộc chiến ở châu Âu. Những họa sỹ này được giao nhiệm vụ vẽ
những người lính Mỹ dũng cảm trong trận chiến, ln chiến thắng kẻ thù,
nhằm động viên, cổ động, khích lệ để phục vụ chính trị Mỹ như một cơng cụ
tun truyền cho chính phủ Mỹ. Ngồi cơng tác tun truyền những bức tranh
cổ động này có có một giá trị là ghi chép lịch sử của các cuộc tham chiến của
chính phủ Mỹ.
Ở Đức và một số các nước phương Tây khác trong giai đoạn chiến
tranh họ đã tuyển chọn rất kỹ các họa sỹ để tham gia vào các ban thông tin,
truyền thông hoặc tuyên truyền, nhằm ghi lại các sự kiện trên chiến trường
nhằm mục đích cổ động tuyên truyền cho sự chiến thắng của quân đội mình
tới nhân dân. Nhiều họa sỹ của các nước này đã đi làm nhiệm vụ tại các mặt
trận như những người lính bình thường, chỉ có điều khác là họ khơng cầm
súng mà cầm bút vẽ. Tại đây họ có trách nhiệm ghi chép lại những hình ảnh
mà họ tận mắt chứng kiến. Những hình ảnh này có thể được chính phủ sử
dụng làm hình ảnh tun trun cho mục đích chính trị của mình. Đây là giai

21


đoạn khẳng định sự lên ngôi của nghệ thuật đồ họa vì sự nhân bản nhanh
chóng của loại hình nghệ thuật này. Trong chiến tranh thế giới lần thứ nhất
poster, hay tranh cổ động được vẽ, thiết kế đa dạng và phong phú, với nhiều
đề tài, chủ đề khác nhau nhằm tuyển dụng quân cho quân đội phụ vụ chiến
tranh rất phổ biến như ở Anh nổi tiếng với poster Kitchener muốn bạn
“Kitchener Wants you”. Ở Mỹ với Chú Sam “Uncle Sam”.
Ở Liên Xô tranh cổ động phát triển mạnh từ năm 1919, trong cuộc nội
chiến ở Liên Xô giữa người Bolshevik với chính phủ lâm thời tự do của
Alexander Kerensky, khi họa sỹ Lazar Markovich Lissitzky sáng tác bức
poster. Đánh bại người da trắng với nêm đỏ “Beat the Whites with Red
Wedge”. Đây là bức poster đầu tiên với chủ nghĩa cấu trúc hiện đại. Tuy
nhiên những poster kiểu chủ nghĩa cấu trúc này sớm được chuyển sang hiện
thực chủ nghĩa xã hội dưới thời Đảng cộng sản Liên Xơ.
Tranh cổ động ở Trung Quốc có từ thời Cổ đại nhưng phát triển mạnh
mẽ nhất là từ khi Đảng cộng sản Trung Quốc giành được chính quyền, đặc
biệt từ các phong trào cải cách và cách Mạng văn hóa diễn ra tại Trung Quốc.
Năm 1942 trong bài phát biểu của về "Diễn đàn Nghệ thuật và Văn học"5,
Mao Trạch Đơng đã trình bày rõ ràng về vai trị chính trị của văn hóa trong
trong đó đề cao, nhấn mạnh việc tuyên truyên bằng hình ảnh, khẩu hiệu làm
trọng tâm trong hệ thống tuyên truyền đường lối văn hóa của Đảng cộng sản
Trung Quốc tới người dân. Hệ thống tuyên truyền, được coi là một phần trung
tâm và được kiểm sốt rất chặt chẽ.
Ở Trung Quốc tranh cổ động có nội dung "cải cách tư tưởng", xây
dựng các mơ hình, các chiến dịch vận động quần chúng, thành lập các đội
giám sát, tuyên truyền ý thức hệ cũng như huy động sự tham gia của các quần
chúng nhân dân lao động tham gia trong các chiến dịch mà quốc gia đề
5


Shambaugh, David (tháng 1 năm 2007) “Hệ thống tuyên truyền của Trung Quốc: Thể chế, qui chế, qui

trình và hiệu quả” . Tạp chí Trung Quốc . 57 (57):

22


ra. Tranh tuyên truyên cổ động áp phích.... cũng khuyến khích người dân
Trung Quốc thi đua với các cơng nhân và binh sĩ được Đảng và chính phủ phê
duyệt .vv…
Như vậy chủ đề kháng chiến, chiến tranh trong tranh cổ động tuyên
truyền đã được các họa sỹ từ phương Đông đến Phương Tây, từ cổ đến kim
điều khai thác nhằm đưa vào tuyên truyền những đường lối kháng chiến,
chiến tranh nhằm phục mục đích chính trị, tùy từng thời gian, giai đoạn cụ thể
mà các poster, áp phíc này có chủ đề nội dung hình thức phản ánh nội dụng
khác nhau.
Qua một số khảo cứu trên ta thấy tranh cổ động về kháng chiến, chiến
tranh ở một số nước phương Tây và phương Đông được ra đời từ sớm, tùy vời
từng thời điểm lịch sử cụ thể mà các nghệ sỹ đương thời có phong cách thể
hiện khác nhau, nội dung của dòng chủ đề kháng chiến, chiến tranh trong
tranh cổ động này còn tùy thuộc vào, quan niệm, thể chế chính trị về chiến
tranh giữa các nước tham gia chiến tranh với nhau...Tuy nhiên hầu hết các
tranh cổ động, poster,...điều nhằm mục đích phục vụ chính trị, làm cơng tác
tuyên truyền cho đường lối chủ trương của tầng lớp chính trị cũng như giai
cấp của họ.
Ở Việt Nam dịng chủ để kháng chiến, chiến tranh đã có từ lâu nhưng
chỉ thực sự phát triển vào những năm đầu của thế kỷ XX và phát triển mạnh
từ 1945 cho đến nay. Dù bất cứ ở đâu giai đoạn nào, ở thời chiến cũng như
thời bình, tranh cổ động về đề tài kháng chiến, chiến tranh cách Mạng ở Việt

Nam vẫn luôn được, Đảng nhà nước, các lực lượng vũ trang và nhân dân Việt
Nam coi là một phần trong văn hóa đời sống xã hội, nhằm mục đích phục vụ
tun truyền những đường lối, chủ trượng chính sách của Đảng và nhà nước
ta đến đông đảo quần chúng nhân dân từ miền ngược đến miền xi. Ngồi ra
tranh cổ động về chủ đề kháng chiến, chiến tranh ở Việt Nam cịn mang tính
tun truyền, giáo dục truyền thống u nước cho thế hệ trẻ biết trận trọng gìn

23


giữ hịa bình, độc lập, dân tộc, những thành quả cách Mạng mà Đảng nhà
nước, cha ông ta phải trải qua biết bao mất mát hy sinh mới có được như ngày
hơm nay.
3. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong lịch sử hàng nghìn đấu tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Lịch sử Việt Nam đã ghi lại hàng ngàn chiến thắng vẻ vang của cha ông ta
trên không biết bao nhiêu trang giấy. Đến thế kỷ XX, lịch sự đấu tranh giữ
nước của dân tộc ta không chỉ được nghi lại bằng những trang sử hào hùng
trên giấy, mà cịn được ghi lại bằng hình ảnh sống động cụ thể, đầy tính hiện
thực qua từng giai đoạn kháng chiến, chiến tranh. Có lẽ khơng đâu như ở Việt
Nam, tranh cổ động đã trở nên hết sức thân thuộc đối với mỗi người dân cũng
như trong đời sống văn hóa xã hội, tranh cổ động đã đóng góp một phần
khơng nhỏ và hai cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc và có sức lan tỏa
những đường lối chính sách lớn của Đảng và nhà nước đến nhân dân trong xã
hội.
Để tranh cổ động có sự hình thành và phát triển như ngày hơm nay phái
có đóng góp khơng nhỏ của các họa sỹ, cũng như hoàn cảnh lịch sử của đất
nước, bởi đất nước ta trải qua hai cuộc kháng chiến, chiến tranh trường kỳ
gian khổ và khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đánh bại hai
thực dân, đế quốc hùng cường nhất thế giới. Trong điều kiện lịch sử đó, tranh

cổ động về đề tài kháng chiến, chiến tranh đã phát huy hết vai trị, giá trị lớn
lao của mình. Tranh cổ động ở Việt Nam là loại hình nghệ thuật vừa có giá trị
nghệ thuật, vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa đóng vai trị của người chiến sĩ
xung kích trong nhiệm vụ tuyên truyền giáo dục, khơi dậy lòng yêu nước,
căm thù giặc, ca ngợi tinh thần anh dũng trong chiến đấu, lạc quan trong lao
động sản xuất, nêu lên những tấm gương anh dũng hy sinh đồng thời chỉ ra
phương hướng và hành động cách mạng nhằm giải phóng đất nước.

24


Khi đất nước hồ bình thống nhất, tranh cổ động về đề tài chiến tranh vẫn
được các họa sỹ khai thác sáng tác, những bức tranh về chủ đề này đã khơi
gợi lại tinh thần chiến đấu của cha ông ta đến thế hệ trẻ. Góp phần thơi thúc
tồn dân, toàn quân hăng say lao động, đặc biệt là thế hệ trẻ khi xem những
bức tranh này càng thấy rõ vai trị trách nhiệm của mình trong việc xây dựng
và bảo vệ những thành quả cách mạng Việt Nam.
Tuy nhiên trong đời sống xã hội hiện nay, sự phát triển nhanh như vũ bão
của các công nghệ truyền thông số. Xã hội hiện đại thế hệ trẻ có nhiều
phương tiện để tra cứu tìm thơng tin nhanh chóng. Đây là một điều Đảng nhà
nước ta đang quan tâm, vì các thông tin trên các trang mạng phần lớn là
những thông tin khơng chính thống, khơng chính xác, đơi khi có phần xun
tạc làm méo mó, thậm chí làm sai lệc những đường lối chủ chương đúng đắn
của Đảng và nhà nước ta. Những thơng tin này khó kiểm sốt, nếu kiểm sốt
được thì nó đã lây lan nhanh chóng trên các trang mạng xã hội và ảnh hưởng
lớn đến bộ phận thanh thiếu niên trong đó có khơng ít là những sinh viên, có
tác động khơng nhỏ đến tâm lý cũng như nhận thức của sinh viên đây là một
điều hết sức đáng quan ngại trong giai đoạn tri thức số hiện nay.
Vì vậy việc giáo dục tinh thần cách mạng cũng như tuyên truyền những
đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đến thế hệ sinh viên

là điều rất quan trọng. Trong công tác tuyên truyền giáo dục có hai cách. Một
là thơng qua các bài giảng để truyền đạt đến sinh viên. Hai là dùng các pano,
áp phích, poster, tranh cổ động về đề tài lực lượng vũ trang cách mạng nhằm
giáo dục tinh thần yêu nước, phát huy truyền thống cách mạng đến đông đảo
các thế hệ sinh viên. Đặc biệt là sinh viên các ngành nghệ thuật càng phải
giáo dục tuyên truyền nhiều hơn, để sinh viên hiểu rõ vai trò chức năng của
tranh cổ động về đề tài kháng chiến, chiến tranh cách mạng. Từ đó sinh viên
hiểu hết được những giá trị và sức mạnh tuyên truyền của tranh cổ động, để
sau này có thể sáng tác phục vụ cơng tác tuyên truyền đường lối chính sách

25


×