Tải bản đầy đủ (.doc) (230 trang)

DỰ ÁN MÔ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM (DỰ ÁN VNEN)SỔ TAYTHỰC HIỆN DỰ ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 230 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
DỰ ÁN MƠ HÌNH TRƯỜNG HỌC MỚI VIỆT NAM
(DỰ ÁN VNEN)

SỔ TAY

THỰC HIỆN DỰ ÁN

Hà Nội, tháng 1 năm 2013

1


MỤC LỤC
Nội dung
Lời nói đầu
Chương I - Tổng quan về Dự án VNEN
1. Thông tin khái quát về Dự án
2. Nội dung Dự án
3. Kết cấu chi phí của Dự án
Chương II – Cơ cấu tổ chức, quản lý thực hiện Dự án
1. Cơ cấu tổ chức
2. Vai trò và trách nhiệm thực hiện Dự án
Chương III – Mua sắm/Đấu thầu
I. Thông tin chung
II. Giới thiệu chung về công tác mua sắm đấu thầu
III. Các phương thức MSĐT của Dự án và xét duyệt của NHTG
IV. Kế hoạch đấu thầu của Dự án
V. Sử dụng các tài liệu MSĐT chuẩn và tài liệu MSĐT mẫu của
NHTG


VI. Trách nhiệm MSĐT
VII. Quy định về quản lý MSĐT
VIII. Quản lý hợp đồng
IX. Lưu trữ hồ sơ
X. Ngăn chặn và đấu tranh với gian lận và tham nhũng trong
MSĐT
Chương IV- Quản lý tài chính
I. Thơng tin chung
II. Lập kế hoạch tài chính
III. Hướng dẫn giải ngân
IV. Hệ thống kế toán
V. Kiểm soát nội bộ
VI. Hệ thống báo cáo tài chính
VII. Kiểm tốn và kiểm tra/giám sát
Chương V – Quỹ hỗ trợ trường học VNEN và Quỹ hỗ trợ điểm
trường VNEN

Trang
3
4
4
4
5
8
8
11
17
17
25
25

30
31
31
34
58
59
59
61
61
78
82
101
110
117
119
151

2


LỜI NĨI ĐẤU
Hiệp định viện trợ khơng hồn lại số TF013048 cho Dự án Mơ hình trường học mới
(viết tắt là Dự án VNEN) do Quỹ hợp tác giáo dục toàn cầu (GPE) tài trợ và Ngân hàng thế
giới điều hành đã được ký kết ngày 09/01/2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD-ĐT) là cơ
quan chủ quản của Dự án và chịu trách nhiệm chung đối với việc triển khai Dự án.
Căn cứ vào Hiệp định viện trợ khơng hồn lại, Báo cáo khả thi được Bộ GD-ĐT phê
duyệt ngày 03/10/2012, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng thế giới, Luật, các văn bản
dưới luật hiện hành và tình hình thực tế triển khai ở các đơn vị tham gia Dự án, Bộ GD-ĐT
ban hành Sổ tay thực hiện Dự án VNEN với mục đích giúp các đơn vị tham gia Dự án có thể
triển khai các hoạt động Dự án một cách thuận lợi và đúng quy định.

Sổ tay thực hiện Dự án VNEN bao gồm 05 Chương:
Chương I “Tổng quan về Dự án VNEN”: cung cấp thông tin tổng quan về Dự án.
Chương II “Cơ cấu tổ chức, quản lý thực hiện Dự án”: cung cấp thông tin về cơ cấu tổ
chức, trách nhiệm, nhiệm vụ của các đơn vị tham gia Dự án và các đối tượng liên quan trong
quá trình quản lý thực hiện Dự án.
Chương III “Mua sắm/Đấu thầu”: hướng dẫn các quy trình, thủ tục mua sắm/đấu thầu
của Dự án.
Chương IV “Quản lý tài chính”: hướng dẫn các quy trình liên quan đến cơng tác quản
lý tài chính của Dự án ở tất cả các cấp.
Chương V “Quỹ hỗ trợ trường học VNEN và Quỹ hỗ trợ điểm trường VNEN”: hướng
dẫn cách sử dụng Quỹ hỗ trợ trường học VNEN (viết tắt là Quỹ I) và Quỹ hỗ trợ điểm trường
VNEN (viết tắt là Quỹ II) cũng như các quy trình, thủ tục mua sắm/đấu thầu áp dụng cụ thể
cho cấp trường.
Trong q trình thực hiện, nếu có vướng mắc, khuyến nghị, đề nghị các đơn vị tham
gia Dự án phản ánh về Ban Quản lý dự án trung ương (BQLDATƯ) (Bộ GD-ĐT) để giải đáp
hoặc sửa đổi, bổ sung và hoàn chỉnh.

3


CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VNEN
1. Thông tin khái quát về Dự án:
Mục tiêu của Dự án VNEN là: (i) tạo điều kiện cho trẻ em thuộc các nhóm trẻ khó
khăn hồn thành chương trình giáo dục tiểu học có chất lượng bằng cách thơng qua đổi mới
sư phạm, đặc biệt là đổi mới phương pháp dạy - học; và (ii) rút ra những bài học thực tiễn có
giá trị về đổi mới sư phạm trên toàn quốc (ở cấp trung ương và địa phương) để đạt được giáo
dục có chất lượng và bền vững. Dự án sẽ được thực hiện trong 3 năm, từ tháng 1/2013 đến
tháng 12/2015 và được chia làm 4 thành phần:
Thành phần 1: Phát triển tài liệu cho đổi mới sư phạm

Thành phần 2: Tập huấn và cung cấp tài liệu
Thành phần 3: Hỗ trợ cấp trường để triển khai VNEN
Thành phần 4: Quản lý dự án và truyền thông
Tổng vốn của Dự án GPE-VNEN là khoảng 87.6 triệu USD.
2. Nội dung dự án:
Nội dung của Dự án bao gồm các thành phần chi tiết như sau:
Thành phần 1: Phát triển tài liệu cho đổi mới sư phạm
Tiểu thành phần 1.1: Phát triển tài liệu "Hướng dẫn học tập" và các tài liệu khác
Tiểu thành phần 1.2: Nâng cao năng lực phát triển tài liệu
Thành phần 2: Tập huấn và cung cấp tài liệu
Tiểu thành phần 2.1: Phát triển tài liệu tập huấn và tập huấn
Tiểu thành phần 2.2: Cung cấp tài liệu
Thành phần 3: Hỗ trợ cấp trường để triển khai VNEN
Tiểu thành phần 3.1: Quỹ hỗ trợ trường học VNEN (Quỹ I) và trang thiết bị
Tiểu thành phần 3.2: Quỹ hỗ trợ điểm trường VNEN (Quỹ II)
Thành phần 4: Quản lý dự án và truyền thông
Tiểu thành phần 4.1: Quản lý dự án
Tiểu thành phần 4.2: Đánh giá lớp học và đánh giá tác động

4


3. Kết cấu chi phí của Dự án:
Tổng vốn của Dự án VNEN là 87,6 triệu USD, trong đó:
a. Vốn viện trợ khơng hồn lại từ GPE (do Ngân hàng thế giới điều hành): 84,6 triệu
USD
Thành phần 1: Phát triển tài liệu cho đổi mới sư phạm (US$3,1 triệu, chiếm 3,5%
tổng kinh phí Dự án):
Thành phần này cấp kinh phí cho việc phát triển tài liệu phục vụ cho mô hình VNEN.
BQLDATƯ sẽ chịu trách nhiệm thuê chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước phục vụ cho

việc phát triển tài liệu. Thành phần này bao gồm hai tiểu thành phần:
Tiểu thành phần 1.1: Phát triển tài liệu "Hướng dẫn học tập" và các tài liệu khác
Trong Tiểu thành phần 1.1, các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước do
BQLDATƯ thuê sẽ tiến hành cập nhật tài liệu lớp 2, xây dựng các tài liệu hướng dẫn học tập
cho lớp 3,4,5 và các tài liệu khác. Thêm nữa, BQLDATƯ cũng sẽ huy động sự tham gia của
các trường sư phạm trong việc xây dựng tài liệu phục vụ cho công tác đào tạo và bồi dưỡng
giáo viên tiểu học theo mơ hình VNEN.
Tiểu thành phần 1.2: Nâng cao năng lực phát triển tài liệu
Trong Tiểu thành phần 1.2, BQLDATƯ sẽ tổ chức các chuyến tham quan học tập ở
nước ngồi để học hỏi về mơ hình VNEN và hoạt động liên quan đến phát triển tài liệu. Ngồi
ra, Dự án cũng sẽ cấp kinh phí cho các nhà quản lý và các đối tượng liên quan tham gia các
hội nghị, hội thảo quốc tế và trong nước để chia sẻ kinh nghiệm về các nội dung liên quan đến
mơ hình VNEN.
Thành phần 2: Tập huấn và cung cấp tài liệu (US$24,8 triệu, chiếm 28,3% tổng kinh
phí Dự án)
Tập huấn và cung cấp tài liệu là nội dung cốt lõi trong việc thực hiện VNEN. Thành
phần này bao gồm hai tiểu thành phần:
Tiểu thành phần 2.1: Phát triển tài liệu tập huấn và tập huấn
BQLDATƯ sẽ chịu trách nhiệm thuê chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước về xây
dựng tài liệu tập huấn. Các chuyên gia tư vấn trong nước cũng sẽ trực tiếp tham gia tập huấn
cho các đối tượng sau này sẽ trở thành giảng viên tập huấn cho các giảng viên cốt cán. BQL
VNEN cấp tỉnh cũng sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động tập huấn diễn ra trong phạm vi tỉnh
mình. Tương tự, các trường VNEN cũng sẽ chịu trách nhiệm về hoạt động tập huấn diễn ra
trong phạm vi trường mình.
Tiểu thành phần 2.2: Cung cấp tài liệu
BQLDATƯ sẽ chịu trách nhiệm đấu thầu và cung cấp các tài liệu tăng cường tiếng
Việt, tài liệu hướng dẫn học tập, sổ tay cho giáo viên, cán bộ quản lý và cộng đồng, tài liệu
tăng cường năng lực và tài liệu cho các trường sư phạm. Cũng trong thành phần này,
5



BQLDATƯ sẽ thuê chuyên gia tư vấn trong nước và quốc tế xây dựng các tài liệu giám sát và
đánh giá công tác xây dựng tài liệu và tập huấn của dự án cũng như tổ chức thu thập và phân
tích dữ liệu phục vụ cơng tác giám sát và đánh giá.
Thành phần 3: Hỗ trợ cấp trường để triển khai VNEN (US$ 39,5 triệu, chiếm 45,1%
tổng kinh phí Dự án)
Thành phần này sẽ cấp kinh phí mua trang thiết bị và các Quỹ trường học dành cho
các trường tiểu học tham gia Dự án. Thành phần này bao gồm hai tiểu thành phần:
Tiểu thành phần 3.1: Quỹ hỗ trợ trường học VNEN (Quỹ I) và trang thiết bị
BQLDATƯ sẽ chịu trách nhiệm đấu thầu và cung cấp các trang thiết bị phục vụ cho
cơng tác thực hiện mơ hình VNEN ở cấp trường. Theo đó, mỗi trường sẽ được cung cấp máy
tính, máy in, thiết bị lưu điện, máy photocopy, máy quay phim kỹ thuật số, đầu video và màn
hình.
Ngồi các trang thiết bị nói trên, mỗi trường sẽ được cấp một khoản kinh phí
US$4.000/năm/trường chính và US$1.000/năm/điểm trường trong khn khổ Quỹ I để có thể
tổ chức hoạt động cụm trường, thuê nhân viên hỗ trợ giáo viên, mua văn phòng phẩm, trang bị
thêm bàn ghế, sửa chữa nhỏ, v.v. Các trường sẽ hồn tồn có quyền chủ động trong việc xây
dựng kế hoạch và sử dụng khoản kinh phí này.
Tiểu thành phần 3.2: Quỹ hỗ trợ điểm trường VNEN (Quỹ II)
Trong tiểu thành phần này, Dự án sẽ cấp một khoản kinh phí US$4.000/năm trong
khn khổ Quỹ hỗ trợ điểm trường VNEN (Quỹ II) để hỗ trợ thêm bữa ăn trưa học sinh và
thuê nhân viên hỗ trợ giáo viên cho khoảng 500 điểm trường thuộc vùng xa xơi hẻo lánh và có
học sinh dân tộc. BQLDATƯ sẽ xây dựng chi tiết các tiêu chí lựa chọn 500 điểm trường này.
Sau khi được chọn, các trường sẽ hồn tồn có quyền chủ động trong việc xây dựng kế hoạch
và sử dụng khoản kinh phí này.
Thành phần 4: Quản lý dự án và truyền thông (US$ 17,2 triệu, chiếm 19,6% tổng kinh
phí Dự án)
Thành phần này bao gồm hai tiểu thành phần:
Tiểu thành phần 4.1: Quản lý dự án
Tiểu thành phần này sẽ tài trợ chi phí hoạt động, chuyên gia tư vấn và trang thiết bị

phục vụ cho hoạt động của BQLDATƯ cũng như trang thiết bị tối thiểu cho BQL VNEN cấp
tỉnh. Ngoài ra, BQLDATƯ cũng sẽ chịu trách nhiệm tuyển chọn chuyên gia tư vấn VNEN cấp
tỉnh (phục vụ công tác giám sát và đánh giá việc thực hiện Quỹ tại các trường VNEN) và
chuyên gia sư phạm cấp tỉnh để hỗ trợ cho sinh hoạt cụm trường0. Sau khi chọn được các tư
vấn đáp ứng điều kiện, BQLDATƯ sẽ yêu cầu BQL VNEN cấp tỉnh ký hợp đồng và quản lý
các chuyên gia này. Dự án cũng sẽ hỗ trợ cho công tác kiểm tra/giám sát của BQL VNEN cấp
tỉnh trong quá trình thực hiện (hỗ trợ cơng tác phí, đi lại, ăn ở khi đi kiểm tra/giám sát tại cấp
trường)
Tiểu thành phần 4.2: Đánh giá lớp học và đánh giá tác động
6


Trong tiểu thành phần này, BQLDATƯ sẽ thuê dịch vụ tư vấn để thực hiện việc đánh
giá lớp học và đánh giá tác động. Dự án cũng sẽ cấp kinh phí cho hoạt động trao đổi kinh
nghiệm cho giáo viên và cán bộ quản lý (xây dựng trang web, các chuyến đi tham quan học
tập giữa các trường) và các hoạt động liên quan đến truyền thông Dự án.
b. Vốn đối ứng: 3 triệu USD, chiếm 3,5% tổng kinh phí dự án, được sử dụng để chi
cho các nội dung như trả phụ cấp cho cán bộ kiêm nhiệm thuộc BQLDATƯ, BQL VNEN cấp
tỉnh, bổ sung chi hoạt động và các khoản chi cần thiết khác. Vốn đối ứng thuộc ngân sách
trung ương do BQLDATƯ phân bổ cho các đơn vị triển khai Dự án căn cứ vào kế hoạch tài
chính hàng năm của các đơn vị.

7


CHƯƠNG II
CƠ CẤU TỔ CHỨC, QUẢN LÝ THỰC HIỆN DỰ ÁN
1. Cơ cấu tổ chức:
Dự án VNEN là Dự án do Bộ GD-ĐT trực tiếp quản lý. Dự án do một Thứ trưởng Bộ
GD-ĐT phụ trách giáo dục tiểu học chỉ đạo trực tiếp liên quan đến các hoạt động và công tác

quản lý dự án. Giúp việc cho Bộ GD-ĐT là BQLDATƯ do Vụ trưởng Vụ GDTH làm Giám
đốc Dự án. Hỗ trợ cho Giám đốc dự án trong việc điều hành và quản lý Dự án có các thành
viên của BQLDATƯ với vai trò, chức năng và nhiệm vụ là các điều phối viên của dự án (Kế
toán trưởng, Điều phối viên đấu thầu, Điều phối viên nhân sự và hành chính, Điều phối viên
tập huấn, Điều phối viên sư phạm, Điều phối viên đánh giá và truyền thông) cùng với các
chuyên gia tư vấn và nhân viên Dự án.
Mỗi tỉnh tham gia sẽ thành lập Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do đồng chí Giám đốc Sở Giáo
dục và Đào tạo (Sở GD-ĐT) làm Trưởng ban. Giúp việc cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh là BQL
VNEN cấp tỉnh. Dự án VNEN có sự tham gia của tất cả 63 tỉnh/thành trên cả nước. Các tỉnh
này được chia làm 03 nhóm ưu tiên như sau:
a. Nhóm ưu tiên 1: Nhóm ưu tiên 1 bao gồm 20 tỉnh khó khăn (Hà Giang, Cao Bằng,
Lao Cai, Lạng Sơn, Hịa Bình, Điện Biên, Sơn La, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Khánh
Hịa, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lắc, Bình Phước, Ninh Thuận, Kiên Giang, Trà
Vinh, Sóc Trăng), 248 huyện và 1.143 trường tiểu học. BQL VNEN cấp tỉnh của các tỉnh
thuộc Nhóm ưu tiên 1 bao gồm:
- Lãnh đạo Sở GD-ĐT (Phụ trách Giáo dục Tiểu học) làm Trưởng BQL VNEN tỉnh
- Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT làm Phó Trưởng BQL VNEN tỉnh
- Lãnh đạo Phịng Giáo dục các huyện có triển khai Dự án VNEN làm ủy viên.
- 1 Chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT làm ủy viên
- 1 Chuyên viên Phòng Kế hoạch-Tài vụ Sở GD-ĐT làm Kế tốn
Mỗi tỉnh thuộc nhóm ưu tiên 1 sẽ được tập huấn về mơ hình VNEN, mua sắm/đấu
thầu, quản lý tài chính, cung cấp tài liệu và trang thiết bị tối thiểu (cho BQL VNEN cấp tỉnh).
Mỗi tỉnh cũng sẽ được BQLDATƯ cung cấp 02 hoặc 03 chuyên gia tư vấn VNEN cấp tỉnh
(phục vụ công tác giám sát và đánh giá việc thực hiện Quỹ tại các trường VNEN) và 01
chuyên gia sư phạm cấp tỉnh (để hỗ trợ cho sinh hoạt cụm trường).
Mỗi trường VNEN thuộc Nhóm ưu tiên 1 sẽ được Dự án cung cấp tập huấn giáo viên,
mua sắm/đấu thầu, quản lý tài chính, cung cấp các tài liệu tăng cường tiếng Việt (nếu cần), tài
liệu hướng dẫn học tập lớp 2, 3,4,5, sổ tay cho giáo viên, cán bộ quản lý và cộng đồng, tài liệu
tăng cường năng lực. Thêm nữa, mỗi trường sẽ được cấp một khoản kinh phí
US$4.000/năm/trường chính và US$1.000/năm/điểm trường trong khn khổ Quỹ I để có thể

tổ chức hoạt động cụm trường, thuê nhân viên hỗ trợ giáo viên, mua văn phòng phẩm, trang bị
8


thêm bàn ghế, sửa chữa nhỏ, v.v. Ngoài ra, 500 điểm trường thuộc vùng xa xơi hẻo lánh và có
học sinh dân tộc sẽ được một khoản kinh phí US$ 4.000/năm trong khuôn khổ Quỹ II để hỗ
trợ thêm bữa ăn trưa học sinh và thuê nhân viên hỗ trợ giáo viên.
b. Nhóm ưu tiên 2: Nhóm ưu tiên 2 bao gồm 21 tỉnh trung bình (Bắc Kạn, Tuyên
Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Quảng Bình,
Thừa Thiên-Huế, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Đăk Nơng, Lâm Đồng, Bình Thuận,
Đồng Nai, Cà Mau, Bạc Liêu, An Giang, Hậu Giang), 202 huyện và 282 trường tiểu học
(trung bình 1 trường/huyện, một số huyện có nhiều hơn 1 trường). BQL VNEN cấp tỉnh của
các tỉnh thuộc Nhóm ưu tiên 2 bao gồm:
- Lãnh đạo Sở GD-ĐT (Phụ trách Phòng Giáo dục Tiểu học) làm Trưởng BQL VNEN
tỉnh
- Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT làm Phó Trưởng BQL VNEN tỉnh
- Đại diện Lãnh đạo Phịng Giáo dục các huyện có triển khai Dự án VNEN làm ủy
viên
- 1 Chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT làm ủy viên
- 1 Chuyên viên Phòng Kế hoạch-Tài vụ Sở GD-ĐT làm Kế tốn
Mỗi tỉnh thuộc nhóm ưu tiên 2 sẽ được tập huấn về mơ hình VNEN, mua sắm/đấu
thầu, quản lý tài chính, cung cấp tài liệu và trang thiết bị tối thiểu (cho BQL VNEN cấp tỉnh).
Mỗi tỉnh cũng sẽ được BQLDATƯ cung cấp 01 chuyên gia VNEN cấp tỉnh (phục vụ công tác
giám sát và đánh giá việc thực hiện Quỹ tại các trường VNEN).
Mỗi trường VNEN thuộc Nhóm ưu tiên 2 sẽ được Dự án cung cấp tập huấn giáo viên,
mua sắm/đấu thầu, quản lý tài chính, cung cấp các tài liệu tăng cường tiếng Việt (nếu cần), tài
liệu hướng dẫn học tập lớp 2, 3, 4,5, sổ tay cho giáo viên, cán bộ quản lý và cộng đồng, tài
liệu tăng cường năng lực. Thêm nữa, mỗi trường sẽ được cấp một khoản kinh phí
US$4.000/năm/trường chính và US$1.000/năm/điểm trường trong khn khổ Quỹ I để có thể
tổ chức hoạt động cụm trường, thuê nhân viên hỗ trợ giáo viên, mua văn phòng phẩm, trang bị

thêm bàn ghế, sửa chữa nhỏ, v.v.
c. Nhóm ưu tiên 3: Nhóm ưu tiên 3 bao gồm 22 tỉnh thuận lợi (Tp Hà Nội, Tp Hải
Phòng, Tp Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Tp Cần Thơ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng
Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Tĩnh, Tây Ninh, Bình Dương, Bà RịaVũng Tầu, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Vĩnh Long, Tiền Giang) và 22 trường tiểu học (1
trường/tỉnh). BQL VNEN cấp tỉnh của các tỉnh thuộc Nhóm ưu tiên 3 bao gồm:
- Lãnh đạo Sở GD-ĐT (Phụ trách Phòng Giáo dục Tiểu học) làm Trưởng BQL VNEN
tỉnh
- Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học Sở GD-ĐT làm Phó Trưởng BQL VNEN tỉnh
- Hiệu trưởng Trường Tiểu học có triển khai Dự án VNEN làm ủy viên
- Kế tốn Trường Tiểu học có triển khai Dự án VNEN làm Kế toán.
9


Mỗi tỉnh thuộc nhóm ưu tiên 3 sẽ được tập huấn về mơ hình VNEN, mua sắm/đấu
thầu, quản lý tài chính, cung cấp tài liệu.
Mỗi trường VNEN thuộc Nhóm ưu tiên 1 sẽ được Dự án cung cấp tập huấn giáo viên,
mua sắm/đấu thầu, quản lý tài chính, tài liệu hướng dẫn học tập lớp 2, 3, 4,5, sổ tay cho giáo
viên, cán bộ quản lý và cộng đồng, tài liệu tăng cường năng lực. Thêm nữa, mỗi trường sẽ
được cấp một khoản kinh phí US$4.000/năm/trường chính và US$1.000/năm/điểm trường
trong khn khổ Quỹ I để có thể tổ chức hoạt động cụm trường, thuê nhân viên hỗ trợ giáo
viên, mua văn phòng phẩm, trang bị thêm bàn ghế, sửa chữa nhỏ, v.v.
Dưới đây là sơ đồ cơ cấu về tổ chức, quản lý thực hiện Dự án.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

THỨ TRƯỞNG PHỤ TRÁCH DỰ ÁN
VNEN

BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN VNEN CẤP TRUNG ƯƠNG

Vụ trưởng Vụ GDTH/ Giám đốc DỰ ÁN


CÁC ĐIỀU PHỐI VIÊN VỀ: Kế toán
trưởng, Đấu thầu/Hành chính Nhân
sự, Phát triển tài liệu,Tập huấn, Đánh
giá, Truyền thơng

CÁC CHUYÊN GIA, TƯ VẤN
VÀ NHÂN VIÊN HỢP ĐỒNG

KIỂM TOÁN NỘI
BỘ

SỞ GD-ĐT/BAN CHỈ ĐẠO CẤP TỈNH

BAN QUẢN LÝ VNEN CẤP TỈNH

20 TỈNH NHÓM ƯU TIÊN 1

21 TỈNH NHÓM ƯU TIÊN 2

22 TỈNH NHĨM ƯU TIÊN 3

Trưởng BQL- Phó Trưởng
Ban- Kế tốn DA của Sở- Các
Ủy viên- Chuyên gia tư vấn

Trưởng BQL- Phó Trưởng
Ban- Kế tốn DA của Sở- Ủy
viên- Chun gia tư vấn


Trưởng BQL- Phó Trưởng
Ban- Kế tốn DA của trường
TH- Hiệu trưởng trường TH

282 TRƯỜNG

22 TRƯỜNG

1.143 TRƯỜNG

10


2. Vai trò và trách nhiệm thực hiện Dự án:
2.1. Bộ GD-ĐT:
-

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng cơ chế, chính sách quản lý, điều hành,
hướng dẫn thực hiện Dự án, ban hành theo chức năng, quyền hạn được giao.

-

Hướng dẫn các địa phương trong việc xây dựng kế hoạch, dự toán ngân sách và
triển khai thực hiện .

-

Phê duyệt Kế hoạch thực hiện, Kế hoạch đấu thầu và Kế hoạch tài chính của Dự án

-


Hướng dẫn, giám sát và đánh giá việc thực hiện Dự án.

-

Tổ chức định kỳ kiểm tra, giám sát và đánh giá rút kinh nghiệm việc thực hiện Dự
án.

-

Định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Chính phủ và Ngân hàng thế giới tình hình
thực hiện Dự án, đề xuất giải quyết những vấn đề phát sinh vượt thẩm quyền.

2.2. BQLDATƯ:
BQLDATƯ sẽ chịu trách nhiệm chung trong việc hướng dẫn, quản lý, điều hành và điều
phối dự án. Cụ thể, BQLDATƯ sẽ tiến hành các hoạt động sau đây:
1. Triển khai thực hiện các hoạt động của Dự án VNEN theo đúng mục đích, nội dung,
tiến trình đã được Chính phủ phê duyệt;
2. Giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động tổng thể và kế hoạch hoạt động năm
của Dự án VNEN;
3. Đánh giá tiến trình hoạt động và kết quả thực hiện Dự án VNEN;
4. Định kỳ báo cáo Bộ trưởng, Chính phủ và Nhà tài trợ theo đúng quy định hiện
hành;
5. Tổng hợp các đề nghị về việc điều chỉnh nội dung hoạt động, tiến độ triển khai Dự
án VNEN để trình Bộ trưởng, các cơ quan thuộc Chính phủ có thẩm quyền và Nhà tài trợ xem
xét, quyết định;
6. Phối hợp với các cơ quan liên quan trong nước, huy động các cơ quan liên quan
thuộc Bộ GD-ĐT tham gia thực hiện Dự án VNEN. Các thành viên thuộc các đơn vị thuộc Bộ
GD-ĐT có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ về chuyên môn trong các hoạt động của Dự án
GPE-VNEN có liên quan đến chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình;

7. Phối hợp với Nhà tài trợ và các Bộ, Ngành có liên quan trong việc đề xuất, kiến
nghị giải quyết các vấn đề nảy sinh ngoài thẩm quyền xử lý của BQLDATƯ;
8. Trực tiếp điều hành các hoạt động hàng ngày của Dự án VNEN; hướng dẫn các đơn
vị cơ sở triển khai hoạt động theo đúng các quy định về nội dung và tiến độ của Dự án
VNEN; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ GD-ĐT và trước pháp luật về các quyết định
của mình.
9. Đại diện cho Bộ GD-ĐT tham gia các quan hệ pháp luật, các quan hệ với cơ quan
quản lý Nhà nước liên quan và với Nhà tài trợ trong phạm vi được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT uỷ
11


quyền; làm đầu mối cho Bộ GD-ĐT và các cơ quan tham gia Dự án VNEN quan hệ với Nhà
tài trợ trong quá trình thực hiện Dự án VNEN;
10. Xây dựng Kế hoạch hoạt động tổng thể và Kế hoạch hoạt động năm, q trình các
Bộ có liên quan và Nhà tài trợ thông qua. Kế hoạch chỉ ra nội dung hoạt động, tiến độ thực
hiện, phương tiện thực hiện (tài chính, nguồn nhân lực và các phương tiện khác), địa điểm
thực hiện, kết quả dự kiến; xây dựng kế hoạch sử dụng vốn đối ứng hàng năm theo cơ chế tài
chính trong nước. Làm các thủ tục rút vốn theo tiến độ thực hiện kế hoạch;
11. Tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động theo kế hoạch đã được phê duyệt, phối
hợp với Nhà tài trợ điều hành, sử dụng hiệu quả các nguồn lực của Dự án VNEN, đảm bảo
thực hiện theo đúng mục tiêu, đối tượng, tiến độ và nội dung trong kế hoạch; giải quyết các
bất đồng về mặt kỹ thuật giữa các đơn vị tham gia thực hiện Dự án VNEN (nếu có);
12. Căn cứ vào các quy định đã được thoả thuận, xác định điều khoản tham chiếu cho
các chức danh trong Văn phòng Dự án VNEN; tổ chức tuyển chọn nhân viên hợp đồng (bao
gồm cả chuyên gia tư vấn quốc tế, trong nước và cấp tỉnh) làm việc cho Dự án VNEN theo sự
uỷ quyền của Bộ Giáo dục và Đào tạo và theo các quy định hiện hành;
13. Chuẩn bị yêu cầu và chỉ tiêu kỹ thuật của hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho các hoạt
động của Dự án VNEN; tổ chức đấu thầu, tuyển chọn nhà thầu theo đúng các quy định của
Nhà tài trợ và của Chính phủ; chuẩn bị và ký kết các hợp đồng và tổ chức thực hiện hợp đồng
đã được ký kết; giám sát bên liên quan thực hiện nghĩa vụ nêu trong hợp đồng;

14. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách, tài sản và kế toán - quyết toán
đối với đơn vị dự toán-kế toán cấp 2;
15. Phát hiện các trường hợp cần điều chỉnh, sửa đổi hoặc bổ sung Dự án VNEN;
chuẩn bị các tài liệu cần thiết và làm thủ tục đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt;
16. Hướng dẫn, giám sát và giúp đỡ các đơn vị hưởng lợi hoạt động theo kế hoạch
điều hành chung của Dự án VNEN;
17. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ báo cáo tình hình thực hiện dự án như quy định
tại Quy chế "Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức" ban hành kèm theo Nghị
định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09/11/2006 của Chính phủ và các yêu cầu của Nhà tài trợ về
báo cáo tài chính, kiểm toán.
-

Báo cáo định kỳ hàng tháng vào ngày 15 tháng sau;
Báo cáo định kỳ hàng quý vào ngày 30 các tháng 4, 7, 10 và tháng 01 năm sau;
Báo cáo tài chính và báo cáo năm vào ngày 15 tháng 01 của năm sau;
Báo cáo đột xuất và các báo cáo khác theo yêu cầu của cấp trên và Nhà tài trợ.

18. Chịu trách nhiệm chung về các hoạt động giám sát sự tuân thủ, về kết quả thực
hiện và báo cáo của kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập.
19. Tổ chức thực hiện các quyết định và chịu sự giám sát, kiểm tra của Bộ GD-ĐT và
các cơ quan cấp trên có thẩm quyền phù hợp với quy định của pháp luật;

12


20. Thực hiện những nhiệm vụ khác có liên quan tới khuôn khổ Dự án VNEN do Bộ
GD-ĐT quy định;
21. Bàn giao các sản phẩm đã hoàn thành của Dự án VNEN cho đơn vị tiếp nhận theo
quyết định của Bộ trưởng;
22. Hàng năm, vào thời điểm lập, trình và xét duyệt dự toán NSNN theo quy định hiện

hành, căn cứ vào tiến độ thực hiện dự án, lập kế hoạch vốn đối ứng gửi Bộ GD-ĐT để tổng
hợp vào kế hoạch ngân sách chung gửi Bộ Tài chính, Bộ KH-ĐT để tổng hợp NSNN trình
phê duyệt theo quy định;
23. Chuyển kinh phí và thanh tốn cho các tỉnh ưu tiên 1&2 và các trường Nhóm ưu
tiên 3.
24. Hướng dẫn các trường thuộc nhóm ưu tiên 3 chuẩn bị báo cáo tài chính, cân đối tài
khoản và thực hiện các nghiệp vụ kế toán;
25. Yêu cầu chuyên gia kiểm toán nội bộ tiến hành kiểm toán nội bộ tại các trường
được chọn;
25. Công khai các thông tin liên quan đến tài chính, đấu thầu và tiến độ thực hiện trên
trang web của Dự án và các phương tiện thông tin phù hợp.
2.3. Sở GD-ĐT/Ban chỉ đạo cấp tỉnh:
-

Là đầu mối, giúp Ủy ban Nhân dân tỉnh chỉ đạo việc thực hiện Dự án. Sở GD-ĐT sẽ
thành lập Ban quản lý VNEN cấp tỉnh để theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện Dự án.

-

Tập hợp số liệu, tổng hợp báo cáo từ các trường tham gia Dự án và báo cáo định kỳ về
tình hình thực hiện Dự án cho UBND tỉnh và BQLDATƯ.

-

Chỉ đạo các trường VNEN đảm bảo và tuân thủ các nguyên tắc giám sát, đánh giá quy
định trong Dự án.

2.4. BQL VNEN cấp tỉnh:
2.4.1. Nhóm ưu tiên 1 và 2:
1. Chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án VNEN trên địa bàn; Đảm bảo hiệu

quả đầu tư Dự án VNEN và tiến độ giải ngân Dự án VNEN của Tỉnh và các trường;
2. Thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, ngân sách, tài sản và kế toán - quyết toán;
Xây dựng mối quan hệ hợp tác với Ngân hàng thương mại, Kho bạc địa phương để tạo điều
kiện thuận lợi cho việc thanh quyết tốn và dịng vốn được lưu thơng nhanh chóng;
3. Giám sát cơng tác đấu thầu về mua sắm hàng hoá, sửa chữa nhỏ các lớp học và
tuyển nhân viên hỗ trợ giáo viên (nếu có) ở các trường; hướng dẫn các trường hoạt động tăng
cường Tiếng Việt và hoạt động phát triển cộng đồng; Hướng dẫn, giám sát và đánh giá hoạt
động tập huấn, bồi dưỡng tại các cụm trường; Điều chỉnh nội dung hoạt động cho phù hợp và
hiệu quả sư phạm của địa phương;
4. Thực hiện giám sát và đánh giá định kỳ tính tuân thủ công tác thực hiện dự án tại
các trường trong tỉnh theo cơ chế giám sát do Dự án quy định.
13


5. Hàng năm, kí Thoả thuận kinh phí với BQLDATƯ và các trường VNEN trong tỉnh.
Bản thỏa thuận này nêu rõ nhiệm vụ của các bên tham gia, kế hoạch thực hiện, kế hoạch đấu
thầu và kế hoạch tài chính của mỗi trường tham gia.
6. Chịu trách nhiệm giám sát quá trình thực hiện và sự tuân thủ của các trường trong
tỉnh về việc sử dụng Quỹ I, Quỹ II và tập huấn hè (có sự hỗ trợ của chuyên gia tư vấn VNEN
cấp tỉnh);
7. Chuyển và thanh toán kinh phí cho các trường;
8. Hướng dẫn các trường chuẩn bị báo cáo tài chính, cân đối tài khoản và thực hiện
các nghiệp vụ kế toán.
9. Tổ chức tập huấn triển khai Quỹ hỗ trợ và tập huấn tài chính, đấu thầu cho các
trường tham gia Dự án VNEN;
10. Hỗ trợ BQLDATƯ tổ chức tập huấn giáo viên theo cụm tỉnh vào dịp hè. Hướng
dẫn, hỗ trợ và giám sát chất lượng các lớp tập huấn tại các trường tham gia dự án;
11. Cung cấp sơ yếu lý lịch của các ứng cử viên đáp ứng yêu cầu cho vị trí chuyên gia
tư vấn VNEN và tư vấn sư phạm cấp tỉnh để BQLDATƯ tiến hành tuyển chọn. Ký hợp đồng
và quản lý, giám sát quá trình làm việc của các tư vấn này tại địa phương;

12. Tăng cường hoạt động truyền thơng về Dự án VNEN; Thường xun và có kế
hoạch đánh giá tác động Dự án VNEN; Chủ động đề xuất với BQLDATƯ để mở rộng mơ
hình theo khả năng và nhu cầu của địa phương.
13. Định kỳ báo cáo về kết quả thực hiện Dự án VNEN về BQLDATƯ theo các mẫu
nêu trong Phụ lục 4, Chương IV của Sổ tay này hoặc báo cáo đột xuất không định kỳ theo yêu
cầu BQLDATƯ.
14. Công khai các thông tin liên quan đến tài chính và tiến độ thực hiện trên trang web
của Dự án và các phương tiện thông tin phù hợp.
2.4.2. Nhóm ưu tiên 3:
1. Chỉ đạo việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án VNEN trên địa bàn; Đảm bảo hiệu
quả đầu tư Dự án VNEN và tiến độ giải ngân Dự án VNEN của Tỉnh và các trường;
2. Tăng cường hoạt động truyền thông về Dự án VNEN; Thường xuyên và có kế
hoạch đánh giá tác động Dự án VNEN; Chủ động đề xuất với Sở GD-ĐT để mở rộng mơ hình
theo khả năng và nhu cầu của địa phương.
3. Hướng dẫn, hỗ trợ và giám sát chất lượng các lớp tập huấn tại các trường tham gia
dự án.
4. Hàng năm, cùng tham gia vào việc kí Thoả thuận kinh phí với BQLDATƯ và
trường VNEN trong tỉnh. Bản thỏa thuận này nêu rõ nhiệm vụ của các bên tham gia, kế hoạch
thực hiện, kế hoạch đấu thầu và kế hoạch tài chính của mỗi trường tham gia.

14


5.Thực hiện giám sát và đánh giá định kỳ tính tuân thủ công tác thực hiện dự án tại các
trường trong tỉnh theo cơ chế giám sát do Dự án quy định.
6. Định kỳ báo cáo về kết quả thực hiện Dự án VNEN về BQLDATƯ hoặc báo cáo
đột xuất không định kỳ theo yêu cầu BQLDATƯ.
7. Công khai các thơng tin liên quan đến tài chính và tiến độ thực hiện trên trang web
của Dự án và các phương tiện thông tin phù hợp.
2.5. Kho bạc nhà nước:

-

Thực hiện chức năng kiểm soát chi và giải ngân vốn đối ứng của Dự án.

-

Định kỳ thực hiện việc đối chiếu, xác nhận tình hình sử dụng vốn đối ứng với các
đơn vị sử dụng kinh phí của Dự án.

2.6. Ngân hàng phục vụ
- Thực hiện chức năng giải ngân vốn viện trợ của Dự án qua tài khoản chỉ định tại cấp
trung ương và các tài khoản tiền gửi tại các cấp địa phương.
- Mở tài khoản riêng để theo dõi lãi phát sinh từ tài khoản vốn viện trợ để thanh tốn phí
ngân hàng.
- Thực hiện đối chiếu tình hình sử dụng vốn viện trợ và cung cấp sao kê chi tiêu theo
yêu cầu của Dự án để làm thủ tục rút vốn từ Ngân hàng Thế giới.
2.7. Các trường tham gia Dự án VNEN:
Ban QLDA tỉnh, Tp thành lập Tổ thực hiện Dự án tại các trường do Hiệu trưởng làm
tổ trưởng và bổ nhiệm kế toán Dự án của trường
2.7.1. Các trường thuộc Nhóm ưu tiên 1 và 2:
1. Tổ chức triển khai thực hiện Dự án VNEN trên địa bàn;
2. Thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, ngân sách, tài sản cho Dự án VNEN/BQL
VNEN cấp tỉnh;
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện, kế hoạch đấu thầu và kế hoạch tài chính hàng năm
cho việc triển khai Quỹ I và Quỹ II (nếu có) để BQL VNEN cấp tỉnh đưa vào nội dung của
Thỏa thuận kinh phí ;
4.Thực hiện các cơng tác đấu thầu về mua sắm hàng hoá, sửa chữa nhỏ và tuyển chọn
nhân viên hỗ trợ giáo viên (nếu có) theo hướng dẫn trong Chương III của Sổ tay này ;
5. Triển khai Quỹ I,và Quỹ II (nếu có) theo đúng quy định nêu trong Chương V của Sổ
tay này.

6. Tổ chức và tham gia các hoạt động tập huấn hè cho giáo viên theo quy định của Dự
án.

15


7. Tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt cụm trường; có trách nhiệm trong việc đánh giá,
kiến nghị các hoạt động sư phạm đổi mới tại trường, đề xuất, duy trì và nhân rộng mơ hình.
8. Định kỳ báo cáo về BQL VNEN cấp tỉnh theo các mẫu nêu trong Phụ lục 4, Chương
IV của Sổ tay này hoặc báo cáo đột xuất không định kỳ theo yêu cầu của BQL VNEN cấp
tỉnh.
9. Công khai các thông tin liên quan đến số kinh phí được phân bổ, mục đích sử dụng
kinh phí và số kinh phí đã chi/cịn lại vào thời điểm cuối năm trên bảng tin của trường, các
cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh và các phương tiện thông tin phù hợp.
10. Tham vấn với Ban Đại diện cha mẹ học sinh về các nội dung liên quan đến việc sử
dụng Quỹ I và Quỹ II (nếu có).
2.7.2. Các trường thuộc Nhóm ưu tiên 3:
1. Tổ chức triển khai thực hiện Dự án VNEN trên địa bàn;
2. Thực hiện nhiệm vụ quản lí tài chính, ngân sách, tài sản cho Dự án VNEN;
3. Xây dựng kế hoạch thực hiện, kế hoạch đấu thầu và kế hoạch tài chính hàng năm
cho việc triển khai Quỹ I để BQLDATƯ/BQL VNEN cấp tỉnh đưa vào nội dung của Thỏa
thuận kinh phí;
4. Thực hiện các cơng tác đấu thầu về mua sắm hàng hoá, sửa chữa nhỏ và tuyển chọn
nhân viên hỗ trợ giáo viên (nếu có) theo hướng dẫn trong Chương III của Sổ tay này ;
5. Triển khai Quỹ I theo đúng quy định nêu trong Chương V của Sổ tay này.
6. Tổ chức và tham gia các hoạt động tập huấn hè cho giáo viên theo quy định của Dự
án.
7. Có trách nhiệm trong việc đánh giá, kiến nghị các hoạt động sư phạm đổi mới tại
trường, đề xuất, duy trì và nhân rộng mơ hình.
8. Định kỳ báo cáo về BQLDATƯ theo các mẫu nêu trong Phụ lục 4, Chương IV của

Sổ tay này hoặc báo cáo đột xuất không định kỳ theo yêu cầu của BQLDATƯ.
9. Công khai các thông tin liên quan đến số kinh phí được phân bổ, mục đích sử dụng
kinh phí và số kinh phí đã chi/cịn lại vào thời điểm cuối năm trên bảng tin của trường, các
cuộc họp Ban đại diện cha mẹ học sinh và các phương tiện thông tin phù hợp.
10. Tham vấn với Ban Đại diện cha mẹ học sinh về các nội dung liên quan đến việc sử
dụng Quỹ I.
2.8. Các trường Sư phạm.
Các trường Sư phạm thuộc 20 tỉnh của nhóm 1 và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
tiến hành xây dựng, thử nghiệm và triển khai dạy giáo trình Phương pháp giảng dạy đổi mới
theo mơ hình VNEN

16


CHƯƠNG III
MUA SẮM/ĐẤU THẦU

I. THÔNG TIN CHUNG
Chương về mua sắm/đấu thầu (MSĐT) cung cấp các thông tin về mua sắm Dự án và
các hướng dẫn về chính sách, quy định, các thủ tục và thông lệ cơ bản đối với việc quản lý
MSĐT cho Dự án VNEN. Đây là hướng dẫn chung cho tất cả những cán bộ, nhân viên tham
gia vào các hoạt động và ra quyết định liên quan đến mua sắm hàng hóa và lựa chọn dịch vụ
tư vấn của Dự án hoặc những người chịu ảnh hưởng của các quyết định/hoạt động MSĐT.
Hiệp định Viện trợ cho Dự án quy định rằng MSĐT sử dụng tiền viện trợ phải được
thực hiện theo Guidelines: Procurement of Good, Works, and Non-consulting Services Under
IBRD Loans and IDA Credits & Grants by World Bank Borrowers” (Hướng dẫn mua
sắm/đấu thầu hàng hóa, cơng trình và dịch vụ phi tư vấn trong khn khổ khoản vốn vay
IBRD và khoản tín dụng/viện trợ khơng hồn lại IDA cho bên vay của Ngân hàng Thế giới)
do Ngân hàng thế giới ban hành tháng 1 năm 2011 (gọi tắt là Hướng dẫn MSĐT)và
“Guidelines: Selection and Employment of Consultants Under IBRD Loans and IDA Credits

& Grants by World Bank Borrowers” (Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư vấn trong
khuôn khổ khoản vốn vay IBRD và khoản tín dụng/viện trợ khơng hồn lại IDA cho bên vay
của Ngân hàng Thế giới) do NHTG ban hành tháng 1 năm 2011 (gọi tắt là Hướng dẫn lựa
chọn và tuyển chuyên gia tư vấn). Bất cứ chính sách MSDT, quy trình và hướng dẫn thực tiễn
được nêu trong Chương này để các đơn vị thực hiện dự án tham khảo nhưng không nhất thiết
áp dụng triệt để trong dự án. Trong trường hợp có mẫu thuẫn hoặc xung đột, những quy định
trong Hướng dẫn MSDT và Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư vấn sẽ được áp dụng.
Khi sử dụng các thông tin về MSĐT, cán bộ thực hiện MSĐT cần tham khảo thêm
Chương IV về Quản lý tài chính và Chương V về Quỹ hỗ trợ trường học VNEN và Quỹ hỗ trợ
điểm trường VNEN để thực hiện đúng các hạng mục chi tiêu hợp lệ và phương thức MSĐT
tương ứng.
Những vấn đề quan trọng chung
I.1 Khả năng áp dụng Hướng dẫn MSDT và Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên
gia tư vấn của Ngân hàng thế giới
Các quy trình được nêu trong Hướng dẫn MSDT và Hướng dẫn lựa chọn và tuyển
chuyên gia tư vấn của Ngân hàng thế giới áp dụng cho mọi hợp đồng về hàng hóa, cơng trình
và dịch vụ tư vấn được tài trợ toàn bộ hoặc một phần từ khoản viện trợ khơng hồn lại cho dự
án. Nói cách khác, đối với các hợp đồng được Ngân hàng thế giới tài trợ, các cơ quan thực
hiện dự án phải áp dụng các quy trình MSĐT phù hợp được nêu trong Hướng dẫn MSDT và
Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư vấn của Ngân hàng thế giới chứ không phải theo
Luật Đấu thầu. Đối với việc đấu thầu các hợp đồng hàng hóa và cơng trình khơng được tài trợ
từ khoản viện trợ khơng hồn lại nêu trên, các cơ quan thực hiện dự án có thể áp dụng những
17


quy trình khác. Ví dụ, nếu một cơ quan thực hiện dự án muốn sử dụng ngân sách của Chính
phủ cho một hợp đồng nhất định, việc đấu thầu hợp đồng đó có thể tuân theo Luật Đấu thầu
và những nghị định liên quan.
I.2 Những nguyên tắc chính trong Quy trình MSDT
Quy trình MSDT được các cơ quan thực hiện dự án áp dụng phải thỏa mãn những

nguyên tắc chủ chốt sau: (i) tiết kiệm và hiệu quả; (ii) cơ hội cạnh tranh công bằng cho mọi
nhà thầu/tư vấn hợp lệ; (iii) khuyến khích ký kết hợp đồng và các ngành sản xuất trong nước
và chuyên gia tư vấn trong nước; (iv) minh bạch và (v) để lựa chọn các tư vấn và dịch vụ chất
lượng cao.
I.3 Tư cách pháp lý
Để đẩy mạnh cạnh tranh, một nguyên tắc chung là Ngân hàng thế giới cho phép các
công ty và cá nhân từ mọi quốc gia chào hàng hóa, cơng trình và dịch vụ tư vấn cho các dự án
được Ngân hàng thế giới tài trợ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp ngoại lệ khi một công
ty hoặc cá nhân có thể được coi là khơng có đủ tư cách hợp lệ để tham gia vào hoạt động
MSĐT được Ngân hàng thế giới tài trợ. Trên thực tế, các cơ quan thực hiện dự án cần ghi nhớ
những tình huống cụ thể có thể khiến một cơng ty được coi như không đủ tư cách hợp lệ tham
gia vào trong việc MSDT của dự án.
(a) Các công ty, tư vấn của một quốc gia hoặc hàng hóa được sản xuất tại một quốc gia là nơi
mà Bên nhận viện trợ nghiêm cấm các mối quan hệ thương mại với quốc gia đó dựa trên
những quy định chính thức hoặc một hành động theo nghị quyết của Hội đồng Bảo an
LHQ được thực hiện theo Chương VII của Hiến chương LHQ, Bên nhận viện trợ nghiêm
cấm việc nhập khẩu các hàng hóa từ, hoặc thanh tốn cho, một quốc gia, một người hoặc
một tổ chức nhất định. Vào thời điểm dự án được thơng qua, khơng có quốc gia nào bị áp
dụng những hạn chế đó.
(b) Một cơng ty đang trong tình trạng tới xung đột lợi ích (xem cụ thể tại phần I.4)
(c) Các DNNN tại Việt Nam chỉ có thể tham gia nếu họ có thể chứng minh rằng họ (i) tự chủ
về pháp lý và tài chính, (ii) hoạt động theo luật thương mại và (iii) không phải đơn vị trực
thuộc của Bên tuyển dụng/Bên Mua/Khách hàng. Để có đủ tư cách hợp lệ, một DNNN
hoặc một định chế phải chứng minh, thông qua mọi tài liệu liên quan, để đáp ứng yêu cầu
củaNgân hàng thế giới, bao gồm Điều lệ của công ty và các thông tin khác mà Ngân hàng
thế giới yêu cầu, đó là: (i) là một cơng ty có tư cách pháp nhân độc lập với Chính phủ; (ii)
hiện khơng nhận trợ cấp cơ bản hoặc hỗ trợ từ ngân sách; (iii) hoạt động như bất cứ một
doanh nghiệp thương mại nào và, không kể những chi tiết khác, khơng có nghĩa vụ nộp
kết dư ngân sách cho Chính phủ và có thể có quyền và nghĩa vụ, vay tiền và có nghĩa vụ
trả các khoản nợ của mình và có thể được tun bố phá sản; và (iv) đang không đấu thầu

một hợp đồng sẽ được dành cho Bộ hoặc một cơ quan của Chính phủ mà theo những luật
hoặc quy định có thể áp dụng của cơ quan là cơ quan báo cáo hoặc giám sát trực tiếp
doanh nghiệp hoặc có khả năng để tạo ảnh hưởng hoặc điều khiển doanh nghiệp hoặc định
chế đó. Các đơn vị quân sự hoặc an ninh hoặc các công ty được thành lập, báo cáo trực
tiếp hoặc gián tiếp cho hoặc được sở hữu toàn bộ hoặc một phần bởi Bộ Quốc phòng hoặc
18


Bộ Cơng an sẽ khơng có tư cách tham gia đấu thầu. Cần chú ý đặc biệt tới trường hợp
DNNN do Bộ GD&ĐT sở hữu tham gia vào các hoạt động MSDT liên quan vì những vai
trị đặc thù của những tổ chức này trong dự án có thể dẫn tới xung đột lợi ích. Các cơ quan
thực hiện dự án được khuyến nghị trao đổi với Ngân hàng thế giới trong trường hợp có
nghi vấn về tính hợp lệ của DNNN. Hướng dẫn chi tiết cho việc đánh giá tính hợp lệ của
DNNN được nêu trong Bank’s Guidance Note about Vietnam SOE Eligibility ra ngày 19
tháng 12 năm 2011.
(d) Khi các dịch vụ của các trường ĐH hoặc các Trung tâm Nghiên cứu thuộc Chính phủ tại
Việt Nam là duy nhất và có tính chất đặc thù do khơng có một đơn vị tư nhân thay thế phù
hợp, Ngân hàng thế giới có thể đồng ý về việc thuê các đơn vị như vậy trên cơ sở từng
trường hợp. Cũng trên cơ sở đó, các giáo sư hoặc nhà khoa học của trường ĐH hoặc Viện
nghiên cứu cũng có thể được ký hợp đồng riêng theo tài trợ của Ngân hàng thế giới với
điều kiện họ phải có hợp đồng làm việc toàn thời gian với cơ quan của họ và phải làm việc
thường xuyên tại cơ quan đó trong vòng một năm hoặc lâu hơn trước khi họ được ký hợp
đồng do Ngân hàng thế giới tài trợ. Cơ quan thực hiện dự án cần đảm bảo có văn bản cần
thiết để minh chứng các đơn vị hoặc cá nhân đó có đủ tư cách hợp lệ.
(e) Các quan chức Chính phủ và cơng chức nhà nước của Bên nhận viện trợ chỉ có thể có
được thuê theo các hợp đồng tư vấn tại Quốc gia của Bên nhận viện trợ với tư cách cá
nhân hoặc thành viên của nhóm chun gia được cơng ty tư vấn đề xuất, với điều kiện
việc th đó khơng xung đột với bất cứ công việc nào khác hoặc luật, quy định hoặc chính
sách khác của Quốc gia của Bên nhận viện trợvà nếu họ (i) nghỉ việc không lương hoặc đã
từ chức hoặc về hưu; (ii) không được thuê bởi các cơ quan mà họ đã từng làm việc trước

khi nghỉ không lương, từ chức hoặc về hưu (Trong trường hợp từ chức hoặc về hưu, trong
một thời khoảng tối thiểu 6 tháng, hoặc giai đoạn được quy định bởi các điều khoản pháp
lý áp dụng cho các công chức của Quốc gia của Bên nhận viện trợ, áp dụng cho thời
khoảng dài hơn. Các giáo sư hoặc nhân viên và chuyên gia trong các ngành đặc thù từ các
trường đại học, các viện giáo dục và viện nghiên cứu có thể được ký hợp đồng riêng trên
cơ sở bán thời gian với điều kiện họ là cán bộ toàn thời gian của những cơ quan đó trong
một năm hoặc lâu hơn trước khi được ký hợp đồng và việc thuê như vậy khơng tạo xung
đột về lợi ích). Cơ quan thực hiện dự án cần đảm bảo rằng những tài liệu minh chứng thỏa
đáng để chứng minh tư cách hợp lệ của các quan chức chính phủ hoặc cơng chức đó.
(f)

Một cơng ty được tun bố là khơng đủ tư cách lệ bởi Ngân hàng thế giới do có dính líu
tới gian lận và tham nhũng trong hoạt động MSDT được Ngân hàng thế giới tài trợ. Để có
danh sách đẩy đủ những cơng ty đó bao gồm những cơng ty bị loại trừ chéo bởi những
ngân hàng phát triển đa phương khác, hãy truy cập vào www.worldbank.org. Các cơ quan
thực hiện dự án cần kiểm tra cẩn thận danh sách này khi đánh giá thầu hoặc lập danh sách
loại trừ.

Để có thêm thơng tin về những u cầu về tư cách hợp pháp, cơ quan thực hiện dự án cần
tham khảo phần 1.1.8, 1.9 và 1.10 của Hướng dẫn MSDT và 1.11, 1.12 &1.13 của Hướng dẫn
lựa chọn và tuyển chuyên gia tư vấn.
I.4 Xung đột lợi ích
19


I.4.1 Để chọn và tuyển dụng các tư vấn, chính sách của Ngân hàng thế giới yêu cầu rằng
các tư vấn cần cung cấp những khuyến nghị chuyên nghiệp, khách quan và cơng bằng và cần
tơn trọng lợi ích tối cao của khách hàng mà không xét đến công việc tương lai và việc đưa ra
các khuyến nghị không xung đột với những nhiệm vụ khác và với lợi ích của đơn vị của họ.
Các tư vấn sẽ không được thuê cho bất cứ công việc/hợp đồng nào mà sẽ xung đột với những

nghĩa vụ trước đó hoặc hiện tại với các khách hàng khác hoặc có thể đặt họ trong vị trí khơng
thể thực hiện nhiệm vụ theo hướng có lợi nhất cho Bên nhận viện trợ. Khơng tn theo những
điều trên, các công ty/tư vấn sẽ không được thuê dưới bất cứ điều kiện nào được quy định
dưới đây:
(a) Xung đột giữa các hoạt động tư vấn và đấu thầu hàng hóa, hoặc các dịch vụ phi tư
vấn (tức là các dịch vụ khác ngoài dịch vụ tư vấn trong khuôn khổ Hướng dẫn lựa chọn và
tuyển chuyên gia tư vấn của Ngân hàng thế giới): Một công ty đã được Bên nhận viện trợ cho
tham gia để cung cấp hàng hóa, cơng trình hoặc các dịch vụ phi tư vấn cho một dự án hoặc
bất cứ chi nhánh nào chịu kiểm sốt trực tiếp hoặc khơng trực tiếp, được kiểm soát bởi hoặc
chịu kiểm soát chung với cơng ty đó, sẽ bị loại khỏi việc cung cấp các dịch vụ tư vấn là kết
quả từ hoặc trực tiếp liên quan tới những hàng hóa, cơng trình hoặc các dịch vụ phi tư vấn.
Ngược lại, một công ty được thuê để cung cấp các dịch vụ tư vấn cho việc chuẩn bị (trước khi
Khoản viện trợ có hiệu lực) hoặc thực hiện một dự án, hoặc bất cứ chi nhánh nào chịu kiểm
sốt trực tiếp hoặc khơng trực tiếp, được kiểm soát bởi hoặc chịu kiểm soát chung với cơng ty
đó, sẽ bị loại khỏi việc sau đó sẽ tiếp tục được cung cấp các hàng hóa, cơng trình hoặc dịch vụ
(ngồi các dịch vụ tư vấn được quy định trong Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư
vấn của Ngân hàng thế giới) là kết quả của hoặc có liên quan trực tiếp tới các dịch vụ tư vấn
cho công việc chuẩn bị như vậy. Điều khoản này không áp dụng cho các công ty khác nhau
(các nhà tư vấn, nhà thầu hoặc nhà cung cấp) cùng nhau đang thực hiện các nghĩa vụ theo một
hợp đồng chìa khóa trao tay hoặc thiết kế và xây dựng.
(b) Các mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ tư vấn: Khơng có nhà tư vấn nào (bao gồm các
nhân viên và tư vấn phụ của họ) hoặc chi nhánh trực tiếp hoặc khơng trực tiếp kiểm sốt, chịu
kiểm sốt bởi hoặc chịu kiểm sốt chung với cơng ty đó, sẽ được thuê cho bất cứ nhiệm vụ
nào mà, theo bản chất, có thể xung đột với những nhiệm vụ khác của nhà tư vấn. Ví dụ, nhà tư
vấn hỗ trợ một khách hàng trong việc tư hữu hóa các tài sản công sẽ không được mua hoặc tư
vấn cho người mua về, những tài sản như vậy. Tương tự, các nhà tư vấn được thuê để chuẩn
bị điều khoản tham chiếu cho một nhiệm vụ sẽ không được thuê cho nhiệm vụ đang xét tới.
(c) Quan hệ với nhân viên của Bên nhận viện trợ: Nhà tư vấn (bao gồm các chuyên
gia, nhân sự khác và các tư vấn phụ của họ) có quan hệ kinh doanh hoặc họ hàng gần với một
nhân viên của Bên nhận viện trợ (hoặc của cơ quan thực hiện dự án, hoặc của một bên nhận

một phần khoản viện trợ) là người trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan tới bất cứ phần nào của:
(i) việc chuẩn bị điều khoản tham chiếu dành cho cơng việc đó, (ii) q trình lựa chọn cho
hợp đồng, hoặc (iii) việc giám sát hợp đồng đó có thể khơng được trao hợp đồng, trừ phi có
xung đột xuất phát từ mối quan hệ được giải quyết theo cách chấp nhận được đối với Ngân
hàng thế giưới thông qua quá trình lựa chọn và thực hiện hợp đồng.

20


(d) Một nhà tư vấn cần nộp chỉ một hồ sơ thầu, hoặc riêng hoặc như là một đối tác
trong liên doanh trong một hồ sơ khác. Nếu một nhà tư vấn, bao gồm một đối tác liên doanh,
nộp hoặc tham gia vào nhiều hơn một hồ sơ thầu, những hồ sơ như thế sẽ bị loại trừ. Tuy
nhiên, điều này loại trừ trường hợp một công ty tư vấn tham gia như một tư vấn phụ, hoặc
một cá nhân tham gia như một thành viên của nhóm trong một hoặc nhiều hơn hồ sơ thầu khi
các trường hợp có lý do chính đáng và được hồ sơ mời gửi đề xuất cho phép.
Cần lưu ý rằng theo những điều trên, một nhà tư vấn đã được thuê để chuẩn bị nghiên
cứu khả thi, báo cáo đầu tư và các tài liệu tương tự chuẩn bị cho một dự án hoặc tiểu dự án có
thể khơng được cho phép cạnh tranh đối với bất cứ hợp đồng nào thuộc dự án/tiểu dự án mà
nhà thầu đó đã chuẩn bị Nghiên cứu khả thi. Thêm vào đó, cần lưu ý rằng Hồ sơ mời thầu
chuẩn của Ngân hàng thế giới có thể cung cấp những điều khoản cụ thể đối với những xung
đột lợi ích như là các nhà thầu có chung một đối tác kiểm soát sẽ bị loại. Trong trường hợp có
nghi ngờ, BQLDA sẽ tham vấn Ngân hàng thế giới để được hướng dẫn và khuyến nghị.
I.4.2 Đối với việc mua sắm hàng hóa, cơng trình hoặc các dịch vụ phi tư vấn
Chính sách của Ngân hàng thế giới yêu cầu một công ty tham gia vào quy trình mua
sắm trong các dự án được Ngân hàng thế giới tài trợ khơng được có xung đột lợi ích. Bất cứ
cơng ty nào được phát hiện có xung đột lợi ích sẽ khơng có đủ tư cách được trao hợp đồng.
Một cơng ty sẽ được coi như là có xung đột lợi ích trong một quy trình mua sắm nếu:
(a) Cơng ty đó đang cung cấp các hàng hóa, cơng trình hoặc các dịch vụ phi tư vấn là kết quả
của hoặc trực tiếp liên quan tới các dịch vụ tư vấn cho việc chuẩn bị hoặc thực hiện một
dự án mà cơng ty đó cung cấp hoặc được cung cấp bởi bất cứ chi nhánh nào kiểm soát

trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc bị kiểm soát bởi hoặc chịu kiểm sốt chung với cơng ty đó.
Điều khoản này không áp dụng cho các công ty (nhà tư vấn, nhà thầu hoặc nhà cung cấp)
cùng nhau thực hiện các nghĩa vụ của Nhà thầu theo một hợp đồng chìa khóa trao tay hoặc
thiết kế và xây dựng; hoặc
(b) Cơng ty đó nộp nhiều hơn một hồ sơ đấu thầu, hoặc nộp với tư cách cá nhân hoặc như là
một thành viên liên doanh trong một đợt đấu thầu khác, ngoài trừ được cho phép đấu thầu
thay thế. Điều này sẽ dẫn tới việc bị loại khỏi mọi cuộc thầu trong đó Nhà thầu có tham
gia. Tuy nhiên, điều này không giới hạn việc bao gồm một công ty như là một nhà thầu
phụ trong một hoặc nhiều hơn hồ sơ thầu. Chỉ đối với những kiểu mua sắm nhất định, sự
tham gia của đơn vị đấu thầu như là một nhà thầu phụ trong một cuộc đấu thầu khác có
thể được cho phép với điều kiện Ngân hàng thế giới không phản đối và được cho phép
theo quy định của Hồ sơ mời thầu chuẩn của Ngân hàng thế giới có thể áp dụng cho
những hình thức mua sắm như vậy; hoặc
(c) Các công ty như vậy (bao gồm các nhân viên cơng ty đó) có quan hệ họ hàng hoặc kinh
doanh gần gũi với một cán bộ của Bên nhận viện trợ (hoặc của cơ quan thực hiện dự án
hoặc của bên nhận một phần khoản viện trợ) là người: (i) trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia
vào việc chuẩn bị hồ sơ mời thầu hoặc các điều kiện kỹ thuật của hợp đồng và/hoặc quá
trình đánh giá hồ sơ thầu của hợp đồng đó; hoặc (ii) sẽ tham gia vào việc thực hiện hoặc
giám sát hợp đồng như vậy trừ phi có xung đột phát sinh từ những quan hệ như vậy được
21


giải quyết theo cách được Ngân hàng thế giới chấp nhận trong suốt quá trình mua sắm và
việc thực hiện hợp đồng; hoặc
(d) Công ty như vậy không làm theo với bất cứ tình huống xung đột lợi ích nào khác như
được nêu rõ trong Hồ sơ mời thầu chuẩn của Ngân hàng thế giới tương ứng với quá trình
mua sắm cụ thể.
I.5 Liên danh và Thầu phụ/Tư vấn phụ
Bất cứ cơng ty nào cũng có thể đấu thầu độc lập hoặc trong một liên danh, hoặc với
các công ty trong nước và/hoặc với các cơng ty nước ngồi. Nhưng Ngân hàng thế giới không

chấp nhận các điều kiện của việc đấu thầu ủy thác hoặc các hình thức khác của việc liên danh
ủy thác giữa các công ty. Mỗi thành viên của Liên danh cần được liên đới chung và riêng đối
với việc thực hiện hợp đồng và họ phải xác nhận yêu cầu quan trọng này trong một Thỏa
thuận liên danh (JVA) khi nộp hồ sơ đấu thầu. Liên danh sẽ đề cử một Đại diện có quyền thực
hiện mọi công việc cho và đại diện của bất cứ và mọi thành viên của Liên danh trong quá
trình đấu thầu và, trong trường hợp Liên danh được trao Hợp đồng, trong việc thực hiện hợp
đồng. Hồ sơ dự thầu phải được tất cả các đối tác trong Liên danh hoặc bởi một đại diện được
ủy quyền toàn quyền bởi mọi đối tác Liên danh và bảo lãnhdự thầu cần liệt kê tên của mọi
thành viên Liên danh. Liên danh có thể trong dài hạn (khơng phụ thuộc vào bất cứ hợp đồng
riêng nào) hoặc chỉ trong thời gian hợp đồng cụ thể.
Một cơng ty cũng có thể quy tụ các công ty khác dưới dạng các hợp đồng phụ hoặc tư
vấn phụ trong trường hợp cơng ty đó sẽ chịu trách nhiệm cho việc thực hiện hợp đồng và có
trách nhiệm giám sát hiệu quả thực hiện của nhà thầu phụ/tư vấn phụ của công ty. Một công ty
sẽ được phép tham giam vào một cuộc đấu thầu theo năng lực của một nhà thầu đơn lẻ hoặc là
thành viên của một Liên danh. Tuy nhiên, công ty cũng có thể được cho phép tham gia vào
một hoặc nhiều hơn cuộc đấu thầu với tư cách là nhà thầu phụ hoặc tư vấn phụ.
I.6 Mua sắm không hợp lệ
Ngân hàng khơng thanh tốn các khoản chi dưới một hợp đồng hàng hóa, cơng trình
hoặc các dịch vụ phi tư vấn hoặc các dịch vụ tư vấn nếu Ngân hàng kết luận rằng những hợp
đồng như thế: (a) chưa được trao theo các điều kiện đã thỏa thuận của Hiệp định viện trợ và
như được nêu rõ hơn trong Kế hoạch Mua sắm mà Ngân hàng thế giới không phản đối; (b)
không được trao cho nhà thầu/nhà tư vấn được quyết định là thắng thầu do sự trì hỗn có chủ
ý hoặc những hành động khác của Bên nhận viện trợ dẫn tới những chậm trễ khơng có lý do
chính đáng, hồ sơ thầu/đề xuất thắng thầu nhưng khơng cịn khả dụng nữa hoặc sự từ chối
khơng hợp lệ bất cứ hồ sơ thầu/đề xuất nào; hoặc (c) có liên quan tới sự tham gia của đại diện
Bên nhận viện trợ hoặc một bên nhận bất cứ phần nào của khoản Viện trợ khơng hồn lại theo
cách gian lận hoặc tham nhũng như được quy định trong phần 6.2.7 dưới đây. Trong những
trường hợp như vậy, cho dù là tiền kiểm hay hậu kiểm thì Ngân hàng thế giới cũng sẽ tun
bố việc MSDT khơng hợp lệ và chính sách của Ngân hàng thế giới là hủy bỏ một phần của
khoản viện trợ được dành cho các hàng hóa, cơng trình hoặc dịch vụ phi tư vấn hoặc các dịch

vụ tư vấn đã được mua sắm không hợp lệ. Thêm vào đó, Ngân hàng thế giới có thể thực hiện
các biện pháp khắc phục khác được nêu trong Hiệp định viện trợ.
22


Ngay cả khi hợp đồng đã được trao sau khi nhận được thư không phản đối từ Ngân
hàng thế giới, Ngân hàng thế giới vẫn có thể tuyên bố mua sắm khơng hợp lệ và áp dụng đầy
đủ các chính sách và các biện pháp khắc phục cho dù khoản viện trợ đã được đóng hay chưa,
nếu Ngân hàng thế giới kết luận rằng thư không phản đối được lập trên cơ sở thiếu thơng tin
hoặc thơng tin khơng chính xác hoặc sai lệch do Bên nhận viện trợ cung cấp hoặc các điều
khoản và các điều kiện của hợp đồng đã được thay đổi về cơ bản mà không có thư khơng
phản đối của Ngân hàng thế giới.
I.7 Gian lận và Tham nhũng
Chính sách của Ngân hàng thế giới là yêu cầu Bên nhận viện trợ (bao gồm các đơn vị
thụ hưởng khoản viện trợ của Ngân hàng thế giới) cũng như các bên đấu thầu, nhà cung cấp
hoặc nhà thầu và các nhà thầu phụ của họ theo các hợp đồng được Ngân hàng thế giới tài trợ,
tuân thủ các tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong khi mua sắm và thực hiện các hợp đồng như
vậy. Tuân thủ theo chính sách này, Ngân hàng thế giới:
(a) Đưa ra những định nghĩa rõ ràng về gian lận và tham nhũng bao gồm các hành vi tham
nhũng, gian lận, thông đồng, ép buộc hoặc gây cản trở. Để tham khảo định nghĩa các hành
động này, xem phần 1.16 (a) của Hướng dẫn Mua sắm và 1.23 (a) của Hướng dẫn lựa
chọn và tuyển chuyên gia tư vấn.
(b) Sẽ từ chối các chào thầu cho hợp đồng nếu Ngân hàng thế giới quyết định rằng nhà thầu
được đề xuất trao hợp đồng hoặc bất cứ nhân viên hoặc đại lý hoặc tư vấn phụ, nhà thầu
phụ, nhà cung cấp dịch vụ, nhà cung ứng nào của đơn vị đó và/hoặc các nhân viên của họ
đã trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào các hoạt động tham nhũng, gian lận, thông đồng,
ép buộc hoặc cản trở trong việc cạnh tranh cho hợp đồng đang xét tới;
(c) Sẽ tuyên bố mua sắm không hợp lệ và hủy bỏ khoản vay được dành cho một hợp đồng
nếu Ngân hàng thế giới thấy vào bất cứ thời điểm nào đại diện của Bên nhận viện trợ hoặc
một của một bên nhận bất cứ phần nào của khoản viện trợ có dính líu tới các hành vi tham

nhũng, gian lận, thông đồng, ép buộc hoặc cản trở trong quá trình mua sắm hoặc thực hiện
hợp đồng đang xét mà khơng có hành động kịp thời và thỏa đáng làm thỏa mãn Ngân
hàng thế giới để xử lý các hành vi như vậy khi chúng xảy ra, bao gồm việc không kịp thời
thông báo cho Ngân hàng thế giới vào thời điểm họ biết về các hành vi đó;
(d) Sẽ trừng phạt một cơng ty hoặc cá nhân, vào bất cứ thời điểm nào, dựa theo quy trình xử
phạt của Ngân hàng thế giới được áp dụng (một cơng ty hoặc cá nhân có thể được tuyên
bố không đủ tư cách để được trao hợp đồng được Ngân hàng thế giới tài trợ: (i) kết thúc
quy trình xử phạt phù hợp với quy trình xử phạt của Ngân hàng thế giới, bao gồm, không
kể những nội dung khác, sự ngăn chặn chéo theo thỏa thuận với các Định chế tài chính
quốc tế khác bao gồm các ngân hàng phát triển đa phương và thông qua việc áp dụng quy
chế xử phạt mua sắm hành chính nhóm doanh nghiệp của Ngân hàng thế giới đối với gian
lận và tham nhũng; và (ii) là hậu quả của việc đình chỉ tạm thời hoặc đình chỉ tạm thời
sớm có liên quan tới những trừng phạt đang chịu khác, Xem chú thích 14 và phần 8 của
Phụ lục 1 của Hướng dẫn của Ngân hàng thế giới), bao gồm việc tuyên bố công khai công
ty hoặc cá nhân như vậy là không đủ tư cách vĩnh viễn hoặc trong một thời khoảng nhất
23


định: (i) để được trao một hợp đồng do Ngân hàng thế giới tài trợ; và (ii) được đề cử như
một nhà thầu phụ, nhà tư vấn, nhà cung cấp hoặc nhà cung cấp dịch vụ của một công ty đủ
tư cách khác được trao một hợp đồng do Ngân hàng thế giới tài trợ (Một nhà thầu phụ,
nhà tư vấn, nhà sản xuất hoặc cung cấp hoặc nhà cung cấp dịch vụ (các tên gọi khác nhau
được sử dụng tùy theo hồ sơ đấu thầu cụ thể) là đơn vị đã được hoặc: (i) nhà thầu bao gồm
trong hồ sơ đấu thầu tiền thẩm định hoặc cuộc đấu thầu vì đơn vị đó đem lại kinh nghiệm
đặc thù và thiết yếu và bí quyết cho phép đơn vị đấu thầu đáp ứng yêu cầu xét duyệt đối
với những gọi thầu cụ thể; hoặc (ii) được cơ quan thực hiện dự án chỉ định)
(e) Sẽ yêu cầu rằng một điều khoản được đưa vào trong hồ sơ mời thầu và trong các hợp đồng
được tài trợ bởi một Khoản vay ngân hàng, yêu cầu nhà thầu, nhà cung cấp và nhà thầu và
các nhà thầu phụ của họ, các đại lý và nhân viên, nhà tư vấn, nhà cung cấp dịch vụ hoặc
nhà cung cấp, để cho phép Ngân hàng thế giới thanh tra mọi tài khoản, sổ sách và các tài

liệu khác liên quan tới việc nộp các hồ sơ thầu và hiệu quả thực hiện hợp đồng và được
kiểm tốn bởi các cơng ty kiểm tốn bởi Ngân hàng thế giới; và
(f) Sẽ yêu cầu rằng, khi một Bên nhận viện trợ mua sắm hàng hóa, nghiệp vụ hoặc các dịch
vụ phi tư vấn trực tiếp từ một cơ quan LHQ dựa theo phần 3.10 của những Hướng dẫn
theo một thỏa thuận được ký kết giữa Bên nhận viện trợ và cơ quan LHQ, các điều khoản
nêu trên của phần này liên quan đến xử phạt gian lận hoặc tham nhũng sẽ áp dụng đối với
toàn bộ đối với mọi nhà cung cấp, nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ, nhà tư vấn, nhà thầu
phụ và tư vấn phụ và nhân viên của họ ký kết hợp đồng với cơ quan LHQ.
Cơ quan thực hiện dự án sẽ được yêu cầu báo cáo lập tức bất cứ cáo buộc gian lận
hoặc tham nhũng trong mua sắm và quy trình quản lý hợp đồng của Ngân hàng thế giới và tìm
sự hướng dẫn của Ngân hàng thế giới trong việc xử lý các cáo buộc.
I.10 Xử lý các khiếu nại nhận được trong quá trình Mua sắm
Hướng dẫn MSDT và Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư vấn cho phép các
nhà đấu thầu và tư vấn tự do đưa ra những khiếu nại hoặc phản đối trong quá trình mua sắm.
Trình tự chi tiết cho việc xử lý các khiếu nại của nhà đấu thầu được nêu trong Phụ lục 3 của
Hướng dẫn MSĐT và Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư vấn.
Đối với các hợp đồng Đấu thầu cạnh tranh trong nước, cơ quan thực hiện dự án cần
thiết lập một cơ chế kháng nghị hiệu quả và độc lập cho phép các nhà đấu thầu kháng nghị và
xử lý kháng nghị của họ kịp thời và cơ chế này cần được mô tả rõ ràng trong hồ sơ mời thầu.
Nói chung, nhà đấu thầu có quyền khiếu nại về kết quả đấu thầu hoặc bất cứ vấn đề liên quan
nào trong quá trình mua sắm bao gồm giai đoạn đánh giá thầu. Mọi khiếu nại nhận được bao
gồm khiếu nại nặc danh sẽ được xử lý theo quy trình Xử lý Khiếu nại được quy định trong
Chương 10 Nghị định 85/2009/ND-CP ngày 15/10/2009 hướng dẫn thực hiện Luật Đấu thầu
và Lựa chọn các nhà thầu xây dựng theo luật xây dựng. Thêm vào đó, quy tắc chung, ngay khi
cơ quan thực hiện dự án nhận được khiếu nại (có thể dưới dạng thư, fax, email) bất kể có tên
hay nặc danh, cơ quan thực hiện dự án cần báo cáo lập tức cho Ngân hàng thế giới và để nhận
khuyến nghị hoặc hướng dẫn cần thiết.

24



II. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TÁC MUA SẮM ĐẤU THẦU
Dự án VNEN đề xuất không bao gồm các hoạt động xây lắp lớn. Phần lớn các gói thầu
sẽ phục vụ các hoạt động sửa chữa nhỏ, mua sắm hàng hóa/dịch vụ và thuê chuyên gia tư vấn.
Với giai đoạn thực hiện tương đối ngắn (3 năm), các gói thầu sẽ cần được thiết kế để có thể
thực hiện đơn giản và nhanh chóng.
1. Mua sắm hàng hóa và đấu thầu cơng trình sửa chữa nhỏ
Tất cả hàng hóa và sửa chữa nhỏ cần thiết cho Dự án và được tài trợ từ khoản viện trợ
phải được mua sắm đầu thầu phù hợp với yêu cầu được nêu trong Hướng dẫn MSĐT của
Ngân hàng Thế giới, và các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về mua sắm Dự án
ODA.
2. Tuyển chọn dịch vụ tư vấn
Các dịch vụ tư vấn cần thiết cho Dự án và được tài trợ từ khoản viện trợ phải được
tuyển chọn phù hợp với yêu cầu được nêu trong Hướng dẫn lựa chọn và tuyển chuyên gia tư
vấn của Ngân hàng Thế giới và các quy định hiện hành của Chính phủ Việt Nam về mua sắm
Dự án ODA.
3. Các hướng dẫn của Chính phủ Việt Nam đối với việc mua sắm hàng hóa/đấu thầu
cơng trình sửa chữa nhỏ và dịch vụ tư vấn
Thủ tục MSĐT của Dự án phải tuân thủ những thủ tục được quy định tại Luật Đấu
thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 và Nghị định 85/2009/ND-CP ngày 15/10/2009 về
Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng. Bất
cứ khi nào các quy định trong Luật Đấu thầu không phù hợp với các hướng dẫn của NHTG
thì phải tuân thủ theo các hướng dẫn của NHTG.
III. CÁC PHƯƠNG THỨC MSĐT CỦA DỰ ÁN VÀ XÉT DUYỆT CỦA NHTG
1. Các phương thức MSĐT đối với hàng hóa và xét duyệt của NHTG
Hạng mục
kinh phí

Giá trị hợp
đồng (US$)

>=500,000
<500,000

Phương thức đấu
thầu
ICB
NCB

<100,000

Chào hàng cạnh tranh

Hàng hóa

Ghi
chú:

Khơng áp dụng DC
ICB – Đấu thầu cạnh tranh quốc tế
NCB – Đấu thầu cạnh tranh trong nước
DC – Mua sắm trực tiếp

Tiền kiểm của NHTG
Tất cả các hợp đồng ICB
Gói thầu đầu tiên khơng tính
đến giá trị gói thầu, và tất cả
các hợp đồng >= US$
400,000; các gói hồi tố khơng
tính đến giá trị
Gói thầu đầu tiên và các gói

hồi tố khơng tính đến giá trị
Tất cả các hợp đồng DC

25


×