Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực tại công ty cổ phần tư vấn đầu tư giao thông sơn la (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.29 KB, 10 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẽ đã và đang được các ngân hàng thương mại
quan tâm và đây được xem như là một trong những xu hướng lựa chọn đầu tư lâu dài nếu
các ngân hàng muốn giữ vững và mở rộng thị phần trong tương lai. Với mục tiêu trở
thành “Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam”, NHTM Cổ phần Kỹ
thương Việt Nam (Techcombank) khơng chỉ cần đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, giữ
vững thị phần hiện tại mà cịn cần mở rộng tìm kiếm thị trường mới. Vì vậy đề tài “Phát
triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
(TECHCOMBANK)” hy vọng sẽ đóng góp một phần vào sự phát triển của ngân hàng
trên con đường chinh phục mục tiêu đã đặt ra.
Mục tiêu của đề tài nghiên cứu là: Phân tích hệ thống lý luận về thị trường ngân
hàng bán lẻ và phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ; Phân tích thị trường bán lẻ hiện tại
của ngân hàng Techcombank (quy mô, cơ cấu sản phẩm, hệ thống kênh phân phối, các
hoạt động marketing …), từ đó đánh giá được mặt mạnh và mặt yếu trong công tác phát
triển thị trường ngân hàng bán lẻ; Đưa ra các giải pháp phát triển thị trường ngân hàng
bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng
thương mại.
Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương
mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (TECHCOMBANK).
Chương 3: Giải pháp phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng thương
mại cổ phần kỹ thương Việt Nam (TECHCOMBANK).


NỘI DUNG LUẬN VĂN:
1. Chương 1. Tổng quan về phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ của Ngân hàng
thương mại.
1.1. Khái quát chung về ngân hàng thương mại
Theo Giáo trình Ngân hàng thương mại của Trường Đại học Kinh tế quốc dân thì
Ngân hàng là các tổ chức tài chính cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng


nhất – đặc biệt là tín dụng, tiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài
chính nhất so với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào trong nền kinh tế.
NHTM có ba nhóm hoạt động chính: hoạt động huy động vốn (mở tài khoản thanh
toán tài khoản tiết kiệm, đi vay…), hoạt động sử dụng vốn (cho vay, đầu tư) và hoạt động
trung gian (thanh tốn, dịch vụ thẻ, tư vấn tài chính,….).
1.2. Thị trường ngân hàng bán lẻ của NHTM
Thị trường của NHTM chia làm 2 nhóm: thị trường bán bn (khách hàng là các
doanh nghiệp lớn, các tổ chức kinh tế) và thị trường bán lẻ (khách hàng là các cá nhân, hộ
gia đình, các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Đặc điểm của thị trường ngân hàng bán lẻ là số
lượng khách hàng lớn, số lượng giao dịch nhiều nhưng quy mơ giao dịch nhỏ, sản phẩm
dịch vụ đa dạng, có mạng lưới phân phối rộng và sản phẩm dịch vụ có hàm lượng cơng
nghệ cao.
Khi hoạt động trên thị trường bán lẻ, ngân hàng có thể gặp các rủi ro về tín dụng,
rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Để phát triển thị trường thì ngân hàng cần có các
biện pháp hạn chế và khắc phục các rủi ro này.
1.3. Phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ
Phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ có thể được hiểu là hoạt động phát triển các
dịch vụ ngân hàng bán lẻ nhằm mục tiêu mở rộng thị phần và tăng lợi nhuận từ các dịch
vụ ngân hàng bán lẻ
Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ của NHTM bao
gồm:


Thứ nhất: Số lượng khách hàng và thị phần. Số lượng khách hàng cá nhân càng
đông, thị phần càng lớn thì càng chứng tỏ ngân hàng đó phát triển thị trường ngân hàng
bán lẻ tốt
Thứ hai: Sản phẩm và dịch vụ đa dạng, phong phú. Ngân hàng có đa dạng hóa sản
phẩm và dịch vụ thì mới có thể thu hút được nhiều khách hàng và mở rộng thị phần,
doanh thu. Vì vậy mức độ đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là một chỉ tiêu quan trọng đánh
giá sự phát triển thị trường ngân hàng.

Thứ ba: Hệ thống phân phối rộng khắp. Hệ thống kênh phân phối là mạng lưới các
chi nhánh, phòng giao dịch, cây ATM. Ngân hàng phải có mạng lưới phân phối lớn, được
bố trí tại những địa điểm thuận lợi với số lượng kênh trên mật đơ dân cư hợp lý thì mới
có thể tạo điều kiện cho khách hàng tiếp cận và sử dụng các dịch vụ của ngân hàng một
cách dễ dàng, từ đó thị trường được phát triển cả về chiều rộng và chiều sâu.
Thứ tư: Tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận từ dịch vụ ngân hàng bán lẻ cao trên tổng
doanh thu và lợi nhuận của ngân hàng. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ của ngân hàng chỉ
được coi là phát triển toàn diện khi lợi nhuận đạt tương xứng với đồng vốn đã bỏ ra ban
đầu, doanh thu mà ngân hàng thu được trên thị trường bán lẻ đóng góp một phần lớn
trong tổng doanh thu hoạt động của ngân hàng.
Thứ năm: Tốc độ tăng trưởng doanh số và quy mô ngân hàng bán lẻ tăng qua các
năm. Việc phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ còn được thể hiện qua sự tăng trưởng
doanh số và quy mô các hoạt động trên thị trường ngân hàng bán lẻ, bao gồm các chỉ tiêu
về doanh thu huy động vốn, dư nợ cho vay và doanh thu từ các dịch vụ khác. Các chỉ tiêu
này được thể hiện bằng giá trị tuyệt đối (giá trị VNĐ) và giá trị tương đối (% tăng qua
các năm). Nếu các chỉ tiêu này tăng đều qua các năm thì ngân hàng có sự phát triển ổn
định và bền vững trên thị trường bán lẻ.
Phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ còn chịu sự tác động của các nhân tố: nhân tố
khách quan (mơi trường kinh tế, mơi trường chính trị pháp luật, mơi trường văn hóa xã
hội, mơi trường kỹ thuật cơng nghệ) và các nhân tố chủ quan nội tại của ngân hàng là:
định hướng và chiến lược phát triển, cơ cấu tổ chức của ngân hàng, khả năng tài chính và
công nghệ, nguồn nhân lực, cũng như chất lượng, độ đa dạng và tính tiện ích của các sản
phẩm dịch vụ mà ngân hàng đó cung cấp. Những yếu tố đó ảnh hưởng đến việc phát triển
thị phần và quy mô thị trường ngân hàng bán lẻ của mỗi NHTM.


1.4. Kinh nghiệm phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại các nước phát triển và
bài học kinh nghiệm cho các ngân hàng Việt Nam.
Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại một số nước phát
triển như Singapore và Nhật Bản có thể rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho các

NHTM Việt Nam trong công cuộc mở rộng thị phần, chiếm lĩnh thị trường như: Nên tập
trung vào các đối tượng khách hàng có độ tuổi từ 18 đến 55, bởi đây là giai đoạn tiêu
dùng nhiều nhất, cũng như gửi tiền tiết kiệm nhiều nhất; Từng bước mở rộng và đa dạng
hóa mạng lưới phục vụ khách hàng; Nâng cao công tác kiểm tra, giám sát đối với các
điểm giao dịch đã được thành lập; Thành lập phòng ban riêng chuyên về nghiên cứu sản
phẩm; Tập trung vào các sản phẩm có hàm lượng cơng nghệ cao, có đặc điểm nổi trội
trên thị trường nhằm tạo sự khác biệt trong cạnh tranh.
2. Chương 2. Thực trạng phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
Thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (TECHCOMBANK).
2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam
Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam được thành lập từ năm 1993 với vốn điều
lệ ban đầu chỉ có 20 tỷ đồng. Qua 18 năm phát triển, Techcombank hiện nay đã trở thành
một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với vốn điều lệ là 6.932 tỷ đồng và
gần 300 chi nhánh, phòng giao dịch trên tồn quốc (tính đến cuối năm 2010).
Cơ cấu tổ chức: Cơ cấu Ban điều hành được tách biệt theo các Khối quản trị, kiểm
soát, các Khối kinh doanh, và các Khối hỗ trợ nhằm đảm bảo hoạt động điều hành tách
biệt và sát sao theo từng mảng.
Khối Kinh doanh bao gồm các khối: Khối Ngân hàng giao dịch, Khối Khách hàng
doanh nghiệp lớn; Khối Khách hàng định chế tài chính; Khối Dịch vụ Ngân hàng Khách
hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ; Khối Dịch vụ và Tài chính cá nhân; Khối Nguồn vốn và
Thị trường tài chính; Khối Bán hàng và Kênh phân phối.
Dựa trên cơ cấu tổ chức của Techcombank, thị trường ngân hàng bán lẻ sẽ chỉ bao
gồm các khách hàng là cá nhân và chủ hộ kinh doanh, được quản lý và phát triển kinh
doanh bởi Khối Dịch vụ và Tài chính cá nhân (PFS).
2.2. Thực trạng phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại Techcombank:


Thị trường ngân hàng bán lẻ hiện tại của ngân hàng: Techcombank hiện có 1,3 triệu
khách hàng cá nhân. So với dân số Việt Nam 87 triệu người thì có thể thấy thị phần ngân
hàng bán lẻ của ngân hàng khá lớn. Riêng trong năm 2010 số lượng khách hàng cá nhân

mới sử dụng dịch vụ của ngân hàng là 500.000, cho thấy Techcombank đang ngày càng
trở thành ngân hàng được lựa chọn ưu tiên của khách hàng cá nhân. Số lượng ATM đạt
1.000 máy, trên tổng số 12.000 máy ATM của tất cả các ngân hàng trên toàn quốc (theo
thống kê của Ngân hàng Nhà nước) cũng là một con số ấn tượng.
Tuy nhiên, khách hàng cá nhân của Techcombank tập trung chủ yếu ở các thành
phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Trong tổng số 282 chi nhánh và phịng
giao dịch trên tồn quốc thì số lượng chi nhánh, phịng giao dịch tập trung nhiều nhất tại
thành phố Hồ Chí Minh với 88 chi nhánh, phòng giao dịch. Xếp thứ hai là Hà Nội với 82
chi nhánh, phòng giao dịch. Các thành phố lớn khác có số lượng chi nhánh, phịng giao
dịch ít hơn hẳn: Đà Nẵng có 10 CN/PGD, Hải Phịng có 9 CN/PGD, Quảng Ninh, Khánh
Hịa, Vũng Tàu có 5 CN/PGD,… trong khi đây cũng là những thành phố lớn và có tốc độ
tăng trưởng kinh tế cao, điều kiện sống và nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người
dân không ngừng tăng.
Các hoạt động trên thị trường ngân hàng bán lẻ:
Huy động vốn từ khách hàng cá nhân: được thực hiện chủ yếu qua các sản phẩm:
tài khoản thanh toán, tiền gửi tiết kiệm và phát hành cổ phiếu nhằm tăng vốn chủ sở hữu
hàng năm. Các gói sản phẩm đa dạng và linh hoạt, đáp ứng được nhu cầu của mọi đối
tượng khách hàng. Khách hàng có thể gửi tiền và mở tài khoản với các loại tiền khác
nhau: VNĐ, USD, EUR. Khách hàng có thể giao dịch gửi/rút tiền kiệm, mở tài khoản,
thay đổi thông tin cá nhân tại bất kỳ điểm giao dịch nào của ngân hàng, hoặc trực tiếp
thực hiện trên internet thông qua dịch vụ internet banking.
Hoạt động cho vay: Do đặc trưng là ngân hàng thương mại đô thị nên hoạt động cho
vay của Techcombank phát triển mạnh tại các tỉnh, thành phố và khu đô thị lớn. Các sản
phẩm cho vay phục vụ mọi nhu cầu tiêu dùng, đầu tư, kinh doanh của khách hàng với các
loại hình tài sản đảm bảo khác nhau, hiện bao gồm các sản phẩm: Cho vay mua bất động
sản, cho vay tiêu dùng thế chấp bất động sản, cho vay mua ô tô, vay nhanh bằng cầm cố
chứng từ có giá, tiêu dùng trả góp khơng có tài sản đảm bảo, cho vay du học, ứng trước
tài khoản cá nhân có hoặc khơng có tài sản đảm bảo, cho vay mua ô tô kinh doanh, vay



vốn siêu linh hoạt áp dụng cho hộ kinh doanh, cho vay theo hạn mức tín dụng quay vịng
áp dụng cho hộ kinh doanh, cho vay ứng trước tiền bán chứng khốn.
Cho vay bán lẻ có mức độ tăng trưởng qua các năm cao nhất so với cho vay doanh
nghiệp lớn và cho vay SME (doanh nghiệp nhỏ và vừa). Sản phẩm chủ lực cho vay bán lẻ
là cho vay mua nhà và cho vay mua ô tô.
Hoạt động dịch vụ khác: Các sản phẩm thẻ, trả lương qua tài khoản, sản phẩm bảo
hiểm không ngừng được Techcombank nghiên cứu và cải tiến cho phù hợp với sự phát
triển của thị trường trong nước và thế giới. Riêng đối với sản phẩm thẻ, ngân hàng có sự
liên kết với các doanh nghiệp lớn như Vietnam Airlines, Vincom Center giúp khách hàng
có thể thanh tốn tiện lợi và được hưởng nhiều lợi ích với tư cách hội viên của Vietnam
Airlines và Vincom Center.
Các dịch vụ khác được cung cấp và phát triển dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại:
Techcombank homebanking, thanh toán qua tin nhắn điện thoại di động - F@st Mobipay,
dịch vụ ngân hàng trực tuyến F@st i-bank. Các dịch vụ này tuy không mang lại nguồn
thu lớn từ phí dịch vụ nhưng nó cung cấp các giá trị gia tăng cho khách hàng, giúp khách
hàng có thêm nhiều tiện ích khi sử dụng các sản phẩm của Techcombank.
* Các hoạt động phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ được Techcombank thực hiện bao
gồm:
Hoàn thiện cơ cấu tổ chức ngân hàng nói chung và Khối Dịch vụ ngân hàng và Tài
chính cá nhân nói riêng.
Phát triển mạng lưới nhằm tạo sự thuận tiện tối đa cho khách hàng khi sử dụng dịch
vụ của Techcombank.
Không ngừng cải tiến và phát triển các gói sản phẩm, dịch vụ ngân hàng chuyên
biệt, đa dạng, tiện lợi, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Chú trọng công tác nghiên cứu thị trường để tìm hiểu nhu cầu và phân khúc thị
trường, đưa ra các chiến lược kinh doanh phù hợp đối với từng nhóm đối tượng.
Đầu tư phát triển cơng nghệ thơng tin làm cơ sở hạ tầng cho việc phát triển sản
phẩm và mở rộng thị trường.



Xúc tiến đầu tư thương hiệu, xây dựng hình ảnh “ngân hàng có uy tín, độ tin cậy
cao” và liên tục mang đến cho khách hàng các chương trình khuyến mại hấp dẫn.
2.3. Đánh giá hoạt động phát triển thị trường tại Techcombank
Kết quả đạt được: số lượng khách hàng cá nhân lớn (1,3 triệu khách hàng cá nhân
trên 87 triệu dân của Việt Nam), thị phần rộng (có chi nhánh phòng giao dịch và khách
hàng tại khắp các tỉnh thành phố trên toàn quốc), sản phẩm dịch vụ đa dạng (48 sản
phẩm), hệ thống kênh phân phối lớn mạnh (282 chi nhánh phòng giao dịch, hơn 1.000
máy ATM trên tồn quốc), doanh thu hoạt động cao và có mức độ tăng trưởng cao qua
các năm.
Tuy nhiên, việc phát triển thị trường tại Techcombank vẫn còn một số hạn chế như:
thị trường phát triển không đồng đều về địa bàn, chủ yếu chỉ phát triển tại Hà Nội và
TP.HCM, sản phẩm dịch vụ đa dạng nhưng chất lượng dịch vụ chưa thực sự cao (tỷ lệ
máy ATM hỏng, thiếu tiền cao, nhân viên phục vụ có thái độ chưa chuyên nghiệp, chậm
giải quyết các khiếu nại của khách hàng, thời gian giải quyết các khoản vay kéo dài),
chiến lược phát triển của ngân hàng là chỉ tập trung phát triển phân khúc khách hàng
trung và cao cấp cũng làm hạn chế việc mở rộng thị phần và mức độ bao phủ thị trường
của ngân hàng.
Nguyên nhân của những hạn chế này là do đường lối chủ trương của ngân hàng, do
hạn chế về mặt nhân lực (nhân viên trẻ, vừa phải tìm kiếm vừa phải phụ trách nhiều
khách hàng…), hạn chế về các chương trình nghiên cứu thị trường và marketing chưa
thực sự mạnh. Ngồi ra cịn có các ngun nhân khách quan thuộc về môi trường như
tâm lý của khách hàng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng cũng như
mơi trường kinh tế, chính trị chưa thực sự ổn định góp phần thúc đẩy sự phát triển của
hoạt động ngân hàng.
3. Chương 3. Giải pháp phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng
TMCP Kỹ thương Việt Nam (TECHCOMBANK)
3.1. Định hướng phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Kỹ thương
Việt Nam
Năm 2011 là một năm khó khăn đối với tồn nền kinh tế nói chung và thị trường tài
chính ngân hàng nói riêng. Ngân hàng Nhà nước thường xuyên phải can thiệp vào thị

trường nhằm mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mơ. Do đó hoạt động của các ngân hàng trong
thời gian này và thời gian tới cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, Techcombank vẫn có


những mục tiêu chiến lược phát triển riêng. Định hướng chiến lược giai đoạn 2012-2016
trong việc phát triển Khối khách hàng cá nhân là rất rõ ràng với mục tiêu đưa
Techcombank trở thành Ngân hàng TMCP số 1 tại thị trường bán lẻ Việt Nam trong phân
khúc khách hàng trung – cao cấp và Ngân hàng nội địa số 1 trong phân khúc khách hàng
cao cấp.
Các giải pháp triển khai trong giai đoạn tới tập trung vào bốn điểm cốt lõi:
- Phát triển dịch vụ Priority Banking.
- Cải tiến và đa dạng hóa các gói sản phẩm.
- Phát triển mạng lưới kênh phân phối và nâng cao quản lý bán hàng.
- Tập trung hồn thiện cơng nghệ, hiện đại hóa ngân hàng.
3.2. Giải pháp phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại NHTMCP Kỹ thương Việt
Nam
Các giải pháp phát triển thị trường ngân hàng bán lẻ tại Techcombank nên được tập
trung vào các nhóm:
Thứ nhất: Tập trung nghiên cứu nhu cầu thị trường nhằm phát triển các gói sản
phẩm dịch vụ bán lẻ mới.
Thứ hai: Nâng cao chất lượng các sản phẩm và dịch vụ bán lẻ hiện tại.
Thứ ba: Nâng cao năng lực tài chính và cơng nghệ.
Thứ tư: Phát triển mạng lưới phân phối hợp lý.
Thứ năm: Nâng cao chất lượng nhân sự.
Thứ sáu: Đẩy mạnh hoạt động marketing và các dịch vụ hỗ trợ khác.
3.3. Một số kiến nghị đối với Nhà nước và Ngân hàng Nhà nước.
* Đối với Nhà nước:
Nhà nước cần thực hiện các biện pháp nhằm ổn định môi trường vĩ mô (kinh tế –
chính trị – xã hội), thơng qua việc thực hiện các biện pháp ổn định chính trị, xác định rõ



chiến lược phát triển kinh tế, hướng đầu tư, tăng cường đầu tư, chuyển đổi cơ cấu kinh tế một
cách hợp lý nhằm mục tiêu ổn định thị trường, ổn định giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức
hợp lý.
Nhà nước cần có văn bản quy định hướng tới các Bộ, Ngành, Tổng Công ty, các
Doanh nghiệp về việc xác nhận cho cán bộ công nhân viên thuộc đơn vị mình vay
vốn tín dụng ở các ngân hàng thương mại. Tránh tình trạng gây khó dễ cho CBNV,
hoặc quá dễ dãi để họ xin xác nhận nhiều lần đi vay ở nhiều nơi, gây rủi ro cho ngân
hàng.
Nhà nước cần phối hợp với các ngân hàng trong việc đào tạo nguồn nhân lực.
* Đối với Ngân hàng Nhà nước:
NHNN cần sớm hoàn thiện các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng bán lẻ
nói riêng và hoạt động của ngân hàng nói chung. Hồn chỉnh hệ thống văn bản pháp quy
sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động ngân hàng bán lẻ phát triển.
NHNN cần có sự nỗ lực trong việc phối kết hợp với các Bộ, Ngành có liên quan
trong hoạt động ngân hàng bán lẻ để cho ra đời những Thông tư liên bộ tạo điều kiện
pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng và huy động vốn từ dân cư phát triển.
NHNN thực hiện các biện pháp tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, sáp nhập các
NHTM nhỏ, hoạt động không hiệu quả, nhằm tạo dựng một môi trường cạnh tranh ngang
bằng và lành mạnh giữa các NH.
NHNN cần phát triển hệ thống thông tin liên Ngân hàng. NHNN nên tăng cường
mối quan hệ với các Ngân hàng thương mại và giữa các Ngân hàng thương mại với nhau,
thiết lập nên mối quan hệ mật thiết, từ đó nắm bắt thông tin về hoạt động ngân hàng cũng
như thơng tin về khách hàng trong và ngồi nước.
NHNN cần quan tâm và quyết liệt hơn trong việc kiểm soát tốt, có hiệu quả đối với
chất lượng tín dụng của các NHTM. NHNN cần hạn chế và kiểm soát chặt chẽ việc cho
vay tái cấp vốn đối với các NHTM thế chấp bằng hồ sơ vay vốn của khách hàng của
NHTM. Trong thanh tra hoạt động tín dụng cần phát huy vai trị của CIC, tăng cường sự
kết hợp cơng tác của CIC và thanh tra, giám sát các NHTM.



NHNN nên hỗ trợ, tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại phát triển hoạt động
của mình thơng qua các biện pháp như: tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong
kinh doanh cho các Ngân hàng thương mại. Bên cạnh đó, NHNN cũng nên thường xuyên
tổ chức các cuộc hội thảo, những khóa học, những buổi nghe ý kiến của các NHTM về
những văn bản chính sách mà NHNN đưa ra, nhằm phổ biến những chủ trương mới của
NHNN tới các NHTM và hoàn thiện những chủ trương này.
KẾT LUẬN:
Luận văn đã chỉ ra được những mặt đạt được và những mặt còn hạn chế trong hoạt
động phát triển thị trường khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kỹ
thương Việt Nam, từ đó đưa ra một số giải pháp với mong muốn hoạt động này ngày
càng được phát triển tại ngân hàng, giúp ích phần nào cho ngân hàng và cho những cá
nhân có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
Do cịn hạn chế về mặt kiến thức lý luận cũng như thực tiễn, đồng thời do hạn chế
về tài liệu và thời gian nghiên cứu, nhiều vấn đề cần phân tích sâu hơn nhưng luận văn
chưa làm được, hy vọng có thể nghiên cứu sâu hơn trong một ngày gần đây.



×