Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh chương dương (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.82 KB, 5 trang )

TĨM TẮT LUẬN VĂN
Luận văn bao gồm 4 chương đó là: Tổng quan về đề tài nghiên cứu; Những vấn đề lý
luận về công tác thẩm định; Thực trạng công tác thẩm định tại VPBank Chương Dương;
Một số giải pháp và kiến nghị.

Khái quát từng chương như sau:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
-

-

-

Hiện nay, Các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần phải tìm ra những ý
tưởng mới về tính năng của sản phẩm hay phương thức thanh tốn, để thực hiện
những ý tưởng đó các dự án đầu tư mới sẽ ra đời
Ngân hàng thương mại là một trung gian tài chính lớn, là nơi cung cấp vốn cho
nền kinh tế, cầu nối giữa các doanh nghiệp với thị trường
Trong thời gian qua, rủi ro từ việc cho vay các dự án phát sinh nhiều nên các
NHTM đã rất chú trọng công tác thẩm định dự án để nâng cao chất lượng tín dụng.
Rất nhiều những đề tài nghiên cứu nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định dự án đầu
tư được đưa ra tranh luận, tuy nhiên đa phần vẫn chưa đi sâu vào vấn đề cốt lõi
cần khắc phục
Đề tài ra đời nhằm mục đích tìm hiểu, nghiên cứu về hoạt động thẩm định dự án
của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại VPBank Chương Dương để góp phần nâng cao
hiệu quả tín dụng cho đơn vị mà em đang công tác

Chương 2: Những vấn đề lý luận về công tác thẩm định DADT của DNVVN
tại NHTM
-


-

Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian, hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực tiền tệ với những chức năng như: thủ quỹ xã hội, tín dụng, thanh
tốn
Thẩm định dự án đầu tư là việc thu thập, rà sốt, phân tích, đánh giá một cách
khoa học, khách quan va toàn diện mọi nội dung của dự án và liên quan đến dự án
nhằm khẳng định tính hiệu quả cũng như tính khả thi của dự án trước khi quyết
định đầu tư.


 Thẩm định dự án đầu tư sẽ rút ra được những kết luận chính xác về tính khả thi,
hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư, khả năng trả nợ, những rủi ro có thể xảy ra để
đưa ra quyết định cho vay.
- Một số đặc điểm về DADT của DNVVN: quy mô vốn nhỏ, năng lực tài chính
thấp, cơng nghệ lạc hậu, dự án được lập sơ sài, thiếu căn cứ khoa học và tính đồng
bộ, sản phẩm khó cạnh tranh
- Với những đặc điểm trên, khi thẩm định dự án của DNVVN cần đánh giá trên
những góc độ phù hợp. Về cơ bản, nội dung thẩm định vẫn bao gồm 3 nội dung:
Doanh nghiệp vay vốn, dự án đầu tư và tài sản bảo đảm
+ Thẩm định Doanh nghiệp vay vốn: thẩm định năng lực pháp lý và năng lực tài
chính
+ Thẩm định dự án đầu tư: gồm 6 khía cạnh: pháp lý, thị trường, kỹ thuật, tổ chức
quản lý, tài chính, kinh tế xã hội
+ Thẩm định TSBĐ: thẩm định tính pháp lý của tài sản như quyền sở hữu, chuyển
nhượng và giá trị của TSBĐ
- Một số phương pháp áp dụng khi thẩm định: phỏng vấn trực tiếp, so sánh các chỉ
tiêu, thẩm định theo trình tự, phân tích độ nhạy, dự báo, triệt tiêu rủi ro.
 Trong q trình thẩm định có thể kết hợp nhiều phương pháp khác nhau tùy với
mức độ phức tạp của dự án

Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại:
-

-

Thời gian thẩm định: khi thẩm định dự án, sau khi thu thập thơng tin rồi phân tích
đánh giá
nhằm đưa ra những kêt luận chính xác về tính khả thi của dự cần 1
khoảng thời gian nhất định, Song nếu quy trình quá lâu sẽ dẫn đến làm mất cơ hội
đầu tư của doanh nghiệp. Ngồi ra cịn một số chỉ tiêu như:
Chi phí thẩm định,
Số lượng dự án thẩm định,
Số lượng dự án cho vay/Số lượng dự án thẩm định,
Tỷ lệ nợ xấu/Dư nợ tín dụng
Các nhân tố tác động đến cơng tác thẩm định dự án đầu tư của doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại:
Nhân tố chủ quan: trình độ cán bộ thẩm định, thơng tin, quy trình, phương pháp,
thời gian và chi phí cho cơng tác thẩm định


Nhân tố khách quan: môi trường kinh tế, pháp lý, cơ chế chính sách, doanh nghiệp
vay vốn

Chương 3: Thực trạng công tác thẩm định DADT của DNVVN tại Ngân hàng
TMCP Việt Nam Thịnh Vượng chi nhánh Chương Dương giai đoạn 20112015
-

-


-

-

-

VPBank được thành lập đến nay được hơn 23 năm từ ngày 12/08/1993 và
Chương Dương là một trong những chi nhánh có quy mơ lớn và tốc độ tăng trưởng
ấn tượng, được thành lập từ đầu tháng 12/2004, VPBank Chương Dương với
nhiệm vụ chính là nâng tầm hình ảnh của VPBank nói chung tại khu vực quận
Long Biên và kinh doanh đạt hiệu quả
Trong những năm qua, VPBank Chương Dương ln có sự tăng trưởng tốt cả về
quy mơ và chất lượng, chỉ tiêu huy động và tín dụng đều theo chiều hướng tích
cực
Trong xu thế hội nhập và tồn cầu hố như hiện nay việc khuyến khích, hỗ trợ
phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ để thúc đẩy các tiềm năng của loại hình
doanh nghiệp này là mục tiêu quan trọng mà VPBank hướng đến
Trong cơ cấu cho vay các tổ chức kinh tế tại VPBank Chương Dương , cho vay
DNVVN chiếm 75% tổ ng dư nơ ̣ cho vay dự án toàn chi nhánh.
Với những đặc điểm dự án đầu tư của các DNVVN thì yêu cầu đối với công tác
thẩm định tại VPBank Chương Dương là:
Cầ n thẩ m đinh
̣ theo triǹ h tự và chi tiế t toàn bô ̣ các nô ̣i dung của dự án
Cần xem xét chi tiết về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thị trường đầu
vào, đầu ra
Cần đánh giá kỹ lưỡng năng lực của doanh nghiê ̣p, có thể kết hợp phương pháp dự
báo, phân tích độ nhạy để thẩm định hiệu quả dự án và đặc biệt Cầ n linh hoa ̣t
trong việc sử dụng các phương pháp
Quy trình thẩm định dự án đầu tư của DNVVN tại VPBank Chương Dương:
Bước 1: Cán bộ tín dụng tiếp xúc, tìm hiểu nhu cầu của khách hàng

Bước 2: Cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay vốn, tiếp nhận
và kiểm tra hồ sơ vay vốn
Bước 3: Cán bộ tín dụng thẩm định dự án và lập tờ trình thẩm định


-

Bước 4: Trình hồ sơ lên bộ phận thẩm định và phê duyệt tập trung



Nhận xét về quy trình thẩm định dự án
của DNVVN tại VPBank Chương Dương: Quy trình được thể hiện khá khoa học,
xác định rõ ràng các công việc cụ thể ở từng bộ phận khác nhau
Nội dung thẩm định dự án đầu tư
Thẩm định khách hàng:

-

Thẩm định tư cách khách hàng: VPBank Chương Dương đã linh hoạt trong vấn đề
kiểm tra tư cách của khách hàng để có yêu cầu bổ sung phù hợp nếu cần.

-

Thẩm định về tình hình sản xuất kinh doanh: Khi đánh giá tình hình sản xuất của
khách hàng, cán bộ tín dụng tại chi nhánh cũng thường so sánh với các doanh
nghiệp khác cùng loại từ đó đánh giá khả năng phát triển của khách hàng trong
thời gian tới.
Thẩm định tình hình tài chính: Tình hình tài chính của doanh nghiệp xem xét một
cách có hệ thống ít nhất trong 03 năm liên tục (trừ trường hợp doanh nghiệp mới

thành lập) để qua đó đưa ra kết luận tình hình tài chính có lành mạnh khơng.

-

Thẩm định dự án đầu tư
Về cơ bản, các nội dung thẩm định được cán bộ thẩm định tại chi nhánh thực hiện
tương đối đầy đủ và đúng quy trình. Tuy nhiên vẫn cịn một số nội dung cần hoàn thiện
như: thẩm định yếu tố thị trường đầu vào, đầu ra: chưa tính tốn đến các biến động thị
trường có thể xảy ra ảnh hưởng đến dự án
Thẩm định TSBĐ
Cán bộ tín dụng tại VPBank Chương Dương thẩm định TSBĐ theo nguyên tắc
sau:
- Đánh giá giá trị, loại tài sản bảo đảm nợ vay của khách hàng xem có thể đưa vào
thế chấp, cầm cố hay không cũng như khả năng phát mại tài sản nếu rủi ro xảy ra
- Tùy vào mức độ rủi ro của việc cho vay cao hay thấp mà yêu cầu chặt chẽ về tài
sản bảo đảm.
Một số phương pháp thẩm định được sử dụng tại chi nhánh:
-

Phỏng vấn trực tiếp: Phương pháp này được cán bộ tại chi nhánh sử dụng khi thẩm
định đối với các dự án đầu tư có quy mơ vốn nhỏ hoặc với dự án đầu tư có quy mơ
vốn lớn hơn nhưng chưa thể áp dụng các chỉ tiêu kỹ thuật cao.


-

So sánh các chỉ tiêu: đây là phương pháp đặc biệt được sử dụng khi thẩm định nội
dung thị trường, kỹ thuật và tài chính của dự án – là những nội dung địi hỏi phải
có sự so sánh, cân nhắc kỹ lưỡng.


-

Phân tích độ nhạy: được sử dụng khi thẩm định khía cạnh tài chính của dự án. Qua
đó, cán bộ tại chi nhánh đánh giá mức độ an tồn đối với các chỉ tiêu tài chính của
dự án, xác định được các yếu tố nhạy cảm đối với các chỉ tiêu hiệu quả để có biện
pháp hạn chế.
Ví dụ minh họa công tác thẩm định:

Dự án đầu tư phương tiện vận tải của công ty Thái Dương phần nào khái quát
được quy trình, nội dung, phương pháp thẩm định của chi nhánh từ đó đưa ra những đánh
giá về công tác thẩm định tại VPBank Chương Dương giai đoạn 2011-2015:
Đã có những thành cơng đạt được nhất định song đi cùng với đó là những tồn tại,
hạn chế cần khắc phục. Khi tiến hành phân tích những nguyên nhân dẫn tới hạn chế, em
xin tập trung phân tích những nguyên nhân thuộc về ngân hàng để làm cơ sở cho việc
xây dựng các giải pháp ở chương cuối cùng.

Chương 4: Một số giải pháp
Luận văn xin đưa ra 4 nhóm giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác thẩm định DADT
của DNVVN tại VPBank Chương Dương trong thời gian tới. Đó là
-

Giải pháp về quy trình, nội dung và phương pháp thẩm định;

-

Giải pháp về tổ chức điều hành;

-

Giải pháp về cán bộ thẩm định;


-

Giải pháp về công nghệ thông tin

Luận văn cũng xin đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước, các Bộ ban
ngành có liên quan, VPBank và các DNVVN nói chung nhằm tạo mơi trường thuận lợi
để hồn thiện cơng tác thẩm định dự án nói chung và đối với DNVVN nói riêng, qua đó
đóng góp vào giá trị thực tiễn với các nhà hoạch định chính sách tiền tệ, ngân hàng.



×