Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận môn quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa bình luận về quan điểm sự phát triển của máy móc và đại công nghiệp của các mác

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.72 KB, 16 trang )

Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

MỤC LỤC

[5] TS. Nguyễn Trần Thành, C.Mác bàn về tác động của cách mạng
công nghiệp đến sản xuất, giao thương kinh tế và đời sống người lao
động, Tạp chí Mặt trận, ngày 11/06/2018............................................16

LỜI MỞ ĐẦU
Khác với trước đó, nếu như việc phát minh ra cơ khí là để làm giảm nhẹ
được lao động hàng ngày, thì việc phát minh ra máy móc theo kiểu tư bản chủ
nghĩa là: Cũng giống như mọi sự phát triển khác của sức sản xuất của lao động,
việc sử dụng máy móc theo kiểu tư bản chủ nghĩa phải làm cho hàng hóa rẻ đi,
rút ngắn phần ngày lao động mà người công nhân dùng cho bản thân mình để kéo
dài phần ngày lao động mà người cơng nhân làm khơng cơng cho nhà tư bản.
Máy móc là một phương tiện để sản xuất ra giá trị thặng dư.
Khi bàn về sự phát triển của máy móc và đại công nghiệp, C.Mác đưa ra
quan điểm: “Nếu coi máy móc chỉ là một phương tiện để làm cho sản phẩm rẻ
đi, thì giới hạn sử dụng máy móc được quyết định bởi cái tình hình là: số lao
1


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

động tiêu phí để sản xuất ra máy móc phải ít hơn số lao động mà việc sử dụng
máy móc thay thế. Song đối với nhà tư bản thì giới hạn đó lại còn hẹp hơn
nữa”. Đây là một quan điểm sâu sắc, nêu bật được ý nghĩa của việc sử dụng máy


móc.
Trong phạm vi tiểu luận học phần Q trình sản xuất tư bản chủ nghĩa,
học viên thực hiện đề tài với chủ đề bình luận về quan điểm trên của Mác. Quan
điểm đó khơng chỉ có ý nghĩa ở thời đại Mác mà cịn có ý nghĩa thực tiễn mang
tính thời sự trong bối cảnh hiện nay của thế giới và của Việt Nam.

PHẦN NỘI DUNG
I. MÁY MÓC
1. Khái niệm
Những nhà toán học và những nhà cơ học - cho rằng “cơng cụ là một máy
móc đơn giản và máy móc là một cơng cụ phức tạp”.
Mác viết: “Nhưng theo quan điểm kinh tế thì định nghĩa đó hồn tồn khơng
có giá trị gì cả, vì nó thiếu mất yếu tố lịch sử. Mặt khác, có người cho rằng sự khác
nhau giữa cơng cụ và máy móc là ở chỗ, ở cơng cụ động lực là con người, cịn ở
máy móc thì động lực là những lực lượng tự nhiên khác hẳn sức người như súc vật,
nước, gió, v.v.”

2


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

C. Mac tranh luận: “Như thế thì một cái cày do bị kéo, thuộc về những thời
kỳ sản xuất khác nhau nhất, sẽ là một cái máy, còn chiếc máy dệt kim của Clauxen, chạy được nhờ bàn tay của một người thợ duy nhất và một phút dệt được
96.000 mũi, lại chỉ là một công cụ đơn giản. Hơn thế nữa, cũng cái máy dệt đó nếu
quay bằng tay thì là một cơng cụ, cịn nếu chạy bằng hơi nước thì đó lại là một
chiếc máy (Nghĩa là khái niệm đó khơng ổn, rất hời hợt)”1
Từ đó, C.Mác cho rằng “Tất cả máy móc đó phát triển đều gồm 3 bộ phận

khác nhau một cách căn bản: động cơ, cơ cấu truyền lực và cuối cùng là máy công
cụ hay máy công tác. Động cơ hoạt động với tư cách là sức đẩy của tồn thể cơ cấu.
Nó tạo ra sức chuyển động của chính nó, như máy hơi nước, máy nhiệt lực, máy
điện từ, v.v., hoặc nó nhận được sức đẩy của một lực tự nhiên có sẵn ở bên ngoài,
như bánh xe nước chạy nhờ sức nước, hay cánh cối xay gió quay nhờ sức gió, v.v..
Cơ cấu truyền lực- gồm có vơ-lăng đà, trục truyền lực, bánh xe răng, đĩa lệch tâm,
cần, dây truyền lực, dây cua-roa, những thiết bị và phụ tùng trung gian đủ các loại
khác nhau - điều tiết sự chuyển động, nếu cần thì thay đổi hình thái chuyển động,
ví dụ từ hình thái vng góc sang hình thái trịn, phân phối và chuyển sự chuyển
động sang máy công cụ. Hai bộ phận này của cơ cấu chỉ tồn tại là để chuyển sự
chuyển động sang máy công cụ, nhờ thế mà máy công cụ nắm lấy đối tượng lao
động và thay đổi nó đi theo mục đích đã định”2.
C. Mac viết: Chính bộ phận này của máy móc, tức máy cơng cụ, là điểm xuất
phát của cuộc cách mạng công nghiệp trong thế kỷ XVIII.
Khái niệm máy công cụ: Như vậy, máy công cụ là một cơ cấu mà sau khi nhận
được một sự chuyển động thích hợp thì với những cơng cụ của nó, nó cũng làm
những cơng việc giống như cơng việc mà người công nhân đã làm trước kia với
những cơng cụ tương tự.

1
2

C.Mác và Ăngghen: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 537
C.Mác và Ăngghen: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 538, 539
3


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ


“Việc sáng tạo ra máy cơng cụ chính là u cầu sáng tạo ra các máy động lực
để đáp ứng cho nó”3
Hệ thống máy móc: “từ máy cơng cụ kéo theo sự phát triển của máy động lực,
máy truyền lực”. C. Mac viết: “Bây giờ, cần phải phân biệt hai điều: sự hiệp tác của
nhiều máy cùng loại và hệ thống máy móc”4.
Máy móc: tồn bộ cơng việc do cùng một máy công tác làm ra. Máy này làm
tất cả những công việc khác nhau mà trước kia người thợ thủ công tiến hành với
cơng cụ của mình, ví dụ như người thợ dệt với khung cửi của mình, hoặc do nhiều
người thợ thủ công lần lượt tiến hành với những công cụ khác nhau, chẳng kể đó là
những người thợ thủ công độc lập hay là những thành viên của cùng một cơng
trường thủ cơng).
Hệ thống máy móc: hệ thống máy móc chính cống chỉ thay thế một cái máy
độc lập riêng lẻ ở nơi nào đối tượng lao động trải qua một loạt những quá tr ình bộ
phận liên quan với nhau, được tiến hành bởi một chuỗi những máy công tác khác
loại nhưng bổ sung cho nhau.
Khái niệm máy tự động: Khi máy công tác đã đảm nhiệm được tất cả những
chuyển động cần thiết để chế biến nguyên liệu mà không cần đến sự trợ lực của con
người nữa và chỉ cần đến con người để kiểm tra cơng việc thì lúc đó chúng ta có
một hệ thống máy móc tự động, tuy nhiên, nó cũng vẫn có thể được cải tiến thường
xuyên về chi tiết.
2. Việc chuyển giá trị của máy móc sang sản phẩm
C. Mac đặt vấn đề: Nếu như ngay mới thoạt nhìn, người ta cũng thấy rõ được
rằng, khi gắn những lực lượng tự nhiên khổng lồ và khoa học tự nhiên vào quá
trình sản xuất, đại công nghiệp tất phải nâng cao năng suất lao động lên một cách
khác thường, thì đối với vấn đề liệu việc nâng cao sức sản xuất đó bù lại những chi

3
4


C.Mác và Ăngghen: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 542
C.Mác và Ăngghen: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 545, 546
4


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

phí lao động nhiều hơn ở chỗ khác không, người ta lại hồn tồn khơng biết rõ
được như thế.
Cũng như mọi bộ phận cấu thành khác của tư bản bất biến, máy móc khơng
tạo ra một giá trị nào cả, nhưng nó chuyển giá trị của bản thân nó vào sản phẩm mà
nó được dùng để chế tạo ra. Vì máy móc có giá trị và vì nó chuyển giá trị đó vào
sản phẩm, cho nên nó là một bộ phận cấu thành của giá trị sản phẩm.
Đáng lẽ làm cho sản phẩm rẻ đi thì nó lại làm cho sản phẩm đắt lên một cách
tỷ lệ với giá trị của bản thân nó. Và rõ ràng là máy móc và hệ thống máy móc phát
triển - tư liệu lao động đặc trưng của đại cơng nghiệp - đã phình lên một cách
không tương xứng về mặt giá trị, so với tư liệu lao động của nền sản xuất thủ công
và công trường thủ cơng.
“Cần chú ý rằng máy móc bao giờ cũng tham gia tồn bộ vào q trình lao
động và bao giờ cũng chỉ tham gia từng phần vào quá trình hình thành giá trị. Nó
khơng bao giờ nhập thêm một giá trị nhiều hơn là số giá trị mà trung bình nó mất đi
do việc hao mịn của nó. Vì vậy, có một sự chênh lệch lớn giữa giá trị của máy móc
và phần giá trị mà máy móc chuyển sang sản phẩm trong từng thời kỳ một. Có một
sự khác nhau lớn giữa máy móc với tư cách là yếu tố hình thành giá trị và máy móc
với tư cách là yếu tố hình thành sản phẩm”5
II. BÌNH LUẬN QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC
Quan điểm: “Nếu coi máy móc chỉ là một phương tiện để làm cho sản phẩm rẻ
đi, thì giới hạn sử dụng máy móc được quyết định bởi cái tình hình là: số lao động

tiêu phí để sản xuất ra máy móc phải ít hơn số lao động mà việc sử dụng máy móc
thay thế. Song đối với nhà tư bản thì giới hạn đó lại còn hẹp hơn nữa” được Mác
đưa ra trong Chương XIII, Quyển I của Bộ Tư bản khi bàn về máy móc và đại cơng
nghiệp, cụ thể là được trích trong C. Mác và Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 565 – 566.
5

C.Mác và Ăngghen: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 568
5


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

1. Vế thứ nhất: “Nếu coi máy móc chỉ là một phương tiện để làm cho sản
phẩm rẻ đi, thì giới hạn sử dụng máy móc được quyết định bởi cái tình hình là:
số lao động tiêu phí để sản xuất ra máy móc phải ít hơn số lao động mà việc sử
dụng máy móc thay thế”
Đối với xã hội nói chung, trong đó có nhà tư bản, việc áp dụng máy móc khi
mà số lao động để sản xuất ra máy móc nhỏ hơn số lao động mà máy móc thay thế.
Khi đó, số chi phí lao động để sản xuất ra máy móc sẽ nhỏ hơn số chi phí số lao
động mà máy móc thay thế.
Về mặt xã hội, mục tiêu của con người là giải phóng lao động hằng ngày để
thỏa mãn nhu cầu tinh thần. Để lao động hằng ngày được giải phóng, thì máy móc
xuất hiện và thay thế lao động của con người.
Mác viết: “nếu việc sản xuất ra một chiếc máy cũng tốn một số lao động
bằng với số lao động mà việc sử dụng máy đó tiết kiệm được, thì chỉ xảy ra
có một sự chuyển dịch lao động mà thôi, nghĩa là tổng số lao động cần thiết
để sản xuất ra một hàng hóa khơng giảm đi, hay sức sản xuất của lao động

không tăng lên. Nhưng sự chênh lệch giữa lao động tiêu phí để làm ra máy
và lao động mà máy đó tiết kiệm được, hay mức năng suất của máy, rõ ràng
không phụ thuộc vào số chênh lệch giữa giá trị của bản thân cái máy và giá
trị của công cụ mà máy đó thay thế. Sự chênh lệch đó vẫn tiếp tục tồn tại
chừng nào mà những chi phí lao động cho máy móc, và do đó, bộ phận giá
trị do nó chuyển sang cho sản phẩm, vẫn nhỏ hơn cái giá trị mà người công
nhân với công cụ của mình đã thêm vào đối tượng lao động. Như vậy là
năng suất của máy được đo bằng mức độ mà máy đó thay thế sức lao động
của con người”6.
Mác viết tiếp: “Theo ơng Bây-xơ thì cần 2 cơng nhân rưỡi để đứng 450
cọc sợi tự động với các thiết bị có sẵn, do một mã lực hơi nước làm
chuyển động; và mỗi một cọc sợi của máy kéo sợi tự động trong một ngày
6

C.Mác và Ăngghen: toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 563
6


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

lao động 10 giờ kéo được 13 ơn-xơ sợi (số trung bình), tức là 2 công nhân
rưỡi một tuần kéo được 365 5/8 pao sợi. Do đó, trong việc chuyển thành
sợi, khoảng 366 pao bông (để cho giản đơn hơn, ta không nói đến cái phần
bơng cặn phải bỏ đi) chỉ thu hút 150 giờ lao động, hay 15 ngày lao động mỗi
ngày 10 giờ, trong khi với cái xa quay tay, người thợ kéo sợi thủ công kéo
được 13 ôn-xơ trong 60 giờ, nghĩa là cũng một số lượng bông như vậy sẽ
thu hút hết 2700 ngày lao động mỗi ngày 10 giờ, hay 27 000 giờ lao động.
Chỗ nào mà phương pháp blockprinting (in bằng bản gỗ) cũ hay phương

pháp in vải hoa thủ công đã được thay thế bằng phương pháp in bằng máy,
thì chỉ một cái máy với một người đàn ông hay một thiếu niên trong một giờ
cũng in được một số vải hoa 4 màu, bằng số vải 200 người in trước kia.
Trước khi I-lai Uýt-ni phát minh ra chiếc máy cán bơng năm 1873 thì trung
bình phải một ngày lao động mới cán được một pao bơng. Nhờ có phát minh
đó, một phụ nữ da đen có thể cán 100 pao bơng một ngày, và từ đó đến
nay, năng suất của máy cán bơng cịn tăng lên nhiều nữa. Trước kia phải chi
phí 50 xu để sản xuất ra một pao bông sợi, nhưng về sau chỉ bán có 10 xu
cũng đã thu được nhiều lợi nhuận hơn, nghĩa là trong đó bao gồm một số
lượng lao động không được trả công nhiều hơn. Ở Ấn Độ, để tách xơ bông
ra khỏi hạt người ta dùng một dụng cụ nửa cơ khí gọi là churka; với dụng
cụ ấy một người đàn ông và một người đàn bà một ngày cán được 28 pao
bông. Với cái churka do tiến sĩ Phơ-bơ-xơ sáng chế ra mấy năm trước đây,
một người đàn ơng và một thiếu niên có thể cán được 250 pao bông một
ngày. Ở nơi nào bò, hơi nước và nước được dùng làm động lực thì chỉ cần
dùng vài thiếu niên và thiếu nữ làm feeders (tức là người cung cấp nguyên
liệu cho máy). Mười sáu cái máy như thế, dùng bò kéo, mỗi ngày thực hiện
được cơng việc trước đây trung bình phải 750 người làm”7.
7

C.Mác và Ăngghen: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 564 - 564
7


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

“Như trên đã nói, cái cày máy chạy bằng hơi nước, mỗi giờ tốn 3 pen-ny
hay 1/4 si-linh, thì làm được cơng việc bằng 66 người với tiền công mỗi giờ là

15 si-linh. Tơi trở lại ví dụ ấy để tránh một quan niệm sai lầm. Cụ thể là số 15
si-linh đó hồn tồn khơng phải là biểu hiện của lao động mà 66 người thêm
vào trong 1 giờ. Nếu tỷ lệ của lao động thặng dư so với lao động cần thiết là
100%, thì trong 1 giờ, 66 cơng nhân ấy sản xuất ra một giá trị là 30 si-linh,
mặc dù vật ngang giá mà họ nhận được, tức là 15 si-linh tiền công, chỉ đại
biểu cho 33 giờ. Như vậy, nếu giả định rằng một cái máy cũng trị giá bằng số
tiền công hàng năm của 150 công nhân bị nó gạt ra, ví dụ 3000 p.xt. chẳng hạn,
thì 3000 p.xt. đó cũng hồn tồn khơng phải là biểu hiện bằng tiền của số lao
động do 150 công nhân thực hiện và đã gộp vào đối tượng của số lao động,
mà đó chỉ là một phần trong lao động hàng năm của họ, thể hiện ra bằng tiền
công cho họ. Trái lại, giá trị bằng tiền của cái máy 3000 p.xt. là biểu hiện của
toàn bộ lao động đã chi phí để sản xuất ra cái máy đó, khơng kể là lao động đó
đã hình thành một tỷ lệ như thế nào giữa tiền công cho công nhân và giá trị
thặng dư cho nhà tư bản. Do đó, ngay nếu cái máy trị giá ngang với sức lao
động mà nó thay thế, thì lao động đã vật hóa ở trong cái máy đó bao giờ cũng
ít hơn rất nhiều so với lao động sống mà nó thay thế”8.
2. Vế thứ hai: “Song đối với nhà tư bản thì giới hạn đó lại cịn hẹp hơn
nữa”
Mục tiêu của nhà tư bản là giá trị thặng dư, lợi nhuận. Do đó, họ chỉ dùng máy
móc khi giá trị (giá mua) máy móc phải nhỏ hơn giá mua sức lao động.
Sở dĩ Mác viết “Song đối với nhà tư bản thì giới hạn đó lại cịn hẹp hơn
nữa”. “Vì hắn khơng trả cho lao động đã sử dụng, mà chỉ trả cho giá trị
sức lao động đã sử dụng, cho nên đối với hắn, việc sử dụng máy móc bị
giới hạn bởi số chênh lệch giữa giá trị của chiếc máy và giá trị của sức
lao động bị máy đó thay thế. Vì sự phân chia ngày lao động thành lao động cần
8

C.Mác và Ăngghen: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 565
8



Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

thiết và lao động thặng dư lại khác nhau trong các nước khác nhau, và trong
cùng một nước thì cũng khác nhau tùy theo từng thời kỳ, còn trong cùng
một thời kỳ thì lại khác tùy theo từng ngành kinh doanh; tiếp nữa vì tiền cơng
thực tế của cơng nhân khi thì xuống thấp, khi thì lên cao hơn giá trị sức lao
động của họ, cho nên số chênh lệch giữa giá cả của máy và giá cả sức lao
động mà máy đó thay thế có thể lên xuống rất nhiều, mặc dù sự chênh lệch
giữa số lượng lao động cần thiết để sản xuất ra cái máy và tổng số lượng lao
động được máy đó thay thế vẫn khơng thay đổi. Nhưng đối với bản thân
nhà tư bản thì chỉ có con số chênh lệch thứ nhất mới quyết định chi phí sản
xuất ra hàng hóa và ảnh hưởng đến hắn thơng qua những quy luật có tính
chất cưỡng chế của cạnh tranh” 9 .
M á c d ẫ n c h ứ n g : “ Chính vì vậy mà hiện nay, những máy móc được
phát minh ra ở Anh chỉ dùng ở Bắc Mỹ, cũng như vào thế kỷ XVI và XVII
những máy móc phát minh ở Đức chỉ được dùng ở Hà Lan, và vào thế kỷ
XVIII nhiều phát minh của Pháp lại chỉ dùng ở Anh thôi. Ở những nước
phát triển lâu đời hơn, bản thân máy móc đã gây nên - do việc sử dụng
chúng trong một vài ngành công nghiệp - nạn thừa lao động (mà Ri-cácđô gọi là redundancy of labour) trong các ngành khác, đến nỗi trong
những ngành này, tiền công thấp hơn giá trị sức lao động đã ngăn cản việc
sử dụng máy móc và khiến cho việc sử dụng máy móc trở thành vơ ích,
lắm khi khơng thể thực hiện được theo quan điểm của tư bản, bởi vì lợi
nhuận của nó bắt nguồn khơng phải từ việc giảm bớt lao động được sử
dụng, mà là từ việc giảm bớt lao động được trả công.
Trong một vài ngành công nghiệp dệt len ở Anh, trong những năm gần đây
lao động trẻ em đã giảm đi rất nhiều, có nơi hầu như bị loại bỏ. Tại sao vậy? Vì
luật cơng xưởng bắt buộc phải sử dụng trẻ em làm hai ca, một ca 6 giờ một ca 4

giờ, hoặc mỗi ca 5 giờ thôi. Nhưng bố mẹ chúng không muốn bán những half9

C.Mác và Ăngghen: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 566-567
9


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

times (những người làm việc nửa thời gian) rẻ hơn là trước kia bán cả full-times
(những người làm việc đầy đủ thời gian). Thế là những người làm việc nửa
thời gian bị máy móc thay thế. "Nếu khơng cần thiết thì bọn chủ xí nghiệp khơng
cần duy trì chế độ làm việc hai ca của trẻ em dưới 13 tuổi... Trên thực tế có một
hạng chủ xưởng, chủ xưởng kéo sợi len, bây giờ ít khi sử dụng trẻ em dưới 13
tuổi, tức là những người half-times. Họ dùng những máy móc mới đã được cải
tiến thuộc các loại khác nhau, khiến cho việc sử dụng trẻ em" (tức là trẻ em dưới
13 tuổi) "bị hồn tồn xóa bỏ; ví dụ, để minh họa cho việc giảm bớt số trẻ em
trong sản xuất, tơi sẽ nêu ra một q trình sản xuất trong đó nhờ việc lắp thêm
một thiết bị gọi máy xe sợi hiện có, mỗi cái máy, - có thể chỉ do một thiếu niên"
(trên 13 tuổi) "làm… Chế độ half-time đã kích thích "việc phát minh ra máy xe
sợi" ("Reports of Insp. of Fact, for 31st October 1858").
Trước khi có lệnh cấm dùng phụ nữ và trẻ em (dưới 10 tuổi) trong các
hầm mỏ, tư bản đã tìm được cách sử dụng những người đàn bà và thiếu nữ
trần truồng ở các giếng mỏ than và các mỏ khác, lắm lúc cùng với đàn ông một điều phù hợp với quy tắc đạo đức của nó và nhất là phù hợp với sổ cái kế
tốn của nó đến mức là chỉ sau khi điều đó bị cấm thì tư bản mới dùng đến
máy móc. Người Mỹ đã phát minh ra máy nghiền đá. Người Anh không sử
dụng những máy đó, bởi vì “kẻ khốn khổ” (“wretch” - đó là thuật ngữ đặc
biệt của khoa kinh tế chính trị Anh để chỉ những người công nhân nông
nghiệp) làm công việc ấy chỉ được trả một phần rất nhỏ trong số lao động

của họ, thành thử máy móc sẽ làm cho sản xuất đắt lên đối với nhà tư bản.
"Máy móc” thường chỉ được sử dụng khi nào giá cả lao động" (ý ơng muốn nói
tiền cơng) "tăng lên" (Ricardo. " Principles of Political Economy", 3rd ed.
London, 1821, p. 479).
Ở Anh, để kéo thuyền dọc sông đào, v.v. thỉnh thoảng người ta vẫn cịn
dùng phụ nữ thay cho ngựa, bởi vì lao động cần thiết để sản xuất ra ngựa và
10


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

máy móc là một đại lượng đã được xác định về mặt tốn học, cịn lao động
cần thiết để duy trì đời sống của phụ nữ trong số nhân khẩu quá thừa đó, thì tính
bao nhiêu cũng được. Vì vậy, khơng một nơi nào lại lãng phí sức người một
cách vơ liêm sỉ vào những công việc nhỏ nhặt như ở ngay nước Anh, nước
của máy móc”10.
III. Ý NGHĨA
1. Ý nghĩa của việc sử dụng máy móc
Qua phân tích, ta thấy rằng, việc sử dụng máy móc có ý nghĩa hết sức quan
trọng.
Bản thân máy móc càng chứa đựng lao động ít bao nhiêu, thì giá trị mà chúng
chuyển vào sản phẩm lại càng ít bấy nhiêu. Máy móc càng chuyển ít giá trị bao
nhiêu thì chúng càng có năng suất bấy nhiêu và vì vậy, chúng càng phục vụ gần
giống như một lực lượng tự nhiên bấy nhiêu. Một sự phân tích so sánh giá cả của
những hàng hóa được sản xuất bằng lối thủ công hay công trường thủ công, với giá
cả của những hàng hóa đó với tư cách là sản phẩm của máy móc, cho thấy rằng, nói
chung, trong sản phẩm của máy móc, cái phần giá trị do tư liệu lao động chuyển
sang đó tăng lên một cách tương đối nhưng lại giảm xuống một cách tuyệt đối.

Thực tế cho thấy, với sự tham dự của máy móc đã tạo ra năng suất lao động
vượt trội gấp hàng chục, hàng trăm lần so với lao động thủ cơng, bởi máy móc làm
thay đổi tồn bộ phương thức sản xuất tồn tại từ trước tới nay. Hàng hóa do máy
móc sản xuất ra thì rẻ hơn và tốt hơn so với hàng hóa do cơng nhân sản xuất bằng
xe kéo sợi và khung cửi dệt vải của mình, cho phép trong một thời gian ngắn có thể
tăng thêm sản xuất công nghiệp một cách vô hạn mà chi phí lại khơng nhiều, góp
phần giảm nhẹ lao động.
“Việc sản xuất bằng máy móc đó làm cho sự phân cơng lao động xã hội tiến
xa hơn rất nhiều so với cơng trường thủ cơng, bởi vì nó đó làm tăng, với một mức
10

C.Mác và Ăngghen: tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập 23, trang 567 - 568
11


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

vơ cùng cao hơn, sức sản xuất của các ngành công nghiệp mà nó đó chiếm lĩnh
được”.
Kết quả trước tiên của máy móc là làm tăng thêm giá trị thặng dư và khối
lượng sản phẩm trong đó giá trị thặng dư được thể hiện, do đó làm tăng thêm cái
chất mà giai cấp các nhà tư bản cùng với tay chân của họ tiêu dùng, đồng thời cũng
làm tăng thêm chính ngay các tầng lớp xã hội đó.
Của cải khơng ngừng tăng thêm của những tầng lớp này và con số không
ngừng giảm xuống một cách tương đối của những công nhân cần thiết để sản xuất
ra những tư liệu sinh hoạt thiết yếu nhất, đã làm nảy sinh ra những nhu cầu xa xỉ
mới và đồng thời cũng tạo ra những phương tiện mới để thoả mãn những nhu cầu
ấy.

Một mặt, máy móc trực tiếp làm tăng thêm khối lượng nguyên liệu. Mặt khác,
giá rẻ của các sản phẩm của máy móc và những phương tiện giao thơng vận tải đó
được cách mạng hố là những vũ khí để chinh phục những thị trường ngoài nước.
Bằng cách làm phá sản những sản phẩm thủ cơng của những thị trường đó, nền sản
xuất bằng máy móc buộc những thị trường ấy phải biến thành những nơi sản xuất
nguyên liệu cho nó.
Nhờ dùng máy móc, nhờ các q trình hóa học và các phương pháp khác, nền
công nghiệp hiện đại không ngừng đảo lộn những cơ sở kỹ thuật của nền sản xuất,
và cùng với chúng là những chức năng của công nhân và những sự kết hợp xã hội
của quá trình lao động. Do đó, nền cơng nghiệp hiện đại khơng ngừng cách mạng
hố sự phân cơng lao động trong xã hội và không ngừng ném những khối lượng tư
bản và khối lượng công nhân từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác.
Tuy nhiên Mác chỉ rõ, cùng với việc khẳng định bản chất cố hữu của CNTB là
bóc lột giá trị thặng dư, Mác cho rằng để có nhiều giá trị thặng dư nhà tư bản khơng
có cách nào hiệu quả hơn là gia tăng năng suất lao động thông qua việc phát triển
lực lượng sản xuất, mà cụ thể ở đây là cải tiến công cụ lao động. Công cụ lao động
12


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

- yếu tố cấu thành của lực lượng sản xuất - được CNTB đầu tư mạnh nên liên tục
được cải tiến, gia tăng nhanh chóng cả về số lượng, qui mơ và chất lượng để bóc lột
được nhiều hơn, và vì vậy số lượng giai cấp cơng nhân bị bần cùng hóa ngày càng
nhiều hơn, dẫn đến kết cục là trong CNTB chỉ tồn tại hai giai cấp cơ bản có lợi ích
đối lập nhau, đó là giai cấp tư sản và giai cấp cơng nhân.
Điều này có ý nghĩa trong việc dẫn đến các cuộc cách mạng công nghiệp.
2. Liên hệ thực tiễn Việt Nam

Quan điểm của Mác về việc sử dụng máy móc và sự phát triển của hệ thống
máy móc có ý nghĩa thực tiễn quan trọng đối với nước ta, nhất là trong bối cảnh
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đã và đang có tầm ảnh hưởng sâu rộng trên
phạm vi toàn cầu.
Ở Việt Nam, sau hơn 30 năm đổi mới, nhận thức về CNXH và con đường đi
lên CNXH ngày càng rõ hơn. Đảng ta đã đánh giá đúng đắn hơn về vị trí, vai trị
của khoa học cơng nghệ, của việc đổi mới trong sản xuất, của phương thức tổ chức,
quản lý TBCN trong phát triển lực lượng sản xuất nên chủ động tiếp thu, kế thừa
kinh nghiệm thành tựu loài người đã đạt được trong CNTB, đặc biệt về khoa học,
công nghệ, y tế, giáo dục đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách an sinh xã hội lao
động - việc làm - thu nhập, giải quyết thất nghiệp, giảm nghèo bền vững.
Qua thực tiễn đổi mới, Đảng ta đã xác định để từng bước thực hiện mục tiêu
dân giàu, nước mạnh vấn đề là nhận thức sâu sắc và triển khai hiệu quả trên thực tế
nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, với nhiều thành phần kinh tế, trong đó
khoa học công nghệ là lực lượng sản xuất trực tiếp.
Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/03/2018 của Bộ Chính trị về định hướng xây
dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045, Đảng ta xác định “khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo giữ vị trí then
chốt, là khâu đột phá trong chính sách công nghiệp quốc gia; tận dụng hiệu quả lợi
thế của nước đi sau trong cơng nghiệp hố, đặc biệt là cuộc Cách mạng công
13


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

nghiệp lần thứ 4 để có cách tiếp cận, đi tắt, đón đầu một cách hợp lý trong phát
triển các ngành công nghiệp”.
Trên cơ sở đó, ta thấy rằng, những quan điểm của C.Mác về ứng dụng máy

móc cũng như khoa học, cơng nghệ vào q trình sản xuất đã chỉ cho chúng ta thấy
rằng để thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong giai đoạn mới,
chúng ta phải:
Một là, tăng tỷ trọng lao động trí óc trong cơ cấu lao động xã hội bằng cách
tăng đầu tư cho giáo dục đào tạo, cho nghiên cứu khoa học và công nghệ. Không
tăng được số lượng công nhân tri thức thì sẽ rơi vào tình huống thừa lao động giản
đơn, thiếu lao động lành nghề, số người dôi dư do cơng nghiệp hố, hiện đại hố
tăng lên thành một sức ép xã hội gay gắt, trong khi có quá nhiều việc làm khơng
tìm được người thích hợp.
Hai là, đổi mới giáo dục và đào tạo. Vì sản xuất cơng nghệ trở thành loại hình
quan trọng hàng đầu, phát minh trở thành một nghề đặc biệt, nên giáo dục, đào tạo
phải khuyến khích tư duy sáng tạo của người học chứ không phải là nhồi nhét kiến
thức, không nên đẩy người học vào tình trạng "chết đuối trong thơng tin nhưng lại
chết đói vì tri thức".
Do tốc độ thay đổi nhanh chóng của cơng nghệ mà giáo đục phải cập nhật liên
tục trong suốt cuộc đời người lao động. Tăng cường lý thuyết cho các lớp học nghề,
tạo điều kiện cho những người đã tốt nghiệp các lớp học nghề theo học đại học, và
tăng thời gian thực tập cho các học sinh, tăng giáo dục thông qua việc làm.
Ba là, xã hội hố các cơng tác nghiên cứu khoa học và cơng nghệ, xã hội hố
giáo dục và đào tạo.
Chỉ có tăng đầu tư cho giáo dục, đào tạo, cho nghiên cứu khoa học, cơng
nghệ, chỉ có xã hội hố việc nghiên cứu và giáo dục đào tạo thì mới có thể thực
hiện được chủ trương của Đảng. Đẩy mạnh đổi mới công nghệ trong sản xuất, kinh
doanh và các lĩnh vực hoạt động khác, thu hẹp khoảng cách về trình độ cơng nghệ
14


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ


so với các nước tiên tiến trong khu vực. Đi thẳng vào công nghệ hiện đại đối với
các ngành mũi nhọn, đồng thời lựa chọn các cơng nghệ thích hợp, khơng gây ô
nhiễm và khai thác được lợi thế về lao động. Chú trọng nhập khẩu cơng nghệ mới,
hiện đại, thích nghi công nghệ nhập khẩu, cải tiến từng bộ phận, tiến tới tạo ra
những công nghệ đặc thù Việt Nam.

KẾT LUẬN
Theo đà phát triển của đại cơng nghiệp, máy móc sẽ từng bước thay thế lao
động giản đơn, quá trình sản xuất từ chỗ là một quá trình lao động đơn giản sẽ trở
thành một quá trình khoa học, lao động trực tiếp trở thành thứ yếu so với lao động
khoa học. Hệ thống máy móc biểu hiện ra là một hình thức thích hợp nhất của tư
bản cố định và sự phát triển của tư bản cố định lại là chỉ số của sự phát triển sức
sản xuất, là thước đo mức độ phát triển của sự giàu có dựa trên phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa. Tuy nhiên việc hệ thống máy móc tự động thay thế lao động
giản đơn, làm giảm lao động trực tiếp nhưng không hề có nghĩa là giảm vai trị
nhân tố con người trong sức sản xuất của lao động. Bởi vì, như C.Mác đã khẳng
định: "Thiên nhiên không chế tạo ra máy móc... Tất cả những cái đó đều là sản
phẩm lao động của con người... Tất cả những cái đó đều là những cơ quan của bộ

15


Tiểu luận Q trình sản xuất TBCN

Văn Cơng Vũ

óc con người do bàn tay con người tạo ra, đều là sức mạnh đã vật hố của tri
thức”.
Có thể nói quan điểm của Mác có giá trị lịch sử to lớn và đồng thời có ý nghĩa

thực tiễn quan trọng trong giai đoạn hiện nay, khi mà cuộc cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đang ngày càng tác động sâu sắc trên phạm vi toàn cầu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] C. Mác và Ăngghen: Tồn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tập
23
[2] Nghị quyết 23-NQ/TW ngày 22/03/2018 của Bộ Chính trị về định hướng
xây dựng chính sách phát triển cơng nghiệp quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến
năm 2045
[3] Reports of Insp. of Fact, for 31st October 1858
[4] Ricardo, "Principles of Political Economy", 3rd ed. London, 1821, p. 479
[5] TS. Nguyễn Trần Thành, C.Mác bàn về tác động của cách mạng công
nghiệp đến sản xuất, giao thương kinh tế và đời sống người lao động, Tạp chí Mặt
trận, ngày 11/06/2018

16



×