Tải bản đầy đủ (.doc) (126 trang)

Khóa luận tốt nghiệp đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp yên phong i trường hợp nghiên cứu ở xã yên trung huyện yên phong tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (801.09 KB, 126 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------  -------

LƯƠNG THÙY LINH

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ
TIÊU DÙNG PHỤC VỤ CÔNG NHÂN VEN KHU CÔNG NGHIỆP
YÊN PHONG I: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở
XÃ YÊN TRUNG,HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HÀ NỘI – 2015

0


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA KINH TẾ & PTNT
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ
TIÊU DÙNG PHỤC VỤ CÔNG NHÂN VEN KHU CÔNG NGHIỆP
YÊN PHONG I: TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU Ở
XÃ YÊN TRUNG,HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH

Sinh viên thực hiện


Lớp
MSV
Giáo viên hướng dẫn

:
:
:
:

LƯƠNG THÙY LINH
PTNTB – K56
564471
ThS.NGUYỄN THỊ MINH THU

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung
nghiên cứu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa hề được sử dụng
để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thơng tin được trích dẫn trong khóa luận này đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội,

tháng

năm 2015


Tác giả khóa luận

Lương Thùy Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành khóa luận này, tơi đã nhận
được sự quan tâm giúp đỡ nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân. Nhân dịp này tôi
xin chân thành cảm ơn đến những cá nhân và tập thể đó.
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cơ Nguyễn Thị Minh Thu ,
người đã tận tình giúp đỡ tơi trong suốt q trình nghiên cứu và hồn thành khóa luận.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy cô giáo Khoa Kinh tế và Phát triển
nông thôn đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành
khóa luận này.
Xin cảm ơn tập thể UBND, người dân các thôn Yên Lãng, Trần Xá, Ấp Đồn
thuộc xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và các anh chị công nhân
đang sinh sống tại địa phương đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong q trình thu thập
tài liệu để nghiên cứu khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới những người thân và bạn bè đã cùng chia sẻ những
khó khăn, động viên và tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu để hồn thành khóa luận.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn tất cả sự giúp đỡ của tập thể, người
thân và bạn bè đã dành cho tôi!
Hà Nội, tháng 5, năm 2015
Tác giả khóa luận

Lương Thùy Linh

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan.............................................................................................................. i
Lời cảm ơn................................................................................................................ii
Mục lục....................................................................................................................iii
Danh mục bảng.........................................................................................................vi
Danh mục hộp........................................................................................................viii
Danh mục biểu đồ.....................................................................................................ix
Tóm tắt ...................................................................................................................... x
Danh mục chữ viết tắt..............................................................................................xii
PHẦN I: MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1.1

Tính cấp thiết của đề tài................................................................................1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................3

1.3

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3

1.4

Câu hỏi nghiên cứu.......................................................................................4

PHẦN II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ
TIÊU DÙNG PHỤC VỤ CÔNG NHÂN VEN KCN....................................5

2.1

Cơ sở lý luận về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN.........5

2.1.1

Một số khái niệm có liên quan......................................................................5

2.1.2

Vai trị của dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN.........................9

2.1.3

Các loại dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN............................10

2.1.4

Nội dung nghiên cứu về đánh giá kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục
vụ công nhân ven KCN...............................................................................11

2.1.5

Các yếu tố ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ tiêu dùngphục vụ công
nhân ven KCN............................................................................................14

2.2

Cơ sở thực tiễn về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven
KCN............................................................................................................17


2.2.1

Một số dịch vụ tiêu dùng cho công nhân ở các nước trên thế giới..............17

2.2.2

Dịch vụ tiêu dùng cho công nhân tại một số vùng ở Việt Nam...................20

2.2.3

Một số bài học rút ra đối với Việt Nam.......................................................22

iii


2.2.4

Chủ trương chính sách về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công
nhân ven khu công nghiệp..........................................................................23

2.2.5

Các nghiên cứu có liên quan.......................................................................25

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............27
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu......................................................................27


3.1.1

Điều kiện tự nhiên......................................................................................27

3.1.2

Các nguồn tài nguyên.................................................................................28

3.1.3

Thực trạng về phát triển kinh tế - xã hội.....................................................31

3.1.4

Dân số, lao động, việc làm và thu nhập......................................................34

3.1.5

Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn...............................................36

3.1.6

Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng.............................................................36

3.1.7

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và môi trường..........39

3.2


Phương pháp nghiên cứu............................................................................41

3.2.1

Chọn điểm nghiên cứu................................................................................41

3.2.2

Phương pháp thu thập số liệu......................................................................41

3.2.3

Phương pháp xử lý số liệu..........................................................................42

3.2.4

Phương pháp phân tích...............................................................................42

3.2.5

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu......................................................................43

PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ TIÊU
DÙNG PHỤC VỤ CÔNG NHÂN VEN KCN YÊN PHONG I TẠI
XÃ YÊN TRUNG, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH BẮC NINH................44
4.1

Thực trạng cung dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp
.................................................................................................................... 44


4.1.1

Thực trạng chung về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn xã Yên Trung
.................................................................................................................... 44

4.1.2

Loại hình dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN.........................46

4.1.3

Cung dịch vụ nhà trọ...................................................................................47

4.1.4

Cung dịch vụ ăn uống.................................................................................50

4.1.5

Cung dịch vụ giải trí...................................................................................53

4.1.6

Kinh doanh dịch vụ y tế..............................................................................55

4.1.8

Kết quả kinh doanh của các hộ kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ
công nhân ven KCN....................................................................................57


iv


4.1.9

Nguồn lực đầu tư cho kinh doanh dịch vụ phục vụ công nhân ven
KCN của hộ................................................................................................58

4.2

Thực trạng nhu cầu về dịch vụ tiêu dùng của công nhân ven khu công nghiệp
.................................................................................................................... 65

4.2.1

Thông tin cơ bản về công nhân thuê trọ tại địa phương..............................65

4.2.2

Nhu cầu về sử dụng dịch vụ nhà trọ của công nhân....................................69

4.2.3

Nhu cầu về sử dụng dịch vụ ăn uống của công nhân..................................73

4.2.4

Nhu cầu về sử dụng dịch vụ vui chơi giải trí của cơng nhân.......................74

4.2.5


Nhu cầu sử dụng dịch vụ y tế của cơng nhân..............................................76

4.2.6

Mức chi phí công nhân bỏ ra hàng tháng để sử dụng dịch vụ tiêu dùng
tại địa phương.............................................................................................77

4.2.7

Một số nguyện vọng của công nhân sử dụng dịch vụ tại địa phương..........79

4.3

Yếu tố ảnh hưởng tới kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ cơng nhân
ven KCN.....................................................................................................81

4.3.1

Yếu tố ảnh hưởng từ phía cung dịch vụ tiêu dùng......................................81

4.3.2

Yếu tố ảnh hưởng từ phía cầu dịch vụ tiêu dùng.........................................85

4.3.3

Yếu tố ảnh hưởng từ cơ chế quản lý của chính quyền địa phương..............88

4.4


Định hướng và giải pháp về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ
công nhân ven KCN Yên Phong I...............................................................89

4.4.1

Định hướng kinh doanh dịch vụ..................................................................89

4.4.2

Một số giải pháp chủ yếu để phát triển kinh doanh dịch vụ tiêu dùng
phục vụ công nhân ven KCN ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh.....................................................................................................91

PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................93
5.1

Kết luận......................................................................................................93

5.2

Kiến nghị....................................................................................................94

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................99
PHỤ LỤC..............................................................................................................101

v


DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1

Các chỉ tiêu phát triển kinh tế một số năm của xã Yên Trung giai
đoạn 2012-2014.................................................................................31

Bảng 3.2

Tình hình dân số và lao động xã Yên Trung giai đoạn 2012-2014
...........................................................................................................34

Bảng 3.3

Hiện trạng các cơng trình giao thơng xã n Trung...........................37

Bảng 3.4

Hiện trạng một số cơng trình xây dựng cơ bản xã Yên Trung............39

Bảng 4.1

Tình hình các hộ kinh doanh dịch vụ tiêu dùng tại xã Yên Trung
giai đoạn 2012-2014..........................................................................44

Bảng 4.2

Loại hình dịch vụ tiêu dùng phục vụ cơng nhân tại xã Yên Trung
...........................................................................................................46

Bảng 4.3


Tỷ trọng cung dịch vụ phịng trọ phân theo tiêu chí khép kínkhơng khép kín...................................................................................47

Bảng 4.4

Tình hình kinh doanh dịch vụ nhà trọ của hộ.....................................49

Bảng 4.5

Tình hình kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ công nhân ven
KCN tại xã Yên Trung.......................................................................50

Bảng 4.6

Loại dịch vụ ăn uống cung cấp của các hộ điều tra............................51

Bảng 4.7

Số hộ kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cơng nhân
tại n Trung.....................................................................................53

Bảng 4.8

Loại hình dịch vụ vui chơi giải trí phục vụ cơng nhân ven KCN
ở xã Yên Trung..................................................................................54

Bảng 4.9

Số cửa hàng kinh doanh dịch vụ y tế phục vụ công nhân tại các
thôn điều tra ở xã Yên Trung giai đoạn 2012-2014............................55


Bảng 4.10

Loại hình kinh doanh dịch vụ y tế ở xã Yên Trung............................56

Bảng 4.11

Phân loại theo thu nhập của hộ...........................................................57

Bảng 4.12

Diện tích sử dụng cho kinh doanh dịch vụ của hộ..............................58

Bảng 4.13

Vốn đầu tư cho kinh doanh dịch vụ của hộ........................................60

Bảng 4.14

Thời kỳ bắt đầu kinh doanh dịch vụ phục vụ công nhân ven
KCN của các hộ.................................................................................61

vi


Bảng 4.15

Nguyện vọng của hộ kinh doanh dịch vụ tiêu dùng...........................62

Bảng 4.16


Mức thu nhập bình qn của cơng nhân th trọ ở ba thôn Trần
Xá, Yên Lãng, Ấp Đồn......................................................................65

Bảng 4.17

Nơi làm việc của cơng nhân...............................................................66

Bảng 4.18

Độ tuổi cơng nhân..............................................................................67

Bảng 4.19

Tình trạng hôn nhân của công nhân trọ..............................................67

Bảng 4.20

Nhu cầu về sử dụng phịng trọ của cơng nhân theo tiêu chí khép
kín và khơng khép kín........................................................................70

Bảng 4.21

Nhu cầu về sử dụng loại nhà trọ của công nhân.................................70

Bảng 4.22

Mức độ ưu tiên trong lựa chọn sử dụng nhà trọ của công nhân..........71

Bảng 4.23


Đánh giá mức độ hài lịng của cơng nhân đối với dịch vụ nhà trọ
...........................................................................................................72

Bảng 4.24

Tiêu trí ưu tiên trong lựa chọn dịch vụ ăn uống.................................73

Bảng 4.25

Mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ y tế của công nhân trọ.............76

Bảng 4.26

Mức chi phí bình qn hàng tháng của cơng nhân thuê trọ khi sử
dụng các dịch vụ................................................................................78

Bảng 4.27

Mức vốn đầu tư ban đầu cho kinh doanh dịch vụ...............................81

Bảng 4.28

Mức thu nhập bình quân và nhu cầu sử dụng dịch vụ nhà trọ của
công nhân...........................................................................................85

Bảng 4.29

Mức thu nhập và chi phí bình qn sử dụng dịch vụ ăn uống và
vui chơi giải trí...................................................................................86


Bảng 4.30

Chi phí sử dụng dịch vụ của cơng nhân theo tình trạng hơn nhân
...........................................................................................................87

vii


DANH MỤC HỘP
Hộp 4.1

Đồ ăn chủ yếu là bánh mỳ và xôi.......................................................52

Hộp 4.2

Nghe theo chỉ dẫn của người bán thuốc.............................................57

Hộp 4.3

Thu nhập từ cho thuê nhà trọ.............................................................58

Hộp 4.4

Mùi hôi thối rất khó chịu....................................................................63

Hộp 4.5

Mất nhiều tài sản................................................................................63

Hộp 4.6


Tiền điện phải trả rất lớn....................................................................64

Hộp 4.7

Nhu cầu sử dụng dịch vụ vui chơi giải trí..........................................68

Hộp 4.8

Nhu cầu cần thêm dịch vụ tại địa phương..........................................68

Hộp 4.9

Giá thuê phòng hát karaoke cao.........................................................76

Hộp 4.10

Cơ sở khám chữa bệnh ở xa...............................................................77

Hộp 4.11

Tình trạng này thường xuyên xảy ra..................................................79

Hộp 4.12

Mùi hôi thối từ đống rác.....................................................................80

Hộp 4.13

Ảnh hưởng của nguồn lực đến việc kinh doanh dịch vụ của hộ................82


Hộp 4.14

Đánh giá của người kinh doanh dịch vụ về ảnh hưởng của dự án
phát triển của công ty đến việc kinh doanh dịch vụ của hộ................85

Hộp 4.15

Tiết kiệm được đồng nào hay đồng đấy.............................................87

Hộp 4.16

Muốn trọ ở KTX................................................................................88

Hộp 4.17

Tình trạng mất cắp giảm đi đáng kể...................................................88

viii


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1

Cung dịch vụ phòng trọ khép kín và khơng khép kín....................48

Biểu đồ 4.2

Loại dịch vụ ăn uống cung cấp......................................................52


Biểu đồ 4.3

Tỷ lệ cung loại hình dịch vụ vui chơi giải trí.................................54

Biểu đồ 4.4

Cơ cấu giới tính của cơng nhân......................................................69

Biểu đồ 4.5

Nhu cầu sử dụng loại hình dịch vụ vui chơi giải trí.......................74

Biểu đồ 4.6

Mức độ hài lòng khi sử dụng dịch vụ vui chơi giải trí...................75

Biểu đồ 4.7

Cơ cấu chi tiêu bình qn của mỗi cơng nhân...............................78

Biểu đồ 4.8

Tiêu chí lựa chọn phịng trọ của cơng nhân...................................83

Biểu đồ 4.9

Tiêu trí lựa chọn dịch vụ ăn uống của công nhân...........................84

ix



TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu: : “ Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng
phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Yên Phong I: Trường hợp nghiên cứu
ở xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” được nghiên cứu nhằm thực
hiện các mục tiêu: (1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh
doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN; (2) Đánh giá thực trạng kinh
doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN tại xã Yên Trung,huyện Yên
Phong, tỉnh Bắc Ninh; (3 )Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ
tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN tại xã Yên Trung,huyện Yên Phong, tỉnh
Bắc Ninh; (4) Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển kinh doanh dịch vụ trên
địa bàn xã Yên Trung trong thời gian tới. Bằng cách sử dụng bộ công cụ PRA để
tiếp cận với nhóm cán bộ địa phương, phỏng vấn trực tiếp 30 hộ đang kinh doanh
dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân và 30 công nhân đang trọ tại dịa phương bằng
bảng câu hỏi đã soạn sẵn theo cách chọn ngẫu nhiên. Xử lý số liệu bằng phần mềm
Microsofl Excel 2007 với các phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê, so
sánh và hoạch toán kinh tế để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch
vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN Yên Phong I tại địa bàn xã.
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Mức thu nhập của các hộ dân sống ven
KCN Yên Phong I tăng lên đáng kể từ khi họ chuyển từ ngành sản xuất chính là
nơng nghiệp sang kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN. (2)
Số lượng công nhân đến thuê trọ tại ba thôn ven KCN Yên Phong I thuộc xã Yên
Trung ngày một tăng, đã kéo theo rất nhiều nhu cầu về nhà trọ, ăn uống, vui chơi
giải trí và y tế... (3) Để thỏa mãn với nhu cầu của người thuê trọ tại địa phương,
các dịch vụ như kinh doanh nhà trọ, ăn uống, vui chơi giải trí và y tế cũng được mở
ra. (4) Người thuê trọ đông, dịch vụ kinh doanh mở ra nhiều kéo theo những khó
khăn về an ninh và môi trường, dân cư đông nên khó quản lý về an ninh hơn, lượng
rác thải sinh hoạt tăng gấp nhiều lần mà chưa có biện pháp xử lý thích hợp gây ơ
nhiễm mơi trường. (5) Các yếu tố như cơ chế quản lý của địa phương, cầu dịch vụ

từ phía cơng nhân, cung dịch vụ từ các chủ hộ kinh doanh là các yếu tố ảnh hưởng

x


trực tiếp tới kinh doanh dịch vụ tiêu dùng. (6) Để kinh doanh dịch vụ tiêu dùng một
cách hiệu quả, mang lại lợi ích cho cả người kinh doanh và người sử dụng dịch vụ
thì cần nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng loại hình dịch vụ cung cấp đảm bảo
nhu cầu cho người sử dụng cũng như tăng thêm thu nhập từ kinh doanh dịch vụ cho
hộ kinh doanh dịch vụ.

.

xi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ATVSTP

: An toàn vệ sinh thưc phẩm

BQ

: Bình qn

CN

:Cơng nghiệp

ĐVT


: Đơn vị tính

HTX

: Hợp tác xã

KCN

: Khu công nghiệp

KCX

:Khu chế xuất

KTX

: Ký túc xá

UBND

: Uỷ ban nhân dân

TTCN

: Tiểu thủ công nghiệp

XDCSHT

: Xây dựng cơ sở hạ tầng


xii


PHẦN I: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển của các KCN, KCX ở Việt Nam đã đem lại nhiều mặt tích cực
cho nền kinh tế. Thực tế cho thấy, sự phát triển mạnh mẽ của các KCN, KCX không
những tạo động lực to lớn cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phù
hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy q trình tiếp thu cơng nghệ cao,
hiện đại, đóng vai trị quan trọng trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, tạo ra khối lượng lớn việc làm và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy
nhiên, hiện nay các KCN đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó nổi bật
là vấn đề cung cấp các loại hình dịch vụ cho người lao động trong các KCN.
Tính đến hết tháng 8/2014, cả nước có 295 KCN được thành lập, tạo việc
làm cho hơn 2,25 triệu lao động, trong đó số lao động ngoại tỉnh và ngoại huyện có
nhu cầu thuê nhà ở trong thời gian lao động tại các KCN, KKT khoảng 1,65 triệu
lao động (chiếm 75% tổng số lao động trong các KCN). (ThS. Vũ Quốc Huy – Phó
Vụ trưởng Vụ Quản lý các KKT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Trong khi đó hầu hết các doanh nghiệp chỉ chú trọng tập trung cho sản xuất,
rất ít quan tâm đến nhu cầu sinh hoạt, giải trí cho người lao động, các nội dung như
cải thiện điều kiện việc làm, chăm sóc sức khoẻ và tổ chức các hoạt động vui chơi
giải trí cho công nhân chưa được đầu tư nhiều. Cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt
động văn hoá, văn nghệ, thể thao cho cơng nhân lao động cịn ít, điều kiện bố trí
thời gian để cơng nhân tham gia vui chơi, giải trí cịn rất hạn chế, chỉ có một số ít
doanh nghiệp có sân bóng chuyền, sân cầu lơng cho công nhân hoặc tổ chức Hội
thao nội bộ, tổ chức các trò chơi, sinh hoạt văn nghệ vào các ngày kỷ niệm thành
lập doanh nghiệp, ngày lễ, cuối năm... Thực trạng trên cho thấy, đời sống vật chất
của công nhân lao động trong các doanh nghiệp còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn;
sức khỏe của cơng nhân lao động bị giảm sút.

Tính đến thời điểm hiện tại, Bắc Ninh có 15 Khu cơng nghiệp được
Chính phủ phê duyệt với tổng diện tích đất quy hoạch là 6.847ha. Có 9 Khu
công nghiệp đang triển khai đầu tư xây dựng, đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy


trên diện tích đất cho thuê đạt 58,91%, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất thu hồi
cho thuê đạt 74,85%. Luỹ kế đến hết Quý I/2013, các Khu công nghiệp Bắc
Ninh đã thu hút 591 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 5,3 tỷ USD,
trong đó có 304 dự án có vốn đầu tư nước ngồi.
Qua hơn 14 năm hình thành và phát triển, các Khu cơng nghiệp Bắc Ninh đã
có đóng góp lớn vào tăng trưởng sản xuất công nghiệp, nâng cao kim ngạch xuất
khẩu và sức cạnh tranh của nền kinh tế, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của người dân, tạo việc làm với thu nhập ổn định, góp phần
thúc đẩy sự phát triển của các loại hình dịch vụ trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là địa bàn
lân cận các Khu công nghiệp. Các doanh nghiệp đi vào hoạt động đã đóng góp quan
trọng vào chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh.( Th.sỹ Ngơ Sỹ Bích Trưởng ban Ban
quản lý các KCN Bắc Ninh).
Yên Trung là xã thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, nằm sát cạnh với
KCN Yên Phong I, số công nhân lao động thuê trọ ở xã tập trung cao ở ba thôn:
Trần Xá, Yên Lãng và Ấp Đồn. Ba thơn này hiện có khoảng 3500 nhân khẩu, nhưng
có tới hơn 9000 công nhân lao động thuê trọ ở đây. Số công nhân thuê trọ đông kéo
theo nhu cầu về các loại hình dịch vụ cũng tăng cao. (Báo cáo tổng kết của UBND xã
Yên Trung năm 2013).
Cùng với đó là việc thu hồi đất nơng nghiệp do phát triển khu cơng nghiệp,
đã làm cho các hộ gia đình nông thôn, chủ yếu là nông dân mất đất sản xuất, thiếu
việc làm, thu nhập thấp và giảm dần. Do đó họ phải chuyển sang các hoạt động kinh
doanh dịch vụ phục vụ cơng nhân để tăng thêm thu nhập.
Ngồi ra, cho tới nay các nghiên cứu trước có liên quan đến vấn đề cung cấp dịch
vụ cho công nhân ven KCN chủ yếu tập chung vào cung cấp dịch vụ nhà trọ còn các
dịch vụ tiêu dùng khác chưa được đề cập tới.

Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài:
“Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven
khu công nghiệp Yên Phong I: Trường hợp nghiên cứu ở xã Yên Trung, huyện
Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn xã
Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh phục vụ công nhân ven khu cơng
nghiệp n Phong I. Từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển kinh doanh
dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân một cách hiệu quả hơn trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
-Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kinh doanh dịch vụ
tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN.
-Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven
KCN tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
-Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công
nhân ven KCN tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
-Đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển kinh doanh dịch vụ trên địa bàn xã
Yên Trung trong thời gian tới.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN: Cung dịch vụ, cầu dịch vụ
tiêu dùng.
1.3.2Phạm vi nghiên cứu
1.3.2.1Phạm vi về nội dung
- Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề về việc kinh doanh dịch vụ tiêu

dùng trên địa bàn xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- 04 loại dịch vụ tập trung nghiên cứu bao gồm: Nhà trọ, ăn uống, vui chơi
giải trí và y tế.
1.3.2.2 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu tại xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
1.3.2.3 Phạm vi về thời gian
Thời gian nghiên cứu đề tài: số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian từ
năm 2008 đến 2014.
Thời gian thực hiện đề tài: từ tháng 1/2015 – 6/2015
1.4. Câu hỏi nghiên cứu

3


1.Thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN tại
địa bàn xã Yên Trung, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh diễn ra như thế nào?
2.Yếu tố nào ảnh hưởng đến kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân
ven KCN tại xã Yên Trung, Huyện Yên Phong, Tỉnh Bắc Ninh?
3. Những giải pháp nào cần đề xuất nhằm phát triển kinh doanh dịch vụ tiêu
dùng cho công nhân tại địa bàn xã Yên Trung trong thời gian tới?

4


PHẦN II
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ
TIÊU DÙNG PHỤC VỤ CÔNG NHÂN VEN KCN
2.1 Cơ sở lý luận về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN
2.1.1 Một số khái niệm có liên quan
2.1.1.1 Khái niệm về dịch vụ

Dịch vụ là một lĩnh vực rất rộng. Dịch vụ nằm trong cấu trúc nền sản xuất
xã hội.Ngoài lĩnh vực sản xuất sản phẩm vật chất ra, trong tổng sản phẩm quốc
dân, sự đóng góp của khu vực dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng lớn.Theo đà
phát triển của lực lượng sản xuất xã hội và sự tiến bộ văn minh nhân loại, lĩnh
vực dịch vụ phát triển hết sức phong phú. Dịch vụ không chỉ ở các ngành phục
vụ như lâu nay người ta vẫn thường quan niệm, hoặc như gần đây khái niệm dịch
vụ được định nghĩa: “Dịch vụ là hoạt động cung ứng lao động, khoa học, kỹ
thuật, nghệ thuật nhằm đáp ứng nhu cầu về sản xuất, kinh doanh, đời sống vật
chất, tinh thần, các hoạt động ngân hàng, tín dụng, cầm đồ, bảo hiểm”, mà nó
phát triển ở tất cả các lĩnh vực quản lý và các cơng việc có tính chất riêng tư (tư
vấn về sức khoẻ, làm đẹp, trang trí tiệc…) .
Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa
nhưng là phi vật chất.
Philip Kotler cho rằng: “ Dịch vụ là mọi hành động và kết quả mà một bên
có thể cung cấp cho bên kia và chủ yếu là vơ hình và khơng dẫn đến quyền sở
hữu một cái gì đó. Sản phẩm của nó có thể có hay khơng gắn liền với một sản
phẩm vật chất”.
PGS.TS Nguyễn Văn Thanh cho rằng: “Dịch vụ là một hoạt động lao động
sáng tạo nhằm bổ sung giá trị cho phần vật chất và làm đa dạng hoá, phong phú
hoá, khác biệt hoá, nổi trội hoá… mà cao nhất trở thành những thương hiệu,
những nét văn hoá kinh doanh và làm hài lòng cao cho người tiêu dùng để họ
sẵn sàng trả tiền cao, nhờ đó kinh doanh có hiệu quả hơn”.

5


Như vậy có thể thấy dịch vụ là hoạt động sáng tạo của con người, là hoạt
động có tính đặc thù riêng của con người trong xã hội phát triển, có sự cạnh
tranh cao, có yếu tố bùng phát về cơng nghệ, minh bạch về pháp luật, minh bạch
chính sách của chính quyền.

Đặc điểm dịch vụ
Dịch vụ có bốn đặc điểm quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến việc thiết kế các
chương trình hoạt động dịch vụ một cách có hiệu quả.
- Thứ nhất là, tính vơ hình: Các dịch vụ đều vơ hình. Khơng giống như các
sản phẩm vật chất khác, chúng khơng thể nhìn thấy được, khơng nếm được, không
cảm thấy được, không nghe thấy được hay không ngửi thấy được trước khi mua
chúng.Một người đi cắt tóc khơng thể nhìn thấy kết quả trước khi mua dịch vụ đó.
Một người đi máy bay khơng thể biết trước được chuyến bay đó có an tồn hạ cánh
đúng lịch trình, và có được phục vụ chu đáo hay khơng? cho tới khi bước ra khỏi
sân bay.
- Thứ hai là tính khơng chia cắt được: Dịch vụ thường sản xuất và tiêu
dùng một cách không đồng thời hẳn với hàng hoá vật chất, sản xuất ra rồi nhập kho,
phân phối qua nhiều nấc trung gian, rồi sau đó mới dến tay người tiêu dùng cuối
cùng. Còn trong trường hợp dịch vụ, thì người cung ứng dịch vụ và khách hàng
cùng có mặt đồng thời tham gia vào q trình dịch vụ, nên sự giao tiếp giữa hai bên
tạo ra tính khác biệt của Marketing dịch vụ.
- Tiếp theo là tính không ổn định: Chất lượng dịch vụ thường không xác
định vì nó phụ thuộc vào người thực hiện dịch vụ, thời gian và địa điểm thực hiện
dịch vụ đó. Cuộc phẫu thuật do một giáo sư đầu ngành thực hiện sẽ có chất lượng
cao hơn nhiều so với một bác sĩ ngoại khoa mới vào nghề. Và các cuộc phẫu thuật
riêng của giáo sư cũng sẽ khác nhau tuỳ theo tình trạng sức khoẻ và trạng thái tinh
thần của ơng ta trong lúc tiến hành ca mổ.
- Cuối cùng là tính khơng lưu giữ được: Dịch vụ khơng thể lưu kho được.
Nếu máy bay vắng khách thì giờ đến vẫn phải cất cánh với nửa khoang ghế trống.
Trong khi nhu cầu về dịch vụ thường dao động rất lớn, có những thời điểm rất
đông khách (trong ngày, trong tuần, trong tháng, trong năm) thì người cung ứng

6



dịch vụ phải có nhiều phương tiện cung ứng lên gấp bội để đảm bảo phục vụ
trong giờ cao điểm. Ngược lại, khi vắng khách vẫn phải tốn các chi phí cơ bản
như trả lương cho nhân viên, thuê địa điểm… Để khắc phục được vướng mắc
này và cân đối cung cầu tốt hơn, có thể định giá phân biệt, hệ thống đặt chỗ
trước, thuê nhân viên bán thời gian
2.1.1.2 Dịch vụ tiêu dùng
Tiêu dùng là việc sử dụng những của cải vật chất (hàng hóa và dịch vụ)
được sáng tạo, sản xuất ra trong quá trình sản xuất để thoả mãn các nhu cầu của xã
hội. Tiêu dùng là giai đoạn quan trọng của tái sản xuất. Tiêu dùng là một động lực
của q trình sản xuất, nó kích thích cho sản xuất phát triển.
Tiêu dùng có hai loại: Tiêu dùng cho sản xuất và tiêu dùng cho đời sống.
Tiêu dùng cho đời sống là hoạt động tiêu dùng các sản phẩm hoặc dịch vụ phục vụ
thiết yếu cho đời sống như dịch vụ nhà ở, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí,
dịch vụ y tế…
Người sử dụng dịch vụ tiêu dùng chính là những con người trong xã hội, và
khi những con người trong xã hội đều thực hiện hành vi tiêu dùng thì hình thành lên
xã hội tiêu dùng.
Xã hội tiêu dùng là một hình thái xã hội được nhìn nhận trên cơ sở hệ quy
chiếu tất các mối quan hệ xã hội về hai phạm trù sản xuất và tiêu dùng trong đó hình
thái xã hội này đề cao yếu tố tiêu dùng, các hoạt động tiêu thụ, mua sắm, vui
chơi, giải trí. Theo lý thuyết về xã hội tiêu dùng (chủ nghĩa tiêu thụ) của Thorstein
Veblen thì đây là một trật tự xã hội và kinh tế trên cơ sở phát triển nhu
cầu mua bán hàng hoá, dịch vụ với số lượng lớn để thỏa mãn ngày càng nhiều hơn
nhu cầu tiêu thụ, thụ hưởng ngày càng cao của đời sống nhân dân và ngày càng phổ
biến với q trình tồn cầu hóa.
Dịch vụ tiêu dùng là những dịch vụ được xem như khó phân biệt được với
nhau, có rất ít dấu hiệu khác biệt trong nhận thức người tiêu dùng so với các sản
phẩm cạnh tranh khác. Các dịch vụ này có thể được thay thế dễ dàng bởi những sản
phẩm cạnh tranh. Chính vì thế khi mua và sử dụng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng,
khách hàng thường quyết định chủ yếu dựa vào giá. Các nhà kinh doanh dịch vụ


7


này thường cạnh tranh với nhau dựa trên giá cả và số lượng dịch vụ cung cấp. Trong
nghiên cứu này, chúng tôi cho rằng dịch vụ tiêu dùng là những dịch vụ các mặt hàng
tiêu dùng phục vụ đời sống như chỗ ở, ăn uống, y tế, giải trí, sửa chữa…cho người
tiêu dùng.
2.1.1.3 Công nhân ven KCN
Công nhân ven KCN là những công nhân làm việc tại các nhà máy, công ty
trong khu công nghiệp đang trọ và sinh sống tại các địa phương ven KCN.
2.1.1.4 Dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN
- Dịch vụ tiêu dùng phục vụ cơng nhân ven KCN mang tính nhỏ hẹp hơn so với
ngành dịch vụ nói chung, nó chỉ mang tính cấp thiết, phục vụ nhu cầu hiện tại chứ
khơng mang tính lâu dài, nó có thể thay đổi từng ngày theo nhu cầu của con người.
Dịch vụ tiêu dùng chỉ phục vụ thêm cho nhu cầu của con người, nó được hình thành
khi con người có nhu cầu cần đến nó chứ nó khơng mang tính chiến lược.
- Dịch vụ vụ tiêu dùng tại các địa phương mang tính nhỏ lẻ, khơng tập chung,
tự phát, ít có sự quản lý
- Dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân là những dịch vụ phục vụ cho công
nhân, giúp những công nhân ven KCN họ được đáp ứng những nhu cầu cần thiết
trong hoạt động sống của họ để họ có thể đảm bảo về sức khỏe, tinh thần…Từ đó
họ có thể đạt được mục đích chính là làm việc một cách hiệu quả hơn.
2.1.1.5 Kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN
- Kinh doanh dịch vụ tiêu dùng là cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng
để một phần làm thỏa mãn nhu cầu cho người tiêu dùng và một phần là để thu
lợi nhuận.
- Các dịch vụ kinh doanh phục vụ cho công nhân ven KCN chủ yếu là các
dịch vụ tiêu dùng cho đời sống như kinh doanh dịch vụ nhà trọ, dịch vụ ăn uống,
dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ y tế…

- Kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN là việc người
kinh doanh cung cấp các dịch vụ mà chủ yếu là dịch vụ tiêu dùng cho đời sống
nhằm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho công nhân đang làm việc tại KCN và hiện
đang sinh sống tại các thôn ven KCN.

8


- Các hoạt động kinh doanh được diễn ra tại các thôn ven KCN nơi tập trung
đông dân cư.
2.1.2 Vai trị của dịch vụ tiêu dùng phục vụ cơng nhân ven KCN
2.1.2.1 Vai trò của dịch vụ
Các ngành dịch vụ phát triển mạnh có tác dụng thúc đẩy các ngành sản
xuất vật chất, sử dụng tốt hơn ngành lao động trong nước, tạo thêm việc làm
cho người dân. Sự phát triển của các ngành dịch vụ còn cho phép khai thác tốt
hơn các tài nguyên thiên nhiên và sự ưu đãi của tự nhiên, các di sản văn hóa,
lịch sử, cũng như các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện
đại để phục vụ cho con người.
Lĩnh vực cơ bản của dịch vụ
- Dịch vụ tiêu dùng: Dịch vụ y tế, dịch vụ ăn uống, dịch vụ nhà ở, dịch vụ
giao thông, dịch vụ mỹ viện…
- Dịch vụ sản xuất: Tư vấn kỹ thuật, bí quyết kỹ thuật, cho thuê thiết bị, phụ
tùng lắp ráp…
- Dịch vụ thương mại: Dịch vụ ngân hàng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ vận
tải, dịch vụ du lịch…
2.1.2.2 Vai trò của dịch vụ tiêu dùng
Cũng như vai trò của dịch vụ nói chung, dịch vụ tiêu dùng có tác dụng thúc
đẩy các ngành sản xuất vật chất, sử dụng tốt hơn ngành lao động trong nước, tạo
thêm việc làm cho người dân. Ngồi ra nó cịn thỏa mãn được những nhu cầu cấp
thiết cho người sử dụng, tăng thêm thu nhập cho người cung cấp dịch vụ đảm bảo

an sinh xã hội.
2.1.2.3 Vai trò của dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN
Đa phần công nhân tại các KCN, là những người trẻ tuổi chưa lập gia đình,
vì vậy nhu cầu được hưởng thụ văn hóa tinh thần là không thể thiếu.Tuy nhiên,
đang tồn tại một nghịch lý giữa tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận của các doanh nghiệp
và đời sống của công nhân.
Trên thực tế, cơ sở vật chất và điều kiện làm việc của công nhân tại nhiều
doanh nghiệp chưa được đảm bảo. Nhiều doanh nghiệp khơng bố trí phịng nghỉ

9


trưa cho cơng nhân hoặc có phịng nghỉ trưa nhưng chưa đảm bảo vệ sinh, có nơi
cơng nhân nghỉ trưa ngay trong nhà xưởng nơi làm việc,... Môi trường làm việc
tại các doanh nghiệp trong những năm gần đây cũng đã được cải thiện nhưng vẫn
chưa đảm bảo yêu cầu, đa số cơng nhân phải làm việc trong tình trạng ô nhiễm
môi trường như nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vượt chuẩn cho phép vẫn còn diễn
ra rất phổ biến.
Trong khi đó, người lao động thường xuyên phải làm việc tăng ca nên
khơng có thời gian để thư giãn, giải trí. Với mức thu nhập cịn thấp, trong khi đó
lạm phát, giá cả hàng hóa dịch vụ tăng nhanh, tiền lương hàng tháng chủ yếu
dành cho nhu cầu dịch vụ tiêu dùng như lương thực, thực phẩm, chi trả tiền thuê
nhà ở, đi lại, may mặc, phương tiện sinh hoạt cá nhân, nên đời sống người lao
động vơ cùng khó khăn.
Vì vậy, vai trị của dịch vụ tiêu dùng đối với công nhân là rất quan trọng,
dịch vụ tiêu dùng giúp cơng nhân phần nào được hưởng thụ văn hóa tinh thần, sức
khỏe thông qua các hoạt động vui chơi giải trí sau những giờ làm việc mệt mỏi,
được thỏa mãn nhu cầu cần thiết trong cuộc sống như ăn uống, chăm sóc sức khỏe
giúp họ sống tốt hơn, vui vẻ hơn…
Dịch vụ tiêu dùng còn giải quyết được việc làm cho người dân mất đất sản

xuất ven KCN. Những người dân sống ven KCN trước đây chủ yếu sinh sống dựa
vào nông nghiệp, họ không được đào tạo nghề nên cơ hội tìm việc làm ít, giờ lại
mất đất sản xuất nên thu nhập của họ giảm đi đáng kể. Nhưng dựa vào kinh doanh
dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân họ đã nâng cao được thu nhập cho gia đình,
việc kinh doanh dịch vụ tiêu dùng rất đa dạng,nhiều ngành nghề kinh doanh khơng
địi hỏi cao về trình độ học vấn cũng như tay nghề nên rất phù hợp với người dân.
2.1.3 Các loại dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN
Dịch vụ phục vụ công nhân rất đa dạng như: dịch vụ y tế, dịch vụ giáo dục,
dịch vụ ăn uống, dịch vụ giao thơng, dịch vụ vui chơi giải trí, dịch vụ nhà trọ, dịch
vụ sửa chữa…
Trong đề tài này tôi xét đến bốn loại hình dịch vụ chủ yếu được tiêu dùng nhiều
nhất đó là: Dịch vụ nhà trọ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vui chơi giải trí và dịch vụ y tế.

10


- Dịch vụ nhà trọ là dịch vụ cung cấp nhà trọ cho những cơng nhân có nhu
cầu trọ tại địa phương gần nơi làm việc. Dịch vụ này được cung cấp chủ yếu từ các
hộ dân sinh sống ven KCN. Họ sử dụng đất ở của mình để xây lên những căn phịng
có diện tích vừa và nhỏ để phục vụ nhu cầu ở và sinh hoạt cho CN.
- Dịch vụ ăn uống bao gồm các dịch vụ như cung cấp đồ ăn, thức uống cho
người sử dụng mà chủ yếu là cơng nhân. Đồ ăn có thể là đồ ăn sẵn, đồ ăn chưa qua chế
biến hoặc là các đồ ăn vặt. Các quán phục vụ riêng cho ăn uống như quán coffe, nước
giải khát…Dịch vụ này chủ yếu được cung cấp từ các hộ dân sinh sống ven KCN.
- Dịch vụ vui chơi giải trí và làm đẹp là những dịch vụ phục vụ nhu cầu giải
trí cho con người mà ở đây chủ yếu là công nhân. Dịch vụ này bao gồm các hoạt
động như các trị chơi giải trí (sân trượt patin, qn net,qn karaoke…), các hoạt
động mua sắm( của hàng thời trang dày dép, quần áo), các salon làm đẹp, sách báo,
phim ảnh…
- Dịch vụ y tế là dịch vụ phục vụ nhu cầu về sức khỏe, ở đây có thể là các

cửa hàng dược, các phòng khám tư vấn sức khỏe, cơ sở y tế…
2.1.4 Nội dung nghiên cứu về đánh giá kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ
công nhân ven KCN
2.1.4.1 Cung dịch vụ tiêu dùng
Hiện tại, các khu công nghiệp trên cả nước thu hút được hơn 86 vạn lao động
trực tiếp, trong đó có gần 30 vạn lao động nhập cư. Ở hầu hết các khu công nghiệp
cả nước, số người lao động nhập cư có điều kiện sống rất khó khăn. Do lao động
nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp tăng mạnh về số lượng, dẫn tới nhu cầu
nhà ở tăng cao, trong khi hầu hết chính quyền địa phương và các chủ đầu tư hạ tầng
khu công nghiệp và các doanh nghiệp đều chưa chú trọng tới việc xây dựng nhà ở
và các hoạt động sinh hoạt văn hóa thể dục thể thao, giải trí cho cơng nhân. Chính
vì vậy, hoạt động cung dịch vụ tiêu dùng phục vụ cơng nhân có xu hướng tăng
nhanh và mạnh ở những địa phương ven KCN. Trong đó, nhà trọ là một loại hình
dịch vụ phổ biến nhất. Điều này chủ yếu do việc xây dựng nhà ở đòi hỏi vốn đầu tư
lớn, thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tư khơng cao, nên rất ít doanh nghiệp tham gia
xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Các địa phương phát triển nhanh về khu công

11


×