Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.17 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

Trang

I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
PHẦN II - GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận
2. Cơ sở thực tiễn
3. Khảo sát thực trạng
II. Biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng nâng cao việc tổ chức hoạt động
âm nhạc và năng khiếu âm nhạc trong trường mầm non
Biện pháp 2: Trong các hoạt động học
Biện pháp 3: Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi:
Biện pháp 4: Biện pháp 4: Dùng thủ thuật để gây hứng thú cho
trẻ:
Biện pháp 5: Cho trẻ làm quen với các loại nhạc cụ âm nhạc,
phát huy khả năng âm nhạc của trẻ:
III. Kết quả thực hiện (có so sánh đối chứng)
PHẦN III - KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Kết luận
II. Bài học kinh nghiệm
III. Khuyến nghị và đề xuất

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.


Một nhà soạn nhạc người Đức- Robert Schumann đã từng phát ngôn rằng
“Nhiệm vụ cao quý nhất của âm nhạc là chiếu sáng vào những cõi sâu thẳm
trong trái tim mỗi con người”. Như chúng ta đã biết âm nhạc tác động vào trái


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

tim mỗi con người ngay từ khi ta cịn nằm trong nơi qua tiếng à ơi… của bà, của
mẹ. Chính cái bắt đầu ấy đã vơ hình chung đưa mỗi tâm hồn trẻ thơ hòa vào âm
nhạc, âm nhạc với trẻ thơ giường như là một thế giới kỳ diệu đầy cảm xúc. Tâm
hồn trẻ thơ luôn luôn trong sáng, luôn luôn vui vẻ, cho nên việc tiếp xúc với âm
nhạc là không thể thiếu với trẻ. Bởi chính ở nơi đây âm nhạc được coi như là
một phương tiện giáo dục toàn diện nhân cách tâm hịn trẻ thơ.
Trong chương trình giáo dục mầm non mới, bộ môn giáo dục âm nhạc là
một bộ môn nghệ thuật hết sức gần gũi với trẻ, là một trong những hoạt động mà
trẻ mầm non nói chung và trẻ 5 tuổi nói riêng rất u thích. Âm nhạc là nguồn
hứng thú để trẻ cảm thụ nghệ thuật và bộ mơn này cịn là phương tiện thiết thực
cho các hoạt động giáo dục khác. Như hoạt động “Phát triển ngơn ngữ” hay
“Hoạt động Khám phá khoa học”…
Có thể coi âm nhạc là một bộ phân không thể tách rời trong cơng tác chăm
sóc và giáo dục trẻ. Giáo dục âm nhạc trong trường mầm non là giáo dục trẻ
lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc
phong phú như: ca hát, vận động theo nhạc, múa, nghe hát, vỗ tay theo lời ca, trị
chơi âm nhạc…Chính vì vậy giáo dục âm nhạc có vai trị rất quan trọng trong
chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay. Đê đạt được hiệu quả cao trong
việc giáo dục âm nhạc đối với trẻ 5-6 tuổi thì cần phải có sự hướng dẫn của
người lớn và đặc biệt là của giáo viên trong việc lựa chọn, phối hợp các biện
pháp một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo để nhằm phát huy tính tích cực, chủ
động, sáng tạo của trẻ trong các hoạt động. Đồng thời góp phần phát triển tồn
diện nhân cách trẻ sau này. Nhận thức được tầm quan trọng của âm nhạc với

việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng, tơi
đã nghiên cứu để tìm ra “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm
nhạc cho trẻ 5 – 6 tuổi”.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những biện pháp hay để nâng cao chất lượng âm nhạc, giúp cho trẻ phát
triển tồn diện về các mặt đức chí thể mĩ và biết yêu quý cái đẹp, cũng như khơi
2


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

nguồn cảm hứng sáng tạo hơn với trẻ trong cuộc sống hàng ngày. Mặt khác giúp
bản thân có kinh nghiệm hơn trong cơng tác giáo dục trẻ
III. Đối tượng, phạm vi và thời gian nghiên cứu
- Đối tượng: Trẻ 5-6 tuổi
- Phạm vi nghiên cứu : Trẻ lớp MGL A1trong trường mầm non
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2019 đến hết tháng 2 năm 2020

PHẦN II: GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở khoa học
1. Cơ sở lý luận
Âm nhạc là phương tiện giúp trẻ nhận thức xung quanh, phát triển lời nói,
quan hệ trong giao tiếp, trao đổi tình cảm…Đối với trẻ, âm nhạc là thế giới kỳ
diệu, đầy cảm xúc. Trẻ có thể tiếp nhận âm nhạc ngay từ trong nôi. trẻ mầm non
dễ xúc cảm, vốn ngây thơ trong sáng, nên tiếp xúc với âm nhạc là một điều
không thể thiếu. Thế giới âm thanh muôn mầu không ngừng chuyển động tạo
điều kiện cho trẻ phát triển các chức năng tâm lý, năng lực hoạt động và sự hiểu
biết của trẻ.
Hơn nữa trẻ em ở lứa tuổi mẫu giáo rất nhạy cảm đối với âm nhạc và rất thích
nghe nhạc , hứng thú tham gia vào các hoạt động có âm nhạc. Mục đích của giáo

dục âm nhạc là giáo dục tình cảm đạo đức thẩm mỹ cho trẻ, là phương tiện
hình thành đạo đức cho trẻ biết yêu ghét rõ ràng. giáo dục âm nhạc cịn hình
thành cho trẻ lịng u thiên nhiên, Tổ quốc, tình u thương con người rộng
lớn, hình thành và phát triển thói quen tốt trong sinh hoạt tập thể. Đó là tính tổ
chức kỷ luật , tự chủ, mạnh dạn trước mọi người. giáo dục âm nhạc còn là
phương tiện nâng cao khả năng trí tuệ, giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng, củng
cố kiến thức cho trẻ qua học tập, vui chơi trong cuộc sống. Quá trình trẻ tiếp xúc
và hoạt động âm nhạc như nghe cô hát, trẻ tự ca hát , nhảy múa, chơi trị chơi
âm nhạc…sẽ hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển tồn
diện, hài hịa, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, trí tuệ và thể lực, trong mối quan
hệ chặt chẽ với nhau. Thật vơ cùng quan trọng nhưng hình thành cho trẻ thật
không phải rễ

2. Cơ sở thực tiễn
3


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Trong quá trình thực hiện hoạt động âm nhạc trong trường mầm non tôi nhận
thấy 1 số những thuận lợi và khó khăn như sau:
a. Thuận lợi:
+ Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Phịng Giáo Dục cũng như chính
quyền địa phương trong cơng tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
+ Ban giám hiệu luôn quan tâm đến công tác giảng dạy của giáo viên nên đã
tham mưu, đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi như: Máy chiếu, đàn,
đầu đĩa, ti vi, các loại đồ dùng âm nhạc, các trang phục dân tộc. Tạo được ấn
tượng cho các cháu khi tham gia hoạt động âm nhạc.
+ Bản thân là một giáo viên ln có lịng nhiệt huyết, yêu nghề mến trẻ, đã
được dự nhiều chuyên đề nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc, dự giờ dạy

mẫu cũng như tham gia học tập chương trình bồi dưỡng thường xuyên, tham gia
dự thi giáo viên dạy giỏi các cấp nên đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tổ chức
các hoạt hoạt động giáo dục trẻ.
+ Các cháu thường được tham gia biểu diễn văn nghệ ở trường, ở xã trong các
ngày hội, ngày lễ cũng như các cuộc thi nên đã tạo được lòng tin nơi phụ huynh,
chính quyền địa phương, tạo cho trẻ có được sự hào hứng tham gia các hoạt
động âm nhạc.
b. Khó khăn:
+ phịng lớp chật hẹp , sĩ số trẻ q đơng
+ khơng có phịng hoạt động âm nhạc cho trẻ.
+ Số giáo viên biết sử dụng đàn piano cịn rất ít, nếu biết thì cũng đang ở mức
độ thấp, chưa thành thạo.
+ Mức độ cảm thụ âm nhạc của trẻ không đồng đều, một số trẻ còn nhút nhát,
phát âm chưa chuẩn.
+ Một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học hành của trẻ, chưa có
sự phối hợp với giáo viên trong cơng tác chăm sóc- giáo dục trẻ.
b. khảo sát thực trạng trước khi thực hiện đề tài: với 53 trẻ lớp 5TA1

TT

Nội dung đánh giá

1

Số trẻ tự tin, mạnh dạn trước mọi
người

29

55


2
3

Số trẻ yêu thích hoạt động âm nhạc
Khả năng hát múa, vận động theo
nhạc
Trẻ có năng khiếu âm nhạc

26
20

49
38

12

25

4

Số lượng trẻ

Tỉ lệ %

Từ kết quả trên cho thấy khả năng hát múa vận động theo nhạc , trẻ có năng
khiếu âm nhạc, cũng như số trẻ u thích hoạt động âm nhạc cịn q thấp. Số
trẻ mạnh dạn tự tin mới ở mức trung bình . Từ tình hình chung của lớp như vậy
tơi đã suy nghĩ và tìm ra " một số biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục
âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi trong trường mầm non"

4


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

II. Các biện pháp thực hiện
* Biện pháp 1: Tự học bồi dưỡng nâng cao việc tổ chức hoạt động âm nhạc
và năng khiếu âm nhạc trong trường mầm non:
- Tội nhận thấy việc tự học bồi dưỡng nâng cao việc tổ chức hoạt động âm
nhạc và năng khiếu âm nhạc , tôi sẽ có nhiều kiến thức và kỹ năng trong việc tổ
chức các hoạt động âm nhạc cho trẻ .Và qua đó tơi sẽ truyền tải tới trẻ kiến thức
âm nhạc có tính chính xác cao hơn như việc dạy trẻ hát đúng nhạc, đúng giai
điệu của bài hát ….
- Tôi tham gia đầy đủ các buổi bồi dưỡng chuyên đề đổi mới về nội dung âm
nhạc của phồng và của trường
- Tơi đã tích cực trong việc tìm tịi học hỏi kỹ năng âm nhạc qua việc xem băng
đĩa, ti vi, nghe đài… thấy có những, động tác nào đẹp tơi học theo và làm theo.
Có bài hát hay phù hợp với chương trình mầm non tơi ghi chép lại để hướng dẫn
thêm cho trẻ.
- Mặt khác tơi cịn tích cực tham gia dự giờ hoạt động âm nhạc của các giáo
viên lâu năm có kinh nghiệm và có năng khiếu về âm nhạc để học hỏi và sáng
tạo vận dụng vào giờ dạy của mình
- Bản thân cịn trau rồi kĩ năng đánh đàn để phục vụ cho hoạt động âm nhạc của
mình bằng cách liên hệ với giáo viên nhạc để học hỏi,
- Tơi cịn nâng cao khả năng ca hát của mình bằng cách luyện hát với những
đồng nghiệp có giọng hát hay
Qua các hình thức tự bồi dưỡng trên tôi thấy đến giờ khả năng âm nhạc của bản
thân tơi đã tiến bộ hơn rất nhiều, có kĩ năng dạy trẻ hơn, phong cách lên lớp tự
tin, đánh đàn được các bài hát trong chương trình ,các cháu hứng thú hơn, thích
tham gia giờ học âm nhạc hơn và điều quan trọng là chúng tơi khơng cịn thấy

ngại mỗi khi lên lớp giờ học âm nhạc
*Biện pháp 2:Trong các hoạt động học
Âm nhạc tạo cho trẻ sự phấn khởi,hứng thú hơn khi tham gia vào mọi hoạt
động.Chính vì vậy khi tổ chức một hoạt động nào đó tôi cũng sử dụng âm nhạc
để ổn định tổ chức,giới thiệu bài hoặc thay đổi hình thái tiết học.Thơng qua đó
mà khả năng diễn xuất ,kỹ năng hoạt động âm nhạc của trẻ được củng cố phát
triển .Chính vì vậy khi tổ chức các hoạt động học. tôi lựa chọn những bài hát
phù hợpví dụ:
+ Làm quen chữ viết :

5


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Trong giờ làm quen với chữ viết yêu cầu cháu nhận mặt chữ bằng nhiều biện
pháp khác nhau thì song song với việc nhận biết chữ cái, âm nhạc nghe trong giờ
học cũng
góp phần giúp trẻ nhận biết thêm như : ơn nhóm chữ cái o, ơ,ơ ; a, ă, â qua bài
hát “Sói và gà cánh tiên” của Trần Ngọc.
Mặc dù phần nội dung này không đi sâu vào cấu trúc giờ dạy nhưng khi trẻ
thuộc bài hát thì trẻ nhớ được chữ và phân biệt được sự giống và khác nhau giữa
các chữ cái đó.
+ Làm quen văn học : Trong giờ làm quen với văn học tôi dạy trẻ cảm thụ bài
thơ, câu chuyện thông qua việc đọc diễn cảm, hiểu nội dung cụ thể thông qua
việc dạy bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa, sau khi trẻ đọc thơ
xong cô kết hợp cho trẻ nghe bài hát “Hạt gạo làng ta” do Trần Viết Bính phổ
nhạc. Và chính giai điệu trữ tình của bài hát giúp cho ý thơ trong bài thơ được
nâng cao, tiết học thêm sinh động, phong phú và trẻ rất chú ý.
Sau khi đọc thơ kết hợp hát bài: “Mừng ngày 8/3”(Tân Huyền) giúp trẻ cảm thụ

và hiểu thêm nội dung bài thơ. Đồng thời thể hiện tình cảm của trẻ thơng qua tiết
học đó.
Khi cho trẻ đọc bài thơ “Bác Hồ của em” kết hợp nghe hát bài “Nhớ ơn Bác”
của Phan Huỳnh Điểu; Thơ “Chú bộ đội hành quân trong mưa” kết hợp nghe
hát bài “Màu áo chú bộ đội” của Nguyễn Văn Tý.
Ngồi ra cịn chọn những bài hát có đề tài như bài thơ: “Chim chích bơng” của
Nguyễn Viết Bính, “Mẹ và cơ” của Trần Quốc Tuấn...Đây là một kinh nghiệm
làm cho các tiết thơ, truyện sinh động, hấp dẫn đồng thời giúp trẻ cảm thụ nội
dung của bài thơ, câu chuyện đó qua bài hát đó chứ khơng phải là một nội dung
lồng ghép để chuyển tiếp cho hay.
Ngoài ra một số bài đồng dao, thơ, truyện trong chương trình cũng được nhiều
nhạc sĩ sáng tác thành nhạc và cũng từng được xoay chuyển hát như:
“Gánh gánh gồng gồng” “Chi chi chành chành” ”Rềnh rềnh ràng ràng”

6


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Giúp trẻ tiếp thu nhanh, mau thuộc và gây hứng thú trong quá trình học của
cháu.
+ Khám phá khoa học: Để giúp trẻ hiểu đúng đắn về những đề tài của giờ hoạt
động chung làm quen khám phá khoa học thơng qua việc trị chuyện, đàm thoại,
quan sát, trị chơi...thì việc kết hợp sử dụng âm nhạc trong giờ học góp phần tạo
cho trẻ có cảm xúc với các đối tượng như bài “Giới thiệu một số loài hoa” yêu
cầu là trẻ phân biệt được một số loại hoa, so sánh, nhận xét sự giống và khác
nhau...biết thưởng thức vẻ đẹp, mùi thơm, yêu q, bảo vệ...Sau đó ta cho trẻ
nghe bài “Hoa trong vườn” hoặc có thể cho cháu nghe bài “Ra vườn hoa” của
Văn Tấn.
Hay khi dạy đề tài “Chú bộ đội” nghe bài “Cháu thương chú bộ đội”, “Làm

chú bộ đội”, “Gác trăng” của Nguyễn Trí Tân...Nhằm giúp trẻ hiểu được trong
đêm trung thu đó các chú bộ đội phải đứng gác giữ cho Tổ quốc được thanh bình
để các em thiếu nhi được “Rước đèn trong đêm trăng”.
+ Thông qua giờ tạo hình:
Giáo dục âm nhạc trong giờ tạo hình ngồi việc trẻ thực hành, cơ mở máy
cho trẻ nghe nhiều bài hát có nội dung tương đối phù hợp với đề tài đó, thì ở đây
ngồi nội dung trên bản thân đã tổ chức nhiều tiết thao giảng ở trường với nội
dung là cho trẻ nghe bài hát có nội dung phù hợp với đề tài và dạy vào phần
hướng dẫn, đàm thoại trước khi trẻ thực hành. Sau đó từ nội dung bài hát giáo
viên kết hợp đàm thoại ví dụ như: Vẽ hoa, nghe hát bài “Màu hoa”.
+ Trong bài hát các con vừa nghe những bông hoa đó có màu gì?
+ Ngồi những bơng hoa đủ màu sắc đó thì bài hát cịn có gì nữa ( nhiều
lá, nhiều cây...)
Những câu hỏi đàm thoại đó giúp trẻ có thêm một số ý tưởng trong q
trình vẽ để có sản phẩm sáng tạo.
-Ví dụ như :Xé dán “ đàn gà con” cô cho trẻ hát bài “đàn gà con”.Cô đàm
thoại với trẻ về nội dung bài hát :
+Bài hát các con vừa hát nhắc tới con vật gì?
7


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

+Con gà con có màu sắc như thế nào?
+Đàn gà con đi theo mẹ kiếm mồi như thế nào?
Qua hệ thống câu hỏi đàm thoại của cơ trẻ có thêm hình tượng về đàn gà con
như thế nào và qua trí tưởng tượng của trẻ ,trẻ có thể tạo ra sản phẩm của mình
đẹp hơn.
Tôi nhận thấy việc lồng ghép âm nhạc vào các hoạt động học khác không những
giúp cho các giờ học đó ấn tượng và hấp dẫn hơn với trẻ mà còn giúp trẻ làm

giàu vốn bài hát cho trẻ hơn từ đó trẻ được làm quen với nhiều bài hát hơn cũng
như khả năng ca hát dược rèn luyện tốt hơn
* Biện pháp 3: Dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi:
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ thì dạy trẻ trên tiết học thơi
chưa đủ mà phải dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi khi đó mới giúp trẻ lĩnh hội kiến
thức đầy đủ và bồi dưỡng được năng khiếu cho trẻ.
* Giờ đón trẻ: Tơi cho trẻ được nghe băng hoặc xem trên ti vi các bài hát, bản
nhạc, điệu múa phù hợp chủ đề đang dạy. Cũng có thể cho trẻ làm quen với các
bài hát sắp được học giúp cho trẻ quen dần với tiết tấu và lời của bài hát, điều đó
giúp tôi thuận tiện hơn trong việc cho trẻ làm quen với bài hát đó.
Ví dụ: Trong chủ đề “Các loại phương tiện giao thơng”: khi đã đón trẻ xong, tơi
cho trẻ xem băng và nghe bài hát “Em đi qua ngã tư đường phố”, “Đèn đỏ đèn
xanh”...
* Giờ thể dục sáng: Tôi đã lựa chọn và kết hợp các bài hát, bản nhạc không lời
phù hợp chủ đề và các động tác tập thể dục, những bài hát vui tươi, khỏe khoắn
giúp trẻ có được giờ thể dục sáng thật vui vẽ, sảng khoái, phấn chấn, giúp trẻ
vận động nhịp nhàng với nhịp điệu bài hát, phát triển tai nghe kết hợp các bộ
phận trên cơ thể.
Ví dụ: Trong chủ đề “thế giới động vật” tôi chọn các bài hát “Đàn gà con”, “Dậy
đi thôi”, “Tiếng chú gà trống gọi”...

8


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

* Giờ hoạt động ngoài trời: khi cho trẻ tham quan, hoạt động ngoài trời, tôi kết
hợp cho trẻ nghe nhạc hoặc hát các bài hát có nội dung phù hợp và có tính giáo
dục cao:
Ví dụ: Khi cho trẻ quan sát vườn hoa sân trường tôi cho trẻ hát bài “Hoa trường

em”, “Màu hoa”...để tăng thêm phần hứng thú cho trẻ khi quan sát và từ đó giáo
dục trẻ biết yêu quý, bảo vệ và chăm sóc các loại hoa...
Tơi cũng thường xun tổ chức các cuộc thi ở ngoài trời như :Bé hát dân ca,
tiếng hát hoạ mi...để giúp trẻ tự tin trước đám đông và rèn luyện giọng hát cho
trẻ.
* Giờ hoạt động góc: Đây chính là khoảng thời gian trẻ được tự do thể hiện năng
khiêú âm nhạc của mình. Chính vì thế tơi ln tạo điều kiện cho trẻ phát huy
năng khiếu như: Trẻ làm cô giáo dạy các bạn múa, trẻ biểu diễn văn nghệ, trẻ hát
thi với nhau xem ai có giọng ca hay nhất...tơi cho trẻ tự do sữ dụng các loại nhạc
cụ và trang phục để biểu diễn, làm cho trẻ cảm thấy mình đã chững chạc, thành
công hơn.
* Giờ ăn trưa: Trong khi trẻ ăn, tơi mở nhẹ các bản nhạc có lời ca du dương, tha
thiết mang tính giáo dục với trẻ như “lịng mẹ”, “chỉ có một trên đời”, “ba ngọn
nến lung linh”
* Giờ ngủ trưa; tôi cũng thường cho trẻ nghe những bài hát ru để trẻ dễ đi vào
giấc ngủ hơn, đồng thời trẻ cũng cảm nhận và làm quen với những lời ru ầu ơ
êm dịu
* Hoạt động chiều: Tôi thường tổ chức cho trẻ ôn lại các bài hát đã học hoặc làm
quen với bài hát mới, qua đó rèn luyện cho trẻ có giọng hát hay hơn và giúp trẻ
luyện các động tác múa dẻo dai, phù hợp nhịp điệu bài hát. Đây cũng là cơ hội
để trẻ học hỏi lẫn nhau, làm cho tình đồn kết của trẻ được nâng lên.
* ở các buổi liên hoan văn nghệ hoặc các ngày hội ngày lễ như “Ngày 20/11”,
“Ngày 8/3”...tơi đều tạo cho trẻ có cơ hội được biển diễn và cho trẻ cùng trang
trí sân khấu, chuẩn bị cờ nơ, hoa để trẻ thấy được sự cần thiết của âm nhạc đối
với đời sống của chúng ta.
9


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi


Tôi thấy rằng với việc lồng ghép và đưa âm nhạc vào mọi lúc mọi nơi như vậy
sẽ khiến trẻ luôn luôn được tiếp cận với cái hay cái đẹp , giúp trẻ luôn được tắm
mình trong âm nhạc từ đó trẻ thêm u âm nhạc ca hát và coi đó như một món
ăn tinh thần mà mình ưa thích, chính vì lẽ đó mà khả năng âm nhạc của trẻ ngày
càng tốt hơn
Biện pháp 4: Dùng thủ thuật để gây hứng thú cho trẻ:
Dùng thủ thuật, tạo cảm xúc chính là phần mở đầu và hết sức quan trọng để
lôi cuốn, thu hút trẻ có sự hào hứng tham gia vào các hoạt động trong tiết học
đó. Hiểu như thế nên tơi đã tìm ra những cách tạo cảm xúc khác nhau tùy vào
nội dung của bài hát và nội dung chủ đề đang tiến hành cho trẻ khám phá.
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài hát “Ngày vui của bé” thuộc chủ đề “Trường mầm
non thân u” thì tơi chuẩn bị mơ hình về trường mầm non có cổng, hàng rào,
cây xanh, có đồ chơi ngồi trời, có các phịng học...Khi bắt đầu đến giờ dạy tơi
làm người dẫn chương trình và nói: Xin chào các bạn nhỏ yêu quý, hôm nay là
một ngày đẹp trời, các bạn ở trường Mầm non Hoa Sen muốn mời chúng ta đến
tham quan trường đấy. Nào mời các bạn lên đường...cho trẻ đi cùng cô trong
tiếng nhạc bài “Ngày vui của bé”...
Ví dụ: Khi dạy trẻ bài hát “mùa xuân” thuộc chủ đề “Tết và mùa xn” thì đầu
tiên tơi cho trẻ lắng nghe tiếng chim hót và xem trên màn hình máy chiếu một số
cảnh về mùa muân và giới thiệu: Chúng ta vừa được thưởng thức giọng hót rất
hay của các loại chim, được ngắm nhìn vẽ đẹp của các loại Hoa đào, Hoa mai,
Hoa cúc...và nhìn những khung cảnh ấy có khến các con liên tưởng đến mùa gì
khơng?..cịn cơ lại nghĩ ngay đến mùa xn, mùa của hoa trái sinh sơi, chim
chóc kéo về làm tổ, cơ cịn nhớ đến một bài hát rất hay ca ngợi về mùa xuân đó
là bài hát “Mùa xuân”...
Với những cách tạo cảm xúc khác nhau, phù hợp từng tháng, tôi đã mang đến
cho trẻ những cảm nhận ban đầu về nội dung của bài hát, giúp trẻ tham gia vào
giờ học vui tươi, phấn khởi, đạt kết quả cao. Mặt khác phần chuẩn bị cũng hết

10



SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

sức quan trọng trong sự thành công của tiết dạy. Để chuẩn bị tốt cho giờ hoạt
động âm nhạc, tôi thường chú ý đến các yếu tố sau:
+ Trang phục cho cô và trẻ phù hợp nội dung bài hát.
+ Đồ dùng phục vụ giờ dạy: Máy chiếu, đầu đĩa, mũ múa, hoa múa, sân khấu,
phách tre, trống lắc, đàn...
+ Phòng học rộng rãi, thống mát.
+ Lựa chon nội dung tích hợp và bài hát ngồi chương trình phù hợp....
* Sử dụng đồ dùng trực quan:
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5- 6 tuổi đạt kết quả cao và
đưa các cháu vào tiết học một cách tự nhiên, không gượng ép thì tơi ln tìm tịi
sử dụng và sáng tạo ra các đồ dùng phục vụ bộ môn âm nhạc như:
+ Làm các loại mũ múa về các con vật, các loại hoa, hoa múa, xắc xô, trống,
quạt...từ các nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương.
+ Làm các mơ hình như: mơ hình trường mầm non, lăng Bác Hồ...để phục vụ
cho việc tham quan của trẻ.
+ Cho trẻ cùng trang trí góc hoạt động nghệ thuật trong tháng phù hợp với chủ
đề sựu kiện
* Đổi mới hình thức:
-Trong mỗi giờ học tơi thay đổi các hình thức mới lạ, hấp dẫn để lơi
cuốn , kích thích sự sáng tạo và nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
Khuyến khích trẻ tự nghĩ ra các hình thức khác nhau để tạo ra âm thanh từ các
bộ phận khác nhau của cơ thể, từ các nguyên vật liệu thiên nhiên, vận động theo
nhạc các bài hát yêu thích và tự nghĩ ra cách vận động theo nhạc của riêng
mình...
- Thường xuyên đổi mới hình thức để giúp trẻ thấy giờ học ln mới lạ, hấp dẫn,
điều đó rất quan trọng để kích thích sự tị mị, phấn khởi ở trẻ. Vì vậy mà các tiết

học hình thức phải thay đổi thường xun.
Ví dụ: Có tiết tơi đưa phần nghe hát lên đầu rồi mới đến phần hát và vận động
theo nhạc, cuối cùng là phần trò chơi. Nhưng cũng có tiết tơi lại đưa phần trị
11


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

chơi lên đầu hoặc phần hát lên đầu rồi mới đến các phần khác. Và xen kẽ giữa
các phần thì tơi lại chọn cách tích hợp các nội dung khác như đọc thơ, ca dao,.
* ứng dụng công nghệ thông tin:
Cùng với sự đổi mới, cơng nghiệp hóa- hiện đại hóa Đất nước địi hỏi
con người phải đa năng, phải sáng tạo. Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ
thông tin trong các hoạt động chăm sóc- giáo dục trẻ cũng đã được phổ biến
rộng rải, gây được sự chú ý, hào hứng của trẻ, làm cho trẻ thích khám phá những
điều bí ẩn đang cịn chờ đợi mình phía trước.
Việc sữ dụng máy chiếu trong hoạt động giáo dục âm nhạc rất cần sự
tinh tế và đan xen giữa các hoạt động dạy hát- vận động, nghe hát và trị chơi âm
nhạc. Tơi đã phải nghiên cứu để làm sao đưa được những hình ảnh cho trẻ quan
sát lúc nào cho phù hợp.
Ví dụ: Trong chủ đề “thế giới động vật”, với bài hát- vận động “Gà trống, mèo
con và cún con”: Tôi đã cho trẻ xem trên màn hình các hình ảnh gà trống, con
mèo và con cún sau đó cùng trị chuyện về các con vật và bắt chước tiếng kêu
của chúng. Tiếp theo tơi đố trẻ có bài hát gì nói về các con vật này...
Hoặc khi cho trẻ nghe hát bài “Màu áo chú bộ đội” thì tơi cho trẻ xem hình ảnh
các chú Bộ đội hành quân ...để giới thiệu bài hát...
Khi đến phần trò chơi âm nhạc: “Hát theo hình vẽ” thì tơi cho trẻ tự chọn hình
ảnh, đốn tên bài hát trên màn hình và hát được bài hát đó...
Qua nhiều lần sữ dụng máy chiếu vào trong hoạt động âm nhạc, tơi nhận thấy có
sự tiến bộ rõ rệt trong việc gây được sự hứng thú và chú ý của trẻ, góp phần

nâng cao khả năng cảm thụ âm nhạc đối với trẻ.
tôi công tác đã sử dụng một số bài hát rất phù hợp với từng tháng, chủ đề sự kiện
lôi cuốn thu hút trẻ trong giờ đón trẻ và giờ thể dục buổi sáng như: ca khúc
đồng dao, tục ngữ...phù hợp chủ đề và nhận thức của trẻ để tạo cho tiết dạy sự
lưu lốt, trơi chảy, giúp trẻ lĩnh hội kiến thức trọn vẹn.
Với việc áp dụng biện pháp này tôi nhận thấy trẻ hứng thú và u thích giờ học
và bị lơi cuốn vào giờ học hơn rất nhiều từ đó khả năng tiếp thu bài và cảm nhận
12


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

âm nhạc của trẻ được nâng lên rõ rệt cũng như phát huy được tính sáng tạo của
trẻ
Biện pháp 5: Cho trẻ làm quen với các loại nhạc cụ âm nhạc, phát huy khả
năng âm nhạc của trẻ:
Hiểu được đặc điểm tâm lí của trẻ ở độ tuổi này rất thích chơi và sử dụng
nhạc cu do đó
trong các giờ dạy mơn âm nhạc ngoài việc cung cấp kiến thức chung về âm nhạc
cho trẻ tơi cịn thương xun cho trẻ được sử dụng các loại dụng cụ âm nhạc
nhằm tạo hứng thú và phát hiện bồi dưỡng những trẻ có năng khiếu về âm nhạc
như khi trẻ hát, trẻ múa, trẻ biểu diễn, vỗ tay theo nhịp hoăc tiết tấu để có biện
pháp bồi dưỡng cháu bằng việc cho cháu thường xuyên tham gia vào các buổi
biểu diễn văn nghệ của trường. Hơn nữa khi trẻ được sử dụng các nhạc cụ thì
trẻ được thả tâm hồn của mình để thỏa sức mà sáng tạo các ý tưởng và cách biểu
diễn cùng các nhạc cụ âm nhạc đó như qua ánh mắt, cử chỉ điệu bộ, qua cách
đứng đánh đàn, cách hát….
Hơn nữa khi trẻ được sử dụng cụ âm nhạc thì trẻ cịn được trải nghiệm thực tế
Qua đó tơi thường xun đầu tư bồi dưỡng cho các cháu vào các giờ đón trẻ, giờ
hoạt động góc, hoạt động chiều…và trao đổi với phụ huynh để phụ huynh thấy

được con mình có năng khiếu về âm nhạc và tạo điều kiện cho cháu được tiếp
xúc với âm nhạc ở nhà như: nghe băng đĩa, hát múa …. ở nhà .
- Bên cạnh việc cho trẻ làm quen với các nhạc cụ tôi còn chú trọng đến trang
phục biểu diễn của trẻ như trong giờ hoạt động góc, hoạt động cuối tuần hay
hoạt động chiều khi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi… Trẻ được mặc các trang phục
biểu diễn giúp trẻ thêm phấn chấn và hứng thú có ấn tượng hơn , trẻ được trải
nghiệm nhiều hơn, giúp cho trẻ có niềm đam mê riêng ngay từ đầu
Qua việc cho trẻ làm quen với các nhạc cụ và mặc trang phục để biểu diễn tơi
thấy trẻ rất hứng thú và có ấn tượng rất lâu về buổi biểu diễn đó, mặt khác khi
biểu diễn cùng nhạc cụ trẻ sẽ thấy hấp dẫn , hào hứng từ đó trẻ thấy thoải mái
được thể hiện cách biểu diễn theo ý tưởng sáng tạo của mình
13


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

III. Kết quả thực hiện
Qua những biện pháp tôi nghiên cứu và áp dụng vào lớp mình tơi đã đạt được
kết quả như sau:
*Cơ
- Sau một năm thực hiện đề tài tôi đã thu được kết quả như sau:
- Vốn âm nhạc của bản thân cũng như nhiều giáo viên trong trường mình tiến bộ
hơn nhiều,bản thân tôi cũng như một số giáo viên trong trường hát sai nhạc đã
được hạn chế , chúng tơi khơng cịn cảm thấy sợ khi lên lớp giờ học âm nhạc
nữa
- Bản thân tơi có tác phong sư phạm, tự tin hơn khi lên lớp
- Đồ dùng dụng cụ âm nhạc cũng phong phú và tăng hơn rất nhiều
- Chúng tôi đã ứng dụng, soạn giảng được CNTT vào bài giảng âm nhạc
*Trẻ: Kết quả đánh giá trên 53 trẻ
- Giờ học âm nhạc đạt kết quả tốt hơn, sinh động hơn, trẻ hứng thú hơn và tích

cực tham gia vào các hoạt động âm nhạc hơn
- Trẻ khơng cịn nhút nhát mà mạnh dạn , tự tin biểu diễn hơn
- Trẻ được làm quen và sử dụng các nhạc cụ thành thạo hơn
Đặc biệt trẻ lớp tôi rất mạnh dạn, tự tin biểu diễn trước mọi người, trẻ rất
thích được tham gia biểu diễn trong những ngày hội, ngày thi. Trẻ rất thích được
nghe nhạc, bởi âm nhạc giúp trẻ từng bước cảm nhận và biết đánh giá âm nhạc
cũng như số lượng tác phẩm mà trẻ được nghe, được học thuộc sẽ đặt những cơ
sở đầu tiên của thị hiếu âm nhạc trong tâm hồn của từng trẻ. Trước kết quả ấy tôi
vô cùng phấn khởi.
* Về phía phụ huynh
- Tầm nhận thức của phụ huynh về năng khiếu của con em mình cũng thay đổi
hơn trước
- Nhiệt tình trong cơng tác kết hợp với nhà trường để cùng dạy trẻ học tốt môn
âm nhạc cả khi ở lớp và ở nhà

14


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Bảng so sáng đối chứng đầu năm và cuối năm
STT NỘI DUNG
ĐÁNH GIÁ
1.

2.

3.

4.


Số trẻ tự tin,
mạnh dạn
trước mọi
người
Số trẻ yêu
thích hoạt
động âm nhạc
Khả năng hát
múa, vận
động theo
nhạc
Trẻ có năng
khiếu âm nhạc

ĐẦU NĂM
Số lượng Tỉ lệ ( %)
trẻ
55

CUỐI NĂM
TỈ LỆ (%)
Số lượng Tỉ lệ ( %) Tăng Giảm
trẻ
50/53
94
39

49


53/53

100

51

38

47/53

89

61

28

35/53

66

38

29/53

26/53

20/53

12/53


Nhìn vào bẳng khảo sát trên ta thấy kết quả cuối năm so với đầu năm tăng lên
rõ rệt , số trẻ có năng khiếu âm nhạc đã được thể hiện . Trẻ biết sử dụng dụng
cụ âm nhạc, và trẻ hứng thú tham gia giờ học đạt 100%. Cuối năm trẻ cũng
mạnh dạn, tư tin biểu diễn và biết thể hiện tình cảm có tác phong giao lưu
khi biểu diễn cũng tăng lên vượt trội so với đầu năm

PHẦN III: KẾT THÚC VẤN ĐỀ
I. Kết luận
Âm nhạc có ảnh hưởng đến q trình hồn thiện cơ thể trẻ. Trước hết âm
nhạc được coi là khả năng tốt nhất để phát triển tai nghe. Tính chất đa dạng của
âm nhạc gợi ra những phản ứng gắn với sự thay đổi nhịp tim mạch, sự trao đổi
máu, nhưng giúp trẻ học tốt hoạt động âm nhạc thật không phải dễ.

15


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

Nội dung giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non nói trên được thực hiện thơng
qua giờ hoạt động chính ở lớp và được tích hợp vào một số hoạt động khác trong
chương trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Từ những vốn kinh nghiệm tích lũy ấy, tơi đã áp dụng và có hiệu quả ở lớp
mình nhằm hình thành ở trẻ những yếu tố của một nhân cách phát triển tồn
diện, hài hồ, đó là sự phát triển về thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ và thể lực trong
mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Góp phần đào tạo thế hệ trẻ thành những con
người phát triển tồn diện, vì trẻ em hơm nay là thế giới của ngày mai .

II. Bài học kinh nghiệm
Sau một thời gian thực hiện với lòng say mê, kiên trì kết hợp với việc sử dụng
các biện pháp trên một cách linh hoạt. Tôi nhận thấy và rút ra bài học kinh

nghiệm để đạt được kết quả tốt trong việc giáo dục âm nhạc cho trẻ ở trường
MN thì cần làm tốt các vấn đề sau:
+ Giáo viên phải tích cực tự bồi dưỡng kiến thức âm nhạc cho bản thân thơng
qua các kênh học tập
+ Tích cực trao đổi học hỏi kinh nghiệm của bạn bè, đồng nghiệp, sử dụng tốt
các trang thiết bị dạy học, dụng cụ âm nhạc và ứng dụng CNTT vào bài giảng
+ Lắng nghe ý kiến đóng góp, ý kiến xây dựng của đồng nghiệp sau mỗi giờ
hoạt động âm nhạc để rút kinh nghiệm cho các giờ học tiếp theo đạt kết quả tốt
+ Tích cực làm đồ dùng, dụng cụ âm nhạc thay đổi mơi trường góc âm nhac
theo chủ đề
+ Thường xuyên cho trẻ nghe băng đĩa bài hát trong chương trình
+Tạo điều kiện cho trẻ thể hiện khả năng âm nhạc cũng như năng khiếu của trẻ

III.Khuyến nghị và đề xuât
+ Về phía nhà trường
- Nhà trường trang bị thêm một số tài liệu : như sách, báo, trị chơi …về mơn âm
nhạc theo phương pháp mầm non mới để giáo viên tham khảo và thực hiện tốt

16


SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ 5-6 tuổi

chương trình, cũng như bộ mơn âm nhạc. Ban giám hiệu thường xun góp ý
kịp thời để giáo viên nâng cao nghiệp vụ
- Đầu tư trang thiết bị dạy học phục vụ cho môn âm nhạc để giáo viên dễ dàng
truyền tải kiến thức dến trẻ hơn
+ Về phía phịng giáo dục
- Phịng giáo dục thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng về khả năng âm nhạc
như hát, xướng âm, đàn cho giáo viên

Lời cam kết
Trên đây là bản sáng kiến của tôi. Qua thời gian tìm tồi và nghiên cứu khơng sao
tránh khỏi những thiếu sót, rất mong bạn bè, động nghiệp , BGH nhà trường,
PGD đóng góp ý kiến để bản sáng kiến kinh nghiệm được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn
Thanh đa, ngày tháng năm 2020
Người viết

Nguyễn Thị Thu Hương

17



×