Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
A/ ĐẶT VẤN ĐỀ
I/ Lí do chọn đề tài
Những khái niệm của đời sống, những thành tựu văn hố, khoa học, tư
tưởng tình cảm của các thế hệ phần lớn được ghi lại bằng chữ viết. Biết đọc con
người không chỉ được thức tỉnh nhận thức mà cịn rung động tình cảm, nảy nở
những ước mơ tốt đẹp, khơi dậy năng lực hành động sức mạnh sáng tạo cũng như
được bồi dưỡng tâm hồn. Khơng biết đọc con người sẽ khơng có điều kiện hưởng
thụ sự giáo dục mà xã hội dành cho họ, khơng thể hình thành được nhân cách tồn
diện. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thơng tin thì biết đọc ngày càng quan trọng
vì nó giúp ta sử dụng nguồn thơng tin trên.
Vì những lẻ trên, phân mơn Tập đọc trong trường tiểu học có tầm quan trọng
rất lớn. Học tập đọc là một đòi hỏi đầu tiên đối với học sinh đi học. Đầu tiên học
sinh phải học đọc (Tập đọc), sau đó học sinh đọc để học. Tập đọc là công cụ để
học sinh học tập các mơn học khác. Nó tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Nó tạo
điều kiện cho học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Việc dạy
Tập đọc sẽ giúp cho các em hiểu biết hơn, bồi dưỡng các em có lịng u cái thiện,
cái đẹp, dạy cho các em biết suy nghĩ một cách lơgíc cũng như biết tư duy hình
ảnh.Có kĩ năng đọc tốt giúp học sinh học tốt môn Tập đọc , thông hiểu các văn
bản, và học tốt các môn khác, tiếp thu tốt nhiều tri thức hay. Mà trong thực tế, qua
nhiều năm là giáo viên trực tiếp giảng dạy ở bậc tiểu học, tôi thấy kĩ năng đọc của
học sinh vẫn cịn hạn chế. Có nhiều em đọc yếu. Thậm chí học sinh lớp 5 cịn đánh
vần. Đọc chưa thể hiện được giọng điệu theo nội dung bài, theo thể loại văn tả, kể
chuyện, kịch, lời đối thoại.
Với những lí do trên, thơi thúc tơi tìm kiếm một số biện pháp nhằm nâng
cao kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc Tiếng Việt của học sinh lớp 5C trường
Tiểu học Thanh An- huyện Dầu Tiếng- tỉnh Bình Dương.
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 1
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
II/ Đối tượng, phạm vi, phương pháp, tài liệu nghiên cứu
1/ Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 5C trường Tiểu học Thanh An- huyện Dầu Tiếng- tỉnh Bình
Dương.
2/ Phạm vi nghiên cứu
Một số biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc Tiếng
Việt ở lớp 5C.
3/Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Phương pháp quan sát
Phương pháp điều tra
4/ Tài liệu nghiên cứu
- Phương pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học ( Lê Phương Nga – Đặng
Phương Nga)
- Dạy học Tập đọc ở Tiểu học của Bộ giáo dục
- Dạy học tập đọc ở cấp I của Bộ giáo dục
- Dạy đọc và học đọc của Bộ giáo dục
- Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 và 2 ( sách giáo khoa )
- Sách Tiếng Việt lớp 5 tập 1 và 2 ( Sách giáo viên )
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 2
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
B/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, địi hỏi phải có q trình luyện tập lâu
dài. Nếu người giáo viên chỉ chú ý tới truyền thụ tri thức cho học sinh mà không
chú ý tới việc và hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh như thế nào thì q trình
dạy học sẽ khơng mang lại kết quả cao “ Chữ thầy trả lại cho thầy”. Khi học sinh
không tiếp thu được tri thức khoa học, ắt sẽ khơng hình thành được kĩ năng , kĩ
xảo. Từ đó khơng thể có hành động đúng đắn, đáp ứng yêu cầu thực tế khi sảy ra
những tình huống mà khơng biết xử lí.Việc nhận thức về thế giới xung quanh rất
khó khăn, cảm nhận về cuộc sống và kĩ năng giao tiếp sẽ bị hạn chế. Trong giờ
Tập đọc để các em có kĩ năng đọc tốt thì cần kết hợp nhiều biện pháp giảng dạy để
kích thích tinh thần học tập của các em.
I/ Cơ sở lí luận
1/ Kĩ năng
Là kĩ năng vận dụng kiến thức ( khái niệm, cách thức, phương pháp…) để
giải quyết một vấn đề mới.
2/ Khái niệm đọc
Năng lực hoạt động ngôn ngữ được thể hiện trong 4 dạng hoạt động ,tương
ứng với chúng là 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết. Trong đó , đọc là một dạng hoạt
đơng ngơn ngữ, là q trình chuyển dạng thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và
thơng hiểu nó( ứng nới hình thức đọc thành tiếng) , là quá trình chuyển trực tiếp từ
hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa khơng có âm thanh( ứng với đọc thầm)
3/ Khái niệm kĩ năng đọc
Kĩ năng đọc là khả năng vận dụng những tri thức và hiểu biết đã có vào
trong hoạt động đọc Tiếng Việt. Kĩ năng này thể hiện ở hai mặt:
+ Kĩ thuật đọc gồm:
Tốc độ đọc
Ngữ điệu đọc
Kĩ năng đọc đúng
+ Khả năng thông hiểu:
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 3
Trường Tiểu học Thanh An
Kĩ năng nhận dạng chi tiết trong bài đọc
Sáng kiến kinh nghiệm
Kĩ năng hiểu nội dung bài đọc
Kĩ năng ứng dụng bài đọc
Kĩ năng sáng tạo bài đọc
Kĩ năng đọc là một kĩ năng phức tạp, địi hỏi một q trình luyện tập lâu dài.
Việc hình thành kĩ năng đọc được chia làm 3 giai đoạn:
Phân tích
Tổng hợp ( cịn gọi là giai đoạn phát sinh, hình thành một cấu trúc
chỉnh thể của hành động )
Giai đoạn tự động hoá.
4/ Các hình thức luyện đọc
a/ Luyện đọc thành tiếng
Là quá trình chuyển dạng hình thức chữ viết sang lời nói có âm thanh và
thơng hiểu nó.
b/ Luyện đọc thầm
Là q trình chuyển từ hình thức chữ viết thành các đơn vị nghĩa khơng có
âm thanh.
c/ Luyện đọc hiểu
Là q trình đọc và thông hiểu văn bản ( Hiểu được những điều mình đọc ).
Quá trình đọc hiểu: Đi từ nhận diện ngôn ngữ đến thông hiểu văn bản. Cuối
cùng cao nhất của quá trình này là sự hồi đáp, vận dụng, nhận xét, đánh giá.
d/ Luyện đọc đúng
Là sự tái hiện mặt âm thanh của bài học một cách chính xác khơng có lỗi.
Đọc đúng là khơng đọc thừa; khơng sót tiếng ,từ. Đọc đúng phải thể hiện đúng
ngữ âm chuẩn, tức là đọc đúng chính âm. Khơng đọc theo cách phát âm địa
phương lệch chuẩn.
e/ Luyện đọc nhanh
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 4
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
Đọc nhanh còn gọi là đọc lưu lốt, trơi chảy, khơng đọc ê a , ngắt ngứ.
Khi đọc cho người khác nghe thì người đọc phải xác định tốc độ nhanh nhưng
phải để cho người nghe hiểu kịp thời. Vì vậy đọc nhanh khơng phải là đọc liến
thoắng.
g/ Luyện đọc diễn cảm
Đó là việc đọc thể hiện ở kĩ năng làm chủ ngữ điệu, chỗ ngừng giọng,
cường điệu giọng …để biểu đạt đúng ý nghĩ và và tình cảm mà tác giả đã gủi gắm
trong bài đọc, đồng thời biểu hiện được sự thông hiểu, cảm thụ của người đọc đối
với tác phẩm. Đọc diễn cảm thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao và chỉ thực hiện
được trên cơ sở đọc đúng và đọc lưu loát.
II/ Cơ sở thực tiễn
1/ Thuận lợi
- Giáo viên nhiệt tình trong cơng tác, có vốn từ ngữ nhất định về Tiếng Việt.
- Trong những tiết thao giảng, dự giờ ln có sự nhận xét, góp ý , rút kinh
nghiệm của tổ, hội đồng.
- Nội dung và kênh hình trong sách giáo khoa phù hợp với lứa tuổi tiểu học.
- Một số học sinh ngoan, có sự chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
- Học sinh có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định.
2/ Khó khăn:
- Học sinh ngắt nghỉ lung tung khi đọc bài.
- Học sinh phát âm lệch chuẩn nhiều.
- Học sinh chưa biết thể hiện diễn cảm văn bản khi chưa có sự hướng dẫn
của giáo viên.
III/ Thực trạng
Qua quá trình trực tiếp giảng dạy các em, tơi nhận thấy:
- Đa số học sinh lớp 5C chưa đọc tốt.
- Do ảnh hưởng của tiếng địa phương nên học sinh lớp 5C khi đọc thường
sai những lỗi đặc trưng như:
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 5
Trường Tiểu học Thanh An
+ Sai phụ âm.
Sáng kiến kinh nghiệm
+ Sai chính âm.
+ Sai âm cuối.
+ Phát âm lẫn lộn thanh ngã với thanh hỏi.
- Một số em chưa đọc đúng ngữ điệu.
- Chưa biết cách cầm sách , cách làm chủ tia mắt.
- Nhiều học sinh còn xem nhẹ mơn Tập đọc nên khơng có sự chuẩn bị bài,
cịn có em đọc vừa đọc vừa đánh vần, nên ngắt nghỉ lung tung khơng có sự trơi
chảy.
- Các em chưa đọc diễn cảm được văn bản.
- Tiết học Tập đọc không gây sự hứng thú cho các em.
Trước những thực trạng và yêu cầu thực tiễn của môn học, khiến tơi ln
tham khảo tìm tịi và rút ra một số biện pháp trong quá trình giảng dạy đặc biệt là
kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc Tiếng Việt ở lớp 5. Với kinh nghiệm mà tơi
tìm tịi đã kích thích hứng thú tư duy để các em chủ động trong tiết học Tập đọc.
Qua đó các em càng u thích và có những biểu hiện tích cực và tự giác trong giờ
Tập đọc trên lớp và cả ở nhà, giúp các em có kĩ năng đọc tốt hơn.
IV/ Các biện pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc trong phân môn Tập đọc
Tiếng Việt
1/ Biện pháp 1
Trong mỗi tiết Tập đọc tôi thường xuyên chủ động nhắc chở các em hiểu
được tầm quan trọng, vai trị của nó.
- Ví dụ: Tơi phân tích , giảng giải để các em biết nếu đọc tốt và có kĩ năng
đọc tốt thì mức độ hiểu tác phẩm hay một văn bản khoa học sẽ sâu sắc hơn. Từ đó
mức độ cảm thụ cái hay , cái đẹp trong cuộc sống nâng cao hơn, có cái nhìn nhận
về cuộc sống sẽ đẹp hơn, kĩ năng giao tiếp tốt hơn và chất lượng học tập được nâng
cao.
2/Biện pháp 2
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 6
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
Để tránh việc bỏ tiếng , thêm tiếng , lạc dòng khi đọc tôi thường luyện cho
các em cách ngồi đọc ngay ngắn, khoảng cách từ mắt đến sách trong khoảng 30
-35 cm, cổ và đầu thẳng. Khi đứng đọc thì tư thế phải ngay ngắn , thoải mái , sách
phải được mở rộng và cầm bằng hai tay, khi được gọi đọc phải bình tĩnh, tự tin ,
khơng hấp tấp đọc ngay.
3/ Biện pháp 3
Đọc đúng là tiền đề của đọc nhanh, nếu hiểu điều mình đang đọc thì sẽ tác
động tích cực đến việc đọc nhanh. Vì thế, trong mỗi tiết dạy , ở phần luyện đọc của
phân môn Tập đọc tơi để các em tự tìm từ ngữ khó ( cả lớp tìm và ghi ra thẻ từ) ,
sau đó giáo viên chọn những thẻ từ có những từ ngữ mà lớp thường hay phát âm
sai. Bên cạnh đó , tơi cịn căn cứ vào văn bản và tình hình của lớp sẽ chọn thêm
những từ ngữ lớp thường xuyên phát âm sai mà các em chưa phát hiện để luyện
đọc. Ngụ ý là để các em thể hiện chính xác âm vị Tiếng Việt, không đọc theo cách
phát âm lệch chuẩn.
Ví dụ:
- Đọc đúng phụ âm : “rung rinh”khơng đọc lệch chuẩn thành “gung ginh”.
“trong trẻo” không đọc lệch chuẩn thành “ chong chẻo”….
-
Đọc đúng chính âm: “Bươm bướm” Khơng đọc lệch chuẩn thành “bơm
bớm” ; “xồi” khơng đọc lệch chuẩn thành “xài”…
- Đọc đúng âm cuối: “ngạt mũi” không đọc lệch chuẩn thành “ngạc
mũi”…
- Không phát âm lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã: “Vẽ tranh ” không đọc là
“vẻ tranh”…
Với biện pháp này lớp tơi có sự tiến bộ rõ rệt không những ở phần đọc , mà
còn giúp các em sử dụng đúng từ ngữ khi giao tiếp, và học tốt các mơn khác.
Ngồi ra phân mơn Chính tả các em cịn viết tốt hơn.
4/ Biện pháp 4
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 7
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
Đọc nhanh chỉ thực sự có ích khi nó khơng tách rời việc hiểu rõ điều được
đọc. Khi đọc cho người khác nghe thì phải thì người đọc phải xác định tốc độ
nhanh nhưng để cho người nghe hiểu kịp thời.Vì vậy đọc nhanh không phải là đọc
liến thắng , nên tôi thường hướng dẫn các em làm chủ tốc độ không theo các văn
bản đã có sẵn trong sách giáo khoa . Tôi thường chuẩn bị trước tốc độ đọc của
từng văn bản để hướng dẫn cho học sinh đọc bằng cách tách ra thành từng cụm
từ một cách thích hợp để các em đọc dễ dàng và hiểu văn bản một cách sâu sắc hơn
Ví dụ:
Bài: HÀNH TRÌNH CỦA BẦY ONG
( Sách Tiếng Việt lớp 5 Tập I, trang 117 )
Với đôi cánh /đẫm nắng trời
Bầy ong bay / đến trọn đời tìm hoa.
Khơng gian /là nẻo đường xa
Thời gian vơ tận / mở ra sắc màu.
Tìm nơi thăm thẳm/ rừng sâu
Bập bùng hoa chuối,/ trắng màu hoa ban.
Tìm nơi bờ biển /sóng tràn
Hàng cây chắn bão, /dịu dàng mùa hoa.
Tìm nơi quần đảo /khơi xa
Có lồi hoa nở /như là khơng tên…
Bầy ong rong ruổi/ trăm miền
Rù rì đơi cánh /nối liền mùa hoa
Nối rừng hoang /với biển xa
Đất nơi đâu /cũng tìm ra ngọt ngào.
( Nếu hoa có ở trời cao
Thì bầy ong /cũng mang vào mật thơm)
Chắt trong vị ngọt /mùi hương
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 8
Trường Tiểu học Thanh An
Lặng thầm thay/ những con đường ong bay.
Sáng kiến kinh nghiệm
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất/ đủ làm say đất trời.
Bầy ong giữ hộ cho người
Những mùa hoa / đã tàn phai tháng ngày.
Nguyễn Đức Mậu
Chia cụm từ như thế các em đọc dễ dàng hơn, người nghe cũng hiểu được
những gì các em đọc. Bản thân các em làm chủ được tốc độ, hiểu điều mình đang
đọc, từ đó kĩ năng đọc của các em được nâng cao.
5/ Biện pháp 5
Để có kĩ năng đọc tốt , thì việc luyện đọc diễn cảm khơng kém phần quan
trọng , vì nó thể hiện năng lực đọc ở trình độ cao , và chỉ thực hiện được trên cơ sở
đọc đúng và đọc lưu loát , phải hiểu thấu đáo văn bản . Chính vì thế ở phần này tôi
luôn để học sinh phát huy tính tích cực , sáng tạo bằng cách tổ chức , để các em
thảo luận với nhau, tìm ra giọng đọc của văn bản và phát biểu trước lớp. Cả lớp
thống nhất giọng đọc, tuỳ theo thể loại của từng văn bản , để biểu đạt đúng ý nghĩ
và tình cảm mà tác giả gửi gắm trong văn bản, đồng thời biểu hiện sự thông hiểu,
cảm thụ đối với tác phẩm .Giáo viên là người nhận xét , đúc kết cuối cùng và đọc
mẫu để học sinh có cơ sở đọc theo.
Ví dụ:
Bài : LỊNG DÂN
( Tiếng Việt 5 tập 1 trang 24)
Nhân vật:
Dì Năm- 29 tuổi
An -12 tuổi, con trai dì Năm
Chú cán bộ
Lính
Cai
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 9
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
Cảnh trí:
Một ngơi nhà nơng thơn Nam Bộ. Cửa nhà quay vào phía trong sân
khấu. Bên trái kê một cái bàn, hai cái ghế . Bên phải là một chõng tre,
trên có mâm cơm.
Thời gian: Buổi trưa.
Má con Dì năm đang ăn cơm thì một chú cán vộ bị địch rượt bắt chạy
vơ.Dì Năm chỉ kịp đưa chú một chiếc áo để thay, rồi bảo chú ngồi
xuống chõng vờ ăn cơm. Vừa lúc ấy, một tên cai và một tên lính chạy
tới.
Cai:
- Anh chị kia!
Dì Năm:
- Dạ, cậu kêu chi?
Cai :
-Có thấy một người mới chạy vơ đây khơng?
Dì năm:
-Dạ, hổng thấy.
Cán bộ:
-Lâu mau rồi cậu?
Cai:
-Mới tức thời đây.
Cai:
- Thiệt không thấy chớ?Rõ ràng nó quẹo vơ đây( vẻ bực dọc). Anh nầy
là…
Dì năm:
-Chồng tui.Thằng nầy là con.
Cai :
-( Xẵng giọng) Chồng chị à?
Dì Năm:
-Dạ, chồng tui.
Cai:
-Để coi.( quay sang lính) Trói nó lại cho tao( Chỉ Dì năm). Cứ trói đi.
Tao ra lịnh mà( lính trói Dì Năm lại).
An:
-( Ơm Dì năm ,khóc ồ) má ơi má!
Cán bộ:
- ( Bng đũa đứng dậy) Vợ tơi…
Lính:
- Ngồi xuống!( Chĩa súng vào chú cán bộ) Rục rịch tao bắn.
Dì Năm:
-Trời ơi!Tui có tội tình chi?
Cai:
-(Dỗ dành)Nếu chị nói thiệt, tơi thưởng.Bằng chị nhận anh này là
chồng, tôi bắn chị tức thời, đốt luôn cái nhà này nữa.
Dì năm:
-Mấy cậu …để tui…
Cai:
-Có thế chớ! Nào, nói lẹ đi!
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 10
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
Dì Năm:
-(Nghẹn ngào) An…( An “ dạ”).Mầy qua bà Mười…dắt con heo
về…, đội luôn năm giạ lúa.Rồi…cha con ráng đùm bọc lấy nhau.
( Còn nữa)
Theo Nguyễn Văn Xe
+ Với vở kịch trên các em phải biết ngắt giọng đúng để phân biệt được tên nhân
vật và lời nhân vật. Đọc đúng các câu hỏi, câu kể, câu cầu khiến, câu cảm trong vở
kịch. Giọng đọc phải phù hợp với tính cách từng nhân vật, tình huống của vở kịch
để người nghe biết được sự dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc ,cứu
cán bộ cách mạng.
* Cai và lính giọng hống hách, xấc xược.
* Dì Năm và chú cán bộ: đoạn đầu: giọng tự nhiên, đọcn sau: giọng Dì Năm
nhỏ, nỉ non rất khéo khi giả vờ than vãn, nghẹn ngào, nói lời trối trăng với con khi
bị doạ bắn chết.
* An: Giọng rất tự nhiên như một đứa trẻ đang khóc.
* Chú ý cách đọc phân biệt nhân vật và lời nhân vật:
Cai :
-( Xẵng giọng) /Chồng chị à?
Dì Năm:
-Dạ, chồng tui.
Cai:
-Để coi.( quay sang lính) /Trói nó lại cho tao( Chỉ Dì năm). Cứ
trói đi. Tao ra lịnh mà/ ( lính trói Dì Năm lại).
Với cách dạy này, đến giờ tập đọc tôi thấy lớp học sinh động hẳn lên, giờ
học thoải mái, giảm được sự gò ép. Căng thẳng.các em được tự do nói lên ý kiến
của riêng mình, tranh luận về cách thể hiện giọng đọc của từng nhân vật nên rất
thích.Thật bất ngờ kết quả giọng đọc các em đưa ra không những phù hợp với nhân
vật mà con sáng tạo trong cách thể hiện nhưng vẫn giữ được nội dung chính của
tác phẩm.Vì thế, kĩ năng đọc của lớp tôi, ngày càng nâng cao.
6/ Biện pháp 6
Do đặc điểm của học sinh tiểu học là các em dễ nhớ nhưng cũng mau quên
và khả năng ghi nhớ của các em còn chậm .Nếu chỉ rèn trong giờ Tập đọc thì chất
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 11
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
lượng chưa cao.Do vậy tôi thường xuyên cho các em rèn đọc trong mọi giờ học và
các phân môn khác.
7/ Biện pháp 7
Mọi trẻ em đều rất thích thú và có nhu cầu được khen thưởng, khuyến khích
động viên ,đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt, yếu kém. Trẻ sẽ có cách xử
sự tích cực nếu những hành vi tốt của các em được củng cố và phát huy bằng
những khuyến khích, động viên tích cực. Tơi khơng bỏ qua cơ hội khen ngợi trước
lớp khi học sinh thể hiện tinh thần hợp tác tiến bộ.Khi các em đọc tốt, tơi thường
khen ngợi ngay( Bằng nhiều hình thức: một lời khen ngợi, một nụ cười, sự công
nhận trước bạn bè, sự biểu dương trước lớp học…), cho dù đó là tiến bộ nhỏ nhất
Với biện pháp này, tôi thấy rõ sự rạng ngời trên khuôn mặt các em học sinh.
Sự thích thú học đọc và đọc tốt ngày càng cao. Các em chuẩn bị bài ở nhà trước
cho tiết Tập đọc rất kĩ ở các phần: đọc đúng, đọc lưu lốt, đọc hiểu và đọc diễn
cảm. Chính vì thế nên tiết Tập đọc của lớp tôi bao giờ cũng rất thoải mái và sơi
nổi.Nó góp phần rất lớn trong việc nâng cao kĩ năng đọc của các em.
8/ Biện pháp 8
Kĩ thuật dạy học có ưu thế trong việc phát huy tính tích cực học tập của học
sinh. Vì vậy, tôi thường sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực để gây hứng thú
cho học sinh nhằm nâng cao kĩ năng đọc , đồng thời tạo cơ hội cho các em được
học hỏi, giao lưu với nhiều bạn khác trong lớp.
Ví dụ:
+ Phần luyện đọc: các em đọc theo nhóm đơi
+ Phần tìm hiểu bài và đọc diễn cảm : để trả lời các câu hỏi trong SGK và
luyện đọc diễn cảm , mỗi tiết Tập đọc tôi sử dụng một cách chia nhóm : Khi thì
chia theo nhóm điểm danh; khi thì chia theo màu sắc; theo các loài hoa; các mùa
trong năm… .Yêu cầu những em có cùng một màu sắc, cùng một số điểm danh,
cùng một lồi hoa, cùng một mùa sẽ vào một nhóm.
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 12
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
Được phân công dạy lớp 5 đã năm năm thì bản thân tơi , đã áp dụng kĩ thuật
này vào mỗi tiết Tập đọc trong bốn năm. Tôi đã quan sát từng học sinh của mình
và thấy rõ hiệu quả của việc thường xuyên áp dụng kĩ thuật dạy học . Tới tiết Tập
đọc các em rất hứng thú, phấn khởi, vì các em được làm việc ,học với nhiều bạn
khác nhau , thường xuyên được thay đổi chỗ ngồi, trao đổi thảo luận , giao lưu với
nhiều bạn khác trong lớp. Có em đã mạnh dạn bày tỏ ý kiến rằng : “ Em rất thích
học với cách chia nhóm như thế này”.Việc áp dụng Kĩ thuật dạy học tích cực giúp
học trị tơi có kĩ năng đọc rất tốt.
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 13
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
V/ Hiệu quả của đề tài
Sau khi nghiên cứu và thực hiện áp dụng đề tài trên vào giảng dạy trong học
kì I của năm học 2011- 2012 , tôi đã thu được một số kết quả sau:
Kĩ năng đọc trong phân môn Tập Đọc Tiếng Việt Lớp tôi phụ trách:
+ Đầu năm học:
Mức độ đọc
Diễn cảm
Đúng
Chưa đúng
Bình thường
Tổng số
3
6
9
5
Tỉ lệ
13 %
26%
39 %
22%
Tổng số
6
12
2
3
Tỉ lệ
26 %
52 %
9%
13 %
+ Cuối kì I:
Mức độ đọc
Diễn cảm
Đúng
Chưa đúng
Bình thường
Như vậy , với những biện pháp giảng dạy bản thân tôi đã lựa chọn, phát
hiện, sử dụng cách thức giảng dạy phù hợp với đặc điểm, đối tượng học sinh và
gắn liền với từng nội dung, từng tiết học, từng bài cụ thể.Từ đó kĩ năng đọc của
học sinh được nâng lên rõ rệt so với đầu năm học.
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 14
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
VI/ Những bài học kinh nghiệm
Muốn việc giảng dạy và học tập của thầy và trị được nâng cao, việc nghiên
cứu và tìm tịi là nhiệm vụ vơ cùng quan trọng. Vì vậy thông qua giảng dạy và
hướng dẫn học sinh học tập tôi đã rút ra những bài học cho bản thân là:
1/ Người giáo viên phải có tâm huyết với nghề: yêu nghề mến trẻ, luôn học
hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.Ln tìm tịi, nghiên cứu, sáng tạo, áp
dụng những phương pháp dạy học có chất lượng, hiệu quả.
2/ Giáo viên phải nắm chắc được mục đích yêu cầu của phân môn Tập Đọc
Tiếng Việt.
3/ Giáo viên giảng dạy môn Tập đọc Tiếng Việt phải thường xuyên giáo dục
cái hay, cái đẹp của từng bài thơ, bài văn, câu chuyện cho các em học sinh và tầm
quan trọng của mơn Tập đọc. Từ đó hình thành sự thích thú và cố gắng rèn luyện kĩ
năng đọc ở học sinh.
4/ Để tiết học đạt kết quả tốt, người giáo viên phải chuẩn bị bài giảng chu
đáo, chủ động sáng tạo, khéo léo áp dụng các phương pháp dạy học mới theo từng
nội dung, theo chủ đề và khả năng nhận thức của từng học sinh. giáo viên phải
nghiên cứu kĩ bài Tập đọc trước khi lên lớp ở cả các phần: đọc đúng, đọc nhanh,
đọc hiểu, đọc diễn cảm
5/ Phân chia được đối tượng học sinh để có kế hoạch cụ thể trong việc bồi
dưỡng và phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh.
6/Cần gắn chặt kiến thức giảng dạy vào thực tế cuộc sống của địa phương.
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 15
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
C/ KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1/ Kết luận
Tập đọc là môn học rất quan trọng. Nó hỗ trợ rất nhiều cho việc học tập
cũng như giao tiếp trong cuộc sống của các em.Có kĩ năng đọc tốt thì mức độ cảm
thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống nâng cao hơn, có cái nhìn về cuộc sống đẹp
hơn, kĩ năng giao tiếp tốt hơn và chất lượng học tập sẽ nâng cao hơn. Nó tạo tiền
đề cho các em học tốt mơn ngữ văn ở các cấp học tiếp theo.
Qua tìm tịi nghiên cứu, học hỏi, áp dụng các biện pháp trên vào giảng dạy,
thầy và trị tơi đều rất vui mừng trước những kết quả đạt được.Các em có kĩ năng
đọc tốt hơn, say mê thích thú khi khi học tiết Tập Đọc, khơng cịn vẻ thờ ơ, hờ
hững như trước, ý thức đọc được nâng cao hơn. Đó cũng là nguồn động lực giúp
tơi say mê nghiên cứu tìm ra các biện pháp thiết thực cho bài giảng.
2/ Ý kiến đề xuất
a/ Đối với nhà trường
- Nên tổ chức những buổi thi đọc, thi kể chuyện .Để các em tham gia rèn
luyện trình độ hiểu biết của mình, khả năng nói trước đám đông ,tự tin ,mạnh dạn.
- Tổ chức thi tìm hiểu theo chủ điểm để các em trang bị thêm kiến thức cho
mình.
- Cần trang bị đầy đủ trang thiết bị liên quan đến mơn học: tranh ảnh, mơ
hình, các tài liệu tham khảo.
- Nhà trường cần kết hợp chặt chẽ với giáo viên và cha mẹ học sinh. Để
vạch ra kế hoạch nhằm tạo điều kiện cho việc học tập của các em tốt hơn.
b/ Đối với giáo viên
- Giáo viên lên lớp phải chuẩn bị kế hoạch bài dạy tốt , đồ dùng dạy học có
thẩm mĩ phù hợp với nội dung bài học và năng lực của học sinh.
- Tổ chức cho học sinh học tập tốt, tạo được mối quan hệ thầy trò mật thiết
và tốt đẹp, đối xử công bằng với mọi học sinh.
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 16
Trường Tiểu học Thanh An
Sáng kiến kinh nghiệm
- Sử dụng các phương pháp dạy học luôn cải tiến, linh hoạt . Nghệ thuật của
người giáo người giáo viên là biết lựa chọn sử dụng mỗi phương pháp một cách
đúng chỗ, hợp lí và sáng tạo.
c/ Đối với học sinh
- Tạo cho mình sự ham thích hơn nữa đối với mơn tập đọc , khơng ngừng
rèn luyện đọc, tìm hiểu nội dung bài. Có hiểu nội dung bài tập đọc các em mới có
thể đọc tốt và ngược lại có đọc tốt thì các em mới hiểu đúng nội dung bài.
- Hăng hái tham gia phát biểu ý kiến, tham gia tích cực vào việc đọc. Những
điều chưa rõ, sai lỗi phát âm, chưa hiểu nội dung bài cần hỏi ngay thầy cô, bạn bè
để không rỗng kiến thức hiểu sai bài đọc.
- Lập thời gian biểu mỗi ngày để có thể sắp xếp thời gian học hợp lí
d/ Đối với gia đình
- Thường xuyên quan tâm việc học của con em mình. Động viên khyến
khích các em học đều các mơn.
-Tạo cho các em tâm lí thoải mái khi học ở nhà cần có thời gian học và chơi
hợp lí. Cần có khơng gian và góc học tập riêng cho các em hướng các em vào nề
nếp.
- Cha mẹ thường xuyên liên lạc với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để
biết tình hình học tập của con em mình.
- Trên đây là những biện pháp tôi đã thực hiện và cũng mang lại kết quả
tương đối, mang tính thực tế trong việc nâng cao kĩ năng đọc trong phân môn Tập
đọc Tiếng Việt ở lớp tôi phụ trách. Tuy nhiên , đây cũng chỉ là những biện pháp mà
tôi đã thực hiện cịn mang tính cá nhân. Rất mong đồng nghiệp và quý lãnh đạo hỗ
trợ, xây dựng để đề tài có tính khả thi cao hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Thanh An , ngày 10 tháng 2 năm 2012
Người viết
Bùi Thị Hiền
GVTH : Bùi Thị Hiền
Trang 17