Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Bài tập học kỳ môn luật đất đai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.06 KB, 9 trang )

BÀI TẬP HỌC KỲ LUẬT ĐẤT ĐAI

Đề số 12: Hãy phân tích mục đích và ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức
đất trong nông nghiệp theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành? Việc quy
định như vậy có là rào cản đối với người sử dụng đất trong việc tích tụ và tập
trung đất nơng nghiệp để phát triển mơ hình kinh tế trang trại hay khơng? Vì
sao?
MỞ ĐẦU
Đảng và nhà nước ta những năm gần đây đã khuyến khích người nơng dân tích
tụ ruộng đất, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa trong nơng nghiệp, có thể thấy rằng đây
là chủ trương lớn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng khoa học công
nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích
canh tác, đồng thời thúc đẩy sản xuất nông nghiệp bền vững.
Luật đất đai 2013 đã hoàn thiện hơn so với luật đất đai 1993, 2003 về các quyền
của người sử dụng đất nông nghiệp cũng như hạn mức nhận chuyển quyền sử
dụng đất của cá nhân, hộ gia đình được mở rộng nhằm phù hợp với quy mô và
điều kiện của từng vùng. Giúp cho người sử dụng đất tập trung tích tụ đất đai
theo quy mô lớn và yên tâm hơn trong việc sản xuất. Thế nhưng vẫn có nhiều ý
kiến cho rằng việc quy định hạn mức đất nông nghiệp như vậy sẽ là rào cản đối
với những người mong muốn tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại
quy mô lớn. Đi sâu làm rõ hơn vấn đề này em xin chọn chủ đề ‘phân tích mục
đích và ý nghĩa của việc quy định vấn đề hạn mức đất trong nông nghiệp theo
quy định của pháp luật đất đai hiện hành? Việc quy định như vậy có là rào cản
đối với người sử dụng đất trong việc tích tụ và tập trung đất nơng nghiệp để phát
triển mơ hình kinh tế trang trại hay khơng? Vì sao?’
I.

CÁC QUY ĐỊNH VỀ HẠN MỨC ĐẤT
1. Khái niệm và ý nghĩa của hạn mức đất

1




a. Khái niệm hạn mức đất, hạn mức giao đất và hạn mức nhận chuyển
quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Hạn mức giao đất theo quy định của luật đất đai 2013 có thể hiểu là diện tích đất
tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được phép sử dụng trên cơ sở đất được Nhà nước
giao sử dụng vào mục đích nơng, lâm nghiệp. Diện tích đất này được xác định
theo từng loại đất nông nghiệp cho từng vùng, từng địa phương khác nhau.
Bên cạnh hạn mức giao đất, luật đất đai 2013 còn quy định về hạn mức nhận
chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định
tại điều 130 luật đất đai 2013, theo đó. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất
nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân khơng q 10 lần hạn mức giao đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2
và 3 Điều 129 của Luật này. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông
nghiệp của hộ gia đình, cá nhân theo quy định của pháp luật được hiểu là giới
hạn diện tích đất nơng nghiệp tối đa mà hộ gia đình, cá nhân được nhận thơng
qua các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, xử lý nợ theo thỏa thuận
trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.
b, Ý nghĩa của việc quy định hạn mức đất
Việc quy định hạn mức đất vừa mang ý nghĩa về mặt kinh tế, vừa mang ý nghĩa
về mặt xã hội, xuất phát từ những lý do sau:
Việt nam là nước đi lên từ nền kinh tế nơng nghiệp, có hơn 70% dân số làm
nghề nơng; đất đai đặc biệt là đất nơng nghiệp chính là nguồn sống, là điều kiện
để sinh tồn và mang ý nghĩa xã hội sâu sắc
Đảm bảo cho người sản xuất nhà nơng nghiệp có đất để sản xuất khi có nhu cầu,
tránh tình trạng tích tụ tập trung đất đai q lớn với mục đích đầu cơ đất dẫn tới
sự phân hóa giai cấp ở khu vực nơng thơn. Qua đó tạo sự hài hòa giữa phát triển
kinh tế với ổn định xã hội.

2



– Việc quy định hạn mức giao đất hợp lý, cho phép sự tập trung đất đai, phù
hợp, khuyến khích những người lao động có thể làm giàu chính đáng trong
phạm vi hạn mức giao đất mà nhà nước cho phép sử dụng.
– Việc cho phép tích tụ, tập trung đất đai trong hạn mức hoặc có khuyến khích
mơ hình kinh tế trang trại phát triển, góp phần giải quyết cơng ăn việc làm tại
khư vực nơng thơn.
Hiện nay, có quan điểm cho rằng pháp luật không nên quy định về hạn mức đất
vì như vậy sẽ là nguyên nhân cản trở phát triển sản xuất hàng hóa, làm hạn chê
sự phát triển mơ hình kinh tế trang trại ở nông thôn. Tuy nhiên kinh nghiệm ở
nhiều nước cho thấy chỉ khi nào nông nghiệp chiếm tỉ trọng không đáng kể
trong cơ cấu kinh tế, dân số và lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ
cấu dân số lao động thì chế độ hạn điền mới có thể xóa bỏ. Ở Việt Nạm việc quy
định hạn mức đất vẫn rất cần thiết nhưng cần duy trì nó như thế nào để không
trở thành yếu tố cản trở sự phát triển của nền sản xuất hàng hóa và tăng năng
suất lao động.
2. Các quy định cụ thể về hạn mức đất nông nghiệp

a, Hạn mức giao đất nông nghiệp
Theo điều 129 luật đất đai 2013, hạn mức giao đất nông nghiệp được quy định
như sau: Hạn mức giao đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm
muối cho mỗi hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp như sau:
- Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
- Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương khác.

3



- Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho mỗi hộ gia đình, cá nhân khơng q
10 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 héc ta đối với
xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi. - Hạn mức giao đất cho mỗi hộ gia
đình, cá nhân khơng q 30 héc ta đối với mỗi loại đất: Đất rừng phòng hộ; Đất
rừng sản xuất.
- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao nhiều loại đất bao gồm đất trồng
cây hàng năm, đất ni trồng thủy sản, đất làm muối thì tổng hạn mức giao đất
không quá 05 héc ta.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất trồng cây lâu năm thì hạn
mức đất trồng cây lâu năm khơng quá 05 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở
đồng bằng; không quá 25 héc ta đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền
núi.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân được giao thêm đất rừng sản xuất thì hạn
mức giao đất rừng sản xuất khơng q 25 héc ta.
- Hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử
dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử dụng theo quy hoạch để sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối không quá hạn mức giao đất
quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này và khơng tính vào hạn mức giao đất
nơng nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hạn mức giao đất trống, đồi núi trọc, đất có
mặt nước thuộc nhóm đất chưa sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân đưa vào sử
dụng theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt.
- Hạn mức giao đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, trồng
rừng, nuôi trồng thủy sản, làm muối thuộc vùng đệm của rừng đặc dụng cho mỗi

4



hộ gia đình, cá nhân được thực hiện theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5
Điều này.
- Đối với diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng ngồi
xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú thì hộ gia đình, cá nhân
được tiếp tục sử dụng, nếu là đất được giao khơng thu tiền sử dụng đất thì được
tính vào hạn mức giao đất nơng nghiệp của mỗi hộ gia đình, cá nhân.
Cơ quan quản lý đất đai nơi đã giao đất nông nghiệp không thu tiền sử dụng đất
cho hộ gia đình, cá nhân gửi thơng báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi hộ gia
đình, cá nhân đó đăng ký hộ khẩu thường trú để tính hạn mức giao đất nơng
nghiệp.
Diện tích đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân do nhận chuyển nhượng,
thuê, thuê lại, nhận thừa kế, được tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn
bằng quyền sử dụng đất từ người khác, nhận khốn, được Nhà nước cho th đất
khơng tính vào hạn mức giao đất nơng nghiệp quy định tại Điều này.”
b. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp của hộ gia đình, cá nhân
khơng q 10 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đối với
mỗi loại đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 129 của Luật này.
Chính phủ quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nơng nghiệp của
hộ gia đình, cá nhân phù hợp với điều kiện cụ thể theo từng vùng và từng thời
kỳ
II.

CÁC QUY ĐỊNH VỀ ĐẤT SỬ DỤNG CHO KINH TẾ TRANG TRẠI

Có thể thấy luật đất đai 2013 và các văn bản hướng dẫn đã khuyến khích tích tụ
ruộng đất để tổ chức sản xuất nơng nghiệp hàng hóa, phát triển kinh tế hộ gia
đình, kinh tế trang trại và quá trình này từng bước diễn ra gắn với phân công lao
5



động trong nông thôn nông nghiệp. Cùng với việc quy định, mở rộng các quyền
của người sử dụng đất, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp
tạo điều kiện cho người dân thế chấp, vay vốn mở rộng sản xuất. Hiệu quả kinh
tế của tích tụ ruộng đất đã góp phần nâng cao thu nhập cho người sử dụng đất,
tang nguồn thu cho ngân sách và thay đổi diện mạo nông thôn.
Theo điều 142 luật đất đai 2013 đã quy định chi tiết về việc sử dụng đất trang
trại như sau: Nhà nước khuyến khích hình thức kinh tế trang trại của hộ gia đình,
cá nhân nhằm khai thác có hiệu quả đất đai để phát triển sản xuất, mở rộng quy
mô và nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối gắn với dịch vụ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm
nông nghiệp.
Đất sử dụng cho kinh tế trang trại gồm đất được Nhà nước giao không thu
tiền sử dụng đất trong hạn mức giao đất cho hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản
xuất nơng nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối quy định tại Điều
129 của Luật này; đất do Nhà nước cho thuê; đất do thuê, nhận chuyển nhượng,
nhận thừa kế, được tặng cho; đất do nhận khoán của tổ chức; đất do hộ gia đình,
cá nhân góp.
Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất làm kinh tế trang trại được chuyển đổi
mục đích sử dụng các loại đất theo quy định của pháp luật.
Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất làm kinh tế trang trại phù hợp quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê
duyệt, khơng có tranh chấp thì được tiếp tục sử dụng theo quy định sau đây:
- Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất trong hạn mức cho hộ
gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này thì được tiếp tục sử
dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 126 của Luật này;
6



- Trường hợp đất được giao không thu tiền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân
khơng trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối
khi hết thời hạn được giao thì phải chuyển sang thuê đất;
- Trường hợp sử dụng đất do được Nhà nước cho thuê, nhận chuyển nhượng,
được thừa kế, được tặng cho, nhận khoán của tổ chức; do hộ gia đình, cá nhân
góp vốn thì được tiếp tục sử dụng theo quy định của Luật này.
Nghiêm cấm việc lợi dụng hình thức kinh tế trang trại để bao chiếm, tích
tụ đất đai khơng vì mục đích sản xuất.
Có quan điểm cho rằng việc quy định hạn mức đất như hiện nay dường như đã
làm cản trở đến sự phát triển của mơ hình kinh tế trang trại. Theo em thì không
phải như vậy bởi:
Quy định hạn mức đất một mặt giúp ngăn chặn xu hướng tập trung đất với
quy mô quá nhanh dẫn đến sự phân cực giàu nghèo trong xã hội, mặt khác hạn
mức đất là định hướng đúng đắn, là hành lang an toàn cho sự phát triển trang trại
với quy mô hợp lý, vừa tầm quản lý tổ chức sản xuất.
Theo quy định của luật đất đai, nguồn đất sử dụng cho kinh tế trang trại
rất phong phú, bao gồm đất được nhà nước giao trong hạn mức, đất nhà nước
cho thuê, nhận chuyển nhượng…mặt khác pháp luật cho phép hộ gia đình, cá
nhân có quyền góp đất để hợp tác sản xuất kinh doanh với nhau, vì vậy hộ gia
đình nào có khả năng sản xuất giỏi vẫn có thể phát triển tốt mơ hình kinh tế
trang trại với quy mơ diện tích lớn.
Cũng có thể nhận thấy rằng hạn mức sử dụng đất nông nghiệp khơng phải
cố định vĩnh viễn. Quy định sẽ khơng cịn ý nghĩa khi nền công nghiệp, thương
mại phát triển, lúc đó sẽ có sự phân cơng lao động. Tuy nhiên trong hồn cảnh
hiện nay cơng nghiệp thương mại của nước ta chưa phát triển, kinh tế nông
nghiệp là chủ yếu, lao động và cuộc sống của hàng triệu lao động vẫn phụ thuộc
7



vào nông nghiệp nên pháp luật hiện hành quy định hạn mức sử dụng đất nơng
nghiệp là cần thiết.
KẾT LUẬN
Có thể khặng định rằng khi nông nghiệp chiếm tỉ trọng không đáng kể trong nền
kinh tế, dân số và lao động nông nghiệp chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu dân số
lao động thì chế độ hạn điền mới có thể xóa bỏ. Do đó trong nền kinh tế, xã hội
nước ta hiện nay việc quy định hạn mức là rất cần thiết tránh việc mở rộng diện
tích trang trại khơng kiểm sốt dẫn tới khơng có khả năng quản lý, nhà nước vẫn
đặt ra mức giới hạn hợp lý tạo điều kiện cho phát triển trang trại.

DANH MỤC THAM KHẢO
Giáo trình luật đất đai trường đại học Luật Hà Nội
Luật đất đai 1993, 2003, 2013
Nghị định 43/2014/ NĐ-CP và các nghị định khác.

8


9



×