HÌNH ẢNH X
QUANG RUỘT
VI. Hình ảnh X quang tiểu tràng
6.1. Kỹ thuật khám X quang tiểu tràng
- Phương pháp cổ điển: bệnh nhân nhịn ăn sáng,
uống baryte từng ngụm đặc từ 15 – 25ml. Chiếu chụp nhiều phim, mỗi phim cách nhau 30 phút kết
hợp với ép nắn để tách các quai ruột ra, cho đến
khi thuốc tới manh tràng, thường sau 6 – 8 giờ.
- Phương pháp chụp lưu thông qua ống thông tá
tràng: sau khi đặt ống thông tá tràng, bơm thuốc
baryte dưới áp lực của máy bơm. Chiếu dưới màn
tăng sáng và chụp hàng loạt để theo dõi lưu thông
của thuốc qua toàn bộ ruột non đến hồi manh
tràng.
6.2. Hình ảnh tiểu tràng bình thường
- Định khu ruột non: các quai hỗng tràng
cuộn lại dưới mạn sườn trái, dưới bờ cong
lớn dạ dày; các quai hồi tràng sắp xếp ở
vùng hạ vị và hố chậu phải.
- Hình thái: hỗng tràng có khẩu kính 2 - 3cm,
các nếp niêm mạc xếp rất sát nhau và rất
mịn, tạo nên hình “lá dương xỉ”. Hồi tràng
nhỏ hơn, khẫu kính từ 1 – 2 cm, các nếp
niêm mạc ít hơn.
6.3. Dấu hiệu bất thường ở tiểu tràng
- Các dây chằng và dính phúc mạc: một hoặc
nhiều quai ruột kết dính, hội tụ về một điểm
co kéo, tạo ra một số quai giãn, một số quai
xẹp lại.
- Các khối u trong lịng ruột non: tạo ra hình
khuyết và là ngun nhân gây lồng ruột.
- Loét hoặc u thâm nhiễm: tạo nên những đoạn
hẹp ngắn lệch trục ở hỗng tràng, là biểu hiện
của u thượng bì. Ổ loét lớn tạo ra ảnh giả túi
thừa hoặc thâm nhiễm dạng pơ líp, lan rộng
cho đến hồi tràng trong trường hợp
lymphosarcome.
- Bệnh Crohn hay viêm đoạn cuối hồi tràng:
đặc trưng bởi hình ảnh hẹp các quai ruột,
bờ có gai, cứng mất nhu động từng đoạn.
Diễn tiến thành từng đợt liên tiếp lan rộng
lên cao. Áp xe và dò là biến chứng của
bệnh này. Hiếm hơn ta có thể gặp bệnh
này ở các đoạn khác của ống tiêu hoá.
Tuỳ theo vị trí tổn thương của khối u, ta có thể khái qt như
sau:
Niêm mạc
Dưới niêm
Xun thành
Pơ líp
Carcinoid
Adenocarcinome
VII. Hình ảnh X quang đại tràng
7.1. Kỹ thuật khám đại tràng
Chụp một phim bụng không chuẩn bị tư thế nằm ngửa,
sau đó chuẩn bị một bock barit ấm đặt cao hơn 40cm
so với mặt bàn, luồn canul có nhánh vào hậu môn.
Cho barit vào dần, theo dõi dưới màn huỳnh quang
hoặc tăng sáng truyền hình, để tìm tư thế thích hợp,
giảm thiểu phim chụp, giảm liều nhiễm xạ cho cả
thầy thuốc và bệnh nhân.
7.2. Hình ảnh đại tràng bình thường
Chiều dài của tồn bộ khung đại tràng từ 1,2 – 1,5m.
Manh tràng: túi cao 6cm, di động, có lỗ của ruột thừa, trên 2cm
là lỗ hồi tràng, được khép kín bằng van Bauhin.
Đại tràng lên: cố định, dài 8 – 15cm
Đại tràng ngang: dài 40 – 70cm, gồm 2 phần, phần phải ngắn,
cố định; phần trái dài di động.
Đại tràng xuống gồm hai phần:
- Đại tràng lưng chậu dài khoảng 20cm, từ góc lách đến eo trên,
có mạc nối dính vào mặt sau.
- Đại tràng chậu hoặc sigma, di động,
Trực tràng: ở mặt trước S3 cho đến hậu môn, hai phần:
- Phần chậu: chếch xuống dưới và ra trước: bóng trực tràng.
- Phần tầng sinh môn: chếch xuống dưới và ra sau. Ống hậu
môn dài và rộng khoảng 3cm, giới hạn bởi một ngấn gọi là
van Houston..
Khung đại tràng giống một giải
Ruban có bờ nhiều ngấn đối
xứng. Ở giữa 2 nếp thắt có một
ngấn Haustra cách nhau 1cm,
sâu 0,5cm, nối các ngấn Haustra
có 3 giải niêm mạc chạy dọc. Các
ngấn Hautra nhiều và sâu ở bên
phải và đại tràng ngang (hình
đàn gió) hơn bên trái và sigma.
7.3. Hình ảnh bất thường ở đại tràng
7.3.1. Các dấu hiệu cơ năng
- Các ngấn Hautra (ngấn ngang) của đại
tràng có thể:
+ Giảm về số lượng hay độ sâu dẫn đến hình
ống thẳng trên một hay nhiều đoạn. Nếu
hình ảnh này tồn tại thường xuyên phản
ánh tình trạng viêm nhiễm của đại tràng,
+ Tăng số lượng ngấn và chiều sâu đó là hình
chồng đĩa tức là hình ảnh rối loạn co thắt.
- Trương lực đại tràng: tăng trương lực làm
cho khung đại tràng hẹp và ngắn lại;
đại tràng rộng và dài khi giảm trương lực.
- Vận động của đại tràng: thể tích bình thường
của đại tràng khoảng 1 - 1,5 lít, đó là dung
tích mà khi thụt vào đại tràng khơng phản
ứng lại. Trong trường hợp đại tràng dễ bị
kích thích hoặc tăng vận động thường có xu
hướng chống lại sự thụt nước vào bằng cách
co thắt từng đoạn và bài xuất sớm.
7.3.2. Các tổn thương thực thể
- Những bất thường về kích thước: dài đại tràng
có thể là do thể tạng, bấm sinh. Ngược lại ngắn
đại tràng thường do mắc phải như viêm mạn.
- Những bất thường ở bờ và bề mặt:
+ Bờ mờ: không sắc nét là biểu hiện của viêm
niêm mạc đại tràng, bề mặt bị phủ một lớp
nhầy hoặc mủ máu.
+ Bờ nham nhở hình gai hoặc hình “cúc áo” là
biểu hiện của những ổ loét nhỏ nông hoặc s 턐
턐.
+ Hình khuyết của các khối u lành tính có bờ trịn
đều, khá thường xun trên nhiều phim, có hình
dạng thay đổi, chỗ bám, có cuống hoặc khơng: u
tuyến, u mỡ, políp, myome, schwanome, hoặc có
bờ khơng đều.u nhung mao, u sùi.
+ Hình khuyết hẹp của các khối u ác tính có bờ
nham nhở, nhiễm cứng, khơng thay đổi qua các tư
thế chụp, hình hẹp lệch trục hoặc hẹp đột ngột có
góc giới hạn, hoặc đáy của hình khuyết có thể có
hình ổ lt dạng thấu kính.
+ Hình khuyết giả: là những hình khuyết khơng tồn
tại thường xun, mất đi khi thay đổi tư thế hoặc
ép nắn: đó là những hình chèn ép từ bên ngồi
vào hạơc ổ đọng thức ăn, những cục máu đông.
7.4. Các bệnh lý đại tràng thường gặp
7.4.1. Dị dạng do xoay dở khung đại tràng
Về phôi thai học, vào tuần thứ 5 quai ruột
nguyên thuỷ hình chữ U nằm ngoài ổ bụng
theo mặt phẳng trước sau trong cuống rốn,
đến tuần thứ 9 thì quay ngược chiều kim đồng
hồ 900, đưa mầm manh tràng và đại tràng lên
về phía trái, mầm tiểu tràng qua phải. Trước
tuần thứ 12 thì quai ruột quay thêm 1800 nữa,
đưa mầm manh tràng và đại tràng lên qua
phải và mầm tiểu tràng qua phía trái.
Nếu trong quá trình xoay này, các quai ruột chỉ
dùng lại ở giai đoạn 1 thì trên phim ta sẽ thấy
toàn bộ các quai tiểu tràng ở bên phải ổ bụng, đai
tràng lên và đai tràng ngang xếp thành quai đôi ở
bên hạ sườn trái. Đây là bệnh lý mạc treo chung.
Nếu quai ruột quay dở trong giai đoạn 2 thì manh
tràng nằm dưới gan và dính với thành bên ổ bụng
bởi dây chằng Ladd. Dây chằng này sẽ đè lên tá
tràng gây hẹp tắc tá tràng dưới bóng Vater ở trẻ
sơ sinh. Lúc này chụp bụng không chuẩn bị sẽ
thấy 2 mức hơi nước lệch nhau: một ở trên của dạ
dày, một ở dưới của tá tràng. Nếu chụp khung đại
tràng có cản quang sẽ thấy manh tràng ở dưới
gan.
7.4.2. Phình to đại tràng
- Phình to đại tràng bẩm sinh: cịn gọi là
bệnh Hirschprung. Chẩn đốn bằng chụp
đại tràng có ba rít, xác định được đoạn hẹp
có hay khơng, dài hay ngắn.
- Phình to đại tràng thứ phát: gặp ở người lớn
hoặc thiếu niên, nguyên nhân chưa rõ.
Trên hình ảnh ta thấy đại tràng sigma giãn
rất to, thụt tháo sạch đại tràng trở lại bình
thường, vài ngày sau sẽ giãn to trở lại.
7.4.3. Các khối u lành tính của đại tràng
Gồm u tuyến, u mỡ, cơ, xơ, thần kinh
(schwannome)… Trên hình ảnh là các hình
khuyết sáng trịn hoặc bầu dục, bờ đều, rõ
nét. Pơ líp thường khu trú ở vùng trực
tràng sigma có thể đơn độc hoặc thành
từng đám. Chụp đại tràng đối quang kép,
đó là những hình khuyết sáng rải rác hoặc
tập trung như hình chùm nho, có viền ba
rít bao quanh.
7.4.4. Ung thư đại tràng
Thường là k biểu mô tuyến hay gặp ở trực
tràng, đại tràng sigma (70-75%), trên hình
ảnh ta có thể thấy như sau:
- Thể sùi vào lịng: biểu hiện là các hình
khuyết bờ khơng đều, rõ nét, đáy rộng và
cứng.
- Thể thâm nhiễm: tổ chức K nhiễm cứng
nham nhở, hẹp, lệch trục đột ngột.
- Thể loét: là hình ảnh sớm của K tuyến
(adenocarcinoma) biểu hiện là hình loét
thấu kính trên thành đại tràng.
7.4.5. Viêm đại tràng
Có nhiều nguyên nhân gây viêm khác nhau, nhưng
trên hình ảnh ta có thể thấy ba loại sau:
- Đại tràng hình ống: khơng có các ngấn Haustra,
đường bờ mờ khơng sắc nét, bề mặt có khi có các
nếp dọc.
- Ổ loét: rải rác trên thành đại tràng có những hình
gai, hình lồi hoặc nham nhở khơng đều kiểu răng
cưa, ngấm thuốc chỗ đậm chỗ nhạt.
- Giả pô líp: trên bề mặt của thành đại tràng có những
hình khuyết có khi như hình giun, hình ngón tay,
kích thước khác nhau. Là biểu hiện của giai đoạn
viêm mạn có xơ, sẹo hoá.