Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên men aspergillus niger trên môi trường rắn xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kĩ thuậtca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 117 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA HÓA

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH
HỌC

ĐỀ TÀI:

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT ENZYME CELLULASE
BẰNG PHƯƠNG PHÁP LÊN MEN ASPERGILLUS NIGER TRÊN
MÔI TRƯỜNG RẮN-XỐP VỚI NĂNG SUẤT 500 LÍT CHẾ
PHẨM ENZYME KĨ THUẬT/CA.
Người hướng dẫn: TS. BÙI XUÂN ĐÔNG
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN THỊ DUNG
Số thẻ sinh viên: 107120245
Lớp: 12SH

Đà Nẵng, 5/2017

Trang i


TÓM TẮT
Tên đề tài: Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên
men Aspergillus Niger trên môi trường rắn-xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme
kĩ thuật/ca.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Dung
Số thẻ SV: 107120245;


Lớp: 12SH

Enzyme cellulase là một hệ phức hệ enzyme có tác dụng thủy phân cellulose
thông qua việc thủy phân liên kết 1,4-glucoside trong cellulose tạo ra sản phẩm glucose
cung cấp cho công nghiệp lên men.
Enzyme cellulase là một trong những enzyme có vai trị quan trọng trong chuyển
hóa chất hữu cơ có trong thiên nhiên và có ý nghĩa rất lớn trong công nghiệp thực phẩm
(rượu, bia...), bảo vệ môi trường. Do có nhiều ứng dụng trong thực tế nên việc thực hiện
đề tài “thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase” là một việc cần thiết.
Từ luận giải trên đây, tôi đã tiến hành “thiết kế nhà máy sản xuất enzyme
Cellulase bằng phương pháp lên men Aspergillus niger trên môi trường rắn- xốp với
năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kỹ thuật/ca”. Để đạt được sản lượng trên phải sử
dụng nguyên liệu bã mía với khối lượng 483,7 kg/ca. Để đảm bảo sự vận hành đã tiến
hành tính tốn và chọn các thiết bị: xử lý nguyên liệu (máy nghiền bã mía, phối trộn
nguyên liệu, hấp thanh trùng và làm nguội), lên men (nhân giống cấp I, II, nhân giống
sản xuất và lên men trên khay, thiết bị thanh trùng khay, thiết bị định lượng khay), tinh
chế sản phẩm (thiết bị nghiền mịn, trích ly, ly tâm, kết tủa, cơ đặc) và cuối cùng đóng
gói sản phẩm. Nhà máy sẽ được xây dựng trên khu đất với diện tích 13000 m2 gồm phân
xưởng sản xuất chính có diện tích là 3024 m2, các cơng trình phụ (kho chưa ngun liệu,
kho chứa thành phẩm, trạm biến áp, nhà hành chính, xưởng cơ điện, gara ô tô, nhà xe,
nhà ăn, đài nước, khi xử lý nước, khu xử lý nước thải, phân xưởng lò hơi, kho vật tư
thiết bị) và khu đất mở rộng ( L x W: 540 m2).
Nhà máy sẽ được xây dựng tại khu công nghiệp Quảng Phú – Quảng Ngãi.

Trang ii


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KHOA HÓA

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Dung
Số thẻ sinh viên: 107120245
Lớp: 12SH
Khoa: Hóa
Ngành: Cơng nghệ Sinh học
1. Tên đề tài:
Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên men
Aspergillus niger trên mơi trường rắn-xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kĩ
thuật /ca
2. Đề tài thuộc diện: ☐ Có ký kết thỏa thuận sở hữu trí tuệ đối với kết quả thực hiện
2. Các số liệu ban đầu:
- Độ đường của nguyên liệu: bã mía (phế liệu nhà máy đường), hàm lượng đường
saccharose 5%
- Sản phẩm: ở dạng lỏng, có nồng độ chất khơ 30%
- Hiệu suất và hao tổn ở từng cơng đoạn
+ Bao gói: 0,5%
+ Cơ đặc: 2%
+ Ly tâm 2: 0,5%
+ Kết tủa: 0,5%
+ Ly tâm 1: 0,5%
+ Trích ly: 2%
+ Nghiền mịn: 2%
+ Thu nhận chế phẩm: 0,5%
+ Lên men: 0,5%
+ Gieo giống: 0,5%
+ Làm nguội: 0,5%

+ Hấp thanh trùng: 1%
+ Phối trộn: 1%
+ Nghiền và định lượng: 3%
2. Nội dung các phần thuyết minh và tính tốn:
- Tóm tắt.
- Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp
- Lời cảm ơn.
- Lời cam đoan liêm chính trong học thuật.
- Mục lục.
- Danh mục hình vẽ.
- Danh mục bảng.
Trang iii


- Danh mục thuật ngữ viết tắt.
- Lời mở đầu.
- Chương 1: Lập luận kinh tế.
- Chương 2: Tổng quan tài liệu.
- Chương 3: Chọn và thuyết minh dây chuyền công nghệ.
- Chương 4: Cân bằng vật chất.
- Chương 5: Tính và chọn thiết bị.
- Chương 6: Tổ chức.
- Chương 7: Tính xây dựng.
- Chương 8: Tính điện, hơi và nước.
- Chương 9: Kiểm tra sản xuất và đánh giá chất lượng sản phẩm.
- Chương 10: An toàn lao động và vệ sinh xí nghiệp.
- Kết luận.
- Tài liệu tham khảo.
4. Các bản vẽ:
- 01 bản vẽ tổng mặt bằng và mặt cắt phân xưởng nấu.

(A0)
- 01 bản vẽ tổng mặt bằng và mặt cắt phân xưởng lên men.
(A0)
- 01 bản vẽ tổng mặt bằng và mặt cắt phân xưởng chiết.
(A0)
- 01 bản vẽ sơ đồ hệ thống hơi nước phân xưởng nấu.
(A0)
- 01 bản vẽ tổng bình đồ.
(A0)
3. Giáo viên hướng dẫn: TS. Bùi Xuân Đông
4. Ngày giao nhiệm vụ: 16/02/2017
5. Ngày hoàn thành nhiệm vụ: 10/05/2017
Ngày …… tháng 05 năm 2017
Trưởng bộ môn
Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
(Ký và ghi rõ họ tên)

TS. Lê Lý Thùy Trâm

TS. Bùi Xuân Đông

Trang iv


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hồn thiện được đồ án tốt nghiệp này, em xin cảm ơn những người sau
đây.
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy TS.Bùi Xuân Đông là người
trực tiếp hướng dẫn em thực hiện đề tài này. Với lòng yêu nghề, sự tận tâm, chu đáo

trong quá trình hướng dẫn đã giúp em thực hiện xong đề tài của mình.
Tiếp theo, em xin gửi đến lời cảm ơn đến gia đình và bạn bè. Những người luôn
động viên, cổ vũ tinh thần và vật chất trong quá trình em thực hiện đề tài. Ln tạo điều
kiện tối đa để em hồn thành mọi nhiệm vụ.
Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn đến tất cả các thầy cô Bộ môn Công nghệ
Sinh học - Khoa Hóa - Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã truyền đạt những kiến
thức quý báu để có thể hồn thành đề tài tốt nghiệp của mình, và quan trọng hơn những
kiến thức đó sẽ theo em trong suốt quá trình làm việc sau này.
Xin chân thành cảm ơn!
Đà Nẵng, ngày tháng 05 năm 2017
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Thị Dung

Trang v


LỜI CAM ĐOAN LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT
Tơi xin cam đoan đây là đồ án do chính tơi thực hiện. Các số liệu, kết quả tính
tốn là trung thực, khơng sao chép từ các cơng trình khác.
Người cam đoan

Nguyễn Thị Dung

Trang vi


MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................... i
NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ..........................................................................iii

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... v
LỜI CAM ĐOAN LIÊM CHÍNH HỌC THUẬT ..................................................... vi
MỤC LỤC ................................................................................................................... vii
DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... xiv
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................. xvi
DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT ................................................................ xvii
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƯƠNG I. LẬP LUÂN KINH TẾ ........................................................................... 2
1.1 Sự cần thiết phải đầu tư ......................................................................................2
1.2 Vị trí xây dựng .....................................................................................................2
1.3 Giao thơng vận tải ...............................................................................................2
1.4 Nguồn cung cấp nguyên liệu ...............................................................................2
1.5 Điện – Nước – Xử lý nước thải ...........................................................................3
1.6 Hợp tác hóa ..........................................................................................................3
1.7 Tiêu Thụ ...............................................................................................................3
1.8 Kết luận ................................................................................................................3
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 4
2.1 Tổng quan về enzyme cellulase ..........................................................................4
2.1.1 Cấu tạo của cellulase .........................................................................................4
2.1.2 Tính đặc hiệu cơ chất ........................................................................................4
2.1.3 Ứng dụng của enzyme cellulase ........................................................................6
2.2 Công nghệ sản xuất enzyme cellulase ................................................................8
2.2.1. Tình hình sản xuất enzyme cellulase ở Việt Nam và trên Thế giới ...............8
2.2.2 Các phương pháp sản xuất .............................................................................10
Trang vii


2.2.3 Các nguồn vi sinh vật sinh enzyme cellulase .................................................13
2.2.4 Thành phần môi trường nuôi cấy vi sinh vật cellulose .................................15
2.3 Tổng quan về ngun liệu bã mía ....................................................................17

2.3.1 Tình hình sản xuất ..........................................................................................17
2.3.2 Ưu nhược điểm của bã mía .............................................................................18
CHƯƠNG III. CHỌN VÀ THUYẾT MINH DÂY CHUYỀN CÔNG NGHỆ ..... 19
3.1 Chọn dây chuyền công nghệ .............................................................................19
3.2 Thuyết minh quy trình cơng nghệ ....................................................................20
3.2.1. Ngun liệu bã mía .........................................................................................20
3.2.2 Nghiền ..............................................................................................................20
3.2.3 Phối trộn...........................................................................................................20
3.2.4. Hấp thanh trùng .............................................................................................20
3.2.5. Làm nguội .......................................................................................................20
3.2.6. Nhân giống sản xuất ......................................................................................21
3.2.7. Gieo giống .......................................................................................................22
3.2.8. Lên men ...........................................................................................................22
3.2.9. Thu nhận sinh khối ........................................................................................23
3.2.10. Nghiền mịn ...................................................................................................23
3.2.11. Trích ly ..........................................................................................................24
3.2.12. Ly tâm 1 .........................................................................................................24
3.2.13. Kết tủa ...........................................................................................................24
3.2.14. Ly tâm 2 .........................................................................................................25
3.2.15. Cơ đặc ............................................................................................................25
3.2.16. Bao gói ..........................................................................................................25
CHƯƠNG IV. TÍNH TỐN CÂN BẰNG VẬT CHẤT ......................................... 26
4.1. Kế hoạch sản xuất của nhà máy ......................................................................26
Trang viii


4.2 Các số liệu ban đầu ............................................................................................26
4.3 Hao hụt các cơng đoạn ......................................................................................27
4.4 Cân bằng vật chất trong q trình sản xuất ...................................................27
4.4.1 Năng suất dây chuyền sản xuất sản phẩm enzyme kỹ thuật .........................27

4.4.2 Bao gói .............................................................................................................28
4.4.3. Cơ đặc ..............................................................................................................28
4.4.4 Kết tủa enzyme và ly tâm thu kết tủa ..............................................................29
4.4.5 Ly tâm ...............................................................................................................30
4.4.6. Trích ly ............................................................................................................31
4.4.7 Nghiền mịn ......................................................................................................31
4.4.8 Thu nhận canh trường ....................................................................................31
4.4.9 Lên men ............................................................................................................32
4.4.10 Gieo giống ......................................................................................................32
4.4.11 Làm nguội ......................................................................................................32
4.4.12 Hấp thanh trùng ............................................................................................32
4.4.13 Phối trộn.........................................................................................................32
4.4.14 Lượng nguyên liệu sản xuất cho một mẻ .....................................................33
4.4.15 Nghiền và định lượng bã mía .......................................................................33
4.4.16 Khống chất ...................................................................................................33
4.4.17 Lượng nước cần cho dây chuyền sản xuất ..................................................34
4.4.18 Môi trường nhân giống .................................................................................35
4.5 Tổng kết ..............................................................................................................38
CHƯƠNG V: TÍNH VÀ CHỌN THIẾT BỊ ............................................................. 39
5.1 Cơng thức tính số thiết bị sử dụng ...................................................................39
5.2 Tính và chọn các thiết bị chính trong phân xưởng sản xuất .........................39
5.2.1 Máy nghiền bã mía ..........................................................................................39
Trang ix


5.2.2 Thiết bị hấp thanh trùng .................................................................................40
5.2.3 Thiết bị làm nguội............................................................................................41
5.2.4 Thiết bị nhân giống .........................................................................................42
5.2.5 Máy trộn giống .................................................................................................45
5.2.6 Thiết bị định lượng vào khay. .........................................................................46

5.2.7 Thiết bị lên men ...............................................................................................46
5.2.8 Thiết bị tiệt trùng khay ....................................................................................47
5.2.9 Thiết bị nghiền búa..........................................................................................48
5.2.10 Thiết bị trích ly ...............................................................................................49
5.2.11 Thiết bị ly tâm 1 .............................................................................................50
5.2.12 Thiết bị kết tủa ...............................................................................................50
5.2.13 Thiết bị ly tâm thu kết tủa. ............................................................................51
5.2.14 Thiết bị cô đặc ................................................................................................ 51
5.2.15 Thiết bị bao gói ..............................................................................................52
5.3 Thùng chứa hình trụ đứng ...............................................................................53
5.3.1 Thùng pha chế môi trường .............................................................................54
5.3.2 Thùng chứa canh trường enzyme sau lên men ..............................................54
5.3.3. Thùng chứa dịch enzyme thô .........................................................................55
5.3.4. Thùng chứa enzyme sau kết tủa ....................................................................55
5.4 Tính và chọn Bunke...........................................................................................55
5.4.1 Tính và chọn Bunke chứa sinh khối ..............................................................56
5.5.2 Tính và chọn Bunke chứa muối (NH4)2SO4...................................................56
5.6 Thiết bị vận chuyển ...........................................................................................57
5.6.1 Chọn bơm .........................................................................................................57
5.6.2 Chọn vít tải .......................................................................................................58

Trang x


5.7 Tổng kết thiết bị .................................................................................................59
CHƯƠNG VI. TÍNH TỔ CHỨC .............................................................................. 62
6.1 Sơ đồ tổ chức nhà máy ......................................................................................62
6.2. Tổ chức lao động của nhà máy ........................................................................62
6.2.1. Tính nhân lực lao động ..................................................................................63
6.2.2. Nhân lực nhà máy ..........................................................................................63

CHƯƠNG VII. TÍNH XÂY DỰNG .......................................................................... 65
7.1. Phân xưởng sản xuất chính .............................................................................65
7.2. Kho chứa nguyên liệu .......................................................................................65
7.3. Kho thành phẩm ...............................................................................................65
7.4. Trạm biến áp .....................................................................................................65
7.5. Nhà hành chính .................................................................................................66
7.6. Xưởng cơ điện ...................................................................................................66
7.7. Gara ô tô ............................................................................................................67
7.8. Nhà để xe máy cho cán bộ công nhân viên .....................................................67
7.9. Nhà ăn ................................................................................................................67
7.10. Đài chứa nước .................................................................................................67
7.11. Khu xử lý nước ...............................................................................................67
7.12. Khu xử lý nước thải ........................................................................................67
7.13. Phân xưởng lò hơi ...........................................................................................67
7.14. Nhà bảo vệ .......................................................................................................68
7.15. Trạm phát điện dự phòng ..............................................................................68
7.16. Kho vật tư thiết bị ...........................................................................................68
7.17. Khu đất mở rộng ............................................................................................68
7.18. Phòng kỹ thuật ................................................................................................ 68
7.19. Phòng KCS ......................................................................................................68
Trang xi


7.20. Quy cách bố trí mặt bằng nhà máy ...............................................................68
CHƯƠNG VIII: TÍNH NHIỆT – HƠI – NƯỚC ..................................................... 71
8.1 Tính nhiệt hơi .....................................................................................................71
8.1.1 Cơng đoạn thanh trùng ...................................................................................72
8.1.2 Tính nhiệt - hơi dùng trong trích ly ................................................................ 76
8.1.3 Tính nhiệt – hơi trong q trình cơ đặc .........................................................80
8.1.4. Cơng đoạn thanh trùng khay .........................................................................80

8.1.5 Tổng lượng hơi dùng trong nhà máy .............................................................81
8.2 Tính nước ...........................................................................................................82
8.2.1 Nước dùng cho sản xuất .................................................................................82
8.2.2 Nước sử dụng phục vụ cho việc sản xuất .......................................................82
8.2.3 Nước sinh hoạt ................................................................................................ 83
CHƯƠNG IX: KIỂM TRA SẢN XUẤT VÀ CHẤT LƯỢNG ............................... 85
9.1 Các quy định về an toàn trong sản xuất và sử dụng Enzyme .......................85
9.1.1 Ảnh hưởng bất lợi có thể trong sản xuất và sử dụng Enzyme ......................85
9.1.2 Nội dung cần kiễm tra về an toàn ...................................................................85
9.1.3 Những quy định về an toàn thực phẩm ..........................................................86
9.2 Kiễm tra nguyên liệu .........................................................................................86
9.2.1 Bã mía ..............................................................................................................86
9.2.2 Nguồn muối vô cơ ............................................................................................86
9.2.3 Nước .................................................................................................................86
9.3 Kiễm tra trên các công đoạn sản xuất .............................................................86
9.3.1 Công đoạn làm sạch và nghiền .......................................................................86
9.3.2 Kiễm tra quá trình lên men .............................................................................86
9.4 Kiễm tra chất lượng bán thành phẩm .............................................................87
9.5 Kiễm tra chất lượng sản phẩm .........................................................................87
Trang xii


9.5.1 Nguyên tắc chung của các phương pháp xác định tọa độ Enzyme ..............87
9.5.2 Các phương pháp xác định tọa độ Enzyme ....................................................87
9.5.3 Một số lưu ý khi xác định hoạt độ hay thực hiện phản ứng Enzyme ...........88
9.6 Các phương pháp đo hoạt độ enzyme Cellulase .............................................89
9.6.1 Phương pháp xác định hoạt độ enzyme carboxymethyl cellulase (CMCase)
...................................................................................................................................89
9.6.2 Phương pháp xác định hoạt độ enzyme Cellulase bằng cách đo đường kính
vịng thủy phân .........................................................................................................91

CHƯƠNG X: AN TỒN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH XÍ NGHIỆP ...................... 92
10.1 An tồn lao động ...............................................................................................92
10.1.1 Tai nạn lao động và các nhóm yếu tố nguy hiểm trong sản xuất ...................92
10.1.2 Các biện pháp dự phịng đảm bảo an tồn ...................................................92
10.1.3 An tồn lao động trong cơng nghiệp vi sinh ................................................93
10.1.4 Trạm nén khí ...................................................................................................93
10.1.5 Máy lọc để làm sạch khơng khí và thu hồi bụi................................................93
10.1.6 Máy nghiền .....................................................................................................94
10.1.7 An toàn thiết bị vận chuyển ..........................................................................94
10.1.8 Kỹ thuật an tồn khi ni cấy trên mơi trường rắn ........................................94
10.2 Bảo vệ môi trường ...........................................................................................95
10.2.1 Làm sạch khơng khí ......................................................................................95
10.2.2 Làm sạch nước thải .......................................................................................95
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 98

Trang xiii


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Tên hình

STT

Số hình

1

Hình 2.1


Cấu tạo của cellulase

4

2

Hình 2.2

Cấu tạo enzyme 1,4 B-D gluacan cellobiohydrolase

4

3

Hình 2.3

Cấu tạo enzyme 1,4 B-D gluacan 4 glucanohydrolase

5

4

Hình 2.4

Cấu tạo enzyme 1,4 B-D glucoside glucanohydrolase

5

5


Hình 2.5

Cơ chế thủy phân cellulose của ezyme cellulase

5

6

Hình 2.6

7

Hình 2.7

8

Hình 2.8

Khuẩn lạc Asp.niger trên mơi trường Czapek

14

9

Hình 2.9

Sợi nấm Asp.niger dưới kính hiển vi

15


10

Hình 3.1

Sơ đồ dây chuyền cơng nghệ sản xuất enzyme cellulase

19

11

Hình 3.2

Thiết bị ly tâm đĩa và nguyên lý làm việc

25

12

Hình 5.1

Máy băm cắt

40

13

Hình 5.2

Thiết bị thanh trùng dạng đứng


41

14

Hình 5.3

Thiết bị làm nguội mơi trường

41

15

Hình 5.4

Thiết bị lên men

42

16

Hình 5.5

Tủ cấy TL-NCLF1V

43

17

Hình 5.6


Máy trộn giống

45

18

Hình 5.7

Thiết bị định lượng Acrison Model 270

46

19

Hình 5.8

Thiết bị tiệt trùng dạng đường hầm

48

20

Hình 5.9

Thiết bị nghiền búa

48

21


Hình 5.10 Máy trích ly liên tục dạng roto

49

22

Hình 5.11 Thiết bị ly tâm dạng đĩa AC 1000

50

23

Hình 5.12 Thiết bị kết tủa CR 12500

50

24

Hình 5.13 Thiết bị ly tâm dạng đĩa AC 1000

51

25

Hình 5.14 Thiết bị cơ đặc tuần hồn ngồi 2 cấp

52

26


Hình 5.15 Thiết bị đóng gói

53

27

Hình 5.16 Mơ phỏng thùng chứa

53

Quy trình sản xuất E.cellulase bằng phương pháp ni
cấy bề mặt
Quy trình sản xuất E.cellulase bằng phương pháp ni
cấy chìm

Trang

11

12

Trang xiv


28

Hình 5.17 Mơ phỏng kích thước Bunke

55


29

Hình 5.18 Bơm Fetax CM32-160C

57

30

Hình 5.19 Cấu tạo vít tải

58

31

Hình 6.1

Sơ đồ tổ chức nhà máy

62

32

Hình 7.1

Sơ đồ bố trí khu hành chính

66

33


Hình 8.1

Lị hơi LD3/10W

81

Trang xv


DANH MỤC BẢNG
Tên bảng

STT

Số bảng

Trang

1

Bảng 4.1

Các ngày nghỉ lể, tết theo quy định của nhà nước

26

2

Bảng 4.2


Kế hoạch sản xuất theo tháng

26

3

Bảng 4.3

Tỉ lệ hao hụt khối lượng qua các công đoạn

27

4

Bảng 4.4

Bảng tổng kết cân bằng vật chất

38

5

Bảng 4.5

Nhu cầu nguyên liệu dùng trong ngày

38

6


Bảng 5.1

Chọn bơm cho các cơng đoạn

58

7

Bảng 5.2

Chọn vít tải cho các cơng đoạn

59

8

Bảng 5.3

Các thiết bị trong quá trình sản xuất

69

9

Bảng 6.1

Kế hoạch làm việc của nhân viên năm 2018

63


10

Bảng 6.2

Nhân lực lao động hành chính

63

11

Bảng 6.3

Nhân lực trực tiếp lao động

64

12

Bảng 7.1

Bảng tổng kết các cơng trình xây dựng trong nhà máy

59

13

Bảng 8.1

Bảng tổng kết lượng hơi trong nhà máy


81

Trang xvi


DANH MỤC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Nghĩa của từ

STT

Từ viết tắt

1

SDS

Scientific Data Systems

2

UV

Ultraviolet (tia tử ngoại, tia cực tím)

3

KCS

Kiễm tra chất lượng sản phẩm


4

FO

Fuel Oils (nhiên liệu đốt lò)

Trang xvii


Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên men aspergillus niger trên môi trường rắn –
xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kỹ thuật/ca

LỜI MỞ ĐẦU

Enzyme là chất xúc tác sinh học, có hoạt lực cao, có phân tử lượng lớn từ 20.000
đến 1.000.000 Dalton. Chúng có khả năng xúc tác đặc hiệu các phản ứng và đảm bảo
phản ứng xảy ra theo chiều hướng nhất định với tốc độ nhịp nhàng trong cơ thể sống.
Enzyme khơng chỉ có ý nghĩa cho q trình sinh trưởng, sinh sản của mọi sinh
vật mà nó cịn đóng vai trị rất quan trọng trong cơng nghệ chế biến thực phẩm, trong y
học, trong kỹ thuật phân tích, trong công nghệ gen và trong bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu, sản xuất enzyme và ứng dụng enzyme được phát triển mạnh từ đầu
thế kỷ XX đến này. Công nghệ sản xuất enzyme đã đem lại những lợi nhuận rất lớn cho
nhiều nước, Việt Nam là một trong nhiều nước có rất nhiều nghiên cứu và ứng dụng
enzyme, Tuy nhiên, nền công nghiệp của nước ta chưa thực sự phát triển.
Ngành cơng nghệ enzyme có mối liên hệ chặt chẽ với các ngành nghề khác, do
vậy để thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác, thì ngành cơng nghệ enzyme nói riêng
và các ngành khác thuộc lĩnh vực Cơng nghệ sinh học phải đi trước một bước, việc sản
xuất và đưa vào sử dụng các sản phẩm sinh học trong nước thay thế dần nguồn hàng
ngoại nhập sẽ cải thiện đáng kể khả năng cạnh tranh của hàng hóa trong nước trước xu
thế hội nhập toàn cầu như hiện nay.

Lý do tôi chọn đề tài “Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương
pháp lên men Aspergillus niger trên mơi trường rắn-xốp với năng suất 500 lít chế phẩm
enzyme kĩ thuật /ca” cho khóa luận tốt nghiệp của mình cũng xuất phát từ những quan
điểm trên, việc hiểu rõ về các quá trình trong việc xây dựng nhà máy trên mặt lý thuyết
sẽ giúp chúng ta có thể nắm bắt nhanh công nghệ vào sản xuất khi tham gia vào xây
dựng nhà máy thực tế.

SVTH: NGUYỄN THỊ DUNG

GVHD: BÙI XUÂN ĐÔNG

Trang 1


Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên men aspergillus niger trên môi trường rắn –
xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kỹ thuật/ca

CHƯƠNG I. LẬP LUÂN KINH TẾ
Từ hàng nghìn năm trước con người đã biết tiến hành các quá trình lên men thủ
công, sử dụng men để sản xuất các loại thực phẩm, đồ uống phục vụ cho nhu cầu của
mình.
Ngày nay dưới sự nghiên cứu của khoa học enzyme đã đươc sử dụng phổ biến và
đóng vai trị quan trọng trong: công nghiệp thực phẩm, nước giải khát, rượu, bia ...
Công nghiệp thực phẩm hiện đại đã thay thế dần việc sử dụng enzyme có trong
nguyên liệu bằng các enzyme kỹ thuật được sản xuất từ quá trình lên men của các vi
sinh vật ví dụ như trong ngành sản xuất rượu bia đã thay thế một phần hoặc hoàn toàn
enzyme trong đại mạch bằng enzyme sản xuất từ nấm mốc.
1.1 Sự cần thiết phải đầu tư
Enzyme cellulase đóng vai trị quan trọng trong chăn nuôi, công nghiệp thực
phẩm... Nhu cầu của enzyme này ngày càng tăng cao tuy nhiên nguồn enzyme được

chiết xuất từ tự nhiên ít và hoạt lực khơng cao. Mặt khác, nguồn bã mía sau q trình
sản xuất đường rất lớn nhưng chỉ một phần được sử dụng cho chăn ni cịn lại thường
được đốt gây ơ nhiễm mơi trường. Vì vậy việc đầu tư nhà máy sản xuất chế phẩm ezyme
cellulase từ nguồn nguyên liệu bã mía vừa đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế vừa giải
quyết vấn đề ơ nhiễm mơi trường.
1.2 Vị trí xây dựng
Việc chọn Quảng Ngãi làm địa điểm xây dựng nhà máy có nhiều thuận lợi đối
với q trình sản xuất của nhà máy, trong đó các yếu tố tác động tích cực đến q trình
xây dựng nhà máy bao gồm: đặc điểm tự nhiên, giao thông vận tải, nguồn nguyên liệu,
các vấn đề điện nước, xử lý nước thải và đặc biệt là vấn đề tiêu thụ và nguồn nhân lực
của Quảng Ngãi.
Khí hậu ở Quảng Ngãi là khí hậu nhiệt đới và gió mùa, nên nhiệt độ cao và ít biến
động. Chế độ ánh sáng, mưa ẩm phong phú, nhiệt độ trung bình 25-26,90C. Khí hậu nơi
đây phân hóa thành 2 mùa rõ rệt, gồm có mùa mưa và mùa nắng.
1.3 Giao thông vận tải
Nhà máy nằm trong khu công nghiệp Quảng Phú tại thành phố Quảng Ngãi thuộc
tỉnh Quảng Ngãi. Nơi được quy hoạch với nhiều công ty sản xuất bia, sữa, bánh kẹo với
tuyến đường gần đường quốc lộ 1A thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản
phẩm.
1.4 Nguồn cung cấp nguyên liệu
Nằm ngay cạnh công ty sản xuất đường Quảng Phú trong khu cơng nghiệp sẽ là
nguồn cung cấp ngun liệu chính cho cơng ty. Ngồi ra cịn có các nhà máy lân cận
như nhà máy đường Phổ Phong sẽ là nơi cung cấp nguyên liệu cho công ty.
SVTH: NGUYỄN THỊ DUNG

GVHD: BÙI XUÂN ĐÔNG

Trang 2



Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên men aspergillus niger trên môi trường rắn –
xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kỹ thuật/ca

1.5 Điện – Nước – Xử lý nước thải
Nhà máy dự định sẽ đặt tại khu công nghiệp Quảng Phú với cơ sở hạ tần đã hoàn
thiện. Nguồn cung cấp điện và nước sạch cho sản xuất sẽ được lấy từ hệ thống cung cấp
của khu công nghiệp kết hợp với q trình xử lý khi tiếp nhận tại nhà máy.
Tồn bộ nước thải của nhà máy sẽ được thu gom và xử lý sơ bộ đáp ứng yêu cầu
về tiêu chuẩn đầu ra theo quy định của Khu công nghiệp Quảng Phú trước khi thải ra
khu xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Quảng Phú.
Như vậy vấn đề Điện - Nước – Xử lý nước thải rất thuận lợi khi xây dựng nhà
máy tại khu công nghiệp Quảng Phú.
1.6 Hợp tác hóa
Nhà máy sản xuất enzyme đặt trong khu cơng nghiệp Quảng Phú nên q trình
hợp tác hóa được tiến hành chặt chẽ. Do đó việc sử dụng các cơng trình chung như: điện,
nước, giao thơng... được tiến hành thuận lợi và giảm chi phí cho đầu tư xây dựng.
1.7 Tiêu Thụ
Vấn đề tiêu thụ là một trong hai vấn đề quan trọng nhất khi quyết định xây dựng
nhà máy, nguồn nguyên liệu bền vững và đầu ra thuận lợi sẽ giúp nhà máy làm việc hiệu
quả với năng suất thiết kế, đảm bảo việc làm cho người lao động và doanh thu của nhà
máy.
Nhà máy sản xuất enzyme cellulase được xây dựng tại cụm các Khu công nghiệp
tại Quảng Ngãi, với nhiều nhà máy sản xuất và chế biến thực phẩm, các xí nghiệp thủy
hải sản, các nhà máy dệt,… cho thấy tìm năng tiêu thụ sản phẩm là rất lớn.
1.8 Kết luận
Với vị trí địa lý có đặc điểm khí hậu, địa hình và giao thơng thuận lợi cùng với
nguồn ngun liệu có sẵn là những điều kiện cần để quy hoạch xây dựng nhà máy. Cùng
đó là nguồn điện – nước – xử lý nước thải tốt thì việc đặt nhà máy sản xuất enzyme
cellulase tại khu công nghiệp Quảng Phú – Quảng Ngãi là một việc cần thiết.


SVTH: NGUYỄN THỊ DUNG

GVHD: BÙI XUÂN ĐÔNG

Trang 3


Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên men aspergillus niger trên môi trường rắn –
xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kỹ thuật/ca

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tổng quan về enzyme cellulase
2.1.1 Cấu tạo của cellulase
Enzyme cellulase là một phức hệ enzyme có tác dụng thuỷ phân cellulose thơng
qua việc thuỷ phân liên kết 1,4-β-glucoside trong cellulose tạo ra sản phẩm glucose cung
cấp cho công nghiệp lên men. Nguồn thu enzyme cellulase lớn nhất hiện nay là vi sinh
vật [25].
Cellulase có bản chất là protein được cấu tạo từ các đơn vị là acid amin, các acid
amin được nối với nhau bởi liên kết peptid –CO-NH-. Ngồi ra, trong cấu trúc cịn có
những phần phụ khác.

Hình 2.1 Cấu tạo của cellulase
2.1.2 Tính đặc hiệu cơ chất
2.1.2.1 Phân loại enzyme cellulase
Enzyme cellulase tham gia phân hủy cellulose được phân ra làm 3 nhóm chủ yếu:
- 1,4 β-D glucan cellobiohydrolase. Enzyme cắt đầu không khử của chuỗi
cellulose để tạo thành cellobiose. Enzyme này còn có một loạt các tên khác như:
cellobiohydrolase, exoglucanase, exocellulase, cellobiosidase và avicellase [Nguyễn
Đức Lượng, 2004].
Enzyme này có khả năng phân giải cellulose dạng kết tinh mà chỉ làm thay đổi

tính chất hóa lý của chúng, giúp cho enzyme endocellulase phân giải chúng.

Hình 2.2: Cấu trúc enzyme 1,4 β-D glucan cellobiohydrolase
SVTH: NGUYỄN THỊ DUNG

GVHD: BÙI XUÂN ĐÔNG

Trang 4


Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên men aspergillus niger trên môi trường rắn –
xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kỹ thuật/ca

- 1,4 β-D glucan 4 glucanohydrolase. Enzyme này tham gia phân giải liên kết β1,4 glucosid trong cellulose, lignin và β-D glucan. Sản phẩm của quá trình phân giải là
cellodextrin, cellobiose và glucose. Chúng tham gia tác động mạnh đến cellulose vơ
định hình, tác động yếu đến cellulose kết tinh [Nguyễn Đức Lượng, 2004].
Enzyme này cịn có các tên gọi khác như: endoglucanase, endo 1,4 glucanase và
C-cellulase.

Hình 2.3: Cấu trúc enzyme 1,4 β-D glucan 4 glucanohydrolase
- β-D glucoside glucohydrolase. Enzyme này tham gia phân hủy cellobiose tạo
thành glucose. Chúng khơng có khả năng phân giải cellulose nguyên thủy. Trong các tài
liệu khoa học chúng cịn có tên là cellobiase và β-glucosidase [Nguyễn Đức Lượng,
2004].

Hình 2.4: Cấu trúc enzyme β-D glucoside glucohydrolase
2.1.2.2 Cơ chế thủy phân cellulose của enzyme cellulase

Hình 2.5 Cơ chế thủy phân cellulose của enzyme cellulase [36]
SVTH: NGUYỄN THỊ DUNG


GVHD: BÙI XUÂN ĐÔNG

Trang 5


Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên men aspergillus niger trên môi trường rắn –
xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kỹ thuật/ca

Endocellulase: xúc tác quá trình cắt liên kết α-1,4- glucoside trong cellulose,
lignin và α-D glucan một cách ngẫu nhiên. Sản phẩm của quá trình phân giải là các
cellulose phân tử nhỏ, cellobiose và glucose [33].
Exocellulase: cắt 2 hoặc 4 đơn vị glucose từ đầu không khử của chuỗi cellulose
tạo thành các cellobiose (disaccharide) và một số cellotetrose.
Cellobiase: Phân giải cellobiose (disaccharide) và cellotetrose thành glucose.
2.1.2.3 Ảnh hưởng của môi trường đến tính chất lý hóa của enzyme cellulase
Tùy thuộc vào cấu trúc và nguồn gốc của enzyme, hoạt tính enzyme đạt mạnh
nhất ở nhiệt độ, pH nhất định.
- Ảnh hưởng của nhiệt độ: vận tốc phản ứng do enzyme xúc tác chỉ tăng lên khi
tăng nhiệt độ trong một giới hạn nhất định, chưa ảnh hưởng đến cấu trúc enzyme. Hoạt
tính enzyme đạt cực đại ở nhiệt độ thích hợp, khoảng nhiệt độ thích hợp của nhiều
enzyme vào khoảng 40-500C. Ở nhiệt độ cao, enzyme bị biến tính làm hoạt tính giảm
mạnh hoặc mất hoạt tính, cịn ở nhiệt độ thấp dưới 00C, hoạt tính enzyme bị giảm nhiều
nhưng lại có thể phục hồi khi đưa về nhiệt độ thích hợp. Hoạt tính của enzyme cellulase
từ Aspergillus niger đạt tối đa ở 550C.
- Ảnh hưởng của pH: Khả năng hoạt động của enzyme cịn phụ thuộc vào pH mơi
trường phản ứng. Tùy thuộc vào bản chất của enzyme mà pH thích hợp để enzyme hoạt
động có thể trung tính, kiềm hoặc acid. Theo nghiên cứu trước đây cho thấy, pH tối ưu
cho hoạt động của cellulase từ Aspergillus niger là 4,7 - 6,0.
- Ảnh hưởng của ion kim loại: Các ion kim loại có thể kìm hãm hoặc hoạt hóa sự

hoạt động của các enzyme. Các ion kim loại nặng ở nồng độ nhất định có thể gây biến
tính và kìm hãm khơng thuận nghịch enzyme.
- Ngồi ra, các dung mơi hữu cơ, các chất tẩy rửa cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến
hoạt tính của enzyme. Tùy thuộc vào bản chất của các chất trên cũng như bản chất của
enzyme mà tính chất và mức độ ảnh hưởng tới hoạt động của enzyme là khác nhau. Các
dung môi hữu cơ methanol, ethanol, isopropanol và acetone đều ức chế hoạt động của
cellulase, đặc biệt là n-butanol ức chế mạnh nhất, hoạt tính cellulase chỉ còn 33-63%.
Các chất tẩy rửa tween 20, tween 80, SDS và triton X-100 đều làm giảm hoạt tính
cellulase ở mức độ khác nhau, trong đó SDS làm giảm mạnh hoạt tính cellulase chỉ cịn
18-34%.
2.1.3 Ứng dụng của enzyme cellulase
2.1.3.1 Enzyme cellulase với công nghiệp thực phẩm [26]
Cellulase là thành phần cơ bản của tế bào thực vật, vì vậy nó có mặt trong mọi
loại rau quả cũng như trong các nguyên liệu, phế liệu của các ngành trồng trọt và lâm
nghiệp. Nhưng người và động vật khơng có khả năng phân giải cellulose. Nó chỉ có giá
SVTH: NGUYỄN THỊ DUNG

GVHD: BÙI XUÂN ĐÔNG

Trang 6


Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên men aspergillus niger trên môi trường rắn –
xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kỹ thuật/ca

trị làm tăng tiêu hóa, nhưng với lượng lớn nó trở nên vơ ích hay cản trở tiêu hóa. Chế
phẩm cellulase thường dùng để:
- Tăng chất lượng thực phẩm và thức ăn gia súc.
- Tăng hiệu suất trích ly các chất từ nguyên liệu thực vật.
- Ứng dụng đầu tiên của cellulase đối với chế biến thực phẩm là dùng nó để tăng

độ hấp thu, nâng cao phẩm chất về vị và làm mềm nhiều loại thực phẩm thực vật. Đặc
biệt là đối với thức ăn cho trẻ con và nói chung chất lượng thực phẩm được tăng lên.
Một số nước đã dùng cellulase để xử lý các loại rau quả như bắp cải, hành, cà rốt,
khoai tây, táo và lương thực như gạo. Người ta còn xử lý cả chè, các loại tảo biển…
Trong sản xuất bia, dưới tác dụng của cellulase hay phức hệ citase trong đó có
cellulase, thành tế bào của hạt đại mạch bị phá hủy tạo điều kiện tốt cho tác động của
protease và đường hóa.
Trong sản xuất agar-agar, tác dụng của chế phẩm cellulase sẽ làm tăng chất lượng
agar-agar hơn so với phương pháp dùng acid để phá vở thành tế bào. Đặt biệt là việc sử
dụng chế phẩm cellulase để tận thu các phế liệu thực vật đem thủy phân, dùng làm thức
ăn gia súc và công nghệ lên men. Những ứng dụng của cellulase trong cơng nghiệp thực
phẩm đã có kết quả rất tốt. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất là rất khó thu được chế phẩm có
cellulase hoạt độ cao.
2.1.3.2 Trong cơng nghiệp sản xuất giấy và bột giấy [26]
Trong công nghiệp sản xuất bột giấy và giấy, bổ sung các loại enzyme trong khâu
nghiền bột, tẩy trắng có vai trị rất quan trọng. Nguyên liệu ban đầu chứa hàm lượng cao
các chất khó tan như lignin và một phần hemicellulose, nên trong quá trình nghiền để
tách riêng các sợi gỗ thành bột mịn gặp nhiều khó khăn. Trong cơng đoạn nghiền bột
giấy, bổ sung endoglucanase sẽ làm thay đổi nhẹ cấu hình của sợi cellulose, tăng khả
năng nghiền và tiết kiệm khoảng 20% năng lượng cho quá trình nghiền cơ học. Trước
khi nghiền hóa học, gỗ được xử lý với endoglucanase và hỗn hợp các enzyme
hemicellulase, pectinase sẽ làm tăng khả năng khuếch tán hóa chất vào phía trong gỗ và
hiệu quả khử lignin.
Trong công nghệ tái chế giấy, các loại giấy thải cần được tẩy mực trước khi sản
xuất các loại giấy in, giấy viết. Endoglucanase và hemicellulase đã được dùng để tẩy
trắng mực in trên giấy.
2.1.3.3 Trong công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi [26]
Trong chăn nuôi (với động vật ăn cỏ) nếu thức ăn có trộn thêm cellulose sẽ tăng
sự tiêu hóa hấp thụ thức ăn cho động vật - đặc biệt động vật còn non, do đó sẽ giảm chi
phí thức ăn cho động vật và chúng sẽ tăng trọng nhanh hơn. Việc ứng dụng phức hệ

cellulase trong phân giải các nguồn thức ăn giàu cellulose như rơm, rạ, bã mía, bã khoai,
SVTH: NGUYỄN THỊ DUNG

GVHD: BÙI XUÂN ĐÔNG

Trang 7


Thiết kế nhà máy sản xuất enzyme cellulase bằng phương pháp lên men aspergillus niger trên môi trường rắn –
xốp với năng suất 500 lít chế phẩm enzyme kỹ thuật/ca

bã sắn đã và đang được triển khai ở nhiều nước, trong mọi lĩnh vực như sản xuất protein
đơn bào làm thức ăn cho gia súc. Trong lĩnh vực này, nấm sợi thường được sử dụng lên
men các nguồn phế thải giàu cellulose tạo ra sinh khối protein chứa hàm lượng các
amino acid cân đối, các vitamin và tạo hương thơm có lợi cho tiêu hóa của vật ni.
2.1.3.4 Trong cơng nghiệp sản xuất dung môi hữu cơ [26]
Trong giai đoạn đường hóa của q trình sản xuất ethanol, amylase là thành phần
chính trong q trình thủy phân tinh bột. Tuy nhiên, bổ sung một số enzyme phá hủy
thành tế bào như cellulase, hemicellulase có vai trị quan trọng, giúp tăng lượng đường
tạo ra và đẩy nhanh tốc độ tiếp xúc của tinh bột với amylase, dẫn tới hiệu suất thu hồi
rượu tăng lên 1,5%.
2.1.3.5 Trong công nghệ xử lý rác thải và sản xuất phân bón vi sinh [26]
Rác thải là nguồn chính gây nên ơ nhiễm mơi trường dẫn tới mất cân bằng sinh
thái và phá hủy môi trường sống, đe dọa tới sức khỏe và cuộc sống con người. Thành
phần hữu cơ chính trong rác thải là cellulose, nên việc sử dụng công nghệ vi sinh trong
xử lý rác thải cải thiện mơi trường rất có hiệu quả. Enzyme này có khả năng thủy phân
chất thải chứa cellulose,chuyển hoá các hợp chất kiểu lignocellulose và cellulose trong
rác thải tạo nên nguồn năng lượng thông qua các sản phẩm đường, ethanol, khí sinh học
hay các các sản phẩm giàu năng lượng khác.
Ngoài việc bổ sung trực tiếp vi sinh vật vào bể ủ để xử lý rác thải thì việc tạo ra

các chế phẩm vi sinh có chứa các vi sinh vật sinh ra cellulase đã được nghiên cứu và sản
xuất. Phức hệ cellulase được sử dụng để xử lý nguồn nước thải do các nhà máy giấy thải
ra. Nguyên liệu làm giấy là gỗ (sinh khối của thực vật bậc cao). Sinh khối này chứa rất
nhiều loại polysaccharide, trong đó các polysaccharide quan trọng quyết định tới chất
lượng, số lượng giấy là cellulose. Vì vậy, nước thải của các nhà máy giấy, các cơ sở chế
biến gỗ, các xưởng mộc khi bổ sung các chế phẩm chứa phức hệ cellulase đem lại hiệu
quả cao.
2.2 Công nghệ sản xuất enzyme cellulase
2.2.1. Tình hình sản xuất enzyme cellulase ở Việt Nam và trên Thế giới
2.2.1.1 Tình hình trên Thế Giới
Enzyme cellulase kỹ thuật chủ yếu được thu nhận từ Trichoderma reesei,
Asp.niger và gần đây là từ các chủng vi khuẩn. Ở Nhật, cellulase kỹ thuật thu nhận từ
T.viride bằng phương pháp ni cấy bề mặt theo q trình koji như sau: cám mỳ được
xử lý nhiệt, cấy bào tử vào, nuôi ủ vào khay dưới điều kiện (pH, nhiệt độ, độ ẩm…) tối
ưu. Sau 3÷5 ngày, mơi trường lên men được chiết với nước, dịch chiết được cô đặc và
enzyme được tủa bằng alcohol. Thậm chí ngày nay, một vài cơng ty cịn sản xuất enzyme
cellulase từ Trichoderma theo q trình koji. Tương tự, có thể áp dụng q trình này để
SVTH: NGUYỄN THỊ DUNG

GVHD: BÙI XUÂN ĐÔNG

Trang 8


×