Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

sáng kiến chuẩn 2020 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.03 MB, 14 trang )

UBND HUYỆN NA HANG
TRƯỜNG TH SINH LONG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Sinh Long, ngày 12 tháng 10 năm 2020

BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN MĨ THUẬT
Họ và tên: Phan Thị Tuyên
Ngày tháng năm sinh: 20/01/1987
Trình độ đào tạo: Cao đẳng sư phạm Mĩ thuật
Chức vụ hiện nay: Giáo viên Mĩ thuật
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sinh Long.
Biện pháp: “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quy trình vẽ theo âm
nhạc cho học sinh lớp 4 Trường chính, Trường Tiểu học Sinh Long năm học
2019 - 2020”.
Nhằm cải tiến phương pháp dạy học theo hướng tích cực trong quá trình dạy
học Bộ giáo dục và Đào tạo đã triển khai thí điểm dạy học Mĩ thuật theo định hướng
phát triển năng lực (theo dự án của Đan Mạch tài trợ) tại một số tỉnh thành trên cả
nước rải đều từ miền Bắc vào miền Nam bắt đầu từ năm học 2011-2012. Tại trường
Tiểu học Sinh Long cũng đã phương pháp dạy học Mĩ thuật mới bắt đầu từ năm học
2014-2015 qua việc lựa chọn lồng ghép vào các bài học chính khóa và đến nay đã
thực hiện dạy được 5 năm đối với các lớp 3, 4, 5 tại điểm Trường chính.
I. Lý do chọn biện pháp, đối tượng áp dụng, thời gian đã áp dụng
1. Lý do chọn biện pháp
Mục tiêu của phương pháp dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển
năng lực hướng nhiều đến khả năng sáng tạo, tư duy của học sinh, đáng kể nhất là
rèn được nhiều kỹ năng quan trọng cho học sinh như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng
sống, kỹ năng hợp tác… Việc dạy học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng
lực nhằm truyền cảm hứng cho giáo viên dạy Mĩ thuật, khuyến khích giáo viên kết


hợp các kỹ năng mỹ thuật với các phương pháp dạy học lấy người học làm trung
tâm, khuyến khích sự tương tác, kích thích tư duy sáng tạo, kích thích phát triển
nhận thức thông qua hoạt động thực tế.
Dạy học quy trình vẽ theo âm nhạc là một trong 7 quy trình của chương trình
dạy Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực. Thông qua giảng dạy các chủ đề
tôi nhận thấy Quy trình Vẽ theo âm nhạc cho học sinh lớp 4 Trường chính ở trường
1


Tiểu học Sinh Long là quy trình có tính mới, lạ được kết hợp giữa Âm nhạc và Mĩ
thuật để tạo nên những tác phẩm mới, bức tranh biểu cảm mới, có tính ứng dụng
trong cuộc sống, phát triển được trí tưởng tượng, sáng tạo có mục đích của học sinh.
Quy trình “Vẽ theo âm nhạc” ở lớp 4, giúp các em học sinh có hứng thú khi
kết hợp: nghe nhạc, cảm thụ lời ca, giai điệu, tiết tấu âm nhạc, truyền thành cảm
hứng và từ đó thể hiện thành đường nét trên nền giấy trắng, kích thích trí tưởng
tượng của các em. Học sinh sáng tạo và trang trí thành những đồ vật có ứng dụng
đẹp trong cuộc sống hoặc những bức tranh tưởng tượng từ đường nét, màu sắc. Tuy
nhiên tôi nhận thấy đối với các em học sinh lớp 4 Trường chính Trường Tiểu học
Sinh Long các em chưa thực sự biết cách lắng nghe cảm thụ âm nhạc để vẽ theo tiết
tấu giai điệu của bài hát. Việc tưởng tượng và sáng tạo thành những bức tranh biểu
cảm hoặc trang trí đồ vật từ tranh vẽ theo nhạc còn hạn chế. Chất lượng sản phẩm
cũng như bài vẽ của các em chưa được cao.
Ngay từ đầu năm học tôi dã thực hiện khảo sát chất lượng sản phẩm và các
bài vẽ của học sinh kết quả tỷ lệ học sinh hồn thành tốt bài vẽ cịn thấp, học sinh
chưa hoàn thành bài chiếm tỷ lệ cao dưới đây là bảng khảo sát đầu năm:
Kết quả chất lượng giáo dục mơn Mĩ thuật:
Số
Quy trình Vẽ theo nhạc
học Hồn thành
Chưa hồn Ghi chú

Hồn thành
Thời gian Lớp
thành
tốt
sinh
SL
%
SL
%
SL
%
Tháng
4
36
5
14
25
69
6
17
9/2019
Bên cạnh đó tơi cũng gặp khơng ít những khó khăn trong q trình giảng dạy
nhất là đối với những vùng miền núi như Tuyên Quang nói chung và Trường tiểu học
Sinh Long nói riêng nơi mà nhà trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn, phần lớn các em
học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số nên trình độ nhận thức còn rất nhiều hạn
chế trong khi phụ huynh lại đa phần thuộc hộ nghèo chưa quan tâm đến chuyện học
hành của con em mình, đồ dùng học tập của các em chuẩn bị chưa đầy đủ.
Đối với bản thân tơi nhận thấy việc lựa chọn hình thức tổ chức, vận dụng
quy trình vẽ theo âm nhạc trong giảng dạy cho linh hoạt, dễ hiểu để học sinh vận
dụng sáng tạo ra những sản phẩm có chất lượng và việc quản lí lớp học có nền nếp

được tốt cịn gặp nhiều khó khăn.
Vậy làm thế nào để giờ dạy học quy trình Vẽ theo âm nhạc đạt hiệu quả
nhất, tơi đã tìm tịi và nghiên cứu “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quy
trình vẽ theo âm nhạc cho học sinh lớp 4 Trường chính, Trường Tiểu học Sinh
Long năm học 2019 - 2020” nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn Mĩ thuật
trong trường Tiểu học Sinh Long.
2. Đối tượng áp dụng.
2


Giờ dạy học quy trình Vẽ theo âm nhạc của giáo viên và học sinh tại lớp 4
Trường chính, Trường Tiểu học Sinh Long.
3. Thời gian đã áp dụng.
Từ tháng 10 năm 2019 đế tháng 6 năm 2020 năm học 2019 – 2020.
II. Nội dung biện pháp đã thực hiện
Để thực hiện quy trình Vẽ theo âm nhạc đạt chất lượng tốt tôi đã phải nghiên
cứu sâu rộng chủ đề của bài học, mục tiêu cần đạt, các sản phẩm tạo thành của các
em học sinh. Để nâng cao chất lượng dạy học hiệu quả đặc biệt là quy trình vẽ theo
âm nhạc tôi đã thực hiện các biện pháp.
1. Chuẩn bị đồ dùng của giáo viên, của học sinh
Để giờ dạy học quy trình vẽ theo nhạc giáo viên và học sinh cần phải chuẩn bị
đầy đủ đồ dùng dạy học của giáo viên và đồ dùng học sinh phù hợp với mỗi chủ đề.
Vật liệu: Giấy a0 hoặc a2, bút lông, màu nước, màu sáp, bút dạ, bút chì,
băng dính, kéo, hồ dán vật liệu sẵn có ở địa phương,...
Âm nhạc: Vẽ khi có âm nhạc, băng, đĩa hát, nhạc khôn lời, các bài hát hoặc
học sinh tự chuẩn bị bài hát tập thể trong quá trình vận động và vẽ.
Nếu khơng có đầy đủ đồ dùng nêu trên thì rất khó cho giáo viên giảng dạy
và học sinh hồn thành tốt bài vẽ. Tơi nhận thấy để có sự chuẩn bị đầy đủ đồ dùng
thì cần có sự đồng thuận, ủng hộ, đầu tư của Ban giám hiệu nhà trường; của các
đồng chí GV chủ nhiệm, các bậc cha mẹ học sinh, các em học sinh với giáo viên

bộ môn.
Ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng cho các em học sinh quỹ đồ dùng học
tập môn Mĩ thuật. Thông qua cuộc họp phụ huynh thống nhất mức thu mỗi lớp
30.000 đồng một học kì. Quỹ này dùng để muac đồ dùng, giấy vẽ, bút chì, màu
sáp, kéo, bút màu, …. Cho học sinh dùng trong các chủ đề học.
Phối hợp với Tổng phụ trách đội tổ chức chương trình thu gom vỏ lon chai
nhựa đổi lấy đồ dùng học tập cho học sinh.
2. Nắm chắc mục tiêu cần đạt và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học.
Để dạy một chủ đề nào đó của quy trình Vẽ theo âm nhạc thì tơi cần nghiên
cứu kĩ chủ đề dạy, xây dựng, thiết kế cho mình kế hoạch dạy học chi tiết, xuyên
suốt chủ đề để làm căn cứ cho các tiết dạy của quy trình Vẽ theo âm nhạc, phù hợp
với đối tượng học sinh và đặc điểm địa phương.
Cụ thể cần thực hiện qua 5 hoạt động dạy học như sau:
HOẠT ĐỘNG 1: Nghe nhạc hoặc các nhịp điệu, tiết tấu và vẽ theo giai điệu.
* Mục tiêu của hoạt động tôi sẽ khuyến khích học sinh đạt tới:
3


- Tập trung và nghe nhạc; Trải nghiệm âm nhạc và giai điệu tạo cảm xúc;
Trải nghiệm mối liên hệ giữa giai điêu, hoạt động cơ thể và hình ảnh;
* Kết quả học sinh đạt được:
- Nghe nhạc, Sử dụng tất cả các giác quan để học tập. Vẽ màu sắc, đường
nét và các mảng màu dựa trên nền nhạc; Kết nối âm nhạc, hội họa và hoạt động cơ
thể. Khi kết thúc, học sinh trưng bày và thưởng thức bức tranh mình vừa tạo ra từ
khổ giấy lớn (vẽ theo nhóm) hoặc giấy nhỏ (vẽ cá nhân).
* Cách tiến hành, tổ chức hoạt động 1 và những điểm giáo viên cần lưu ý:
GV cần phân chia tạo nhóm sao cho phù hợp với điều kiện của lớp học.
khoảng 4 - 6 HS/ nhóm. Khởi động: GV bật nhạc nhẹ nhàng, HS lắng nghe và cảm
nhận giai điệu của âm nhạc.


Học sinh nghe
và cảm nhận
giai điệu của âm
nhạc

Học sinh bắt đầu vẽ những nét màu trên giấy theo thứ tự các màu từ sáng
đến đậm. Đối với học sinh lớp 4 Trường chính tơi sẽ cho các em sử dụng màu sáp.
Có thể thay nhạc bằng bài hát hoặc tiết tấu gõ đệm nhẹ nhàng, từ tiết tấu chậm đến
nhanh, sôi nổi, mạnh mẽ…Âm nhạc tăng dần sang tiết tấu nhanh tạo cảm xúc
mạnh mẽ cho HS. Các em chuyển động cơ thể và vẽ theo giai điệu của âm nhạc.
Hoạt động này kéo dài khoảng 5 đến 7 phút.

Học sinh vẽ những nét
màu trên giấy theo âm
nhạc

4


Hoạt động này là hoạt động làm cho HS nhiều hứng khởi khi Vẽ theo âm
nhạc nhất, nhưng cũng chính là hoạt động gây ra sự nhốn nháo, ồn ào nhất trong cả
quy trình thực hiện một chủ đề. Vì vậy tôi cho các em nghe nhạc hoặc hát các bài
hát liên tục rồi chuyển thành cảm xúc để tạo nên bức tranh nhóm bằng đường nét
và màu sắc đẹp, có thế các em mới khơng mất trật tự, nhốn nháo, ồn ào được, đây
là đích chính cần đạt được.
HOẠT ĐỘNG 2: Từ vẽ tranh đến thưởng thức, cảm nhận về màu sắc.
* Mục tiêu ở hoạt động 2 tôi sẽ khuyến khích học sinh đạt đến:
- Chia sẻ kinh nghiệm từ ý kiến cá nhân; tập trung, giao tiếp và lắng nghe
nhau; hiểu biết nhiều hơn về màu sắc, đường nét.
* Kết quả cuối hoạt động 2 học sinh có khả năng:

- Biểu đạt được kinh nghiệm và ý kiến của bản thân; nghe tập trung vào
những bài thuyết trình của bạn; nói về hình mảng, màu sắc và đường nét biểu cảm
qua âm nhạc. Các em tưởng tượng ra những hình ảnh, đề tài từ bức tranh lớn đó.
* Cách tiến hành: Để lơi cuốn các em trong hoạt động 2 thì tơi sẽ đưa ra một
số câu hỏi:
- Em có cảm nhận như thế nào trong suốt quá trình nghe nhạc và vẽ màu?
- Em nghĩ như thế nào về bức tranh tập thể? Em có tưởng tượng ra hình ảnh
gì khi quan sát bức tranh đó?
- Em có hứng thú với hoạt động vừa thực hiện không?
* Tôi sẽ hướng cho học sinh tập trung vào màu sắc của các bức tranh lớn
của nhóm và lần lượt giới thiệu về một số khái niệm màu như: Sáng - tối, nóng lạnh, bổ túc, tương phản, hịa sắc.

Học sinh chia sẻ cảm nhận về màu sắc và hình ảnh tưởng tượng
5


HOẠT ĐỘNG 3: Lựa chọn hình ảnh trong thế giới tưởng tượng để
chuẩn bị tạo thành bức tranh biểu cảm mới hoặc sản phẩm cho riêng cá nhân
học sinh.
* Mục tiêu giáo viên sẽ khuyến khích học sinh hoạt động được:
- Phát huy trí tưởng tượng của mình; tự tìm hình ảnh trong bức tranh lớn;
khuyến khích các em phát triển câu chuyện từ một mảng nhỏ của cả bức tranh; thúc
đẩy hình thức thuyết trình, tập trung lắng nghe.
* Kết quả cuối hoạt động 3 học sinh có khả năng đạt được:
- Chọn được một phần bức tranh dựa theo một chủ đề; sáng tác câu chuyện
liên quan đến phần đã cắt khỏi bức tranh lớn; thuyết trình bức tranh đã chọn và kể
câu chuyện sáng tác cho cả lớp.
* Cách tiến hành: Mỗi học sinh dùng một khung giấy theo các hình tùy ý
được trổ từ khổ giấy a4 và dịch chuyển trên bức tranh lớn để tìm kiếm phần màu
sắc, đường nét mình thích rồi dán khung giấy vào vị trí đó trên bức tranh lớn. Tơi

hướng dẫn các em cách tạo khung tranh từ việc cắt giấy. Sau đó từng học sinh tự
làm các khung tìm hình của riêng mình tùy vào sở thích học sinh.

Học sinh tự làm các khung hình và lựa chọn phần tranh của mình
HOẠT ĐỘNG 4: Tạo bức tranh theo tưởng tượng bức tranh biểu cảm
mới ở lớp 4.
* Mục tiêu hoạt động 4 tơi sẽ khuyến khích học sinh để đạt được:
- Xây dựng ý tưởng từ khung màu, lựa chọn để tạo ra một bức tranh theo
tưởng tượng bức tranh biểu cảm mới, hay bìa sách, bưu thiếp hoặc thiệp mời... Gợi
mở và hỗ trợ học sinh thực hiện trang trí bìa sách, thiệp và các sản phẩm ứng dụng
theo ý thích…Tạo cơ hội cho học sinh vận dụng kiến thức trang trí vào sản phẩm.
* Cuối hoạt động này học sinh có khả năng đạt được Kết quả:
6


- Có ý tưởng hay, phù hợp với chủ đề để tạo được một bức tranh theo tưởng
tượng, bìa sách, bưu thiếp, thiệp mời từ khung màu đã chọn; lựa chọn được cách
sắp xếp hình ảnh minh họa và chữ viết phù hợp, sáng tạo trong trang trí bìa, thiệp;
thảo luận về hiệu quả của các cách trình bày khác nhau.
* Cách tiến hành: Tôi hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm trang trí sản phẩm của
mình với các câu hỏi mang tính chất gợi mở để học sinh chủ động, sáng tạo theo ý
thích và khả năng riêng. Học sinh tự làm các sản phẩm của riêng mình một cách
sáng tạo. Các em sẽ viết các chữ cái trang trí hoặc những dịng chữ viết tay thật
đẹp tùy theo khả năng của từng em vào những vị trí phù hợp ở bìa sách, bìa lịch,
bưu thiếp hoặc thiệp mời. Bản thân tôi sẽ hỗ trợ các em trong suốt quy trình này.

Giáo viên hướng dẫn học sinh lựa chọn ý tưởng cho tranh của mình
HOẠT ĐỘNG 5: Trình bày, thảo luận, đánh giá sản phẩm.
* Mục tiêu khuyến khích học sinh tới:
- Phát triển kỹ năng thuyết trình, giao tiếp và chia sẻ kinh nghiệm của quá

trình thực hiện sản phẩm; Nâng cao khả năng phân tích, đánh giá và tự đánh giá
cho HS.
* Kết quả cuối hoạt động 5 học sinh đạt được:
- Biết cách tổ chức trưng bày sản phẩm; có kĩ năng giải thích, nhận xét, đánh
giá các sản phẩm; lắng nghe và phản hồi tích cực từ phần thuyết trình của các học
sinh khác.
* Cách tiến hành, tổ chức :
Tôi tổ chức hướng dẫn các nhóm học sinh trưng bày sản phẩm. Lần lượt
từng học sinh lên giới thiệu sản phẩm và trình bày sản phẩm. Để hoạt động này có
hệ thống và các em tích cực trình bày, thảo luận thì tơi có thể dùng một số câu hỏi
học sinh như sau:
7


- Em có hài lịng về tác phẩm?
- Em đã vẽ thêm những hình ảnh gì để làm rõ nội dung bức tranh?
- Em sẽ sử dụng sản phẩm này thế nào?
- Em có ấn tượng với bài vẽ của bạn nào trong lớp khơng? Vì sao?

Học sinh mạnh dạn tự tin chia sẻ và cảm nhận tác phẩm của mình.
Bên cạnh việc nắm vững mục tiêu cần đạt và cách thức tổ chức các hoạt
động dạy học. Để thực hiện tốt biện pháp này tôi thấy người giáo viên phải nghiên
cứu xem chủ đề này được dạy trong thời gian bao lâu (mấy tiết học)? Mục tiêu của
chủ đề? chủ đề dạy về cái gì? Đối tượng dạy? Vật liệu, đồ dùng là những gì (Đài,
loa, bản nhạc,...hay vật liệu nào có ở địa phương? Dựa vào sách Dạy Mĩ thuật để
làm căn cứ thiết kế kế hoạch dạy học cho phù hợp điều kiện địa phương và học sinh.
3. Thực hiện tốt việc đổi mới cách đánh giá học sinh:
Ở cuối mỗi quy trình hay một chủ đề nào hồn thành tơi tiến hành tổ chức
các hoạt động đánh giá sự đánh giá giúp học sinh học tập tích cực và tiến bộ hơn,
mạnh dạn trong hoạt động trao đổi nhóm.

Đánh giá mơn Mĩ thuật dựa vào thơng tư số 30/ 2014/TT-BGDĐT, ngày 28
tháng 8 năm 2014 và TT22/ 2016 sửa đổi ở 3 mức độ: Hoàn thành tốt; Hồn thành;
Chưa hồn thành.
* Để đánh giá và tìm hiểu được học sinh nắm được nội dung chủ đề ở mức
độ nào, thì tơi sẽ đưa một số câu hỏi hỗ trợ đánh giá học sinh, như sau:
- Các em đã học được gì trong quy trình vừa rồi?
- Mục tiêu của chúng ta là gì?
- Ta có đạt mục tiêu khơng?
- Kết quả của quy trình này có dùng được cho quy trình tiếp theo khơng?
8


Tôi và học sinh thường xuyên trao đổi ý kiến về mục tiêu và kết quả của các
hoạt động. Và việc đánh giá cần được thực hiện trong suốt quy trình. Nó có tính
giáo dục hơn khi giáo viên tiến hành đánh giá liên tục bằng cách ghi chép lại sự
tiến bộ của học sinh và chụp các bức ảnh trong suốt quy trình và sản phẩm triển
lãm cuối cùng.
* Việc đánh giá thường xuyên hoạt động giáo dục Mĩ thuật phải đảm bảo
các hình thức và tiêu chí đánh giá:
Học sinh tự đánh giá (Đánh giá lẫn nhau giữa các cặp, nhóm, cá nhân). Giáo
viên đánh giá học sinh: (Đánh giá thường xuyên, toàn diện, cụ thể dựa trên các tiêu
chí mình tự xây dựng). Cha mẹ học sinh tham gia đánh giá sự chuẩn bị bài, chuẩn
bị đồ dùng học tập ở nhà của con, thông qua các sản phẩm Mĩ thuật của con em ở
lớp mang về.
Tôi nhận thấy việc đánh giá thường xuyên giúp học sinh có: Khả năng thực
hiện các cơng việc phục vụ cho học tập, khả năng giao tiếp, hợp tác, khả năng tự
học và giải quyết vấn đề. Đánh giá thường xuyên sự hình thành và phát triển phẩm
chất của học sinh qua các biểu hiện hoặc hành vi: Chăm học, thường xuyên trao
đổi nội dung học tập với bạn, thầy giáo, cơ giáo, tích cực tham gia các hoạt động
nghệ thuật, tích cực tham gia và vận động các bạn cùng tham gia làm đẹp trường

lớp, nơi ở và nơi công cộng. Tự tin, tự trọng, mạnh dạn khi thực hiện nhiệm vụ học
tập, trình bày ý kiến cá nhân.
III. Hiệu quả sau khi thực hiện “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học
quy trình vẽ theo âm nhạc cho học sinh lớp 4 Trường chính, Trường Tiểu học
Sinh Long năm học 2019 - 2020”.
Sau khi thực hiện các biện pháp trên trong dạy học quy trình vẽ theo âm
nhạc đối với học sinh lớp 4 Trường chính bản thân tơi nhận thấy:
Khi xây dựng được quỹ đồ dùng học tập môn mĩ thuật ngay từ đầu năm bản
thân tôi và học sinh khơng cịn phải băn khoăn lo lắng về việc chuẩn bị đồ dùng
học tập trong mỗi chủ đề. Học sinh tự tin mạnh dạn hơn trong việc tạo ra các sản
phẩm, bài vẽ đạt chất lượng tốt nhất.

Học sinh vui tươi
phấn khởi khi
được chuẩn bị đồ
dùng học tập ngay
từ đầu năm

9


Việc nắm chắc mục tiêu cần đạt và cách thức tổ chức các hoạt động dạy học,
nghiên cứu kĩ chủ đề dạy, xây dựng, thiết kế cho mình kế hoạch dạy học chi tiết,
xuyên suốt chủ đề để làm căn cứ cho các tiết dạy của quy trình Vẽ theo âm nhạc,
phù hợp với đối tượng học sinh và đặc điểm địa phương. Bản thân tơi khi dạy quy
trình vẽ theo âm nhạc rất tự tin, truyền đạt, hướng dẫn học sinh các kiến thức, kĩ
năng của bài học trôi chảy, tạo sự hứng thú cho học sinh.
Chất lượng các bài vẽ của học sinh tốt, đa dạng phong phú về hình ảnh và
màu sắc. Sản phẩm và bài vẽ tạo ra có một khơng hai khơng bị trùng lặp. Học sinh
mạnh dạn hơn phát huy được nhiều ưu điểm. Tạo khơng khí sơi nổi vui tươi trong

lớp học đặc biệt các em rất hào hứng tham gia các hoạt động khi vẽ theo nhạc.

Sản phẩm của học sinh lớp 4 Trường chính
Nghiên cứu và áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học
vào giảng dạy quy trình Vẽ theo âm nhạc ở lớp 4 Trường chính của trường tôi, sau
một năm học áp dụng biện pháp tôi đã làm khảo sát chất lượng sản phẩm và các
bài vẽ của học sinh đã tiến bộ rõ rệt so với đầu năm khảo sát. Các bài vẽ đẹp hồn
thành tốt chiếm tỷ lệ cao khơng cịn bài vẽ chưa hoàn thành. Kết quả đạt như sau:
Số
Thời
gian
Tháng
7/2020

Lớp
4

học
sinh
36

Kết quả chất lượng giáo dục mơn Mĩ thuật:
Quy trình Vẽ theo nhạc
Chưa hoàn
Hoàn thành tốt
Hoàn thành
thành
SL
%
SL

%
SL
%
20

56

16

44

0

MỘT SỐ SẢN PHẨM, BÀI VẼ THEO ÂM NHẠC
10

Ghi
chú


CỦA HỌC SINH LỚP 4 TRƯỜNG CHÍNH

Tác phẩm: Nhà bên núi

Tác phẩm: Hoa cỏ mùa xuân

HS: Triệu Càn Bân

HS: Đặng Tuyết Nhung


Tác phẩm: Sống dưới đại dương

Thiệp chúc mừng sinh nhật

HS: Sùng Thị Dậu

HS: Lưu Gia Linh

Tác phẩm: Đàn cá

Tác phẩm: Mùa mưa

HS: Nguyễn Thế Chúc Lâm

HS: Nguyễn Hồng Duyên

11


Tác phẩm: Nhà bên suối

Tác phẩm: Núi

HS: Vương Thu Hiền

HS: Nông Hồng Phượng

Tác phẩm: Mặt trời trên núi

Tác phẩm: Mẹ và con


HS: Chúc Mai Duyên

HS: Chúc Thị Nhung

Tác phẩm: Cây Tre

Tác phẩm: Bìa sách

HS: Hồng Văn Kỷ

HS: Hồng Hải Thiết

IV. Hướng mở rộng áp dụng của biện pháp
12


Qua việc áp dụng “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quy trình vẽ
theo âm nhạc cho học sinh lớp 4 Trường chính, Trường Tiểu học Sinh Long năm
học 2019 - 2020”. Tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng khi dạy học quy trình vẽ
theo âm nhạc đạt hiệu quả và có hướng phát triển mở rộng hơn cần thực hiện:
Đối với giáo viên: Cập nhật kiến thức thường xuyên qua các buổi tập huấn,
chuyên đề dự giờ thăm lớp giữa các trường, cấp cụm trường, cấp huyện. Tăng
cường đi dự giờ tạo kinh nghiệm cho bản thân mình cũng như cho đồng nghiệp để
có phương pháp chun sâu hơn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy Mĩ thuật nói
chung và dạy- học quy trình Vẽ theo âm nhạc nói riêng.
Đối với việc chuẩn bị về trang thiết bị, đồ dùng dạy học:Trang thiết bị nhà
trường đảm bảo có ti vi hoặc máy chiếu, loa âm thanh … Chủ đề học phải thực
hiện được xuyên suốt đảm bảo sản phẩm mạch kiến thức học sinh khôn bị gián
đoạn. Tùy vào từng điều kiện của nhà trường giáo viên có thể thay đổi linh hoạt

như: thay băng đĩa bằng các bài hát tập thể cho học sinh hát, vẽ theo nhạc không
nhất thiết học sinh phải đi xung quanh nếu thiếu phòng học chức năng.
Đối với Ban giám hiệu, phụ huynh và các tổ chức khác: Phải biết tranh thủ,
phối hợp chặt chẽ với sự đồng thuận và ủng hộ cao từ Ban giám hiệu nhà trường,
từ giáo viên chủ nhiệm lớp và đặc biệt là với Cha mẹ học sinh, các lực lượng xã
hội khác để có nguồn kinh phí dồi dào thường xuyên tu bổ trang thiết bị giảng dạy
của giáo viên cũng như đồ dùng học tập của học sinh, để các em được thể hiện
năng lực của mình trên mọi chất liệu hay sản phẩm sẵn có ở địa phương...
Qua thực hiện biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học quy trình vẽ
theo nhạc của tôi không chỉ đạt hiệu quả cho riêng khối lớp 4 mà cịn có thể vận
dụng phát triển có hiệu quả cho các khối lớp khác khi học quy trình vẽ theo nhạc.
Trên đây là “Biện pháp nâng cao chất lượng dạy học quy trình vẽ theo âm
nhạc lớp 4 Trường chính, Trường Tiểu học Sinh Long năm học 2019 - 2020”
của tơi. Rất mong sự góp ý chân thành của hội đồng khoa học nhà trường, đồng
nghiệp để biện pháp của tơi hồn thiện và được áp dụng rộng rãi hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN NHÀ TRƯỜNG

NGƯỜI VIẾT

HIỆU TRƯỞNG

Phan Thị Tuyên

Mã Văn Toan

13


14




Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×