Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Cái đẹp, cái bi và cái hài trong truyện kể dân gian dân tộc chăm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LƯU TẤN THÀNH

CÁI ĐẸP, CÁI BI VÀ CÁI HÀI
TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN DÂN TỘC CHĂM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LÝ LUẬN VĂN HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

LƯU TẤN THÀNH

CÁI ĐẸP, CÁI BI VÀ CÁI HÀI
TRONG TRUYỆN KỂ DÂN GIAN DÂN TỘC CHĂM

Chuyên ngành: Lý luận văn học
Mã ngành: 60220120

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
GS. TS. HUỲNH NHƯ PHƯƠNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kì cơng trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Lưu Tấn Thành


Lời cảm ơn

Trước hết, tôi xem luận văn này như một nén nhang thành kính dâng đến Ppo
Yang (vị thần Chăm) đã chở che cuộc sống người Chăm.
Để có được bước đi như ngày hơm nay, tơi xin gửi lịng biết ơn sâu sắc đến gia
đình, người thân đã bảo trợ, động viên cho tôi trên con đường học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS. Huỳnh Như Phương, người thầy khơng chỉ
giúp đỡ tận tình mà cịn hướng dẫn để tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tơi xin cảm ơn quý thầy cô đã trực tiếp giảng dạy lớp Lý luận văn học khóa 01 2015, trường Đại học KHXH & NV Thành phố Hồ Chí Minh và cho tôi tri thức, phương
pháp học tập cần thiết để hồn thành luận văn này.
Tơi xin cảm ơn Q thầy cô trong hội đồng đã dành thời gian đọc luận văn và cho
tôi những ý kiến quý báu trên con đường học tập lâu dài.
Xin chân thành cảm ơn
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 07 năm 2018
Học viên
Lưu Tấn Thành


MỤC LỤC
Trang phụ bìa

Lời cam đoan
Lời cảm ơn
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 7
4. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................................. 7
5. Đóng góp của luận văn ................................................................................................. 8
6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................................... 8
NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về văn học dân gian Chăm ..................................................... 10
1. 1. Khái quát về dân tộc Chăm ........................................................................... 10
1. 2. Văn học dân gian Chăm ................................................................................ 12
Chương 2: Cái đẹp trong truyện kể dân gian dân tộc Chăm ................................... 20
2. 1. Cái đẹp tự nhiên, xã hội, con người trong truyện kể dân gian Chăm ........... 21
2. 2. Cái đẹp - sự hình thành vũ trụ, nhân sinh quan của người Chăm ................. 28
2. 3. Cái đẹp - văn hóa trong truyện kể dân gian Chăm ....................................... 32
2.4. Những diễn hóa mơ típ của cái đẹp trong truyện kể dân gian Chăm............. 41
Chương 3: Cái bi và cái hài trong truyện kể dân gian dân tộc Chăm .................... 47
3. 1. Cái bi trong truyện kể dân gian người Chăm ................................................ 47
3. 1. 1. Cái bi là một hiện tượng xã hội ................................................................. 48
3. 1. 2. Cái bi là một hiện tượng thẩm mỹ khách quan ......................................... 55
3. 1. 3. Cái bi - sự kết hợp cảm xúc và tư tưởng ................................................... 59
3. 1. 4. Cái bi - sự xung đột giữa môi trường, xã hội và con người Chăm ........... 61
3. 2. Cái hài trong truyện kể dân gian người Chăm .............................................. 64
3. 2. 1. Cái hài là một hình thái phê phán có cảm xúc .......................................... 66
3. 2. 2. Cái hài phồn thực ...................................................................................... 70


3. 2. 3. Tính dân tộc của cái hài ............................................................................ 74

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 82
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 91


1

DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa Chăm được cấu thành bởi nhiều thành tố khác nhau. Từ thế kỉ II – XV,
người Chăm đã xây dựng nhiều đền tháp để thờ thần Ấn Độ (Shiva, Brahma, Vishnu),
cử hành nghi lễ theo nghi thức Ấn Độ. Vẻ đẹp vật chất và tinh thần dân tộc Chăm ln
quyện hịa cùng nhau, phát triển, góp phần tăng thêm vẻ đẹp tinh hoa văn hóa Việt
Nam. Văn hóa Chăm với vẻ đẹp của tháp Chàm sừng sững, những điệu múa say hồn
người, lễ hội Katê, phong tục, tín ngưỡng phong phú… ln làm phấn khởi lịng người.
Văn hóa ấy được hiện diện trong truyện kể dân gian người Chăm.
Văn học dân gian của người Chăm hiện nay chưa được nghiên cứu nhiều như văn
học dân gian các dân tộc thiểu số khác ở Việt Nam như H’Mông, Thái, Khmer, Ê Đê,
Ra Glai, Xtiêng… Một số các cơng trình liên quan đến văn học Chăm đã được xuất bản
là các sưu tập văn bản truyện kể, câu đố, tục ngữ, ca dao và số ít dân ca… Mảng
nghiên cứu văn học dân gian Chăm còn rất mỏng ở các dạng bài viết khái quát diện
mạo, đặc điểm của thể loại dân gian nổi bật nào đó, phần lớn trong số các bài viết đó
thường đặt văn học dân gian Chăm trong nghiên cứu so sánh với các thể loại tương ứng
của văn học dân tộc Kinh. Một vài cơng trình nghiên cứu cơng phu và dày dặn nhất, có
thể kể đến luận văn thạc sỹ về tục ngữ của Trần Thị Mỹ Dung và luận án tiến sỹ về
truyện kể dân gian Chăm của Nguyễn Thị Thu Vân, tuy nhiên hai cơng trình này chưa
được xuất bản. Các nghiên cứu có giá trị còn lại đa số là của các tác giả của người
Chăm như Inrasara, Trương Văn Món (Sakaya), Sử Văn Ngọc, Quảng Văn Đại, Sử Gia
Trang, Bá Minh Truyền…
Giá trị văn học làm nên bộ mặt của một nền văn hóa trong chiều sâu hun hút của

lịch sử dân tộc. Truyện kể dân gian dân tộc Chăm là lịch sử, là văn hóa, là bản sắc dân
tộc. Chúng tơi thấy phải tiến hành nghiên cứu ý nghĩa cái đẹp huyền thoại, khảo sát,
sưu tầm truyện cổ Chăm theo quy hoạch, có dự án cụ thể để bảo tồn, giữ gìn và phát
huy bản sắc văn hóa hịa chung với 54 dân tộc anh em trong đất nước Việt Nam. Đề tài


2

Cái đẹp, cái bi và cái hài trong truyện kể dân gian dân tộc Chăm được chúng tôi đặt ra
trên cơ sở nhận thức trên. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tơi tìm hiểu cái đẹp, cái
bi và cái hài trong truyện kể dân tộc Chăm để tìm ra những điểm độc đáo, mới lạ trong
văn hóa người Chăm.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Quá trình sưu tầm và nghiên cứu truyện kể dân gian Chăm bắt đầu từ cuối thế kỉ
XVIII đầu thế kỉ XIX, khởi đầu bằng việc ghi chép của một số nhà truyền đạo người
Tây phương về phong tục tập quán, nghi lễ và văn hóa truyền khẩu của tộc người
Chăm. Người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu Champa là G. Maspero, ông dựa
vào cứ liệu Trung Quốc và bia kí Phạn ngữ Champa để nghiên cứu lịch sử Champa từ
thế kỉ II sau Công nguyên đến năm 1471. Tiếp thu kết quả nghiên cứu của Maspero,
các nhà nghiên cứu người Pháp như G. Coedes, L. Finot, M. Durand, A. Cabaton và E.
Aymonier… cho rằng sau năm 1471 khi Vijaya - Champa bị thất thủ trước sự tấn công
của Đại Việt đã không tồn tại như một quốc gia nữa. Về sau, nhiều bài viết có đề cập
nhưng chỉ vài trang, chưa thể hiện hết nội hàm của nó.
Việc sưu tầm truyện kể dân gian Chăm trước đây chỉ vỏn vẹn khoảng 100 đơn vị
truyện, gần đây người viết có sưu tập hơn 100 truyện chia thành nhiều thể loại cụ thể
nhằm tìm hiểu về cái đẹp, cái bi và cái hài trong tín ngưỡng, văn hóa Chăm.
Trong thế kỉ XX việc sưu tầm, giới thiệu truyện kể dân gian Chăm gia tăng rõ rệt. Ở
miền Nam trước 1975, Trung tâm Văn hóa Chăm do linh mục Moussay phụ trách có
sưu tầm ba truyện cổ tích Chăm, in trong tập Khảo lục ngun cảo Chàm. Trên các tạp
chí Bách Khoa, Văn hóa Nguyệt San, Văn đàn, Phương Đông, Phổ Thông đăng các

truyện kể dân gian Chăm bởi các học giả quan tâm đến vấn đề này như Bố Thuận,
Nguyễn Khắc Ngữ, Dã Tường Vy, Mãn Khánh Dương, Jaya Panrang, Pari Chàm, Vũ
Lang… Ở miền Bắc, có Nguyễn Đổng Chi đưa 20 truyện cổ tích người Chăm vào phần
khảo dị trong bộ sách Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam. Cho đến nay, việc sưu tầm,
chỉnh lý, biên soạn tuyển chọn, giới thiệu và nghiên cứu truyện cổ Chăm được tiến
hành một cách thấu đáo hơn. Ở Ninh Thuận đã thành lập Trung tâm nghiên cứu Văn


3

hóa Chăm, bước đầu xây dựng nhiều cơng trình có giá trị khoa học cao, tạo bước
chuyển trong công cuộc khơi phục diện mạo văn hóa dân gian Chăm. Chúng tôi giới
thiệu một số tuyển tập về truyện cổ Chăm như Truyện cổ Chàm (Phạm Xuân Thông,
Thiên Sanh cảnh, Nông Quốc Thắng, Lục Ngư sưu tầm và biên soạn, Nxb Văn hóa dân
tộc, Hà Nội, 1978); Truyện cổ các dân tộc Thuận Hải (Đỗ Kim Ngư, Phạm Xuân
Thông, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Bạch Cúc sưu tầm và biên soạn, Ty Văn hóa
thơng tin Thuận Hải, 1982); Trái tim nàng Pali (Đỗ Kim Ngư, Nguyễn Hữu Dũng sưu
tầm và biên soạn, Hội Văn Nghệ Thuận Hải xuất bản, 1986); Truyện cổ Chăm (Phạm
Xuân Thông sưu tầm và biên soạn, Nxb Trẻ thành phố Hồ Chí Minh, 1986); Truyện cổ
Chăm (Trịnh Hồng Lan, Nguyễn Thị Tư, Anh Đức sưu tầm, Sở Văn hóa Thơng tin
Nghĩa Bình xuất bản, 1986); Nàng bàn tay (Hồ Phú Diên, Đỗ Kim Ngư sưu tầm và
biên soạn, Hội Văn nghệ Thuận Hải xuất bản, 9187); Bò thần Kapin (Đỗ Kim Ngư sưu
tầm và biên soạn, Hội Văn nghệ Thuận Hải xuất bản, 1988); Hoa Bơ Nga Chơ Re (Nxb
Kim Đồng, Hà Nội, 1987); Nữ thần Pô Nugar (Trần Việt Kỉnh sưu tầm và biên soạn,
Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1989); Chàng Rắn (Đỗ Kim Ngư biên soạn, Nxb Trẻ
Thành phố Hồ Chí Minh, 1993); Truyện cổ dân gian Chăm (Trương Hiến Mai, Nguyễn
Thị Bạch Cúc, Sử Văn Ngọc, Trương Tốn dịch, Nxb Văn hóa dân tộc phối hợp với
Trung tâm nghiên cứu văn hóa Chăm, 2000)” [68, 7]. Gần đây nhất có cơng trình
Truyện dân gian của người Chăm (Sakaya, Sử Văn Ngọc, Gia Trang, Phước Thuyết
tuyển chọn, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2017); Huyền thoại và truyền thuyết Chăm

(Sakaya (chủ biên), Nxb Tri Thức, 2018).
Trên đây là các cơng trình về truyện kể dân gian Chăm có giá trị khoa học, các tác
giả đã có cơng sưu tầm và tuyển dịch những truyện có giá trị trong đời sống văn hóa
Chăm, có bản in song ngữ Chăm - Việt thuận tiện cho độc giả lựa chọn cách đọc theo
văn bản khác nhau.
Về các bài báo khoa học, Nguyễn Tấn Đắc: “Năm 1887, A. Landes cho xuất bản tại
Sài Gòn sưu tập Contes Tjames (Truyện kể Chăm), giới thiệu 16 truyện và một số đồng
dao, trong đó truyện số 10 có tên là Kajong và Halek. Chỉ hơn 10 năm sau, năm 1898,


4

Leclère cho in trọn Revue des Traditions populaires (tạp chí về những truyền thống dân
gian) ở Paris, số Juin - Septembre truyện Chiếc giày vàng cũng của người Chăm.
Truyện này đã được Đinh Gia Khánh kể lại trong cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề
của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (NXB Văn học, Hà Nội, 1968). Có thể nói hai
truyện Kajong và Halek và Chiếc giày vàng chỉ là một và đều thuộc típ truyện Tấm
Cám rất phổ biến trên thế giới. Xét về những tình tiết chính và những mơ típ tiêu biểu,
hai truyện này rất gần với truyện Tấm Cám Việt Nam” [52, 125]. Giáo sư đã tìm lại các
mơ típ cổ xưa của kiểu truyện, hệ thống mơ típ đặc trưng những mối quan hệ của nó
với cùng kiểu truyện ở khu vực Đơng Nam Á. Qua các truyện kể trên, chúng ta có cơ
sở để tìm hiểu về giá trị mỹ học của truyện kể dân gian Chăm. Lê Văn Hảo trong cuốn
Tìm hiểu quan hệ giao lưu văn hóa Việt - Chàm (Tạp chí Dân tộc học số 1 - 1979),
cũng chọn ra 5 truyện cổ tiêu biểu để chứng minh cho sự giao lưu văn hóa Việt - Chăm
như Sọ Dừa, Ramayana, Sự tích núi Trắng, Truyện nàng Cadiêng, Sự tích Po Nưgar.
Đáng chú ý hơn là các bài viết của giáo sư Nguyễn Tấn Đắc về kiểu truyện Tấm
Cám của người Chăm: “Từ truyện Kajong và Halek của người Chăm đến type truyện
Tấm Cám ở Đơng Nam Á” (Tạp chí Văn hóa dân gian số 3, 1994); “Đọc lại truyện
Tấm Cám” (Tập san khoa học trường Đại học Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, số 2,
1995); “Mối giao lưu và tương tác văn hóa giữa các dân tộc ở Đơng Nam Á qua kiểu

truyện kể Tấm Cám” (Tạp chí Văn học số 6, 1996).
Trần Việt Kỉnh qua bài báo Dân tộc Chăm và việc tìm hiểu truyện cổ Chăm (Tạp
chí Văn học 1997, số 6, tr 57 – 62) đã đề cập đến truyện cổ Chăm một phần qua việc
tìm hiểu sơ lược về truyện cổ Chăm, ơng nhận định rằng: “Chủ đề chống áp bức trong
truyện cổ Chăm cũng đã nói lên phần nào ý nghĩa ấy. Mâu thuẫn giữa kẻ giàu và người
nghèo là mâu thuẫn đối kháng lật đỗ lẫn nhau. Khi trong nhân dân có một người anh
hùng nổi dậy chống trả áp bức quyết liệt thì hệ thống phong kiến lại một phen lung lay,
có khi phải chia thế lực, có khi phải sụp đổ để thay thế bằng một triều vua mới. Lẽ tất
yếu của lịch sử đã cho chúng ta thấy chế độ phong kiến đã luẩn quẩn hàng nghìn năm
trong những cuộc tranh giành lật đổ ấy mà khơng thốt ra được trên một hình thái xã


5

hội. Truyện cổ đã được nuôi dưỡng trong bầu không khí xã hội như vậy. Vì thế, những
chiến thắng của nhân dân, của những người anh hùng hay những người tốt trong truyện
cổ đều là những ước mơ của dân tộc Chăm” [37, 59].
Ngồi ra, Trần Việt Kỉnh cịn đề cập một cách khái quát đến các tác giả đã có trong
cơng trình nghiên cứu, sưu tầm truyện kể dân gian Chăm. Qua đó, ơng khẳng định ý
nghĩa của một xã hội dân chủ sơ khai phản ánh trong nội dung của nhiều lễ nghi tôn
giáo của dân tộc Chăm. Bên cạnh đó, ơng cịn nêu lên mối quan hệ giao lưu văn hóa
của người Chăm với các dân tộc khác.
Hồ Quốc Hùng qua bài báo “Thử nhận diện dấu vết tín ngưỡng Chăm qua nhóm
truyện cổ người Việt ở Thuận Hóa” (Tạp chí Văn học, 1999, số 6, tr 67 – 72) đã nêu
nhận định của Phan Đăng Nhật và một số nhà nghiên cứu khác về vai trò tín ngưỡng
của người Chăm, qua đó tìm hiểu một phần về mối quan hệ tín ngưỡng, tục thờ đá liên
quan đến văn hóa Việt - Chăm, nêu ra được một số truyện tiêu biểu về sự giao thoa văn
hóa giữa hai dân tộc như Sọ Dừa, Dạ Thoa Vương, Thạch Sanh, Bánh Chưng Bánh
Dày, Thiên Yana. Ảnh hưởng văn hóa Chăm qua tín ngưỡng trong lĩnh vực tự sự dân
gian diễn ra ở nhiều cấp độ, đi sâu vào những lớp văn hóa bồi tụ trong các truyện cổ

người Chăm, được Hồ Quốc Hùng nêu bật ra một cách chân thật nhất.
Ngơ Văn Doanh qua bài báo Thần Sóng Po Riyak - Từ kinh Coran đến Thần
Điện dân gian của người Chăm (Tạp chí Nghiên cứu Đơng Nam Á - 2003, số 4, tr 5458). Ông nêu quan niệm vị thần Po Riyak trong đời sống tín ngưỡng, tơn giáo của
người Chăm, sự ảnh hưởng từ kinh Coran, ông khẳng định rằng “Từ trong kinh Coran,
al - Hadir - “kẻ nơ lệ của allah” đã trở thành vị thần sóng Po Riyak được người Chăm
thờ phụng. Tất nhiên, người Chăm đã bản địa hóa một vị thần có mặt trong kinh Coran
thành một nhân vật gần gũi với mình. Đây là điều tất yếu sẽ phải xảy ra trong đời sống
văn hóa của nhiều dân tộc trên thế giới. Trường hợp này đã xảy ra đối với một số vị
thần khác trong thần điện của người Chăm, như đối với thần Chằn tinh ở núi đá trắng”
[8, 57].


6

Trước đây, hầu như chưa có cơng trình nào nghiên cứu về truyện kể dân gian Chăm
một cách cụ thể và tồn diện, gần đây có cơng trình luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Thu
Vân Khảo sát truyện cổ dân tộc Chăm, nhưng chỉ khảo sát ba thể loại trong truyện cổ
Chăm như thần thoại, truyền thuyết và truyện cổ tích thần kì, tác giả đưa ra các mơ
hình như mơ típ, cốt truyện và đề tài, chưa đi sâu khai thác vấn đề truyện dân gian và
mỹ học dân gian dân tộc Chăm. Mới hơn có luận văn thạc sĩ Trần Thị Mỹ Dung về
Đặc điểm tục ngữ Chăm có một phần khái quát về văn học dân gian Chăm nhưng chỉ
thống qua.
Đặc biệt, trong cơng trình của Inrasara về Văn học Chăm khái luận [31] nghiên cứu
khái qt và chỉ ra nhiều mơ típ, hướng tiếp cận vấn đề rõ ràng, dễ hiểu hơn, nhưng
chưa nghiên cứu vấn đề thẩm mỹ trong truyện kể dân gian Chăm, và cịn nhiều bài viết
lẻ tẻ khác. Trong các cơng trình nghiên cứu về truyện kể dân gian Chăm, Vũ Lang viết
“Truyện cổ Chiêm Thành khơng bị gị bó trong một lối lý luận nào, khơng bị đóng
khung trong một khuôn đạo đức nào nên mang nhiều sắc thái văn nghệ”[68, 78].
Sự giao lưu ảnh hưởng văn hóa giữa Việt - Chăm được nhà nghiên cứu Phan Đăng
Nhật khẳng định với bài viết “Sự gắn bó Việt - Chăm qua một số truyện dân gian”, Lê

Văn Hảo với “Tìm hiểu quan hệ giao lưu văn hóa Việt Nam - Chàm qua kho tàng văn
nghệ dân gian của người Việt và người Chăm”. Chúng ta phải có ý thức sưu tầm, biên
soạn, xuất bản, lưu trữ và nghiên cứu truyện kể dân gian dân tộc Chăm một cách có hệ
thống, phải có dự án của quốc gia để bảo tồn di sản văn hóa của tộc người thiểu số, qua
đó nâng cao giá trị tinh thần đoàn kết và hội nhập quốc tế một cách mạnh mẽ và phát
triển hơn.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tơi có thu thập thêm tư liệu, khảo sát ở Ninh
Thuận - Bình Thuận, Bình Định, An Giang để minh định rõ ràng về giá trị thẩm mỹ
của truyện cổ Chăm. Xây dựng công trình này, chúng tơi xem là thành tựu định hướng
cho việc tiếp cận làm tư liệu tham khảo cho thế hệ sau, mở rộng vấn đề thêm nhằm tái
hiện truyện kể dân gian dân tộc Chăm hoàn chỉnh hơn, giúp cho nhà nghiên cứu và độc
giả hiểu được vấn đề về mỹ học dân gian dân tộc Chăm.


7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là cái đẹp, cái bi và cái hài trong truyện kể dân gian dân tộc
Chăm.
Phạm vi nghiên cứu: Để nghiên cứu “Cái đẹp, cái bi và cái hài trong truyện kể dân
gian dân tộc Chăm” chúng tôi khảo sát các truyện đăng rải rác trên các báo, tập san và
các tuyển tập truyện kể dân gian Chăm.
Trong quá trình thực hiện, do thiếu tư liệu chắc chắn đề tài chúng tơi nghiên cứu
khơng thể tránh khỏi sai sót, khuyết điểm. Chúng tôi hy vọng rằng trong tương lai sẽ có
những tài liệu có giá trị khoa học về mỹ học trong truyện kể dân gian dân tộc Chăm
tương đối đầy đủ hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai đề tài này, người viết tiến hành các phương pháp sau:
Phương pháp lịch sử - xã hội: đặt truyện kể dân gian dân tộc Chăm trong bối cảnh lịch sử để có điểm nhìn về tiến trình truyện kể dân gian Chăm từ giai đoạn phôi thai
trong xã hội Chăm ngày xưa rồi tiếp cận đến ngày nay.

Phương pháp hệ thống: xem truyện kể dân gian dân tộc Chăm như một hệ thống
nghệ thuật để thấy được nét đẹp về văn hóa - xã hội Chăm.
Phương pháp so sánh: so sánh truyện kể dân gian Chăm về phương diện thẩm mỹ
với các tác phẩm dân gian khác như Việt, Ê Đê, Mơ nơng, Ra Glai... Sau đó nhận định
bản sắc cái đẹp rực rỡ, hoa mỹ trong truyện kể dân gian dân tộc Chăm.
Phương pháp điều tra, sưu tầm, điền dã: để có cái nhìn tổng thể về truyện kể dân
gian dân tộc Chăm, người viết tiến hành điều tra, sưu tập để thu thập số lượng đơn vị
truyện cổ Chăm hiện nay. Trên cơ sở những dữ liệu có được, người viết sẽ làm rõ quan
niệm cái đẹp của truyện kể dân gian người Chăm.
Phương pháp thống kê, phân loại: thống kê, phân loại các đơn vị truyện kể dân gian
người Chăm theo quan niệm nội dung và hình thức thẩm mỹ, để thuận lợi hơn trong
việc nắm bắt các đặc trưng thẩm mỹ của truyện kể dân gian dân tộc Chăm.


8

Phương pháp nghiên cứu liên ngành: Đây là phương pháp cần thiết khi nghiên cứu
truyện kể dân gian dân tộc Chăm. Đề tài sử dụng kiến thức đa ngành, những thành tựu
của phân tâm học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học, nhân học… để tìm hiểu truyện
kể dân gian dân tộc Chăm.
5. Đóng góp của luận văn
Đề tài này là cơng trình nghiên cứu đầu tiên về “Cái đẹp, cái bi và cái hài trong
truyện kể dân gian dân tộc Chăm”. Thực hiện đề tài này, trước hết người viết đóng góp
cái nhìn về giá trị thẩm mỹ trong truyện kể dân gian dân tộc Chăm. Đề tài này khẳng
định vai trị và vị trí các truyện kể dân gian người Chăm, phong phú về cái đẹp của dân
tộc và sự đóng góp to lớn trong văn học dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Đề tài còn có thể được sử dụng như là tư liệu hữu ích cho việc tham khảo nghiên
cứu nói riêng và văn học dân gian thiểu số nói chung ở Việt Nam.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần dẫn nhập, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn

gồm ba chương:
Chương 1: Khái quát về Văn học dân gian Chăm
Chương này giới thiệu khái quát về dân tộc và đặc điểm truyện kể dân gian
người Chăm. Qua đó, tìm hiểu sơ lược về quá trình hình thành và phát triển văn học
dân gian Chăm, để nêu bật được những nét cơ bản của truyện kể dân gian người Chăm;
nêu mối quan hệ truyện kể dân gian Chăm với các truyện cổ dân tộc khác, chủ yếu về
thể loại trong truyện kể dân gian người Chăm.
Chương 2: Cái đẹp trong truyện kể dân gian dân tộc Chăm
Chương này sẽ trình bày một phần những lý thuyết mỹ học, văn hóa và cách
nhìn về truyện kể dân gian dân tộc Chăm; những cơng trình nghiên cứu trước đó về văn
học dân gian Chăm. Trên cơ sở lý thuyết này, chúng tôi tiếp cận vấn đề cái đẹp trong
truyện kể dân gian Chăm qua thi pháp và mỹ học dân gian để nắm được những điều cốt


9

lõi nhất về thể loại dân gian. Đây là một trong những chương trọng tâm của luận văn
góp phần làm tư liệu để xác định nguồn gốc thể loại văn học dân gian Chăm.
Chương 3: Cái bi, cái hài trong truyện cổ dân gian người Chăm
Chương này sẽ trình bày một số vấn đề về đặc điểm thẩm mỹ như các loại mơ
típ nghệ thuật trong truyện kể dân gian người Chăm về cái bi, cái hài. Từ đó rút ra
những đặc điểm cơ bản về các quan niệm cái bi, cái hài của truyện kể dân gian để so
sánh, làm nổi bật vấn đề mà luận văn đề cập đến.


10

CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ VĂN HỌC DÂN GIAN CHĂM
1. 1. Khái quát về dân tộc Chăm

Người Chăm xuất hiện trong lịch sử với nhiều tên gọi khác nhau như Cam,
Chàm, Chiêm, Hời… Ngồi ra, họ cịn được biết đến các tên gọi khác do các phiên âm
của các học giả nước ngoài: học giả Pháp gọi là tộc Cam, Tchames, Chams; người Anh
lại dùng từ Chàm để chỉ tộc người Chăm. Vào cuối thế kỉ thứ II sau Công nguyên
vương quốc Champa, lúc ấy gọi là Lâm Ấp (Lingi) được thành lập, trải dài từ Quảng
Bình đến Bình Thuận ngày nay. Đi qua các bước thăng trầm của lịch sử, biên giới của
đất nước bị thu hẹp dần về phía Nam để sau đó biến mất hẳn vào đầu thế kỉ XIX
(1832). Người Chăm được xếp vào nhóm ngơn ngữ Malayo-Polynésien cùng với các
tộc người Chu Ru, Ra Glai, Gia Rai, Ê Đê. Như vậy, cư dân Chăm có nguồn gốc từ thế
giới Đa đảo mà giống người chiếm đa số và ưu thế là người Indonesien.
Việt Nam có 54 dân tộc, khơng chỉ có tộc người Kinh sinh sống mà cịn nhiều
dân tộc khác ln sống hịa đồng với nhau, trong đó có người Chăm. Người Chăm ln
có trình độ văn hóa văn minh rực rỡ, kết tinh lâu đời và phong phú, đa dạng về phong
tục, tập quán, sinh hoạt cộng đồng. Nền văn hóa văn minh của dân tộc Chăm được xem
như một trong những di sản lớn của nền văn hóa chung của Việt Nam. Những năm gần
đây các đền tháp, khu du tích Mĩ Sơn, tháp Ppo Klaung Girai, tháp Ppo Rome… đã
được trùng tu, phát triển về du lịch. Người Chăm sinh sống chủ yếu ở Việt Nam và một
số quốc gia trên thế giới như Lào, Thái Lan, Campuchia, Inđônexia, Mĩ, Pháp, Mã
Lai… Dân số người Chăm ở Việt Nam theo thống kê năm 1999 là 132.837 người. Địa
bàn cư trú của người Chăm phân tán mỏng cộng với những khó khăn về mặt kinh tế đã
có ảnh hưởng khơng ít đến mối giao lưu qua lại giữa các cộng đồng với nhau.Với dân
số như vậy, một nửa là người Chàm Đông sống tập trung ở hai tỉnh Ninh Thuận và
Bình Thuận.Và một bộ phận còn lại là người Chàm Giữa và người Chàm Tây gồm
thành phố Hồ Chí Minh, An Giang, Tây Ninh.
Về văn hóa


11

Văn hóa là một khái niệm rộng. Mỗi một quốc gia dù lớn hay nhỏ cũng đều có

bản sắc văn hóa của riêng mình. Hiện thực cuộc sống và nền văn hóa của mỗi dân tộc
là cội nguồn, là mảnh đất màu mỡ làm nẩy nở và nuôi dưỡng văn học nghệ thuật. Văn
học nghệ thuật lại bảo tồn và làm phong phú bản sắc văn hóa của dân tộc ấy. Văn hóa
văn minh Champa là một nền văn hóa văn minh sớm hình thành và phát triển trên dải
đất miền Trung Việt Nam. Nó là một thành phần trong nền văn hóa đa dân tộc ở Việt
Nam. Người Chăm có những nếp sống gia đình, lễ nghi tơn giáo khá độc đáo. Họ giữ
nề nếp riêng, lối sống riêng của cộng đồng mình do những lễ nghi tơn giáo và phong
tục tập quán qui định làm nên đậm đà bản sắc dân tộc.
Về ngôn ngữ
Người Chăm sử dụng chữ Chăm Akhar Thrah (chữ viết truyền thống), các dữ
kiện khảo cổ đã chứng minh họ thuộc nhóm tộc người Mã Lai - Đa Đảo du nhập vào
Việt Nam. Tiếng Chăm có mặt vào thế kỉ thứ IV. Tiếng Chăm là ngơn ngữ được lưu
hành từ Hồnh Sơn đến Biên Hịa (Đồng Nai) ngày nay. Trải qua bước ngoặt của lịch
sử đến hôm nay, ngôn ngữ Chăm chỉ lưu hành ở các làng quê người Chăm, nhiều nhất
là hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận. Hiện nay, ngơn ngữ Chăm ở Việt Nam có nét
khác biệt, hiện tượng đó là người Chăm giao tiếp với nhau có pha trộn tiếng Việt chiếm
tỉ lệ nhiều.
Về tơn giáo - tín ngưỡng
Người Chăm chịu sự chi phối của tơn giáo, tín ngưỡng sâu sắc. Người Chăm có
hai tơn giáo chính: Bàlamơn giáo và Hồi giáo. Bàlamơn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ,
du nhập vào Champa cuối thế kỷ thứ IV. Đặc điểm của Bàlamôn giáo là thờ thần Shiva
và thờ cả thánh Allah. Hồi giáo có nguồn gốc từ Ả Rập, truyền qua Mã Lai, du nhập
vào Champa từ thế kỷ thứ X. Mỗi một tơn giáo có cái kiêng kỵ khác nhau: Người
Chăm Hồi giáo (tức Bàni) kiêng thịt heo và thịt dơng, người Chăm Bàlamơn kiêng thịt
bị. Người Chăm khi qua đời bị ràng buộc chặt chẽ vào lễ nghi tôn giáo và phong tục
tập quán của mình. Đối với người Chăm Bàlamôn, người chết phải được đem đi
chôn,một hoặc hai năm, sau đó được lấy lên rồi đem đi thiêu đốt, lấy chín miếng xương


12


sọ, đựng trong hộp, chờ dịng họ có đủ một trăm miếng xương, rồi đưa vào Kut (dòng
họ) một lần, vịng đời con người Chăm ln tn theo quy luật như vậy. Cịn người
Chăm Awal (Bàni) có những lễ nghi rất cụ thể khi lọt lòng đến lúc mất, con trai khi lên
14-15 tuổi, phải qua lễ “Katat” (lễ nhập đạo), đến trưởng thành, cưới gả thì phải qua lễ
“likhah” (đám cưới). Con trai có qua lễ Katat, sau này mới tiến hành đám likhah được.
Khi cha mẹ mất con trai mới được dự lễ “tẩy thể” (tắm gội thể xác trước khi chôn cất)
và lễ “âuwa” (lễ trả hiếu cho cha mẹ).
Ngồi lễ nghi tơn giáo ra, sinh hoạt thơng thường của người Chăm cũng có
những ngày kiêng kỵ như: Ngày Chủ nhật và ngày thứ Năm người Chăm kiêng xuất
của cải. Ngoài ra, một bộ phận người Chăm theo Islam thì vấn đề sinh hoạt hàng ngày
càng bị tơn giáo chi phối nặng nề hơn vì phải tn theo đúng lễ nghi và tập quán của
Islam quốc tế. Trên đây, là vấn đề sơ lược về người Chăm để người viết thâm nhập vào
cái đẹp, cái bi và cái hài trong truyện kể dân gian dân tộc Chăm. Qua đó, tìm hiểu
những giá trị thẩm mỹ trong các thể loại tự sự dân gian dân tộc Chăm.
1. 2. Văn học dân gian Chăm
Văn học dân gian Chăm là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao
động, ra đời từ thời kì hình thành nhà nước Champa, trải qua các thời kì phát triển lâu
dài trong chế độ mẫu hệ, và tiếp tục tồn tại đến ngày nay. Trong quá trình sáng tạo, văn
học dân gian đã tích lũy được vơ số kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật, phù hợp với thị
hiếu thẩm mỹ của đông đảo quần chúng lao động. Thời gian gần đây, từ thế kỉ XIX,
nhiều người quan tâm đến truyện kể dân gian Chăm. Bắt đầu từ những truyện kể đầu
tiên của A. Landes được ghi nhận trong Contes Tjames in năm 1887 đến cuốn chuyên
luận văn học Chăm của Inrasara, đóng góp một phần tư liệu quý giá trong văn chương
Chăm.
Qua ngôn ngữ Chăm, người ta tìm thấy trong các văn bản chép tay có các thể
loại như thần thoại, truyền thuyết, sử thi, truyện cổ tích, truyện cười, truyện ngụ
ngơn… Trong kho tàng văn bản ấy, văn học Chăm có thể là bản tụng ca các vị thần
trong cõi hư vô, hay chỉ nói về sinh hoạt thường nhật của cộng đồng tộc người Chăm.



13

Nghiên cứu văn học Chăm từ trước đến nay chưa có tác giả nào phân chia giai đoạn
văn học Chăm rạch ròi, rõ ràng, mà chỉ đưa ra ý kiến chủ quan, phỏng đoán để xác
định lịch sử văn học Chăm. Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm Inrasara phân chia văn học
Chăm thành ba bộ phận: văn học dân gian, văn học viết và văn học bia kí. Ơng trình
bày một số quan niệm để làm sáng tỏ các bộ phận văn học Chăm qua các tác phẩm của
nhiều thể loại, khái quát sơ lược từng thể loại văn học và nêu các đặc trưng văn học
Chăm qua các giai đoạn văn học khác nhau. Nhà nghiên cứu Sakaya thì phân loại văn
học Chăm gồm các loại sau: văn chương cổ, văn chương cận đại và văn học hiện đại.
Cách phân chia của Sakaya mang tính võ đốn, mặc dù ông trình bày minh xác từng
thể loại cụ thể trong văn học cổ Chăm. Theo chúng tôi, văn học Chăm chia thành hai
bộ phận: văn học dân gian và văn học viết.
Văn học dân gian Chăm là bức tranh chân thực, sinh động về bản tính, phẩm
cách của con người lao động từ quá khứ đến nay. Trước hết, có thể kể đến là văn bia
ký: “Văn bia ký được sáng tác từ thế kỷ III đến thế kỷ XV bằng cả hai ngôn ngữ là văn
tự Chăm cổ và Sanskrit, có mặt khắp miền duyên hải Trung Bộ. Đến nay các học giả
Pháp đã phát hiện, công bố và dịch gần 200 minh văn, trong đó Lương Ninh đã dịch
sang tiếng Việt 25 minh văn. Đây là các sáng tác vừa có giá trị sử học, vừa có giá trị
văn học” [76, 20]. Người Chăm có một kho tàng văn học dân gian phong phú, đa dạng.
“Truyện kể dân gian Chăm gồm hơn 100 truyện thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ
tích… được A. Landes, E. Aymonier, Thiên Sanh Cảnh, G. Moussay, Inrasara,
Sakaya… sưu tầm, tuyển chọn bên cạnh các bài viết của Lê Văn Hảo, Phan Đăng Nhật,
Nguyễn Tấn Đắc, Trương Sĩ Hùng, Hồ Quốc Hùng, Phan Xuân Viện, Bá Minh
Truyền…” [76, 20], qua đó giúp cho độc giả hiểu kĩ hơn về truyện kể dân gian Chăm.
Ngoài ra hai cơng trình của Lưu Văn Đảo và Inrasara về “Tục ngữ - Câu đố Chăm” và
“Tục ngữ - Thành ngữ - Câu đố Chăm” gồm hơn 1000 câu tục ngữ, câu đố, 30 bài ca
dao, đồng dao được sưu tầm và dịch ra tiếng Việt” [76, 21]. Một số khác là loại bài hát
dân gian như: Damnưy, Dauh, Mưdwơ Dauh Kadhar… Những thể loại này có giá trị

nhân văn cao, giáo dục tri thức cho con người, góp phần làm phát triển văn học đa dân
tộc Việt Nam. Về văn xi (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn),


14

chúng tôi giới thiệu khái quát sơ lược về hệ thống truyện kể dân gian dân tộc Chăm,
qua đó nêu các đặc điểm của từng thể loại truyện kể dân gian người Chăm:
+ Về thần thoại Chăm, gồm các nhóm truyện kể về các vị thần linh, các nhân vật
anh hùng, các nhân vật sáng tạo văn hóa, phản ánh quan niệm của người nguyên thủy
về nguồn gốc của thế giới và của đời sống người Chăm. Theo tác giả Inrasara trong
Văn học Chăm khái luận viết: “Chúng ta nhận thấy, mặc dù chất liệu để xây dựng thần
thoại Chăm vẫn luôn luôn là thần thánh và công việc của chư thần; và mặc dù lối tư
duy thần thoại, nhưng vì thần thoại là sáng tác của con người nên biểu hiện tâm lý hay
nếp sinh hoạt của chư thần vẫn là biểu hiện của người trần mắt thịt rất thực. Thần thánh
cũng bị cơn buồn ngủ dằn vật, cũng mang tật chè chén say sưa (như trong truyện
Atmuhekat), cũng biết giận hờn và cưới vợ lấy chồng, sinh con đẻ cái (như trong
truyện Ppo Inư Nưgar), như chúng ta vậy” [31, 30]. Thần thoại dân tộc Chăm giải thích
sự hình thành vũ trụ, có khi nói về tơn giáo. Đây là thể loại rất phức tạp, kể về các nhân
vật thần thoại tiêu biểu như Pô Inư Nưgar, Pô Kuk, At Mahekait, Pô AuLaoh, Kei
Gloang, Kei Bien, Kei Du, Kei Dai Morasih, Yang Sri, Mala Uri, Limow Kapil (bò
Kapil), Tamrak, Gai Maiong, Po Ali…
Trong thần thoại, con người là bộ phận của tự nhiên, nhân vật chính là thần. Thần
thoại người Chăm đã bị tách khỏi môi trường sống cổ xưa, tồn tại như một thể loại văn
học dân gian được ghi chép thành văn của dân tộc. Hiện nay, chỉ có sáu dị bản của ba
đơn vị truyện: Chỉ cần một gác nước trời (2 dị bản), Sự tích gà gáy sáng (2 dị bản),
Truyện nữ thần Po Nưgar (2 dị bản). Thần thoại Chăm lưu giữ rất ít cho đến ngày nay,
do sự thất truyền trong lịch sử chiến tranh, nguyên nhân chủ yếu là người Chăm khó
bảo tồn văn hóa.
Mặt khác, thần thoại Chăm khơng được ghi chép cẩn thận, một phần không được

bảo lưu trong lời kể bằng văn vần của hình thức sử thi cổ đại, phần khác do việc kể lại,
và ghi chép bị pha tạp, chắp nối, lắp ghép trong cộng đồng người Chăm. Thần thoại
Chăm tuy đơn giản về mặt nội dung nhưng vẫn mang đặc trưng nổi bật của thể loại với
những típ và mơ típ khá phổ biến trong thần thoại thế giới và ở khu vực Đông Nam Á.


15

Ngoài nội dung suy nguyên sự xuất hiện thế giới, nguồn gốc loài người, nguồn gốc dân
tộc, nguồn gốc một số loài vật, cùng những truyện về các anh hùng văn hóa, thần thoại
Chăm cịn thể hiện lịng tin, niềm tin tôn giáo nguyên thủy của người xưa qua các
huyền thoại về mặt trăng, mặt trời, biển, núi non…
+ Về truyền thuyết, nhất là truyền thuyết lịch sử chiếm một vị trí quan trọng. Để chỉ
loại truyện này người Chăm có tên gọi là Damnây. Damnây là những câu chuyện mang
tính lịch sử, nói về những nhân vật anh hùng có cơng với nhân dân trong lịch sử dân
tộc Chăm. Sau này, các Damnây dùng để hát trong các lễ nghi tín ngưỡng của người
Chăm. Chẳng hạn như “Damnây Ppadauk Tanưh Riya kể rằng: Thuở sơ khai, lúc vũ
trụ còn chìm trong hỗn mang, Ppo Inư Nưgar là một sinh thể tự sinh đầu tiên và duy
nhất. Rồi người hóa sinh tạo thành hai thực thể khác: khoảng không bao la và cái cân vĩ
đại. Từ cái cân vĩ đại (padaung) này, lần lượt xuất hiện Ppo Yang Amư (hóa sinh từ
quả cân); Ppo Debita Swơr (từ đòn cây) và Ppo Alwah (từ dây địn cân). Sau đó, Ppo
Inư Nưgar đằng hắng, phẩy tay, liếc mắt… để từ mỗi cử động của Người, xuất hiện
tinh tú, trời đất, sấm sét… Còn Ppo Yang Amư, bằng một hồi tù và dài, Ngài đã khiến
cho tất cả mng thú có mặt trên mặt đất” [31, 45]. Từ đó, vũ trụ được hình thành từ
các vị thần, giúp dân giúp nước phát triển kinh tế, xã hội, truyền dạy giáo lí, phong tục
tập qn, nếp văn hóa cộng đồng, bước đầu hình thành một dân tộc bản địa thực thụ.
Truyền thuyết là một sáng tạo của quần chúng đã có từ thời xa xưa, là sáng tác
truyền khẩu tái tạo tùy theo quan niệm sống của con người qua các thời đại khác nhau.
Hầu hết, truyền thuyết Chăm luôn gắn liền với tôn giáo, mục đích giải thích tơn giáo,
tín ngưỡng và nghi lễ của dân gian Chăm.

Truyền thuyết người Chăm chủ yếu hướng vào những sự kiện, những biến cố lịch
sử có ý nghĩa trọng đại và những nhân vật lịch sử nổi lên trong những biến cố xảy ra
trong đời sống cộng đồng. “Truyền thuyết hướng về quan hệ cộng đồng về nguồn gốc
dân tộc, qua đó giáo dục con người về trách nhiệm với nhân dân. Có thể chia truyền
thuyết thành hai loại: truyền thuyết thần thoại và truyền thuyết lịch sử. Truyền thuyết
thần thoại là những truyện kể dân gian nhằm lí giải sự hình thành của vương quốc, của


16

một phong tục tín ngưỡng nào đó. Chúng được nhào nặn từ cảm hứng của thủa khai
sinh lập địa, những truyền thuyết này mang đậm màu sắc thần thoại, có nguồn gốc từ
thần thoại, có khi là nhân vật đã xuất hiện từ trong thần thoại như Po Inư Nưgar, rắn
thần Nagar… Tiêu biểu có thể kể đến là Truyền thuyết về Po Inư Nưgar, Truyền thuyết
Kaudynia, Sự tích núi đá trắng. Truyền thuyết lịch sử bao gồm những truyện kể về
công lao ơn đức của các nhân vật lịch sử ở mọi thời đại” [39, 11]. Các tác phẩm tiêu
biểu là Sự tích tháp Po Klaong Girai, sự tích tháp Po Rome, Po Sah Inư (Bà Tranh).
Nếu thần thoại và truyền thuyết phản ánh nhận thức của người Chăm về vũ trụ và
sự hình thành vương quốc Champa trong buổi đầu giai đoạn lịch sử thì truyện cổ tích
biểu hiện nhãn quan hiện thực của con người Chăm với thực tại, thể hiện quan điểm
đạo đức, niềm tin, ước mơ và hy vọng của nhân dân; thể hiện sự tương giao giữa các
yếu tố tưởng tượng thần kì, hoặc một số nhân vật thần thoại xuất hiện trong một vài
truyện cổ tích Chăm.
Tác giả Sakaya chia truyện cổ tích (dalikal) thành ba loại: truyện ngụ ngôn (dalikal
Ar Katé), truyện cười (dalikal Kalak), truyện tự sự (dalikal empan). Một số truyện tiêu
biểu như Cei Tapai (cậu Thỏ), Baoh gaong (trái sung), Ja Klaoh (nói láo có bài)… Gần
đây truyện cười và truyện ngụ ngôn người Chăm được giới khoa học sưu tầm và tuyển
chọn in thành xuất bản phẩm, nhằm nêu được đặc điểm về tư duy trừu tượng nổi trội có
giá trị về tinh thần của quần chúng nhân dân. Tác giả Inrahani có cơng trong việc sưu
tầm và tuyển chọn tập Truyện cười dân gian Chăm, ngoài ra còn một số truyện cười

khác in lẻ tẻ ở một số sách, báo trong và ngoài nước.
Năm 1995 và 2005 Nguyễn Thị Thu Vân đệ trình luận văn thạc sỹ và luận án tiến
sĩ: Bước đầu khảo sát truyện cổ Chăm và Khảo sát truyện cổ dân tộc Chămtại trường
Đại học Sư Phạm Thành Phố Hồ Chí Minh, được xem là hai cơng trình hệ thống hóa
các típ và mơ típ truyện kể dân gian Chăm. Gần đây, năm 2015, tác giả Trần Thị Mỹ
Dung bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ về Đặc điểm tục ngữ Chăm đã nêu ra những
điểm nổi bật trong văn chương Chăm.


17

Truyện kể dân gian Chăm là thể loại sáng tác dân gian được nhiều người mến mộ,
bởi vẻ đẹp đa dạng, phong phú của nó. Vẻ đẹp ấy bộc lộ ra qua tri giác nghệ thuật của
người nghe và người đọc từ xưa đến nay. Chúng lưu giữ, nhiều dấu ấn về cuộc sống
tinh thần và vật chất của người Chăm với nhiều màu sắc đa dạng, sắc sảo, hài hòa sống
động và phong phú. Truyện kể dân gian Chăm gồm nhiều thể loại khác nhau, chủ yếu
được lưu truyền trong nhân dân, trong các thư tịch cổ của các dòng họ. Theo tác giả
Nguyễn Thị Thu Vân, người sưu tầm truyện cổ Chăm có thể ghi lại từ ba nguồn:
+ Truyện do các ông bà già kể lại theo trí nhớ, những bản kể này có thể ghi nhận
được những hình thức nguyên sơ nhất của các cốt truyện.
+ Truyện do người kể đọc một văn bản đã được ghi chép lại, thuộc ý rồi kể lại theo
cách kể và trí nhớ của mình.
+ Truyện đã được một số văn bản cổ ghi chép lại.
Trong di sản văn hóa của Việt Nam, truyện kể dân gian Chăm đóng góp một vị trí
độc đáo, tinh tế, và là loại hình nghệ thuật ngơn từ ít nhiều được giới khoa học và bình
dân biết đến. Mỗi dân tộc đều có gia tài truyện kể dân gian của mình, từ những dân tộc
đã đạt tới nền văn minh rực rỡ. Chẳng hạn, truyện cổ Grimm của nước Đức, kho truyện
cổ tích đồ sộ của Ả Rập Nghìn lẻ một đêm… Riêng truyện kể dân gian Chăm có thể nêu
lên từng thể loại, khái qt hóa các vấn đề tơn giáo, tín ngưỡng, phong tục tập quán
trong từng thể loại riêng biệt.

Truyện kể dân gian Chăm phản ánh mọi mặt trong cuộc sống sinh hoạt, lao động,
sản xuất và chiến đấu. Truyện cười dân gian thì nhiều nước châu Âu gọi là giai thoại
(anecdote) và nhiều nhà folklore xếp thành một dạng riêng của truyện cổ tích sinh hoạt.
Với dân tộc Chăm, truyện cười được xem là một thể loại riêng.
Đặc trưng của truyện kể dân gian Chăm nói lên những điều suy nghĩ, trăn trở của
người dân lao động một nắng hai sương trên mảnh đất bản địa từ thời cổ chí kim, khơi
gợi trí tị mị của nhân dân, quần chúng trong xã hội từ nguyên thủy đến ngày nay. Đặc
biệt, truyện ngụ ngơn ln nói lên những điều hay lễ phải của các cụ già trong làng,
nhằm truyền dạy cho bao thế hệ tiếp nối. Văn học Chăm là một bộ phận quan trọng


18

trong văn học Việt Nam, góp phần phát huy những tinh hoa văn học phong phú trong
tương lai. Ngoài văn học dân gian Chăm, cịn có văn học viết của dân tộc Chăm, điển
hình là văn chương đương đại của người Chăm đa dạng với nhiều tác giả có các tác
phẩm xuất sắc như Inrasara, Trà Vigia, Đồng Chuông Tử, Tuệ Nguyên, Kiều Maily…


19

TIỂU KẾT
Văn hóa dân tộc Chăm tồn tại với bản sắc riêng, phát triển trong sự tiếp nhận và
sáng tạo từ xưa nay. Nó có mối quan hệ mật thiết với văn học Chăm. Văn học dân gian
là nơi lưu giữ kí ức của các tác giả dân gian, là nơi gìn giữ và phát triển văn hóa tộc
người.
Tác giả dân gian Chăm đã dụng công viết nên những trang văn rực rỡ, răn dạy
đời sau những phong tục, tập quán, nguồn gốc sự vật, giải thích một số địa danh. Đặc
biệt hơn là truyện kể dân gian dân tộc Chăm có những người anh hùng lịch sử, anh
hùng văn hóa ln gắn với tơn giáo, ln đại diện cho đức độ, trí tuệ, tài năng của cộng

đồng.
Sáng tác văn học Chăm cả dân gian và hiện đại,đều có những tiếp biến văn hóa
của mọi nền văn hóa dân tộc các nước. Ảnh hưởng, tác động trong nền văn học dân
tộc, nó thúc đẩy mối quan hệ giữa các nền văn học trong và ngồi nước. Bên cạnh đó
truyện kể dân gian Chăm cịn nêu lên những tín ngưỡng, phong tục, tập qn, những
hình ảnh sinh hoạt văn hóa dân tộc, cho đến những nền văn học đương đại nêu lên nếp
sống văn hóa tinh thần giữa thế giới tồn cầu.


×