Tải bản đầy đủ (.doc) (198 trang)

Phát triển chuỗi sản phẩm dược liệu tỉnh Quảng Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 198 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN TRUNG VỸ

PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY DƯỢC LIỆU
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

TRẦN TRUNG VỸ

PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY DƯỢC LIỆU
TỈNH QUẢNG NINH
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 9.34.04.10

Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: TS. Phan Văn Hùng
Hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Lan Anh

THÁI NGUYÊN - 2019


i


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, dựa trên
sự hướng dân của tập thể các nhà khoa học và các tài liệu tham khảo đã được
trích dẫn. Báo cáo phản ánh trung thực kết quả nghiên của cá nhân tôi và chưa
được cơng bố trên bất kỳ một cơng trình nào khác./.
Nghiên cứu sinh

Trần Trung Vỹ


ii

LỜI CẢM ƠN
Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, Thầy, Cô giáo, các
nhà khoa học của Trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinh doanh, đặc biệt là
các cán bộ, giảng viên của Khoa Quản lý – Luật kinh tế và Phòng Đào tạo đã
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Tơi bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Văn Hùng và TS. Nguyễn
Thị Lan Anh đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi để hồn thành Luận án.
Tơi gửi lời tri ân đến gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã ln đồng
hành, động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu.
Trân trọng cảm ơn!
Nghiên cứu sinh

Trần Trung Vỹ


iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN..............................................................................................i
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT...............................................................viii
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU....................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP......................................................................xi
MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu..............................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................2
2.1. Mục tiêu tổng quát.............................................................................2
2.2. Mục tiêu cụ thể.................................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................3
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................ 3
3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................... 3
4. Những đóng góp mới của luận án................................................................. 3
5. Kết cấu của luận án....................................................................................... 4
Chương 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ
CHUỖI GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU........................................................................5
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị...............................5
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở nước ngồi...............5
1.1.2. Tổng quan cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở trong nước .. 11

1.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về cây dược liệu và chuỗi giá trị
dược liệu..........................................................................................................16
1.2.1. Tổng quan các nghiên cứu về cây dược liệu ở nước ngoài...........16
1.2.2. Tổng quan các nghiên cứu về cây dược liệu ở trong nước...........18
1.2.3. Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ở nước ngoài...21
1.2.4. Tổng quan nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu ở trong nước....25


iv


1.3. Đánh giá chung về các cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị, dược liệu
và chuỗi giá trị dược liệu.................................................................................26
1.3.1. Đối với các cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị.......................26
1.3.2. Đối với các cơng trình nghiên cứu về cây dược liệu....................27
1.3.3. Đối với các cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị dược liệu......27
1.4. Xác định khoảng trống trong nghiên cứu.................................................28
Tóm tắt chương 1............................................................................................ 29
Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CHUỖI
GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU....................................................................................30
2.1. Một số vấn đề lý luận về phát triển chuỗi giá trị dược liệu......................30
2.1.1. Lý luận về dược liệu..................................................................... 30
2.1.2. Lý luận về chuỗi và phát triển chuỗi............................................ 32
2.1.3. Nội dung phát triển chuỗi giá trị...................................................39
2.2. Cơ sở thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị dược liệu................................41
2.2.1. Kinh nghiệm phát triển dược liệu theo chuỗi giá trị của một số địa
phương trong nước..................................................................................41
2.2.2. Bài học vận dụng cho phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng
Ninh........................................................................................................ 45
Tóm tắt chương 2............................................................................................ 48
Chương 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..................................................49
3.1. Câu hỏi nghiên cứu...................................................................................49
3.2. Quy trình nghiên cứu của luận án............................................................ 49
3.3. Phương pháp tiếp cận và khung phân tích................................................49
3.3.1. Phương pháp tiếp cận....................................................................49
3.3.2. Khung phân tích đề tài..................................................................52
3.4. Phương pháp thu thập thông tin............................................................... 52
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp.......................................52
3.4.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp............................................53



v

3.5. Phương pháp xử lý và phân tích thơng tin ............................................... 54
3.5.1. Phương pháp xử lý thông tin ......................................................... 54
3.5.2. Phương pháp phân tích thơng tin .................................................. 55
3.6. Chỉ tiêu phân tích ..................................................................................... 56
3.6.1. Chỉ tiêu phản ánh kết quả của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
dược liệu .................................................................................................. 56
3.6.2. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất của các tác nhân tham gia chuỗi 57
3.6.3. Chỉ tiêu phản ánh sự phát triển chuỗi ........................................... 58
Tóm tắt chương 3 ............................................................................................ 58
Chương 4 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY DƯỢC
LIỆU TỈNH QUẢNG NINH........................................................................... 59
4.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh .............................. 59
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ......................................................................... 59
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .............................................................. 62
4.2. Vị trí, vai trị ngành sản xuất dược liệu trong sự phát triển kinh tế - xã hội
tỉnh Quảng Ninh ..............................................................................................
66
4.2.1. Vị trí của ngành sản xuất dược liệu trong sự phát triển kinh tế - xã
hội tỉnh Quảng Ninh ................................................................................

66

4.2.2. Vai trò của ngành dược liệu trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh
Quảng Ninh .............................................................................................

68


4.3. Thực trạng phát triển sản xuất dược liệu tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
(2013-2017).....................................................................................................

69

4.3.1. Tình hình trồng dược liệu tỉnh Quảng Ninh (2013-2017) ...........

69

4.3.2. Tình hình tổ chức sản xuất dược liệu tỉnh Quảng Ninh
2017) .......................................................................................................

(201373

4.3.3. Tình hình chế biến, phân phối và tiếp thị sản phẩm dược liệu tỉnh
Quảng Ninh (2013-2017) ........................................................................

74

4.4. Phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh ...........................

76


vi

4.4.1. Bản đồ chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh....................77
4.4.2. Phân tích kinh tế chuỗi giá trị dược liệu điển hình tỉnh Quảng Ninh
78
4.4.3. Phân tích kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị cây dược liệu điển hình

tỉnh Quảng Ninh................................................................................... 102
4.4.4. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị dược
liệu tỉnh Quảng Ninh............................................................................ 105
4.4.5. Phân tích SWOT và đề xuất giải pháp phát triển và nâng cấp chuỗi
giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh.........................................................117
4.5. Đánh giá chung về phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh . 119

4.5.1. Những kết quả đạt được..............................................................119
4.5.2. Những khó khăn, hạn chế...........................................................121
4.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế................................................123
4.5.4. Một số vấn đề cần giải quyết để phát triển chuỗi giá trị dược liệu
tỉnh Quảng Ninh................................................................................... 125
Tóm tắt chương 4..........................................................................................127
Chương 5 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHUỖI GIÁ TRỊ CÂY DƯỢC LIỆU
TỈNH QUẢNG NINH ĐẾN NĂM 2025...................................................... 128
5.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2025................................................................................................ 128
5.1.1. Quan điểm phát triển dược liệu tỉnh Quảng Ninh.......................128
5.1.2. Mục tiêu phát triển dược liệu tỉnh Quảng Ninh..........................130
5.2. Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2025....................................................................................... 131
5.2.1. Phát triển sản xuất nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng sản
phẩm thô............................................................................................... 131
5.2.2. Phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị cây dược liệu hiện có là Trà
hoa vàng và Ba kích..............................................................................132


vii

5.2.3. Xây dựng và phát triển chuỗi sản phẩm đối với một số dược liệu tiềm


năng.......................................................................................................134
5.2.4. Nâng cấp và đầu tư công nghệ chế biến dược liệu.....................136
5.2.5. Tăng cường quảng cáo, tiếp thị sản phẩm dược liệu..................139
5.2.6. Nâng cấp và tổ chức lại hệ thống kênh phân phối và xúc tiến thương

mại........................................................................................................ 140
5.2.7. Củng cố và tổ chức mối quan hệ trong chuỗi giá trị cây dược liệu
141
Tóm tắt chương 5..........................................................................................143
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................144
1. Kết luận..................................................................................................... 144
2. Kiến nghị...................................................................................................146
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................150
PHỤ LỤC......................................................................................................158


viii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CP

: Cổ phần

DN

: Doanh nghiệp

EVFTA


: Hiệp định thương mại tự do Việt Nam Liên minh Châu âu

ETA

: Hiệp định thương mại tự do

FAO

: Tổ chức nông lương thế giới

GTZ

: Tổ chức hợp tác phát triển Đức

GO

: Tổng giá trị sản xuất

GTGT

: Giá trị gia tăng

HQKT

: Hiệu quả kinh tế

HT

: Hợp tác


HTX

: Hợp tác xã

IC

: Chi phí trung gian

KH&CN

: Khoa học và cơng nghệ

KTMD

: Kích thích miễn dịch

KT-XH

: Kinh tế - xã hội



: Lao động

NCS

: Nghiên cứu sinh

OCOP


: Chương trình “Mỗi xã/phường một sản phẩm”

TNHH MTV: Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
TP

: Thành phố

TTTT

: Tri thức truyền thống

TX

: Thị xã

UBND

: Ủy ban nhân dân

UNIDO

: Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc


ix

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Phương pháp tính chi phí, lợi nhuận trong chuỗi giá trị cho 01 đơn
vị sản phẩm cụ thể...........................................................................................55
Bảng 3.2. Mơ hình phân tích ma trận SWOT................................................. 56

Bảng 4.1. Tình hình phát triển kinh tế tỉnh Quảng Ninh (2013-2017)............62
Bảng 4.2 Phân bổ cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh..........................................70
Bảng 4.3.Chi phí trồng Ba kích tính cho 1 ha từ khi trồng đến khi thu hoạch
(5 năm)............................................................................................................78
Bảng 4.4 Phân tích hiệu quả của Người trồng Ba kích...................................80
Bảng 4.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người thu mua Ba kích tươi..........81
Bảng 4.6. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người chế biến Ba kích tươi thành
Ba kích khơ..................................................................................................... 83
Bảng 4.7. Phân tích hiệu quả kinh tế của người chế biến ba kích tươi thành
Rượu và Cao Ba kích......................................................................................84
Bảng 4.8. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán bn Ba kích khơ.........86
Bảng 4.9. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán buôn Rượu và..............87
Bảng 4.10. Phân tích hiệu quả kinh tế của người bán lẻ Ba kích khơ.............89
Bảng 4.11 Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán lẻ Rượu Ba kích và Cao
Ba kích............................................................................................................ 90
Bảng 4.12. So sánh hiệu quả của các tác nhân trong chuỗi giá trị Ba kích.....91
Bảng 4.13. Các khoản mục chi phí trồng Trà HoaVàng.................................93
Bảng 4.14. Phân tích hiệu quả của Người sản xuất (người trồng) Trà Hoa
vàng trong chuỗi giá trị................................................................................... 94
Bảng 4.15. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người thu mua Trà hoa vàng tươi96
Bảng 4.16. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người chế biến Trà hoa vàng tươi
thành Trà hoa vàng khơ...................................................................................97
Bảng 4.17. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán buôn Trà hoa vàng khô
.........................................................................................................................98


x

Bảng 4.18. Phân tích hiệu quả kinh tế của Người bán lẻ Trà hoa vàng........100
Bảng 4.19. Các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi

giá trị Trà hoa vàng....................................................................................... 101
Bảng 4.20. Phát triển và nâng cấp chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh 117


xi

DANH MỤC CÁC HÌNH, HỘP
Hình:
Hình 2.1. Phân đoạn chuỗi đối với một sản phẩm cụ thể................................33
Hình 2.2. Sơ đồ chuỗi giá trị ngành trồng trọt................................................ 36
Hình 3.1. Khung phân tích của luận án...........................................................52
Hình 4.1. Tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên có việc làm so với dân số tại Quảng
Ninh giai đoạn 2013-2017...............................................................................65
Hình 4.2. Bản đồ Chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh............................77
Hình 4.3. Sơ đồ hình thành các kênh tiêu thụ sản phẩm trong chuỗi giá trị cây
dược liệu tỉnh Quảng Ninh............................................................................103
Hộp:
Hộp 4.1. Hiệu quả một số cây dược liệu khác theo ý kiến người dân..........119


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Quảng Ninh là tỉnh có thảm thực vật phong phú và đa dạng như: Ba
kích, Trà hoa vàng, Hồi, Quế, Trầu một lá, Bình vơi, Bá bệnh, Kim ngân hoa,
Nhân trần, Ý dĩ… nhưng việc phát triển sản xuất dược liệu ở Quảng Ninh còn
chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh với nhiều lý do khác nhau: Việc
khai thác tài ngun cây thuốc cịn mang tính tự phát, chưa quan tâm đến tái
sinh, bảo tồn dẫn đến nhiều cây thuốc đứng trước nguy cơ cạn kiệt; dược liệu

chủ yếu chỉ dừng lại ở khâu nguyên liệu tươi, thô, chưa quan tâm nhiều đến
việc sơ chế, chế biến tinh, tạo ra các sản phẩm khác nhau, nhằm gia tăng giá
trị của chúng. Các sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng sản xuất trên địa
bàn tỉnh cịn ít, dạng bào chế cịn đơn giản, giá trị gia tăng chưa cao và chưa
sản xuất được mỹ phẩm có nguồn gốc từ dược liệu, là những sản phẩm được
người tiêu dùng ưa chuộng hiện nay.
Với tiềm năng thế mạnh về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, đặc biệt
là điều kiện tự nhiên, Quảng Ninh có thể phát triển cây dược liệu để trở thành
một trong những nguồn thu quan trọng, nhằm khai thác thế mạnh về tự nhiên
và một số cây dược liệu có tính đặc sản, để phát triển thành một trung tâm
dược liệu lớn của Việt Nam. Đây sẽ là bước đột phá mới, góp phần đẩy nhanh
mục tiêu chuyển đổi phương thức phát triển của tỉnh từ “nâu” sang “xanh”.
Cùng với ngành du lịch, dịch vụ, phát triển sản xuất dược liệu là một trong
những sản phẩm quan trọng thuộc chương trình OCOP (One Commune, One
Product - Mỗi xã phường một sản phẩm) của tỉnh Quảng Ninh từ năm 2013
đến nay. Tuy nhiên, việc hợp tác và liên kết để sản xuất dược liệu theo chuỗi
giá trị để nâng cao GTGT trong q trình sản xuất cịn hạn chế: (i) Mối liên
kết dọc là liên hệ giữa các khâu trong chuỗi giá trị ngành hàng từ sản xuất đến
tiêu dùng, thông qua nhiều khâu trung gian làm cho thị trường không ổn định,
thiếu minh bạch và bị ép giá làm thiệt hại cho người sản xuất, nhiều hợp


2

đồng sản xuất, cung cấp nguyên liệu giữa người sản xuất với doanh nghiệp
nhiều khi không được thực hiện do sự tranh mua, tranh bán...(ii) Mối liên kết
ngang là liên kết giữa các hộ nông dân với nhau thành tổ Hợp tác hoặc HTX,
hoặc nhóm hộ sản xuất; liên kết giữa các cơ sở chế biến nhỏ để tạo thành
doanh nghiệp có quy mơ lớn hơn, hạ giá thành sản phẩm...cịn rất hạn chế,
hoặc có nhưng chưa rõ ràng, chưa có những cơ chế ràng buộc.

Để góp phần thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
nâng cao GTGT và phát triển bền vững ngành nông nghiệp tỉnh Quảng Ninh,
việc phát triển sản xuất dược liệu theo chuỗi giá trị, nhằm tạo ra những sản
phẩm dược liệu hàng hóa tập trung, chất lượng cao, tăng sức cạnh tranh trên
thị trường, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập cho người lao động,
nhất là nơng dân có vai trị quan trọng. Với lý do đó, NCS đã chọn nghiên cứu
đề tài luận án: “Phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh”
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dược liệu và chuỗi giá
trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phát
triển chuỗi giá trị cây dược liệu của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi
giá trị và chuỗi giá trị dược liệu.
- Đánh giá thực trạng hình thành và phát triển sản xuất dược liệu, nhằm
phát hiện những dược liệu đã sản xuất theo chuỗi giá trị dược liệu trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển chuỗi giá trị dược liệu
tỉnh Quảng Ninh.
- Xác định quan điểm, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm phát triển
chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025.


3

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các tác nhân tham gia chuỗi giá trị
dược liệu (Nông dân, HTX, doanh nghiệp, thương lái), các nhà quản lý và các

cơ chế, chính sách liên quan đến sự phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh
Quảng Ninh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, tập
trung khảo sát trên 8 huyện thị, thành phố của tỉnh là các địa phương có trồng
dược liệu và khai thác dược liệu tự nhiên.
- Về thời gian: Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2013 – 2017; Số
liệu sơ cấp được thu thập năm 2017.
- Về nội dung: Luận án nghiên cứu thực trạng phát triển chuỗi giá trị
dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong đó, tập trung phân tích sâu về
hiệu quả chuỗi giá trị dược liệu Trà hoa vàng và Ba kích là 2 loại dược liệu
đã được tỉnh xác định trong danh mục các sản phẩm dược liệu trọng yếu trong
vào danh mục sản phẩm thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã được
UBND tỉnh phê duyệt.
4. Những đóng góp mới của luận án
Thứ nhất: Luận án đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chuỗi sản
phẩm, chuỗi giá trị dược liệu, qua đó cung cấp cơ sở lý thuyết và thực tiễn về
phát triển sản xuất dược liệu theo chuỗi.
Thứ hai: Những đánh giá khách quan và khoa học về thực trạng phát
triển chuỗi, cũng như công tác quản lý chuỗi giá trị dược liệu. Cùng với hệ
thống các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu,
NCS sử dụng làm căn cứ cho việc đề xuất các giải pháp khả thi góp phần
quản lý và phát triển chuỗi giá trị dược liệu tỉnh Quảng Ninh


4

Thứ ba: Phát triển chuỗi giá trị dược liệu, là một trong những vấn đề
hiện nay có rất ít các nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị dược liệu, NCS hy vọng
có những đóng góp mới trong phương pháp phân tích chuỗi giá trị đối với cây

dược liệu cụ thể, để có thêm tài liệu tham khảo cần thiết cho những nghiên
cứu tiếp theo.
Thứ tư: Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở khoa học giúp cho các
nhà hoạch định chính sách có cái nhìn tồn diện hơn về quản lý các chương
trình dự án phát triển sản xuất nơng nghiệp nói chung và phát triển sản xuất
dược liệu nói riêng theo chuỗi giá trị, góp phần nâng cao thu nhập của người
dân trên địa bàn.
5. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án được chia
thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về chuỗi giá trị và chuỗi giá trị
dược liệu
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển chuỗi giá trị dược liệu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Thực trạng phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng Ninh.

Chương 5: Giải pháp phát triển chuỗi giá trị cây dược liệu tỉnh Quảng
Ninh đến năm 2025.


5

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ CHUỖI
GIÁ TRỊ DƯỢC LIỆU
1.1. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị
1.1.1. Các cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở nước ngoài
Đến nay, trên thế giới, đã có nhiều cách tiếp cận phân tích chuỗi giá trị
khác nhau, theo Kaplinsky và Morris (2001) thì khơng có cách tiếp cận nào là

“chuẩn nhất”. Về cơ bản, phương pháp phân tích cụ thể phụ thuộc vào câu hỏi
nghiên cứu và đặc điểm của sản phẩm nghiên cứu. Với cách nhìn đó, NCS
tổng hợp được một số kết quả nghiên cứu về chuỗi giá trị như sau:
*) Một số kết quả nghiên cứu mang tính lý luận, cung cấp những kiến
thức cần thiết và kỹ năng trong phân tích chuỗi
Raphael Kaplinsky & Mike Morris (2006) “Cẩm nang nghiên cứu
chuỗi giá trị”. Cuốn cẩm nang đưa ra các khái niệm cơ bản của chuỗi giá trị;
xác định các vấn đề nghiên cứu mở rộng cho chuỗi giá trị; giới thiệu cơ sở
phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu chuỗi; chỉ dẫn các chính sách
liên quan đến định hướng, đầu tư phát triển chuỗi.[49]
Hellin J, and M. Meijer, (2006), “Hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị”,
FAO, Kaplinsky, R and M, Morris, (2000), “Cẩm nang nghiên cứu chuỗi giá
trị” . Đây được coi là các cẩm nang hướng dẫn phân tích chuỗi giá trị thơng
qua phân tích bản đồ thị trường, lấy vùng đất Chiapas (Mexico) làm trường
hợp nghiên cứu điển hình.[63]; [49] Nghiên cứu chỉ ra các mắt xích như:
Chọn vùng đất nghiên cứu, phân phối hạt giống, người nông dân, thương lái,
… và áp dụng nghiên cứu cho cả Bolivia và Ecuador.
GTZ (2007) xuất bản cuốn “Cẩm nang giá trị, phương pháp luận để
thúc đẩy chuỗi giá trị”. Cẩm nang đã đưa ra các thuật ngữ để chỉ việc tập hợp
có hệ thống các phương pháp thực tiễn nhằm theo dõi sự phát triển kinh tế từ
quan điểm của chuỗi giá trị. Cẩm nang cung cấp những kiến thức cơ bản về


6

các cách thức nâng cao cơ hội việc làm và thu nhập từ hoạt động kinh doanh
của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ và các hộ nông dân thông qua việc thúc
đẩy chuỗi giá trị mà họ đang hoạt động trong chuỗi đó. Đồng thời, nhấn mạnh
thị trường sản phẩm mang lại nhiều cơ hội cho người nghèo.[42]
Da SLĐva, C and H. De Sousa FLĐho (2007), “Hướng dẫn đánh giá

nhanh thực hiện chuỗi nông sản ở các nước đang phát triển”, nhóm tác giả đã
đưa ra một số thơng tin hữu ích: Cung cấp thơng tin về các ngun tắc cơ bản
của phân tích chuỗi, làm nổi bật tầm quan trọng của việc lập kế hoạch và thực
hiện cũng như các kiến nghị; Hỗ trợ lựa chọn các thông tin cần thiết cho việc
phân tích, cũng như các phương pháp thu thập, tổ chức và đánh giá; Định
hướng trong việc xác định các vấn đề ảnh hưởng đến hiệu suất dây chuyền và
khu vực có thể được xem là điểm đòn bẩy cho sự tăng trưởng và phát triển
hơn nữa; Đề xuất một cách tiếp cận chung đối với can thiệp chuỗi nhằm cải
thiện hiệu suất, với việc xác định trách nhiệm các bên liên quan trong quá
trình thực hiện; Đề xuất một cách tiếp cận chung cho các ưu tiên của các can
thiệp chuỗi; Chỉ ra những hạn chế và khó khăn tiềm tàng khi tiến hành phân
tích chuỗi [53].
FAO (2007), “Quản lý chuỗi cung ứng nông - cơng nghiệp: Các khái
niệm và vận dụng”. Cơng trình này chỉ ra chuỗi cung ứng trong nông nghiệp,
bao gồm các yếu tố đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất nông nghiệp,
đồng thời, cho biết cách tiếp cận của chuỗi cung ứng đi từ khái niệm đến thực
tiễn ứng dụng. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng rất rộng, hàm chứa cả chuỗi giá trị
bên trong nó và việc xác định chuỗi giá trị cho nơng nghiệp chỉ mang tính
chung chung.
Bernet T, G. Thiele., and T. Zschocke (2006), “Phương pháp cùng
tham gia trong tiếp cận chuỗi thị trường (PMCA) – hướng dẫn sử dụng”.
Trong nghiên cứu này tác giả đề cập đến 4 điểm cơ bản: (i) Các nhà nghiên
cứu và sự phát triển nhân viên để đạt được những hiểu biết và kỹ năng quan


7

trọng cho phép họ thích ứng và sử dụng PMCA trong bối cảnh cơng việc của
mình; (ii) Các nhà quản lý dự án R&D và các nhà hoạch định chính sách hiểu
kế hoạch và giám sát định hướng nhu cầu nhằm đạt được cho chuỗi thị trường

mục tiêu; (iii) Giáo viên và học sinh để tìm hiểu thêm về phát triển nông thôn,
khả năng cạnh tranh chuỗi thị trường, sự tham gia R&D, và marketing; (iv)
Các khái niệm phát triển khác nhau và các công cụ thực tế được mô tả một
cách hữu ích.
*) Một số nghiên cứu về chuỗi giá trị nơng sản cụ thể
FAO (2004) cũng có nghiên cứu về “Chuỗi giá trị quả xoài ở Kenya”.
Nghiên cứu này cho thấy chuỗi giá trị xoài Kenya gặp các cản trở về cơ cấu
chất lượng sản phẩm: Tỷ lệ quả xồi khơng đủ tiêu chuẩn xuất khẩu cao, đặc
biệt sang thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ; Kenya cần tập trung cho
chế biến xoài xuất khẩu và tận dụng số xồi khơng có khả năng xuất khẩu vào
các mục đích khác; về dài hạn, cần phải nâng cao năng lực kỹ thuật của nông
dân để nâng cao chất lượng xoài đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu.
Gooch và cộng sự (2009), đã sử dụng khung phân tích chuỗi giá trị để
đánh giá: “Thị thường và quản lý chất lượng nho tươi, táo tươi và chế biến và
nhiều hoa quả khác của vùng Ontario, Canada”. Hosni and Lancon (2011),
đã tìm hiểu: “Chuỗi giá trị táo của Syris trên thị trường nước ngồi”. Các
cơng trình nghiên cứu này chỉ ra rằng, để xuất khẩu táo thì Syris cần phải giải
quyết những tồn tại trong chuỗi giá trị táo hiện tại; Các tổ chức khuyến nông
cần phải phát triển và cung cấp nhiều giống táo mới; Đồng thời, cần có các tổ
chức xếp loại và đánh giá chất lượng táo độc lập để làm giảm các rủi ro về
chất lượng.
Phương pháp tiếp cận của UNIDO (2009), trong “Phân tích và phát triển
chuỗi giá trị nông nghiệp”, trong cẩm nang làm việc của nhân viên cho thấy, sự
phát triển của chuỗi giá trị trong nơng nghiệp bằng phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến chuỗi, lập bản đồ chuỗi giá trị nông nghiệp, phân tích dữ liệu của


8

chuỗi, các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị. Nghiên cứu này cũng kiến nghị

giải pháp phát triển chuỗi giá trị bằng cách cải thiện môi trường kinh doanh,
xây dựng và thực hiện các chính sách, tăng cường hỗ trợ từ các thể chế, cải
thiện môi trường đầu tư. Nghiên cứu đã đưa ra các minh chứng từ các nghiên
cứu trường hợp, điển hình như ở Nicaragoa, Ethiopia, Ai Cập và Morroco.
Báo cáo của ADB (2005) và FAO (2008) về “Chuỗi giá trị ngành
khoai tây” và đã đề cập đến vấn đề, làm thế nào để tăng sự bền vững của
chuỗi giá trị khoai tây. Họ đã chỉ ra được một số vấn đề đang gặp phải ở các
nước đang phát triển như: Khoai tây thường được bán phân tán với những
phân đoạn thị trường nhỏ lẻ và ít có sự liên kết, phối hợp và thiếu những
thông tin về thị trường, điều này đang gây ra sự chia rẽ các mối quan hệ trong
chuỗi; giá cả đầu vào tăng cao đang gây ra sự “e dè” trong đầu tư sản xuất của
các hộ nơng dân có quy mơ sản xuất nhỏ lẻ. Hậu quả là, họ đang bị loại dần ra
khỏi thị trường và không tham gia được vào chuỗi giá trị; vấn đề quan trọng
đặt ra cho chuỗi giá trị ở các nước này là cần một nền sản xuất bền vững, với
chất lượng sản phẩm tốt và sự hỗ trợ về các vật tư đầu vào cùng với sự phối
hợp hành động trong chuỗi.
Eaton và Shepherd (2001), đã có một nghiên cứu về: “Chuỗi giá trị
ngành Chè tại Kenya và Cacao tại Indonesia”. Tác giả tập trung vào vấn đề
chuỗi giá trị và giải pháp sinh kế bền vững, chỉ ra được những vấn đề mà
chuỗi giá trị ngành Chè Kenya, chuỗi giá trị ngành Cacao Indonesia gặp phải
và những vấn đề liên quan đến sinh kế của những người sản xuất nhỏ, những
người dễ bị tổn thương. Cơng trình này cũng cung cấp những nghiên cứu về
cấu trúc thị trường, kênh tiêu thụ trong chuỗi giá trị, mối quan hệ tương tác
giữa những kênh tiêu thụ đó. Điều quan tâm của nghiên cứu này là những
“mối quan hệ” giữa các tác nhân, những tác động của mơ hình tổ chức sản
xuất đến những người nắm giữ những tư liệu sản xuất nhỏ và những người
làm thuê. Họ chỉ ra rằng, với các nước chậm phát triển như Kenya và


9


Indonesia, chuỗi giá trị hoạt động chưa được tốt, nghĩa là các tác nhân tham
gia vào chuỗi giá trị chưa có những mối quan hệ ràng buộc, GTGT trong
chuỗi cịn thấp, đặc biệt người sản xuất là những người hưởng lợi nhuận thấp
nhất. Chính vì chưa có mối quan hệ ràng buộc nên những tác nhân đóng vai
trị chủ đạo trong chuỗi thường là đối tượng hưởng lợi nhuận nhiều nhất và
sẵn sàng rời bỏ chuỗi này để chuyển sang chuỗi mới có lợi nhuận cao hơn.
*) Một số kết quả nghiên cứu về quản lý chuỗi
Gereffi G, J. Humphrey and T. Sturrgeon (2005), “Quản lý chuỗi giá trị
toàn cầu”. Dựa trên khung phân tích lý thuyết về chuỗi, các tác giả giải thích
rõ chuỗi giá trị tồn cầu, chỉ ra được 3 dịng ln chuyển trong chi phí kinh tế
là: Mạng lưới sản xuất, khoa học công nghệ và mức độ hiểu biết của công ty
nhằm xác định được 3 vai trò lớn trong việc định rõ sự thay đổi và sự quản lý
chuỗi giá trị toàn cầu. Ba vai trị đó là: Sự phức hợp trong giao dịch; khả năng
lập những cam kết trong giao dịch và khả năng trong chuỗi cơ bản.
Hagelaar, G.J.L.F. and Van der Vorst, J.G.A.J., (2002). “Quản lý chuỗi
cung ứng môi trường: sử dụng đánh giá vòng đời để cấu trúc chuỗi cung
ứng”, các tác giả đã cho biết sự khác biệt giữa các chiến lược chuỗi để bảo vệ
môi trường và sự thực thi của chuỗi trong môi trường; sự khác biệt giữa cách
đánh giá các vòng đời cấu trúc chuỗi; giữa quá trình thực hiện và định hướng
thị trường cấu trúc chuỗi. Đồng thời, tác giả cũng chỉ ra rằng, sự tích hợp của
những sự khác biệt về đánh giá vòng đời cấu trúc chuỗi mang lại sự khác biệt
giữa các cấu trúc chuỗi.
Chopra SunLĐ và Pter Meindl (2001), “ Quản lý chuỗi cung ứng:
Chiến lược, kế hoạch và vận hành”. Nghiên cứu này tập trung vào quản lý
chuỗi giá trị bao gồm: Chiến lược, kế hoạch và vận hành. Tác giả đã đề cập
tới sự thay đổi nhanh chóng diễn ra bên trong chuỗi cung ứng và mơi trường
của nó. Cách tiếp cận này có nhiều lợi ích: Cho phép người nghiên cứu tìm
hiểu tầm quan trọng chiến lược của việc thiết kế chuỗi cung ứng tốt, quy



10

hoạch và hoạt động cho mỗi cơng ty; giải thích cách làm thế nào q trình
điều khiển có thể được sử dụng trên mức độ khái niệm và thực tiễn trong quá
trình cung cấp thiết kế dây chuyền, lập kế hoạch và hoạt động để cải thiện
hiệu suất; cung cấp sự hiểu biết về các yêu cầu cho các phương pháp phân
tích chuỗi cung ứng
*) Một số cách tiếp cận nghiên cứu khác về chuỗi
Phương pháp tiếp cận của GTZ (2009), trong “Phát triển chuỗi giá trị,
công cụ gia tăng giá trị cho sản xuất nông nghiệp” đã đưa ra các chỉ dẫn
trong điều kiện cụ thể để triển khai các chuỗi giá trị hàng hố, chú ý đến phân
tích các thiếu sót mà các tác nhân trong chuỗi khơng thể tự giải quyết. Đồng
thời tài liệu này còn giới thiệu một số trường hợp điển hình áp dụng cho phát
triển, hoặc cho nâng cấp chuỗi giá trị ngành hàng tại một số địa phương của
Việt Nam.[43]
Phương pháp tiếp cận của M4P (2008), dự án “Làm cho giá trị lao
động của của người nghèo tốt hơn”. Cơng trình này nghiên cứu chuỗi giá trị
dành cho người nghèo ở Lào và Campuchia. Chuỗi giá trị này nhằm mục tiêu
gia tăng thu nhập cho người dân nghèo bằng cách tìm ra GTGT trong mỗi mắt
xích của chuỗi. Sự tham gia của chính phủ, các cơ quan quản lý trong ngành
nông nghiệp, các chính sách đổi mới nhằm củng cố vị thế cho người nghèo.
Nghiên cứu này đề cập tới các công cụ phân tích chuỗi giá trị; lập hình chuỗi
giá trị thơng qua 11 bước; đề cập tới công cụ đo lường chất lượng cho chuỗi
bằng cách quản lý phối hợp, quy định và điều khiển các tác nhân; phân tích
giá trị lợi ích của các bên tham gia vào chuỗi giá trị.[45]
Gudmundsson, E.; Asche, F.; Nielsen, M. (2006), “ Phân phối doanh
thu thông qua chuỗi giá trị hải sản”, các tác giả xác định chuỗi giá trị bao
gồm các loại dịch vụ cần thiết để có thể mang sản phẩm từ ý tưởng đến người
tiêu dùng cuối cùng. Đặc biệt, đối với sản phẩm hải sản, chuỗi giá trị bao gồm

đầu vào, chế biến, phân phối và marketing. Theo phân tích chuỗi giá trị,


11

GTGT ở mỗi khâu của chuỗi phải được giải thích và có phương pháp triển
khai. Các tác giả cũng ứng dụng để nghiên cứu bốn trường hợp đối với hải sản
ở hai nước phát triển và hai nước đang phát triển. Các nhà nghiên cứu ở các
nước đang phát triển được khuyến khích áp dụng các phương pháp phát triển
đối với nghề cá để tạo ra một lượng lớn thông tin bổ sung.
1.1.2. Tổng quan cơng trình nghiên cứu về chuỗi giá trị ở trong nước
Tại Việt Nam, có nhiều tác giả đã nghiên cứu về chuỗi giá trị, mỗi tác
giả đều có cách tiếp cận khác nhau và giải quyết các vấn đề về chuỗi giá trị ở
các phương diện khác nhau. Kết quả nghiên cứu của một số tác giả tiêu biểu:
*) Một số kết quả nghiên cứu chuỗi giá trị mang tính vĩ mơ:
Phạm Xn Thành (2016), “Nghiên cứu đánh giá tác động của các
hiệp định thương mại tự do (FTA) tiêu chuẩn cao đến việc phát triển chuỗi
giá trị hàng nông sản xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đông Nam Bộ”.
Nghiên cứu đã tổng hợp các Hiệp định tiêu chuẩn cao và tiến trình thực hiện
các cam kết của các FTA như Hiệp định thương mại tự do giữa việt nam và
Liên minh Châu âu (EVFTA) và Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
(TPP). Phân tích khái quát những cam kết và tiến trình thực hiện cam kết tự
do hố thương mại nơng sản của các FTAs tiêu chuẩn cao. Đánh giá những tác
động của việc thực hiện các FTAs tiêu chuẩn cao tới xuất khẩu nơng sản của
Việt Nam nói chung và các tác động đến việc phát triển chuỗi giá trị hàng
nông sản xuất khẩu tại vùng kinh tế trọng điểm Đơng Nam Bộ; Đề xuất giải
pháp chính sách hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của việc thực hiện các FTAs tiêu
chuẩn cao tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam nói chung và các tác
động đến việc phát triển chuỗi giá trị hàng nông sản xuất khẩu tại vùng kinh tế
trọng điểm Đông Nam Bộ. [38]

Nguyễn Văn Huân (2011), “Liên kết chuỗi từ sản xuất đến chế biến
hàng nông sản của Việt Nam”. Tác giả đã khẳng định: Hiện nay, Việt Nam có
một số mặt hàng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu như lúa, cà phê, cao su,


12

hạt tiêu, thủy sản (tôm đông lạnh, cá Basa); Ngành cơng nghiệp chế biến hàng
nơng sản đã có những đóng góp đáng kể trong việc xúc tiến xuất khẩu các
chuỗi giá trị hàng nông sản ở Việt Nam. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa sản xuất
và chế biến dựa trên nguyên tắc chuỗi giá trị còn nhiều bất cập trước yêu cầu
phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao. Tác giả bài viết cũng nêu lên một
số quan điểm về mối quan hệ liên kết chuỗi giữa sản xuất nông nghiệp và
ngành công nghiệp chế biến hàng nông sản ở Việt Nam.
Nguyễn Thị Nhiễu (2010), “Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng điện tử và
khả năng tham gia của Việt Nam”. Kết quả nghiên cứu tập trung vào một số
nội dung: Giới thiệu cơ sở khoa học về sự hình thành và phát triển chuỗi giá
trị toàn cầu hàng điện tử; Trình bày thực trạng hàng điện tử Việt Nam tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu; Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham
gia của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu hàng điện tử.
Đinh Văn Thành (2010), “Tăng cường năng lực tham gia của hàng
nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay của Việt Nam”.
Tác giả đã đề cập không chỉ đến lý thuyết chuỗi giá trị nông sản mà cịn sử
dụng lý thuyết này để phân tích, làm rõ năng lực của một số sản phẩm nông
nghiệp của nước ta trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Hoàng Thị Vân Anh (2009), “Chuỗi giá trị toàn cầu mặt hàng cà phê
và khả năng tham gia của Việt Nam”. Tác giả đã trình bày tổng quan về chuỗi
giá trị tồn cầu mặt hàng cà phê. Thực trạng mặt hàng cà phê Việt Nam tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu; Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường sự
tham gia của cà phê Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Chu Tiến Quang (2008), “Một số vấn đề về Chuỗi giá trị nơng sản tồn
cầu”. Cơng trình đã chỉ rõ: Q trình phát triển kinh tế của lồi người hiện nay
đã đạt tới sự liên kết, quan hệ vượt qua phạm vi biên giới quốc gia, để hình thành
các cơng ty đa quốc gia trong một khu vực và tới nhiều khu vực khác trên thế
giới, đó là xu thế tồn cầu hóa về kinh tế. Trong q trình này, các


×