Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

skkn dạy học bài cacbon và hợp chất của cacbon theo hình thức dự án – hóa học 11 THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.84 MB, 90 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Tổ chức ATC21S kết hợp với nhóm gồm 250 nhà nghiên cứu của 60 viện
nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và phân loại kỹ năng cần có của cơng dân
tồn cầu thế kỷ 21 gồm 4 nhóm: nhóm kỹ năng tư duy, nhóm kỹ năng cơng việc,
nhóm kỹ năng làm việc và nhóm kỹ năng sống. Vì vậy đổi mới giáo dục, đổi mới
phương pháp dạy và học trang bị kiến thức và kỹ năng cho người học là điều rất
cần thiết .
Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định cần chuyển
đổi mục tiêu giáo dục từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển những
năng lực chung và năng lực chuyên biệt từng môn học để giúp học sinh sống và
phát triển trong xã hội hiện đại.
Tuy nhiên, phương pháp dạy học truyền thống hiện nay là phương pháp dạy
học phổ biến, theo đó nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu là sách giáo khoa và giáo
viên. Tuy nhiên với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật luôn vượt xa kiến thức
cập nhật trong sách giáo khoa,cho dù sách giáo khoa có thay đổi thì cũng chỉ mang
tính tương đối. Trong điều kiện tối ưu HS chỉ tiếp thu kiến thức hồn tồn từ
SGK.Tuy nhiên để có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thời đại công nghệ 4.0
phát triển như vũ bão đòi hỏi con người thích ứng nhanh, phải có năng lực giải
quyết vấn đề phức hợp đặt ra trong thực tiễn, kiến thức HS phải vận dụng không
phải là kiến thức của một môn học mà phải là phức hợp kiến thức của nhiều môn
học và phải luôn được cập nhật và đổi mới, gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và
hành động, nhà trường và xã hội, có khả năng sáng tạo, có tính tự lực và trách
nhiệm.Ngồi ra kỹ năng làm việc nhóm, là một trong kỹ năng cần thiết cho HS có
thể làm việc và tồn tại khi ra trường, học phải có năng lực cộng tác, tính bền bỉ ,
kiên nhẫn, năng lực phán đoán và đánh giá mới có thể hợp tác thành cơng trong
làm việc nhóm.
Rất nhiều phương pháp tích cực được đề xuất để khắc phục những hạn chế,
những điểm chưa phù hợp của phương pháp giáo dục truyền thống như: dạy học
nhóm, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề…Mỗi phương pháp đều có một
hiệu quả nhất định cho mỗi giờ học trên lớp, Trong các phương pháp đó phương


pháp dạy học theo dự án nổi lên vì những điểm mạnh như lấy học sinh làm trung
tâm, giúp học sinh liên hệ kiến thức trên lớp các tình huống ngồi lớp. Khuyến
khích áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thế giới thực. Hình thành thói quen
phát hiện và giải quyết vấn đề. Bên cạnh đó,phát triển kỹ năng tự học,kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông . Phương
pháp dạy học dự án giúp thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực, đem kiến
thức gần với thực tiễn đời sống, giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng cần có .
1


Trong chương trình hóa học 11, bài Cacbon và hợp chất của cacbon là hai
bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn. Mặt khác bài học có liên quan đến các
mơn học khác như sinh học, vật lí, địa lí, giáo dục cơng dân. Thực hiện định hướng
đổi mới, khi dạy học Cacbon, nhiều các giáo viên đã dựa vào đặc trưng bài học để
truyền tải kiến thức về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của nó qua đó hình thành
phẩm chất năng lực cần thiết cho học sinh. Hướng đến mục tiêu đó, các giáo viên
chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học thuyết trình, vấn đáp, thảo luận
nhóm, nêu và giải quyết vấn đề … Cách tổ chức dạy học Cacbon và hợp chất của
cacbon theo hướng quen thuộc lâu nay chưa chú ý đến sự khác biệt về năng lực và
sở thích của mỗi học sinh trong tiếp thu kiến thức; chưa kích thích được hứng thú
học tập của người học; chưa phát triển được khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết
những vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc nhóm, năng lực đánh giá… Và
quan trọng nhất là chưa gắn giá trị của bài học cacbon và hợp chất của cacbon với
các môn học khác, với việc thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội.
Vì vậy, chúng tơi đã có tìm tịi nghiên cứu và đề xuất một hình thức tổ chức
dạy học đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực
học sinh khi dạy chuỗi bài học cacbon và hợp chất của cacbon, góp phần đổi mới
phương pháp dạy học Hóa học phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại. chúng tôi đã
tiến hành chọn đề tài: "Dạy học bài cacbon và hợp chất của cacbon theo hình
thức dự án – Hóa học 11- THPT".

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương Cacbon- silic (hóa
học 11- THPT) nhằm nâng cao kết quả học tập, phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích
cực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng
hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học sinh.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
- Quá trình dạy học mơn hóa học chương cacbon silic trong dạy học hóa học
11 trường THPT.
- Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp mơi trường, kĩ
năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ mơn hóa học.
2. Phạm vi:
Nghiên cứu và áp dụng một số bài dạy trong chương trình hóa học lớp 11ban cơ bản ở chương Cacbon- silic
Địa bàn nghiên cứu : Một số lớp học sinh khối 11- trường THPT Huỳnh
Thúc Kháng, Trường THPT Hà Huy Tập, Trường THPT Nam Đàn 1.
Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018
IV. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
2


Nếu vận dụng DH theo dự án vào bài giảng trong chương trình hóa 11 sẽ
làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi
cuốn học sinh hơn. Mặt khác, góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích
cực chủ động học tập của học sinh. Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết
quả học tập bộ mơn cao hơn góp đồng thời đào tạo ra những con người năng động,
sáng tạo, có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm,có kỹ năng cơng nghệ thơng tin
V. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí luận: Tổng quan các phương pháp đổi mới dạy học,
phương pháp dạy học theo dự án.
Thiết kế 1 số giáo án thực nghiệm vận dụng phương pháp dạy học theo dự

án phù hợp với chương trình và trình độ của học sinh
Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng phương pháp dạy
học theo dự án kế từ đó khẳng định phương pháp dạy học theo dự án là hướng tích
cực để đa dạng hình thức dạy học trong nhà trường, khắc phục các điểm hạn chế
của phương pháp dạy học truyền thống.
VI. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu về lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học,
phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học theo dự án.
Nghiên cứu về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa THPT, Quan
sát, dự giờ thăm lớp trao đổi với học sinh và giáo viên. Khảo sát kết quả học tập
của học sinh. Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn.
VII. ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI:
- Xây dựng dự án bài cacbon và hợp chất của cacbon để dạy học hóa học lớp
11. Dự án được thiết kế theo các bước đi cụ thể: chọn đề tài, xây dựng đề cương,
thực hiện dự án, thu thập kết quả, đánh giá dự án, rút kinh nghiệm.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để giáo viên
hóa học triển khai nội dung dạy học dự án.
VIII. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI:
Đề tài này gồm 03 phần chính
Phần I. Đặt vấn đề
Phần II. Nội dung
Phần III. Kết luận

3


PHẦN II. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học
1.1.1. Định hướng chung

Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh mẽ, ở
tất cả các lĩnh vực. Đất nước ta cũng đang hòa nhập chung với xu thế của toàn cầu,
đứng trước nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ kinh tế, học hỏi văn minh của nhân
loại nhưng cũng phải chấp nhận sự khốc liệt trên chiến trường toàn cầu. Để bắt
nhịp được với xu thế của xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực trên
thế giới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tốt, năng động, sáng tạo. Từ thực tế đó,
giáo dục Việt Nam cũng từng bước đổi mới về phương pháp dạy học nhằm phát
huy tính chủ động, tính tích cực, sáng tạo cho học sinh từ đó góp phần đào tạo
nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước. Với quan điểm trên, các phương
pháp dạy học đang được hoàn thiện và đổi mới theo hướng dạy học tích cực.
1.1.2. Những định hướng dạy học hóa học hiện nay
- Dạy và học thơng qua hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện
phương pháp tự học.Phát huy tính tích cực, tính tìm tịi sáng tạo ở người học, tiềm
năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn
luôn đổi mới.
- Tăng cường hoạt động cá nhân, phối hợp học hợp tác. Trong mối quan hệ
tương tác thầy- trị, trị- trị, người học khơng chỉ học qua thầy mà còn học được từ
bạn, sự chia sẻ kinh nghiệm sẽ phát huy tính tích cực, tính tìm tịi sáng tạo ở người
học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với
thực tiễn ln đổi mới đồng thời hình thành và phát triển năng lực người học tổ
chức, điều khiển, lãnh đạo, kỹ năng hợp tác, thuyết trình, giao tiếp trình bày….tạo
mơi trường học tập thân thiện.
- Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cưộc sống, sản xuất
ln biến đổi.
- Chuyển dần trọng tâm phương pháp dạy học từ tính chất thơng báo, tái
hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa- cá thể cao độ tiến lên theo
nhịp độ cá nhân.
- Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng lẻ thành tổ hợp các phương
pháp phức hợp.
- Liên kết phương pháp dạy học với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện

đại tạo ra tổ hợp phương pháp dạy học có dùng kĩ thuật.
- Chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học đặc thù
của mơn học.
- Đa dạng hóa các phương pháp dạy học phù hợp với các cấp học, bậc học,
các loại hình trường học và mơn học.
1.1.3. Phương pháp dạy học tích cực
- Khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ.
4


- Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị cho họ thích ứng với đời
sống xã hội.
- Tiêu chí hàng đầu của việc dạy và học là dạy cách học.
- Phẩm chất cần phát huy ở người học là tính chủ động
- Cơng cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện.
- Dạy và học coi trọng tìm tịi. Việc hướng dẫn học sinh tìm tịi giúp học
sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và các em có thể học qua hoạt động.
- Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò. Tự đánh giá là 1 hình
thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần mình thực hiện với mục tiêu của quá
trình học tập. Học sinh sẽ học cách tự đánh giá nỗ lực và tiến bộ, những điểm cần
hồn thiện.Đó cũng là năng lực cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sông
1.2. Dạy học theo dự án
1.2.1. Khái niệm dạy học theo dự án
Dự án được hiểu là 1 dự định, một kế hoạch trong đó cần xác định rõ mục
tiêu, thời gian, phương tiện, tài chính, nhân lực và các nhiệm vụ cần thực hiện
nhằm đạt mục tiêu đề ra
Dạy học theo dự án là hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một
nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết, thực tiễn và thực hành, có tạo ra
sản phẩm để giới thiệu. Nhiệm vụ này được người học tự lực cao trong toàn bộ q
trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch. thực hiện dự án, kiểm tra, điều

chỉnh, đánh giá q trình và kết quả thực hiện.Làm việc nhóm là hình thức cơ bản
của dạy học dựa án
Trong dạy học dự án, các hoạt động học tập mang tính thiết thực, liên quan
đến nhiều kiến thức của nhiều môn học, lấy người học làm trung tâm, gắn kiến
thức nhà trường với kiến thức của đời sống thực tiễn.Dự án là 1 bài tập tình huống
mà học sinh phải giải quyết bằng kiến thức của bài học, đặt người học vào tình
huống có vấn đề nhưng địi hỏi sự tự lực, sáng tạo của người học.Người học được
lựa chọn chủ đề, tự đặt vấn đề nghiên cứu, đồng thời lập kế hoạch, nghiên cứu,
tìm kiems, tổng hợp khái quát, xử lý thơng tin….Từ đó đem lại cơ hội học tập
kiến thức sâu và rộng, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với những tìm tịi khám phá
của chính mình, học sinh sẽ được phát triển các năng lực một cách tự nhiên đầy
hứng khởi.
1.2.2. Đặc điểm của dạy học theo dự án
Người học là trung tâm của dạy học dự án
- Tính phức hợp: Nội dung dự án mang tính phức hợp nhiều tri thức. Người
học không chỉ lắng nghe, ghi nhớ mà cần thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn
khác nhau, rồi phân tích tổng hợp, đánh giá tự rút ra tri thức cho . Ngoài ra người
học được tăng cường nhiều kỹ năng trong quá trình thực hiện dự án thông qua hoạt
động thực hành, sử dụng cơng nghệ thơng tin, mạng internet…
- Tính định hướng hành động: Trong dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, khả
năng, hứng thú của người học, ngoài ra hứng thú của người học cần được tiếp tục
phát triển qua quá trình thực hiện dự án.
5


- Tính tự lực cao cúa người học: Trong dạy học theo dự án người học tích
cực tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học từ việc lựa chọn chủ đề, xác
định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra đánh giá. Giáo viên
chỉ đóng vai trị tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực tự lực ,
tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học.

- Tính hợp tác trong hoạt động: Học sinh phải tiến hành làm việc theo nhóm.
Người học tham gia có tổ chức, có sự phân công, sự chịu trách nhiệm và phối hợp
với các thành viên khác, với giáo viên và những người hỗ trợ.
- Tính định hướng thực tiễn: Để hịa nhập học đường với thực tế sống động,
chủ đề của dự án thường gắn với cuộc sống hằng ngày, trong quan hệ với với các
tình huống cụ thể mà học sinh gặp phải. Q trình thực hiện địi hỏi người học phải
kết hợp lý thuyết và thực hành, vận dụng kiến thức vịa hồn cảnh cụ thể. Do đó
thu hút được sự quan tâm của học sinh, mang lại hứng thú và sự trải nghiệm mới,
nâng cao ý thức của học sinh với cộng đồng.
- Tính định hướng sản phẩm: Dạy học dự án phải hướng đến giải quyết các
vấn đề thực tiễn. Sản phẩm học tập cũng chính là kết quả của dự án sẽ đem lại lợi
ích chi xã hội và được đưa vào sử dụng.
1.2.3. Các hình thức dạy học theo dự án
Dạy thọc theo dự án có thể phân loại theo nhiều cơ sở khác nhau.
- Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của dự án
+ Dự án về giáo dục
+ Dự án về môi trường
+ Dự án về văn hóa
+ Dự án về kinh tế
- Phân loại theo chuyên môn:
+ Dự án trong một môn học: Trọng tâm nằm ở một môn học.
+ Dự án liên môn: Trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau.
+ Dự án ngồi chương trình : Là dự án khơng phụ thuộc trực tiếp vào các
môn học.
- Phân loại theo quy mô: Người ta phân các dự án nhỏ, vừa , lớn dựa vào:
Thời gian, chi phí, số người tham gia, phạm vi tác động. Thường phân loại dự án
dự vào quy mô thời gian
+ Dự án nhỏ: Thực hiện trong 1 số giờ học, có thể 2- 6 giờ học.
+ Dự án trung bình: Dự án trong 1 số ngày, thường giới hạn 1 tuần hoặc 40
giờ học

+ Dự án lớn: Thực hiện với thời gian lớn, trên 1 tuần và có thể kéo dài
nhiều tháng.
- Phân loại dựa vào tính chất của cơng việc:
+ Dự án “tham quan và tìm hiểu”
Ví dụ: Dự án tham quan và tìm hiểu 1 quy trình sản xuất, dịch vụ: Tham
quan nhà máy sản xuất rượu bia, đồ gốm. Tham quan và tìm hiểu sử dụng khí oxi
trong bệnh viện.
6


+ Dự án “thiết lập một cơ sở sản xuất kinh doanh”
Ví dụ: Dự án sản xuất và bán giấm ăn từ các loại hoa quả…
+ Dự án “nghiên cứu và học tập”
Ví dụ: Dự án Xác định pH của đát trồng. Dự án khảo sát môi trường chăn
nuôi, trồng trọt…..
+ Dự án “tuyên truyền, giáo dục, quảng bá sản phẩm”
Ví dụ : Dự án tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường: Giới thiệu cho nông
dân cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý.
+ Dự án “tổ chức, thực hiện các hoạt động xã hội ”
Ví dụ: Dự án trồng và bảo vệ cây xanh.
1.2.4. Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án
- Vai trị của giáo viên
Trong mơi trường dạy học theo dự án, giáo viên là người hướng dẫn, hỗ trợ
và tạo động lực thúc đẩy vai trò tự chủ của học sinh, gắn sự chủ động của học sinh
trong việc giải quyết nội dung bài học. Giáo viên chịu trách nhiệm tư vấn và giúp
học sinh giải quyết vướng mắc chứ không phải giải quyết hộ cho học sinh. Năng
lực và vai trò của giáo viên khơng chỉ là các chỉ dẫn mà cịn là cung cấp sản phẩm
mẫu, các tài liệu tham khảo, các nguồn thơng tin, cách chuyển giao cơng việc, q
trình đánh giá đối với học sinh.
Trong lớp học truyền thống, giáo viên nắm vững tất cả các kiến thức và

truyền tải đến tất cả học sinh. Với mơ hình dạy học theo dự án, giáo viên đóng vai
trị là người tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh làm việc, một người tư vấn, cộng
tác. Đồng thời, giáo viên phải tập trung hơn vào việc tạo cơ hội học tập, tiếp cận
thông tin, làm mẫu, hướng dẫn, không ngừng học hỏi nâng cao năng lực trau dồi
vốn hiểu biết không chỉ giới hạn trong một mơn học mà cịn liên mơn và các lĩnh
vực khác.
- Vai trị của học sinh:
Với mơ hình này học sinh là trung tâm của quá trình học, là người chịu trách
nhiệm chính. Học sinh tự lập kế hoạch, tự định hướng quá trình học, hợp tác giải
quyết vấn đề, tự kiểm tra đánh giá.
Học sinh đóng vai trò là những “chuyên gia” thuộc những ngành nghề khác nhau
trong xã hội, hồn thành vai trị của mình dựa vào kiến thức, kỹ năng nhất định. Chính
vì vậy, dạy học dự án trở nên thực và hữu ích, hấp dẫn học sinh.
Học sinh được giao nhiệm vụ phức hợp nhưng cụ thể, bám sát với kiến thức
của chương trình với kiến thức trong chương trình, có phạm vi liên mơn và kiến
thức cuộc sống, qua đó rèn luyện kỹ năng sống cho mình.
Học sinh tự quyết định cách tiếp cận của mình đối với mỗi nhiệm vụ được
giao.Đồng thời có trách nhiệm hồn thành và báo cáo sản phẩm. Học sinh phải tham
gia tích cực và giữ vai trị chính trong trong tất cả các khâu của q trình học tập.
Giai đoạn cuối cùng trình bày trong sản phẩm là một việc giai đoạn quan
trọng thể hiện kết quả của quá trình làm việc và sự tiến bộ của bản thân học sinh
đồn thời thể hiện sự sáng tạo, khả năng quyết định vấn đề của mình.
7


1.2.5. Quy trình dạy học theo dự án
Có nhiều cách tổ chức thực hiện, nhiều giai đoạn khác nhau: Tùy thuộc vào
mỗi dự án, khơng gian thời gian hồn cảnh. Quy trình ở đây chỉ mang tính tương
đối. Có 2 giai đoạn chính
1.2.5.1. Giai đoạn chuẩn bị

Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để dạy học dự án hiệu quả.
- Lựa chọn nội dung học tập: Phạm vi một môn hay liên môn
- Lựa chọn chủ đề cho học sinh nghiên cứu.
- Tài liệu: Có sẵn hay giáo viên cung cấp,thư viện, mạng internet, bạn bè…
- Các công cụ hỗ trợ: phần mềm máy tính, máy ảnh, máy quay phim, ghi
âm…
Bước 2: Thiết kế bài học theo dự án
* Thiết kế mục tiêu: theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình và
những kỹ năng tư duy bậc cao.
*Thiết kế bộ khung câu hỏi: 3 dạng
+ Câu hỏi khái qt: Câu hỏi có tính mở rộng, có tính liên môn, đề
cập đến ý tưởng lớn, khái niệm…
+ Câu hỏi bài học: Thể hiện mức độ hiểu, những khái niệm cốt lõi của
dự án, có đáp án mở, lơi cuốn học sinh khám phá ý tưởng cụ thể đối với từng chủ
đề, môn học, bài học.
+ Câu hỏi nội dung: Mang tính thực tiễn cao, bám sát chuẩn và mục
tiêu, đề ra giúp học sinh xác định “ai”, “cái gì” , ” ở đâu”…giúp học sinh tập trung
những thơng tin sát với chủ đề và mục tiêu bài học.
* Lập kế hoạch thời gian thực hiện dự án:
Thời gian dự án tùy thuộc vào quy mô và nội dung của dự án: Thuộc chương trình
chính khóa, ngoại khóa hay ngồi giờ lên lớp.
Đối với bài thuộc chương trình chính khóa dạy trong 1 đến 2 tiết thì thường thời
gian cho mỗi dự án là 2 tuần.
Nội dung

Mục đích

Thời gian

GV gợi mở tình huống dự án; sử dụng câu

hỏi định hướng để HS thảo luận, hình thành
ý tưởng dự án; tạo hứng thú và kích thích
sự tị mị, ham hiểu biết của HS.
Triển khai
dự án

Chia nhóm, HS xác định mục tiêu, xác
định sản phẩm dự kiến, kế hoạch thời gian,
phân công nhiệm vụ. GV lưu ý HS đến kĩ
năng hoạt động nhóm hiệu quả.

Dự kiến
thời gian

HS báo cáo kế hoạch thực hiện. GV nhận
xét, góp ý.
8


GV hướng dẫn HS thảo luận đưa ra tiêu chí
đánh giá sản phẩm.
HS tiến hành thu thập thông tin, xử lí thơng
tin và xây dựng sản phẩm.
GV quan sát, hướng dẫn HS thực hiện, đưa
ra những phản hồi tích cực.

Thực hiện
dự án

HS nộp bản báo cáo tiến độ dự án, trình

bày những khó khăn khi thực hiện.

Dự kiến thời
gian

GV giúp đỡ HS tháo gỡ những khó khăn,
định hướng
HS thực hiện dự án.
Tổ chức báo cáo sản phẩm, thời gian báo
cáo cho mỗi nhóm tối đa là 10 phút.

Báo cáo sản
phẩm

Đánh giá sản phẩm dự án và quá trình thực
hiện dự án; qua đó cơng nhận thành quả
làm việc của HS.

Dự kiến
thời gian

Thảo luận, chính xác hóa kiến thức trọng
tâm.

Rút kinh nghiệm.
* Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá dự án:
- Đánh giá dự án: Nên tập trung vào những câu hỏi như : học sinh hướng đến
mục tiêu học tập như thế nào? Học sinh sử dụng những kỹ năng tư duy nào?Liệu
học sinh có nâng cao khả năng tự quản lý, tư duy sâu để học tốt hơn hay không?
- Đánh giá học sinh: là một sự khẳng định và công nhận kết quả, công sức

làm việc của HS.Bao gồm đánh giá sự cộng tác trong quá trình thực hiện dự án và
đánh giá sản phẩm của nhóm.
+ Điểm đánh giá sự cộng tác: do GV chấm cho mỗi HS thông qua theo
dõi sự tham gia, cộng tác của HS đó và thơng qua điểm đánh giá sự cộng tác
của nhóm trưởng đối với từng thành viên và qua điểm tự đánh giá của HS.
Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi nhóm trưởng được yêu cầu ghi lại
sự phân công nhiệm vụ và theo dõi mức độ tham gia và hoàn thành nhiệm vụ
của các thành viên trong nhóm. Từ đó, nhóm trưởng sẽ đánh giá sự tham gia
của thành viên dựa trên tiêu chí đánh giá sự cộng tác. Mỗi HS cũng tự đánh giá
sự tham gia của bản thân.
+ Điểm sản phẩm: là điểm của phần báo cáo của nhóm cùng với sản phẩm
của nhóm
9


+ Điểm cuối cùng cho mỗi HS: là trung bình cộng của điểm đánh giá sự
cộng tác và điểm sản phẩm.
- Tiêu chí đánh giá sự cộng tác
Tiêu chí
4
Đóng góp Lắng nghe và
, cộng tác quan tâm đến ý
với nhóm kiến của thành
viên khác.
(3 điểm)
Hoàn thành tốt
các nhiệm vụ đã
nhận.
(3 điểm)
Chia sẻ nhiều ý

kiến, đóng góp
nhiều thơng tin
(4 điểm)

3
Lắng nghe ý
kiến
thành
viên khác.
(2 điểm)

2
Thỉnh thoảng
lắng nghe ý
kiến thành viên
khác.
(1 điểm)

Hồn thành

1
Khơng lắng nghe
,khơng quan tâm
,ngắt lời khi
thành viên khác
đang nói. (0
điểm)
Khơng
hồn
thành nhiệm vụ;


Hồn
thành
nhiệm vụ có
(2 điểm)
nhắc nhở.
(1 điểm)
(0 điểm)
Chia sẻ ý kiến Thỉnh thoảng Không chia sẻ ý
khi được đề chia sẻ ý kiến. kiến.
nghị
(2 điểm)
(1 điểm)
(0 điểm)

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm
Tiêu chí

Hợp tác
nhóm
Tổng điểm

tối đa

Thể hiện được chủ đề

10

Kiến thức chính xác, đầy đủ, khoa học


10

Nội dung Thơng tin phong phú, hấp dẫn, bổ ích

Hình thức

Điểm

Điểm
đánh giá

10

Đảm bảo tính hệ thống và logic

10

Nguồn tài liệu tham khảo đa dạng

10

Bố cục và cấu trúc hợp lí

10

Hình ảnh minh họa phù hợp, thẫm mỹ

10

Có tính sáng tạo


10

Khơng sai sót về chính tả

10

Thể hiện sự hợp tác trong trình bày sản
phẩm

10
100
10


* Thiết kế tình huống dự án
- Tình huống dự án là một bài tập tình huống mà người học phải giải
quyết bằng kiến thức theo nội dung bài học.
- Dự án là vấn đề hướng đến thế giới thực phát sinh nhiều giả thuyết, cần
sự nỗ lực giải quyết của người, phù hợp với mục tiêu học tập.
- Được xây dựng trên kiến thức và kĩ năng sẵn có, thúc đẩy sự phát triển
và khả năng nhận thức của học sinh.
- Khi thiết kế ý tưởng dự án, nên chú ý đến các vấn đề thực tế và các vấn
đề mà học sinh muốn tìm hiểu.
1.2.5.2. Tổ chức học sinh học theo dự án
*Xác định nội dung của bài dạy
- Nội dung của bài dạy được xây dựng trên mục tiêu của bài và kĩ năng,
phẩm chất tư duy bậc cao mà giáo viên mong muốn hướng tới.
- Nội dung của bài dạy định hướng cho các chủ đề và tiểu chủ đề mà học
sinh sẽ nghiên cứu trong dự án

* Tổ chức thực hiện dự án
Bước 1: Triển khai dự án : Quyết định chủ đề nghiên cứu.
.
- Quyết định chủ đề dự án: Giáo viên tạo điều kiện cho học sinh được đề xuất
chủ đề, xác định mục tiêu của dự án. Chủ đề gắn với một ý tưởng liên quan đến nội
dung học tập gắn liền với thực tiễn mà học sinh quan tâm yêu thích.
- Xác định các tiểu chủ đề, xác định vấn đề nghiên cứu cụ thể. Giáo viên
hướng dẫn học sinh làm việc nhóm theo kỹ thuật động não để xác định các tiểu chủ
đề từ ý tưởng lớn ban đầu.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, thành lập nhóm
- Học sinh lựa chọn các tiểu chủ đề yêu thích,thành lập các nhóm,phân cơng
nhóm trưởng thư kí của mỗi nhóm.
- Xây dựng kế hoạch nghiên cứu: các nhóm lập kế hoạch nghiên cứu, phân
công nhiệm vụ…dưới sự hướng dẫn của giáo viên, xác định những việc cần làm, thời
gian. Dự trù vật liệu, kinh phí, phương pháp tiến hành, phân cơng cơng việc. Có thể
sử dụng kĩ thuật 5W1H trong đó tại sao, như thế nào là câu hỏi quan trọng nhất.
- Làm bảng phân công nhiệm vụ: tên thành viên, nhiệm vụ, thời gian hoàn thành
- Lưu ý học sinh : Các nội dung kiến thức cần sự chính xác – khoa học,
phân tích – tổng hợp thơng tin nên giao cho các bạn khá giỏi; Phần thiết kế và
trình bày sản phẩm giao cho những bạn có năng khiếu về thẩm mỹ; năng khiếu
11


thuyết trình. Trong nhóm cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ nhau hình thành các kĩ
năng cần thiết như tìm kiếm thơng tin, xử lí thơng tin…
- GV định hướng HS lập sơ đồ tư duy,cách thuyết trình, cách làm các trị
chơi…, cách phân cơng nhiệm vụ, xác định sản phẩm dự án, những cơng việc cần làm
để hồn thành công việc.Cung cấp công cụ đánh giá và bộ tài liệu hỗ trợ.
- Mỗi học sinh phải thực hiện nhiệm vụ các nhân và nhiệm vụ trong hoạt
động nhóm

+ Thực hiện nhiệm vụ cá nhân: Tất cả học sinh tự nghiên cứu mục tiêu,
nôi dung của bài học theo câu hỏi gợi ý của giáo viên. Thu thập tài liệu. Đóng
góp ý tưởng và cách giải quyết nhiệm vụ cho nhóm.
+ Thực hiện nhiệm vụ nhóm: Sau khi học sinh lựa chọn chủ đề ở các
nhóm, Các thành viên của nhóm sẽ thực hiện nhiệm vụ nhóm theo kế hoạch đã đề
ra và cùng làm ra sản phẩm của dự án qua kiến thức lý thuyết và các phương án
được thử nghiệm trong thực tiễn
Bước 3: Thực hiện dự án
Các thành viên thực hiện công việc theo kế hoạch đề ra cho nhóm và cá
nhân. Trong giai đoạn này học sinh thực hiện các hoạt động trí tuệ và hoạt động
thực tiễn, thực hành, những hoạt động này xen kẽ và tác động qua lại lẫn nhau.
Kiến thức lý thuyết, phương án giải quyết vấn đề được thực nghiệm qua thực tiễn.
Trong q trình đó sản phẩm của dự án và thơng tin mới được tạo ra.
Bước 4: Trình bày sản phẩm của dự án
Kết quả của dự án có thể được viết dưới dạng bài thu hoạch, báo cáo, bài
báo…Trong nhiều dự án các sản phẩm vật chất được tọa ra qua hoạt động thực
hành, cũng có thể được trình bày dưới các hành động phi vật chất. Sản phẩm có
thể được trình bày giữa các nhóm, có thể được giới thiệu trong nhà trường và
ngoài xã hội.
Bước 5: Đánh giá của dự án:
Giáo viên và học sinh đánh giá quá trình thực hiện và kết quả cũng như kinh
nghiệm đạt được. Từ đó rút ra kinh nghiệm cho việc thực hiện dự án tiếp theo.
Việc phân chia các bước chỉ mang tính tương đối . Trong thực tế chúng có
thể đan xen lẫn nhau. Việc kiểm tra điều chỉnh có thể được thực hiện các tất cả giai
đoạn của dự án nếu cần thiết.
1.2.6. Những ưu điểm và nhược điểm của dạy học theo dự án
12


1.2.6.1 Những ưu điểm của dạy học theo dự án

- Có thể đáp ứng những kĩ năng về cuộc sống và nghề nghiệp : linh động và
khả năng thích nghi, tính chủ động và tự định hướng, các kĩ năng giao tiếp xã hội
và giao tiếp xuyên văn hóa, năng suất làm việc và khả năng lãnh đạo.
`- Làm cho việc học tập ở nhà trường gắn với thế giới thật hơn.
- Giúp cho học sinh có những cách khác nhau khi giải quyết cùng 1 vấn
đề.Thúc đẩy học sinh suy nghĩ sâu hơn khi họ gặp các vấn đề khác nhau.Phát triển ở
học sinh kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề.Tạo điều kiện cho học sinh tự tìm
hiểu chính mình, tự khẳng định mình qua việc trực tiếp giải quyết vấn đề, thông qua
trao đổi, tranh luận.Phát triển tư duy bậc cao và kỹ năng sống cho người học.
- Tạo điều kiện cho nhiều phong cách, tiềm năng học tập khác nhau cùng
được phát triển, tạo môi trường cho sự hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau trong học tập của
học sinh thơng qua hoạt động nhóm và hướng tới sự phát triển toàn diện. Nhiệm vụ
học tập được rải đều cho toàn bộ học sinh. Khắc phục sự nhồi nhét kiến thức, giảm
áp lực căng thẳng, tạo hứng thú cho người học. Tạo điều kiện tốt cho học sinh cả
não trái và não phải cùng hoạt động.
- Dạy học dự án mang lại cho giáo viên nâng cao tính chuyên nghiệp và sự
hợp tác với đồng nghiệp, đem lại cơ hội xây dựng mối quan hệ với học sinh
1.2.6.2 Những nhược điểm của dạy học theo dự án
- Địi hỏi nhiều thời gian, khơng thích hợp với kiến thức lý thuyết có tính hệ
thống.Địi hỏi phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
- Địi hỏi giáo viên phải có trình độ chun mơn và nghiệp vụ vững vàng
- Dự án khơng khuyến khích thực hiện vào phần kiến thức then chốt được
chỉ định phải truyền đạt thật chính xác, đầy đủ cho người học. Vì vậy giáo viên có
thể chọn nội dung có tính thực tiễn để dạy theo mơ hình này.
- Dự án cần sự tích hợp cơng nghệ thơn tin địi hỏi người học phải có kiến
thức cơ bản về tin học.
- Khơng có phương pháp nào là tối ưu nên trong dạy học chúng ta cần kết
hợp nhiều phương pháp sao cho có thể phát huy được điểm mạnh và hạn chế các
nhược điểm.Giáo viên càn lựa chọn những kiến thức phù hợp để áp dụng hình thức
dạy học theo dự án.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
13


* Về chương trình học
Tìm hiểu thực tế dạy học chương trình hóa học lớp 11 ban cơ bản ở trường
phổ thông bằng cách khảo sát lấy ý kiến 24 giáo viên giảng dạy mơn Hóa các
trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Trường THPT Hà Huy tập, Trường THPT
Nam Đàn 1 về chương trình sách giáo khoa. Câu hỏi như sau: Anh chị có nhận
xét gì về chương trình hóa học trong SGK ? và đã nhận được các ý kiến sau:
Mơn hóa học trong trường trung học phổ thơng giữ vai trị quan trọng trong
việc hình thành và phát triển trí dục của học sinh. Mục đích của mơn học là giúp
cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh, nâng cao cho học sinh những tri thức,
hiểu biết về thế giới, con người thông qua các bài học, các bài thực hành của hóa
học. Học hóa học khơng những để làm các bài tập tính tốn, nhận biết, viết phương
trình hóa học của các phản ứng mà học hóa học còn để biết được những ứng dụng
phong phú và thiết thực của hóa học vào cuộc sống. Ngồi ra cịn là mơn học cầu
nối với các mơn khoa học tự nhiên khác như vật lí, địa lí, sinh học...
Tuy nhiên về chương trình hóa học trong sách giáo khoa:
- Nặng về lí thuyết, những kiến thức thực tế chưa nhiều. Điều này làm giảm
hứng thú của học sinh với môn học. Khi các em được hỏi về những kiến thức thực
tế thì rất hiếm khi các em có câu trả lời.
- Chủ yếu đưa ra mặt tích cực (những ứng dụng) của các chất, các phản
ứng…, còn về tác động tiêu cực đến môi trường, sức khỏe con người và giải pháp
cho vấn đề này thì rất ít đề cập. Riêng phần ứng dụng của các chất cũng thường
trình bày ngắn gọn, chung chung, trừu tượng, đôi khi sơ sài nên sự nhận thức về
tầm quan trọng của các chất và ý nghĩa của mơn hóa học ở các em cịn hạn chế.
- Những thơng tin khoa học mới và những vấn đề mang tính thời sự có liên

quan đến bộ môn không được cập nhật kịp thời vào chương trình hoặc có cập nhật

nhưng chỉ mang tính tương đối. Chính vì vậy, một số kiến thức trong SGK sẽ
khơng cịn phù hợp. Điều đó làm cho ý nghĩa của việc học trở nên kém hấp dẫn và
khó thuyết phục học sinh.
- Nội dung môn học chưa chú trọng rèn những kĩ năng mềm và kĩ năng sống
cho học sinh. Học sinh chưa thấy rõ mối liên quan mật thiết của mơn hóa với các
mơn học khác.
* Thực trạng học tập của học sinh
Chúng tôi đã tiến hành khảo sát tìm hiểu thực trạng học tập của học sinh. tôi đã
phỏng vấn lấy ý kiến trực tiếp cho học sinh lớp 11 của trường THPT Nam Đàn 1,
14


THPT Huỳnh Thúc Kháng và THPT Hà Huy Tập để các em nêu cảm nhận, ý kiến
của mình khi học bài Cacbon, hợp chất của cacbon. Nội dung câu hỏi là: Cảm nhận
của em sau khi học xong Cacbon và hợp chất của cacbon? Kết quả thu được như
sau:
Bảng 1

TT

Năm học

1

Nội dung khảo sát

Trường
THPT

Thích

học

Bình
thường

Khơng
thích

2018-2019

Nam Đàn 1

40%

12%

48%

2

2018-2019

Hà huy Tập

31%

17%

52%


3

2016-2017

Huỳnh Thúc Kháng

38%

12%

50%

Kết quả trên cho thấy, phần lớn học sinh khơng thích hoặc thờ ơ khi học bài
này. Khi hỏi về các lí do, thu được kết quả sau:
+ Đa số học sinh cho rằng : kiến thức bài học khá nhiều, nặng về lí thuyết
nên khó nhớ ,khó thuộc. Các bài học về chất có kết cấu khá giống nhau tạo cảm
giác nhàm chán, đơn điệu.
+ Đa số chú trọng phần kiến thức để vượt qua các kì thi và đạt thành tích
cao trong các kì thi.
+Học trong khơng gian bó hẹp nhà trường, ít tiếp cận thực tiễn. Mặc dù học
sinh có quan tâm đến tiết học này nhưng khơng mấy hứng thú, đam mê.
`
+ Kiến thức mà HS tiếp thu phần lớn do GV truyền thụ, rất nhanh quên khi
HS chuyển sang học phần khác.
+ Chưa vận dụng hoặc ít vận dụng kiến thức bài cacbon và hợp chất của
cacbon trong thực tiễn cuộc sống.
* Đối với giáo viên
- Tìm hiểu về quá trình dạy của giáo viên khi dạy hóa học lớp 11 nói riêng và
mơn hóa học THPT nói chung bằng cách phỏng vấn và dùng phiếu điều tra 24
giáo viên các trường THPT Huỳnh Thúc Kháng , THPT Hà Huy Tập, THPT Nam

đàn I với nội dung câu hỏi:
Anh chị đã dùng phương pháp nào để tổ chức DH bài cacbon và hợp chất
của cacbon ?Anh (chị) có hài lịng về phương pháp dạy học mà mình sử dụng
khơng?
15


Kết quả thu được như sau
Bảng mức độ sử dụng các PPDH trong dạy học hoá học bài cacbon và
hợp chất của cacbon
Mức độ sử dụng (%)
Thường

Thỉnh

Hiếm

xun

thoảng

khi

Khơng

1. Thuyết trình.

100

0


0

0

2. Đàm thoại.

100

0

0

0

3. Trực quan.

28,1

22,7

46,9

2,3

4. PP nghiên cứu.

12,5

53,1


10,9

23,5

5. Sử dụng bài tập.

84,4

14,0

1,6

0

6. Dạy học nêu vấn đề.

38,3

35,9

23,5

2,3

7. PP đóng vai.

8,6

6,3


16,4

68,7

8. PPDH hợp tác nhóm nhỏ.

5,5

9,4

24,2

60,9

0

3,9

5,4

90,7

Phương pháp dạy học

9. PPDH theo dự án.

tt

Năm học


Trường khảo sát

1

2017-2018

Nam Đàn 1

2

2017-2018

Hà Huy Tập

3

2016-2017

Huỳnh Thúc Kháng

Hiệu quả giờ dạy
Hài lịng
Chưa hài lịng
2/8

6/8

25%


75%

2/7

11/13

29%

71%

3/9

6/12

33%

67%

Phân tích kết quả điều tra và khảo sát cho thấy
- Hiện nay các GV đã hạn chế việc đọc – chép, dạy học theo phương pháp
thuyết trình, chuyển sang các hình thức dạy học tích cực, tuy nhiên đơi lúc chưa
thực sự hài lịng với các phương pháp đã sử dụng. Vẫn còn hiện tượng truyền tải
kiến thức một chiều, áp đặt kiến thức, ít gây hứng thú
-Việc tổ chức hoạt động nhóm đơi khi cịn mang tính hình thức, chưa có kĩ
năng , mặt khác do giới hạn thời lượng nên hiệu quả hoạt động nhóm chưa cao,
16


thường là một học sinh hoặc một số ít học sinh làm việc, khơng kiểm sốt được số
học sinh khơng tham gia vào hoạt động nhóm.

-Sử dụng PPDHDA cịn rất ít, phần lớn GV chưa thực sự nắm rõ và biết các
hiệu quả mà phương pháp dạy học dự án mang lại. Một số ít GV đã sử dụng nhưng
chưa triệt để. Phần lớn giáo viên đã có sự đầu tư giáo án cho tiết dạy chủ yếu chỉ
chú trọng phần kiến thức trọng tâm của bài, có khai thác kiến thức thực tiễn nhưng
chưa nhiều, chưa sâu vì khơng đủ thời gian trong tiết học và ưu tiên đầu tư cho
phần kiến thức liên quan đến thi cử của học sinh hơn.
* Về tài liệu tham khảo
Tôi đã tiến hành khảo sát các loại tài liệu tham khảo:
1. Cao Cự Giác (chủ biên), Thiết kế bài giảng Hóa học 11(tập 1), NXB Hà
Nội 2007.
2. Nguyễn Xuân Trường (tổng chủ biên), Hóa học 11, NXB Giáo dục 2007.
3. Nguyễn Xuân Trường (chủ biên), Hóa học 11 – Sách giáo viên, NXB
Giáo dục 2013.
4. Nguyễn Anh Tuấn, Đổi mới phương pháp dạy học và những bài dạy minh
họa ngữ văn 11 , NXB Đại học Sư phạm 2012.
Từ kết quả khảo sát đó, chúng tơi có nhận xét như sau:
- Thứ nhất, sách giáo viên: hướng dẫn chung chứ chưa đề ra phương pháp dạy
học đáp ứng yêu cầu đổi mới dạy học cacbon và hợp chất của cacbon trong chương
trình.
- Thứ hai, sách tham khảo: các tác giả đã có những đề xuất có tính đổi mới
phương pháp dạy học bài cacbon và hợp chất của cacbon nhưng mang tính chất
chung chung, chưa thể hiện được sự sáng tạo riêng cho từng bài học cụ thể và khi
áp dụng vào thực tiễn chưa tạo hứng thú cho học sinh.
Nhận xét chung: Một số em HS có tâm lý chán và sợ học mơn hóa do hổng
kiến thức, cảm thấy khơng có ý nghĩa việc học Hóa đối với bản thân và cuộc sống
. Do vậy nếu giáo viên khơng có những bài giảng và phương pháp hợp lý thì
khơng tạo được hứng thú, niềm đam mê dễ làm cho học sinh thụ động trong việc
tiếp thu, mang tính ép buộc, gị bó, khơng phát huy được sở trường năng lực,và
các phẩm chất cho học sinh .
Từ cơ sở lí luận và thực tiễn ấy, chúng tơi đã tìm ra những giải pháp hiệu quả

để dạy học bài cacbon và hợp chất của cacbon trong chương trình Hóa học 11,
khắc phục được thực trạng lâu nay còn bất cập trong việc dạy học mơn Hóa trong
17


các trường THPT, góp phần đổi mới dạy học Hóa học phù hợp với yêu cầu và xu
thế giáo dục hiện đại.
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Một trong những điểm tôi đã làm là nghiên cứu chương cacbon- silic sách giáo
khoa hóa 11 THPT và thiết kế 1 số bài học theo phương pháp dạy học dự án
1. Nghiên cứu bài học phát sinh sáng kiến.
Sáng kiến dạy học cacbon và hợp chất của cacbon theo hình thức dự án được
nảy sinh trên hai cơ sở sau:
- Thứ nhất, dạy học theo dự án là hình thức dạy học tích cực mang tính phức
hợp, liên mơn cao. Với tính tổng hợp đa dạng, đặc thù như vậy nên không thể áp
dụng phương pháp này vào bất cứ bài học nào theo ý muốn chủ quan mà phải lựa
chọn những bài học có kiến thức mở, phong phú, phù hợp lứa tuổi và có tính thực
tiễn gần gũi. Bài học Cacbon bà hợp chất của cacbon chương trình Hóa học 11
THPT là đối tượng kiến thức có thể vận dụng để dạy học dự án.
- Thứ hai, Phân tích chương cacbon- silic sách giáo khoa Hóa học 11 THPT
nói chung và bài cacbon và các hợp chất của cacbon nói riêng, nhận thấy có những
điểm sau:
+ Về đặc điểm của bài học: Nghiên cứu cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất
hóa học, trạng thái tự nhiên, ứng dụng và điều chế của đơn chất và hợp chất
cacbon dựa vào kiến thức đã có như cấu tạo nguyên tử, phản ứng oxi hóa khử. Vận
dụng các kiến thức sẵn có, cùng với các kiến thức học sinh tự tìm tịi, dưới sự tư
vấn của giáo viên để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn, các vấn đề cấp thiết
đặt ra trong cuộc sống và nâng cao ý thức trách nhiệm với cá nhân và xã hội.HS
học bài học một cách hứng thú.
+ Nội dung của bài học tương đối dài. Nhiều khái niệm và thuật ngữ mới,

chưa được hình thành. Các kiến thức chuyên sâu hầu như ở mức độ cao, mang tính
chất nghiên cứu, phân tích, tổng hợp.
+ Nhiều kiến thức thực tiễn gắn với đơn chất cacbon hợp chất CO, CO 2 ,
CaCO3 học sinh sẽ khơng có cơ hội nghiên cứu nếu chỉ học theo các phương pháp
thông thường khác..
Sau khi phân tích nội dung, đặc điểm, mục tiêu các bài học , chúng tôi nhận
thấy thiết kế bài học này trong chương theo phương pháp dạy học theo dự án là
hồn tồn phù hợp.
Vì vậy giải pháp chúng tơi đưa ra là thiết kế bài cacbon và hợp chất của
cacbon bằng cách vận dụng dạy theo dự án ở trong và ngoài lớp, kết hợp với các
18


vấn đề mang tính thời sự cấp thiết để có thể sử dụng trong các tiết ngoại khóa để
giúp học sinh phát triển những phẩm chất và năng lực như mong muốn.
2. Thiết kế bài học cacbon và hợp chất của cacbon trong chương cacbon silic
theo theo hình thức dạy học dự án
IV. QUÁ TRÌNH THỬ NGHIỆM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
Trong phạm vi của đề tài tôi đã sử dụng phương pháp dạy học dự án cùng với
kết hợp một số kỹ thuật dạy học tích cực để triển khai và áp dụng dạy thực nghiệm
để minh chứng cho cơ sở lý luận đã trình bày.
- Tổ chức quy trình dạy dự án:
Tên dự án: CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON

VỚI CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG
4.1. Giai đoạn chuẩn bị

4.1.1. Xem xét các yếu tố cần thiết để dạy học dự án được hiệu quả
*Lựa chọn nội dung học tập : Nội dung liên quan đến cacbon và hợp chất của
cacbon với những vấn đề liên quan đến trong cuộc sống thực tiễn.

* Phạm vi bài học : liên môn với các môn địa lý, giáo dục công dân….
*Chủ đề nghiên cứu: Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề
trong cuộc sống- thuộc chương trình hóa 11 ban cơ bản
*Tài liệu: Tư liệu do giáo viên cung cấp, thư viện, internet….
*Các công cụ hỗ trợ khác: Các phần mềm (word, excel, powerpoint…), máy
ảnh….
4.1.2. Thiết kế kế hoạch bài học theo dự án
Tên dự án: CACBON VÀ HỢP CHẤT CỦA CACBON

VỚI CÁC VẤN ĐỀ TRONG CUỘC SỐNG

4. 1.2.1. Lí do hình thành dự án
Cacbon và hợp chất của cacbon là một nguyên tố rất phổ biến trong tự
nhiên và gần gũi với chúng ta. Hợp chất của cacbon là thành phần cơ sở của tế
bào động thực vật,là những thạch nhũ tuyệt đẹp trong các hang động.... Thời tiết
rét đậm khiến người dân phải “gồng mình” chống rét. Than một loại khoáng vật
chứa cacbon được sử dụng để sưởi ấm, nhưng do người dân thiếu hiểu biết đã gây
ra những cái chết thương tâm. Than cũng là nguồn nhiên liệu chính, quan trọng
cho rất nhiều ngành cơng nghiệp nhưng quá trình sử dụng chúng sản sinh ra CO2
là nguyên nhân chính gây nên hiệu ứng nhà kính và sự ấm lên tồn cầu.
Ngồi ra than hoạt tính có cấu trúc lỗ xốp với những khả năng hấp thụ chất
độc từ hệ tiêu hóa hay thiết bị thở được dùng làm khẩu trang mặt nạ phòng độc, lọc
nước bẩn nên được sử dụng rộng rãi trong cuộc sống.
Thông qua dự án, các em sẽ có được những hiểu biết và thái độ quan tâm
đến những vấn đề xã hội đang diễn ra xung quanh, biết cách sử dụng than an toàn,
19


có những hành động thiết thực để bảo vệ mơi trường. Biết sử dụng than hoạt tính
để thiết kế các sản phẩm hữu ích cho cuộc sống như bình lọc nước, mặt nạ….

4.1.2.2. Nhiệm vụ của dự án
- Tìm hiểu tính chất vật lí, hóa học của cacbon và hợp chất của cacbon .
- Tìm hiểu những ứng dụng của cacbon và hợp chất của cacbon trong đời
sống và kĩ thuật (nước giải khát, trang sức, y tế, xác định niên đại cổ
vật…)
-Tìm hiểu sự hình thành than đá.Sự hình thành các hang động
- Tìm hiểu những vấn đề xã hội xung quanh việc khai thác sử dụng than.
- Thiết kế các sản phẩm hữu ích từ Cacbon : Như làm bình lọc nước, mặt nạ
than hoạt tính…
- Tìm hiểu về chu trình cacbon, sự quang hợp của cây xanh.
4. 1.2.3. Xác định mục tiêu dự án
Chúng tôi bắt đầu thiết kế dự án bằng việc nghĩ đến các sản phẩm cuối cùng,
xác định những gì học sinh cần phải biết và có thể làm được khi dự án kết thúc. Cụ
thể, cần xác định mục tiêu dự án từ chuẩn kiến thức bài học và các kĩ năng cơ bản,
những kĩ năng tư duy bậc cao và những kĩ năng thế kỉ XXI, những năng lực phẩm
chất mà bài học hướng tới. Sau khi học xong dự án Cacbon và hợp chất của
cacbon với các vấn đề trong cuộc sống, học sinh đạt được những kiến thức, kĩ
năng, thái độ và góp phần hình thành những phẩm chất năng lực sau:
a) Về kiến thức
HS nêu được
- Vị trí cacbon trong BHTTH, cấu hình electron nguyên tử, các dạng thù
hình của cacbon.
-Tính chất vật lí, tính chất hóa học của của đơn chất và hợp chất của
cacbon CO, CO2, Muối cacbonat
-Ứng dụng của đơn chất, hợp chất của cacbon.
-Điều chế một số hợp chất của cacbon.
Hiểu được:
Cacbon là phi kim yếu, thể hiện tính khử và tính oxi hóa, trong đó tính khử
là chủ yếu. Trong hợp chất, cacbon thường có số oxi hóa + 2, + 4, -4.
CO là oxit khơng tạo muối, có tính khử mạnh;

CO2 là 1 oxit axit có tính oxi hóa yếu (tác dụng với Mg, C).
b) Về kĩ năng
HS giải thích được:
- Sự liên quan giữa vị trí của C trong bảng HTTH với cấu tạo nguyên tử, phân
tử của đơn chất và hợp chất của cacbon.
20


- Sự liên quan giữa cấu tạo nguyên tử, phân tử C và hợp chất với tính chất hóa
học của chúng
HS vận dụng :
- Vận dụng kiến thức đã học về cấu tạo nguyên tử, liên kết hóa học, độ âm
điện, số oxi hóa, phản ứng oxi hóa khử, thuyết điện li, thuyết axit bazo để giải
thích một số tính chất của đơn chất và hợp chất của Cacbon.
- Viết được các phương trình phân tử, ion thu gọn, phương trình phản ứng oxi
hóa khử biểu diễn tính chất hóa học của cacbon và các hợp chất quan trọng của
chúng.
- Tiến hành một số thí nghiệm đơn giản để nghiên cứu tính chất hóa học.
- Giải một số bài tập định tính và định lượng liên qaun đến kiến thức của
chương.
- Vận dụng một số kiến thức hóa học để giải thích một số hiện tượng thực tế.
c) Về thái độ
- Tin tưởng phương pháp nghiên cứu khoa học bằng thực nghiệm.
- Rèn luyện đức tính cẩn thận, tỉ mỉ.
- Giáo dục thái độ thông qua việc dạy học dự án: Hình thành ý thức tự giác,
tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, trải nghiệm sáng tạo; Hình thành ý
thức say mê tìm tịi, nghiên cứu khoa học; Có ý thức gắn lí thuyết với thực tiễn để
nâng cao chất lượng cuộc sống; Có ý thức bảo vệ mơi trường sống.
d) Phẩm chất, năng lực
- Góp phần hình thành phẩm chất và phát triển nhân cách học sinh: sống có

trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước; có lịng nhân ái, khoan dung; trung
thực, tự trọng; thực hiện nghĩa vụ đạo đức, tôn trọng, chấp hành kỉ luật, pháp
luật…
- Góp phần hình thành các năng lực cho học sinh: năng lực tự học, năng lực tự
giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực sử dụng công nghệ thông tin, năng
lực sử dụng ngôn ngữ… ; các năng lực chun biệt của mơn Hóa học.
4. 1.2.4. Xây dựng kịch bản nội dung và hình thức sản phẩm của dự án
Từ sáng kiến dự án và mục tiêu của dự án, chúng tôi thiết kế nội dung của dự
án và xác định hình thức sản phẩm phù hợp với từng nội dung, đáp ứng được các
nhu cầu hoạt động và nghiên cứu của học sinh, liên hệ với thực tiễn, đem lại những
trải nghiệm học tập phong phú cho người học. Chúng tôi đã xây dựng dự án dạy
21


học Cacbon và hợp chất của cacbon với các vấn đề trong cuộc sống thành 7 tiểu
chủ đề, có 8 sản phẩm học tập phong phú đa dạng về mặt hình thức của 8 nhóm
học sinh như sau:
- Chủ đề 1: Các dạng thù hình của cacbon - và những ứng dụng trong thực
tiễn (Tìm hiểu các dạng thù hình của cacbon và các ứng dụng của nó)
Ở nội dung này, sản phẩm dự án của học sinh nhóm 1: Hoạt cảnh.
- Chủ đề 2: Cacbon: Tính chất và năng lượng ( tìm hiểu tính chất hóa học và
ứng dụng dựa trên tính chất hóa học, sự tạo thành than đá trong tự nhiên. Tính
chất của than đá và các ứng dụng của nó )
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 2: Bài thuyết trình bằng sơ đồ tư duy và tổ
chức trị chơi “Chinh phục Hóa học”.
- Chủ đề 3: Xử lý nước bằng các phế thải nông nghiệp sẵn có ( điều chế than
hoạt tính và ứng dụng của nó)
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 3: Bài báo cáo và trưng bày mẫu vật
( Có thể thay bài báo cáo bằng thuyết trình trực tiếp hoặc thuyết trình bằng
bản trình chiếu powerpoint).

- Chủ đề 4: Những nguy cơ và ảnh hưởng từ việc khai thác và sử dụng than.
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 4: ( buổi talkshow: phóng sự và thảo luận
của các chuyên gia)
- Chủ đề 5: CO và các vấn đề trong thực tiễn
(Tìm hiểu về Tính chất vật lí, tính chất hóa học, cách điều chế CO, tính độc )
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 5: Tổ chức trị chơi” Ai là nhà hóa học”
và sơ đồ tư duy.
- Chủ đề 6: CO2 và các vấn đề trong thực tiễn
6.1. CO2 và các ứng dụng trong thực tiễn
(Tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hóa học, cách điều chế CO2, ứng dụng
của CO2: băng khô, bình cứu hỏa, khí gây hiệu ứng nhà kính )
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 6: Hoạt cảnh : Oxi và CO2
6.2. Chu trình Cacbon trong tự nhiên ( Khái niệm về chu trình C, Nội dung của
chu trình Cacbon. Sự tác động đến mơi trường và các khắc phục. CO2- thủ phạm
gây hiệu ứng nhà kính)
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 7: Thuyết trình bằng powerpoint

22


- Chủ đề 7: Muối cacbonat và các vấn đề trong thực tiễn (Tìm hiểu tính chất
hóa học, ứng dụng của muối cacbonat )
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 8: buổi talkshow: thảo luận cùng các
chuyên gia.
4. 1.2.5. Xây dựng bộ câu hỏi định hướng
Sau khi thiết kế được nội dung dự án và xác định sản phẩm dự án của các
nhóm học sinh, chúng tơi tiến hành xây dựng bộ câu hỏi định hướng để hướng dẫn
dự án và giúp học sinh tập trung vào những ý tưởng quan trọng, những kiến thức
mấu chốt của bài học. Câu hỏi bám sát mục tiêu và có tính định hướng cho học
sinh khi thực hiện dự án như lập kế hoạch; tìm kiếm, thu thập thơng tin; xử lí thông

tin; tổng hợp thông tin và xây dựng sản phẩm học tập. Cụ thể, tương ứng với 8
nhóm học sinh chúng tôi đã soạn 8 bộ câu hỏi định hướng như sau:
a) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 1. Nội dung tìm hiểu: Các
dạng thù hình của cacbon- và những ứng dụng trong thực tiễn
- Vị trí cacbon trong bảng tuần hồn?
- Cacbon có những dạng thù hình nào đặc trưng? Cấu trúc các dạng thù
hình ?
- Tính chất vật lí của chúng? Ứng dụng của cacbon trong thực tiễn dựa vào
tính chất vật lí của chúng.
- Kim cương, than chì, cacbon vơ định hình cùng là những dạng thù hình khác
nhau của cacbon. Vì sao chúng lại có tính chất khác biệt nhau?
- Vì sao khi cơm khê, người ta thường cho 1 vài cục than hoa vào nồi?
-Tại sao trong các đồng vị của Cacbon chỉ có đồng vị 14C dùng xác định niên
đại cổ vật?
Ở nội dung này, sản phẩm dự án của học sinh nhóm 1: Xây dựng hoạt cảnh.
b) Bộ câu hỏi định hướng học tập nhóm 2. Nội dung tìm hiểu: Cacbon- Tính
chất và năng lượng
- Cacbon có những tính chất hóa học nào đặc trưng? Tại sao?
- Vì sao C (than) thường được dùng làm nhiên liệu?
- Tìm hiểu sự hình thành than đá? Nguồn năng lượng này có sạch và vô
tận không ?
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 2: Bài thuyết trình bằng sơ đồ tư duy
và tổ chức trị chơi “Chinh phục Hóa học”.
c) Bộ câu hỏi học tập định hướng cho nhóm 3. Nội dung tìm hiểu: Xử lý nước
bằng các phế thải nơng nghiệp sẵn có
- Thế nào là than hoạt tính? Cấu trúc và tính chất của có? Các ứng dụng quan
trọng của than hoạt tính?
23



- Học sinh nghiên cứu nguyên tắc và phương pháp điều chế than hoạt tinh từ phế
phẩm nông nghiệp ( bã mía, bã cà phê, xơ dừa…).
- Nghiên cứu lý thuyết ứng dụng của than hoạt tính đề xử lý nước và chế tạo ra
sản phẩm
- Học sinh thử nghiệm chế tạo máy lọc nước từ than, xử lý nước thải và sản
phẩm khác từ than hoạt tính
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 3: Bài báo cáo và trưng bày mẫu vật
( Có thể thay bài báo cáo bằng thuyết trình trực tiếp hoặc thuyết trình bằng
bản trình chiếu powerpoint).
d) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 4. Nội dung tìm hiểu: Những
nguy cơ và ảnh hưởng từ việc khai thác và sử dụng than.
- Quá trình khai thác than gây ra những nguy cơ gì ? Cách khắc phục?
- Sử dụng than làm nhiên liệu nhiều có thể ảnh hưởng như thế nào đến con
người và mơi trường? Cách hạn chế tác động của nó?
- Tại sao than đá chất thành đống lại có thể bốc cháy được? Làm thế nào để
ngăn ngừa hiện tượng này?
(Gợi ý: CO2 tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh, vì vậy cần trồng
nhiều cây xanh, khơng đốt phá rừng...; hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sử
dụng những nguồn năng lượng sạch thay thế...).
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 4: ( buổi talkshow: phóng sự và thảo luận
của các chuyên gia)
e) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 5. Nội dung tìm hiểu :Cacbon
monooxit và vấn đề trong thực tiễn
- Tính chất vật lí của CO ?
- Tính chất hóa học của CO?
- CO: Độc tính đối với con người như thế nào ? Tại sao được mệnh
danh là ” kẻ giết người thầm lặng” ?
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 5: Tổ chức trị chơi” Ai là nhà hóa học”
và sơ đồ tư duy.
h) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 6. Nội dung tìm hiểu: CO2 và vấn

đề trong thực tiễn
- Tính chất vật lí và ứng dụng của nước đá khơ?
- Tính chất hóa học của CO2 và ứng dụng trong bình cứu hỏa?
- Phương pháp điều chế CO2 trong phịng thí nghiệm?
24


- Hiệu ứng nhà kính? Lợi ích và tác hại của hiệu ứng nhà kính?
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 6: Hoạt cảnh : Oxi và CO2
i) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 7. Nội dung tìm hiểu: Muối
cacbonat và các vấn đề trong thực tiễn (Tìm hiểu tính chất hóa học, ứng dụng của
muối cacbonat )
- Nêu tính chất của axit cacbonic và muối cacbonat. Viết PTHH chứng minh?
- Nêu tên và tính chất hóa học chung , ứng dụng trong đời sống và sản xuất của
các muối cacbonat sau ( tên khoa học, tên thường gọi (nếu có)): NaHCO3,
NH4HCO3; CaCO3; MgCO3; Na2CO3; (NH4)2 CO3?
-Trong hang động, nhũ đá được hình thành như thế nào? Tại sao càng đi sâu
vào phía trong ta càng thấy khó thở?
- Thuốc muối trong y học sử dụng để chữa đau dạ dày là gì? Cho biết cơng
thức và giải thích cơng dụng bằng kiến thức hóa học?
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 7: buổi talkshow: thảo luận cùng các
chuyên gia
k) Bộ câu hỏi định hướng học tập cho nhóm 8. Nội dung tìm hiểu: Chu trình
Cacbon trong tự nhiên (Liên mơn sinh địa)
- Chu trình Cacbon là gì?. (Là 1 q trình sinh địa hóa học, trong đó cacbon
được trao đổi giữa sinh quyển, thổ nhưỡng quyển, địa quyển, khí quyển. Chu trình
cacbon bao gồm các nguồn chứa cacbon và sự trao đổi cacbon giữa các nguồn
chứa tạo thành vịng tuần hồn cacbon)
- Nội dung của chu trình cacbon: Các nguồn chứa C: khí quyển ( chủ yếu CO2,
cịn có CH4 ); sinh quyển ( phần khô của phần lớn sinh vật là cacbon ); trong vỏ

trái đất ( hợp chất hữu cơ, vô cơ ); Thủy quyển ( phần lớn ở đại dương). Các nguồn
chứa Cabon có thể tạo CO2 sau đó CO2 nhờ quá trình quang hợp của cây xanh
chuyển vào cây, tạo thành một chu trình khép kín.
-Q trình quang hợp của cây xanh xảy ra như thế nào?
-Các biện pháp làm giảm hiệu ứng nhà kính
Sản phẩm dự án của học sinh nhóm 8: Thuyết trình bằng powerpoint
4. 1.2.6. Xác định đối tượng dạy học dự án và xây dựng tiêu chí phân
nhóm học sinh.
25


×