Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Những đóng góp mới của luận án: Chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu tại một số tỉnh Bắc Trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.65 KB, 2 trang )

NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

Đề tài luận án: Chính sách việc làm cho lao động nơng thơn trong bối cảnh di dân - Nghiên cứu
tại một số tỉnh Bắc Trung bộ.
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế (Khoa học quản lý);
Mã số: 62340410
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoài Nam
Mã NCS: NCS32.56QL
Người hướng dẫn: GS.TS. Mai Ngọc Cường
Cơ sở đào tạo: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận
Luận án quán triệt đặc điểm việc làm của lao động nông thôn trong bối cảnh di dân phần lớn là lao động
già và trẻ em, thời gian lao động tăng lên, việc làm đa dạng hơn vào phân tích nội dung chính sách việc làm
với năm bộ phận là: chính sách hỗ trợ học nghề; chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp; chính sách hỗ trợ
đất đai sản xuất; chính sách hỗ trợ ứng dụng kỹ thuật sản xuất và chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm.
Luận án chỉ ra điều kiện tự nhiên; luật pháp về chính sách việc làm; tổ chức quản lý và phối hợp thực hiện
chính sách; nguồn lực thực hiện chính sách; khả năng nhận thức và tiếp cận chính sách là những nhân tố cơ
bản tác động đến việc thực thi chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân.
Luận án cho rằng, sự biến đổi trạng thái việc làm, sự biến đổi thu nhập của nông dân là kết của chủ
yếu của sự tác động mà chính sách việc làm cho lao động nông thôn trong bối cảnh di dân mang lại.
Năm nội dung, năm nhân tố ảnh hưởng và hai tác động của chính sách việc làm cho lao động nông thôn
trong bối cảnh di dân trên đây được nghiên cứu thống nhất trong tất cả các chương của luận án.
Những phát hiện, đề xuất mới rút ra được từ kết quả nghiên cứu, khảo sát của luận án
Qua tài liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập từ 386 hộ nông dân, 143 cán bộ quản lý nhà nước các cấp và 09
đối tượng phỏng vấn sâu tại ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh, luận án đã làm rõ những thành tựu, hạn
chế, nguyên nhân hạn chế; khuyến nghị các phương hướng và giải pháp hồn thiện chính sách việc làm cho
lao động nơng thôn trong bối cảnh di dân tại các tỉnh Bắc Trung bộ thời gian tới. Những kết quả nổi bật là:
1. Đã chỉ ra việc tiếp cận chính sách việc làm của các đối tượng cịn hạn hẹp; chính sách đào tạo nghề
chưa thật gắn với khu vực nông thôn; chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm chưa chú trọng hỗ trợ doanh
nghiệp nơng thơn; thu nhập bình qn khẩu của hộ khơng có lao động di cư thấp hơn so với hộ có lao động
di cư; thu nhập bình quân khẩu của chủ hộ lớn tuổi (trên 45 tuổi) thấp hơn so với chủ hộ trẻ (dưới 45 tuổi).


2. Phân tích hồi quy kết quả điều tra trên địa bàn của luận án chỉ rõ, quy mô lao động, tỷ lệ nguồn thu từ
hoạt động phi nông nghiệp, trình độ đào tạo của chủ hộ đã có tác động tích cực đối với việc tăng thu nhập
bình quân của nhân khẩu; song tác động của yếu tố tín dụng và KHCN trên địa bàn là chưa cao.
3. Luận án đề xuất trên địa bàn các tỉnh Bắc Trung bộ: 1) Chính sách hỗ trợ học nghề phải gắn
với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, với xóa đói giảm nghèo; 2) Chính sách hỗ trợ chuyển
đổi nghề nghiệp phải khắc phục được sự chênh lệch thu nhập bình qn khẩu giữa hộ có lao động di cư
và hộ khơng có lao động di cư, giữa các chủ hộ cao tuổi với chủ hộ trẻ, giữa các hộ hoạt động ở các
ngành nghề sản xuất khác nhau; 3) Để ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đầu tư tài chính cần tập trung cho
những ngành nghề có thế mạnh là sản xuất và chế biến nơng sản; 4) Chính sách hỗ trợ đất đai cho sản
xuất nông nghiệp gắn với việc tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản; 5) Bên cạnh đối
tượng là hộ nghèo, cận nghèo, chính sách tín dụng ưu đãi tạo việc làm cần chú ý hỗ trợ doanh nghiệp
nông thôn để tạo ra nhiều chỗ làm việc mới.
Người hướng dẫn
Nghiên cứu sinh

GS.TS. Mai Ngọc Cường

Nguyễn Hoài Nam




×