Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Luận văn đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm PX AQUA trong nuôi thử nghiệm cá chép giống tại trại cá khoa chăn nuôi thú y đại học nông nghiệp i

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 95 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp I
------------------

hoàng thị hồng duyên

đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm px aqua
trong nuôi thử nghiệm cá chép Giống tại trại cá
Khoa Chăn nuôi thú y - Đại học nông nghiệp I

Luận văn thạc sĩ nông nghiệp

Chuyên ngành: Chăn nuôi
MÃ số: 60.62.40

Ngời hớng dẫn khoa học: pgs.ts. nguyễn thị lơng hồng

Hà Nội - 2006


lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và cha từng đợc ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này
đà đợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đà đợc chỉ rõ
nguồn gốc./.

Tác giả

Hoàng Thị Hồng Duyên



93


Lời cảm ơn
Trong quá trình thực hiện đề tài: "Đánh giá hiệu quả của việc bổ sung chế

phẩm PX Aqua trong nuôi thử nghiệm cá chép Giống tại trại cá Khoa Chăn nuôi
thú y - Đại học nông nghiệp I". Tôi đà nhận đợc rất nhiều sự giúp đỡ của các
tập thể, các cá nhân và những ngời thân.
Xin chân thành cảm ơn Phó giáo s, Tiến sỹ Nguyễn Thị Lơng Hồng
ngời đà trực tiếp hớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ tôi thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Thức ăn - VSV - Đồng cỏ - Khoa Chăn
nuôi thú y Trờng Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội đà tạo điều kiện thuận lợi cho
tôi tiến hành thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, các cô giáo Bộ môn Chăn nuôi
khoa Chăn nuôi thú y Trờng Đại học Nông nghiệp I Hà Nội đà đóng góp những ý
kiến quý báu để tôi hoàn thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, những ngời thân đà giúp đỡ tôi
tận tình trong quá trình thực hiện luận văn.
Hà Nội, ngày 18 tháng 9 năm 2006
Tác giả

Hoàng Thị Hồng Duyên

94


Mục lục

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục các chữ viết tắt

v

Danh mục các bảng

vi

Danh mục các sơ đồ, biểu ®å

vii

1. Mở đầu

92

1.1. Đặt vấn đề


100

1.2. Mục đích và yêu cầu

101

2.1. Mục đích

101

2.2. Yêu cầu

101

2. Tổng quan tài liệu

102

2.1. Khái niệm về ni trồng thuỷ sản

102

2.2. Tình hình ni trồng thuỷ sản trên thế giới và việt nam những năm
gần đây

104

2.3. Một số yếu tố môi trường ao nuôi ảnh hưởng đến cá nuôi

108


2.4. Vài nét về cá chép

114

2.5. Một vài nét về cá chép v1

118

2.6. Các hình thức ni cá chép

124

2.7. Dinh dưỡng cho cá

128

2.8. Kỹ thuật nuôi cá chép

131

2.9. Một số bệnh thường gặp ở cá chép trong giai đoạn thí nghiệm

133

2.10. Một số thức ăn bổ sung dùng trong chăn nuôi

134

3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu


139

3.1. Nội dung nghiên cứu

139

3.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

139

3.1.2. Đối tượng nghiên cứu

139
95


3.1.3. Nội dung nghiên cứu

139

3.2. Phương pháp nghiên cứu

140

3.2.1. Phương pháp khảo sát hiện trạng chăn nuôi cá

140

3.2.2. Phương pháp tẩy dọn ao ni


140

3.2.3. Phương pháp thả cá

141

3.2.4. Bố trí thí nghiệm

142

3.2.5. Phương pháp quản lý và chăm sóc

145

3.2.6. Phương pháp thu mẫu và cân đo

146

3.2.7. Phương pháp đo một số yếu tố môi trường trong ao nuôi cá

146

3.2.8. Thu thập và phân tích số liệu

146

3.2.9. Phương pháp xử lý số liệu

147


4. Kết quả và thảo luận

149

4.1. Đánh giá hiệu quả chăn ni cá tại trại cá trường §hnni

149

4.1.1. Quy mơ chăn ni và diện tích ni cá tại Trại

149

4.1.2. Biện pháp kỹ thuật trong quy trình chăn ni cá tại Trại

152

4.1.3. Kết quả khảo sát việc áp dụng kỹ thuật trong chăn nuôi cá của
Trại

159

4.2. Hiệu quả của việc bổ sung chế phẩm px aqua trong nuôi thử
nghiệm cá chép giống

161

4.2.1. Kết quả ni thí nghiệm ở l« 1 - ao K1 (đối chứng)

162


4.2.2. Kết quả ni thí nghiệm ở l« 2 - ao K2 (thí nghiệm)

168

4.3. Kết quả so sánh 2 l« ao K1 và K2

171

4.4. Sơ bộ hạch tốn hiệu quả kinh tế trong ni thử nghiệm cá tại trại

173

5. Kết luận và đề nghị

176

5.1. Kết luận

176

5.2. Đề nghị

177

Tài liệu tham khảo

79

Phụ lục


83

96


Danh mục các chữ viết tắt

NTTS:

Nuôi trồng thuỷ sản

CNTY:

Chăn nuôi thú y

TNTT:

Thí nghiệm thực tập

ĐHNNI: Đại học Nông nghiệp I

97


Danh mục các bảng

Bng 2.1: Mi quan h gia kớch thước, tuổi và lượng

117


Bảng 2.2: Tốc độ sinh trưởng của cá chép khảo sát ở các ao nuôi cá thịt

118

Bảng 2.3: Dẫn liệu về chọn lọc hàng loạt các dòng chép lai qua các thế hệ

120

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu hình thái của các dịng lai V1 ni tại Việt Nam

123

Bảng 2.5: Ngưỡng của dòng cá chép lai giai đoạn cá nuôi thịt đối với
một số yếu tố môi trng

123

Bảng 3.1. Thức ăn hỗn hợp của cá ở 2 l«

142

Bảng 4.1: Tình hình sử dụng diện tích mặt nước nuôi cá tại Trại đầu
năm 2006

150

Bảng 4.2: Tỷ lệ ghép thả và mật độ thả các lồi cá ni chủ yếu tại Trại
cá Trường


153

Bảng 4.3: Tình hình vệ sinh và nâng cao chất lượng ao nuôi của Trại

158

Bảng 4.4: Kết quả theo dõi sinh trưởng của một số loài cá nuôi chủ yếu
tại Trại

160

Bảng 4.5: Thành phần dinh dưỡng của chế phẩm PX Aqua

162

Bảng 4.6: Sự biến động của nhiệt độ nước và pH trong ao K1

163

Bảng 4.7: Tốc độ sinh trưởng theo chiều dài, khối lượng và tỷ lệ sống
của cá chép ë l« 1- ao K1

165

Bảng 4.8: Sự biến động của nhiệt độ nước và pH trong l« 2 - ao K2

168

Bảng 4.9: Tốc độ sinh trưởng theo chiều dài, khối lượng và tỷ lệ sống
của cá chép ë ao K2


169

Bảng 4.10: Sơ bộ hạch toán kinh tế của ao nuôi

98

174


Danh mục các sơ đồ, biểu đồ

Biu 4.1: Chiu dài, khối lượng của cá chép ở lô 1 - ao K1

172

Biểu đồ 4.2: Tăng trưởng khối lượng của cá chép ở lô 2 - ao

67

Biểu đồ 4.3: Tăng trưởng khối lượng của cá chép ở 2 lô (ao K1 và K2)

99

172


1. MỞ ĐẦU
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ở nước ta, nghề NTTS nói chung và nghề ni cá nói riêng đã có từ

lâu đời và ngày càng phát triển. NTTS đã và đang góp phần quan trọng
trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo an ninh thực phẩm, nguyên liệu
cho chế biến, tạo cơng ăn việc làm, xố đói giảm nghèo, tạo thu nhập cho
người lao động, nguồn ngoại tệ cho đất nước và góp phần đưa ngành thuỷ
sản trở thành một ngành kinh tế quan trọng của đất nước.
Trên thế giới và Việt Nam nhu cầu thực phẩm về cá ngày càng cao vì
cá là thực phẩm khá tồn diện có đủ các thành phần axitamin, rất giàu đạm,
ít cholesterol, sạch và an toàn cho sức khoẻ con người, cá chép là lồi cá
được ni phổ biến nhất trên thế giới vì có tính thích nghi cao và đã được
ni trên các ao hồ nước ngọt từ rất lâu.
Trong nh÷ng năm gần đây nớc ta đà có những nghiên cứu về việc bổ
sung chế phẩm sinh học vào thức ăn cho cá nhằm nâng cao chất lợng cũng
nh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cá trong đó có PX AQUA, một chế
phẩm giàu Protein, axitamin, khoáng, vitamin và sắc chất để nâng cao chất
lợng cũng nh hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi cá.Để kiểm đinh chất lợng
cũng nh ảnh hởng của chế phẩm sinh học đến nuôi trồng thuỷ sản nói
chung và chăn nuôi cá nói riêng, chúng tôi đà tiến hành nghiên cứu đề tài:

ỏnh giỏ hiu quả của việc bổ sung chế phẩm PX Aqua trong
nuôi thử nghiệm cá chép Giống tại Trại cá Khoa Chăn nuôi Thú y Đại học Nông nghiệp I”

100


1.2. MỤC ĐÍCH VÀ U CẦU
2.1. Mục đích
- Khảo sát tình hình chăn ni cá của Trại cá - Khoa CNTY.
- Kiểm tra, đánh giá việc sử dụng chế phẩm PX Aqua trong thức ăn ni
cá, ®−a ra tû lƯ bỉ sung thÝch hỵp, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả sử dụng
chế phẩm trong nuôi cá.

- Xây dựng mơ hình thử nghiệm ni cá chép giống cã sư dơng chÕ
phÈm PX AQUA (trên diện tích khoảng 2ha mt nc) ti Tri cỏ - Khoa
CNTY- Đại học Nông nghiƯp I
2.2. u cầu
- Khảo sát một số thơng tin cơ bản về hiện trạng chăn ni.
- Chăm sóc, ni dưỡng cá chép đúng kỹ thuật.
- Phương pháp thu mẫu đúng quy định.
- Số liệu cân, đo chính xác.

101


2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. KHÁI NIỆM VỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN
2.1.1. Khái niệm
Nuôi trồng thuỷ sản là khái niệm nuôi các loại động vật và thực vật ở
dưới nước bao gồm ở cả 3 môi trường nước ngọt, nước lợ và nước mặn. Do
vậy hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nhằm mục đích nâng cao sinh trưởng của
động vật và thực vật ở dưới nước. Nói một cách khác nuôi trồng thuỷ sản là
tác động của con người vào chu trình sống tự nhiên của lồi sinh vật sống
dưới nước.
Theo Võ Quý Hoan (2000), NTTS là tác động của con người vào ít
nhất một giai đoạn trong vịng chu trình sinh trưởng và phát triển của đối
tượng ni trồng nhằm tăng tỷ lệ sống, tốc độ sinh trưởng của chúng nhằm
đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất trong thời gian ngắn nhất.
NTTS là canh tác những sinh vật sống dưới nước bao gồm cá, động
vật thân mềm, giáp xác và thực vật thuỷ sinh.
2.1.2. Vai trị của ni trồng thuỷ sản
- Cung cấp thực phẩm cho con người: Thực phẩm thuỷ sản có những
ưu thế riêng như: thành phần chất đạm cao (khoảng 16,1 - 18,7%), ít mỡ

(khoảng 2,5 - 6,7%), mỡ dễ tiêu, giàu chất khoáng (khoáng tổng số khoảng
1,2 – 2,1%).Trần Văn Vỹ và Huỳnh Thị Dung (2003).
- Cung cấp nguyên liệu cho các ngành khác như: trong công nghiệp
chế biến thực phẩm (nước mắm), trong y học (bột cá), thủ công mỹ nghệ.
- Mang lại thu nhập cho người lao động và nguồn thu ngoại tệ cho đất nước.
- Tạo công ăn việc làm cho người dân.
102


- Cải tạo và bảo vệ môi trường, đặc biệt là mơ hình VAC khơng những
mang lại hiệu quả kinh tế to lớn mà cịn bảo vệ mơi trường, bảo vệ nguồn
nước và tiến tới nền sản xuất nông nghiệp phát triển bền vững.
2.1.3. Các hình thức ni cá nước ngọt
Tùy theo loại hình mặt nước, loại cá ni và mức độ đầu tư có thể chia
ra nhiều hình thức nuôi cá khác nhau
2.1.3.1. Chia theo loại mặt nước
- Nuôi cá ao: nuôi cá ao nước tĩnh, nuôi cá ao nước chảy, ni cá có
sục khí.
- Ni cá ruộng: ni cá xen với cấy hai vụ lúa, nuôi cá một vụ cấy lúa
một vụ, nuôi cá vụ ba (sau khi cấy hai vụ lúa), nuôi cá ruộng bậc thang …
- Nuôi cá mặt nước lớn: nuôi cá ở đầm hồ tự nhiên, nuôi cá ở hồ chứa
nước của các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi.
- Ni cá lồng bè: lồng bè đặt ở sông, suối, hồ chứa …
- Nuôi cá trong bể xi măng, bể nhựa …
2.1.3.2. Chia theo số lồi cá ni
- Ni tổng hợp (ni ghép): Là hình thức ni kết hợp hai hay nhiều
lồi cá có tính ăn khác nhau trong cùng một hệ thống, nhằm tận dụng sự
phong phú của các loại sinh vật thức ăn tự nhiên có trong thuỷ vực. Ni cá
cịn được kết hợp chặt chẽ với các ngành nghề khác, hỗ trợ bổ trợ cho nhau để
cùng phát triển. Ví dụ: ni cá kết hợp với làm vườn, chăn nuôi trong hệ sinh

thái VAC, nuôi cá - lợn, cá - vịt …
- Ni chun canh (ni đơn): Là hình thức ni một lồi cá có khả
năng cho hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện thuận lợi nhất về thức ăn và phân

103


bón cho chúng để thu hoạch với năng suất cao nhất có thể đạt được.
2.1.3.3. Chia theo mức độ đầu tư
- Nuôi quảng canh: mật độ cá thả thưa, cá nuôi chủ yếu dựa vào cơ sở
thức ăn tự nhiên là chính, thức ăn nhân tạo khơng có hoặc có không đáng kể.
- Nuôi bán thâm canh: mật độ cá thả tương đối cao, thức ăn nhân tạo
được sử dụng trong chăn nuôi.
- Nuôi thâm canh: Cá được nuôi với mật độ dày, thức ăn tự nhiên chỉ
đóng vai trị phụ, thức ăn nhân tạo được sử dụng gần như là chủ yếu.
2.2. TÌNH HÌNH NI TRỒNG THUỶ SẢN TRÊN THẾ GIỚI VÀ
VIỆT NAM NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.2.1. Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới những năm gần đây.
Trước đây khi con người sử dụng thuỷ sản, người ta thường chỉ nghĩ tới
các sản phẩm khai thác từ biển hoặc các sông hồ. Nghề nuôi cá ở các ao hồ đã
có từ lâu nhưng chiếm vị trí q nhỏ bé so với nghề đánh cá. Nhưng trong
thời gian từ vài thập kỷ trở lại đây, NTTS liên tục tăng mức đóng góp vào
sản lượng thuỷ sản Thế giới, từ chỗ chỉ chiếm 7,3% sản lượng trong năm
1970 đã lên tới 33,92% trong năm 2001. Riêng các nước đang phát triển, sản
lượng NTTS năm 2001 lên tới 40.515.504 tấn, chiếm 91,2%. Thành tựu trong
NTTS đã góp phần đáng kể trong việc tăng thu nhập cho cư dân ở các nước
nghèo (Bộ Thuỷ Sản, 2003).
Thống kê FAO về tình hình NTTS trên thế giới những năm gần đây cho
biết: Tỷ lệ tăng trung bình hàng năm của NTTS tính từ năm 1970 tới nay là
8,9% trong khi đó tỷ lệ tăng của thuỷ sản khai thác là 1,4% và của sản phẩm

thịt gia súc chăn nuôi là 2,8%. Tổng sản lượng NTTS của thế giới năm 2000
đạt 45,71 triệu tấn (tăng 6,3% so với năm 1999), trị giá 56,470 tỷ USD (tăng

104


4,8% so với năm 1999). Trong số đó hơn một nửa là sản lượng cá nuôi, đạt
23,07 triệu tấn chiếm 50,4%. Sang năm 2001, sản lượng NTTS thế giới tiếp
tục tăng hơn so với năm 2000, đạt 48,42 triệu tấn, trị giá 61.470.806 nghìn
USD Bộ Thuỷ Sản (2003).
Nếu tính riêng các loại hình ni theo mơi trường thì ni biển và
nuôi nước lợ ven biển chiếm 54,9%, nuôi nước ngọt chiếm 45,1%. Trong
giai đoạn từ 1970 – 2000, chính ni nước ngọt lại có mức tăng trung
bình hàng năm cao nhất với 9,7%, sau đó là ni nước lợ 8,4% và nuôi
biển tăng 8,3%. Cụ thể sản lượng nuôi nước ngọt năm 2001 đạt
21.747.863tấn, trị giá 26.505.186 nghìn USD. Xét về sản lượng NTTS
phân theo lồi và nhóm lồi thì cá nước ngọt vẫn là nhóm lồi chiếm ưu
thế trong NTTS. Trong giai đoạn 1970 – 2000, cá nước ngọt có mức tăng
trung bình hàng năm là 9,9%. Năm 2001, sản lượng cá nước ngọt đạt 20,8
triệu tấn, chiếm 85,2% tổng sản lượng cá nuôi và đạt giá trị 22,122 tỷ USD.
Sản lượng của hai nhóm này năm 2001 lần lượt là 16.427.266 tấn và 1.385.223
tấn giá trị đạt được năm 2001 lần lượt là 15.986.670 nghìn USD và 2.002.162
nghìn USD. Như vậy nhóm cá chép là nhóm dẫn đầu về sản lượng, chiếm hơn
một nửa sản lượng cá nuôi trên tồn cầu. Cá Rơ Phi đang trở thành một đối
tượng ni chính, nhất là ở Châu Á. Đối với một số loài cá khác, số liệu năm
2000 của FAO cho biết sản lượng của các loài cá như sau: Cá Mè trắng 3.405
nghìn tấn, chiếm 8,2%; cá Trắm cỏ 3.379 nghìn tấn, chiếm 8,1%; cá chép
thường 2.499 nghìn tấn, chiếm 8,2%; cá trắm cỏ 3.379 nghìn tấn, chiếm 8,1%l;
cá chép thường 2.449 nghìn tấn, chiếm 6%; cá Mè hoa 1.631 nghìn tấn, chiếm
93,9%; cá Diếc 1.379 nghìn tấn, chiếm 3,3% Bộ Thuỷ Sản (2003).

Mức tiêu thụ thực phẩm từ NTTS bình quân đầu người của thế giới đã tăng
đáng kể trong những năm qua, từ mức 0,71kg năm 1970 lên gấp 8 lần là 5,87kg

105


năm 2000. Ngược lại, mức tiêu thụ này đối với thuỷ sản khai thác lại giảm đi
trong cùng kỳ, từ 10,27kg năm 1970 giảm xuống còn 10,09 kg năm 2000, Bộ
Thuỷ Sản (2003) .Điều đó thấy rằng NTTS ngày càng đóng vai trị quan trọng
trong việc cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. NTTS cần phải được quan
tâm phát triển hơn nữa, nhất là ở các nước nghèo, nước đang phát triển.
2.2.2. Hiện trạng nuôi trồng thuỷ sản của Việt Nam
Với 3.260km bờ biển, 12 đàm phá và các eo vịnh, 112 cửa sơng lạch,
hệ thống sơng ngịi có tiềm năng lớn về đất, mặt nước có khả năng phát triển
NTTS với khoảng 1.700.000ha, trong đó có 120.000ha ao hồ nhỏ, mương
vườn, 340.000ha hồ chứa mặt nước lớn, 580.000ha ruộng úng trũng, ruộng
nhiễm mặn cấy lúa một vụ hoặc hai vụ bấp bênh, kém hiệu quả nhưng có khả
năng NTTS xen canh hoặc luân canh và 660.000ha vùng triều.
Với tiềm năng to lớn trên, NTTS của nước ta đã và đang phát triển mạnh
mẽ cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt NTTS nước ta hiện đứng hàng thứ 9
trên Thế giới về sản lượng NTTS năm 2000 với sản lượng là 525.555tấn, đạt giá
trị 1.096.003 nghìn USD. Tuy nhiên, việc tận dụng tiềm năng mặt nước còn
nhiều hạn chế. Tỷ lệ sử dụng so với khả năng năm 2000 là 78,85% (ao, hồ,
đầm); 22,35% (kênh mương, ruộng trũng). Phạm Tuyết Nhung (2003).
Tính riêng NTTS năm 2003, diện tích đạt 327.092ha, tăng hơn năm 2002
là 9,32%. Sản lượng NTTS nước ngọt năm 2003 đạt 589.051tấn, tăng 16,3% so
với năm 2002. Trong đó khu vực Đồng bằng sơng Hồng có diện tích ni là
64.930ha với sản lượng là 124.253tấn. Các đối tượng nuôi chủ yếu là cá Tra, cá
Ba sa, cá Rơ phi, cá Lóc, tơm Càng xanh và họ cá Chép. Hiện đang có phong
trào đa dạng hố đối tượng nuôi, phong trào nuôi cá Rôphi xuất khẩu nhưng vẫn

còn manh mún chưa đáp ứng được yêu cầu. Phạm Tuyết Nhung (2003)..
Trong 6 tháng đầu năm 2004, diện tích chuyển đổi sang NTTS đạt
106


35.300ha, bằng 70,6% kế hoạch năm, đưa diện tích ni trồng thuỷ sản của cả
nước lên 1.050.300ha, bằng 98,6% kế hoạch năm. Tổng sản lượng thuỷ sản
ước đạt 1.262.465tấn, bằng 47,64% so với kế hoạch, và tăng 2,27% so với
cùng kỳ năm 2003. Trong đó sản lượng ni trồng đạt 512.185tấn, bằng
42,68% so với kế hoạch và tăng 5,06% so với cùng kỳ năm 2003. Giá trị kim
ngạch xuất khẩu ước đạt 972 triệu USD, bằng 37,38% so với kế hoạch năm,
tăng 3,89% so với cùng kỳ năm 2003.
Tuy ngành thuỷ sản của nước ta đã đạt được nhiều thành tích, đưa Việt
Nam trở thành một nước có sản lượng NTTS và kim ngạch xuất khẩu thuỷ
sản cao trong khu vực và trên thế giới nhưng vẫn còn nhiều thách thức buộc
ngành phải rất nỗ lực để giải quyết. Để vượt qua các thách thức đặt ra, ngành
NTTS cần có nhiều giải pháp mang tính đột phá và đồng bộ ở tất cả các khâu
trong hệ thống NTTS của nước ta.
2.2.3. Một vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của Trại cá trường
Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội
Trước đây, cánh đồng số 8 của Trại thí nghiệm thực tập (TNTT) là nơi
sản xuất thực nghiệm một số giống lúa mới chịu úng. Tuy nhiên, công tác thuỷ
lợi không được chủ động, ruộng quá trũng và lầy thụt nên năng suất lúa thấp,
canh tác khó khăn. Vì vậy Trại đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xây dựng mơ hình
kinh tế kiểu trang trại VAC để làm cơ sở cho sinh viên tham quan và học tập.
Năm 1996, ơng Nguyễn Văn Khánh – Phó chủ tịch hội thanh niên xã Trâu Quỳ
đã đứng ra ký kết hợp đồng đấu thầu để xây dựng mơ hình sản xuất VAC ở đây.
Ban đầu với diện tích xấp xỉ 8ha, khu ruộng được chia thành 3 tiểu khu
nhỏ. Tiểu khu 1 với diện tích 1,08ha đã được chọn để xây dựng trại lợn, vườn
cây ăn quả và vườn cây cảnh. Tiểu khu 2 với diện tích là 1,62ha được cải tạo

thành ao nuôi cá, trên bờ trồng cây ăn quả. Tiểu khu 3 với diện tích là 5,3ha

107


được chuyển sang một vụ lúa, một vụ cá và nuôi vịt kèm theo. Đầu năm 2003,
được sự đồng ý của Trại TNTT, Trại cá đã liên kết chuyển đổi 10ha ruộng
úng trũng sang mơ hình lúa - cá, cá - vịt. Hiện nay tổng diện tích mơ hình
VAC của trang trại là 18ha, trong đó tổng diện tích có khả năng ni là 15ha.
2.3. MỘT SỐ YẾU TỐ MƠI TRƯỜNG AO NUÔI ẢNH HƯỞNG ĐẾN
CÁ NUÔI
Các yếu tố vật lý, hố học có ảnh hưởng rất lớn đến việc sinh trưởng và
phát triển của cá, nó bao gồm nhiều yếu tố hợp thành trong đó đáng chú ý là
các yếu tố sau:
2.3.1. Nhiệt độ của nước
Cá là loài động vật biến nhiệt, nhiệt độ cơ thể phụ thuộc vào nhiệt độ
môi trường nước, do vậy nhiệt độ nước ao quá cao hay quá thấp đều tác động
xấu đến sự sinh trưởng và phát triển của cá. Các loài cá có nguồn gốc từ xứ
nóng như cá rơ phi, cá trê phi ... có thể bị chết khi nhiệt độ xuống dưới 120C.
Hầu hết các lồi cá, tơm bị chết ở ngưỡng nhiệt 390C. Nhiệt độ thích hợp cho
sự phát triển của hầu hết thuỷ sinh vật là trong khoảng 20 – 300C. Nhiệt độ
dưới 150C làm giảm quá trình tiêu hố và hấp thu dinh dưỡng làm cho tơm, cá
giảm ăn, chậm phát triển.
Nguồn cung cấp nhiệt cho các vực nước chủ yếu từ năng lượng bức xạ
mặt trời. Chính vì vậy, sự biến động nhiệt của mơi trường nước tuân theo quy
luật biến đổi ngày đêm và theo mùa rõ rệt. Trong ngày nhiệt độ tăng cao vào
lúc 12 – 13giờ và giảm dần vào đêm, nhiệt độ trung bình về mùa hè cao nhất
trong năm, về mùa đơng thấp nhất trong năm.
Nhờ đặc tính lưu giữ nhiệt lớn nên sự biến động nhiệt độ của môi trường
nước bao giờ cũng ít hơn của khơng khí trong cùng điều kiện. Khi nhiệt độ

nước quá cao hay quá thấp cá thường tránh nóng hay tránh lạnh ở tầng đáy

108


vùng nước chúng sống. Do vậy ao ni cần có độ sâu nhất định đảm bảo nhiệt
độ nước ổn định, mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông. Ao ni có độ sâu từ
1,2 - 1,5m là phù hợp. Trong một ngày nhiệt độ nước cao nhất vào lúc trưa,
giảm dần khi về chiều, nhiệt độ nước thấp nhất vào khoảng gần sáng. Sự chênh
lệch giữa nhiệt độ cao nhất và thấp nhất trong ngày có ảnh hưởng lớn đến tình
trạng sức khoẻ, bệnh tật của cá. Nếu sự chênh lệch này lớn hơn 300C thì cá sẽ
bị sốc nhiệt làm cho sức đề kháng của cơ thể giảm xuống và rất mẫn cảm với
bệnh. Hiện tượng này thường xảy ra trong nhưng ngày nắng nóng, đặc biệt ở
các ao nước nông.
Sự trao đổi chất của động vật là một quá trình sinh lý phức tạp, cường độ
trao đổi chất của động vật biến nhiệt trong phạm vi giới hạn tỷ lệ thuận với nhiệt
độ môi trường. Khi nhiệt độ môi trường quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng
đến q trình sinh lý này. Do đó cá là loài động vật biến nhiệt nên cá bị ảnh
hưởng mạnh mẽ khi nhiệt độ môi trường thay đổi. Khi nhiệt độ môi trường nước
quá cao hay quá thấp cá ngừng bắt mồi. Khi nhiệt độ môi trường thấp đặc điểm
này sẽ làm cho mỡ tích luỹ cạn kiệt. Khi đó tuyến sinh dục ngừng phát triển và
tiêu biến chuyển thành nguồn dinh dưỡng duy trì sự sống cho cơ thể, điều này đã
ảnh hưởng xấu đến sinh dục của cá nói riêng và sự sinh trưởng, phát triển của cá
nói chung. Vì vậy, cần phải có theo dõi sự biến thiên của nhiệt độ trong ao nuôi
cá đều đặn và thường xuyên để có biện pháp khắc phục kịp thời khi cần thiết.
2.3.2. Ánh sáng
Ánh sáng rất cần cho sự phát triển của tảo nước và thực vật thuỷ sinh.
Dưới tác động của ánh sáng tảo và các thực vật thuỷ sinh khác thông qua hàng
loạt hoạt động quang hợp đã biến đổi các yếu tố dinh dưỡng vô cơ thành các
chất hữu cơ để nuôi sống bản thân chúng. Đồng thời là nguồn dinh dưỡng cho

các động vật thuỷ sinh khác và cá. Nhờ có ánh sáng mà tảo nước và các thực

109


vật thuỷ sinh khác thường xuyên nhả vào nước lượng O2 nhất định và lấy đi
CO2 do cá, động vật thuỷ sinh khác nhả ra do hô hấp trong suốt q trình quang
hợp của nó. Như vậy có thể nói ánh sáng khơng những cung cấp nhiệt mà cịn
gián tiếp cung cấp O2 tự nhiên cho môi trường nước.
Ánh sáng còn ảnh hưởng đến khả năng định vị, chuyển hướng bắt mồi,
tránh vật dữ cho cá, tránh chướng ngại vật hoặc điều chỉnh tầm nhìn của cá
khi chuyển động trong đàn. Vì vậy cấu tạo của các cơ quan phát quang, cơ
quan cảm giác, cơ quan thị giác, màu sắc, tập tính hoạt động ngày và đêm của
cá có quan hệ chặt chẽ với đặc điểm chiếu sáng của vùng nước chúng sống
Vì vậy cần xác định độ trong của nước sao cho cho cân đối cả hai yếu
tố, vừa cần có bức xạ ánh sáng đi sâu vào vùng nước, vừa có thực vật phù du
để sử dụng nguồn năng lượng mặt trời gần như vô tận này.
2.3.3. Màu sắc
Màu sắc nước có thể được dùng để đánh giá tình trạng tốt hay xấu của
ao hồ. Màu sắc nước do nhiều yếu tố gây nên, bao gồm:
- Các chất hồ tan do các chất màu vơ cơ và hữu cơ, ví dụ: muối sắt có
màu vàng nâu; muối đồng có màu lam nhạt.
- Các chất vẩn cặn như: cát, keo đất ... làm nước đục có màu đất
- Các loại thực vật phù du khác nhau khi phát triển mạnh trong nước
làm cho nước có những màu sắc khác nhau. Ví dụ: tảo lục cho nước có màu
xanh lục, tảo lam cho nước có màu xanh lam.
- Các chất mùn bã hữu cơ thường gây nên màu nước đen và hơi thối.
Nước có nhiều phù sa, nhiều chất hữu cơ, nhiều tảo phù sa là nước giàu
dinh dưỡng. Màu xanh nõn chuối của nước ao (tức là màu của một nhóm tảo
lục có giá trị thức ăn tốt cho cá) là màu nước tốt cho ao nuôi cá.

2.3.4. Độ pH

110


pH là giá trị chỉ tính chất mơi trường nước, nó cho chúng ta biết được mơi
trường đó là axít pH < 7, là kiềm pH > 7, là trung tính khi pH = 7. Đa số các lồi
cá thích hợp với mơi trường có pH = 6,5 - 8,5. Trong ao ni mơi trường nước bị
chua hố theo thời gian do quá trình phân huỷ các chất hữu cơ lắng đọng (phân
chuồng, phân xanh). Khi môi trường ao bị chua là điều kiện thuận lợi cho các vi
sinh vật gây bệnh cho cá phát triển mạnh tác động xấu đến cá. Do vậy trong q
trình ni người ta phải định kỳ loại bỏ các yếu tố gây chua như là vét bớt bùn,
không để tảo nở hoa (tảo nước phát triển quá mạnh sẽ tạo thành đám váng nổi trên
mặt nước), bón vơi để trung hồ mơi trường. Khi mơi trường ao ni bị nồng hố
do người ni bón quá nhiều vôi xuống ao nuôi, hay do ảnh hưởng của nguồn
nước thải cơng nghiệp. Đỗ Đồn Hiệp và Nguyễn Hữu Thọ (2004).
- Độ pH có ảnh hưởng trực tiếp đến cá nuôi, giới hạn dưới gây chết pH
= 4 và giới hạn trên gây chết pH = 11.

- Ngoài sự ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể của cá pH cịn ảnh hưởng gián
tiếp thơng qua tác động tới các sinh vật thuỷ sinh. Nếu pH quá axít một số lồi
thuỷ sinh có thể chịu đựng được nhưng làm cho năng suất suy giảm. Và khi
môi trường ao nuôi quá kiềm cũng sẽ làm cho năng suất thuỷ sinh suy giảm.
2.3.5. Hàm lượng oxy hịa tan
Hàm lượng oxy hồ tan (DO) là một trong các yếu tố quan trọng
ảnh hưởng đến sinh trưởng và tỷ lệ nuôi sống của cá. Sự thiếu hụt hay dư
thừa oxy đều kìm hãm q trình sinh trưởng của động vật nói chung và
của cá nói riêng.
Trong các thuỷ vực ni trồng thuỷ sản hàm lượng oxy cần đạt 3,0 - 8,0
mg/l. Đối với mỗi lồi cá có ngưỡng chịu đựng khác nhau về hàm lượng oxy.

Các lồi cá mè, trơi, trắm, chép ... thường có ngưỡng chịu đựng kém với hàm
lượng oxy thấp. Cịn đối với các lồi cá có cơ quan hơ hấp phụ như cá trê, cá

111


chuối … có thể chịu đựng tốt với ngưỡng oxy thấp nhiều khi bằng 0,1 mg/l.
Nguyễn Đức Héi (1999).
Hàm lượng oxy trong môi trường nước được cung cấp bằng 2 con đường
chủ yếu là khuếch tán từ khơng khí vào nước và do tảo, phù du sinh ra trong quá
trình quang hợp. Trong điều kiện khơng có gió, khơng có sóng thì oxy trong
khơng khí khuếch tán vào nước rất chậm. Vì vậy trong các thuỷ vực ni cá với
mật độ cao hoặc trong những ngày thời tiết xấu, trời u ám người ta thường phải
dùng các biện pháp cơ học như máy quạt nước, đặt máy sục khí hay bơm thêm
nước vào trong ao nuôi để gia tăng lượng oxy khuyếch tán vào trong nước.
Nguồn cung cấp oxy hoà tan cho mơi trường nước thường xun là do q
trình quang hợp của tảo giải phóng ra cho nên đêm khơng có q trình quang
hợp làm cho hàm lượng oxy hồ tan trong nước giảm. Vì vậy vào buổi sáng cá
thường phải nổi đầu lên mặt nước để thở. Nhưng khi mặt trời mọc quá trình
quang hợp diễn ra trở lại làm cho hàm lượng oxy hòa tan tăng dần và khi đủ
oxy cá sẽ lặn xuống. Với cá chép hàm lượng oxy cực tiểu cho phép là 2 mg/l.
Duy Khốt (2003).
Trong ao ni, sự tiêu hao oxy trong ao do hai nguyên nhân là: sự hô
hấp của thuỷ sinh vật và sự phân huỷ các chất mùn bã hữu cơ, thức ăn thừa,
xác động vật thối rữa ... Vì vậy, cần giới hạn mật độ tôm, cá nuôi sao cho
thích hợp để chúng sinh trưởng và phát triển thuận lợi, chế độ bón phân và
cho ăn cũng cần phải được kiểm tra thường xuyên bằng chỉ tiêu hàm lượng
oxy để tránh cho tôm, cá không bị thiếu oxy và bị chết ngạt.
2.3.6. Hàm lượng khí Carbonic (CO2)
Khí CO2 là loại khí rất độc với cá nếu hàm lượng CO2 trong môi trường

nước cao sẽ làm cho cá bị ngạt thở. Trong mơi trường ao ni khí này sinh ra
do 2 nguồn chủ yếu: thứ nhất là do quá trình hô hấp của cá và các thuỷ sinh
khác trong ao ni sinh ra; nguồn thứ hai là do q trình phân huỷ háo khí các

112


chất hữu cơ trong môi trường nước và trong bùn sinh ra. Hàm lượng CO2 giới
hạn cho phép thích hợp với ni cá là 0 – 40mg/l. Duy Khốt (2003).
2.3.7. Hàm lượng khí H2S
H2S là chất khí có mùi trứng thối, rất độc, hoà tan nhiều trong nước.
Khi hoà tan trong nước nó thể hiện tính axít yếu. Khí H2S tác động lên cơ
thể động vật bằng cách chiếm đoạt oxy trong máu, đồng thời tác động lên hệ
thống thần kinh làm con vật chết ngạt khi hàm lượng này ở mức 1 mg/l.
Khí H2S trong mơi trường nước là do quá trình phân huỷ các chất hữu
cơ tồn tại trong nước và trong bùn.

113


2.4. VÀI NÉT VỀ CÁ CHÉP
2.4.1. Phân loại
Cá chép tuy có nhiều hình dạng khác nhau, song chỉ có một loài duy nhất
thuộc bộ cá chép Cypriniformes, họ Cyprinidae, giống Cyprinus. Theo nhiều
tác giả thì trong các giống cá chép Cyprinus có 3 loại đang phát triển mạnh và
được ni nhiều nhất trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
- Cá chép Vẩy (Cyprinus carpio linne) đây là loài cá chép nuôi phổ
biến nhất ở nước ta. Thân bao phủ một lớp vẩy đều đặn, tính chịu đựng rất
cao (nó có thể sống được vài ngày ở vùng Đơng Bắc Liên Xô khi nhiệt độ
môi trường xuống 00C).

- Cá Chép Kính (Cyprinus curpeospecularis) cá chép Kính có bộ vẩy
khơng hồn chỉnh, thường mỗi bên thân có ba hàng vẩy, vẩy mọc tập trung ở
đường bên. Vẩy to nhỏ không đều nhau, hàng giữa thường có vẩy rất to xếp
khơng thứ tự, thân ngắn, lưng dựng cao do đó có nhiều thịt.
- Cá Chép Trần (Cyprinus carpionudus) có nơi gọi là cá chép da vì tồn
thân khơng có vẩy bao bọc hoặc chỉ có rất ít mọc lưa thưa. Duy Khốt (2003),
[Kỹ thuật nuôi cá phần sản xuất giống, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội].
2.4.2. Phân bố
Cá chép phân bố rất rộng, chúng ta có thể gặp ở hầu hết các nước trên
thế giới. Nó có tính thích nghi cao và cá chép là lồi được ni ở các ao hồ
nước ngọt từ rất lâu. Ở nước ta có cá chép phân bố trong tự nhiên thông qua
các tỉnh Trung Bộ, ở miền Nam khơng có cá chép địa phương mà nhập vào
ni cá chép có nguồn gốc từ Bắc Bộ. Cá chép sống được ở hầu hết các thuỷ
vực nước ngọt như: ao, hồ, đầm, ruộng, sông, suối ở tầng giữa và tầng đáy, ở
giới hạn nhiệt độ từ 0 - 400C, nhiêt độ thích hợp là khoảng t0= 20 - 270C, hàm
lượng oxy cực tiểu cho phép 2mg/lít, pH = 4 - 9. Cá sống ở nước ngọt, đôi khi

114


cũng thấy ở cả vùng nước lợ có nồng độ muối < 14 ‰.
2.4.3. Đặc điểm cấu tạo hình thái
Cá chép có thân hình nhẵn bóng, vẩy to trịn, thường có màu trắng bạc
hơi pha màu vàng, vây, đi pha màu đỏ, có hai đơi râu. Do q trình chọn
lọc và lai tạo nên hiện nay có nhiều giống cá chép khác nhau. Ở nước ta
thường thấy có 6 loại hình cá chép: cá chép Trắng, cá chép Đỏ, cá chép Kính,
cá chép Cẩm, cá chép Bắc Kạn, cá chép Gù. Nói chung màu sắc cá chép thay
đổi tuỳ theo điều kiện sống.
Cá chép miền Bắc (C.carpio) có đặc điểm cấu tạo như sau:
- Công thức vẩy đường bên: 30 - 35 vẩy đường bên, có 6 - 8 vẩy trên

đường bên và 6 - 7 dưới đường bên.
- Công thức vây DIII- IV- 20 - 22; AII- III- 5- 6
- Công thức răng hầu II3 - 3II đôi khi I23 - 32I
Hiện nay cá chép có thân cao nhất là dạng cá chép Vẩy và cá chép Trần
Ukraina được chọn lọc và lai tạo có thể đạt tỷ lệ kỷ lục về chiều dài/chiều cao
L/H = 2,05 so với cá chép khác là 4,0 - 4,3.
Cá chép châu Âu chia làm 4 nhóm vẩy:
- Cá chép Vẩy vẩy phủ toàn thân một lớp đều đặn.
- Cá chép Đốm vẩy lớn, phân bố rải rác không theo quy luật nhất định (cá
chép Hungary).
- Cá chép Vẩy có hàng vẩy to đều, xếp dọc đường bên, ngồi ra cịn có
hàng vẩy ở trên lưng và phần bụng.
- Cá chép Trần hầu hết khơng có vẩy bao phủ, nếu có chỉ có ít hàng vẩy
nhỏ trên lưng. Ở nước ta khơng có loại cá chép này. Duy Khốt ( 2003), [Kỹ
thuật ni cá phần sản xuất giống, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội].
2.4.4. Đặc điểm sinh lý sinh sản
2.4.4.1. Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục

115


Tuổi thành thục và cỡ cá thành thục của cá chép cũng như các lồi cá
ni khác phụ thuộc vào vĩ độ và chế độ dinh dưỡng. Cá chép Hungary, cá
chép Nhật Bản nuôi tại Việt Nam thành thục sau 1 năm tuổi. Cá chép Việt
Nam sau 1 năm đã thành thục về tuyến sinh dục. Cá chép Bắc Á, cá chép
Châu Âu thường từ 4 - 5 tuổi mới thành thục. Duy Khốt (2003), [Kỹ thuật
ni cá phần sản xuất giống, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội].
2.4.4.2. Sức sinh sản và sự nở của trứng
Sức sinh sản của cá chép phụ thuộc vào tuổi và cỡ cá, phụ thuộc
vào cả chế độ nuôi dưỡng. Cá chép Việt Nam và cá chép nuôi tại Việt

Nam lượng chứa trứng tăng nhanh vào lứa tuổi thứ 3 đến lứa tuổi thứ 5
sau đó tăng khơng đáng kể.
2.4.4.3. Thời vụ và tập tính đẻ trứng
Cá chép là lồi cá bán di cư sinh sản trong điều kiện sinh thái tự nhiên,
sinh sản đơn giản. Buồng trứng của cá chép phát triển đặc thù trong đó trứng
có mặt đồng thời ở các giai đoạn 2, 3 vµ 4. Do sự phát triển khơng đều đó dẫn
đến cá chép đẻ ngắt đợt làm nhiều lần. Ở các tỉnh phía Bắc cá chép đẻ vào hai
vụ là vụ Xuân và vụ Thu, nhưng tập trung chủ yếu vào vụ Xuân (tháng 2 - 3
Dương lịch), nhưng ở miền núi cá chép lại đẻ vào tháng 3 - 4 như ở Sơn La,
Lai Châu. Ở các tỉnh Nam Bộ cá chép đẻ quanh năm và đẻ mạnh vào các
tháng mùa mưa. Duy Khoát (2003).
Cá chép thành thục trong ao, hồ, ruộng, sông suối vào mùa mưa thường
ngược dịng nước tới bãi cỏ hoặc nơi có thực vật thuỷ sinh thượng đẳng khác để
đẻ trứng. Trứng cá chép dính vào cây cỏ, cây thuỷ sinh ở dưới nước một thời
gian rồi phát triển thành cá bột. Cá chép thường đẻ vào sáng sớm, lúc mặt trời
còn chưa mọc có khi kéo dài đến 8 – 9giờ sáng hoặc đến trưa. Điều kiện thích
hợp để cho cá chép đẻ là có nước mới, có mặt cá đực, t0mơi trường= 20 - 300C, có
116


×