Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Chuong 1 khai quat ve nuoc duoi dat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (288.15 KB, 22 trang )

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

MÔN HỌC:
THỦY VĂN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

Số tiết: 30
CBGD: GVC. THIỀM QUỐC TUẤN
Trưởng Bộ môn Kỹ thuật Địa chất - Tel: 0919.563.564
Email:


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS.Vũ Minh Cát – TS.Bùi Công Quang: Thủy
văn nước dưới đất. NXB Xây dựng, Hà Nội-2002
2. Phan Ngọc Cừ – Tôn Só Kinh: Động lực nước dưới
đất. NXB ĐH và TH chuyên nghiệp, Hà Nội-1981
3. TS.Phạm Ngọc Hải – TS.Phạm Việt Hòa: Kỹ thuật
khai thác nước ngầm. NXB Xây dựng, Hà Nội-2005
4. Nguyễn Việt Kỳ và nnk: Khai thác và bảo vệ tài
nguyên nước dưới đất. NXB ĐHQG TP.HCM-2006
5. Nguyễn Kim Cương: Địa chất thủy văn. NXB Khoa
học và Kỹ thuật, Hà Nội-1991


NỘI DUNG
Chương 1: Khái quát về nước dưới đất (NDĐ)
Chương 2: Thủy tính của đất đá chứa nước


Chương 3: Tính chất vật lý và thành phần hóa học của NDĐ
Chương 4: Sự vận động của nước dưới đất

Chương 5: Trữ lượng nước dưới đất
Chương 6: Các hình thức và tác động của khai thác NDĐ


BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CHƯƠNG 1:
KHÁI QUÁT VỀ NƯỚC DƯỚI ĐẤT
1. Một số khái niệm cơ bản
2. Vòng tuần hoàn của nước
3. Nguồn gốc nước dưới đất
4. Phân loại nước dưới đất


I. MỘT SỐ KHÁ I NIỆM CƠ BẢN
* Nước dưới đất?
Là dạng nước tồn tại và vận động trong
các lỗ hổng, khe nứt của đất đá bên dưới bề
mặt đất.
* Thủy văn nước dưới đất?

Là ngành khoa học nghiên cứu sự hình
thành, phân bố, chất lượng, trữ lượng và động
thái của nước dưới đất.



I. MỘT SỐ KHÁ I NIỆM CƠ BẢN
* Tầng chứa nước?
Là thành tạo đất đá có tính thấm đủ
cho nước có thể chứa và vận động trong
chúng và có thể khai thác được một lượng
nước có ý nghóa kinh tế.
* Tầng không chứa nước?
Là thành tạo đất đá không có khả năng
hấp thụ hay dẫn truyền nước.


I. MỘT SỐ KHÁ I NIỆM CƠ BẢN
* Dạng tồn tại của nước dưới đất?
Là đặc điểm chứa và vận động của
nước trong đất đá, được chia ra nước lỗ hổng
và nước khe nứt.
- Nước lỗ hổng: là dạng nước tồn tại và
vận động trong lỗ hổng giữa các hạt đất.
- Nước khe nứt: là dạng nước tồn tại và
vận động trong các khe nứt hoặc trong các
hang hốc của ñaù.


II. VÒNG TUẦN HOÀ N CỦA NƯỚC


III. NGUỒ N GỐC NƯỚ C DƯỚI ĐẤT
Bao gồm: nguồn gốc thấm, nguồn gốc

ngưng tụ, nguồn gốc magma, nguồn gốc trầm
tích, nguồn gốc thủy phân.
Nguồn gốc thấm: nước được hình thành
do nước mưa, nước mặt thấm xuống.
Nguồn gốc ngưng tụ: nước được hình
thành do hơi nước trong không khí ngưng tụ
lại trong các nước lỗ hổng và khe nứt của đất
đá.


III. NGUỒ N GỐC NƯỚ C DƯỚI ĐẤT
Nguồn gốc trầm tích: nước được hình
thành trong quá trình trầm tích, nước chứa
trong các lỗ hổng giữa các hạt đất được lưu
giữ trong suốt quá trình tồn tại.
Nguồn gốc magma: nước được hình thành
do hơi nước trong các phun trào núi lửa ngưng
tụ lại ở vùng có nhiệt độ thấp.
Nguồn gốc thủy phân: nước được phân
giải và tách ra từ các khoáng vật chứa nước
kết tinh như thạch cao (to cao, P lớn)


III. NGUỒ N GỐC NƯỚ C DƯỚI ĐẤT

Trong các nguồn gốc trên, nước có
nguồn gốc thấm là phổ biến hơn cả.
Phần lớn các tầng chứa nước được nước
mưa và nước mặt cung cấp.
Vì vậy, nước dưới đất có quan hệ rất

mật thiết với các điều kiện khí tượng, thủy
văn


1. Cơ sở phân loại

IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ĐẤT
Dựa vào điều kiện phân bố, nước dưới
đất được phân chia ra 5 loại:
Nước thổ nhưỡng

Nước thượng tầng
Nước ngầm

Nước áp lực (nước acteji)
Nước khe nứt


2.Nước thổ nhưỡng

IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ĐẤT
Nước thổ nhưỡng: là nước nằm trong
lớp thổ nhưỡng, có liên quan chặt chẽ với quá
trình sinh trưởng của thực vật, giàu chất hữu
cơ và vi sinh vật.
Loại nước này tồn tại dưới dạng: nước
liên kết, nước mao dẫn, hơi nước.
Tất cả chúng tạo nên độ ẩm của lớp
thổ nhưỡng, song chỉ có nước mao dẫn là giúp
cho cây phát triển.



3. Nước thượng tầng

IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ĐẤT
Nước thượng tầng: là nước nằm trong
đới thiếu bão hòa nước (đới thông khí) trên
lớp cách nước với diện phân bố hẹp.
Dạng
thấu
kính


4.Nước ngầm

IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ĐẤT
Nước ngầm: là nước nằm trong đới bão
hòa trên lớp cách nước đầu tiên tính từ mặt
đất với diện phân bố rộng, có mặt thoáng
(không áp), có thể có áp lực cục bộ.
Nước ngầm được cung cấp chủ yếu từ
nước mưa nên miền cung cấp và miền phân
bố trùng nhau.
Bề mặt của nước ngầm gọi là gương
nước ngầm hay mặt nước ngầm. Tầng chứa
nước này gọi là tầng chứa nước ngầm.


IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ĐẤT


Đới thổ nhưỡng

Đới thông khí
Đới mao dẫn
Gương nước ngầm
Đới bão hòa


5. Nước áp lực

IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ĐẤT
Nước áp lực (nước acteji): là nước
nằm đầy trong tầng chứa nước kẹp giữa hai
tầng cách nước và có áp lực.
Khi khoan thủng tầng cách nước phía
trên thì nước sẽ dâng lên trong hố khoan và
trong điều kiện thuận lợi sẽ phun ra ngoài.

Tầng chứa nước acteji có thể chia làm 3
miền: miền cung cấp, miền phân bố (miền áp
lực) và miền thoát nước.


5. Nước áp lực

IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ÑAÁT


5. Nước áp lực


IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ĐẤT
Miền cung cấp của nước acteji: lộ ra
trên bề mặt đất, tiếp nhận nguồn bổ sung từ
nước mưa.
Tại miền này của các tầng chứa nước
acteji nông, nước acteji có mặt thoáng và
mang tính chất của nước ngầm.
Tại miền thoát nước: nước acteji thoát
ra ngoài mặt đất dưới dạng mạch nước hoặc
thoát và bổ sung vào các tầng chứa nước
khác.


5. Nước áp lực

IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ĐẤT
Ở miền phân bố (miền áp lực): nước
acteji có thể dâng cao hơn mái tầng chứa
nước (đáy tầng cách nước trên).

Tại miền này, nước acteji không có mặt
thoáng mà có mặt áp lực.
Khoảng cách từ mặt áp lực đến mái
tầng chứa nước (cột nước dâng lên trong lỗ
khoan) là cột nước áp lực.


5. Nước áp lực

IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ĐẤT

Khoảng cách từ mặt đất đến mặt áp lực
(từ mặt đất đến mực nước dâng lên trong các
lỗ khoan) là chiều sâu mặt áp lực.

Cao độ của mực nước dâng lên trong lỗ
khoan gọi là mực nước áp lực.
Như vậy so với nước ngầm, ta thấy rằng
đối với nước acteji, miền cung cấp và miền
phân bố không trùng nhau.


6. Nước khe nứt

IV. PHÂ N LOẠI NƯỚ C DƯỚI ĐẤT
Nước khe nứt là dạng nước tồn tại và
vận động trong các khe nứt hoặc trong các
hang hốc của đá.

Dựa vào nguồn gốc, khe nứt được chia
ra 3 loại:
Khe nứt nguyên sinh
Khe nứt kiến tạo
Khe nứt phong hóa



×