Tải bản đầy đủ (.ppt) (7 trang)

Tài liệu Luyện Từ và Câu- Mở rộng vốn từ công dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.23 KB, 7 trang )


TRƯỜNG TIỂU HỌC TRỊNH THỊ LIỀN
CHUYÊN ĐỀ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5
NGƯỜI THỰC HIỆN: PHAN ANH THIỆN

MỘT VÀI HÌNH THỨC DẠY PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 5
I/ Mục đích, yêu cầu:
Phân môn luyện từ và câu lớp 5 giúp học sinh:
1/ Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ và trang bị cho học sinh một số hiểu biết sơ giản về
từ và câu.
Rèn cho học sinh các kĩ năng dùng từ đặt câu và sử dụng dấu câu.
3.Bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói và viết thành câu, có ý thức sử
dụng Tiếng Việt trong giao tiếp.
II/ Nội dung dạy học:
Phần luyện từ và câu lớp 5có 5 nội dung cơ bản sau:
1.Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm đã học.
2. Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo tiếng, về cấu tạo từ, từ đơn, từ phức,
từ láy, từ ghép.
3.Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo, công dụng và cách sử dụng các kiểu
câu: câu kể, câu cầu khiến, câu cảm, thêm trạng ngữ cho câu.
4.Cung cấp một số kiến thức sơ giản về các từ loại cơ bản của Tiếng Việt:danh từ,
động từ, tính từ, nghĩa của từ, từ đồng nghĩa, từ trái nghĩa , tù nhiều nghĩa ..
5.Cung cấp kiến thức về công dụng và luyện tập sử dụng các dấu câu: dấu hai chấm,
dấu ngoặc kép, chấm hỏi, dấu gạch ngang.

III/ Các biện pháp dạy học chủ yếu:
Đối với nội dung thứ nhất: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ theo chủ điểm
đã học:
-Trước hết GV cần làm cho học sinh hiểu rõ khái niệm chủ điểm.
*Ví dụ: Mở rộng vốn từ : Công dân


-Đầu tiên giáo viên cần giải thích cho HS hiểu Công dân là gì?( Công dân
là có nghĩa là người dân của một nước, có quyền lợi và nghĩa vụ đối với đất
nước Sau đó thông qua bài tập đọc giáo dục ở tiết trước giáo dục học sinh .
Với bài tập 1: Gọi học sinh và đọc nội dung , yêu cầu làm việc theo cặp để
giải quyết theo yêu cầu của bài hoặc gợi ý các em tra từ điển . Thông qua từ
khóa các em sẽ khoanh vào B.
Bài tập 2 Xếp những từ chứa tiếng công cho dưới đây vào nhóm thích hợp
Công dân, công nhân, công bằng , công cộng, công lí, công nghiệp, công
chúng, công minh, công tâm..
a/ Công có nghĩa là “ của nhà nước của chung”
b/ Công có nghĩa là “ không thiên vị”
c/Công có nghĩa là : “ thợ , khéo tay”
Bài tập 2 :GV cho học sinh làm việc theo nhóm dùng từ điển để tra vốn từ .
a/ Công dân, công cộng, công chúng.
b/Công bằng, công lí, công tâm, công minh.
c/Công nhân, công nghiệp .
GV có thể cho học sinh giải nghĩa hêm các từ vừa tìm ,chẳng hạn công bằng
là gì?

Bài tập 3: Tìm trong các từ sau đâynhững từ đồng nghĩa với từ công dân :
-Đồng bào, nhân dân, dân chúng, dân tộc,dân, nông dân, công chúng.
Bài tập 3: GV gợi ý cho HS làm và thông qua một số câu hỏi thông qua chủ đề .
-H : Em hiểu thế nào là nhân dân ? Đặt câu với nhân dân
( Nhân dân : đông đảo những người dân, thuộc mọi tầng lớp, đang sống trong mọt
khu vực địa lí.)
VD : Nhân dân ta rất kiên cường.
-Dân chúng có nghĩa là gì?
( Đông đảo nhứng người dân thường, quần chúng nhân dân.)
VD: dân chúng bắt đầu ý thức được về quyenf lợi và nghĩa vụ của mình.
Bài tập 4: Có thể thay từ công dân trong câu nói dưới đay của nhân vật thành

( người công dân số Một) bằng các từ đồng nghĩa với nõ được không ? vì sao?
Bài tập 4: Đối với này học sinh còn lúng túng GV hướng dẫn muốn trả lời được
câu hỏi này các em thủ thay thế từ công dân trong câu: làm thân phận nô lệ mà
muốn xóa bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công, còn yên phận nô lệ thì mãi mãi là đầy
tớ cho người ta bằng các từ đồng nghĩa : dân, dân chúng, nhân dân

Rút ra kết luận: Trong câu đã nêu, không thể thay từ công dân bằng
những từ công dân trong câu này có nghĩa là người dân của một nước
độc lập trái nghĩa với từ nô lệ .Các từ đồng nghĩa ; nhân dân, dân chúng
không có nghĩa này .

×