Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

Ảnh hưởng của các loại giá thể lên chất lượng nước và tăng trưởng của cá lóc channastriata nuôi trong hệ thống tuần hoàn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.85 KB, 46 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ LÊN
CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁ LĨC (Channa striata) NI TRONG HỆ
THỐNG TUẦN HOÀN

Ths. PHAN THỊ THANH VÂN

AN GIANG TH NG

NĂM 2018


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOẠI GIÁ THỂ LÊN
CHẤT LƯỢNG NƯỚC VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA
CÁ LĨC (Channa striata) NI TRONG HỆ
THỐNG TUẦN HOÀN

Ths. PHAN THỊ THANH VÂN

AN GIANG, TH NG

NĂM 2018


CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG


Đề tài nghiên cứu khoa học “Ảnh hưởng của các loại giá thể lên chất lượng nước
và tăng trưởng của cá Lóc (Channa striata) ni trong hệ thống tuần hoàn” do
tác giả Phan Thị Thanh Vân, công tác tại Khoa Nông nghiệp – Tài nguyên Thiên
nhiên thực hiện. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và đƣợc Hội đồng Khoa học
Đào tạo Trƣờng Đại học An Giang thông qua ngày 28 tháng 3 năm 2018.
Thư ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Ts. Chau Thi Đa

Ts. Phan Phương Loan

Chủ tịch hội đồng

PGS.Ts Võ Văn Thắng

i


LỜI CẢM TẠ
Chủ nhiệm đề tài chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Quản lý Khoa học và
Hợp tác Quốc tế, Phòng Kế hoạch – Tài vụ, Ban chủ nhiệm Khoa Nơng nghiệp - Tài
ngun Thiên nhiên Phịng thí nghiệm, Bộ môn Thủy Sản, của Trƣờng Đại học An
Giang đã hỗ trợ và tạo mọi điều kiện cho việc thực hiện đề tài này.
An Giang, ngày 7 tháng 3 năm 2018
Người thực hiện


Phan Thị Thanh Vân

ii


TĨM TẮT
Thí nghiệm đƣợc thực hiện trong hệ thống tuần hoàn với 3 loại giá thể khác nhau.
Nghiệm thức 1 (NT 1) dùng giá thể Kaldnes có diện tích bề mặt riêng (SSA) bằng
800 m2/m3, NT 2 dùng giá thể RK BioElements có SSA = 750 m2/m3, NT 3 dùng giá
thể MBBR Carrier có SSA= 1.200 m2/m3. Tổng diện tích bề mặt của giá thể trong
mỗi bể lọc là 28,8 m2. Cá Lóc dùng cho thí nghiệm có kích cỡ 6,77±0,04 g/con. Cá
đƣợc cho ăn bằng thức ăn công nghiệp 40% đạm. Sau 12 tuần thí nghiệm, các yếu tố
mơi trƣờng đều nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trƣởng của cá. Ở đợt thu
mẫu cuối, TAN của nghiệm thức sử dụng giá thể MBBR Carrier có thấp hơn hai
nghiệm thức cịn lại (4,21±0,31 mg/L), nhƣng khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê
(p>0,05). Nồng độ NO3- của nghiệm thức sử dụng giá thể MBBR Carrier cao hơn hai
nghiệm thức cịn lại (3,65±0,17 mg/L), tuy nhiên khác biệt khơng có ý nghĩa thống
kê (p>0,05). Tỷ lệ sống, tốc độ tăng trƣởng của cá giữa các nghiệm thức khác biệt
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Tỷ lệ sống của cá đạt 98,89% - 100%. Tốc độ
tăng trƣởng tuyệt đối về khối lƣợng (DWG) ở các nghiệm thức sử dụng giá thể
Kaldnes, MBBR Carrier và RK BioElements lần lƣợt là 2,98±0,01, 3,07±0,02 và
3,02±0,02 g/ngày. Tốc độ tăng trƣởng tuơng đối về khối lƣợng (SGRW) ở các nghiệm
thức lần lƣợt là 3,38, 3,57 và 3,49 %/ngày. Hệ số tiêu tốn thức ăn (FCR) trong thí
nghiệm dao động từ 1,22 đến 1,23. Ở nghiệm thức sử dụng giá thể MBBR Carrier có
tốc độ tăng trƣởng của cá đạt cao nhất, FCR thấp nhất, thể tích giá thể cần sử dụng
thấp nhất (24 L).
Từ khóa: Cá Lóc, giá thể lọc, hệ thống tuần hoàn nƣớc.
ABSTRACT
The experiment was conducted in a circulatory system with three different carriers.
Treatment 1: Kaldnes carrier has specific surface area (SSA) approximately 800

m2/m3. Treatment 2 RK BioElements carrier has SSA approximately 750 m2/m3,
Treatment 3 MBBR Carrier has SSA approximately 1.200 m2/m3. The total SSA in
each biofilter tank was 28,8 m2. Snakehead fish Fish at initial size of 6,77±0,04 g in
weight. Fish was fed by pelleted feed 400N. The experiment was conducted for 12
weeks. The results indicated that temperature, alkalinity, pH, TAN, NO2 in 3
treatments are within the suitable range for the growth of snakehead. The final
sample collection, TAN in trearment 3 was less than the other two treatments
(4,21±0,31 mg/L), but this differencenot was not statistically significant (P>0.05).
NO3- in trearment 3 was more than the other two treatments ((3,65±0,17 mg/L)), but
this differencenot was not statistically significant (P>0.05). Survival rate, growth
rate of fish between treatments was not statistically significant (P>0.05). Survival
rate was 98,89% - 100%. DWG of fish in the three treatments Kaldnes Carrier,
MBBR Carrier and RK BioElements Carrier respectively was 2,98±0,01, 3,07±0,02
and 3,02±0,02 g*day-1. SGRW in three treatments respectively was 3,38, 3,57 và
3,49%*day-1. FCR in the experiment was from 1.22 to 1.23. The fish in treatment
MBBR Carrier had the highest about growth rate, the lowest about FCR and the
lowest about the volume of the carrier(24L).
Keywords: Snakehead fish , The carriers, Recirculating aquaculture systems.

iii


CAM KẾT KẾT QUẢ
Tôi xin cam kết đây là công trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu trong
cơng trình nghiên cứu này xử lý rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng
trình nghiên cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, ngày 7 tháng 3 năm 2018
Người thực hiện

Phan Thị Thanh Vân


iv


MỤC LỤC
Trang
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU ........................................................................................ 01
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ...................................................................... 01
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI............................................................................................. 01
1.3 ĐỐI TƢƠNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 01
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................ 01
1.5 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI .................................................................. 02
CHƢƠNG 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................ 03
2.1 ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CÁ LÓC ....................................................................... 03
2.1.1 Phân loại ............................................................................................................ 03
2.1.2 Phân bố và khả năng thích nghi ........................................................................ 04
2.1.3 Đặc điểm dinh dƣỡng ........................................................................................ 05
2.1.4 Đặc điểm sinh trƣởng ........................................................................................ 05
2.1.5 Đặc điểm sinh sản ............................................................................................. 06
2.2.2 Tổng quan, kỹ thuật ni cá lóc và hệ thống ni thủy sản tuần hồn ............. 06
2.2.2.1 Tình hình ni cá lóc hiện nay ....................................................................... 06
2.2.2.2 Các nghiên cứu về kỹ thuật ƣơng, ni cá lóc ............................................... 07
2.2.2.3 Các nghiên cứu về hệ thống tuần hồn .......................................................... 08
2.2.2.4 Ứng dụng của mơ hình ni thủy sản trong hệ thống tuần hồn trên thế giới
và Việt Nam ................................................................................................................. 9
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................... 13
3.1 MẪU NGHIÊN CỨU .......................................................................................... 13
3.1.1 Nguồn cá thí nghiệm, thức ăn: ......................................................................... 13
3.1.2 Nguồn nƣớc dùng cho thí nghiệm: ................................................................... 13
3.1.3 Giá thể lọc ......................................................................................................... 13

3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 13
3.2.1 Hệ thống nuôi .................................................................................................... 13
3.2.2 Bố trí thí nghiệm ............................................................................................... 13
3.2.3 Chăm sóc ........................................................................................................... 13
3.3 CƠNG CỤ NGHIÊN CỨU .................................................................................. 15
3.3.1 Phƣơng pháp thu, phân tích các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc ................................ 15
3.3.2 Các chỉ tiêu theo dõi về tỷ lệ sống, tăng trƣởng và FCR của cá Lóc ................ 15
3.4 TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................. 15
3.5 PHƢƠNG PHÁP XỬ LÝ SỐ LIỆU .................................................................... 15
CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................................. 16
4.1 BIẾN ĐỘNG CÁC YẾU TỐ MƠI TRƢỜNG NƢỚC TRONG HỆ THỐNG
TUẦN HỒN ........................................................................................................... 16
4.1.1 Biến động nhiệt độ ........................................................................................... 16
4.1.2 Biến động pH ................................................................................................... 16
4.1.3 Biến động DO .................................................................................................. 17
4.1.4 Biến động độ kiềm ........................................................................................... 17

v


4.1.5 Biến động TAN ................................................................................................ 18
4.1.6 Biến động NO2- ................................................................................................ 19
4.1.7 Biến động NO3- ................................................................................................. 20
4.2. TĂNG TRƢỞNG, TỶ LỆ SỐNG, FCR CỦA CÁ ............................................. 21
4.2.1 Các chỉ tiêu tăng trƣởng ................................................................................... 21
4.2.2 Tỷ lệ sống, FCR của cá ..................................................................................... 22
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................... 24
5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 24
5.2 KHUYẾN NGHỊ .................................................................................................. 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 25

PHỤ LỤC ................................................................................................................... 29

vi


DANH SÁCH BẢNG
Bảng

Tựa bảng

Trang

1

Bảng 1: Tần suất, phƣơng pháp thu và phân tích các chỉ tiêu mơi
trƣờng

13

2

Bảng 2: Tiến trình nghiên cứu của đề tài

14

3

Bảng 3: Biến động nhiệt độ trong hệ thống tuần hoàn

15


4

Bảng 4: Biến động pH trong hệ thống tuần hoàn

15

5

Bảng 5: Biến động DO trong hệ thống tuần hoàn

16

6

Bảng 6: Biến động độ kiềm trong hệ thống tuần hoàn

16

7

Bảng 7: Biến động TAN (mg/L) qua các đợt thu mẫu

17

8

Bảng 8: Biến động NO2- (mg/L) qua các đợt thu mẫu

18


9

Bảng 9: Biến động N-NO3- qua các đợt thu mẫu

19

10

Bảng 10: Tăng trƣởng về khối lƣợng của cá lóc

20

11

Bảng 11: Tăng trƣởng chiều dài của cá Lóc

21

12

Bảng 12: Tỷ lệ sống, FCR của cá

22

vii


DANH SÁCH HÌNH
Hình

1
2
3
4
5

Tựa hình
Cá lóc đen (Channa striata, Bloch, 1793)
Sơ đồ hệ thống tuần hoàn.
Các loại giá thể sử dụng trong thí nghiệm
Cá lóc giống
Cá thu hoạch

Trang
04
10
12
35
35

viii


DANH SÁCH TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
DO
TAN
N-NO2N-NO3NT
RAS
SSA


Diễn giải
O xy hòa tan
Tổng đạm Amoni
Đạm nitrit
Đạm nitrat
Nghiệm thức
Recirculating Aquaculture System
Diện tích bề mặt riêng

ix


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cá Lóc (Channa striata) là lồi cá nước ngọt có kích thước lớn, thịt ngon, sinh
trưởng nhanh, cá có thể đạt từ 0,8 – 1 kg/con sau 5 – 6 tháng nuôi (Dương Nhựt
Long, Nguyễn Anh Tuấn & Lam Mỹ Lan, 2014). Hiện nay, cá Lóc có thể được ni
trong ao, lồng, bè, trên bể lót bạt, vèo sơng, vèo ao (Lam Mỹ Lan, Nguyễn Thanh
Hiệu & Dương Nhựt Long, 2011). Đây là đối tượng nuôi mang lại hiệu quả kinh tế
cao. Tuy nhiên, nghề ni ni cá Lóc đã và đang có nhiều tồn tại như: (i) Để thu
được năng suất cao, người nuôi đầu tư thật nhiều thức ăn và nuôi mật độ cao, dẫn
đến một lượng lớn nước thải và bùn đáy từ nguồn thức ăn dư thừa, phân và các chất
bài tiết của cá được xả vào môi trường, làm cho môi trường nuôi và nguồn nước cấp
bị ô nhiễm; (ii) Các độc tố phát sinh từ quá trình phân hủy chất thải trong ao ni
làm cho mơi trường ni bị suy thối, dịch bệnh xảy ra ngày nhiều, dẫn đến một
lượng lớn hóa chất được sử dụng để phịng trị, lượng hóa chất này sẽ tồn lưu trong
sản phẩm và mơi trường.
Vì vậy, khi phát triển nghề ni cá Lóc vấn đề cần quan tâm giải quyết là chất thải

sinh ra từ hệ thống nuôi. Để giải quyết vấn đề này, hiện nay người nuôi thường áp
dụng biện pháp thay nước. Tuy nhiên, biện pháp thay nước có một số nhược điểm
như: gây ra ơ nhiễm nguồn nước, lượng nước sử dụng lớn, theo Lam Mỹ Lan,
Nguyễn Thanh Hiệu và Dương Nhựt Long (2009) khi nuôi cá Lóc trong bể lót bạt,
lượng nước đã thay sau 120 ngày nuôi gấp 51,3 lần lượng nước dùng để nuôi cá.
Trong hệ thống ni tuần hồn, giá thể là một nhân tố góp phần quan trọng trong
hiệu quả lọc của vi khuẩn, giúp nâng cao hiệu quả lọc và tiết kiệm được thể tích bể
lọc, góp phần làm giảm giá thành của sản phẩm. Vì vậy, để phát triển nghề ni cá
Lóc bền vững, giải pháp hiện nay đang được các nhà khoa học đề nghị là xây dựng
các mô hình ni tuần hồn. Để hệ thống tuần hồn hoạt động hiệu quả thì việc tìm
ra loại giá thể lọc phù hợp là một vấn đề quan trọng. Do đó, đề tài “Ảnh hƣởng của
các loại giá thể lên chất lƣợng nƣớc và tăng trƣởng của cá Lóc (Channa striata)
ni trong hệ thống tuần hoàn” được thực hiện.
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Đề tài thực hiện nhằm xác định ảnh hưởng của các loại giá thể khác nhau lên sự biến
đổi chất lượng nước, sinh trưởng của cá trong hệ thống ni tuần hồn, làm cơ sở
cho việc thiết kế hệ thống tuần hồn ni cá Lóc thích hợp.
1.3 ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
- Cá Lóc ni trong hệ thống tuần hồn
- Chất lượng nước trong hệ thống ni tuần hồn
- Ba loại giá thể: Kaldnes, MBBR Carrier, RK BioElements
1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Theo dõi một số chỉ tiêu môi trường như: nhiệt độ, pH, độ kiềm, DO, TAN, N-NO2và N-NO3-.

1


- Theo dõi tỷ lệ sống, tốc độ tăng trưởng và hệ số chuyển hóa thức ăn của cá Lóc.
1.5 NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
- Đóng góp về mặt khoa học: Kết quả của đề tài sẽ cung cấp các thông số về môi

trường của 03 loại giá thể. Đây sẽ là nguồn tư liệu cơ sở cho các nghiên cứu chun
sâu về kỹ thuật ni cá Lóc thâm canh trong hệ thống tuần hồn.
- Đóng góp cơng tác đào tạo: Các số liệu thu được từ đề tài sẽ là nguồn tư liệu cho
phục vụ giảng dạy ở các môn Quản lý chất lượng nước, môn Kỹ thuật nuôi cá nước
ngọt.
- Ứng dụng cho các đơn vị khác:
+ Các viện nghiên cứu và trường đại học, cao đẳng: số liệu thu được từ kết
quả nghiên cứu sẽ là nguồn tư liệu cho các nghiên cứu ứng dụng về kỹ thuật nuôi,
phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo về kỹ thuật nuôi, nhất là kỹ thuật nuôi cá Lóc
trong hệ thống ni tuần hồn, giúp người ni có thể chọn lựa loại giá thể tốt nhất
và là tài liệu giảng dạy trong ngành nuôi trồng thủy sản.
+ Các trung tâm khuyến nông, các hộ nông dân: Từ kết quả nghiên cứu của
đề tài sẽ tìm ra được loại giá thể tốt phục vụ cho việc ni cá Lóc trong hệ thống tuần
có hiệu quả lọc cao, giúp giảm giá thành và tạo ra hệ thống nuôi bền vững.

2


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Nghề ni cá Lóc đã và đang có nhiều tồn tại như: (i) Người nuôi đầu tư để đạt năng
suất thật cao, đã sử dụng lượng thức ăn quá lớn, dẫn đến một lượng lớn nước thải và
chất thải rắn từ nguồn thức ăn dư thừa, phân và các chất bài tiết của cá được xả vào
môi trường, làm cho môi trường nuôi và nguồn nước cấp bị ô nhiễm; (ii) Các độc tố
phát sinh từ quá trình phân hủy chất thải trong ao nuôi làm cho môi trường ni bị
suy thối, dịch bệnh xảy ra ngày nhiều, dẫn đến một lượng lớn hóa chất được sử
dụng để phịng trị, những lượng hóa chất này sẽ tồn lưu trong sản phẩm và môi
trường.
Theo Martins và cs, (2010), Emmanuelle và cs, (2009), các nước phát triển đã ứng

dụng rất thành cơng hệ thống tuần hồn trong sản xuất thâm canh trên các đối tượng
cá nước ngọt và cá biển. Ở Việt Nam, quy trình lọc sinh học tuần hồn được áp dụng
phổ biến trong các trại sản xuất giống (Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, Trần
Thị Thanh Hiền, Marcy N. Wilder, 2003).
Hiện nay, có rất nhiều loại giá thể được sử dụng trong hệ thống ni tuần hồn, với
các diện tích bề mặt khác nhau. Việc tìm ra một loại giá thể có hiệu suất lọc tối ưu
đang là một vấn đề đặt ra, để làm giảm chi phí đầu tư và giá thành sản xuất.
Vì vậy, việc thử nghiệm mơ hình ni cá Lóc trong hệ thống tuần hoàn với các loại
giá thể khác nhau cần được nghiên cứu và phát triển.
2.2 LƢỢC KHẢO VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.2.1 Đặc điểm sinh học cá Lóc
2.2.1.1 Phân loại
Theo Fishbase (), hệ thống phân loại của cá Lóc được xác
định như sau:
Ngành Chordata
Lớp Actinoperygii
Bộ Percifomes
Họ Channidae
Giống Channa
Loài Channa striata Bloch 1793
Kết quả nghiên cứu hình thái học hiện nay đã cơng bố có 30 lồi cá Lóc họ
Channidae bao gồm 2 giống Channa và Parachanna. Riêng giống Channa có 27 lồi
phân bố chủ yếu ở Châu Á và giống Parachanna có 3 loài phân bố ở Châu Phi
(www.fishbase.org).

3


Cá Lóc phân bố ở Việt Nam chỉ có duy nhất một giống Channa gồm 8 loài, sống
trong các ao hồ sơng ngịi, đặc biệt là ở ĐBSCL và Đồng bằng sông Hồng (Nguyễn

Văn Hảo, 2005):
 Cá Trèo đồi (Channa asiatica)
 Cá Lóc bơng (C. micropeltes)
 Cá Chuối (C.maculata)
 Cá Lóc đen (C.striata)
 Cá Dày (C.lucius)
 Cá Lóc (C. melasoma)
 Cá Chành dục (C. orientalis)
 Cá Tràu mắt (C. marulius)

Hình 1: Cá Lóc đen (Channa striata, Bloch, 1793)
Vào thập niên 1990, ở ĐBSCL đã có thêm nhóm cá Lóc Mơi trề, cá Lóc Đầu vng
và cá lóc Đầu nhím phân bố ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Đây là nhóm cá
Lóc có kích c lớn, giá trị kinh tế cao, được nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cho
nghề ni cá Lóc (Nguyễn Văn Hịa, 2008).
Qua so sánh hình thái học giữa 3 loại hình của nhóm cá Lóc Mơi trề, Đầu vng và
lóc Đầu nhím thì số lượng tia vây, vẩy đường bên, tỉ lệ số đo và đặc điểm đặc trưng
ngoại hình khơng có sự khác biệt lớn nên đây chỉ là một loại hình duy nhất. Khi phân
tích hình thái và DNA giữa cá Lóc mơi trề và cá Lóc đen (C.striata) có sự khác biệt
lớn về tỉ lệ số đo (84,21 ), còn các chỉ tiêu số lượng là rất giống nhau. Ngoại hình
bên ngồi giữa chúng chỉ khác nhau điển hình nhất là sự chênh lệch chiều dài hàm
trên so với chiều dài hàm dưới. Do đó cá Lóc mơi trề và cá lóc đen chỉ là một lồi,
tuy nhiên cá lóc mơi trề có thể là một dịng mới do có vài đặc điểm ngoại hình sai
khác so với cá Lóc C. striata (Nguyễn Văn Hòa, 2008).
2.2.1.2 Phân bố và khả năng thích nghi
Cá Lóc (Channa striata) là lồi cá nước ngọt, phân bố ở các quốc gia thuộc Châu Phi
và Châu Á. Cá có tập tính ăn động vật (ếch, nhái, cá, cơn trùng, …). Là lồi cá có cơ
quan hơ hấp khí trời nên sống được trong mơi trường có hàm lượng oxy hịa tan thấp,
có thể sống ngồi mơi trường nước trong thời gian dài nếu mang được giữ ẩm. Cá
thường sống trong những thủy vực nông, nước tĩnh, có nhiều cây cỏ thủy sinh để dễ

trú ẩn và bắt mồi. cá có khả năng chui sâu vào lớp bùn đáy khi gặp nguy hiểm hoặc
4


vào mùa khơ và sống ở đó cho đến khi mơi trường thích hợp trở lại (Muntaziana.
M.P.A., S.M.N. Amin, A. Aminur Rahman, A.A. Rahim & K. Marimuthu., 2012 ).
Cá sống và phát triển tốt trong mơi trường có pH thấp từ 4 -5. Thơng thường, cá
thích sống ở nơi nước tĩnh có mực nước trung bình khoảng từ 5 - 1 m, có nhiều rong
đi chó, cỏ, đám bèo, lục bình vì ở nơi đó cá rất dể ẩn mình để rình mồi. Mùa hè cá
thường hoạt động và bắt mồi ở tầng nước mặt. Mùa đơng cá thích hoạt động ở tầng
nước sâu hơn trong thuỷ vực. Chất nước có pH thích hợp cho hoạt động sống và phát
triển của cá Lóc từ 6,5 - 7,5 (Swingle, H.S, 1969) cá cũng có thể sống ở vùng nước
lợ, trong đều kiện nồng độ muối thấp hơn 5 ‰ (Pillay, 1990).
Trong tự nhiên cá có thể đạt kích thước 1m chiều dài, trước đây thường bắt gặp cá có
kích c 60 – 70 cm. Tuy nhiên, do áp lực khai thác, kích c cá thường gặp chỉ đạt
dưới 30 cm (Tongsanga. S, 1960). Cá tăng trưởng nhanh hơn trong điều kiện nuôi,
với thức ăn và mật độ phù hợp sau 9 tháng nuôi cá đạt khối lượng 300 – 500g và đạt
500 – 800g sau 11 tháng (Boonyaratpalin, M., E. W. Mc Coyand & T.
Chitapalapong., 1985).
2.2.1.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Cá Lóc là lồi cá dữ, có dạng hình thon dài, lược mang dạng hình núm, thực quản
ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp nhăn, dạ dày to hình chữ Y. Cá là
lồi cá dữ có tính ăn động vật điển hình. Quan sát ống tiêu hóa của cá cho thấy thức
ăn là cá tạp chiếm 63,01%, tép 35,94 , ếch nhái 1,03 và sau cùng là bọ gạo, côn
trùng và mùn bã hữu cơ chiếm 0,02 % (Dương Nhựt Long, 2003).
Theo các nghiên cứu trước đây, cá Lóc có sự lựa chọn thức ăn khác nhau qua từng
giai đoạn phát triển, thức ăn của cá thay đổi khi kích c cá tăng. Cá mới nở cịn sử
dụng dinh dư ng từ khối nỗn hồng. Từ ngày thứ 4 -5, khi khối nỗn hồng đã hết,
cá bắt đầu ăn thức ăn bên ngoài. Lúc này, cá bột ăn các loài động vật phù du vừa c
miệng chúng như luân trùng, trứng nước. Khi cá dài c 5-6 cm, chúng có thể rượt bắt

các lồi tép và cá có kích c nhỏ hơn chúng. Khi cơ thể đạt trên 10 cm, cá có tập tính
ăn như cá trưởng thành (Phạm Văn Khánh, 2003).
Trong quá trình phát triển, ấu trùng cá Lóc mới nở thường tập trung thành đàn với
mật độ cao và bơi ở tầng mặt, bơi phía dưới là cá cái để bảo vệ con (Duong Nhut
Long, Nguyen Van Trieu, Le Son Trang, Lam My Lan & Jean-Claude Micha., 2004).
Cá Lóc ăn thịt lẫn nhau khi có sự sai khác về kích c . Nghiên cứu của Qin, J. và
A.W. Fast (1996) cho thấy tỷ lệ kích c cá nhỏ/cá lớn = 0,64/L sẽ có hơn 40 cá nhỏ
bị cá lớn ăn thịt và đến 100 cá nhỏ bị cá lớn ăn thịt khi tỷ lệ này = 0,35/L. Tính ăn
thịt lẫn nhau của cá Lóc đen giống được dựa trên kích thước/hình thái của độ rộng
miệng, độ rộng đầu và chiều dài cơ thể đối với chiều dài con vật ăn thịt. Victor
(1992), trích dẫn bởi Phan Hồng Cương (2009), cũng nhận thấy khi được nuôi đơn
trong điều kiện dinh dư ng thấp (tỷ lệ dạ dày rỗng cao 75 ), thức ăn cho cá cung
cấp khơng thích hợp, cá phụ thuộc vào thức ăn tự nhiên và lúc này chúng thể hiện
tính ăn nhau rất lớn.
2.2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Giai đoạn cá nhỏ, cá tăng chủ yếu về chiều dài. Cá càng lớn tăng trọng càng nhanh.
Trong điều kiện tự nhiên sức lớn của cá phụ thuộc vào thức ăn có sẵn trong thủy vực.
Do vậy, tỷ lệ sống của cá trong tự nhiên khá thấp. Trong điều kiện ni có thức ăn và
chăm sóc tốt cá có thể lớn từ 0,8 – 1 kg/con sau 5 -6 tháng nuôi (Dương Nhựt Long,
2004). Theo Phạm Văn Khánh (2003), trong điều kiện chăm sóc tốt và thức ăn đầy
đủ cá có thể lớn từ 0,5 – 0,8 kg/năm và đạt tỷ lệ sống cao.
5


Ni cá Lóc cho thức ăn tự chế tăng trưởng chậm hơn so với cá ăn thức ăn là cá tạp
(Dương Nhựt Long, 2004; Phan Hồng Cương, 2009). Khi so sánh tăng trưởng của cá
Lóc ni với 03 loại thức ăn khác nhau là cá tạp, thức ăn tự chế và thức ăn viên công
nghiệp cho thấy, cá cho ăn thức ăn cá tạp tăng trưởng nhanh nhất (6,59 g/ngày), so
với cá ăn thức ăn viên công nghiệp (6,11 g/ngày) và thức ăn tự chế (5,77 g/ngày). Hệ
số tiêu tốn thức ăn lần lượt là 1,4; 3,1; và 3,9 khi sử dụng thức ăn công nghiệp, thức

ăn tự chế và thức ăn cá tạp. (Dương Nhựt Long, 2011).
Kết quả khảo sát 62 hộ ni cá Lóc trong bể của Lê Xuân Sinh và Nguyễn Minh
Chung (2009), ở các tỉnh ĐB. SCL cho thấy, diện tích bể ni trung bình là
34,4±30,6m2 với mực nước là 0,8±0,2 m. cá được thả nuôi ở mật độ 111,7±136,7
con.m-2 cho năng suất và tỷ lệ sống lần lượt là 74,9±96 kg/m3 và 46,1±23,6%. Theo
kết quả của Lam Mỹ Lan và cs. (2009) thì năng suất trung bình của cá Lóc ni trong
bể lót bạt ở mật độ 100 và 80 con/m2 đạt lần lượt là 189±26 và 152±30 kg/bể (10m2);
tỷ lệ sống đạt 52,7±10,7 đến 70,5±9,3%.
Các kết quả thực nghiệm xây dựng mơ hình ni cá Lóc trong bể lót bạt của Dương
Nhựt Long (2011) cho thấy, tỷ lệ sống của cá Lóc ni trong bể lót bạt dao động từ
55,3-71,5 , năng suất cá nuôi dao động từ 360-602 kg/bể (15 m2) và khối lượng cá
Lóc lúc thu hoạch dao động từ 382-560 g/con.
2.2.1.5 Đặc điểm sinh sản
Cá Lóc đen sau 1 tuổi bắt đầu tham gia đẻ trứng, mùa vụ sinh sản thường từ tháng 4 8, tập trung nhiều vào các tháng 4 – 5 (Dương Nhựt Long, 2003). Trong tự nhiên, cá
thường đẻ trứng vào sáng sớm sau những trận mưa một hai ngày ở nơi yên tĩnh có
nhiều cây cỏ thủy sinh. Theo Pillay (1990) khi cá Lóc thành thục sinh dục, có thể
dùng não thùy thể cá Chép kết hợp với HCG hay chỉ thuần HCG với liều lượng liên
hệ mật thiết với chất lượng cá Lóc bố mẹ ni vỗ thành thục sinh dục, nhằm kích
thích cá sinh sản thành cơng. Trong q trình phát triển, ấu trùng cá Lóc mới nở
thường tập trung thành đàn với mật độ cao và bơi ở tầng mặt, bơi phía dưới là cá cái
để bảo vệ con. Sau 3 ngày cá nở, cá bắt đầu sử dụng thức ăn bên ngoài, thức ăn lúc
này thường là Luân trùng, Daphnia, Moina (Dương Nhựt Long, 2003).
Do phụ thuộc vào điều kiện thức ăn có trong các thủy vực, nên tỉ lệ sống trong tự
nhiên của cá khá thấp. Khi cơ thể cá có chiều dài từ 3 – 8 cm, chúng có thể săn bắt
các loại tép và cá con có kích cở nhỏ hơn và khi cơ thể cá đạt chiều dài trên 10 cm cá
chuyển tính ăn như tính ăn của loài trưởng thành. Cá thường ăn mồi sống và bắt mồi
chủ động, thức ăn chủ yếu là các loài động vật tôm, tép, cá tạp...mồi phải phù hợp
với c miệng của chúng (Dương Nhựt Long, 2011).
2.2.2 Tổng quan kỹ thuật ni cá Lóc và hệ thống ni thủy sản tuần hồn
2.2.2.1 Tình hình ni cá Lóc hiện nay

Nghề ni cá Lóc thương phẩm tập trung nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long. Tỉnh Đồng Tháp, tổng sản lượng cá Lóc thu hoạch năm 2008 đạt 4,98 nghìn
tấn, có 1.975 hộ ni, với diện tích ni ao là 195,4 ha và 1,392 cái vèo nuôi ao, 160
cái lồng bè với tổng thể tích ni là 128,33 nghìn m3. Các hộ ni cá Lóc tập trung
chủ yếu ở 3 huyện Tam Nơng, Tân Hồng và Hồng Ngự, có đến 1,020 hộ nuôi và
riêng sản lượng nuôi của 3 huyện này đạt 3,069 tấn (2008) chiếm 61,2 so sản lượng
ni cá Lóc cả tỉnh năm 2008. Riêng tỉnh An Giang tính đến cuối năm 2009, tổng
sản lượng cá Lóc ni tồn tỉnh đạt 15,241 tấn với 75,4 ha ni cá Lóc ao hầm, 6,9
ha ni vèo và các mơ hình ni khác, với 476 cái lồng bè có thể tích ni 38,98
nghìn m3 nước ni. Bên cạnh đó, diện tích ni cá Lóc ở Cần Thơ năm 2008, có 3,3
6


nghìn hộ ni gồm 195,4 ha ni ao và thể tích ni là 128,3 nghìn m3 nước ni
trong đó có vèo ao là 1,4 nghìn cái, lồng bè 160 cái với sản lượng ni khoảng 5
nghìn tấn.
2.2.2.2 Các nghiên cứu về kỹ thuật ương, ni cá Lóc
Theo Lai, L., & K. Lam. (1998) lịch sử nghề ni cá Lóc bắt đầu ở Trung Quốc từ
những năm 1950 dưới hình thức ni giữ cá ngồi tự nhiên. Vào những năm đầu thập
kỷ 1970, việc kích thích cho thành thục và sinh sản thành cơng trong điều kiện ni
góp phần cho việc cung cấp con giống và thúc đẩy nghề nuôi cá Lóc phát triển ở
Trung Quốc. Nghề ni cá Lóc cũng được phát triển ở miền trung và miền đông Thái
Lan. Sau đó phát triển nhanh vào những năm 1980 để thay thế cho nghề nuôi cá Trê
đang bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và giá cả biến động với sản lượng hàng năm đạt
7.255 tấn trị giá khoảng 11 triệu USD (Boonnyaratpalin & cs., 1985). Cá Lóc chiếm
13 tổng sản lượng cá nước ngọt trên thị trường nội địa ở Ấn Độ và trở thanh đối
tượng nuôi quan trọng ở nhiều quốc gia như Philipines, Malaysia và Việt Nam
(Muntaziana & cs., 2012).
Theo điều tra của Nguyễn Thị Diệp Thúy (2010) nghề ni cá Lóc ở địa bàn nghiên
cứu (Cần Thơ, Hậu Giang, An Giang và Đồng Tháp) với 5 mô hình ni là ao đất,

vèo ao, vèo sơng, lồng/bè và bể bạt. Và mùa vụ ni cá Lóc tập trung nhất từ tháng 2
- 4 ÂL và thu hoạch phổ biến từ tháng 8 -10 âm lịch. Kích c giống thả ni trung
bình của cá Lóc đen/lai là 1,3g/con. Thức ăn sử dụng ni cá Lóc chủ yếu là cá tạp
nước ngọt (51,7 ) và cá tạp biển (41,9 ). Hệ số tiêu tốn thức ăn trung bình nhóm cá
Lóc đen là 4,3. Nghiên cứu về chuỗi giá trị của cá Lóc, mật độ ni bình qn của
các mơ hình ni là 114con/m3, trong đó ni vèo sơng là có mật độ cao nhất
190con/m3. Kích c giống thả từ 350-785 con/kg và tỷ lệ sống dao động từ 48,756,1 và hệ số thức ăn tươi sống (FCR) là 3,9-4,3; thức ăn viên 1,2-1.4 (Đỗ Minh
Chung, 2010).
Theo Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009), hiện nay ĐBSCL có 5 mơ hình ni
phổ biến, bao gồm ni ao đất, ao nổi (cịn gọi là ni bể bạt hoặc bể xi măng), vèo
ao, sông và lồng bè. Mật độ thả cá giống ni đề được tính trên m3.Mật độ ni trong
ao đất bình qn khoảng 21,5 con/m3 (45,9 con/m2). Trong các mơ hình cịn lại thì
ni trên bể bạt có mật độ thả nuôi cao nhất 236 con/m3 kế đến là lồng bè 147,6
con/m3 và thấp nhất là mơ hình ni vèo 109 con/m3. Tùy theo đặc tính của mơ hình
mà diện tích bình qn thay đổi khác nhau, trong đó mơ hình ni ao đất có diện tích
ni lớn nhất (1500 m2/hộ) và thấp nhất là mơ hình ni vèo sơng 34,5 m2 và bể bạt
93,1 m2. Mật độ thả bình quân của tất cả là 114 con/m3, trong đó vèo sơng có mật độ
thả dày nhất 190 con/m3, ao đất có mật độ thả thưa nhất, bình qn 66 con/m3.
Mật độ thả ni phụ thuộc vào kích c con giống và hình thức ni. Ở Thái Lan, cá
Lóc được ni bằng 02 hình thức: ni lồng và ni trong ao đất. Với hình thức ni
lồng mật độ cá thả ni từ 50 – 80 con/m2 với cá giống c 4cm chiều dài, tỷ lệ sống
sau 3 tháng nuôi đạt hơn 80 . Với hình thức ni ao, mật độ cá hương ban đầu rất
cao 350 – 800 con/m2. Cá giống thu được từ tự nhiên, được thả trực tiếp vào ao nuôi
với mật độ 200 – 400 con/m2, tỷ lệ sống sau 3 tháng nuôi chỉ khoảng 13 – 15%
(Boonnyaratpalin & cs., 1985). Cá giống có kích c lớn (4 cm chiều dài), được nuôi
mật độ 50 – 80 con/m2, tỷ lệ sống đạt hơn 80 . Cá nuôi ao được cho ăn cá tạp biển,
sau 6 - 8 tháng ni cá đạt kích c 600 g với hệ số tiêu tốn thức ăn là 4,2 (Lai và
Lam, 1998). Trong một nghiên cứu khác, cá nuôi ở ao đất với mật độ 40 – 80
con/m2, tỷ lệ sống chỉ đạt 13 – 15% sau 9 – 11 tháng nuôi. Theo Qin. J. và A.W.


7


Fast (1998), trong điều kiện thức ăn đầy đủ, mật độ cá thả nuôi thương phẩm thich
hợp trên bể là 30 con/m2.
Kết quả thí nghiệm của Lam Mỹ Lan và cs. (2009) tại 9 nơng hộ xã Hịa An, huyện
Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang với 03 mật độ thả khác nhau 100, 80, 60 con/m2 ni
trong bể lót bạt nilon với mực nước duy trì là 0,7 m trong suốt q trình ni. Cá Lóc
được cho ăn bằng cá tạp, cua và ốc bưu vàng với lượng thức ăn từ 5 – 10 khối
lượng thân. Sau 4 tháng nuôi, cá đạt khối lượng trung bình từ 267 – 304 g/con. Tỷ lệ
sống là 52,7 – 70,5 . Năng suất trung bình cá ở mật độ 100 và 80 con là 18,9 và
15,2 kg/m2. Ở mật độ 60 con, năng suất đạt thấp hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so
với mật độ cao nhất.
Kết luận của Tiêu Quốc Sang (2012) khi thả ni cá Lóc với 03 mật độ 100 con/m2,
150 con/m2, 200 con/m2 ở tỉnh An Giang trong bể lót bạt với mực nước duy trì là 0,7
m trong suốt q trình ni. Cá Lóc được cho ăn bằng bằng thức ăn viên có hàm
lượng đạm giảm dần từ 44 đến 30 , cho ăn theo nhu cầu. Sau 4,5 tháng nuôi cá ở
bể nuôi mật độ 100 con/m2 có tỷ lệ sống cao nhất (79,6 ) nhưng ở mật độ 200
con/m2lại cho năng suất và lợi nhuận cao nhất.
2.2.2.3 Các nghiên cứu về hệ thống tuần hoàn
Nguyên lý hoạt động của hệ thống tuần hồn
Hệ thống ni thủy sản tuần hoàn nước (RAS – Recirculating Aquaculture System)
chỉ mới được áp dụng trong những năm gần đây. Công nghệ này được phát triển bởi
nhóm chuyên gia thủy sản trường đại học Wageningen (Hà Lan) nhằm tuân thủ
những quy định của Hà Lan và của Cộng đồng chung Châu Âu trong lĩnh vực sử
dụng nước, quản lý nước thải và tiết kiệm năng lượng. Ở Việt Nam trước đây, công
nghệ này chưa được quan tâm. Tuy nhiên, do việc áp dụng những tiêu chuẩn mới về
sản phẩm thủy sản của những nhà nhập khẩu Châu Âu và Mỹ trong đó có việc quản
lý chất lượng nước như giảm lượng dư ng chất thải ra mơi trường.
Nhìn chung, hệ thống ni thủy sản tuần hồn hiện nay được xem là cơng nghệ ni

trồng thủy sản tiên tiến. Nó phù hợp ở những nơi khó khăn về đất và nước, những
nơi có chất lượng nước kém hay nhiệt độ ngoài vùng tối ưu của loài thủy sản hoặc
đặc biệt khi cần kiểm soát chất thải tác động đến nguồn tài nguyên nước. Những nơi
ni thâm canh cần hệ thống tuần hồn hơn so với hệ thống mở như ao, hồ.
RAS là hệ thống ni khép kín, ít hoặc khơng thay nước. Nước trong hệ thống nuôi
được lọc sạch, tái sử dụng liên tục và ổn định chất lượng nhờ các cơ chế lọc sinh học
và cơ học.các hợp phần của hệ thống xử lý nước được thiết kế với chức năng khác
nhau để duy trì chất lượng nước khi thức ăn được cung cấp liên tục vào hệ thống
nuôi. Các hợp phần bao gồm hệ thống tách chất thải rắn, cung cấp oxy, khử chất hữu
cơ hòa tan, lọc sinh học khử NH3, NO2, và NO3 nhờ hoạt động của các nhóm vi
khuẩn chuyển hóa đạm. tảo hay các loại thực vật thủy sinh cũng được sử dụng kết
hợp để xử lý nước (Timmons, MB., J.M. Ebeling, F.W. Wheaton, S.T. Summerfelt,
& B.J. Vinci., 2002).
Các loại hệ thống lọc tuần hoàn và nguyên lý hoạt động
Hệ thống lọc tuần hoàn bao gồm: lọc chảy nhỏ giọt (Trickling filter), lọc quay
(Rotating biological contactor), lọc hạt (Bead filter), lọc giá thể chuyển động
(Moving bed biofilm reactor), lọc giá thể chìm (Submerged filter), lọc dịng đáy
(Fluidized bed filter). Trong đó lọc chảy nhỏ giọt, lọc quay và lọc giá thể chuyển
động được sử dụng phổ biến.

8


Trong hệ thống tuần hồn (nói chung) khoảng 3 thức ăn hàng ngày sẽ được sinh ra
dưới dạng ammonia-nitơ mặc dù nó cũng liên quan đến hàm lượng protein có trong
thức ăn. Ngoài ra, thức ăn dư thừa và vật chất hữu cơ được vi khuẩn phân hủy sinh ra
ammonia thơng qua q trình khống hóa. Bên cạnh đó, 1g ammonia sinh ra 4,42 g
nitrate và 5,93 g gam CO2, thêm vào đó là lượng nhỏ sinh khối của vi sinh vật. Q
trình nitrate hóa này tiêu thụ 4,57 g O2 and 7,14 g độ kiềm (Eding E.H., A. Kamstra,
J.A.J. Verreth, E.A. Huisman & A. Klapwijk., 2006).

Khi thiết kế hệ thống tuần hoàn, pH và NH3 là hai chỉ tiêu quan trọng và có mối liên
hệ với nhau. Qin, J., và A.W. Fast, (1997) tiến hành thí nghiệm về sự ảnh hưởng của
cá Lóc (Channa striatus) trong bể đối với ammonia với 3 mức pH (8,0, 9,0 và 10,0)
và đề nghị không nên để cá tiếp xúc kéo dài khi nồng độ NH3 vượt ngư ng 0,54 mg/
(pH 8,0), 1,49 mg/l (pH 9,0) và 1,57 mg/l (pH 10,0). Nếu cá tiếp xúc trong môi
trường NH3 tồn tại cao hơn các giới hạn ở các mức pH tương ứng sẽ ảnh hưởng đến
sinh trưởng, tỷ lệ sống và năng suất của các hệ thống ni trong đó có hệ thống tuần
hồn.
Hiện nay, ở châu Âu đặc biệt là Bỉ và Hà Lan, cá Trê (Clarias gariepinus) được nuôi
thương phẩm trong bể, sử dụng hệ thống tuần hoàn với giá thể lọc là nhựa; thể tích
nước trung bình để sản xuất ra 1kg cá 0,13 m3 và hàng năm năng suất thu được là
700 – 1000 kg/m3. Theo Emmanuelle. R, Jean-Paul. B và Alain. B, (2009) sự phát
triển của cá hồi giai đoạn 100 đến 700 g là tương đương ở mật độ 60 kg/m 3 giữa hệ
thống lọc chuyển động (70 m3) so với hệ thống nước chảy thông thường, kết quả
cũng cho thấy khơng có dấu hiệu của bệnh trên cá. Cá rô phi (Oreochromis niloticus
L) cũng là đối tượng quan trọng được nuôi thương phẩm trong hệ thống tuần hoàn.
Theo Martins C.I.M. , E.H. Eding, M.C.J. Verdegema, L.T.N. Heinsbroeka, O.
Schneiderc, J.P. Blanchetond , E. Roque d’Orbcasteld và J.A.J. Verretha., (2010)
FCR trên cá hồi (Oncorhynchus mykiss) giảm được 30 và giảm được gần như 20
chất thải tác động đến môi trường. Vì hệ thống tuần hồn cung cấp mơi trường nuôi
thuận lợi quanh năm (hàm lượng CO2 và ammonina đều thấp hơn). Các thông số về
chất lượng nước đều nằm trong khoảng an toàn cho sự sinh trưởng của cá. Điều đó
chứng tỏ rằng hệ thống tuần hồn sử dụng thể tích nước hạn chế nhưng tiềm năng về
khả năng sản suất là rất lớn.
2.2.2.4 Ứng dụng của mơ hình ni thủy sản trong hệ thống tuần hồn trên thế
giới và Việt Nam
Mơ hình ni thủy sản trong hệ thống tuần hoàn trên thế giới
Những nghiên cứu ban đầu về hệ thống tuần hoàn nước trên thế giới tập trung vào
việc hấp thu chất dinh dư ng của thực vật phù du và những loài thực vật thuỷ sinh
khác để đồng hoá chất dinh dư ng (chất hữu cơ) dư thừa trong ao nuôi. Hệ thống sản

xuất bao gồm: một hoặc một dãy ao liên tiếp như hồ chứa nước xanh để cung cấp
cho ao nuôi. Một vài hệ thống có kết hợp với mương sử dụng tảo hoặc thực vật thuỷ
sinh như những máy lọc để giảm hàm lượng các chất dinh dư ng trước khi đưa
chúng trở lại ao nuôi. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý phản ứng phototrophic hiện nay vẫn
cịn q thấp và dẫn đến khơng phù hợp trong sản xuất giống cá và phản ứng
phototrophic (Schneider O, Chabrillon-Popelka M, Smidt H, Sereti V, Eding EH &
Verreth JAJ (2006).
Hệ thống tuần hoàn nước hiện nay được sử dụng phổ biến ở các nước Châu Âu bao
gồm một bể lắng dùng để loại thải những chất rắn lơ lửng và một cấu trúc xử lý sinh
học dùng để oxy hóa các chất hữu cơ hồ tan.

9


Kể từ những năm 80 nuôi cá bằng hệ thống tuần hoàn nước đã tăng lên đáng kể về
khối lượng và đa dạng loài (Rosenthal, 1980; Verreth and Eding, 2006; Martins &
cs., 2005). Ngày nay hơn 10 loài cá được sản xuất theo cơng nghệ hệ thống tuần
hồn nước (cá da trơn Châu Phi, lươn, cá hồi bố mẹ, cá bơn, cá chẽm). Gần đây một
số cơ sở mới được thành lập ở Anh (cá mú), Pháp (cá hồi) và Đức (các lồi động vật
biển khác).

Hình 2: Sơ đồ hệ thống tuần hoàn. (theo Oliver Schneider, Mariana
Chabrillon-Popelka, Hauke Smidt, Olga Haenen, Vasiliki Sereti, Ep H. Eding &
Johan A. J. Verreth, 2007).
Nhiều báo cáo cho thấy rằng sản xuất giống ngày càng áp dụng theo cơng nghệ hệ
thống tuần hồn nước. Ví dụ sản xuất giống cá Hồi Đại Tây Dương ở đảo Faeroe
hồn tồn áp dụng theo cơng nghệ RAS từ sau năm 2000 (Bergheim và cs., 2008).
Tại Na Uy dự kiến sản xuất 85 triệu cá Hồi giống theo cơng nghệ hệ thống tuần hồn
nước (Del campo và cs., 2010). Tình trạng thiếu nước trong tương lai, nhiệt độ theo
mùa thay đổi lớn là những yếu tố chuyển sản xuất giống cá Hồi theo cơng nghệ hệ

thống tuần hồn nước ở Na Uy (Kristensen và cs., 2009). Ngoài ra, Terjesen và cs.,
(2008) đề xuất tăng chất lượng (tỷ lệ sống và tăng trưởng) của cá Hồi theo mơ hình
ni cơng nghệ hệ thống tuần hồn nước.
Theo Verreth (1993), RAS là một sản phẩm nhỏ của nuôi trồng thủy sản châu Âu và
là quan trọng nhất ở Hà Lan và Đan Mạch. Các loài nước ngọt chủ yếu sản xuất
trong RAS là cá da trơn và cá Chình, những lồi khác đã được sản xuất bằng cách sử
dụng loại công nghệ này. Việc sản xuất cá Chình ở EU là khoảng 11.000 tấn/năm
đến năm 2001, và sau đó giảm xuống còn khoảng 8.500 tấn/năm từ năm 2002 và ổn
định tổng thể.
Cá Rơ phi là một lồi cá nước ấm đã trở thành lồi cá ni trong hệ thống tuần hồn
đựơc Hoa kỳ ủng hộ. Cá Rô phi phát triển tốt nhất ở 80 – 85 0F và sẽ chết ở nhiệt độ
thấp hơn 55 0F. Điều này hạn chế việc sản xuất cá Rô phi quanh năm ở Hoa kỳ. Mặc
dù vậy, cá Rơ phi vẫn có thể phát triển trong bể ương được thiết kế trong nhà ở vùng
có nhiệt độ lạnh hơn như South Dakota (Jared Krause và cs, 2006).
10


Một số mơ hình ni thủy sản trong hệ thống tuần hoàn nƣớc ở Việt Nam
Ở Việt Nam, hệ thống tuần hoàn sử dụng lọc sinh học hiện chỉ mới áp dụng chủ yếu
trong sản xuất giống tôm sú và tôm càng xanh.
Đỗ Thị Thanh Hương (1986) đã thử nghiệm ương ấu trùng tơm càng xanh trong hệ
thống tuần hồn. Hệ thống tuần hồn trong thí nghiệm là hệ thống các bể kính để
ương ấu trùng và mỗi ngày thay 10 thể tích nước bể ương. Hệ thống tuần hồn theo
tác giả là một hệ thống nuôi thay nước liên tục và nước mới thay là nước đã được lọc
bằng sinh học, các chất thải qua các phản ứng sẽ khơng cịn gây độc cho tơm. Tuy
nhiên, ở đề tài này, tác giả không nêu rõ phương pháp thiết kế và vận hành bể lọc
sinh học. Kết quả chỉ tập trung vào tỷ lệ sống và chất lượng của tôm giống.
Nhận rõ lợi ích của hệ thống lọc sinh học tuần hoàn, những năm về sau, nhiều đề tài
đã tập trung nghiên cứu để hồn thiện qui trình sản xuất giống tơm sú, trong hệ thống
tuần hồn. Các phương pháp thiết kế và vận hành bể lọc được nghiên cứu sâu hơn, kể

cả tốc độ nước tuần hoàn trong bể ương, mật độ vi khuẩn Nitrate hóa và diện tích bề
mặt của giá thể cũng được đề cập đến.
Thạch Thanh, Trương Trọng Nghĩa và Nguyễn Thanh Phương, (1999) khi tiến hành
bố trí nghiệm ương ấu trùng tơm sú với 3 hệ thống thay nước, không thay nước và
lọc sinh học cho thấy có sự khác biệt về tỷ lệ sống ở PL7. Kết quả cho thấy ở hệ
thống không thay nước cho tỷ lệ sống thấp nhất (33 ), kế đến là hệ thống thay nước
(41 ) và cao nhất là hệ thống lọc sinh học (50 ).
Mật độ ấu trùng thích hợp nhất trong hệ thống lọc sinh học ứng dụng vào thực tế để
ương ấu trùng tôm sú là 150 Nauplius/lít tỷ lệ sống đạt 42 . Tuy nhiên, trong thực tế
sản xuất mật độ ương ấu trùng của các trại giống khoảng 200-300 Nauplius/lit
thường tỷ lệ sống đến PL15 đạt khoảng 25-35 , Phạm Văn Quyết (2000).
Năm 2010 - 2012, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 2 cùng các chuyên gia Đại
học Wageningen (Hà Lan) lắp đặt và vận hành RAS nuôi cá tra thương phẩm. Kết
quả, năng suất đạt trên 600 tấn/ha/vụ, cao gấp 2 lần tính theo diện tích và cao hơn 4,9
lần tính theo thể tích, chi phí thức ăn giảm 5 , chi phí dịch bệnh giảm 30 so với
ni bình thường.
Cơng nghệ RAS trong nuôi trồng thủy sản đang được ứng dụng tại Việt Nam dựa
trên nguyên lý công nghệ và có cải tiến để phù hợp thực tế. Đây là một cơng nghệ có
chi phí đầu tư cao, u cầu người vận hành cơng nghệ phải có trình độ chun môn
và được đào tạo bài bản.
Công nghệ RAS được ứng dụng vào ni thâm canh ở nước ta đang cịn khiêm tốn,
chỉ dừng ở đề tài, dự án nghiên cứu và mơ hình thử nghiệm. Ngun nhân do nghề
ni thủy sản ở phần lớn quy mô nhỏ lẻ, nông hộ; việc đầu tư một hệ thống có kinh
phí hàng tỷ đồng để nuôi là không dễ. Mặt khác, cá nuôi có giá bán tương đối rẻ và
đầu ra khơng ổn định nên khó thuyết phục các nhà đầu tư sử dụng. Hiện, chỉ một số
trang trại sản xuất giống tôm mới ứng dụng công nghệ này vào sản xuất. (Nguyễn
Quang Chương, 2013)
Thạch Thanh và cs. (2003) nghiên cứu triển vọng ứng dụng của ozon trong sản xuất
giống tôm sú (Penaneus monodon) cho thấy nước tôm ương được xử lý ozone trong
q trình ương thì các khí độc như NH3 và NO2- đều giảm rõ rệt. Đặc biệt lượng vi

khuẩn cũng giảm đáng kể. Một số bệnh thường gặp như: bệnh do vi khuẩn, nấm và
đặc biệt là do Protozoa cũng ít xuất hiện hơn. Bên cạnh đó thì tỷ lệ sống của nghiệm
11


thức sử dụng ozon cao hơn tỷ lệ sống của nghiệm thức đối chứng. Cũng theo Thạch
Thanh và cs. (2003) thì ozone có thể dùng trong sản xuất giống để xử lý nước và khử
trùng trại giống. Ozone có thể thay thế hoàn toàn Chlorine trong xử lý nước trước khi
ương ấu trùng. Mục đích của sử dụng ozone là duy trì chất lượng nước nhờ khả năng
oxy hóa chất thải của tôm và thức ăn thừa trong bể ương, đồng thời hạn chế sự phát
triển của mầm bệnh.
Nghiên cứu gần đây nhất của Nguyễn Đăng Khoa (2012) về cân bằng vật chất dinh
dư ng trong hệ thống tuần hoàn ni cá Lóc (Channa striata), kết quả thu được,
tronghệ thống tuần hồn cân bằng, hệ số chuyển hóa TAN của hệ thống là
0,01g/ngày m2. Hiệu suất chuyển hóa TAN của hệ thống là 99 ; cá tích lũy vật chất
khơ (DM) và nitơ (N) là 25,32 và 40,05%; cá bài tiết DM và N dưới dạng hòa tan
là 12,68% và 26,36%, cá thải DM và N qua phân là 11,97 và 11,37 . DM và N
tích lũy trong sinh khối vi khuẩn nitrate hóa là 0,28 và 0,54 ; Lượng DM và N
thất thốt do rị rỉ và bay hơi là 49,74 và 22,22 . Để sản xuất ra 1 kg cá lượng nitơ
và vật chất khô cần cung cấp là 59,33 g và 893,52 g; cá tích lũy được lượng nitơ và
vật chất khô là 20,72 g và 226,24 g. Lượng nitơ và vật chất khô thải ra môi trường là
38,61 g và 667,28 g. Tỷ lệ sống của cá đạt 90,4 .
Báo cáo của Nguyễn Cao Phúc (2015), trong thí nghiệm cân bằng dinh dư ng của cá
Lóc ni trong hệ thống tuần hồn cho thấy lượng nitơ (N), lân (P) và vật chất khơ
trung bình cung cấp từ thức ăn được tích lũy trong cá là 13,27%, 18,72%, 24,82%.
Cá bài tiết N, P và DM dưới dạng hoà tan là 67,76 , 19,16 , 1,04 . Cá thải N, P,
DM qua phân là 12,08 , 39,36 , 33,69 . Lượng N, P và DM thất thoát là 6,89 ,
22,76 , 40,45 . Để sản xuất ra 1 kg cá, cần cung cấp 1031,12 g DM (có chứa 56,95
g N, 45,95 g P), cá tích lũy 257,90 g DM (có chứa 7,45 g N, 8,53g P), lượng chất
thải là 773,26 g DM (có chứa 49,5 g N, 37,42 g P).


12


CHƢƠNG 3
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1

MẪU NGHIÊN CỨU

3.1.1 Nguồn cá thí nghiệm, thức ăn:
Cá Lóc đen (Channa striata) dùng cho thí nghiệm có kích c 6,77 – 6,82 g/con. Cá
được mua tại Trung tâm giống thủy sản tỉnh Trà Vinh; chọn cá khỏe mạnh, khơng có
dấu hiệu bệnh lý.
Thức ăn được sử dụng: thức ăn viên có hàm lượng đạm 40

ghi trên bao bì.

3.1.2 Nguồn nƣớc dùng cho thí nghiệm:
Sử dụng nguồn nước máy sau khi khử chlorine.
3.1.3 Giá thể lọc
Các loại giá thể được sử dụng trong thí nghiệm: giá thể Kaldnes có diện tích bề mặt
riêng (SSA) là 800 m2/m3, giá thể MBBR Carrier có SSA= 1.200 m2/m3 và giá thể
RK BioElements có SSA = 750 m2/m3 (Hình 3). Các giá thể này được nhập từ nước
ngồi, có xuất xứ từ Bỉ

Giá thể
Kaldnes

Giá thể

MBBR Carrier

Giá thể
RK BioElements

Hình 3. Các loại giá thể sử dụng trong thí nghiệm
3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
3.2.1 Hệ thống ni
Ba hệ thống bể thí nghiệm, mỗi hệ thống gồm: bể ni thể tích 100 L, bể lọc sinh học
70 L (có sục khí), bể lắng 30 L và bể chứa 60 L. Tổng thể tích của hệ thống là 260 L.
3.2.2 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp hồn tồn ngẫu nhiên, gồm 3 nghiệm thức
(NT), 3 lần lập lại với các giá thể khác nhau:
- Nghiệm thức 1 (NT1): giá thể Kaldnes có SSA = 800m2/m3
- Nghiệm thức 2 (NT2): giá thể Bio Elements có SSA = 750 m2/m3
- Nghiệm thức 3 (NT3): giá thể MBBR Carrier SSA= 1200 m2/m3
13


Sơ đồ bố trí thí nghiệm:
NT 1A

NT 2A

NT 3A

NT 2B

NT 1B


NT 2C

NT 3B

NT 3C

NT 1C

Ghi chú: A, B, C là lần lặp lại 1, 2, 3

Số lượng giá thể ở mỗi hệ thống thí nghiệm được bố trí có cùng diện tích bề mặt là
28,8 m3, tương đương
-

Giá thể Kaldnes: 36 Lít/hệ thống

-

Giá thể Carrier : 24 Lít/hệ thống

-

Giá thể Element: 38,4 Lít/hệ thống

Mật độ thả: 40 con/100 L
Thời gian thí nghiệm: 12 tuần.
Địa điểm thí nghiệm: Trại thực nghiệm thủy sản, Trường Trung cấp Kinh tế- kỹ thuật
An Giang
Chăm sóc và quản lý:
- Sử dụng thức ăn cơng nghiệp viên nổi 40


đạm.

- Cá được cho ăn theo khẩu phần là 5 khối lượng thân ở cả 3 NT, định kỳ 2
tuần/lần cân mẫu cá để xác định khẩu phần ăn của cá.
- Định kì 3 ngày bổ sung NaHCO3 với lượng 20 g/bể để cung cấp hệ đệm ổn định pH
và độ kiềm.
3.3 CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU
3.3.1 Phƣơng pháp thu, phân tích các chỉ tiêu chất lƣợng nƣớc
Các chỉ tiêu mơi trường nước được thu và phân tích theo Bảng 1.
Bảng 1: Tần suất, phƣơng pháp thu và phân tích các chỉ tiêu mơi trƣờng
Chỉ tiêu
Nhiệt độ
pH
DO

Tần suất
thu mẫu
Mỗi ngày
(7h00 và 14h00)
Mỗi ngày
(7h00 và14h00)
Mỗi ngày
(7h00 và 14h00)

NO2-

7 ngày/lần (7h00)

NO3-


7ngày/lần (7h00)

Kiềm tổng

7 ngày/lần (7h00)

TAN

7 ngày/lần (7h00)

Phƣơng pháp
thu mẫu

Phƣơng pháp phân tích

Đo trực tiếp

Nhiệt kế

Đo trực tiếp

Máy đo pH Hana

Đo trực tiếp

Máy Handy Polaris

Chai nhựa 1 lít,
trữ lạnh < 40C,

vận chuyển về
phịng thí nghiệm
phân tích

APHA, AWWA, AEF, 1995

14

APHA, AWWA, AEF, 1995
APHA, AWWA, AEF, 1995
APHA, AWWA, AEF, 1995


×