Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Điều tra hiện trạng khai thác đất sét cho sản xuất gạch ngói ở xã long giang huyện chợ mới tỉnh an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƢỜNG
*****

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG
KHAI THÁC ĐẤT SÉT CHO SẢN XUẤT
GẠCH NGÓI NUNG Ở XÃ LONG GIANG,
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG

CNĐT: PHAN THỊ NGỌC THANH
MSSV: DQM135075

CBHD: Th.S TRƢƠNG ĐĂNG QUANG

AN GIANG, THÁNG 10 NĂM 2016


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KỸ THUẬT - CÔNG NGHỆ - MÔI TRƢỜNG
*****

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐIỀU TRA HIỆN TRẠNG
KHAI THÁC ĐẤT SÉT CHO SẢN XUẤT
GẠCH NGÓI NUNG Ở XÃ LONG GIANG,
HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG
CNĐT: PHAN THỊ NGỌC THANH


DQM135075

CỘNG SỰ:
1.
2.
3.
4.

NGÔ THỊ KIM TRANG
TRẦN THỊ HỒNG NHUNG
TRƢƠNG NGỌC QUÍ
HÀ THỊ PHƢƠNG THẢO

DQM134995
DQM135513
DQM134994
DQM135518

CBHD: Th.S TRƢƠNG ĐĂNG QUANG

AN GIANG, THÁNG 10 NĂM 2016


TRANG CHẤP THUẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học “Điều tra hiện trạng khai thác đất sét cho
sản xuất gạch ngói nung ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang”,
do sinh viên Phan Thị Ngọc Thanh làm chủ nhiệm, thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của Th.S Trƣơng Đăng Quang. Tác giả đã báo cáo kết quả nghiên cứu và
đƣợc Hội đồng Khoa học và Đào tạo Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trƣờng
thông qua ngày 15/10/2016.

Thƣ ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Cán bộ hƣớng dẫn

Chủ tịch Hội đồng


LỜI CẢM TẠ
Trƣớc tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trƣờng Đại học
An Giang, Ban Chủ nhiệm Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trƣờng đã tận
tình giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Trƣơng Đăng Quang đã nhiệt tình
giảng dạy, hƣớng dẫn phƣơng pháp nghiên cứu, chia sẻ kinh nghiệm giúp em
hoàn thành tốt bài nghiên cứu khoa học.
Xin chân thành cảm ơn cô Võ Đan Thanh, Bộ môn Môi trƣờng và Phát
triển bền vững, đã nhiệt tình hƣớng dẫn chúng em tìm hiểu về phƣơng pháp
phân tích dữ liệu phục vụ cho q trình nghiên cứu.
Xin cảm ơn các thầy cơ Khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trƣờng đã
tận tình giảng dạy, hƣớng dẫn, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi rất nhiều trong
quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học này.
Xin cảm ơn anh Lê Đăng Khoa, Phịng Tài ngun - Mơi trƣờng huyện
Chợ Mới, Ủy ban nhân dân xã Long Giang đã nhiệt tình cung cấp số liệu,
thông tin cần thiết và tham gia phỏng vấn cho đề tài.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn bên cạnh giúp đỡ và
động viên!


Long Xuyên, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Ngƣời thực hiện

Phan Thị Ngọc Thanh


TÓM TẮT
Hiện nay, việc khai thác đất mặt tràn lan để sản xuất gạch ngói đã làm
thu hẹp dần diện tích sản xuất nơng nghiệp diễn ra ở nhiều nơi ở An Giang,
trong đó có xã Long Giang (Chợ Mới). Ngƣời dân địa phƣơng sống chủ yếu
bằng nông nghiệp, đồng thời có số lƣợng lớn về cơ sở và số lị gạch nhƣng
chƣa có một quy hoạch nào về khai thác và sử dụng đất sét để sản xuất gạch
ngói.
Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế của chúng tơi cho thấy:
năm 2016, xã Long Giang đã hồn tồn xóa bỏ hết các lị thủ cơng, thay vào
đó là sử dụng lị Hoffman. Lị Hoffman khơng chỉ giảm đƣợc khí thải mà cịn
đem lại năng suất cao. Song song với việc nâng cao năng suất sản phẩm gạch
ngói thì nhu cầu sử dụng đất cũng tăng lên. Nguồn đất đƣợc sử dụng để sản
xuất gạch chủ yếu là đất ruộng mua từ Đồng Tháp, nhƣng vẫn còn một số cơ
sở tự khai thác đất ruộng của mình hoặc mua từ địa phƣơng gây ra các tác
động tiêu cực đến môi trƣờng, nông nghiệp và kinh tế - xã hội. Nghiên cứu
này đã đề xuất các biện pháp quy hoạch khai thác hợp lý, đồng bộ để nguồn tài
nguyên đất đƣợc sử dụng hợp lý hơn.


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng chúng tôi. Các
số liệu trong công trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận
mới về khoa học của cơng trình nghiên cứu này chƣa đƣợc cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.


Long Xuyên, ngày 15 tháng 10 năm 2016
Ngƣời thực hiện

Phan Thị Ngọc Thanh


MỤC LỤC
Trang

MỤC LỤC .................................................................................................I
DANH SÁCH BẢNG ............................................................................IV
DANH SÁCH HÌNH .............................................................................. V
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................VI
CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU ....................................................................... 1
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 3
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 3
1.5.1. Đóng góp về mặt khoa học ................................................................................ 3
1.5.2. Đóng góp cơng tác đào tạo ................................................................................. 3
1.5.3. Đóng góp phát triển kinh tế xã hội ..................................................................... 3
1.5.4. Đóng góp bảo vệ mơi trƣờng ............................................................................. 4

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ........................... 5
2.1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................................... 5
2.1.1. Hiện trạng sản xuất gạch thủ công trong nƣớc và ở An Giang .......................... 5

2.1.1.1. Trong nước ...................................................................................................... 5
2.1.1.2. Trong tỉnh An Giang ....................................................................................... 7
2.1.2. Tình hình nghiên cứu về sét gạch ngói trong nƣớc và trong tỉnh ...................... 8
2.1.2.1. Trong nước ...................................................................................................... 8
2.1.2.2. Trong tỉnh ...................................................................................................... 10
2.1.3. Tổng quan về huyện Chợ Mới và xã Long Giang. ........................................... 11
2.1.3.1. Chợ Mới ........................................................................................................ 11
2.1.3.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội – môi trường xã
Long Giang ................................................................................................................ 12
2.1.4. Sơ lƣợc về đất sét và sét gạch ngói .................................................................. 15
2.1.4.1. Tìm hiểu về đất sét......................................................................................... 15

i


2.1.4.2. Nguồn gốc hình thành ................................................................................... 18
2.1.4.3. Thành phần của đất sét ................................................................................. 18
2.1.4.4. Tính chất của đất sét ..................................................................................... 18
2.1.4.5. Ứng dụng của đất sét .................................................................................... 19
2.1.4.6. Yêu cầu kĩ thuật đất sét để sản xuất gạch ngói nung .................................... 19
2.1.5. Cơng nghệ sản xuất gạch hiện có ở An Giang ................................................. 20
2.1.5.1. Kiểu lò Hoffman: ........................................................................................... 20
2.1.5.2. Kiểu lò Tuynel (lò đường hầm): .................................................................... 21
2.1.5.3. Kiểu lò Habla: ............................................................................................... 22
2.1.5.4. Kiểu lò VSBK (Vertical Shaft brick kiln hay Lò nung liên tục kiểu đứng) ... 22
2.1.5.5. Lò nung gạch đốt trấu kiểu Thái Lan: .......................................................... 23
2.2. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU HOẶC GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ................... 24

CHƢƠNG 3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................... 25
3.1. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU ............................................................................ 25

3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 25
3.2.1. Thu thập các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến đề tài trên sách báo và
internet........................................................................................................................ 25
3.2.2. Thu thập số liệu thứ cấp về hiện trạng sản xuất gạch ngói trên địa bàn xã Long
Giang từ Ủy ban nhân dân xã cũng nhƣ các bài báo cáo nghiên cứu. ....................... 25
3.2.3. Thiết kế phiếu phỏng vấn. ................................................................................ 25
3.2.4. Phỏng vấn trực tiếp 2 đối tƣợng ....................................................................... 25
3.2.5. Ghi chép, quan sát thực địa .............................................................................. 26
3.3. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 26
3.4. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 26
3.5. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU ...................................................................................... 27

CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................... 28
4.1. HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT GẠCH NGÓI Ở XÃ LONG GIANG ................... 28
4.1.1. Lị Hoffman ...................................................................................................... 28
4.1.2. Cơng suất gạch ngói hằng năm của xã ............................................................. 31
4.1.3. Giá thành sản phẩm gạch ngói và nhân cơng ................................................... 31
4.2. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG VÀ KHAI THÁC ĐẤT LÀM GẠCH NGÓI ......... 32
4.2.1. Hiện trạng sử dụng đất cho sản xuất gạch ngói nung ...................................... 32
4.2.2. Hiện trạng khai thác đất làm gạch ngói ............................................................ 32
4.2.2.1. Nguồn gốc đất được sử dụng để sản xuất gạch ngói .................................... 32
ii


4.2.2.2. Địa điểm khai thác ........................................................................................ 33
4.2.2.3. Công nghệ khai thác đất ............................................................................... 34
4.2.2.4. Khối lượng đất sử dụng hằng năm ................................................................ 34
4.2.2.5. Chi phí mua nguyên liệu đất ......................................................................... 35
4.2.2.6. Chất lượng đất sử dụng ................................................................................. 35
4.3. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CỦA ĐỊA PHƢƠNG ĐỐI VỚI HIỆN TRẠNG KHAI

THÁC ĐẤT VÀ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI ............................................................ 36
4.4. TÁC ĐỘNG CỦA VIỆC KHAI THÁC ĐẤT SẢN XUẤT GẠCH NGÓI CŨNG
NHƢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT GẠCH NGÓI ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ MÔI
TRƢỜNG ................................................................................................................... 37
4.4.1. Tác động của việc sản xuất gạch ngói .............................................................. 37
4.4.2. Tác động của hoạt động khai thác đất .............................................................. 42
4.4.2.1. Ảnh hưởng đến môi trường ........................................................................... 42
4.4.2.2. Ảnh hưởng đến nông nghiệp ......................................................................... 42
4.4.2.3. Ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội. .................................................................... 43
4.5. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO TÀI NGUYÊN ĐẤT CHO SẢN XUẤT GẠCH
NGÓI ĐƢỢC SỬ DỤNG HỢP LÝ CHO HIỆN TẠI VÀ TƢƠNG LAI. ................. 43

CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................... 45
5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 45
5.2. KHUYẾN NGHỊ ................................................................................................. 45

TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 46
PHỤ LỤC A ........................................................................................... 48
PHỤ LỤC B ........................................................................................... 50
PHỤ LỤC C ........................................................................................... 52
PHỤ LỤC D ........................................................................................... 53
PHỤ LỤC 1 ............................................................................................ 56
PHỤ LỤC 2 ............................................................................................ 58
PHỤ LỤC 3 ............................................................................................ 60
PHỤ LỤC 4 ............................................................................................ 61

iii


DANH SÁCH BẢNG

Bảng 2.1. Diện tích, cơ cấu các loại đất chính của xã Long Giang ................. 14
Bảng 2.2. Thành phần hóa học ........................................................................ 19
Bảng 2.3. Chỉ tiêu kích cỡ hạt ......................................................................... 20
Bảng 2.4. Chỉ tiêu cơ lý ................................................................................... 20
Bảng 2.5. Các dạng lị nung gạch hiện có tại Việt Nam .................................. 24
Bảng 4.1. Cơng suất gạch ngói hằng năm ....................................................... 31
Bảng 4.2. Nguồn gốc đất đƣợc sử dụng để sản xuất gạch ngói ....................... 32
Bảng 4.3. Khối lƣợng đất sử dụng hằng năm .................................................. 34
Bảng 4.4. Khối lƣợng đất mua ......................................................................... 34
Bảng 4.5. Khối lƣợng đất khai thác ................................................................. 35
Bảng 4.6. Chi phí mua đất (đồng/ m3) ............................................................. 35
Bảng 4.7. Đánh giá chất lƣợng đất khai thác ................................................... 36
Bảng 4.8. Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý khai thác đất
làm gạch ngói ................................................................................................... 37
Bảng 4.9. Tác động và biện pháp giảm ô nhiễm trong quá trình sản xuất gạch
ngói .................................................................................................................. 39
Bảng 4.10. Nhận định tác động của khai thác đất ........................................... 42

iv


DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1. Quy trình sản xuất gạch ................................................................... 29
Hình 4.2. Địa điểm mua đất ............................................................................. 33
Hình 4.3. Đánh giá chất lƣợng đất mua ........................................................... 35
Hình 4.4. Tác động đến mơi trƣờng trong q trình sản xuất gạch ................. 38

v



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CN.QSD

Chứng nhận quyền sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

GRDP

Tổng sản phẩm

TTCN

Tiểu thủ công nghiệp

TN & MT

Tài nguyên và Môi trƣờng

vi


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Gạch đất sét nung là loại vật liệu xây dựng truyền thống đã đƣợc sử dụng
từ hàng nghìn năm nay. Ƣu điểm của vật liệu xây dựng này là có độ bền và

tuổi thọ cao, từ nguyên liệu chính là đất sét ruộng có thể sản xuất ra sản phẩm
có hình dáng và kích thƣớc khác nhau, thích hợp với các yêu cầu sử dụng.
Chính vì vậy sản phẩm gạch ngói đất sét nung từ lâu ở nƣớc ta đã trở nên
thông dụng, quá trình sản xuất cải tiến đã và đang đáp ứng nhu cầu xây dựng
ngày càng cao của xã hội.
Bên cạnh những lợi ích kinh tế thì ngành sản xuất gạch cũng mang lại
gánh nặng về ô nhiễm môi trƣờng do sử dụng lị thủ cơng để nung gạch và đặc
biệt là khai thác đất mặt để làm nguyên liệu.
Tình trạng khai thác đất mặt trồng lúa gị cao để làm nguyên liệu sản xuất
gạch ngói đã xuất hiện ở nhiều nơi, nhất là ở các địa phƣơng tập trung nhiều
cơ sở sản xuất gạch ngói. Trong tỉnh An Giang phổ biến ở các xã: Nhơn Mỹ,
Long Giang, Mỹ Hội Đơng (huyện Chợ Mới), Bình Thủy, Bình Mỹ, Hịa Bình
Thạnh (huyện Châu Thành),…Năm 2015, tình trạng khai thác lớp đất mặt
ruộng làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói trái phép của huyện Chợ Mới gia
tăng, đã phát hiện 80 trƣờng hợp, hơn 40 héc-ta đất nông nghiệp bị khai thác
lớp đất mặt, lấy xuống độ sâu từ 30-50 cm trên địa bàn các xã: Nhơn Mỹ, Mỹ
Hội Đông,… và đặc biệt diễn ra nhiều ở xã Long Giang (Nguyễn Văn Viễn,
2015).
Khi khai thác lớp đất mặt thì nhiều chất dinh dƣỡng của đất đã bị lấy đi,
năng suất lúa giảm, sâu bệnh nhiều hơn, chi phí sản xuất tăng. Mặt khác, mặt
ruộng biến dạng, chỗ cao, chỗ thấp, rồi biến thành đất trũng, gây khó khăn cho
sản xuất nhƣ điều tiết nƣớc trên cùng một cánh đồng, dẫn đến tình trạng, nếu
bơm đủ nƣớc cho các hộ ruộng cao thì ngập úng xảy ra tại ruộng của các hộ đã
bán lớp đất mặt. Còn nếu bơm vừa đủ lƣợng nƣớc cho hộ có ruộng thấp, thì
ruộng cao thiếu nƣớc trầm trọng. Nếu tình trạng khai thác này tiếp diễn dẫn
đến phá vỡ hiện trạng quy hoạch sử dụng đất nơng nghiệp tại địa phƣơng, làm
thay đổi độ phì nhiêu của đồng ruộng, làm lãng phí hoặc ảnh hƣởng đến nguồn
tài nguyên khoáng sản cùng nhiều hệ lụy khác.
Theo thống kê của Bộ Xây dựng năm 2014, tỉnh có nhiều lị gạch thủ
cơng nhất là An Giang; tồn tỉnh có 617 cơ sở sản xuất gạch đất nung thủ công

với 1.557 lị. Trong đó, huyện Chợ Mới chiếm 126 cơ sở mà xã Long Giang có
1


đến 35 cơ sở, 142 lị gạch thủ cơng đang hoạt động, ấp Long Hòa chiếm 33 cơ
sở. Mỗi năm các cơ sở sản xuất gạch ngói của xã cung cấp khoảng 12,780
triệu viên. Xã có 4.795 hộ với 21.713 nhân khẩu, có 85% hộ dân sống bằng
nghề nơng nghiệp. Sản xuất gạch ngói là ngành tiểu thủ cơng nghiệp truyền
thống ở xã Long Giang xuất hiện nhiều vào những năm 90 của thế kỷ XX, có
thế mạnh ở xã; riêng ấp Long Hịa là ấp có số lƣợng lị gạch chiếm 99,9% tổng
số lò của xã Long Giang. Sản phẩm đƣợc tiêu thụ mạnh trong và ngoài nƣớc.
Hiện nay, việc khai thác đất mặt tràn lan để sản xuất gạch ngói đã làm
thu hẹp dần diện tích sản xuất nông nghiệp mà Long Giang là xã sống chủ yếu
bằng nông nghiệp, đồng thời chiếm số lƣợng lớn về số cơ sở và lị gạch nhƣng
chƣa có một quy hoạch nào về khai thác và sử dụng đất sét để sản xuất gạch
ngói. Vì vậy, để đánh giá hiện trạng khai thác đất sét cho sản xuất gạch ngói
nung ở xã Long Giang, đề tài: “Điều tra hiện trạng khai thác đất sét cho sản
xuất gạch ngói nung ở xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang” đƣợc
thực hiện nhằm góp phần phục vụ cho cơng tác quản lý nguồn tài nguyên
khoáng sản một cách bền vững trong thời gian tới tại địa phƣơng.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung

Điều tra, đánh giá hiện trạng khai thác đất sét làm gạch ngói nung trên
địa bàn xã Long Giang.
Đề xuất các biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên
khoáng sản sét hợp lý.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Hiện trạng sản xuất gạch ngói ở xã Long Giang.

Hiện trạng sử dụng và khai thác đất cho sản xuất gạch ngói nung (nguồn
gốc đất, địa điểm thƣờng đƣợc khai thác, công nghệ khai thác đất, khối lƣợng
đất khai thác hàng năm, chi phí mua ngun liệu đất).
Tình hình quản lý của địa phƣơng đối với hiện trạng khai thác đất và sản
xuất gạch ngói.
Tác động của việc khai thác đất sản xuất gạch ngói đến hoạt động kinh tế
- xã hội và môi trƣờng.
Các biện pháp đảm bảo tài nguyên đất cho sản xuất gạch ngói đƣợc sử
dụng hợp lý cho hiện tại và tƣơng lai.

2


1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU

Đất sét làm gạch ngói nung và các cơ sở sản xuất gạch ngói nung ở Long
Giang.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Long
Giang.
Thu thập dữ liệu về sét gạch ngói, về cơng nghệ sản xuất gạch ngói nung.
Tiến hành điều tra kết hợp quan sát thực địa: Số lƣợng phiếu điều tra: 30
phiếu, phân bố cho chủ cơ sở gạch ngói: 26 phiếu, cán bộ quản lý địa phƣơng:
4 phiếu.
Nội dung điều tra: Nguồn gốc của đất sét sử dụng để sản xuất (khai thác
tại chỗ hay mua từ bên ngoài), phân bố của sét trên địa bàn xã (địa điểm, chất
lƣợng, sản lƣợng khai thác,…), công nghệ khai thác đất sét (quy trình cơng
nghệ, kỹ thuật khai thác, vận chuyển, dự trữ,…), cơng nghệ sản xuất gạch
ngói: sản lƣợng, quy trình cơng nghệ, chất lƣợng sản phẩm gạch ngói

Phân tích, tổng hợp số liệu điều tra.
Viết báo cáo kết quả nghiên cứu.
1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Đóng góp về mặt khoa học

Kết quả nghiên cứu giúp các ngành chức năng nắm đƣợc tình hình sử
dụng đất sét làm gạch ngói nung tại khu vực, từ đó vạch ra kế hoạch sử dụng
hợp lý nguồn tài nguyên sét gạch ngói.
1.5.2. Đóng góp cơng tác đào tạo

Kết quả nghiên cứu cung cấp thêm kiến thức về tài nguyên đất sét gạch
ngói, hiện trạng sử dụng sét gạch ngói của xã Long Giang. Thơng qua nghiên
cứu cũng khuyến khích các cá nhân, tập thể tham gia vào nghiên cứu về đề tài
sét gạch ngói ngày càng sâu rộng thêm.
1.5.3. Đóng góp phát triển kinh tế xã hội

Kết quả nghiên cứu cũng đánh giá đƣợc hiệu quả của việc sử dụng
nguồn tài nguyên sét của xã, từ đó, tạo tiền đề cho việc cải tiến khoa học công
nghệ để sử dụng sét gạch ngói một cách hiệu quả hơn.

3


1.5.4. Đóng góp bảo vệ mơi trƣờng

Nghiên cứu này cũng nhằm đánh giá ảnh hƣởng của quá trình khai thác
và sử dụng tài nguyên sét làm cơ sở để cải tiến công nghệ khai thác cũng nhƣ
sản xuất sét gạch ngói, góp phần bảo vệ mơi trƣờng khu vực.

4



CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1.1. Hiện trạng sản xuất gạch thủ công trong nƣớc và ở An Giang
2.1.1.1. Trong nước

Gạch nung là vật liệu xây dựng truyền thống chiếm vị trí quan trọng
trong tám loại vật liệu xây dựng cơ bản (xi măng, vôi, gạch ngói, cát đá sỏi, tre
gỗ, sành sứ, sắt thép và kính xây dựng). Theo số liệu điều tra sơ bộ của Hội
Xây dựng Việt Nam, năm 2000 sản lƣợng gạch nung khoảng 12 tỷ viên, năm
2007 sản lƣợng gạch là 22 tỷ viên. Dự kiến đến năm 2015 là 32 tỷ viên và đến
năm 2020 sẽ tăng lên 42 tỷ viên (Trần Văn Huynh, 2009).
Mỗi năm Việt Nam sản xuất khoảng 16 tỷ viên gạch ngói nung. Tính
trung bình 1.000 viên gạch ngói cần 1,7m3 đất thì mỗi năm ngành công nghiệp
vật liệu cần khoảng 27 triệu m3 đất. Năm 2009, cả nƣớc sử dụng 23,5 tỷ viên
gạch đạt tiêu chuẩn. Trong đó vật liệu xây khơng nung (VLXKN) khoảng 8%,
gạch đất sét nung 92% (trong số gạch nung có gạch sản xuất bằng cơng nghệ
lị tuynel chiếm 57%, lị thủ cơng chiếm 38%, các loại lị khác chiếm 5%) (Bộ
Xây dựng, 2013).
Cũng theo tính tốn, năm 2015 cả nƣớc sử dụng tới 25 tỷ viên, năm
2020 là 42 tỷ viên. Để sản xuất khối lƣợng gạch này, cần tiêu thụ khoảng 60
triệu m3 đất sét tƣơng đƣơng với 30.000 ha đất canh tác. Điều này sẽ ảnh
hƣởng nghiêm trọng tới vấn đề an ninh lƣơng thực của đất nƣớc. Khơng
những thế, q trình nung sản phẩm cũng tiêu tốn rất nhiều nhiên liệu, đặc biệt
là than đá. Để sản xuất 1 tỷ viên gạch đất sét nung phải tiêu tốn 150.000 triệu
tấn than đồng thời thải ra môi trƣờng 0,57 triệu tấn CO2. Lƣợng khí độc hại
này khơng chỉ ảnh hƣởng tới môi trƣờng, sức khỏe con ngƣời mà còn ảnh
hƣởng đến năng suất cây trồng (Trần Văn Huynh, 2009).

Trƣớc tình trạng ơ nhiễm mơi trƣờng nặng nề từ các lị gạch, Chính phủ
và các bộ, ban ngành đã ban hành các quyết định đóng cửa tất cả các lị gạch
thủ cơng. Thay vào đó chuyển sang áp dụng lị đốt tuynel và lị đứng liên
hồn, ngồi ra còn linh hoạt cho phép các lò thủ gạch thủ công chuyển đổi
công nghệ mới, không gây ô nhiễm ra môi trƣờng. Ngay từ những năm cuối
của thế kỷ 20, Bộ Xây dựng đã nhận thấy việc đầu tƣ phát triển sản xuất gạch
ngói đất sét nung bằng lị thủ cơng tràn lan tại các địa phƣơng trên phạm vi
tồn quốc, hậu quả là tiêu hao đất sản xuất nông nghiệp, sử dụng không hiệu

5


quả nguồn nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và gây ô nhiễm môi trƣờng
nghiêm trọng (Công ty Cổ phần Tân Phú, 2011).
Để từng bƣớc khắc phục tình hình nêu trên, năm 2001, Bộ Xây dựng đã
trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định 115/2001/QĐ-TTg ngày
01/8/2001 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp vật liệu
xây dựng (VLXD) Việt Nam giai đoạn 2001-2010 (gọi tắt là Quyết định 115)
trong đó quy định đối với vật liệu xây dựng: “Tổ chức lại sản xuất kinh doanh
vật liệu xây dựng thủ công ở các địa phƣơng, nhằm giảm tối đa sử dụng đất
canh tác và xây dựng các lị gạch thủ cơng khơng theo quy hoạch gây ơ nhiễm
môi trƣờng tại các vùng ven đô thị, thành phố, thị xã, thị trấn. Từng bƣớc phát
triển sản phẩm gạch khơng nung ở những vùng khơng có ngun liệu nung,
tiến tới xoá bỏ việc sản xuất gạch đất sét nung bằng lị thủ cơng ở ven các đơ
thị trƣớc năm 2005, ở các vùng khác trƣớc năm 2010” (Bộ Xây dựng, 2013).
Năm 2008, Bộ Xây dựng đã nghiên cứu, dự thảo và trình Thủ tƣớng
Chính phủ ban hành Quyết định 121/2008/QĐ-TTg ngày 28/8/2008 phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp VLXD Việt Nam đến năm
2020 (gọi tắt là Quyết định 121), trong đó quy định về đầu tƣ sản xuất gạch
đất sét nung: “Đầu tƣ chiều sâu cải tiến công nghệ sản xuất gạch đất sét nung

ở tất cả các cơ sở sản xuất hiện có, nhằm giảm tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu
và bảo vệ môi trƣờng. Phát triển các loại gạch có kích thƣớc lớn, độ rỗng cao
≥ 50% để tiết kiệm nguyên liệu và nhiên liệu, tăng tính cách âm, cách nhiệt.
Rà sốt và tổ chức lại các cơ sở sản xuất gạch thủ cơng hiện nay để chuyển
sang cơng nghệ lị tuynel, hoặc các công nghệ tiên tiến khác bảo đảm tiêu
chuẩn về chất lƣợng môi trƣờng của Việt Nam” (Bộ Xây dựng, 2013).
Tại Quyết định 121 cũng quy định: Phát triển sản xuất vật liệu xây
không nung từ các nguyên liệu nhƣ xi măng, đá mạt, cát và tro xỉ nhiệt điện…;
theo hƣớng cơng nghệ hiện đại, quy mơ lớn, kích thƣớc lớn, nhẹ để thay thế
dần gạch xây sản xuất từ đất sét nung. Tỷ lệ gạch không nung đến năm 2015 là
20 ÷ 25% và năm 2020 là 30 ÷ 40% trong tổng số vật liệu xây,...(Bộ Xây
dựng, 2013).
Để triển khai có hiệu quả Quyết định 121, Bộ Xây dựng đã xây dựng và
trình Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày
28/4/2010 phê duyệt Chƣơng trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm
2020. Thúc đẩy tăng cƣờng sản xuất và sử dụng vật liệu không nung, hạn chế
sản xuất và sử dụng vật liệu nung trong các cơng trình xây dựng. Cụ thể hóa,
đặc biệt chỉ thị các địa phƣơng xây dựng lộ trình chấm dứt hoạt động của lò

6


thủ cơng sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Hỗ trợ, khuyến khích đầu tƣ sản xuất
và xây dựng vật liệu khơng nung (Bộ Xây dựng, 2013).
Xu hƣớng phát triển lị tuynel ở các địa phƣơng tăng; ở các tỉnh đồng
bằng và thành phố các lị thủ cơng có xu hƣớng giảm, có một số tỉnh tới thời
điểm này lƣợng lị đứng thủ cơng cịn rất ít. Nhiều tỉnh đã xây dựng phƣơng án
dừng sản xuất gạch bằng lị thủ cơng, tăng sản lƣợng sản xuất gạch nung bằng
lò tuynel nhƣ: Đồng Nai, Thái Bình, Hải Dƣơng, Bắc Ninh, Nam Định, Thanh
Hố, Hà Tĩnh,... Tuy nhiên, vẫn cịn có một số tỉnh có lƣợng gạch lị thủ cơng

tăng nhƣ: An Giang, Quảng Ninh, Quảng Bình, Đồng Tháp, thành phố Hà
Nội,... Các tỉnh có lƣợng lị đứng thủ cơng khơng những khơng giảm mà còn
tăng ở mức cao nhƣ: Hƣng Yên, Kon Tum, Vĩnh Long. Đặc biệt có một số
tỉnh có số lƣợng lị đứng thủ cơng lớn nhất tồn quốc là Bắc Giang (2.500 lò),
An Giang (1.551 lò), thành phố Hà Nội (1.100 lò) theo số liệu báo cáo của các
tỉnh năm 2009 (Công ty Cổ phần Tân Phú, 2011).
2.1.1.2. Trong tỉnh An Giang

 Đối với sản xuất gạch nung
Tính đến tháng 10 năm 2013, số lƣợng cơ sở và lò sản xuất gạch đất sét
nung bằng lị thủ cơng trên địa bàn tỉnh có 571 cơ sở với 1.511 lị, sản lƣợng
sản xuất là 378 triệu viên/năm. Ngoài ra, tỉnh cịn có 36 lị sản xuất gạch bằng
cơng nghệ tiên tiến (sử dụng nhiên liệu trấu có sẵn tại địa phƣơng), trong đó:
lị tuynel: 04, lị Hoffman: 32. Và 10 lò khác gồm: lò đứng liên tục: 02, lò
Thái: 04, lò đốt trấu cải tiến: 04. Sản lƣợng sản xuất của 46 lò khoảng 500
triệu viên/năm. Nhƣ vậy, tổng sản lƣợng sản xuất khoảng 878 triệu viên. Sản
lƣợng vật liệu xây dựng đáp ứng nhu cầu sử dụng trong tỉnh khoảng 500 triệu
viên và tiêu thụ ở một số tỉnh lân cận hơn 350 triệu viên.
Trong 1.511 lò nung thủ cơng đƣợc chia làm các nhóm ảnh hƣởng đến
mơi trƣờng nhƣ sau: Nhóm trong khu dân cƣ, gần cơng trình cơng cộng (nhóm
A): 235 cơ sở có 592 lị; nhóm gần khu dân cƣ (nhóm B): 319 cơ sở có 889 lị;
nhóm xa khu dân cƣ (nhóm C): 17 cơ sở có 30 lị.
 Đối với sản xuất gạch khơng nung
Gạch xi măng - cốt liệu: Trên địa bàn tỉnh hiện có 6 đơn vị đã đầu tƣ
sản xuất gạch không nung với tổng công suất khoảng 55 triệu viên/năm: Công
ty Cổ phần Địa ốc An Giang đã đầu tƣ dây chuyền sản xuất, sản lƣợng 12 triệu
viên/năm, sản phẩm đã đƣa vào thị trƣờng. Công ty TNHH MTV Xây lắp An
Giang đầu tƣ dây chuyền sản xuất với sản lƣợng 40 triệu viên/năm, sản phẩm
đã đƣa vào thị trƣờng. Cơng ty Hịa Phúc Nguyễn đầu tƣ dây chuyền sản xuất


7


với sản lƣợng 2 triệu viên/năm, sản phẩm đã đƣa vào thị trƣờng. Ba cơ sở sản
xuất tại huyện Tịnh Biên, sản lƣợng của một cơ sở là 250.000 viên/năm. Một
cơ sở sản xuất tại huyện Tri Tôn, sản lƣợng của cơ sở là 290.000 viên/năm.
Sắp tới Công ty Cổ phần Đầu tƣ xây dựng Thạch Anh sẽ xây dựng nhà máy
sản xuất gạch không nung với công suất 100 triệu viên/năm.
Gạch nhẹ: Công ty Cổ phần Địa ốc An Giang đã đầu tƣ dây chuyền sản
xuất gạch nhẹ (gạch bê tông bọt) công suất 40 m3/ngày, hiện nay chƣa tiêu thụ
đƣợc sản phẩm nên tạm dừng, khi có nhu cầu Cơng ty sẽ hoạt động trở lại.
2.1.2. Tình hình nghiên cứu về sét gạch ngói trong nƣớc và trong tỉnh
2.1.2.1. Trong nước

Hiện nay, đã có nhiều nghiên cứu về gạch ngói, về đất sét làm gạch
ngói nung ở nhiều tỉnh thành trong cả nƣớc, đặc biệt là ở khu vực Đồng bằng
sơng Cửu Long (ĐBSCL). Khống sét phân bố khá rộng rãi ở ĐBSCL, phần
lớn đƣợc khai thác, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất gạch, gốm. Trữ lƣợng
khoáng sét ở ĐBSCL phân bố rộng rãi với trữ lƣợng 1.364 triệu m3, phân bố
trên 836.469.014m2(diện tích phân bố khống sét), trữ lƣợng lớn có khả năng
khai thác tập trung ở tỉnh Đồng Tháp (361 triệu m3), Trà Vinh (226 triệu m3),
Vĩnh Long (278 triệu m3), Cà Mau (250 triệu m3), còn lại dƣới 100 triệu m3.
Các tỉnh đã cấp phép cho 1.069 cơ sở khai thác khoáng sét, trong đó nhiều
nhất là ở tỉnh An Giang đã cấp cho 607 cơ sở, Vĩnh Long đã cấp cho 418 cơ
sở, Kiên Giang đã cấp cho 8 cơ sở, Đồng Tháp đã cấp cho 11 cơ sở, Sóc Trăng
đã cấp cho 25 cơ sở. Thực trạng lập quy hoạch, đánh giá tiềm năng khoáng sét
chƣa đồng bộ, cấp phép khai thác cho các cơ sở sản xuất truyền thống, thủ
cơng khó quản lý, gây ô nhiễm môi trƣờng. Với tiềm năng trữ lƣợng sét hiện
nay ở ĐBSCL có thể ứng dụng để sản xuất các sản phẩm tiềm năng nhƣ: tranh
trang trí, tranh phong thủy, phân chậm tan trồng hoa kiểng, chất độn trong

chăn nuôi, mỹ phẩm, nguyên liệu xử lý môi trƣờng (Võ Quang Minh, Lê Hữu
Nghĩa, 2012).
Thành phần cấp hạt của khoáng sét ở 6 tỉnh (Vĩnh Long, Long An,
Đồng Tháp, Cà Mau và An Giang) trong đó tỉnh Long An có thành phần kích
thƣớc hạt nhỏ hơn 0,005mm là cao nhất chiếm 84% và thấp nhất là 39% là ở
tỉnh Đồng Tháp. Bên cạnh đó, hàm lƣợng hợp chất nhôm oxit kim loại cao
nhất ở tỉnh Trà Vinh là 17,73% và thấp nhất ở tỉnh An Giang chiếm 13,23%.
Tƣơng tự nhƣ hàm lƣợng nhơm oxit thì hàm lƣợng sắt oxit, silic oxit và oxit
kim loại kiềm của An Giang cũng có hàm lƣợng thấp so với các tỉnh khác
tƣơng ứng là 5,49%, 56,1% và 1,46%, ngƣợc lại cao nhất là Long An có hàm
lƣợng 9,35% (Fe2O3), Cà Mau có hàm lƣợng 66,4% (SiO2) và Kiên Giang có
8


hàm lƣợng 3,8% (tổng oxit kim loại kiềm). Nghiên cứu thành phần khoáng vật
sét ở 5 tỉnh (Vĩnh Long, Đồng Tháp, Trà Vinh, Cà Mau và An Giang) kết quả
cho thấy nhóm khống vật ở ĐBSCL thuộc nhóm kaolinite. Hàm lƣợng
kaolinite cao nhất ở Cà Mau chiếm 18% và thấp nhất lả 6,5% ở tỉnh Đồng
Tháp (Nguyễn Thị Thúy Vi, 2012).
Ngồi ra cịn có các quy hoạch khai thác khống sản cho các tỉnh thành,
trong đó có quy hoạch khai thác sét gạch ngói:
“Quyết định số 312/QĐ-UBND ngày 06 tháng 02 năm 2015 của tỉnh
Bình Phước về việc phê duyệt quy hoạch thăm dị, khai thác và sử dụng
khống sản trên địa bàn tỉnh Bình Phước đến năm 2020, định hướng đến năm
2030”. Nội dung quy hoạch thăm dò đối với sét gạch ngói năm 2020 là 15 khu
vực với diện tích 506 ha, trữ lƣợng 28,1 triệu m3; năm 2021 - 2030 thăm dị
các mỏ sét gạch ngói mới là: 05 khu vực với diện tích 200 ha, trữ lƣợng 6,1
triệu m3. Nội dung quy hoạch khai thác năm 2020 đối với các mỏ đã cấp phép
là sét 03 mỏ, cấp giấy phép khai thác mới là 12 khu vực; năm 2021 - 2030, đối
với các mỏ cấp phép khai thác mới là 05 khu vực.

“Nghị quyết 170/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2014 của tỉnh Hà
Giang về việc thơng qua quy hoạch thăm dị, khai thác, sử dụng khống sản
làm vật liệu xây dựng thơng thường tỉnh Hà Giang giai đoạn 2015 - 2020, tầm
nhìn đến năm 2030”. Tiềm năng, trữ lƣợng sét gạch ngói: 20.240.000 m3, với
539,74 ha. Cân đối nhu cầu sét gạch ngói giai đoạn 2015 - 2020 là 8.000.000
m3, định hƣớng giai đoạn 2021 - 2030 của sét gạch ngói: 15.000.000 m3, quy
hoạch sử dụng khống sản đối với sét gạch ngói: Tất cả các khu vực khai thác
sét gạch ngói gắn liền với các cơ sở chế biến sử dụng. Sét khai thác đƣợc chế
biến làm nguyên liệu sản xuất gạch ngói phục vụ địa bàn tỉnh.
Quyết định số 1141/QĐ-UBND.HC ngày 11 tháng 11 năm 2014 của
UBND tỉnh Đồng Tháp về Đề án phát triển vật liệu xây không nung và hạn
chế sản xuất gạch đất sét nung trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp năm 2014: mục
tiêu chung là phát triển vật liệu xây không nung, từng bƣớc hạn chế sản xuất,
sử dụng gạch đất sét nung nhằm tiết kiệm đất nông nghiệp, góp phần đảm bảo
an ninh lƣơng thực, giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trƣờng. Mục tiêu cụ
thể, đến năm 2015, phát triển và thay thế khoảng 20 - 25% lƣợng vật liệu xây
không nung trong tổng vật liệu xây trên toàn tỉnh; đến năm 2018, phát triển và
thay thế khoảng 30 - 40% lƣợng vật liệu xây không nung trong tổng vật liệu
xây trên toàn tỉnh; chấm dứt hoạt động các lị thủ cơng khoảng 10% số lƣợng
lị vào năm 2015; 40 - 50% số lƣợng lò vào năm 2017; chấm dứt hoạt động
hồn tồn các lị thủ công vào năm 2018.

9


2.1.2.2. Trong tỉnh

Đã có quy hoạch khai thác khống sản trên địa bàn tỉnh An Giang,
trong đó có quy hoạch khai thác sét gạch ngói nhƣ:
“Quy hoạch thăm dị, khai thác và sử dụng khoáng sản tỉnh An Giang

giai đoạn 2008 – 2020”. Nội dung quy hoạch đối với sét là:
Với trữ lƣợng tài nguyên dự báo của 07 thân sét và 02 mỏ sét đã đƣợc
thăm dò, phê duyệt trữ lƣợng, tổng trữ lƣợng sét làm gạch ngói hoặc sản phẩm
khác của tỉnh là 59.085.681 m3. Đƣợc thực hiện nhƣ sau: Giai đoạn 2008 2015: thăm dò, khai thác và chế biến 06 khu vực gồm: An Nông - Lạc Quới,
Vĩnh Thạnh Trung, Hịa Bình Thạnh, Vĩnh Hội Đơng, núi Tà Pạ và Đông Nam
núi Giài Lớn; Giai đoạn 2016 - 2020 thăm dò, khai thác và chế biến 05 khu
vực gồm: An Nông - Lạc Quới, Vĩnh Thạnh Trung, Hịa Bình Thạnh, thị trấn
An Phú, Đa Phƣớc.
Việc xem xét cấp phép thăm dò, khai thác và chế biến khống sản sét
phải đƣợc cân đối giữa lợi ích từ sản xuất nông nghiệp, ảnh hƣởng đến môi
trƣờng xung quanh. Khuyến khích đầu tƣ, sản xuất và sử dụng gạch khơng
nung nhằm tiết kiệm ngun liệu sét gạch ngói theo chủ trƣơng của Chính
phủ.
Một số nghiên cứu khác về đất sét làm gạch ngói nung cũng cho thấy
các vùng đất nơng nghiệp ở huyện Châu Thành, Châu Phú đều thích hợp cho
sản xuất gạch ngói. Đất có nguồn gốc từ phù sa sông hiện tại; chỉ cần khai thác
ở lớp đất bề mặt dày 0,2 - 0,3 m là có thể đủ để cung cấp cho hơn 400 cơ sở
sản xuất gạch ngói lớn nhỏ trong tồn tỉnh. Sau đó, chỉ trong vòng 2 - 3 mùa
ngập lũ phù sa lại lấp đầy nhƣ cũ.
Một số kết quả nghiên cứu về cơng nghệ sản xuất gạch ngói thủ cơng ở
An Giang cũng đƣa ra kết luận là công nghệ nung gạch bằng lị thủ cơng rất
lạc hậu và thải ra với một lƣợng khá lớn khí gây hiệu ứng nhà kính khơng
những ảnh hƣởng tới mơi trƣờng mà dân cƣ địa phƣơng xung quanh lò cũng bị
ảnh hƣởng. Đặc biệt là vấn đề ơ nhiễm về bụi, khí HF trong khơng khí ở
khoảng cách 1.500 m xung quanh miệng lị (Trần Ngọc Thiện Anh, 2012). Do
đó, việc thay đổi cơng nghệ là rất cần thiết. Các công nghệ sản xuất gạch nung
ít gây ơ nhiễm khơng khí là lị Hoffman, lò nung liên tục kiểu đứng (VSBK),
lò Habla, lò đốt trấu kiểu Thái Lan, lò Tuynel. Việc phát triển gạch không
nung là một nhu cầu tất yếu ở xã Long Giang nói riêng và cả nƣớc nói chung
vì rất nhiều lợi ích của nó nhƣ: sản xuất gạch khơng nung không sinh ra chất

gây ô nhiễm (CO, HF, bụi,…), không sử dụng nguyên liệu đất sét, có thể tận
dụng phế phẩm ở những ngành khác.
10


Một nghiên cứu đã tính tốn và so sánh sự khác biệt về khí nhà kính
phát thải và chi phí sản xuất trên từng loại cơng nghệ; tìm ra loại hình cơng
nghệ sản xuất gạch tối ƣu về kinh tế lẫn môi trƣờng; đề xuất chọn lựa đầu tƣ
công nghệ giảm ô nhiễm môi trƣờng và hiệu quả kinh tế (Lê Hồng Vân, 2012).
2.1.3. Tổng quan về huyện Chợ Mới và xã Long Giang.
2.1.3.1. Chợ Mới

Chợ Mới là vùng đất cù lao đƣợc bao bọc bởi sông Tiền, sông Hậu và
sơng Vàm Nao, có 2 cù lao là cù lao Ông Chƣởng và cù lao Giêng. Chợ Mới
giáp ranh với TP. Long Xuyên, các huyện Châu Thành, Châu Phú, Phú Tân
(An Giang); TP. Cao Lãnh, các huyện Thanh Bình, Lấp Vò (Đồng Tháp).
Huyện Chợ Mới gồm 16 xã: Kiến An, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông,
Nhơn Mỹ, Long Giang, Long Điền A, Long Điền B, Tấn Mỹ, Mỹ Hiệp, Bình
Phƣớc Xuân, Long Kiến, Mỹ An, An Thạnh Trung, Hội An, Hòa Bình, Hịa
An và hai thị trấn Chợ Mới và thị trấn Mỹ Luông.
Về kinh tế: tổng sản phẩm của huyện (GRDP) ƣớc đạt 7.211,06 tỷ đồng
(giá so sánh), tăng 15,67% so cùng kỳ; trong đó khu vực 1 tăng 1,82%, khu
vực 2 tăng 16,9%, khu vực 3 tăng 18,3%. Về cơ cấu kinh tế: khu vực 1 chiếm
18,4% tăng 0,3%, khu vực 2 chiếm 25,7% tăng 0,11% và khu vực 3 chiếm
55,9% giảm 0,41% so cùng kỳ. GRDP bình quân đầu ngƣời đạt 61,2 triệu
đồng/năm, tăng 9,2 triệu đồng so năm 2013 (Kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội huyện Chợ Mới, 2015).
Về tài nguyên, môi trƣờng: trong năm 2014 huyện đã cấp phát đƣợc
609 giấy CN.QSD đất còn tồn đọng theo Kế hoạch 42 của UBND tỉnh; cấp đổi
giấy CN.QSD đất nông nghiệp ở các xã Long Điền A, Long Điền B. Huyện đã

tổ chức rà soát, cắm mốc 100 khu đất công, đất bãi bồi ở các xã, thị trấn,…
Xây dựng bảng giá đất năm 2015 áp dụng trong thời gian 05 năm (2015 2019); Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất (2013 2015) của 16 xã, 02 thị trấn,...; tổ chức trám lấp đƣợc 23/60 giếng khoan hƣ
hỏng, không còn sử dụng. Cải tạo và nâng cấp 02 bãi chôn lấp rác Mỹ Hội
Đông và Kiến Thành. Kiểm tra phát hiện và xử lý 78 trƣờng hợp vi phạm
trong lĩnh vực môi trƣờng, sử dụng đất không đúng mục đích, hủy hoại đất
(Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Chợ Mới, 2015).
Về Công nghiệp - TTCN, xây dựng: Tình hình sản xuất cơng nghiệp tiểu thủ cơng nghiệp năm 2014 vẫn cịn gặp khó khăn. Tổng giá trị sản xuất
trong năm đạt 3.615,7 tỷ đồng (giá so sánh) tăng 14,59% so cùng kỳ. Một số
ngành có giá trị tăng khá nhƣ: xay xát, lau bóng gạo, điện thƣơng phẩm, cơ khí
sản xuất và sửa chữa, sản xuất gạch,... Các hoạt động khuyến công tiếp tục
11


thực hiện, đến nay huyện đã giải ngân cho 657 cơ sở công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp với số tiền 165 tỷ đồng. Riêng từ nguồn vốn ngân sách huyện uỷ
thác cho Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giải ngân cho 147 dự án với
số tiền 2,1 tỷ đồng cho vay hỗ trợ phát triển làng nghề theo chủ trƣơng của
huyện; đồng thời phát triển thêm 115 cơ sở mới với số vốn ban đầu là 35,5 tỉ
đồng, giải quyết việc làm cho 458 lao động. Ngoài ra, tỉnh đã hỗ trợ mua sắm
thiết bị sản xuất cho 26 cơ sở làng nghề với số tiền 455,5 triệu đồng (theo
Quyết định 31 và 1996 của UBND tỉnh An Giang) (Kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội huyện Chợ Mới, 2015)
2.1.3.2. Khái quát về điều kiện tự nhiên, thực trạng kinh tế - xã hội – môi trường
xã Long Giang

a. Đặc điểm điều kiện tự nhiên
a.1. Đặc điểm địa lý
Long Giang là xã cù lao giáp rạch Ông Chƣởng, cách trung tâm huyện
(thị trấn Chợ Mới) khoảng 16 km. Diện tích tự nhiên của xã là 1.873,09 ha,
chiếm 5,07% diện tích tự nhiên của tồn huyện. Trong đó, cơ cấu sử dụng đất

của xã, đất nơng nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao đến 81,09%.
Địa giới hành chính của xã đƣợc xác định nhƣ sau: phía Đơng giáp xã
Long Kiến; phía Nam giáp xã Nhơn Mỹ; phía Tây giáp xã Mỹ Hòa Hƣng Thành phố Long Xuyên (ngăn cách bởi sơng Hậu); phía Bắc giáp xã Long
Điền B và xã Kiến Thành.
Trung tâm hành chính xã đƣợc đặt trên tuyến đƣờng liên xã dọc theo
rạch Ông Chƣởng. Đây là trục giao thông huyết mạch cho sự giao thƣơng, vận
chuyển của xã với các địa bàn lân cận. Dân số toàn xã năm 2015 là 18.421
nhân khẩu với 4.802 hộ, mật độ dân số là 938 ngƣời/km2. Toàn xã đƣợc chia
thành 10 ấp gồm: Long Hòa, Long Thuận, Long Mỹ 1, Long Mỹ 2, Long
Quới, Long Thành, Long Phú, Long Thạnh 1, Long Thạnh 2 và Long Hƣng.

12


Hình 2. 1. Bản đồ vị trí xã Long Giang
a.2. Địa hình, địa mạo
Xã có địa hình tự nhiên bằng phẳng, cao độ trung bình từ 0,8 - 3,33 m,
phần lớn diện tích là đất nơng nghiệp với độ chênh nhau, độ nghiêng khơng
đáng kể.
Địa chất mang tính phổ biến của huyện nói riêng và của vùng ĐBSCL
nói chung là nền đất yếu, cƣờng độ chịu lực, chịu tải kém nên khi xây dựng
các cơng trình kiên cố phải có các biện pháp xử lý, gia cố nền móng một cách
phù hợp (Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, Kế hoạch sử dụng đất (2013 2015) xã Long Giang).
a.3. Khí hậu, thủy văn
Khí hậu: Xã có khí hậu đặc trƣng chung của tồn vùng là nhiệt đới gió
mùa với nền nhiệt cao và ổn định, lƣợng mƣa tƣơng đối lớn và phân bố theo
mùa. Trong năm chia thành hai mùa rõ rệt: Mùa mƣa bắt đầu từ thánh 5 đến
tháng 11. Mùa nắng bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 27 oC, trung bình cao nhất đạt 28,3 oC và
thấp nhất đạt 25,5 oC. Gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, gió

mùa Đơng Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, tốc độ gió trung bình đạt
khoảng 3 m/giây. Xã Long Giang nói riêng và huyện Chợ Mới nói chung
khơng có bão. Vào đầu mùa mƣa đơi khi có lốc xốy.
Thủy văn: cũng nhƣ các xã khác trên địa bàn toàn huyện, chế độ nƣớc
trên các kênh rạch của xã phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ thủy văn trên sông
13


×