Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

đánh giá tác động của việc khai thác quặng đến sinh kế của người dân ở xã cẩm hòa-huyện cẩm xuyên-tĩnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.97 KB, 42 trang )

PHẦN I:MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Ngày nay cùng với sự phát triển của quá trình công nghiêp hóa, hiện
đại hóa đất nước, quá trình phát triển kinh tế-xã hội luôn gắn liền với quá trình
khai thác tài nguyên thiên nhiên. Theo thời gian, không gian và trình độ khoa
học kỹ thuật mà mức độ khai thác tài nguyên có sự khác nhau. Những năm trở
lại đây hoạt động khai thác khoáng sản đang trở thành một tiềm năng kinh tế của
nhiều vùng trong cả nước, hoạt động này đang đem lại một nguồn thu đáng kể
cho địa phương và nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đó quá trình khai thác khoáng
sản (quặng) cũng đặt ra những vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm vì nó liên quan
đến hoạt động sống của con người như: việc làm, nơi ở, phong tục tập quán và
môi trường xã hội. Hơn nữa khoáng sản là tài nguyên có hạn và không thể phục
hồi nên việc khai thác với mức độ lớn và không có quy hoạch cụ thể đang làm
cho tài nguyên ngày càng cạn kiệt, môi trường ngày càng xuống cấp. Đồng thời
khai thác tài nguyên cũng tác động rất lớn tới hoạt động sinh kế của người dân
địa phương, tùy theo mức độ và quy mô khai thác mà tác động này có mức độ
ảnh hưởng khác nhau tới hoạt động sản xuất của người dân trong vùng. Nhìn
chung hoạt động khai thác khoáng sản (quặng) cũng có phần tích cực nhưng
cũng có phần tiêu cực tới đời sống, hoạt động sản xuất của người dân cũng như
môi trường sinh thái.
Hà Tĩnh là một tỉnh ở phía Bắc Trung Trung Bộ, giàu tiềm năng về tài
nguyên khoáng sản đặc biệt là quặng ti tan, trong đó xã Cẩm Hòa- huyện Cẩm
Xuyên là một xã có trữ lượng quặng lớn nhất ở Hà Tĩnh. Cẩm Hòa là một xã
thuộc vùng đồng bằng ven biển mang tính chất thuần nông với hoạt động sản
xuất nông nghiệp chiếm ưu thế, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Trong những năm gần đây với lợi thế thiên nhiên ban tặng về tài nguyên khoáng
sản (quặng) địa phương đã tiến hành khai thác và sử dụng. Thực tế hiện nay
quặng đang là loại sản phẩm công nghiệp có giá trị kinh tế cao, khách hàng trong
và ngoài nước hết sức ưa chuộng. Khai thác chế biến quặng đang là ngành công
1
nghiệp mũi nhọn của Tỉnh góp phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa,


hiện đại hóa trong những năm sắp tới. Hoạt động này cũng đã góp một phần
đáng kể vào việc phát triển kinh tế của địa phương.Tuy vậy, hoạt động này vẫn
chưa đựoc quản lý và khai thác một cách có hiệu quả.
Nhận thấy rằng sự tác động của quá trình khai thác khoáng sản (quặng)
ảnh hưởng rất lớn tới đời sống của các nông hộ, song các nghiên cứu về vấn đề
này lại còn rất hạn chế. Trong khi đó, yêu cầu về sự phát triển kinh tế cho các
vùng khai thác khoáng sản (quặng) là thực sự cần thiết. Hơn thế nữa,việc xem
xét tác động của việc khai thác quặng đến hoạt động sinh kế của người dân sẽ
cho chúng ta có thêm thông tin về hiệu quả của việc khai thác quặng. Với những
lý do trên chúng tôi đã chọn đề tài “Đánh giá tác động của việc khai thác
quặng đến sinh kế của người dân ở xã Cẩm Hòa-Huyện Cẩm Xuyên-Tĩnh
Hà Tĩnh” làm đề tài báo cáo tốt nghiệp.
1.2.Mục tiêu của đề tài
1.2.1.Mục tiêu chung
Tìm hiểu thực trạng hoạt động khai thác quặng và đánh giá tác động của
nó tới sinh kế của người dân đồng thời đưa ra một số giải pháp phù hợp.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể.
-Tìm hiểu đặc điểm tự nhiên – kinh tế xã hội xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm
Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
-Tìm hiểu thực trạng hoạt động khai thác quặng ở xã Cẩm Hòa, huyện
Cẩm Xuyên,tỉnh Hà Tĩnh.
-Đánh giá tác động của hoạt động khai thác quặng đấn sinh kế của người
dân xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh.
-Đề xuất một số giải pháp nhằm định hướng khai thác quặng một cách
hợp lý.
2
PHẦN II:TỔNG QUAN NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý luận trong phương pháp tiếp cận sinh kế bền vững.
Theo định nghĩa từ điển, cho rằng sinh kế là một cách để sống, không
đồng nghĩa với thu nhập.[2, 2]

Theo Cục phát triển quốc tế DFID (1999): Một sinh kế có thể được miêu
tả như là một sự tập hợp các nguồn lực và khả năng mà con người có được kết
hợp với những quyết định và hoạt động mà họ thực hiện để kiếm sống và đạt
được các mục tiêu và ước nguyện của họ. Theo đó các nguồn lực mà con người
có, được xem là vốn hay tài sản sinh kế gồm 5 loại cơ bản sau: [2, 3]
Vốn con người bao gồm: Sức khỏe, dinh dưỡng, giáo dục, kiến thức và kỹ
năng, khả năng làm việc, khả năng thích ứng. Vốn con người là yếu tố quan
trọng, quyết định khả năng sử dụng và quản lý các nguồn vốn khác.
Vốn tự nhiên gồm tài nguyên tái tạo được và không tái tạo được: đất đai,
cát sạn, nước, động vật, khoáng sản. Nguồn vốn này được coi là nguồn tài
nguyên môi trường được người dân sử dụng để tạo phương tiện kiếm sống.
Thường có sự tương tác giữa nguồn lực cá nhân/hộ và nguồn lực của cộng đồng
hoặc nhà nước.
Vốn xã hội chỉ mối quan hệ qua lại trong cộng đồng và giữa các hộ dựa
trên niềm tin đến từ các mối ràng buộc xã hội, có thể là một mạng lưới hoặc mối
quan hệ giữa các cá nhân.
Vốn vật chất được tạo ra bởi tiến trình sản xuất kinh tế bao gồm: hạ tầng
cơ sở như vận chuyển, đường xá, xe cộ, nơi sống an toàn, nước, năng lượng,
công cụ và thiết bị phục vụ sản xuất, giống, phân bón, công nghệ truyền thống…
Vốn tài chính: có đặc điểm riêng đó là bằng tiền mặt, vốn này có thể được
dự trữ ở nhiều dạng khác khi thiếu vắng thị trường tài chính. Các loại vốn tài
chính: tiền tiết kiệm, những khoản vay từ các nguồn chính thức và phi chính
thức, tiền người thân đi xa gởi về, lương hưu, tiền công nhật…
Các loại vốn này có quan hệ biện chứng với nhau trong quá trình con
người sử dụng. Khi một loại vốn thay đổi sẽ kéo theo các lại vốn khác thay đổi
theo. Vì vậy ở đề tài này, chúng tôi đi sâu nghiên cứu sự thay đổi các nguồn vốn
3
để thấy được sự thay đổi các hoạt động sản xuất cũng như trong chiến lược sinh
kế của người dân.
Chiến lược sinh kế là những quyết định trong việc lựa chọn, kết hợp, sử

dụng các nguồn vốn sinh kế của người dân, để kiếm sống cũng như đạt được
mục tiêu và ước vọng của họ. Những lựa chọn và quyết định của người dân cụ
thể là: Quyết định đầu tư vào loại nguồn lực vốn hay tài sản sinh kế; Qui mô của
các hoạt động để tạo thu nhập mà họ theo đuổi; cách thức họ quản lý và bảo tồn
các tài sản sinh kế; Cách thức họ thu nhận và phát triển những kiến thức, kỹ năng
cần thiết để kiếm sống; Họ đối phó như thế nào với rủi ro, những cú sốc và
những cuộc khủng hoảng ở nhiều dạng khác nhau; Và họ sử dụng thời gian, công
sức lao động mà họ có như thế nào để làm được những điều trên
Những mục tiêu và ước nguyện đạt được là những kết quả sinh kế, đó là
những điều mà con người muốn đạt được trong cuộc sống cả trước mắt và lâu
dài, bao gồm:
+ Đời sống vật chất được nâng cao: Thu nhập cao hơn và ổn định hơn cơ
hội việc làm tốt hơn; Kết quả của những công việc mà người dân đang thực hiện
tăng lên và nhìn chung lượng tiền của hộ gia đình thu được tăng lên.
+ Chất lượng đời sống được nâng cao: Ngoài tiền và những thứ mua được
bằng tiền, người ta còn đánh giá đời sống bằng giá trị của nhữnghàng hóa phi vật
chất khác. Sự đánh giá về đời sống của người dân chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều
các yếu tố. Ví dụ: Căn cứ vào vấn đề giáo dục và y tế cho các thành viên trong
gia đình dược đảm bảo, các điều kiện sống tốt, khả năng tiếp cận các dịch vụ tốt,
sự an toàn của đời sống vật chất và tinh thần.
+ Khả năng tổn thương giảm: Người nghèo luôn phải sống trong trạng thái
dễ bị tổn thương. Do vậy, sự ưu tiên của họ có thể là tập trung cho việc bảo vệ
gia đình khỏi những đe dọa tiềm ẩn, thay vì phát triển tối đa những có hội của
mình. Việc giảm khả năng tổn thương có trong ổn định giá cả thị trường, an toàn
sau các thảm họa tự nhiên, khả năng kiểm soát dịch bệnh, gia súc.
+ An ninh lương thực được củng cố: An ninh lương thực là một vấn đề cốt
lỏi trong sự tổn thương và đói nghèo. Việc tăng cường an ninh lương thực có thể
4
được thực hiện thông qua đảm bảo khả năng tiếp cận nguồn tài nguyên đất, nâng
cao ổn định thu hoạch mùa màng, đa dạng hóa sản xuất và tăng việc làm phi

nông nghiệp…
Sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên : Sử dụng môi trường là mối quan
tâm lớn mang ý nghĩa quan trọng và hỗ trợ cho các kết quả sinh kế khác.
Với quan điểm về chiến lược sinh kế như trên, có thể đánh giá được trình
độ lao động của mỗi nông hộ hay mỗi vùng và ngược lại căn cứ vào trình độ lao
động mà chúng ta có thể tiến hành xây dựng các chiến lược sinh kế cho phù hợp.
Vì thế mà trong đề tài này chúng tôi cũng đã sử dụng quan điểm chiến lược sinh
kế để áp dụng trong quá trình phân tích và nghiên cứu.
Sinh kế con người phụ thuộc vào lượng và chất lượng của những nguồn
vốn mà họ có hoặc có thể tiếp cận. Một sinh kế được xem là bền vững khi con
người có thể đối phó và phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có thể
duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà
không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Các thành tố của một sinh kế có mối quan hệ nhân quả và chiến lược sinh
kế của con người chịu sự tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Điều này được thể
hiện trong khung phân tích sinh kế dưới đây.
Khung phân tích sinh kế của DFID:
5
Bối cảnh tổn thương đề cập đến phạm vi người dân bị ảnh hưởng và
bị lâm vào các loại cú sốc (mùa màng thất thu, lũ lụt, hạn hán, sâu bệnh, xung
đột, lâm bệnh). Xu hướng gồm cả xu hướng kinh tế-xã hội, môi trường(xu hương
tăng dân số. Xu hướng phát triển kinh tế, xu hướng tài nguyên suy giảm) và sự
dao động (dao động về giá cả thị trường, dao động về việc làm,…)
Các chính sách thể chế bao gồm: cá chính sách, luật lệ và những
hướng dẫn của nhà nước, những cơ chế, luật tục và phong tục của cộng đồng các
cơ quan, tổ chức và dịch vụ nhà nước cũng như tư nhân, có những tác động lên
các tài sản và chiến lược của sinh kế. Đây là một phần quan trọng trong khung
phân tích sinh kế bền vững vì nó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với các nguồn
lực sinh kế, những chiến lược sinh kế, lợi ích của người dân khi thực hiện hoặc
đầu tư một số hoạt động sinh kế nhất định. Ngoài ra, đây còn là những yếu tố tác

động lên cả các mối quan hệ để đạt được những điều kiện sống tốt nhất.
Khung phân tích sinh kế là một công cụ được sử dụng đế áp dụng cách
tiếp cận sinh kế bền vững. Đây là cách tiếp cận lấy con người làm trung tâm
đồng thời cố gắng tìm hiểu những vấn đề kinh tế xã hội và quản lý các nguồn tài
Ngư
ời
nghè
o
P
Chính
sách
Thể chế
Tiến trình
Chiến
lược sinh
kế
Kết quả
sinh kế
P
S
F
H
N
6
Hoàn cảnh
tổn
thương
Sốc
Tính thời
vụ

Xu thế
Thay đổi
nguyên thiên nhiên từ góc nhìn thông qua con người. Nó giúp nhà nghiên cứu
xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sinh kế của con người.
Theo khung phân tích sinh kế này, tiếp cận nghiên cứu sinh kế bắt đầu
bằng việc phân tích các chiến lược sinh kế của con người, xem xét chiến lược đó
thay đổi qua thời gian do ảnh hưởng của bối cảnh và chính sách, thể chế như thế
nào. Phân tích sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng giữa các nhóm hộ khác nhau
trong cộng đồng và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ
trong các chương trình của nhà nước. Phương pháp tiếp cận này đặc biệt chú ý
đến việc lôi cuốn người dân tham gia và tôn trọng ý kiến của họ đồng thời đưa ra
những giải pháp nhằm hỗ trợ người dân đạt được các mục đích sinh kế . [4]
Do khung phân tích sinh kế có tác dụng rất lớn đối với các nghiên cứu
sinh kế, nên chúng tôi vào nghiên cứu tác động của hoạt động khai thác quặng
ảnh hưởng tới đời sống của người dân trong bối cảnh thay đổi các điều kiện sống
và chính sách xã hội.
2.2.Tình hình khai thác quặng ở Việt Nam và tại Hà tĩnh
2.2.1.Tình hình KTQ ở Việt Nam
Theo kết quả điều tra, thăm dò địa chất, cho tới nay đã phát hiện 59 mỏ và
điểm quặng titan, trong đó có 6 mỏ lớn có trữ lượng từ 1 đến 5 triệu tấn, 8 mỏ
trung bình có trữ lượng > 100.000 tấn và 45 mỏ nhỏ và điểm quặng. [3]
Xét về tổng thể, Tài nguyên trữ lượng quặng titan – zircon của Việt Nam
không nhiều, chiếm khoảng 0,5% của thế giới. Nhưng đủ điều kiện để phát triển
ngành titan đồng bộ từ khâu khai thác và chế biến sâu với quy mô công nghiệp
không lớn, đáp ứng nhu cầu trong nước, thay nhập khẩu, có hiệu quả hơn nhiều
so với xuất khẩu quặng tinh và nhập khẩu pigment, ilmenhit hoàn nguyên và
zircon mịn ngay trước mắt và lâu dài cho các ngành công nghiệp.
Do thuận lợi về mặt tài nguyên, công nghệ và thiết bị đơn giản và có thể tự
chế tạo trong nước, vốn đầu tư không lớn, có thị trường, lợi nhuận cao cho nên
khai thác, chế biến và xuất khẩu quặng titan Việt Nam đang phát triển. Ngành

Titan hoạt động với giá trị xuất khẩu quặng tinh titan 20-30 triệu USD/năm, có
7
hiệu quả kinh tế đáng kể, đặc biệt có ý nghĩa kinh tế xã hội với nhiều địa phương
suốt dọc ven biển từ Bình Thuận đến Tuyên Quang.
Vấn đề về khai thác quặng đã diễn ra khá mạnh mẽ trong những năm vừa
qua, tuy nhiên việc khai thác quặng cũng chưa được quản lý chặt chẽ và nghiêm
khắc, mặc dù vậy nó vẫn đóng góp phần nào đó cho đời sống cộng đồng tham
gia vào khai thác quặng.
Trong tháng 10/2006, các đơn vị trong tỉnh Quảng Bình đã khai thác được
sản lượng quặng ti tan đạt mức 1000 tấn, đưa tổng số quặng ti tan khai thác trong
năm lên 3.200 tấn. Tất cả quặng ti tan khia thác đều được xuất khẩu, với giá bán
một tấn quặng ti tan ở cửa khẩu móng cái là 750 USD, mang lại giá trị kim
ngạch xuất khẩu ti tan cho tỉnh Quảng Bình. Năm 2005 công ty Cổ Phần Khoáng
sản Thừa Thiên Huế xuất khẩu 30 nghìn tấn quặng titan, đạt doanh thu 120 tỷ
đồng .[6]
Xí nghiệp Thanh niên Cửa hội ( Vinh- Nghệ An ) là đơn vị có quy mô nhỏ,
nhưng năm 2005 đã đầu tư thiết bị, ổn định dây chuyền sản xuất, đưa công suất
từ 2000 tấn/năm lên 7000 tấn/năm, đa dạng hóa ngành nghề, đồng thời ổn định
dược thị trường tiêu thụ và không ngừng nâng cấp cải tạo, xây dựng mới cơ sở
vật chất. Điểm nổi bật là, sau khi khai thác xong xí nghiệp đã tiến hành hoàn thổ
mặt bằng và trồng cây xanh, đến nay đã thành rừng lớn ven biển.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, do quản lý không chặt chẽ, và lợi
dụng hình thức “khai thác tận thu” đơn vị khai thác và chế biến quặng titan, chỉ
đầu tư nửa vời, tách được Ilmenhít, phần còn lại giàu zircon rutin và momazít
được bán ra nước ngoài ở dạng thô, trong đó có cả các đơn vị không đủ khả
năng, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý, khai thác bừa bãi bất hợp
pháp, “nhảy cóc” gây lãng phí tài nguyên, gây tác động xấu đến môi trường, gây
tình trạng tranh chấp trong sản xuất và thị trường. Chế biến quặng tinh và nghiền
mịn zircon mới được thực hiện ở số ít doanh nghiệp khai thác và chế biến quặng
titan.

Tỉnh Tuyên Quang đã tổ chức lực lượng truy quét, nhằm xóa bỏ các điểm
khai thác quặng khá mạnh, nhưng do địa bàn rộng, lực lượng chủ yếu chỉ dựa
8
vào Đội Thanh tra liên ngành của tỉnh rất ít ỏi. Trong khi đó, chính quyền địa
phương thì chưa thực sự vào cuộc, nên tình trạng người dân đi đào quặng trái
phép không mấy thuyên giảm. Mới đây, ngày 2/1/2007, Đội Thanh tra liên
ngành tỉnh Tuyên Quang đã phát hiện một điểm khai thác quặng thiếc trái phép
với quy mô lớn với 25 giếng khai thác tại xóm Vực Vại 2, xã Phú Lâm (huyện
Yên Sơn). Khi bị phát hiện đã có khoảng từ 40 đến 50 đối tượng, chủ yếu là
người dân tộc Cao Lan tại chỗ. Điều đặc biệt là trong lúc Đội Thanh tra lập biên
bản hiện trường thì vẫn có khoảng 10 đối tượng trốn trong các giếng chui lên,
nhưng lực lượng công an và chính quyền sở tại đã không bắt giữ mà còn làm ngơ
cho các đối tượng này bỏ chạy, mặc dù lúc này có mặt cả Phó Chủ tịch UBND
huyện Yên Sơn. Được biết, trong năm 2006 đã có 2 người bị chết tại điểm khai
thác khoáng sản Vực Vại 2, nhưng vì lợi nhuận, nên người dân nơi đây đã bất
chấp mạng sống của mình vẫn ngang nhiên khai thác [7]
Tóm lại, có thể đánh giá hiện trạng công nghệ khai thác và tuyển quặng
titan ở Việt Nam như sau:
Ngành Titan Việt Nam đã làm chủ hoàn toàn được công nghệ khai thác và
tuyển quặng titan, các chỉ tiêu kinh tế – kỹ thuật đạt mức tiên tiến của khu vực và
thế giới, thu được các quặng tinh riêng rẽ, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Thiết bị cho công nghệ tuyển và phụ trợ hoàn toàn có thể sản xuất trong
nước với chất lượng khá tốt và giá thành rất cạnh tranh về thiết bị khai thác chỉ
nhập thiết bị xúc bốc như máy đào, gạt, ôtô vận tải. Tuy nhiên, hiện nay nước ta
chưa có công nghệ chế biến sâu quặng titan.
Ngành Titan phát triển thiếu quy hoạch, mất cân đối, chưa có công nghệ chế
biến sâu, hiện nay đang phải xuất quặng tinh, nhưng đang phải nhập khẩu các
chế phẩm từ quặng titan cho nhu cầu trong nước với mức độ tăng.
Hoạt động khai thác quặng đã đóng góp một phần doanh thu đáng kể cho
địa phương, đồng thời sử dụng nguồn lao động tại chỗ, giải quyết việc làm cho

người dân. Tuy nhiên bên cạnh đó nạn khai thác quặng trái phép vẫn thường
xuyên diễn ra như ở Tuyên Quang cái lợi từ khai thác quặng trái phép đem lại lợi
cho “quặng tặc” khá cao, do đó đã tạo ra làn sóng khai thác quặng trái phép trên
9
địa bàn tỉnh Tuyên Quang; tình trạng “ quặng tặc“ khai thác quặng trái phép đã
phổ biến ở cả 6/6 huyện, thị xã trong tỉnh. Vì thế, một số người ở các xã Tràng
Đà, Nông Tiến ( thị xã Tuyên Quang), Tân Long ( huyện Yên Sơn) dùng xe máy
lên các mỏ quặng để mua buôn quặng kẽm, rồi về bán lại cho các "đại lý" ở thị
xã Tuyên Quang với giá bình quân từ 2.500 đến 3.000 đồng/kg; Sau đó số quặng
này được vận chuyển đưa lên bán tại các cửa khẩu Lào Cai, Hà Giang với giá
khoảng 9.000 đồng/kg (quặng kẽm). Do có lãi cao, nên người người đua nhau đi
đào, vận chuyển và buôn bán quặng trái phép. Ở Đỉnh Mười - Ba Xứ ( huyện
Yên Sơn), lúc cao điểm lượng người đi đào quặng kẽm trái phép lên tới cả ngàn
người. Có 20% số dân xã Kiến Thiết đã tham gia đào quặng kẽm trái phép, còn
lại là người dân của các xã lân cận, hoặc người của tỉnh Thái Nguyên, Yên Bái
và Vĩnh Phúc sang xã này đào bới quặng. Mỗi ngày, họ khai thác vận chuyển
hàng chục tấn quặng kẽm. Họ ngang nhiên vào rừng của dân để đào hố tìm
quặng và làm lán ăn, nghỉ ngay tại rừng. Có bãi quặng chỉ chừng 1.000 m2 mà
có tới từ 40 đến 50 lò khai thác quặng kẽm với hàng trăm cái hố đào quặng sâu
hút hút, băm nát một vùng đất. Hàng chục hộ dân đã rủ nhau lên Đỉnh Mười - Ba
Xứ ( huyện Yên Sơn) để khai thác quặng kẽm, nhằm kiếm thêm ít tiền để cải
thiện đời sống. Hầu hết số quặng kẽm khai thác tại Đỉnh Mười- Ba Xứ đều được
vận chuyển qua địa bàn xã Tân Tiến (huyện Yên Sơn). Xe chở quặng đi đến đâu
là đường sá hư hỏng nặng đến đó.[7]
2.2.2.Tình hình khai thác quặng tại Hà Tĩnh.
Xét về lợi thế tiềm năng thì Hà Tĩnh có tiềm năng rất lớn về khoáng sản
đặc biệt là quặng Titan chiếm 1/3 trữ lượng Titan của cả nước, được phân bổ rải
rác ven vùng biển của Hà Tĩnh từ Huyện Kỳ Anh đến Huyện Thạch Hà.
Trước năm 1993 khi liên doanh Austinh chưa ra đời trên địa bàn Hà Tĩnh
có hơn 20 đơn vị tổ chức thu mua, chế biến tinh quặng xuất khẩu. Hầu hết các

đơn vị đều tổ chức thu mua quặng do dân đào bới, tuyển rửa khai thác ít ỏi, lộn
xôn,việc tranh mua bán diễn ra trên tất cả các mỏ chính. Vì vậy mà quặng bị đào
bới nham nhở suốt từ vùng Kỳ Khang thuộc huyện Kỳ Anh đến xã thạch hội
10
thuộc huyện Thạch Hà. Việc khai thác không có kế hoạch đã làm cho môi trường
sinh thái ở đây bị biến động đáng kể.[6]
Tháng 8/1993 Liên doanh độc quyền thăm dò, khai thác chế biến nên công
tác khai thác có ổn định hơn. Song số lượng khoáng vật nặng mua của dân cũng
chiếm 50-60% nhằm mục đích đạt kế hoạch chế biến và có đủ số lượng quặng
Inmenite để xuất khẩu. Từ đó mà tất cả các mỏ đều khai thác dở dang.
Từ năm 1995 trở đi việc khai thác quặng của người dân trong xã bị chấm
dứt. UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định thành lập “Công ty khai thác chế biến
xuất khẩu Titan Hà Tĩnh” được nhà nước cấp giấy phép khai thác mỏ.
Tác động của hoạt động KTQ đến kinh tế - xã hội.
Từ khi công ty khai thác chế biến xuất khẩu Titan ra đời đã thu hút hàng
ngàn công nhân từ các địa phương trong khu vực khai thác. Quá trình thực hiện
khai thác, lớp công nhân được tuyển dụng sẽ được đào tạo, trang bị kiến thức
nhằm đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật đề ra. Việc đào tạo này đã giúp cho họ
thêm phần hiểu biết về xã hội, trình độ sản xuất kỹ thuật được nâng cao. Mức
sống của người dân trong khu vực này ngày càng được nâng cao, ngoài mức thu
nhập bằng sản xuất hoa màu trên đồng ruộng, nay họ còn được thu nhập thêm do
tham gia vào hoạt động KTQ. Sản xuất phát triển, đời sống của nhân dân được
nâng cao, giao lưu xã hội rộng rãi, đó là tác động tích cực của hoạt động KTQ
đến nền kinh tế văn hóa địa phương.
Hoạt động của Hiệp hội ti tan đã góp phần thúc đẩy công nghiệp các tỉnh,
trong đó có khai thác và chế biến ti tan phát triển mạnh. Các doanh nghiệp khai
thác chế biến titan đã tạo ra công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đóng góp
vào ngân sách địa phương, vào chương trình xoá đói giảm nghèo (điện, đường,
trường trạm) cho bà con nghèo vùng cát, làm thay đổi cuộc sống của người dân.
Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh đã đầu tư hàng chục tỷ đồng

để di dời 215 ngôi nhà đến khu ở mới, đã quy hoạch hạ tầng cơ sở khá khang
trang: xây 50 nhà mẫu giáo, làm 26 km đường nhựa, 50 km đường liên xã, 36
trạm hạ thế, hàng chục đường điện 35 KV, xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ người
11
nghèo, người có công cách mạng, nuôi dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mua
sách vở cho các cháu học sinh nghèo học giỏi.[5]
Từ những đặc điểm nổi bật có lợi như đã nêu ở trên, song mặt hạn chế của
hoạt động KTQ cũng cần được chú ý ví dụ như các căn bệnh xã hội gây ra cho
người dân ở vùng đó: bệnh bụi phổi, bệnh ung thư…ngoài ra có thể đột biến
bệnh phát sinh do các thành phần phóng xạ gây ra.
12
PHẦN III: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU
3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên đối tượng nông hộ để tìm hiểu những tác động
của KTQ đến sinh kế người dân.
3.2.Nội dung nghiên cứu
3.2.1.Thực trạng hoạt động khai thác quặng tại địa bàn nghiên cứu
+ Lịch sử và quá trình phát triển của hoạt động khai thác quặng tại địa bàn
nghiên cứu.
+ Quy mô của hoạt động khai thác quặng tại địa bàn nghiên cứu.
3.2.2. Tác động của hoạt động khai thác quặng tới sinh kế của người dân
ở địa bàn nghiên cứu.
+ Sự tác động về mặt con người :
+ Sự tác động về mặt tự nhiên
+ Sự tác động về mặt xã hội
+ Sự tác động về mặt tài chính
+ Sự tác động về mặt vật chất
3.3.3. Các vấn đề tồn tại của KTQ đối với đời sống của người dân.
3.3.4.Giải pháp định hướng cho việc khai thác quặng:

3.3.Phạm vi nghiên cứu
 Về không gian
Đề tài được thực hiện trong phạm vi một xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm
Xuyên
 Về thời gian
Đề tài được tiến hành từ tháng 01/2007-7/5/2007
3.4.Phưong pháp nghiên cứu
3.4.1.Chọn điểm nghiên cứu
Điểm nghiên cứu mà chúng tôi chọn ở đây là 3 thôn: Phú Hòa, Mỹ Hòa,
Bắc Hòa nằm trong vùng khai thác quặng, thuộc xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm
13
Xuyên. Đây là khu khai thác quặng đã được hình thành hơn mười năm, hoạt
động sinh kế ở đây đã được ổn định.
3.4.2.Thu thập số liệu
3.4.2.1.Thu thập số liệu thứ cấp
-Thu thập số liệu thứ cấp tại xã thông qua báo cáo tổng kết năm 2006, tạp
chí, các số liệu thống kê về lưu trữ đất đai, dân số, cơ sở hạ tầng của cả xã Cẩm
Hòa, huyện Cẩm Xuyên.
Thu thập các thông tin thông qua các báo cáo, sổ hộ khẩu của các hộ ở các
thôn của xã
Thu thập các thông tin về hoạt động KTQ ảnh hưởng đến môi trường sinh
thái thông qua báo cáo của xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên
Thu thập thông tin qua bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn
3.4.2.2.Thu thập số liệu sơ cấp
 Chọn mẫu điều tra
Chúng tôi tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên trong 35 hộ gồm khá, trung
bình, nghèo.
Cách tiến hành chọn hộ như sau:
Hộ khá chiếm 8,57% tương ứng 3 hộ.
Hộ trung bình chiếm 51,43% tương ứng 18 hộ.

Hộ nghèo chiếm 40% tương ứng 14 hộ.
 Phương pháp
- Phương pháp phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi cấu trúc và bán cấu trúc
để thu thập thông tin của các hộ dân
- Phương pháp quan sát các hoạt động sản xuất và KTQ của người dân
địa phương để tìm hiểu thêm những nội dung có liên quan.
- Phương pháp phỏng vấn sâu những người am hiểu: Chủ tịch xã, phó
chủ tịch xã, Ban phụ trách hoạt động KTQ.
3.4.3.Phân tích số liệu
Số liệu được xử lý và phân tích bằng phần mềm Excel
14
PHẦN IV:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1.Đặc điểm tự nhiên - kinh tế xã hội xã Cẩm Hòa
4.1.1. Vị trí địa lý: Cẩm Hòa là một xã thuộc vùng đồng bằng ven biển
nằm về phía đông bắc của huyện Cẩm Xuyên, cách trung tâm thị trấn Cẩm
Xuyên 10km về phía đông bắc và cách trung tâm thị xã Hà Tĩnh 20km về phía
đông nam
Phía tây bắc giáp xã Thạch Hội huyện Thạch Hà
Phía đông bắc giáp biển đông
Phía đông nam giáp xã Cẩm Dương huyện Cẩm Xuyên.
Phía tây nam giáp xã Cẩm Yên, huyện Cẩm Xuyên.
4.1.2.Khí hậu, thời tiết: Xã Cẩm Hòa có điều kiện khí hậu mang đặc tính
chung của vùng tiểu khí hậu Miền Trung .Trong năm phân ra hai mùa rõ rệt, mùa
khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, thời kỳ đầu có gió tây nam gây nắng nóng,
nhiệt độ trung bình là

25
0
C, mùa mưa bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau có
gió mùa Đông bắc mang theo không khí lạnh gây mưa dầm gió rét, nhiệt độ bình

quân 19
0
C, thấp nhất 8
0
C.
Tổng lượng mưa trong năm 2000mm nhưng phân tán không đồng đều tập
trung chủ yếu vào tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Do sự phân tán không đồng
đều về lượng mưa và nhiệt độ như trên nên thường xuyên xuất hiện nhiều yếu tố
bất lợi như nắng nóng, hạn hán vào mùa khô và ngập úng vào mùa mưa. Điều đó
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp nói riêng và hoạt động
kinh tê xã hội nói chung của xã.
4.1.3.Đặc điểm về Đất Đai: Đất đai là sản phẩm tự nhiên ban tặng cho
con người là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt
không có gì thay thế được, nó có vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp,
nó là một tài sản không thể thiếu và ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ. Điều
đó cũng có nghĩa là cơ cấu đất đai của mỗi vùng sẽ cho thấy được tiềm năng
kinh tế và trình độ sử dụng đất của mỗi vùng. Chúng tôi đã tiến hành thu thập
các thông tin về đất đai của xã Cẩm Hòa thông qua báo cáo số liệu thứ cấp của
xã. Cơ cấu về các loại đất và diện tích đất đươc thể hiên ở bảng 1.
15
Bảng 1:Tình hình sử dụng đất của xã Cẩm Hòa trước và sau khi có
hoạt động KTQ
Chỉ tiêu Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)
Trước Hiện tại Trước Hiện tại
Diện tích đất tự nhiên 1426,89 1426,89 100 100
I. Đất nông nghiệp 640,75 572,60 44,90 40,13
1.Đất trồng cây hàng năm 264,05 210,30 18,50 14,74
1.1Đất lúa 160,70 145,40 11,62 10,19
1.2.Đất trồng màu 127,95 135,8 8,97 9,52
1.4 Đất trồng cây hàng năm khác 26,33 24,63 1,85 1,726

2.Đất trồng cây lâu năm 52,00 52,00 3,65 3,65
3. Đất có mặt nước NTTS 10,72 10,72 0,75 0,75
II. Đất lâm nghiệp 315,04 315,0 22,08 22,075
1. Rừng tự nhiên 201,44 104,5 14,18 7,32
2. Rừng trồng 113,6 210,5 7,96 14,75
III. Đất chuyên dùng 312,32 393,39 21,89 27,57
1.Đất KTQ 175,80 398,72 12,32 27,94
IV. Đất thổ cư 36,04 36,94 2,52 2,59
V. Đất chưa sử dụng 122,74 108,96 8,60 7,64
1.Đất khác 136,52 94,67 9,57 6,63
2.Đất có khả năng NTTS 18,72 18,72 1,31 1,31
3.Đất chưa sử dụng khác 104,2 90,24 7,30 6,32
(Nguồn: Số liệu VPUBND xã Cẩm Hòa năm 2006)
Từ bảng 1 cho ta thấy được rằng Cẩm Hòa có diện tích đất rất lớn
(1426.89 ha) có tiềm năng phát triển ngư-nghiệp, giàu tiềm năng về tài nguyên
khoáng sản (quặng) có trữ lượng và chất lượng cao. Diện tích đất nông nghiệp
chiếm tỷ lệ cao nhất (640,75ha chiếm 44,91%) cho thấy rằng trước đây đa số
người dân vẫn đang sống dưạ vào hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu.
16
Song hiện nay diện tích đất nông nghiệp đã giảm còn 522,60 ha. Nguyên nhân là
do từ khi có hoạt động khai thác quặng, phần lớn đất nông nghiệp đã đưa vào sử
dụng cho hoạt động khai thác quặng. Về đất lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm
diện tích rừng tự nhiên (trước đây là 201,44 ha còn hiện nay là 104,5 ha) và tăng
diện tích rừng trồng ( từ 113,60ha lên 210,5ha). Bởi vì sau khi khai thác quặng
xong thì có sự hoàn thổ lại mặt bằng cho người dân để trồng rừng và điều này
cho thấy hiện nay công tác trồng và bảo vệ rừng đã được người dân quan tâm và
chú ý.
Hiện nay diện tích đất chuyên dùng tăng (343,39ha) do đất được đưa vào
hoạt động khai thác quặng nhiều (398,72 ha chiếm 27,94%).
Bên cạnh đó chúng ta nhận thấy rằng ở xã có nhiều lợi thế về việc nuôi

trồng thủy sản, tuy nhiên người dân ở đây đã ít quan tâm đến hoạt động này nên
kết quả là diện tích đất mặt nước được sử dụng để nuôi trồng thủy sản còn thấp
(10,72 ha). Qua khảo sát cho thấy hiện nay diện tích đất chưa sử dụng giảm từ
219,68 ha xuống còn 145,96 ha.
Như vậy chúng ta có thể kết luận rằng việc sử dụng đất của xã Cẩm Hòa
trong giai đoạn vừa qua có sự biến đổi lớn song vẫn chưa tận dụng được hết tiềm
năng sẵn có của địa phương, đặc biệt là tiềm năng về đất khai thác quặng. Trong
thời gian tới xã phải có những chính sách, biện pháp thích hợp trong công tác
phân bổ, quy hoạch nhằm sử dụng đất một cách có hiệu quả hơn.
4.1.4.Cơ sở hạ tầng: là hệ thống bao gồm: điện, đường, trường, trạm…Hệ
thống này đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng của xã đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, sinh
hoạt cũng như sản xuất của người dân. Tình hình cơ sở hạ tầng được thể hiện ở
bảng sau:
17
Bảng 2: Điều kiện cơ sở hạ tầng của xã Cẩm Hòa trước và sau KTQ
Chỉ tiêu Đơn vị
Số lượng
Trước
Hiện tại
I.Giao thông Km 28 30
1.Đường nhựa Km 13 13
2.Đường bê tông Km 8 9
3.Đường cấp phối Km 7 8
II.Điện
1.Trạm biến áp Trạm 2 2
2.Đường điện hạ thế Km 8 15
3.Đường điện cao thế Km 4 4
4.Đường cáp điện thoại Km 7 7
IV.Trường học(kiên cố hóa) Phòng 35 38

1.Mẫu giáo Phòng 4 6
2.Tiểu học Phòng 15 15
3.Trung học cơ sở Phòng 16 17
V.Trạm y tế
Số bác sĩ trong trạm
Số y tá
trạm
người
người
1
1
5
1
1
5
VI.Chợ Cái 1 1
VII. Một số công trình khác
1.Nhà văn hóa Nhà 10 10
2.Bưu điện điểm 1 1
3.Loa phóng thanh Cái 26 38
4.Sân vân động Cái 1 1
Nguồn: Số liệu VPUBND xã Cẩm Hòa,2007
Theo bảng trên cho chúng ta thấy được rằng hệ thống cơ sở hạ tầng của xã
chưa thực sự đầy đủ. Hiện tại trên toàn xã có 13 km đường được trải nhựa thuộc
18
vào 3 thôn có hoạt động khai thác quặng là : Bắc Hòa, Phú Hòa, Mỹ Hòa. Có 9
km đường được bê tông hóa nối liền các thôn.
Ở xã có 2 trạm biến áp với tổng công suất 500 KVA nằm ở các khu vực
thôn Mỹ Hòa, Quy Hòa, và 15 km đường hạ thế trải đều trên 10 thôn. Với sự cố
gắng của nhân dân và UBND xá đến nay thì hệ thống điện lưới quốc gia đã đi

đến 10 thôn trong xã với 100% số hộ có điện phục vụ sinh hoạt cũng như sản
xuất. Tuy vậy tình hình khai thác và sử dụng điện còn một số tồn tại như hệ
thống đường dây chưa được nâng cấp kịp thời, công tác quản lý chưa được chặt
chẽ, việc khai thác và sử dụng đều do xã quản lý.
Toàn xã hiện có 38 phòng học tăng so với trước khi có hoạt động KTQ là
8 phòng với số lượng là 582 học sinh cấp II, 785 học sinh cấp I và 246 cháu học
mẫu giáo. Công tác giáo dục đã được nâng cao về chất lượng lẫn số lượng với
nhiều giáo viên giỏi, nhiệt tình với công tác giảng dạy. Trang thiết bị được đầu
tư hàng năm để giúp các em có thể ổn định và nâng cao việc học tập nhằm đạt
hiệu quả trong học tập.
Về y tế có 8 phòng và 8 giường bệnh, có 1 bác sĩ và 5 y tá, hộ lý. Số lượng
bác sĩ còn ít nên đã chưa thực sự đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người
dân nhất là khi có dịch bệnh xảy ra hàng loạt, đồng thời số lượng giường bệnh ít
nên cần phải được đầu tư hơn để người dân có thể tiếp cận và yên tâm khám
chữa bệnh.
Hiện nay toàn xã có 10 nhà văn hóa ở các thôn phục vụ cho các sinh hoạt
cộng đồng, có 38 loa phóng thanh phục vụ chương trình phát thanh cho các thôn.
Theo khảo sát chúng tôi được biết chưong trình phát thanh của xã đa dạng về nội
dung, phát thanh viên được đào tạo nên đã thu hút được sự quan tâm của người
dân địa phương.
Tóm lại cơ sở hạ tầng của xã đã tương đối đầy đủ, tuy nhiên cần phải có
những đầu tư thêm đặc biệt là về y tế và giao thông. Đây là hai yếu tố ảnh hưởng
rất lớn đến đời sống của người dân.
4.1.5.Đặc điểm về nhân khẩu và lao động của xã:
19
Nguồn lao động là yếu tố cần thiết cho mọi quá trình sản xuất, không có
nguồn lao động thì không thể có các hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng như
các hoạt động khác. Tình hình biến động nhân khẩu và lao động của xã thể hiện
ở bảng sau:
Bảng 3: Đặc điểm nhân khẩu và lao động của xã trước và sau KTQ

Chỉ tiêu ĐVT
Số lượng Tỷ lệ(%)
Trước Hiện tại Trước
Hiện
tại
I. Tổng số hộ Hộ 1196 1199 100 100
1.Hộ Nông nghiệp Hộ 753 450 62,96 37,53
2.Hộ Lâm nghiệp Hộ 35 35 2,92 2,19
3.Hộ đánh bắt Thủy sản Hộ 219 40 18,31 3,34
4.Hộ khai thác quặng Hộ - 850 - 70,89
5.Hộ làm dịch vụ Hộ 38 38 3,18 3,17
6.Hộ sản xuất tổng hợp Hộ 121 35 10,12 2,92
II. Tổng nhân khẩu Khẩu 4418 4518 100 100
1.Nam Khẩu 2028 2124 45,90 47,02
2.Nữ Khẩu 2390 2394 54,10 52,99
III. Tổng lao động LĐ 2446 2486 100 100
1. Nam LĐ 1150 1169 47,02 47,02
2.Nữ LĐ 1296 1317 52,98 52,98
IV. Các chỉ tiêu bình quân
1.Bình quân nhân khẩu/ hộ Khẩu 3,69 3,77 - -
2.Bình quân lao động/ hộ Hộ 2,05 2,07 - -
3.Bình quân nhân khẩu/ lao
động
Khẩu 1,8 1,81 - -
Nguồn: Số liệu VPUBND xã Cẩm Hòa, 2007
Từ bảng trên ta cho chúng tôi thấy sau khi có hoạt động KTQ ở xã đãcó
những thay đổi đáng kể về tình hình sản xuất của các hộ và lực lượng lao động.
20
Hiện tại số hộ sản xuất nông nghiệp của xã đang giảm dần so với trước đây từ
753 ( chiếm 62,96%) hộ xuống còn 450(chiếm 37,53%). Sau đó đến các hộ đánh

bắt thủy sản hiện tại 40 hộ(chiếm 3,34%), trong khi đó trước kia là 219
hộ( chiếm 18,31%); hộ sản xuất tổng hợp giảm đi 50% từ 121 hộ xuống còn 65
hộ, trước đây các hộ hầu hết tham gia vào haọt động sản xuất nông nghiệp,
nhưng hiện nay các hộ vừa tham gia sản xuất nông nghiệp vừa tham gia vào hoạt
động khai thác quặng, số hộ tham gia vào hoạt động khai thác quặng đang chiếm
một tỷ lệ khá cao với 850 hộ(chiếm 70,89%), mặc dù ở xã hoạt động khai thác
quặng diễn ra mạnh mẽ thu hút số đông người dân tham gia, nhưng số hộ làm
dịch vụ ở đây khá thấp với 38 hộ (chiếm 3,17%), có thể cho chúng ta thấy được
rằng viêc đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân ở xã chưa cao.
Xét đặc điểm dân số theo giới, ta thấy nữ chiêm tỷ lệ 52,99% cao hơn nam
giới 47,01%.Trong tuổi lao động nữ giới chiếm 52,98%, nam giới chiếm
47,02%. Với cơ cấu về giới như thế nó sẽ ảnh hưởng đến một phần nàp đó chất
lượng lao động vì nữ giới có sức khỏe yếu hơn nam giới, trong khi đó thực tế
cho thấy rằng các công viêc làm ở đây đòi hỏi phải có sức lao động tốt,chính
điều đó đã làm cho phụ nữ không tham gia hoặc ít tham gia vào các công việc
nặng, công việc đi làm thuê, dẫn đến tình trạng lao động nữ thất nghiệp và thiếu
việc làm trong xã gia tăng.
Tóm lại qua tình hình nhân khẩu và lao động của xã có thể thấy được cơ
hội giải quyết việc làm cho người dân ở đây khá thuận lợi vì nhờ có hoạt động
khai thác quặng đóng tại địa bàn xã, đồng thời hoạt động này cũng thu hút được
số lượng lớn lao động tham gia, tuy nhiên trong những năm tới xã đã có chủ
trương thiết lập các ngành nghề phụ thích ứng với lực lượng lao động nhằm giải
quyết số lao động nữ dư thừa, đồng thời tăng thêm nguồn thu nhập cho nông hộ.
4.2.Tình hình khai thác quặng ở Xã Cẩm Hòa, huyện Cẩm Xuyên.
Cẩm Hòa là một xã nằm dọc theo tuyến đường quốc phòng 19-5, xã
được hình thành từ mười thôn trong đó có bảy thôn sản xuất nông nghiệp thuần
túy, ba thôn vừa nông ngư nghiệp, đây là một xã đã được thiên nhiên ưu đãi
21
nguồn tài nguyên khoáng sản (quặng) được tích tụ do quá trình sa khoáng bồi
đắp ven biển từ lâu đời nay, với trữ lượng từ 1,5-2 triệu tấn (theo số liệu thăm dò

của liên đoàn địa chất 4 tổng cục địa chất viêt nam). Hàm lượng quặng ở đây
được hình thành do sa khoáng bồi đắp từ ngoài biển vào nên phân bố không
đồng đều có chỗ hàm lượng nhiều, có chỗ hàm lượng ít, trung bình từ 3-6%, ở độ
sâu từ 1-6m.
Quặng là một loại khoáng sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao nhằm phục
vụ cho sản xuất công nghiệp trong và ngoài nước. Có khoảng 85-90% sản lượng
khai thác chế bán cho nước ngoài vì thế nên nhà nước đã thống nhất và quản lý.
Hoạt động khai tác quặng tại địa bàn xã từ năm 1991-1994 đang khai thác tự do,
phân tán nhỏ lẻ bằng phương pháp thủ công thô sơ. Ban đầu người dân ở đây
khai thác ở những chỗ có hàm lượng quặng từ 35-45% khoáng vật nặng lên bán
trực tiếp, sau này họ đào đãi bằng máng theo dòng để nâng hàm lượng quặng lên
60-65%. Mỗi ngày ở trong xã có khoảng 10-15 nhóm người tham gia KTQ, mỗi
nhóm từ 3-5 người, sản lượng khai thác của mỗi nhóm chỉ đạt 3-5m
3
trên ngày.
Sản lượng khai thác ra mỗi năm bán cho đơn vị thu mua chế biến khoảng 10000-
12000m
3
. Hoạt động khai thác thời kỳ này còn thô sơ, nhỏ lẻ phân tán không
đồng đều, địa điểm và khu vưc khai thác chỉ tập trung vào những diện tích đất
đai không có ruộng vườn, hoa màu của người dân nên mức độ ảnh hưởng chưa
cao, chi phí cho quá trình khai thác ở giai đoạn này chủ yếu là sức lao động.
Từ năm 1995 cho đến nay việc khai thác thủ công của người dân trong xã
đã chấm dứt. Tháng 12/1995 UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định thành lập
Công Ty Khai Thác và Chế Biến Xuất Khẩu Ty Tan Hà Tĩnh, được nhà nước
cấp giấy phép khai thác quặng. Công tác quy hoạch và kế hoạch khai thác đã
được Công Ty thiết lập lại theo hướng khai thác tập trung. Công ty đã đầu tư
thiết bị công nghệ vào quy trình khai thác một cách hơp lý để khai thác triệt để
tài nguyên khoáng sản.
4.3. Tác động của việc khai thác quặng đến sinh kế của người dân

4.3.1. Tác động của việc KTQ đến tài nguyên môi trường
22
Đất đai: Việc khai thác quặng ảnh hưởng rất lớn đến nguồn đất đai ở đây.
Có những mỏ khai thác nằm xen lẫn trong vùng dân cư, vì vậy việc khai thác đã
làm cho chất lượng và diện tích đất ở vùng đã thay đổi đáng kể. Qua khảo sát
chúng tôi đã tìm hiểu được sự thay đổi về nguồn vốn này thông qua bảng dưới
đây:
Bảng 4: Sự thay đổi diện tích các loại cây trồng chính trước và sau
KTQ ĐVT: m
2
Cây trồng
Hộ khá Hộ trung bình
Trước Hiện tại Trước Hiện tại
Lúa 1400 933.33 1433.33 966.67
Lạc 1233.33 656.67 1533.33 766.67
Khoai lang 246.67 200 269.33 194
Rau 73.33 43.33 86.67 30
` ( Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ năm 2007)
Dựa vào số liệu ở bảng trên, chúng tôi nhận thấy diện tích cây trồng của
các nhóm hộ sau KTQ giảm hơn so với trước đây. Ở các nhóm hộ khá trướcđ ây
diện tích trồng lúa là 1400 m
2
nhưng hiện tại chỉ còn 933,33 m
2
, diện tích ttrồng
lạc là giảm mạnh nhất, gần một nửa so với trước đây nên hiện tại chỉ còn 656,67
m
2
, diện tích khoai lang và rau màu có giảm nhưng không đáng kể, vì chủ yếu
chỉ phục vụ trong gia đình. Còn ở các nhóm hộ trung bình giảm nhiều nhất cũng

là diện tích trồng lạc, giảm 766,66 m
2
so với trước đây, tiếp theo là diện tích
trồng lúa trước đây là 1433,33 m
2
và hiện tại giảm còn 966,67m
2
. Bên cạnh đó
diện tích rau cũng giảm 50,67 m
2
.Chính sự thay đổi này đã ảnh hưởng rất nhiều
đến hoạt động sản xuất của người dân, đồng thời các nông hộ cũng mất đi một
khoản thu nhập từ các cây trồng. Nguyên nhân là do các diện tích đất đã được
đưa vào sử dụng khai thác quặng, hay các diện tích đất này bị ảnh hưởng bởi
hoạt động KTQ nên không thể canh tác như trước đây….
23
4.3.2.Mức độ ảnh hưởng của hoạt động KTQ đến môi trường
Theo các tài liệu, hầu hết các mỏ sa khoáng có chứa quặng của Tỉnh Hà
Tĩnh nói chung và huyện Cẩm Hòa nói riêng đều nằm dọc theo bờ biển xen lẫn
khu vực dân cư, mỏ sa khoáng nằm trong vùng này đều chứa hầu hết các khoáng
vật nặng, khoáng vật này gây ra ô nhiễm và gây độc hại cho con người. Chúng
tôi đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp các hộ dân xung quanh khu vực khai thác
quặng về mức độ ô nhiễm của hoạt động KTQ và tổng hợp được như sau:
Bảng 5: Mức độ ảnh hưởng của việc KTQ đến môi trường
Đơn vị: %
Mức độ ảnh hưởng Nguồn nước Không khí Đất canh tác
Không 2.86 45.71 17.14
Không đáng kể 77.14 51.43 28.57
Nghiêm trọng 20.00 2.86 54.29
Nguồn: Số liệu điều tra nông hộ, 2007.

Theo bảng trên, có 2,86% hộ được phỏng vấn trả lời hoạt động KTQ
không ảnh hưởng đến nguồn nước. 77,14% cho là có ảnh hưởng nhưng không
nghiêm trọng và 20% cho rằng rất nghiêm trọng đến môi trường nước. Các hộ
cho là rất nghiêm trọng thường là các hộ nằm ngay khu vực KTQ, còn các hộ
khác thì ở xa hơn. Qua đó chúng ta thấy được hoạt động KTQ ảnh hưởng rất lớn
đến nguồn nước. Vì trong quá trình khai thác khoáng sản cần có một quy trình
tuyển lọc. Trong quá trình này lượng nước lưu chuyển hằng ngày trong khu vực
khai thác rất lớn. Lượng nước này mang theo một số lượng nguyên tố có trong
quặng, trong quặng sa khoáng có nhiều các nguyên tố mang tính độc hại. Do vậy
lượng nguyên tố độc hại này sẽ hòa lẫn trong nguồn nước và lan truyền theo mọi
hướng. Việc ô nhiễm nguồn nước là điều không thể tránh khỏi nếu chúng ta
không có một giải pháp tốt, nguồn nước tiêu hao và xáo trộn trong quá trình khai
thác nên đã làm cho các nguồn nước xung quanh khu vực khai thác bị tác động
và làm ảnh hưởng đến sinh hoạt của dân cư gần khu vực khai thác. Qua khảo sát,
24
chúng tôi thấy rằng một số giếng nước ăn của công nhân KTQ và dân cư, thành
phần kim loại nặng đã lớn hơn tiêu chuẩn cho phép, tuy chưa ở mức độ nguy
hiểm. Có 45,71% hộ trả lời là họat động KTQ không ảnh hưởng đến môi trường
không khí, 51,43% là có ảnh hưởng nhưng không đáng kể, 2,86% trả lời là ảnh
hưởng rất nghiêm trọng. Qua đó cho thấy mức độ ảnh hưởng của hoạt động KTQ
đến môi trường không khí rất cao dù không nghiêm trọng lắm. Qua khảo sát
chúng tôi nhận thấy khi mỏ chưa được khai thác thì bề mặt bằng phẳng và có
nhiều sinh vật sinh sống: cây sim, xú, vẹt, cỏ…Chính nhờ lượng sinh vật này nên
không khí ở đây được đảm bảo, lượng bụi trong cát theo làn gió thổi bị ngăn
chặn lại. Khi mỏ được khai thác thì mặt bằng của mỏ không còn nữa, chất lượng
đất bị kém đi, nguồn nước bị ảnh hưởng nên các sinh vật bị hao hụt dần làm khả
năng ngăn bụi trong khu vực bị giảm đi dẫn tới chất lượng không khí ngày một
vẫn đục. Bên cạnh đó có đến 54,29% hộ dân cho rằng hoạt động KTQ ảnh hưởng
rất nghiêm trọng đến đất canh tác của họ. Vì đất của họ là đất nông nghiệp
nhưng sau quá trình khai thác thì không thể tiến hành trồng trọt như trước đây,

đồng thời diện tích đất của các khu vực dân cư gần mỏ cũng chịu ảnh hưởng của
hoạt động KTQ nên sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả thấp hơn so với trước
đây. Trong quá trình khai thác đất đã bị đào bới, tẩy rửa làm cho các chất vi sinh
trong đất bị biến động và trôi dạt theo dòng chảy dẫn tới độ màu mỡ của đất bị
mất dần đi, chất lượng đất ngày càng kém. Do đặc điểm của quặng, trong quặng
có chứa một hàm lượng nhỏ các chất mang tính phóng xạ dẫn đến gây ô nhiễm
cho khu vực. Điều đáng lưu ý ở đây là trong quá trình khai thác, phương thức lực
lượng khai thác chủ yếu là thủ công, dựa vào lực lượng lao động dư thừa của
nông dân khai thác lộn xộn không có quy hoạch nên càng làm cho chất lượng đất
trong vùng khai thác xấu đi trầm trọng.
Như vậy hoạt động khai thác quặng đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường,
có thể làm ô nhiễm nguồn nước, đất canh tác, không khí và ô nhiễm phóng xạ.
Vì vậy trong quá trình khai thác và chế biến cần phải có những biện pháp thích
hợp để hạn chế sự ô nhiễm ở mức thấp nhất.
25

×