Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khảo sát thành phần loài mức độ gây hại và diễn biến mật số của côn trùng gây hại trên cây mè tại châu phú an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 56 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN THIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI, MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ
DIỄN BIẾN MẬT SỐ CỦA CÔN TRÙNG GÂY HẠI
TRÊN CÂY MÈ TẠI CHÂU PHÚ - AN GIANG

Chủ nhiệm đề tài: KS. NGUYỄN HOÀI HẬN

Tháng 07, Năm 2012


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN THIÊN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN LOÀI, MỨC ĐỘ GÂY HẠI VÀ
DIỄN BIẾN MẬT SỐ CỦA CÔN TRÙNG GÂY HẠI
TRÊN CÂY MÈ TẠI CHÂU PHÚ - AN GIANG

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI

BAN GIÁM HIỆU

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ
THỰC HIỆN ĐỀ TÀI



Tháng 07, Năm 2012


LỜI CẢM TẠ

Kính dâng lên Mẹ cùng tồn thể gia đình lịng biết ơn, những tình cảm và
những lới chúc chân thành nhất.
Kính gửi đến cơ Nguyễn Thị Thái Sơn, người đã hướng dẫn tơi trong suốt q
trình làm đề tài những lời cảm ơn và lời chúc tốt đẹp nhất.
Xin chân thành cảm ơn các bác, các chú nông dân thuộc xã Bình Thủy, huyện
Châu Phú đã tận tình giúp đỡ tơi rất nhiều trong q trình điều tra về kỹ thuật
canh tác mè.
Rất biết ơn chú Nguyễn Văn Đùm đã nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình
khảo sát thực tế ngoài đồng ruộng.
Xin thân ái gửi về Trường Đại Học An Giang, về lớp DH9TT những tình cảm
tốt đẹp nhất.
Gửi lời cảm ơn đến các bạn: Huỳnh Thanh Đệ, Nguyễn Hửu Thọ, Hồ Thị
Thúy Khoa, Trần Thị Tuyết Mai, Võ Thị Ngọc Hiếu, Nguyễn Thị Liền đã giúp
đỡ tơi rất nhiều để tơi có thể hồn thành đề tài.

i


TĨM LƯỢC

Để có cái nhìn tồn diện về thành phần loài, mức độ gây hại và diễn biến mật
số của các lồi cơn trùng gây hại trên cây mè chúng tơi đã tiến hành khảo sát
tại xã Bình Thủy, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
Qua quá trình điều tra với kết quả đạt được diện tích trồng mè của nơng dân xã

Bình Thủy khá lớn và đồng đều, nơng dân ở đây mới bắt đầu trồng mè trong
thời gian gần đây, có trình độ tương đối cao nên năng suất ngày càng được cải
thiện. Tuy nhiên nông dân đã lạm dụng thuốc hóa học để phịng trừ dịch hại
nên hiệu quả đạt được chưa cao do sâu ngày càng kháng thuốc và làm tốn
nhiều chi phí.
Cùng với q trình khảo sát thực tế ngoài đồng ruộng. Phát hiện được 13 loại
cơn trùng trên ruộng mè trong đó có 9 lồi gây hại và 4 lồi thiên địch. Các
lồi cơn trùng gây hại đó là: sâu xanh da láng (Spodoptera exigua), sâu keo
(Spodoptera litura), sâu sừng (Acherontia lachesis), sâu nhiếu đọt (Antigastra
catalaunalis), bọ trĩ (Baliothrips biformis), bọ xít muỗi (Nezara viridula), bọ
xít xanh (Cyrtopeltis tenuis), rầy xanh (Amrasca devestans) và ruồi đục lá
(Opbiomyza phaseoli). Nhóm thiên địch là: kiến ba khoang, bọ rùa đỏ, bọ rùa
8 chấm và ong ký sinh.
Sau khi xác định được thành phần các lồi cơn trùng gây hại. Tiến hành đánh
giá mức độ gây hại của các lồi cơn trùng này và sau đó ghi nhận diễn biến
mật số, cuối cùng là ghi nhận cách gây hại của chúng. Kết quả khảo sát cho
thấy mức độ gây hại của sâu xanh da láng (Spodoptera exigua) và sâu keo
(Spodoptera litura) là cao nhất trêm 50%, kế đến là bọ trĩ (Baliothrips
biformis) và bọ xít muỗi (Nezara viridula), nhẹ nhất là sâu sừng (Acherontia
lachesis), sâu nhiếu đọt (Antigastra catalaunalis), bọ xít xanh (Cyrtopeltis
tenuis), rầy xanh (Amrasca devestans) và ruồi đục lá (Opbiomyza phaseoli).
Đối với diễn biến mật số thì vào giai đoạn đầu 7 ngày sau khi gieo thì khơng
thấy lồi cơn trùng nào gây hại. Tuy nhiên vào đến giai đoạn sinh trưởng tích
cực thì các lồi côn trùng gây hại tập chung gây hại và gia tăng mật số vào giai
đoạn này sau đó giảm vào giai đoạn cây ra hoa.
Bên cạnh đó do trên ruộng mè ln hiện diện các lồi thiên địch ở mức cao
đặc biệt là kiến ba khoang nên đã quản lý rất tốt các lồi cơn trùng gây hại làm
cho mức độ gây hại của chúng nằm ở mức thấp.

ii



MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI CẢM TẠ ..................................................................................................... i
TÓM LƯỢC ....................................................................................................... ii
Mục lục................................................................................................................. iii
Danh sách bảng .................................................................................................... vi
Danh sách hình ..................................................................................................... vii
Danh mục các từ viết tắt....................................................................................... viii
Chương 1: Giới thiệu ......................................................................................... 1
1.1. Đặc vấn đề ..................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 1
Chương 2: Lược khảo tài liệu ........................................................................... 2
2.1. Nguồn gốc và sự phân bố .............................................................................. 2
2.2. Tình hình sản xuất mè trên thế giới và ở Việt Nam ...................................... 2
2.2.1. Tình hình sản xuất mè trên thế giới ........................................................... 2
2.2.2. Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam ............................................................ 4
2.3. Sơ lược về đặc điểm thực vật của cây Mè .................................................... 5
2.3.1. Rễ .............................................................................................................. 5
2.3.2. Thân............................................................................................................ 5
2.3.3. Lá................................................................................................................ 6
2.3.4. Hoa ............................................................................................................. 6
2.3.5. Quả ............................................................................................................. 7
2.3.6. Hạt .............................................................................................................. 7
2.4. Sơ lược về sự sinh trưởng và phát triển của cây mè .................................... 7
2.5. Sơ lược về thành phần các loài sâu gây hại trên cây mè ............................... 8

2.6. Sơ lược về đặc điểm hình thái và tập quán sinh hoạt của các loài sâu gây
hại trên cây mè ..................................................................................................... 8
2.6.1. Sâu khoang ................................................................................................. 8
iii


2.6.2. Sâu sa ......................................................................................................... 10
2.6.3. Rệp Xanh .................................................................................................... 11
2.6.4. Rầy mềm: (rệp dưa) ................................................................................... 12
2.6.5. Bọ xít xanh ................................................................................................. 13
2.6.6. Câu cấu xanh lớn ........................................................................................ 15
Chương 3: Phương tiện và phương pháp ........................................................ 16
3.1. Phương tiện nghiên cứu ................................................................................ 16
3.1.1. Thời gian và địa điểm................................................................................ 16
3.1.2. Vật liệu thí nghiệm ..................................................................................... 16
3.2. Phương pháp thực hiện ................................................................................. 16
3.2.1. Phương pháp điều tra nơng dân.................................................................. 16
3.2.2. Khảo sát thực tế ngồi đồng ruộng ............................................................ 17
3.2.3. Khảo sát trong phịng thí nghiệm ............................................................... 17
3.3. Xử lý số liệu .................................................................................................. 18
3.4. Định danh ...................................................................................................... 18
Chương 4: Kết quả thảo luận ............................................................................ 19
4.1. Kết quả điều tra nông dân ............................................................................. 19
4.1.1. Sơ lược về tình hình nơng hộ ..................................................................... 19
4.1.2. Một số ghi nhận về thời vụ và kỹ thuật canh tác cây mè ........................... 20
4.1.3. Sự hiểu biết của nông dân về sâu, bệnh gây hại trên cây mè và biện pháp
phòng trừ. ............................................................................................................. 23
4.2. Kết quả khảo sát ngoài đồng ......................................................................... 25
4.2.1. Tình hình chung trên các ruộng khảo sát .................................................. 26
4.2.2. Thành phần loài và mức độ gây hại của các loài sâu trên cây mè ............. 26

4.2.3. Biến động mật số của các loài sâu gây hại trên cây mè ............................. 28
4.2.4. Cách gây hại của một số loài sâu gây hại trên cây mè ............................... 32
4.2.4.1. Sâu xanh da láng (Spodoptera exigua)...................................................... 32
4.2.4.2. Sâu keo (Spodoptera litura)....................................................................... 33

iv


4.2.4.3. Sâu sừng (Acherontia lachesis) ................................................................. 34
4.2.4.4. Sâu nhiếu đọt (Antigastra catalaunalis) .................................................... 35
4.2.4.5. Bọ trĩ (Baliothrips biformis) ...................................................................... 35
4.2.4.6. Bọ xít xanh (Cyrtopeltis tenuis) ................................................................. 36
4.2.4.7. Bọ xít muỗi (Nezara viridula).................................................................... 36
4.2.4.8. Rầy xanh (Amrasca devestans) .................................................................. 37
4.2.4.9. Ruồi đục lá (Opbiomyza phaseoli)............................................................. 37
4.2.5. Thành phần một số loài thiên địch được ghi nhận trên ruộng mè ............. 38
Chương 5: Kết luận và kiến nghị ...................................................................... 39
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 39
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 41
PHỤ CHƯƠNG .................................................................................................. 42
Phụ chương 1: Tình hình nơng hộ ........................................................................ 42
Phụ chương 2: Kỹ thuật canh tác ......................................................................... 43
Phụ chương 3: Phiếu phỏng vấn nông dân........................................................... 44

v


Danh sách bảng


Bảng

Tên bảng

Trang

1

Diện tích, năng suất và sản lượng Mè trên thế giới 1999.

3

2

Diện tích, năng suất và sản lượng Mè trên các vùng sinh thái
nông nghiệp nước ta từ năm 2000-2004

4

3

Sơ lược về tình hình nơng hộ ở xã Bình Thủy, huyện Châu Phú

20

4

Thời vụ và một số kỹ thuật canh tác cây mè tại, xã Bình Thủy,
huyện Châu phú.


22

5

Kết quả về côn trùng gây hại trên cây mè tại Bình Thủy, Châu
Phú, An Giang

23

6

Các loại thuốc BVTV trừ sâu nông dân thường sử dụng

24

7

Kết quả về bệnh gây hại trên cây mè tại Bình Thủy, Châu Phú,
An Giang

24

8

Các loại thuốc BVTV trừ bệnh nông dân thường sử dụng

25

9


Thành phần côn trùng hiện diện trên ruộng mè tại Châu Phú,
An Giang năm 2012

26

10

Thành phần và giai đoạn hiện diện của côn trùng gây hại trên
ruộng mè tại Châu Phú, An Giang

27

11

Mức độ của các loài sâu gây hại trên cây mè tại Châu Phú, An
Giang

28

12

Mật số các loài sâu gây hại trên mè và tỷ lệ xuất hiện của
chúng

31

13

Thành phần côn trùng thiên địch ghi nhận trên mè tại Châu
Phú, An Giang năm 2012


38

vi


Danh sách hình

Hình

Tên hình

Trang

1

Sơ đồ thu mẫu

17

2

Ruộng mè được chọn làm điểm khảo sát

25

3

Biều đồ thể hiện sự biến động mật số của sâu xanh da láng và


29

sâu keo
4

Biều đồ thể hiện sự biến động mật số của sâu sừng và bọ trĩ

29

5

Biều đồ thể hiện sự biến động mật số của sâu nhiếu đọt, bọ xít

30

xanh và ruồi đục lá
6

Biều đồ thể hiện sự biến động mật số của bọ xít muỗi và rầy

31

xanh
7

Ấu trúng sâu xanh da láng

32

8


Thành trùng sâu xanh da láng

32

9

Ấu trung sâu keo tuổi cuối chuẩn bị hóa nhộng

33

10

Nhộng sâu keo

33

11

Thành trùng sâu keo

33

12

Ấu trùng sâu sừng

34

13


Nhộng sâu sừng

34

14

Ấu trùng sâu nhiếu đọt

35

15

Triệu chứng gây hại của bọ trĩ trên cây mè

35

16

Bọ xít xanh trên ruộng mè

36

17

Bọ xít Muỗi

36

18


Rầy xanh trưởng thành

37

19

Ruồi đục lá trên ruộng mè

37

20

Ong ký sinh

38

21

Bọ rùa 8 chấm trên ruộng mè

38

22

Kiến ba khoang

38

23


Sâu xanh da láng bị ký sinh

38

vii


Danh mục các từ viết tắt
BVTV: bảo vệ thực vật
DTCT: diện tích canh tác
ĐBSCL: đồng bằng song cửu long
HTCT: hình thức canh tác
HTT: hình thức tưới
KNSX: kinh nghiệm sản xuất
NSKG: ngày sau khi gieo
Sâu XDL: sâu xanh da láng
TĐHV: trình độ học vấn
THKN: tập huấn khuyến nông

viii


Chương 1
Giới thiệu
1.1. Đặt vấn đề
Châu Phú là một trong những huyện đầu nguồn của Đồng Bằng Sông Cửu
Long, nằm bên bờ Tây sông Hậu. Với điều kiện tự nhiên như vậy Châu Phú
rất thuận lợi cho việc trồng nhiều loại cây trồng. Bên cạnh đó kinh nghiệm
trồng Mè trên nền đất nổi của bà con nông dân huyện Châu Phú đã có từ lâu.

Tuy nhiên do chuyển đổi sang trồng lúa cao sản nên diện tích trồng Mè của
huyện bị thu hẹp. Trong vài năm gần đây do việc hưởng ứng chủ trương
chuyển dịch cơ cấu cây trồng của tỉnh, thì việc chọn cây Mè là đối tượng luân
canh được bà con nông dân ưu tiên hàng đầu. Châu Phú cịn là huyện được
trung tâm khuyến nơng tỉnh chọn làm nơi triển khai dự án thực hiện nhân
giống mè cao sản.
Vụ hè thu năm 2011, Mè được trồng luân canh trên nền đất lúa của huyện đã
đạt gần 300ha. Việc trồng Mè đã góp phần cải thiện đời sống của bà con nơng
dân. Tuy nhiên trong q trình canh tác thì bà con nơng dân ở đây cũng đã gặp
khơng ít khó khăn do các lồi cơn trùng gây hại trên cây Mè gây nên. Các lồi
cơn trùng này đã làm ảnh hưởng rất lớn đến năng suất thu hoạch của cây Mè.
Tuy nhiên những cơng trình nghiên cứu về các lồi cơn trùng gây hại trên Mè
thì rất là hạn chế. Vì thế đề tài “Khảo sát thành phần loài, mức độ gây hại
và diễn biến mật số của côn trùng gây hại trên Mè tại huyện Châu Phú –
An Giang.” được thực hiện nhằm khảo sát thành phần lồi của các lồi cơn
trùng gây hại, mức độ gây hại của các lồi cơn trùng này, cũng như diễn biến
mật số của chúng qua các giai đoạn của cây Mè.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đánh giá tình hình canh tác và cách đối phó của nơng dân với dịch hại trên cây
Mè tại huyện Châu Phú.
Khảo sát thành phần loài, mức độ gây hại và diễn biến mật số của các lồi cơn
trùng gây hại trên cây Mè.

1


Chương 2
Lược khảo tài liệu
2.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Theo Tạ Quốc Tuấn và ctv. (2006), cây Mè có tên khoa học là Sesamum

indicum L ., thuộc bộ Tubiflorae, họ Pedaliacea, có 16 chi và khoảng 60 lồi,
trong đó có một vài lồi có thể được lai với Sesamum indicum và cũng được
gieo trồng để lấy hạt.
Mè được biết đến như một lồi cây hạt có dầu lâu đời nhất được con người sử
dụng. Cây Mè có nguồn gốc từ Châu Phi, sau đó nó sớm được phát triển ở
vùng phía Tây Châu Á, đến Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật Bản và chính những
nơi này đã trở thành trung tâm phân bố của cây mè. Hiện nay Mè đã được gieo
trồng rất phổ biến ở vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và thơng qua việc chọn tạo
giống thì một số giống có thể trồng thích hợp ở một số nước thuộc vùng ôn
đới.
Cây Mè là một trong những cây hạt có dầu quan trọng, được con người trồng
trọt và sử dụng từ lâu đời. Cây Mè có nguồn gốc từ châu Phi, hiện được trồng
rộng rãi trên thế giới trong phạm vi giữa 25 độ vĩ Nam và 25 độ vĩ Bắc, ở
Trung Quốc và Nga trồng tới 40 độ vĩ Bắc (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv.,
2007).
Theo Phạm Đức Tồn (2009), cây Mè có nguồn gốc từ Châu Phi. Sau đó được
đưa vào vùng tiểu Á (Babylon) và được di về phía tây - vào châu Âu và phía
Nam vào châu Á dần dần được phân bố đến Ấn Độ và một số nước nam Á
Trung Quốc. Ấn Độ được xem như là trung tâm phân bố của cây mè. Ở Nam
Mỹ, mè được du nhập qua từ Châu Phi sau khi người Âu Châu khám phá ra ở
Châu Mỹ vào năm 1492 (do Chritophecoloms người Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha) đem mè đi bán.
2.2. Tình hình sản xuất Mè trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình sản xuất Mè trên thế giới
Theo Phạm Đức Tồn (2009), trước thế chiến thứ hai, diện tích trồng mè từ 5
triệu ha vào năm 1939, đạt sản lượng 1,5 tấn trong đó Ấn Độ là quốc gia trồng
nhiều nhất với diện tích 2,5 triệu ha, kế đó là Trung Quốc 1,2 triệu ha, Miến
Điện 700.000 ha, Soudan 400.000 ha, Mehico 200.000 ha. Các quốc gia có
diện tích trồng < 50.000 ha gồm: Pakistan, Thổ Nhĩ Kỳ, Ouganda, Megéria.
2



Theo Tạ Quốc Tuấn và ctv. (2006), về diện tích, có hai quốc gia có diện tích
gieo trồng Mè nhiều là Ấn Độ (1,67 triệu ha, chiếm 27,27% diện tích Mè trên
thế giới) và sudan (1,45 triệu ha, chiếm 13,64% diện tích mè thế giới), kế đến
là Myanmar (706.000ha), Trung Quốc(676.000 ha), Uganda (186.000 ha),
Nigeria (155.000 ha), Tanzania (106.000 ha), các nước cịn lại diện tích gieo
trồng khơng nhiều, biến động từ 27.000 ha (ở Ai Cập) đến 80.000ha (ở
Bangladesh).
Sản lượng hạt Mè hàng năm trên thế giới khoảng 2 triệu tấn, trong đó chủ yếu
là châu Á chiếm gần 60%, còn lại là châu Mỹ, châu Phi. Các nước trông Mè
nhiều là Ấn Độ, Trung Quốc, Sudan, Mexico, sau đó là Myanmar, Thái lan,
Nigeria, Colombia… Năng suất Mè trung bình trên thế giới khoảng 0,3-0,4
T/ha, ở Mỹ năng suất Mè vùng Texas tới 2 tấn, Trung Quốc 1 T/ha. Ở Trung
Quốc, Thái Lan, Mè là cây có giá trị xuất khẩu cao (Nguyễn Mạnh Chinh và
ctv., 2007).
Bảng 1: Diện tích, năng suất và sản lượng Mè trên thế giới 1999.
Tên nước Diện tích (1000 ha) Sản lượng (1000 tấn) Năng suất (T/ha)
Tổng cộng
6.134
2.385
0,39
Châu Á
3.375
1.480
0,44
Ấn Độ
1.673
555
0,33

Trung Quốc
676
550
0,81
Myanmar
705
210
0,30
Thổ Nhĩ Kỳ
60
26
0,43
Bangladesh
80
49
0,62
Hàn Quốc
49
24
0,49
Thái Lan
61
34
0,58
Pakistan
71
32
0,45
Châu Phi
2.060

519
0,25
1.450
Sudan
220
0,15
155
Nigeria
60
0,39
70
Somalia
22
0,31
186
Uganda
93
0,50
66
Ethiopia
50
0,76
106
Tanzania
42
0,40
27
Ai Cập
32
1,18

Châu Mỹ
106
64
0,60
44
28
0,65
Venezuela
Mexico
62
36
0,58
Khu vực khác
593
322
0,54
Nguồn: Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lợt, 2006

3


Theo FAO STAT thì trong vịng 10 năm gần đây từ năm 1991 - 2000 sản
lượng vừng của thế giới tăng lên 37%, diện tích thu hoạch lại giảm 1%, cịn
năng suất bình qn của vừng lại tăng lên 38% từ 530 kg lên 732 kg, năng suất
trên diện tích hẹp là 2.250 kg/ha (Texas-Mỹ) (Phạm Văn Thiều, 2003).
2.2.2. Tình hình sản xuất Mè ở Việt Nam
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., (2007), theo Tổng cục thống kê năm 2004,
diện tích trồng Mè cả nước khoảng 40.800 ha, trong đó các tỉnh phía Nam
25.600 ha, phía Bắc 15.200 ha, vùng trồng nhiều nhất là Bắc Trung Bộ
(13.500 ha). Năng suất trung bình cả nước khoảng 0,5 T/ha, cao nhất là

ĐBSCL 0,9 T/ha. Tổng sản lượng Mè cả nước gần 21.000 tấn. Ở nước ta, nhất
là vùng ĐBSCL, tiềm năng sản xuất Mè cịn rất lớn, cả về diện tích và năng
suất. Tuy vậy, suốt trong 2 thập niên qua diện tích Mè hầu như khơng tăng,
biến động trong khoảng 30.000 - 40.000 ha, còn rất thấp so với khả năng. Hình
thức canh tác chủ yếu vẫn là quảng canh, năng suất thấp. Đầu tư cho nghiên
cứu và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất Mè cũng chưa được quan tâm
đúng mức.
Bảng 2: Diện tích, năng suất và sản lượng Mè trên các vùng sinh thái nông
nghiệp nước ta từ năm 2000-2004
Năm 2000
Năm 2004
Vùng sinh
Diện tích Năng suất Sản lượng Diện tích Năng suất Sản lượng
thái
(ha)
(T/ha)
(tấn)
(ha)
(T/ha)
(tấn)
Cả nước
36800
0,46
16800
40800
0,51
20900
15200
0,51
7800

15200
0,47
7100
Miền Bắc
ĐBSH
400
1,00
400
400
0,75
300
Đơng Bắc
700
0,86
600
700
0,29
200
Tây Bắc
400
0,75
300
600
0,17
100
BTB
13700
0,47
6500
13500

0,48
6500
0,42
9000
25600
0,54
13800
Miền Nam 21600
DHNTB
7900
0,43
3400
9000
0,40
3600
Tây Nguyên 5300
0,40
2100
2300
0,43
1000
ĐNB
7300
0,38
2800
7400
0,43
3000
ĐBSCL
1100

0,64
700
6900
0,90
6200
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2000 và 2004

Ở nước ta mè được trồng nhiều ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Miền
Đông Nam Bộ và Trung Bộ (riêng tỉnh An Giang, diện tích trồng mè hiện nay
tăng lên đến 16.000 ha). Tại vùng Châu Phú An Giang, năng suất đạt từ 400 600 kg/ha. Nếu áp dụng biện pháp canh tác thích hợp, năng suất mè có thể đạt
1 T/ha. Ở Việt Nam, mè được trồng lâu đời nhất là ở Miền Bắc, nhưng diện
4


tích khơng mở rộng được vì điều kiện khí hậu và đất đai khơng thích hợp cho
cây trồng phát triển (Phạm Đức Toàn, 2011).
2.3. Sơ lược về đặc điểm thực vật của cây Mè
2.3.1. Rễ
Rễ mè là loại rễ cọc với hệ rễ phụ tương đối phát triển, phân bố chủ yếu ở tầng
đất mặt từ 0-25cm. rễ cọc ăn sâu giúp cây Mè có khả năng chịu hạn tốt nhưng
khả năng chịu ngập úng lại rất kém. Trên đất cát hệ rễ phát triển mạnh hơn
trên đất thịt (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2007).
Rễ mè có hai dạng hình cơ bản được dùng để phân chia hệ thống rễ, đó là dạng
hình có thới gian sinh trưởng dài thường được xem như cây lâu năm, có hệ
thống rễ phát triển rất mạnh, và dạng hình có thời gian sinh trưởng ngắn có hệ
thống rễ phân bố nơng hơn và hẹp hơn. Bên cạnh đó, sự phát triển của hệ
thống rễ cịn phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, đất đai và chế độ canh tác (Tạ
Quốc Tuấn và ctv., 2006).
Rễ mè thuộc họ rễ cọc, có hệ thống rễ chùm phát triển. kiểu sinh trưởng của
bộ rễ có mối quan hệ với điều kiện sinh thái, cho nên bộ rễ sinh trưởng ở vùng

có khí hậu khơ và nóng có khí hậu ẩm có khác nhau, ở vùng khí hậu khơ thì hệ
thống rễ phát triển nhanh, mạnh nhất đối với kiểu cây có nhiều cành, cịn kiểu
cây ít cành đơn thân thì yếu hơn (Phạm Văn Thiều, 2003).
Rễ Mè thuộc loại rễ cọc, rễ chính ăn sâu. Đồng thời hệ rễ bên của mè cũng rất
phát triển về bề ngang. Rễ mè phân bố chủ yếu ở lớp đất từ 0 - 25 cm. Nếu mè
ở vùng đất cát, vùng khơ hạn, rễ cái có thể ăn sâu từ 1m đến 1,2 m để tìm
nguồn nước ngầm. Nhiều thí nghiệm cho thấy tốc độ ra rễ của mè rất chậm,
kém hơn đậu phộng, bắp. Đây là vấn đề cần lưu ý khi trồng xen mè với các
cây trồng này (Phạm Đức Toàn, 2009).
2.3.2. Thân
Theo Phạm Văn Thiều (2003), cây Mè thuộc loại thân thảo, thẳng, mặt ngồi
thường có nhiều lơng. Mặt cắt của thân có hình vng và có bốn rãnh sâu. Các
rãnh này thay đổi tùy điều kiện ngày dài và mật độ quần thể của cây. Nếu quan
sát kỹ mặt ngồi của thân thì sẽ thấy nó có ba loại khác nhau là loại thân nhẫn,
loại cây có lơng nhưng thưa và loại có nhiều lơng. Mật độ thưa, dày của lơng
trên thân có liên quan mật thiết đến tính chịu hạn của cây.
Màu sắc của thân cũng thay đổi từ xanh nhạt đến gần tía, nhưng phổ biến nhất
là thân có màu xanh đậm (Tạ Quốc Tuấn và ctv., 2006).
5


Chiều cao từ 60-120 cm, nhẵn hoặc có lơng, chia thành nhiều lóng và có phân
cành, một số giống thời gian sinh trưởng ngắn thường không phân cành
(Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2007).
Theo Phạm Đức Toàn (2009), số lượng cành trên cây phụ thuộc chủ yếu vào
giống, thường có khoảng 2-6 cành. Cành mọc từ các nách lá gần gốc.
Mức độ phân cành thực sự là tốc độ sinh trưởng chung của cây, trực tiếp bị
ảnh hưởng của môi trường mật độ, lượng mưa, độ dài ngày.
Các dạng thân ngắn đâm cành ít thường chín sớm, cây cao thường chín trễ và
có khuynh hướng chịu hạn khá hơn. Các giống dài ngày thường phát triển

chậm ở giai đoạn cây con, nhưng tăng trưởng nhanh ở giai đoạn sau.
2.3.3. Lá
Lá mè là loại lá đơn, màu xanh nhạt, trên bề mặt có nhiều lơng. Hình dạng và
kích thước lá thay đổi rất lớn giữa các giống và ngay cả trên cùng một cây.
Những là ở vị trí thấp thường lớn hơn, đơi khi chia thùy, mép lá có răng cưa.
Càng lên phía trên lá càng nhỏ, hẹp và có hình lưỡi mác rõ. Chiều dài lá thay
đổi từ 3,0-17,5 cm, chiều rộng từ 1,0-1,5 cm. Trên thân, lá mọc đối hoặc xen
kẽ, lá mọc đối thuận lợi cho việc ra hoa hơn mọc xen kẽ (Nguyễn Mạnh Chinh
và ctv., 2007).
Theo Phạm Đức Tồn (2009), lá có màu xanh đậm, xanh nhạt tùy thuộc vào
giống. Mặt trên của lá có lơng tơ bao phủ. Theo nhiều thí nghiệm cho thấy tốc
độ dẫn nước của lá mè không mở quả nhanh hơn lá mè mở quả. Do đó, những
vùng thiếu nước thì khơng thích hợp cho giống mè mở quả.
2.3.4. Hoa
Theo Phạm Văn Thiều (2003), hoa mè mọc ra từ nách của lá thân và cành.
Hoa có màu trắng hơi hồng hoặc tím. Đốt đầu tiên mang hoa của thân tính từ
mặt đất trở lên là đặc điểm duy truyền của giống và có sự tương quan chặc chẻ
với chiều cao cây, chiều cao đóng quả và năng suất hạt. Mè có hai loại hoa là
hoa đơn và hoa chùm.
Trên nách của mỗi lá có thể ra 6-8 hoa. Hoa đơn là đặc điểm trội. có cuống
hoa ngắn, lá bắc cũng ngắn và mọc đối. Đài hoa có 5 thùy nơng, hình sợi và có
lơng mềm. Tràng chia ra 5 thùy hình ống, hoa có hình chng, dài khoảng
3cm với 2 hoa mơi yếu ớt, 3 tràng ở phía dưới liên kết thành môi dưới.

6


Theo Phạm Đức Tồn (2009), hoa mè thuộc hình chng. Cuống hoa ngắn,
tràng hoa gồm 5 cánh hợp thành hình chuông.
Đài hoa màu xanh, 5 cánh cạn. Ống hoa dài 3-4 cm. Hoa mọc ở nách lá thành

chùm. Mỗi chùm có 4 - 8 hoa. Nhị đực 5 nhưng có 1 bất dục. Bầu nhụy nằm
trên đài hoa, có 2 ngăn với nhiều vách giả.
2.3.5. Quả
Quả Mè là loại quả nang, có nhiều vách ngăn tạo thành những khía sâu, hình
bầu dục , dài 2,5-8,0 cm, rộng 0,5-2,0 cm, phía đỉnh quả có mỏ ngắn. Bề mặt
quả có lơng mềm và ngắn. Số vách ngắn trên quả thay đổi từ 4-12. Quả khi
chín sẽ nứt dọc theo các vách ngăn từ đỉnh xuống cuống. Trong quả chưa
nhiều hạt (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2007).
Theo Phạm Đức Toàn (2009), mức độ mở trái là đặc tính quan trọng khi chọn
giống để trồng cho phù hợp với điều kiện thu hoạch.
Chất lượng quả cũng khác nhau tùy vị trí đóng quả. Thường quả ở vị trí thấp
có hạt lớn hơn ở vị trí cao.
2.3.6. Hạt
Hạt mè nhỏ, hình bầu dục hơi dẹt, bề mặt hạt nhẵn hoặc có rãnh. Khối lượng
1.000 hạt từ 2-4 g. Hạt có màu vàng, đen, trắng, xanh xám hoặc nâu tùy theo
giống. Nói chung giống có hạt màu sáng thường cho năng suất và chất lượng
dầu tốt hơn so với dạng hạt màu tối. Cá biệt có dạng hình hạt màu đen lại có
hàm lượng dầu cao hơn hạt màu sáng. Thời gian sinh trưởng của các giống Mè
hiện nay thay đổi từ 75-90 ngày (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2007).
Theo Phạm Đức Toàn (2009), hạt mè là hạt song tử diệp. Cấu tạo hạt có nội
phơi nhủ.
Hạt mè tương đối mảnh và chứa rất nhiều dầu, do đó, dễ mất sức nảy mầm sau
khi thu hoạch. Một số giống mè có tính miên trạng kéo dài đến 6 tháng sau khi
thu hoạch. Giống có trái nhiều khía thì hạt nhỏ hơn giống có trái ít khía.
2.4. Sơ lược về sự sinh trưởng và phát triển của cây Mè
Theo Phạm Đức Toàn (2009), thời gian sinh trưởng của mè biến động từ 75120 ngày. Thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng của mè kéo dài 40-60 ngày tùy
thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh. Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng lớn
đến thời gian của thời kỳ này là nhiệt độ và độ dài ngày.

7



Trong thời kỳ sinh trưởng dinh dưỡng, quá trình sinh lý quan trọng nhất của
mè là sự sinh trưởng của các bộ phận dinh dưỡng và sự phân hóa mầm hoa.
Thời kỳ sinh trưởng phát triển đặc trưng là sự ra hoa, kết quả, hình thành hạt
và chín.
Mè ra hoa trong khoảng thời gian 15-20 ngày.
Tốc độ tăng trưởng của quả rất nhanh, quả phát triển tối đa trong khoảng 9
ngày sau khi nở hoa mặc dù quả còn tiếp tục phát triển trong 24 ngày, trong
thời kỳ chín trọng lượng khô của quả đạt tối đa vào khoảng ngày thứ 27 sau
khi hoa nở. Quả chín hồn tồn vào khoảng 35-40 ngày.
2.5. Sơ lược về thành phần các loài sâu gây hại trên cây Mè
Theo Tạ Quốc Tuấn và ctv. (2006), có rất nhiều lồi sâu hại khác nhau ở
những vùng trồng Mè phổ biến trên thế giới. Tuy nhiên, mức độ thiệt hại lại
rất khác nhau tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của mỗi vùng, có những vùng sâu
hại chỉ tấn công nụ hoa và quả non, trong khi những vùng khác sâu lại hại
mạnh trên lá.
Những loài sâu ăn lá thường gặp ở những vùng trồng Mè như sâu sa
(Acherontia Lachesis), sâu khoang (Spodoptera litura), rệp xanh (Mysuz
persicae), rệp bơng (Aphis gossippi)…
Ngồi ra, trên Mè cịn có nhiều lồi sâu hại khác như các lồi châu chấu
(Hyppomeces squamosus, xanthochelus sp.), các loại bọ xít (Nezara viridula),
tuy nhiên mức độ gây hại khơng đáng kể.
Các lồi sâu gây hại trên cây Mè như sâu khoang, sâu cuốn lá, bọ xít xanh, rầy
xanh (Phạm Văn Thiều, 2003).
Thành phần các loài sâu gây hại trên Mè gồm: sâu sa, sâu khoang, rệp muội,
bọ xít xanh, câu cấu xanh lớn (Nguyễn Mạnh Chinh và ctv., 2007).
2.6. Sơ lược về đặc điểm hình thái và tập quán sinh hoạt của các loài sâu
gây hại trên cây Mè
2.6.1. Sâu khoang

Theo Tạ Quốc Tuấn và ctv. (2006), thì sâu khoang cịn gọi là sâu ăn tạp có tên
khoa học là Spodoptera litura, Họ Bướm Đêm (Noctuidae) Bộ Cánh Vảy
(Lepidoptera).
Đặc điểm hình thái: Bướm có kích thước trung bình khoảng 18-20 cm, sải
cánh rộng 40–45 mm, tồn thân có màu nâu vàng trên cánh trước có nhiều
8


đường vân màu sẫm, xung quanh viền vàng, mép ngoài có đường chấm màu
nâu đen, cánh sau có màu xám trắng, cuối bụng con cái thường có túm lơng.
Trứng đẻ thành ổ dưới mặt lá, mỗi ổ có hàng trăm trứng, bên ngồi phủ một
lớp lơng tơ màu nâu vàng. Sâu non màu xám tro, vạch lưng màu vàng, trên đốt
bụng thứ nhất có một chấm đen lớn, khi sâu cịn nhỏ khoang đen này dính với
nhau tạo thành một khoang đen nên người ta gọi là sâu khoang. Nhộng màu
nâu đỏ, cuối bụng có một đi gai lớn.
Tập tính sinh hoạt: sâu có thể phá hại trên 300 loại cây trồng thuộc nhiều loài
khác nhau và cơ thể phát sinh phát triển quanh năm. Sâu non mới nở sống
thành từng bầy gặm lớp vỏ trứng và sau đó gặm lớp biểu bì của lá. Ở tuổi 2
sâu bắt đầu phân tán và phá rất mạnh, hàng ngày vào buổi sáng hoặc chiều tối
sâu bò trên mặt lá ăn từng mảng lớn, khi trời nắng nóng sâu chiu xuống đất, ẩn
vào khe đất và các lớp lá mục rất khó phát hiện, khi sâu thành dịch khơng đủ
thức ăn thì có thể ăn thịt lẫn nhau. Sâu non khi lớn bò xuống đất thả nước
miếng tạo thành một lớp vỏ bọc và hóa nhộng dưới đất. Vịng đời trung bình
từ 35-40 ngày, trong đó giai đoạn sâu non 20-25 ngày, trứng 5-7 ngày, nhộng
7-10 ngày và trưởng thành 1-2 ngày.
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và ctv. (2007), thành trùng sâu khoang hoạt động
và ban đêm, thích chất chua ngọt. Sâu non sau khi nở sống tập trung quanh ổ
trứng, gặm lấm tấm chất xanh của lá. Sâu lớn tuổi phân tán ăn khuyết lá, đôi
khi ăn cả hoa và quả non. Sâu phá hại vào ban đêm, ban ngày ẩn trong đám lá,
kẽ đất.

Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), thì đặc điểm hình thái của sâu
khoang: Bướm có chiều dài thân từ 20-25 mm, sải cánh rộng từ 35-45 mm.
Cánh trước màu nâu vàng. Phần giữa từ cạnh trước cánh tới cạnh sau cánh có
một vân ngang rộng, màu trắng. Trong đường vân trắng này có hai đường vân
màu nâu. Cánh sau màu trắng óng ánh. Bướm có đời sống trung bình từ 1-2
tuần tùy điều kiện thức ăn. Trung bình một bướm cái có thể đẻ 300 trứng,
nhưng nếu điều kiện thích hợp bướm có thể đẻ từ 900-2000 trứng. Thời gian
đẻ trứng trung bình của bướm kéo dài từ 5-7 ngày, đôi khi đến 10 hoặc 12
ngày.
Trứng hình bán cầu, đường kính từ 0,4-0,5 mm. Bề mặt trứng có những đường
khía dọc từ đỉnh trứng xuống đến đáy và bị cắt ngang bởi những đường khía
ngang tạo thành những ơ nhỏ. Trứng mới đẻ có màu trắng vàng, sau chuyển

9


thành màu vàng tro, lúc sắp nở có màu tro đậm. Ổ trứng có phủ lơng từ bụng
bướm mẹ. Thời gian ủ trứng từ 4-7 ngày.
Sâu có 5-6 tuổi tùy điều kiện môi trường và phát triển trong thời gian từ 20
đến 25 ngày. Sâu lớn đủ sức dài khoảng 35-53 mm, hình ống trịn. Sâu tuổi
nhỏ có màu xanh lục, càng lớn sâu chuyển dần thành màu nâu đậm. Toàn thân
màu xanh ở tuổi nhỏ và màu nâu ở tuổi lớn với một sọc màu vàng sáng ở hai
bên hông chạy từ đốt thứ nhất của bụng đến đốt cuối. Dọc theo đường ấy có
những điểm hình bán nguyệt. Từ đốt thứ nhất đến đốt thứ tám của bụng mỗi
đốt có một chấm đen rõ, đây là điểm đặc biệt của loài sâu này để phân biệt với
các loài sâu khác cùng giống; trong số đó 2 chấm đen ở đốt thứ nhất to nhất và
càng lớn 2 chấm này gần như giao nhau thành một khoang đen trên lưng nên
sâu này cịn có tên là "Sâu Khoang". Nhộng dài từ 18-20 mm, màu nâu hoặc
màu nâu tối. Cuối bụng có một đơi gai ngắn. Thời gian nhộng từ 7-10 ngày.
Tập quán sinh sống và cách gây hại: Bướm thường vũ hóa vào buổi chiều và

bay ra hoạt động vào lúc vừa tối, ban ngày bướm đậu ở mặt sau lá hoặc trong
các bụi cỏ. Bướm hoạt động từ tối đến nửa đêm. Bướm bay rất mạnh, có khi
xa đến vài chục mét và cao đến 6-7 m. Sau khi vũ hóa vài giờ bướm có thể bắt
cặp và một ngày sau đẻ trứng.
Trứng được đẻ thành từng ổ có phủ lơng màu vàng.
Sâu vừa nở ăn gặm vỏ trứng và sống tập trung, nếu bị khua động nhẹ chúng có
thể bị phân tán ra chung quanh hoặc nhả tơ bng mình xuống đất, ở giai
đoạn này sâu chỉ gặm mặt dưới lá, chừa biểu bì trên và gân. Sang tuổi 2 sâu
bắt đầu phân tán và ăn gặm lá nhiều hơn. Từ tuổi 4 sâu có phản ứng rõ rệt đối
với ánh sáng, nghĩa là sâu thường trốn ánh sáng nên ban ngày sâu ẩn những
nơi tối hoặc chui xuống kẻ đất nứt, ban đêm sâu chui lên cây, trong những
ngày trời râm mát hoặc mưa nhẹ thì ban ngày sâu có thể bị hoạt động trên cây.
Ở tuổi lớn sâu có tập quán ăn thịt lẫn nhau và khơng những ăn phá lá cây mà
cịn ăn trụi cả thân, cành và trái non. Khi sắp làm nhộng sâu chui xuống đất
làm thành một khoang và nằm yên trong đó hóa nhộng.
2.6.2. Sâu sa
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), thì sâu sa có tên khoa học là
Acherontia lachesis (Fabricius) thuộc họ Ngài Nhộng Vòi (Sphingidae), bộ
Cánh Vảy (Lepidoptera).

10


Đặc điểm hình thái và sinh học: Bướm có thân chủ yếu màu nâu, ngực màu
xám đậm có một hình giống như sọ người. Cánh sau màu vàng với những
băng màu vàng ngang dọc.
Trứng màu xanh lá cây, được đẻ rải rác thành từng cái, sau chuyển thành màu
vàng cam. Thời gian ủ trứng khoảng 5 ngày. Ấu trùng màu xanh lá cây với
những sọc xiên màu vàng dọc hai bên thân. Đốt cuối của bụng cũng có một gai
thịt nhô cao như cái đuôi nhưng cong chớ không thẳng như ở Herse (Agrius).

Ấu trùng phát triển khoảng 3 tuần và lớn đủ sức có thể dài từ 10-12 cm.
Nhộng hình thành trong đất và kéo dài khoảng 18 ngày.
Tập quán sinh sống và cách gây hại: vì cơ thể lớn nên 2 loài sâu trên ăn phá rất
nhiều, sâu ăn trụi cả lá, làm cây xơ xác.
Theo Tạ Quốc Tuấn và ctv., (2006), thì dạng trưởng thành của sâu sa là loài
bướm tương đối lớn, thân dài 40-50 mm, màu nâu có nhiều vân đen, cánh
trước dài và nhọn. Trứng hình cầu, đường kính khoảng 1 mm, màu trắng ngà,
láng bóng, đẻ riêng lẻ từng quả trên lá cây. Sâu non cơ thể to mập có nhiều
ngấn ngang và có một gai nhọn như cái sừng phía sau. Màu sắc thay đổi từ
màu xanh lá cây sang màu nâu, đẫy sức dài 7-8 cm. Khi đẩy sức sâu non hóa
nhộng ở dưới đất, nhộng to, màu nâu đỏ có màu uốn cong ra phía trước.
Tập quán sinh hoạt: Trưởng thành hoạt động mạnh mẽ vào ban đêm, thích vị
chua ngọt. Sâu non thích ăn phiến lá nhất là lá non và sức ăn rất mạnh tạo
thành những khuyết lá, khi thành dịch sâu non có thể ăn trụi thành đám hoặc
trụi cả đám ruộng trong một thời gian ngắn. Thời gian sâu non tồn tại trên
ruộng trong khoảng từ 25-30 ngày.
2.6.3. Rệp xanh
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), thì rệp xanh có tên khoa học
là Myzus persicae Sulzer thuộc họ Rầy Mềm (Aphididae), bộ Cánh Đều
(Homoptera).
Đặc điểm hình thái và sinh học: Loại hình khơng cánh có cơ thể dạng hình
trứng, màu xanh hoặc đỏ hoặc vàng nhạt, dài từ 1,3-1,9 mm. Vịi chích hút
màu đen, kéo dài tới đốt chậu chân sau. Râu đầu 6 đốt, màu đen. Ống bụng
màu đen, trên lưng, khoảng giữa 2 ống bụng có một mảnh màu đen hơi nổi to.
Loại hình có cánh có chiều dài thân từ 1,6-2 mm. Đầu và ngực màu nâu đen,
bụng màu vàng hoặc xanh, đơi khi đỏ; giữa mặt lưng của bụng có một đốm to
màu nâu đen. Râu đầu 6 đốt màu đen. Vịi chích hút kéo dài đến đốt chậu chân
11



giữa. Ống bụng màu đen. Ấu trùng lớn đủ sức dài từ 10-20 mm, thân màu
trắng hoặc vàng nhạt, ngực tương đối lớn, đầu màu nâu. Mảnh lưng ngực
trước và chân ngực màu đen.
Tập quán sinh sống và gây hại: Cả thành trùng và ấu trùng các loài rầy mềm
đều thích tập trung chích hút trên phần non của cây làm cây bị quăn queo,
chậm tăng trưởng. Trong quá trình phát triển rầy mềm có đặc điểm là khi điều
kiện thức ăn kém như lượng nước trong cây giảm hay nhiệt độ thấp hoặc trời
khơ hạn, sẽ hình thành dạng thành trùng có cánh.
Khi cây cịn nhỏ, khoảng 15 ngày sau khi đặt cây con, nếu bị rầy chích hút với
số lượng nhiều, cây sẽ cịi cọc, khơng lớn, lá rũ dần rồi chết. Khi cây lớn thì
rầy bám trên nhiều bộ phận của cây, tập trung trên các búp non, lá non, nụ
hoa, đài hoa, trái non và phần ngọn non của cây. Lá bị hại có màu vàng nhạt,
mặt lá lồi lên hoặc quăn queo, biến dạng. Các lá thuốc có rầy khi sấy khơng có
màu vàng mà có màu đen, vị lạt.
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều lồi ký sinh rầy mềm trên đồng
ruộng, trong đó các lồi thuộc họ Syrphidae có khả năng ký sinh khá cao.
Theo Tạ Quốc Tuấn và ctv. (2006), thì rệp xanh là lồi gây hại phổ biến nhất
trên cây Mè và gây thiệt hại lớn nhất so với các lồi rệp khác.
Rệp xanh thân có hình bầu dục mùa xanh nhạt hoặc vàng nhạt với các sọc màu
tối không rõ ràng ở phần bụng, một số trường hợp rệp có thể dài tới 2 mm, có
các xúc tu dài bằng cơ thể. Rệp hút chất dinh dưỡng và là tác nhân trung gian
truyền bệnh virut nên người ta có thể phát hiện dễ dàng triệu chứng có rệp trên
đồng ruộng như các lá mè khỏe bị nhăn nheo và bị cuốn xuống phía dưới, chồi
non bị biến dạng. Cây Mè bị hại ở thời kỳ đầu cây con, cây có thể bị suy yếu,
cịi cọc và có thể chết làm giảm mật độ nghiêm trọng, dẫn đến làm giảm năng
suất.
2.6.4. Rầy mềm: (rệp dưa)
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), thì rệp dưa có tên khoa học là
Aphis gossypii Glover, Họ: Rầy Mềm (Aphididae), Bộ: Cánh Đều
(Homoptera).

Đặc điểm hình thái và sinh học: Thành trùng có hai dạng: dạng khơng cánh: cơ
thể dài từ 1,5-1,9 mm và rộng từ 0,6-0,8 mm. Toàn thân màu xanh đen, xanh
thẩm và có phủ sáp; một ít cá thể có dạng màu vàng xanh. Dạng có cánh: cơ
thể dài từ 1,2-1,8 mm, rộng từ 0,4-0,7 mm. Đầu và ngực màu nâu đen, bụng
12


màu vàng nhạt, xanh nhạt, có khi xanh đậm, phiến lưng ngực trước màu đen.
Mắt kép to. Ống bụng đen.
Tập quán sinh sống và gây hại: Ấu trùng và thành trùng tập trung mặt dưới lá,
nhất là đọt non, bông, chồi hút nhựa làm cho các phần ấy bị khô héo hoặc để
lại những vết thâm đen trên lá.
Trên cây dưa , rầy gây hại trầm trọng nếu tấn công các dây chèo hay đỉnh sinh
trưởng. Rầy mềm thường tập trung với số lượng lớn ở đọt non làm lá bị quăn
queo và phân tiết ra thu hút nhiều nấm đen bao quanh làm ảnh hưởng đến sự
phát triển của trái.
Đối với bầu bí trong giai đoạn có hoa nếu bị lồi này tấn cơng với mật số cao
thì hoa dễ bị rụng, nhất là vào thời kỳ cho trái non, gây hiện tượng rụng trái
hay trái bị méo mó.
Trên cây bông vải, những dịch mật do rầy tiết ra rơi vào quả nang và lá đang
mở ra sẽ là mơi trường cho nấm mốc phát triển và gây khó khăn cho việc thu
hoạch bơng vải.
Ngồi ra, rầy cịn là tác nhân truyền bệnh virus cho cây. Sau cùng làm cây bị
mất sức, lùn và chết.
2.6.5. Bọ xít xanh
Theo Phạm Văn Thiều (năm 2003), thì bọ xít xanh cũng xuất hiện trong cả
thời kỳ sinh trưởng của cây vừng, nó có thể xuất hiện với mật độ cao và gây
hại nặng vào giai đoạn sinh trưởng cuối từ khi vừng hình thành quả non trở đi.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), thì bọ xít xanh có tên khoa
học là Nezara viridula, Họ Bọ Xít Năm Cạnh (Pentatomidae), Bộ Cánh Nửa

Cứng (Hemiptera)
Thành trùng có cơ thể màu xanh sáng, dài từ 12-18 mm, rộng từ 7-9 mm tùy
giống cái hay đực. Hai bên góc vai có hai chấm đen nhỏ. Mắt kép lồi, màu nâu
sậm, ở mỗi bên mắt kép có một một đen nhỏ, giữa trán có 2 sọc dọc về phía
sau, chấm dứt ở gần hai mắt đơn. Vịi chích hút màu đỏ hồng, dài khoảng 6
mm. Râu đầu 5 đốt, 2 đốt cuối màu đỏ nâu và to hơn các đốt chân râu. Trên
phiến mai hình tam giác có 3 chấm vàng nhạt xếp thành hàng một ở đường
giáp với ngực trước và một chấm đen nhỏ ở mỗi gốc cánh. Cánh dài khoảng
12 mm. Phiến mai phát triển dài khoảng 5 mm. Phần rìa bụng mỗi đốt đều có
chấm nhỏ màu xám đen nổi rõ trên nền xanh lá cây của toàn thân. Bàn chân có
3 đốt, phủ nhiều lơng tơ. Bọ xít đực và cái phân biệt dễ dàng nhờ bộ phận sinh
13


dục ở cuối bụng. Bộ phận sinh dục đực có hai mấu dài phủ nhiều lông tơ; bộ
phận sinh dục cái có hai mấu rất ngắn và đốt cuối cùng của bụng có lỗ sinh
dục. Thời gian sống của bọ xít đực khi ni trong điều kiện phịng thí nghiệm
từ 40 đến 56 ngày, của bọ xít cái là 18-52 ngày.
Sau khi vũ hóa từ 6-38 ngày thành trùng bắt đầu bắt cặp. Bọ xít bắt cặp từ 1
đến 3 đợt, mỗi đợt bắt cặp kéo dài từ 9-67 giờ suốt ngày đêm. Sau khi bắt cặp
từ 11 đến 27 ngày, thành trùng cái đẻ trứng. Mỗi thành trùng cái chỉ đẻ 1 ổ
trứng trong suốt thời gian sống, mỗi ổ từ 60-120 trứng.
Trứng hình trụ trịn, màu vàng sáng, mặt trên trứng có nấp đậy hình trịn,
chung quanh nấp có từ 27-38 móc. Khi sắp nở trứng màu đỏ hồng tồn bộ và
có một vệt đỏ đậm hình chữ V giữa nấp trứng. Thời gian ủ trứng từ 5-7 ngày.
Trứng thường được đẻ ở mặt dưới lá cây ký chủ thành từng ổ 5-8 hàng và ổ
trứng có hình lục giác. Tỉ lệ trứng nở trung bình khoảng 62%.
Ấu trùng có 5 tuổi, phát triển từ 18-34 ngày với kích thước và màu săc trong
từng tuổi như sau:
- Tuổi 1 có thân bầu trịn màu đỏ nâu, đầu và ngực màu đen, giữa lưng có 3

vệt đen to. Cơ thể dài từ 1-1,5 mm, ngang 0,9-1,2 mm. Mắt đỏ nâu. Rìa bụng
mỗi bên có 5 vệt đen to, râu và chân màu đỏ nâu. Ấu trùng bọ xít ở tuổi 1 thay
da rất đồng loạt, trong vòng 3 ngày.
- Ở tuổi 2, ấu trùng có màu đỏ nâu, bụng bầu trịn, đầu, ngực đen, bụng có 3
đốm đen, quanh rìa bụng mỗi bên có 7 đốm trắng. Cơ thể dài từ 1,8-4 mm,
ngang từ 1,2-2,4 mm và phát triển trong thời gian từ 5-10 ngày.
- Sang tuổi 3, ấu trùng có màu sắc khác hẳn tuổi 2, từ màu đỏ nâu lúc mới lột
xác, chuyển dần sang màu xanh lá cây. Thân bầu dục, ngang cổ có một vệt
đen. Ngực có 13 chấm đen nhỏ. Quanh rìa bụng, mỗi bên có 6 vệt hồng. Giữa
lưng có 3 đốm hồng lớn, chung quanh 3 đốm hồng này có 6 đốm trắng. Ấu
trùng tuổi 3 có chiều dài từ 3-7,5 mm, ngang từ 2-5,4 mm và phát triển từ 3-7
ngày.
- Tuổi 4, thân ấu trùng màu xanh lá cây hơi ngả vàng. Râu đầu nâu xám, các
đốt cuối bắt đầu nở to hơn các đốt chân râu. Có 2 vệt đen chạy từ đầu xuống
tới ngực. Ngực có 7 chấm đen đường kính 0,13 mm. Bụng có 2 đốm hồng to.
Phần bụng có phiến mai dài từ 1,2-2,2 mm. Mầm cánh vừa nhú ở cuối tuổi
này. Ở tuổi này Bọ Xít có chiều dài cơ thể từ 6-6,7 mm, rộng từ 3-4,7 mm và
phát triển từ 3 đến 6 ngày.

14


- Ở tuổi 5, toàn thân ấu trùng màu xanh lá cây, các đặc điểm khác giống như
tuổi 4. Phiến mai dài 2,26-3,33 mm. Giữa lưng có 3 vết hồng to, 2 bên 3 vết
hồng này có 6 đốm trắng. Mỗi bên rìa bụng có 6 chấm hồng rất tươi. Cánh
mọc dài từ 3,5 đến 4,5 mm. Kích thước cơ thể dài từ 9-11,5 mm, ngang từ 6-8
mm, phát triển trong thời gian từ 6-8 ngày.
Ở điều kiện nhiệt độ từ 25-31 oC và ẩm độ bảo hòa, tỉ lệ phát triển thành thành
trùng đực khoảng 70% và thành trùng cái chỉ 30%.
Vịng đời bọ xít xanh từ 41-78 ngày.

2.6.6. Câu cấu xanh lớn
Theo Nguyễn Mạnh Chinh và ctv. (2007), sâu trưởng thành là lồi cánh cứng,
hình bầu dục, dài 7-10 mm. Cánh và tồn thân màu xanh vàng có ánh kim nhũ,
đầu kéo dài như một cái vịi, phía ngọn ống dầu là miệng nhai, hai bên đính
đơi râu đầu hình gấp khúc. Sâu non màu trắng sữa, mình hơi cong, khơng có
chân, đẫy sức dài 12-15 mm.
Câu cấu trưởng thành hoạt động ban đêm và lúc trời mát, ít bay, bị chậm
chạp, gặp động chạm thì giả chết rơi xuống đất. Sâu non sống trong đất ăn
chất hữu cơ mục nát và rễ cây, hóa nhộng trong đất. Tác hại chủ yếu là bọ
trưởng thành ăn khuyết lá, ăn ngọn cây và nụ hoa. Vòng đời 50-60 ngày, bọ
trưởng thành có thể sống hàng tháng.
Theo Nguyễn Văn Huỳnh và Lê Thị Sen (2004), câu cấu xanh lớn có tên khoa
học là Hypomeces squamosus Fabricius, Họ Vòi Voi (Curculionidae), Bộ
Cánh Cứng (Coleoptera).
Đặc điểm hình thái và sinh học: Thành trùng là loài cánh cứng, cánh phủ một
lớp màu xanh vàng óng ánh, dài từ 10-15 mm, mỏ nhọn, quặp xuống.
Thành trùng cái đẻ trứng nhỏ màu trắng, rời rạc dưới đất.
Ấu trùng còn gọi là sùng màu vàng nhạt, lớn đủ sức dài từ 15 - 20 mm.
Nhộng được hình thành trong đất.
Tập quán sinh sống và gây hại: Cả ấu trùng và thành trùng loài này đều gây
hại. Ấu trùng sinh sống ở dưới đất bằng cách đục phá rễ và gốc cây. Thành
trùng cắn gặm lá, đôi khi ăn trụi cả lá nếu lá non và mật số cao. Sự gây hại của
thành trùng làm giảm sức mạnh của cây rất nhiều.

15


×