Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Thanh lọc tính kháng rầy nâu nilaparvata lugens stal trên 10 giống lúa ở điều kiện nhà lưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 62 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

THANH LỌC TÍNH KHÁNG RẦY NÂU (Nilaparvata
lugens Stal) TRÊN 10 GIỐNG LÚA Ở ĐIỀU KIỆN
NHÀ LƢỚI

Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN VĂN TỐT

AN GIANG, THÁNG 7 NĂM 2015


TRƢỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN

THANH LỌC TÍNH KHÁNG RẦY NÂU (Nilaparvata
lugens Stal) TRÊN 10 GIỐNG LÚA Ở ĐIỀU KIỆN
NHÀ LƢỚI

Chủ nhiệm đề tài: NGUYỄN VĂN TỐT
MSSV: DBT113154

Giáo viên hƣớng dẫn: NGUYỄN PHÚ DŨNG

AN GIANG, THÁNG 7 NĂM 2015



CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG
Đề tài nghiên cứu khoa học “Thanh lọc tính kháng rầy nâu (Nilaparvata
lugens Stal) trên 10 giống lúa ở điều kiện nhà lưới”, do sinh viên Nguyễn
Văn Tốt thực hiện dưới sự hướng dẫn của Ths Nguyễn Phú Dũng. Tác giả đã
báo cáo kết quả nghiên cứu và được Hội Đồng Khoa học và Đào tạo khoa
Nông Nghiệp – Tài Nguyên Thiên Nhiên, Trường Đại Học An Giang thông
qua ngày ... tháng ... năm 2015.
Thƣ ký

Phản biện 1

Phản biện 2

Cán bộ hƣớng dẫn

Chủ tịch hội đồng

i


SUMMARY
The aim of this study is to research Brown planthopper resistance ability of new rice
varieties by IRRI rice trays method. The experiment was randomized by 5
replications of 12 rice varieties sown in the boxes of enhance tray (IRRI), there are
resistant standard varieties (PTB33) and TN1 infectious standard. Certifying resistant
reaction of variety trials to BPH are ranked following to the grade scale 9 of IRRI.
The results of purged research has 01variety (TC21) with medium resistant level
(KV) which is equivalent to resistant standards (PTB33); 03 medium infected
varieties (TC25-2, TC26 and NV13), 04 infected varieties (TCL1, TC07, TC08 and
NV14) and 02 severely infected varieties (TC05 and TC25-1). This experiment has

also identified four varieties withstanding high pressure of BPH include TC21 (KV),
TC25-2, TC26 and NV13 (NV).

ii


TÓM TẮT
Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa
mới bằng phương pháp khay mạ của IRRI. Thí nghiệm được bố trí theo thể thức
hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 lần lặp lại với 12 giống lúa được gieo trong các ô của
khay mạ cải tiến (IRRI), trong đó có giống chuẩn kháng là PTB33 và chuẩn nhiễm
TN1. Ghi nhận phản ứng tính kháng của các giống thử nghiệm với rầy nâu được xếp
hạng dựa vào thang 9 cấp của IRRI. Kết quả nghiên cứu thanh lọc có 01 giống
(TC21) biểu hiện mức kháng rầy nâu ở mức độ kháng vừa (KV) tương đương đối
chứng chuẩn kháng (PTB33); 03 giống nhiễm vừa (TC25-2, TC26 và NV13), 04
giống nhiễm (TCL1, TC07, TC08 và NV14) và 02 giống nhiễm nặng (TC05 và
TC25-1). Thí nghiệm cũng đã xác định được 4 giống lúa chịu đựng được áp lực rầy
nâu cao bao gồm TC21 (KV), TC25-2, TC26 và NV13 (NV).

iii


LỜI CẢM TẠ
Để có kết quả ngày hơm nay, Tơi xin chân thành cảm ơn cha mẹ, nuôi dưỡng, dạy dỗ
và giúp đỡ tơi trong q trình học tập cũng như trong cuộc sống. Suốt đời này tôi
luôn ghi nhớ ơn người.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Trường Đại học An Giang, đặc biệt là thầy cô Bộ
môn Khoa học Cây trồng đã tận tình giúp đỡ, dạy dỗ những kiến thức chun mơn,
kinh nghiệm bổ ích giúp tơi trong q trình học tập và trong cơng việc sau này.
Tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến thầy Nguyễn Phú Dũng đã tận tình hướng dẫn

đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt q trình thực hiện đề
tài này.
Tơi xin chân thành cảm ơn các bạn: Tính, Giang, Tín, Trương, Nga và các bạn: P.
Anh, Thiện, Thái, Duy, Đức, Thông, Nam lớp DH14BT, các bạn Thoại, Đại, Lý lớp
DH14TT đã giúp đỡ, ủng hộ, động viên và giúp tơi hồn thành thí nghiệm.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người đã tận tình giúp đỡ và tạo
điều kiện tốt nhất để tơi có thể hồn thành được đề tài này.
Do hạn chế về mặt thời gian và khả năng của bản thân nên đề tài không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự thơng cảm và ý kiến đóng góp q thầy cơ và các bạn
để khóa luận được hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
An Giang, ngày 20 tháng 7 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Tốt

iv


LỜI CAM KẾT
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu của cơng
trình nghiên cứu này có xuất xứ rõ ràng. Những kết luận mới về khoa học của cơng
trình nghiên cứu này chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.
An Giang, Ngày 20 tháng 7 năm 2015
Người thực hiện

Nguyễn Văn Tốt

v



MỤC LỤC
Trang

CHẤP NHẬN CỦA HỘI ĐỒNG .......................................................... i
SUMMARY.............................................................................................ii
TÓM TẮT .........................................................................................iii
LỜI CẢM TẠ.........................................................................................iv
LỜI CAM KẾT.......................................................................................v
MỤC LỤC...............................................................................................vi
MỤC LỤC BẢNG............................................................................... viii
MỤC LỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ...........................................................x
LIỆT KÊ VIẾT TẮT.......................................................................... xi
CHƢƠNG 1.............................................................................................. 1
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI ........................................................................ 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ................................................................................. 2
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 2
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ................................................................................. 4
1.5. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI ................................................................... 5

TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU............................................... 6
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI
Ở TRONG NƯỚC........................................................................................................ 6
2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ TÀI
Ở NGOÀI NƯỚC ........................................................................................................ 9
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ RẦY NÂU HẠI LÚA ......................................... 11
2.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU .................................................................................. 17

CHƢƠNG 3............................................................................................ 18

vi


PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................ 18
3.1. TIẾN TRÌNH NGHIÊN CỨU ............................................................................ 18
3.2. MẪU NGHIÊN CỨU ......................................................................................... 18
3.3. CÔNG CỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 18
3.4. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................................................. 18

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................................. 23
4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KHÁNG RẦY NÂU CỦA CÁC GIỐNG
LÚA MỚI ................................................................................................................... 23
4.2. KHẢO SÁT ĐẶC TÍNH NƠNG HỌC, THÀNH PHẦN NĂNG SUẤT CỦA
CÁC GIỐNG LÚA MỚI............................................................................................ 27

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 35
5.1. KẾT LUẬN ......................................................................................................... 35
5.2. KIẾN NGHỊ ........................................................................................................ 35

vii


MỤC LỤC BẢNG
Trang
Bảng 1. Tổ hợp lai các giống lúa thí nghiệm ...............................................................4
Bảng 2. Các gen kháng rầy nâu đang được sử dụng trong chương trình lai tạo giống
lúa mới tại ĐBSCL ......................................................................................................8
Bảng 3. Một số giống kháng rầy nâu được nghiên cứu và sử dụng ..........................10
Bảng 4. Phân loại rầy nâu ..........................................................................................11
Bảng 5. Diện tích lúa các tỉnh/khu vực miền Nam nhiễm rầy nâu trong những năm

gần đây (từ 2006 – 2010) ...........................................................................................15
Bảng 6. Sơ đồ bố trí thí nghiệm thanh lọc giống lúa kháng rầy nâu ……………….19
Bảng 7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm đặc tính nơng học của 10 giống lúa ……………...20
Bảng 8. Tỷ lệ bón phân theo khuyến cáo …………………………………………..20
Bảng 9. Phân cấp mức độ thoát cổ bông …………………………………………...21
Bảng 10. Phân cấp mức độ rụng hạt ………………………………………………..22
Bảng 11. Kết quả đánh giá tính kháng của 10 giống lúa lần 1 ..................................23
Bảng 12. Bảng phân cấp độ nhiễm rầy của các giống lúa thí nghiệm lần 1 ..............24
Bảng 13. Kết quả đánh giá tính kháng của 10 giống lúa lần 2 ..................................24
Bảng 14. Bảng phân cấp độ nhiễm rầy của các giống lúa thí nghiệm lần 2 ..............25
Bảng 15. Kết quả đánh giá tính kháng của 10 giống lúa lần 3 ……………………..26
Bảng 16. Bảng phân cấp độ nhiễm rầy của các giống lúa thí nghiệm lần 1...............26
Bảng 17. Động thái tăng trưởng chiều cao của các giống lúa thí nghiệm ………….27
Bảng 18.Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống lúa…………………………..29
Bảng 19. Động thái đẻ nhánh của các giống lúa qua các giai đoạn ………………..30
Bảng 20. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa thí nghiệm …………………………..31
Bảng 21. Tỷ lệ nhánh hữu hiệu của các giống lúa thí nghiệm ……………………..32
Bảng 22. Một số chỉ tiêu nơng học của các giống lúa thí nghiệm…………………..32
Bảng 23. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống lúa………………………..34

viii


MỤC LỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Trang
Hình 1. Các giai đoạn phát triển của rầy nâu .......................................................... 122
Biểu đồ 1. Chiều cao cây của các giống lúa đến 70 NSG…………………………..27
Biểu đồ 2. Tốc độ tăng trưởng chiều cao của các giống lúa………………………...29
Biểu đồ 3. Số chồi của các giống lúa………………………………………………..30
Biểu đồ 4. Tốc độ đẻ nhánh của các giống lúa……………………………………...31


ix


LIỆT KÊ TỪ VIẾT TẮT

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

TC

Tân Châu

NV13

Núi Voi 13

NV14

Núi Voi 14

IRRI

Viện lúa quốc tế

KN

Khuyến nông


Tp

Thành phố

ĐHAG

Đại học An Giang

RK

Rất kháng

K

kháng

KV

Kháng vừa

NV

Nhiễm vừa

N

Nhiễm

NN


Nhiễm nặng

x


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam có thể nói lúa gạo là cây lương thực chính đóng vai trị quan trọng trong
đời sống và phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là ở nông thôn. Sản phẩm lúa gạo xuất
khẩu của Việt Nam đứng hàng thứ hai trên thế giới nhiều năm liền, trong đó Đồng
bằng sơng Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vựa lúa lớn nhất nước. Chính vai trị
quan trọng của cây lương thực này đã thúc đẩy người dân trồng lúa 2-3 vụ/năm và
canh tác nhiều năm liền để tăng sản lượng lúa nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
Hiện nay cây lúa đã và đang là cây trồng số một của nền sản xuất nông nghiệp Việt
Nam, là cây lương thực quan trọng nhất đối với vấn đề an ninh lương thực ở nước ta
(Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang, 2009).
Với mức độ tăng dân số của thế giới như hiện nay, trong vòng 30 năm tới thế giới có
khoảng 8 tỷ người, trong đó hơn một nữa dân số sống nhờ vào lúa gạo. Để đảm bảo
lương thực sản lượng lúa gạo dưới áp lực của sự gia tăng dân số. Ở Việt Nam, sản
xuất lúa là một ngành sản xuất quan trọng, lâu dài trong nông nghiệp (Nguyễn Ngọc
Kính và Nguyễn Trí Hồn, 1995).
Tuy nhiên, nghề trồng lúa luôn gặp phải những trở ngại và thách thức, do điều kiện
thâm canh hiện nay với các giống lúa mới cao sản ngắn ngày, khi bón phân đạm kết
hợp với khí hậu gió mùa nóng ẩm quanh năm sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch hại
phát triển. Trong đó, rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) được xem là đối tượng nguy
hiểm nhất. Rầy nâu gây hại trực tiếp bằng cách chích hút nhựa cây, dẫn đến cháy rầy
và là tác nhân truyền bệnh lúa cỏ và virus lùn xoắn lá (Lương Minh Châu và ctv.,
2006). Bên cạnh đó, rầy nâu là loại cơn trùng có vịng đời tương đối ngắn và khả
năng sinh sản nhanh chúng phát triển thành các loại hình sinh học hay quần thể sinh

học mới làm hạn chế tính kháng của giống lúa.
Trong thời gian gần đây, ở phía nam mà đặc biệt là vùng ĐBSCL, rầy nâu cùng với
bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá xuất hiện ngày càng nhiều và có lúc đã trở thành dịch, cao
điểm là đại dịch. Điều này làm cho hàng trăm ngàn ha lúa bị tàn phá, gây thiệt hại rất
lớn về năng suất (Lương Minh Châu và ctv., 2006). Điều này tiềm ẩn nguy cơ sẽ có
nhiều đợt dịch mới xuất hiện, khó kiểm sốt.
Trong biện pháp tổng hợp phòng trừ rầy nâu hại lúa, việc sử dụng các giống lúa
kháng rầy là một trong những phương pháp phịng chống. Giống kháng cũng có thể
kết hợp với nhiều biện pháp phòng trừ khác, nên giống kháng được chú ý mạnh mẽ
bởi các nhà khoa học và nông dân (Nguyễn Thị Ngọc Chi, 1995). Vì vậy, nghiên cứu
đánh giá khả năng kháng rầy nâu của các giống lúa đang sử dụng rộng rãi ở địa
phương và các giống lúa mới, nhập nội là cơ sở quan trọng cho việc định hướng sử
dụng nguồn gen lúa kháng rầy nâu trong công tác lai tạo và chọn lọc giống kháng
phục vụ sản xuất. Từ đó, đề tài “Thanh lọc tính kháng rầy nâu (Nilaparvata lugens
1


Stal) trên 10 giống lúa ở điều kiện nhà lưới” được tiến hành góp phần cho cơng tác
chọn giống kháng rầy phục vụ sản xuất nông nghiệp.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Đánh giá phản ứng của 10 giống lúa đối với rầy nâu trong điều kiện nhà lưới.
Đánh giá một số đặc tính nơng học cơ bản của 10 giống lúa thí nghiệm trong điều
kiện nhà lưới.
1.3. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Gồm 12giống lúa nghiên cứu. Trong đó có 8 giống lúa (TC05, TC07, TC08, TC21,
TC25-1, TC26, TCL1, TC25-2) được cung cấp từ chú Hoa Sĩ Hiền ở xã Tân An
huyện Tân Châu tỉnh An Giang, 2 giống lúa (TN1, PTB33) được cung cấp từ Trung
tâm nghiên cứu giống Định Thành, 2 giống lúa còn lại (NV13, NV14) từ chú Trần
Thanh Hùng ở xã Núi Voi huyện Tịnh Biên tỉnh An Giang.
Đặc tính sinh trưởng của bộ giống TC (theo chú Hoa Sĩ Hiền):

Giống TC05:
-

Chiều cao: 100-110cm

-

Thời gian sinh trưởng: 100-105 ngày.

-

Năng suất: 6.0-8.5 tấm/ha.

-

Tính kháng bệnh: Kháng đạo ơn trung bình, nhiễm vi khuẩn trung bình.

-

Hình dạng và kích thước hạt: Bơng dài, hạt thon dài.
Giống TC07:

Đặc tính: Chịu mặn tốt, thân vàng nhạt, nảy chồi kém, nhiễm đạo ôn nhẹ và
vi khuẩn cháy bìa lá , lem lép hạt, độ cứng cây trung bình, lá to dài, thích nghi rộng.
-

Chiều cao: 90 cm..

-


Thời gian sinh trưởng: 97 – 100 ngày.

-

Năng suất: 6.0 – 7.0 tấn / ha.

-

Phẩm chất gạo: Gạo có mùi thơm nhẹ.

-

Tính kháng bệnh: Nhiễm đạo ơn và vi khuẩn trung bình.

-

Hình dạng và kích thước hạt: Bơng trung bình, hạt to và dài.
Giống TC08:

Đặc tính: Thân cứng, thích nghi rộng (độ sạ thưa), ít đổ ngã, lá xanh xám, to
dài, nảy chồi kém
-

Chiều cao: 95 – 100 cm.

-

Thời gian sinh trưởng: 97 – 100 ngày.
2



-

Năng suất: 6.0 – 9.0 tấn/ ha.

-

Phẩm chất gạo: Gạo trắng, mềm cơm.

-

Tính kháng bệnh: Chống chịu đạo ơn trung bình, nhiễm vi khuẩn trung bình.

-

Hình dạng và kích thước hạt: Bơng to đùm, hạt ngắn.
Giống TC21:

Đặc tính: Lá hẹp, xanh đậm, nảy chồi kém, thân cứng, ít đổ ngã. Lá dầy, thích
nghi rộng.
-

Chiều cao: 95 – 100 cm.

-

Thời gian sinh trưởng: 95 – 100 ngày.

Năng suất: Giống mới được tác giả (Chú Hoa Sĩ Hiền) nghiên cứu thành công
nên chưa cập nhật được năng suất.

-

Phẩm chất gạo: cơm dẻo.

-

Tính kháng bệnh: Kháng đạo ơn cấp trung bình, nhiễm vi khuẩn trung bình.

-

Màu sắc, hình dạng và kích thước hạt: Bông to và đùm, hạt nhỏ, thon dài.
Giống TC25:

-

Chiều cao: 85-90 cm.

-

Thời gian sinh trưởng: 90-93 ngày.

Năng suất: Giống mới được tác giả (Chú Hoa Sĩ Hiền) nghiên cứu thành cơng
nên chưa cập nhật được năng suất.
-

Tính kháng bệnh: Kháng đạo ơn và vi khuẩn trung bình.

-

Hình dạng và kích thước hạt:Bơng dài đùm, hạt to ngắn.

Giống TC26:

-

Đặc tính: Nảy chồi khá, thích nghi mật độ sạ dày 550 – 600 bông/m2.

-

Chiều cao: 80 – 85 cm.

-

Thời gian sinh trưởng: 90 – 93 ngày.

-

Năng suất: 5.0 -7.0 tấn/ha.

-

Phẩm chất gạo: Gạo lức đỏ, thơm nhẹ, mềm cơm.

-

Tính kháng bệnh: Chống chịu đạo ơn cấp trung bình.

-

Màu sắc, hình dạng và kích thước hạt: Bơng nhỏ dài, hạt dài 11 – 12 mm.
TCL1:


-

Chiều cao: 85 cm.

-

Thời gian sinh trưởng: 85 ngày.
3


-

Năng suất: Vụ Đông – Xuân 7.0-8.0 tấn/ha.

-

Phẩm chất gạo: Cơm mềm dẻo.

-

Tính kháng bệnh: Kháng đạo ơn trung bình khá, nhiễm cháy bìa lá nhẹ.
TC25-2: Chưa mơ tả đặc tính giống

Bảng 6. Tổ hợp lai các giống lúa thí nghiệm
STT

TÊN
GIỐNG


TÊN GỐC

TỔ HỢP LAI

1

TC05

SHHN3-C1-1-2-1

OM2514/MTL415

2

TC07

SHS-A

TC10/OM4900

3

TC08

SHO-A

OM2395/VD20

4


TC21

5

TC25-1

Không rõ

F1(TC08/AKITA)/Lúa cỏ
hạt ngắn-A-1-F4

6

TC26

Không rõ

JASMINE
F9

7

TCL1

Không rõ

Không rõ

8


TC25-2

Không rõ

FOUR KALI/TC08

9

NV13

Không rõ

Không rõ

10

NV14

Không rõ

Không rõ

11

TN1

Đối chứng chuẩn nhiễm

-


12

PTB33

Đối chứng chuẩn kháng

VND 95-20/TC08

85/TC10-1-3-

-

Ghi chú: Tổ hợp lai TC04: OM2514/MTL429, TC08: OM2395/VD20, TC10:
OM2395/TC04.
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Thiết lập quy trình nhân tạo nguồn rầy nâu từ ngoài đồng ở điều kiện nhà lưới phục
vụ thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm đánh giá phản ứng của 10 giống lúa đối với rầy nâu trong điều kiện
nhà lưới.
Đánh giá sơ bộ các đặc điểm nông học, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất
của 10 giống tham gia thí nghiệm trong điều kiện nhà lưới.

4


1.5. NHỮNG ĐĨNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Đóng góp về mặt khoa học: Bài báo cáo khoa học về kết quả nghiên cứu của đề tài.
Đóng góp cơng tác đào tạo: Tạo điều kiện cho cá nhân và tập thể sinh viên học tập
chuyên ngành và thực hành thực tế trong phịng thí nghiệm và nhà lưới.
Đóng góp phát triển kinh tế xã hội: Làm cơ sở cho quy trình kỹ thuật quản lý rầy nâu

tại địa phương trong sản xuất đại trà, giúp nhà nghiên cứu, cán bộ kỹ thuật và nông
dân yên tâm lựa chọn được giống kháng rầy nâu trong sản xuất.
Đóng góp bảo vệ mơi trường: Là tiền đề để nông dân áp dụng những giống kháng rầy
từ đó hạn chế được lượng thuốc hóa học trong phịng trừ rầy nâu giúp bảo vệ mơi
trường tự nhiên để hướng đến nền nông nghiệp sạch.

5


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ
TÀI Ở TRONG NƢỚC
Công tác nghiên cứu, chọn tạo những giống lúa mới, tuy có khả quan ít nhiều về mặt
năng suất, chất lượng…, nhưng lại chưa tạo được sự yên tâm trong phòng chống dịch
bệnh. Theo Trung tâm Khảo kiểm nghiệm Giống, sản phẩm Cây trồng và Phân bón
vùng Nam bộ, trong 59 giống lúa mới ngắn ngày được khảo nghiệm trong vụ Hè Thu
2009 ở Nam bộ, khơng có giống nào có khả năng kháng cao với rầy nâu trong điều
kiện nhân tạo (Thanh Sơn, 2010).
Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân trong nước cũng như để đẩy mạnh chất
lượng gạo xuất khẩu đa số nông dân hiện nay trồng giống lúa chất lượng cao. Nhưng
vấn đề cần quan tâm là chưa tìm thấy gen kháng rầy nâu trên giống lúa cao sản (Bùi
Chí Bửu, 2003). Vì thế rầy nâu có thể đến trú ẩn và sinh sản để phát triển mật số nhanh
chóng, có khả năng bộc phát quần thể rầy nâu và trở thành dịch “cháy rầy” bất cứ lúc
nào khi điều kiện tối hảo xảy ra. Hơn nữa khi canh tác các giống lúa có tính kháng rầy
nâu cao sẽ phát triển nịi mới. Rầy nâu với sự thay đổi loại hình sinh học trong điều
kiện thâm canh thì rất nguy hiểm (Nguyễn Thị Lang, 2009).
Theo Nguyễn Hữu Huân (2010), thì kể từ tháng 12/2008 đến tháng 9/2009, Ban Quản
lý dự án Quản lý rầy hại lúa do ADB tài trợ, Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế IRRI triển
khai thực hiện, đã nhận được nhiều thông tin từ các nhà khoa học của các nước thành

viên tham gia thơng báo về tình trạng cháy rầy do rầy nâu hoặc rầy lưng trắng hại lúa.
Các điểm có cháy rầy phân bố bao gồm: Malaysia, Việt Nam (ĐBSCL và sông Hồng),
Bangladesh, Philippines, tỉnh Yunan, Triết Giang và Đảo Hải Nam của Trung Quốc,
Nam Triều Tiên một số vùng của Thái Lan, Lào và Campuchia.
Theo Bộ Nông nghiệp Phát triển nơng thơn (2007), sự phá vỡ tính kháng rầy nâu của
các giống mang gen Bph1 và bph2 trong sản xuất lúa được ghi nhận bởi nhiều tác giả
(Gallun và Khush, 1980; Pathak và Saxena, 1980; Panda và Khush, 1995). Đáp ứng
tình hình sản xuất và khống chế rầy nâu, giống IR56 và IR60 mang gen Bph3 cũng
được đưa ra đồng ruộng (Khush và Brar, 1991). Điều đó cho thấy rằng trong điều kiện
tự nhiên, quần thể rầy nâu có thể nhanh chóng vượt qua những giống mang gen kháng
đơn hay nói cách khác các giống kháng đơn gen thường khơng bền vững đối với một
lồi cơn trùng gây hại có khả năng tiến hóa thích nghi cao như rầy nâu (Xu và ctv.,
2002). Vì vậy, việc tìm ra nguồn gen kháng và cải tiến các giống lúa kháng rầy là việc
làm cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục trong chiến lược phòng trừ rầy nâu
hại lúa hiện nay.
Rầy nâu là một trong những đối tượng có ảnh hưởng lớn đến cây lúa. Nó khơng những
làm ảnh hưởng đến năng suất mà cịn là mơi giới truyền bệnh lúa cỏ, lùn xoăn lá…nên
tác hại của nó rất nghiêm trọng. Ở ĐBSCL, rầy nâu có dấu hiệu chuyển biến, độc tính
6


trên các giống lúa ASD7 (gene bph2) và Bahawe (bph4), đang tiếp tục tăng lên và tỷ lệ
sống sót cao trên giống CR203, là những báo động về khả năng chuyển sang biotype
mới trong thời gian không xa. Các quần thể rầy nâu thu thập hiện nay có thể gây hại
trên các giống mang gene Bph1, bph2, bph4, Bph6, Bph7, Bph8, Bph9 nhưng không
gây hại được các giống mang gene bph3 (Viện Bảo vệ thực vật, 1990-1995).
Tại Việt Nam, rầy nâu cũng đã chuyển từ biotype 1 sang biotype 2 trong những năm
1987 - 1988 ở miền Bắc. Các giống kháng rầy như IR1561, CR101, CR104…đã trở
nên nhiễm rầy.
Theo Nguyễn Xuân Hiển (k.n), biện pháp sử dụng giống lúa kháng rầy nâu là một

trong các giải pháp quan trọng và chủ yếu để góp phần phịng dịch rầy nâu và lúa lùn
xoắn lá. Gieo cấy các giống lúa kháng rầy là phương pháp có tiềm năng rất lớn, ít tốn
kém và tránh được vấn đề ô nhiễm môi trường. Tùy theo mức độ chống chịu của
giống, có thể coi đây là phương pháp phịng chống chính hoặc kết hợp trong hệ thống
các biện pháp khống chế sự phát triển của rầy. Khi gieo cấy các giống kháng rầy phải
xử lý thuốc trừ sâu (chủ yếu để chống những loại sâu hại lúa khác) nên có triển vọng
phát triển hệ thiên địch hại sâu hại lúa.
Theo Trung tâm KN Tp. Hồ Chí Minh (2008), Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI)
xác định những giống lúa tồn tại và phát triển sau đợt rầy thuộc dạng sinh học 1
(Bph1) như ASD7, IR32, IR36, IR 42 và một số giống do ta lai tạo ra... Những giống
lúa trên được gọi là giống kháng rầy Bph1. Những giống này sau mười năm lại không
trụ được, nhất là qua đợt dịch có đỉnh điểm vào 1992-1993, được lý giải rầy đã chuyển
sang Bph2. Ở Nam bộ có nhiều giống lúa đã thể hiện tính kháng rầy Bph2 như
OM576, OM 1490, VND 95-19, VND 95-20, ST3 và giống nhập từ IRRI như IR64,
IR50404, IR 8423 (CR203). IRRI còn tiếp tục nghiên cứu đến Bph3, Bph4 nhưng chưa
có giống kháng như với Bph 1 và 2.
Tuy nhiên, đến năm 2005 rầy nâu đã thay đổi độc tính. Kết quả nghiên cứu 3 quần thể
rầy nâu ở Hà Nội, Hà Tây và Thái Bình của Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên, Đại
học Nông Nghiệp Hà Nội cho thấy rằng trong 11 giống lúa mang 8 gen chuẩn kháng
được thử nghiệm chỉ có 2 giống Rathu heenati và Balamawee mang gen Bph3 và Bph9
kháng và giống T12 mang gen Bph7 là kháng vừa với 3 quần thể rầy nâu thí nghiệm.
Quần thể rầy nâu ở miền Bắc và miền Nam nói chung có độc tính cao với đối với
giống mang gen chuẩn kháng phổ biến trong tự nhiên và trong sản xuất. Do vậy, cần
nghiên cứu lai tạo để tạo một bộ giống kháng rầy và sử dụng bộ giống kháng này một
cách phù hợp trong IPM để bảo vệ thiên địch của rầy nâu có như thế mới hạn chế được
sự bùng phát dịch rầy nâu trong tương lai (Nguyễn Văn Đĩnh và Trần Thị Liên, 2005).
Theo Thanh Sơn (2010) thì trong số 63 giống thanh lọc phản ứng đối với 3 nguồn rầy
nâu (Đồng Tháp, Trà Vinh và Cần Thơ) thì có 36 giống có phản ứng bình qn với cấp
hại từ 4,3-4,8; 11 giống có phản ứng cấp hại 5 và 16 giống có phản ứng với cấp hại từ
5,2-5,9. Như vậy, có thể thấy những giống lúa mới này chỉ có khả năng kháng rầy cao

lắm là ở mức độ trung bình. Theo Phạm Văn Dư (2010) được trích dẫn bởi Thanh Sơn
7


(2010), nhận xét rằng khả năng kháng rầy của những giống lúa mới cũng chẳng hơn gì
so với các giống lúa cũ. Các nhà nghiên cứu, sản xuất giống lúa nên chú ý khai thác
nguồn gene nội địa trên lúa mùa, lúa hoang dại, vốn có khả năng chống chịu sâu bệnh
khá tốt. Nếu đưa được nguồn gene vào trong các giống lúa cải tiến, chúng ta có thể tin
tưởng rằng sẽ sớm có được những giống lúa mới, vừa đảm bảo năng suất, chất lượng
vừa có khả năng tốt về kháng rầy.
Hiện nay có 4 loại hình sinh học rầy nâu đã được công bố: Biotype 1 (BPH1) và BPH2
có ở Đơng Nam Á; BPH3 có ở trong các phịng thí nghiệm ở Philippine; BPH4 chỉ
được ghi nhận tại Nam Á (Ấn Độ và Bangladesh) và một quần thể pha trộn giữa BPH2
và BPH3 có mặt tại miền Nam Việt Nam (Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn,
2007).
Như đã biết, rầy nâu là một loại côn trùng gây hại nguy hiểm nhất đối với cây lúa.
Ngoài tác hại gây hiện tượng lúa cháy rầy (hopper burn), nó cịn là vector truyền bệnh
siêu vi trùng lúa cỏ, lùn xoắn lá, và gần đây là bệnh vàng lùn tại ĐBSCL. Công tác
chọn giống kháng là con đường có hiệu quả nhất trong quản lý dịch hại rầy nâu, kết
hợp với biện pháp quản lý tính kháng rầy nâu ổn định trên đồng ruộng (Lê Thị Kim
Thùy, 2006).
Bảng 7. Các gen kháng rầy nâu đang được sử dụng trong chương trình lai tạo giống
lúa mới tại ĐBSCL
Định vị trên nhiễm sắc thể số

Gen kháng rầy nâu
Bph-1, bph-2, Bph-9, Bph-10, Bph-8
Bph-3, bph-12, Bph-15
Bph-4
Bph-6

Bph-11, bph-13, Bph-14

12
4
6
11
3
(Nguồn: Nguyễn Văn Hiển, 1993)

Theo Lê Thị Kim Thùy (2006), trong 18 gen kháng rầy nâu được phân lập trên thế giới
hiện nay, có 8 gen lặn và 10 gen trội. Gen liên kết được công bố là bph-2 với Bph-1, và
bph-3 với Bph-4. Có 7 gen được tìm thấy trên các quần thể lúa hoang đang được khai
thác ở Châu Á và ở Việt Nam. Một gen kháng mới được công bố trong năm 2006 là
Bph-8 (Jena và ctv.2006) từ giống lúa hoang Oryza australiensis, định vị trên nhiễm
sắc thể số 12. Khai thác gen mới Bph-18 trên nguồn vật liệu IR65482-7-216-1-2, nhờ
marker RM6217, trên NST số 12 đã được áp dụng. Một số giống lúa kháng rầy thông
qua chọn lọc nhờ chỉ thị phân tử (MAS) đã được phát triển trong sản xuất. Các giống
cao sản mới, ngắn ngày, có triển vọng kháng rầy nâu hiện nay: OM4498, OM5930,
OM2395, OM5936, OM4900, OM6061, OM6162, OM6073, OM4668 được khuyến
cáo phát triển rộng rãi trong sản xuất.
Tính kháng của giống lúa thường suy thoái theo áp lực chọn lọc của sâu hại. Nguồn
gen kháng sâu hại lúa rất là quý hiếm. Trong vòng 20 năm qua vẫn sử dụng nguồn gen
kháng từ CR 94-13, Ptb33, Ptb 18, Rathu heenati, Babawee. Gần đây một số giống
8


kháng được chọn tạo từ các giống lúa hoang như Oryza oficinalis, O.rufipogon
…(Heinrichs, 2000 được trích dẫn bởi Phạm Thị Kim Vàng, 2006). Tuy nhiên các
dịng lúa có tính kháng cao thường khơng có dạng hình tốt và năng suất cao để nông
dân chấp nhận được. Sự phát triển độc tính của các dạng sâu hại mới cũng là một trở

ngại lớn trong việc lai tạo và chọn giống lúa kháng sâu. Do đó, việc duy trì tính kháng
ổn định của giống lúa là vơ cùng khó khăn, phức tạp. Vì vậy, các nhà chọn giống đã
đưa ra các chiến lược chọn giống trung bình, liên tục phóng thích các giống lúa kháng
đơn gen, chồng gen kháng, luân phiên nguồn gen trên đồng ruộng, trồng nhiều giống
với nguồn gen khác nhau trên đồng ruộng (Gallagher, 2002 được trích dẫn bởi Phạm
Thị Kim Vàng, 2006). Hiện nay tăng cường các chất ức chế proteinase trong cây để
tăng khả năng bảo vệ của cây lúa đối với sâu hại cũng là một hướng nghiên cứu mới
(Gatehouse, 2002; Lawence, 2002 được trích dẫn bởi Phạm Thị Kim Vàng, 2006).
Theo kết quả nghiên cứu của Viện Lúa Quốc tế để phòng chống rầy nâu có thể kết hợp
hai hay nhiều gen kháng với nhau, kết hợp gen Bph1 với Bph3, bph2 với Bph4, bph2
với Bph3, Bph1 với Bph4. Một số cặp lai theo hướng này đã được tiến hành và có thể
sử dụng lâu dài trong sản xuất vì nó làm chậm q trình phát triển của rầy nâu (Viện
Bảo vệ thực vật, 1990-1995).
Theo J.H.Oudejans (1991): sử dụng giống chống chịu cùng với các biện pháp hỗ trợ
khác như kỹ thuật canh tác, dùng thuốc hóa học cũng là một phương pháp được đề
nghị để làm chậm hoặc ngăn cản sự phát triển các biotype mới của sâu hại trong sản
xuất. Theo K.lame, tổng giám đốc Viện lúa quốc tế trong bài: “Nghiên cứu lúa thế kỷ
21” (1994), khi đề cập đến việc phòng trừ sâu bệnh đã nói “Giống chống chịu là hịn
đá tảng để phịng trừ sâu bệnh có hiệu quả. Kết hợp giống chống chịu với phòng trừ
sinh học và kỹ thuật canh tác là chiến lược phòng trừ sâu bệnh lý tưởng đối với
những người nơng dân ít vốn” được trích dẫn bởi Nguyễn Cơng Thuật (1995).
2.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU THUỘC LĨNH VỰC CỦA ĐỀ
TÀI Ở NGỒI NƢỚC
Rầy nâu có tên khoa học là Nilaparvata lugens Stal thuộc giống Nilapavarta họ
Delphasidae, bộ Homoptera, có tới 16 lồi, trong đó lồi duy nhất hại trên cây lúa là
Nilaparvata lugens (Mochida (a), 1977; Nasu, 1967 được trích dẫn bởi Lê Thị Kim
Thùy, 2006).
Ở nhiều nước trên thế giới, sử dụng giống kháng cũng là biện pháp có hiệu quả và
kinh tế nhất để phòng trừ rầy nâu theo Rengannayaki và ctv (k.n). Tuy nhiên sau một
thời gian sử dụng giống kháng, rầy nâu có thể vượt qua được tính kháng của cây lúa

và có thể gây hại giống kháng đó. Giống kháng khơng phải mất tính kháng, giống đó
vẫn tiếp tục kháng được chủng quần rầy ban đầu nhưng khơng thể kháng được các
loại hình khác của rầy. Ngun nhân là do rầy nâu đã hình thành biotype mới có khả
năng gây hại các giống kháng theo Claridge M.F and J.Den Hollander (1980). Dựa
trên sự phản ứng khác nhau với các giống lúa chỉ thị, xếp chủng quần rầy nâu thành 5
dạng biotype theo Chelliah S. and M. Bharathi. Chủng quần rầy nâu không thể gây
9


hại với bất cứ giống lúa nào có mang gen kháng rầy là biotype 1. Chủng quần rầy có
thể gây hại trên các giống lúa có mang gen kháng Bph1 và Bph2 là biotype 2 và 3
(Claridge M.F and J.Den Hollander, 1980).
Theo IRRI (k.n), nguồn gen kháng rầy nâu được nhận biết vào năm 1967 tại IRRI
(Pathak và ctv., 1969) và chương trình cải tiến giống kháng rầy được bắt đầu từ năm
1968. Hai gen kháng Bph1 và bph2 được xác định vào năm 1970 (Athwal và
ctv.,1971). Cũng theo IRRI (k.n) năm 1973, giống kháng rầy nâu biotype 1 đầu tiên
IR26 do IRRI tạo ra đã được phóng thích ở các nước Đông Nam Á và được chấp nhận
rộng rãi ở Indonesia, Philippine và Việt Nam. Tuy nhiên, sau 2 năm canh tác, tính
kháng của giống đã bị mất đánh dấu bằng sự bùng phát dịch rầy nâu ở các nước này
(Khush và Brar, 1991). Người ta cho rằng rầy nâu đã chuyển sang biotype 2. Sau đó,
năm 1975 giống IR36 mang gen kháng bph2 (kháng biotype 2) cũng được phóng thích
để thay thế IR26, khơng lâu sau dấu hiệu bị thiệt hại do rầy nâu cũng đã xuất hiện ở
những vùng sản xuất lúa tại Philippine và Ấn Độ. Điều này cho thấy rầy nâu đã chuyển
sang dạng hình sinh học mới - biotype 3 và IR36 cũng mất dần tính kháng (IRRI,
1996).
Kết quả nghiên cứu của Phạm Thị Mùi và ctv. (1998) cho thấy: trắc nghiệm tính kháng
Rầy nâu đã được thực hiện trên 299 giống lúa cao sản, 202 giống lúa mùa địa phương
và 88 mẫu lúa hoang thì tỷ lệ giống kháng cấp 1 - 3 cao nhất ở nhóm lúa hoang là
68.20%, kế đến là lúa cao sản 14.67% và thấp nhất là nhóm lúa mùa 2.47%. Thử
nghiệm 30 giống lúa đang trồng ở ĐBSCL và 11 giống trong bộ chỉ thị biotype với

nguồn rầy cũ 1996 và mới 1998 cho thấy chưa có sự biến đổi về nòi của quần thể rầy
nâu ở ĐBSCL. Thử nghiệm 30 giống lúa với nguồn Rầy nâu thu thập ở 10 tỉnh
ĐBSCL cho thấy quần thể rầy nâu ở ĐBSCL tương đối đồng nhất. Các giống lúa
kháng rầy cao, ổn định qua các vùng đã được xác định Theo Phạm Thị Mùi và Bùi Bá
Bổng (k.n).
Bảng 8. Một số giống kháng rầy nâu được nghiên cứu và sử dụng
TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

Giống kháng
IR26
IR28
IR29
IR30
IR32
IR34
IR36

IR38
IR40
IR42
IR44
IR45
IR66
IR48

Gen kháng
Bph1
Bph1
Bph1
Bph1
Bph2
Bph1
Bph2
Bph2
Bph2
Bph2
Bph1
Bph1
Bph1
Bph2

TT
15
16
17
18
19

20
21
22
23
24
25
26
27
28

Giống kháng
IR50
IR52
IR54
IR56
IR58
IR60
IR62
IR64
IR65
IR66
IR68
IR70
IR72
IR74

Gen kháng
bph2
bph2
bph2

Bph3
Bph3
Bph3
Bph3
Bph1
bph2
Bph3
Bph3
Bph3
Bph3
Bph3
Nguồn: IRRI (k.n)

10


Kết quả nghiên cứu về phản ứng của giống kháng với quần thể rầy nâu cho thấy: giống
mang gen kháng Bph1 có khả năng kháng rầy nâu BPH1 và BPH3 nhưng nhiễm rầy
nâu thuộc BPH2; gen kháng bph2 có khả năng kháng BPH1 và BPH2 nhưng nhiễm
BPH3; các giống mang gen kháng Bph3, bph4, bph8 và Bph9 có thể kháng tất cả 4
biotype còn lại các giống bph5, Bph6, bph7 chỉ kháng duy nhất BPH4 (Khush và Brar
1991)…(Bảng 3).
Ngoài ra, rầy nâu cũng lại là một trong những loài sâu hại gây thất thu năng suất lúa
gạo đáng kể ở Việt Nam nói riêng và ở Châu Á nói chung, khi trà lúa bị rầy tấn công
và gây cháy rầy thì thất thu năng suất có thể lên đến 60% (Khush, 1997; Panda and
Khush, 1995 được trích dẫn bởi Lê Thị Kim Thùy, 2006).
Tính kháng của giống lúa thường suy thoái theo áp lực chọn lọc của sâu hại. Nguồn
gen kháng sâu hại lúa rất là quý hiếm. Trong vòng 20 năm qua vẫn sử dụng nguồn
gen kháng từ CR 94-13, Ptb33, Ptb 18, Rathu heenati, Babawee. Gần đây một số
giống kháng được chọn tạo từ các giống lúa hoang như Oryza oficinalis, O.rufipogon

…(Heinrichs, 2000 được trích dẫn bởi Phạm Thị Kim Vàng, 2006). Tuy nhiên các
dịng lúa có tính kháng cao thường khơng có dạng hình tốt và năng suất cao để nông
dân chấp nhận được. Sự phát triển độc tính của các dạng sâu hại mới cũng là một trở
ngại lớn trong việc lai tạo và chọn giống lúa kháng sâu. Do đó, việc duy trì tính
kháng ổn định của giống lúa là vơ cùng khó khăn, phức tạp. Vì vậy, các nhà chọn
giống đã đưa ra các chiến lược chọn giống trung bình, liên tục phóng thích các giống
lúa kháng đơn gen, chồng gen kháng, luân phiên nguồn gen trên đồng ruộng, trồng
nhiều giống với nguồn gen khác nhau trên đồng ruộng (Gallagher, 2002 được trích
dẫn bởi Phạm Thị Kim Vàng, 2006). Hiện nay tăng cường các chất ức chế proteinase
trong cây để tăng khả năng bảo vệ của cây lúa đối với sâu hại cũng là một hướng
nghiên cứu mới (Gatehouse, 2002; Lawence, 2002 được trích dẫn bởi Phạm Thị Kim
Vàng, 2006).
2.3. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ RẦY NÂU HẠI LÚA
2.3.1. Phân loại rầy nâu
Rầy nâu được phân loại theo Bảng 4 như sau:
Bảng 9. Phân loại rầy nâu
Giới/Kingdom
Ngành/Phylum
Lớp/class
Bộ/order
Họ/family
Giống/genus
Lồi/species

Động vật/Animalia
Chân đốt/Arthropoda
Cơn trùng/Insecta
Cánh đều/Homoptera
Muội nâu/Delphacidae
Rầy nâu/Nilaparvata

Rầy nâu hại lúa/Nilaparvata lugens Stal.
(Nguồn: Wikipedia)

11


2.3.2. Đặc điểm hình thái của rầy nâu

A

Trứng rầy nâu có dạng “quả chuối tiêu”, mới đẻ trong suốt, gần nở chuyển màu
vàng và có hai điểm mắt đỏ. Trứng rầy nâu đẻ thành từng ổ từ 5-12 quả nằm
sát nhau theo kiểu “úp thìa”, đầu nhỏ quay vào trong, đầu to quay ra ngồi biểu
bì ngồi của bẹ lá (Hình 1A).
Rầy non rất linh hoạt, mới nở có màu xám trắng, tuổi 2 - 3 trở lên có màu nâu
vàng, trong điều kiện mật độ cao có màu nâu sẫm (Hình 1B).
Con trưởng thành có màu nâu tối, con đực nhỏ hơn con cái. Có 2 dạng rầy
trưởng thành: loại cánh ngắn (Hình 1C) và loại cánh dài (Hình 1D).
B
C
D

Hình 1. Các giai đoạn phát triển của rầy nâu
A. Trứng rầy; B. Rầy con (ấu trùng); C. Rầy nâu trưởng thành cánh ngắn; D. Rầy nâu
trưởng thành cánh dài.
[“Nguồn: />2.3.3. Đặc điểm sinh vật học và sinh thái học rầy nâu
Theo Trần Đăng Hịa (2009), rầy nâu là lồi cơn trùng biến thái khơng hồn tồn.
Vịng đời của rầy nâu phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh và thay đổi theo mùa, ở
nhiệt độ 23- 29oC vòng đời là 30- 40 ngày:
Thời gian trứng: 6 - 8 ngày

Thời gian rầy non: 12 - 14 ngày
Thời gian rầy trưởng thành: 12 – 18 ngày
Rầy cái trưởng thành có thể đẻ 150- 250 trứng và có tính hướng sáng mạnh. Con
trưởng thành và rầy non đều hút nhựa cây từ dảnh và lá lúa. Rầy nâu xâm nhập vào
ruộng lúa ngay từ khi mới cấy và hại cả trên mạ. Rầy nâu phát sinh với mật độ cao và
gây hại nặng vào giai đoạn trước lúc lúa trổ bông, ngậm sữa và bắt đầu chín theo
Rengannayaki K. (k.n). Cịn theo Ngơ Vĩnh Viễn (2007) nếu chỉ đơn thuần rầy gây hại
không là mơi giới truyền bệnh thì đánh giá mức gây hại của rầy nâu là khơng lớn
nhưng cách phịng trừ loại rầy này lại tương đối khó. Rầy nâu có phản ứng kháng,
nhiễm với các giống lúa rất rõ, nó có khả năng hình thành các nịi sinh học mới khi có
sức ép chọn lọc của mơi trường đủ lớn. Rầy có khả năng di cư đám đơng rất xa và
kháng thuốc cao. Rầy nâu cịn có tác hại chủ yếu là truyền lan các loại virut. Rầy nâu
thích hợp với điều kiện khí hậu ấm nóng, độ ẩm cao, mưa nắng xen kẽ. Theo trung tâm
khuyến nông quốc gia (2006), ở Miền Nam rầy có thể gây hại liên tục các vụ lúa, cịn
ở phía Bắc cháy rầy thường xảy ra vào tháng 5 (vụ xuân) và cuối tháng 9 đầu tháng 10
(vụ mùa).
2.3.4. Điều kiện phát sinh gây hại
2.3.4.1. Điều kiện thời tiết
Nhiệt độ thích hợp 24- 28OC, ẩm độ thích hợp 81- 87%. Ẩm độ là yếu tố ảnh
hưởng nhiều hơn nhiệt độ. Nếu ruộng có nước, rậm rạp, ẩm độ cao thì rầy nâu
gây hại nặng theo Trần Đăng Hòa (2009).
12


Cũng theo Trần Đăng Hòa (2009), lượng mưa ảnh hưởng lớn đến sự phát sinh
rầy. Lượng mưa lớn hơn 160 mm/tháng là thích hợp cho rầy phát sinh. Mưa
xen kẻ nắng là điều kiện lí tưởng cho rầy nâu phát sinh mạnh.
2.3.4.2. Điều kiện canh tác
Thời vụ: Theo Bùi Chí Bửu và Nguyễn Thị Lang (2009), các trà muộn vụ
Đông Xuân, trà sớm và đại trà vụ hè thu thường bị hại nặng. Mùa vụ kế cận

nhau trên đồng ruộng tạo điều kiện cho rầy phát sinh. Tài liệu nước ngoài về sự
phát sinh của rầy nâu cũng cho thấy rõ những vùng trồng lúa sớm và muộn kế
cận nhau rầy nâu thường phá hại lúa sớm con gái và trổ, sau đó chuyển sang
phá mạnh lúa muộn con gái: trường hợp chỉ cấy lúa muộn thì rầy nâu khơng
phát sinh phá hại nặng những trà lúa này theo cục Bảo vệ thực vật và Viện bảo
vệ thực vật (k.n).
Chân ruộng: Cũng theo cục Bảo vệ thực vật và Viện bảo vệ thực vật (k.n) rầy
nâu thường tập trung ở ruộng trũng, hẩu nhiều hơn ở ruộng vàn và cao. Ở vùng
đồng bằng rầy nâu hại nặng hơn so với vùng trung du và miền núi. Tình hình
này cũng phù hợp với tài liệu tổng kết nước ngoài cho biết ruộng trũng, ruộng
đủ nước, ruộng hẩu đều thích hợp cho rầy phát sinh. Rầy nâu thích tập trung
xung quanh gốc lúa, mật độ rầy nâu ở ruộng khô là 4,2% thì ở ruộng nước là
95,76%.
Giống lúa: giống lúa dài ngày, cứng cây, nhiều lá và độ cong lá nhỏ phù hợp
với điều kiện sống tập trung trên thân cây của rầy nâu. Giống mộc tuyền ở giai
đoạn đầu do lá mềm, độ cong lá lớn, thân ngắn nên rầy nâu khơng ưa thích, do
đó mật độ rầy thấp.Mỗi giống lúa có bộ lá khác nhau tạo điều kiện tiểu khí hậu
trong ruộng khác nhau. Lá nhiều, cây sinh trưởng tốt mau kín ruộng, tạo ra
nhiệt độ ít thay đổi, ruộng mát, ẩm độ cao, càng thích hợp cho rầy nâu sinh
sống theo Cục Bảo vệ thực vật và Viện bảo vệ thực vật (k.n).
Bón phân khơng cân đối: vấn đề độc canh cây lúa trong thời gian dài làm cho
chế độ dinh dưỡng trong đất bị mất cân đối, đất nghèo dinh dưỡng do đó địi
hỏi phải cung cấp một lượng lớn phân bón để phục hồi đất. Tuy nhiên, việc sử
dụng phân bón thái q, khơng cân đối đặc biệt là thừa phân đạm, làm cho
ruộng lúa phát triển rậm rạp, góp phần tạo tiểu khí hậu bên trong ruộng lúa
thích hợp cho rầy nâu sinh sống, hơn nữa cây lúa xanh tốt tạo nguồn thức ăn tốt
hơn cho rầy nâu phát triển mạnh hơn theo cục Bảo vệ thực vật và Viện bảo vệ
thực vật (k.n).
Ruộng có nhiều cỏ dại: Theo Trần Thị Hồng Đơng (2010), cỏ dại góp phần
tạo tiểu khí hậu ruộng lúa thích hợp cho rầy nâu sinh sống. Ngoài ra một số loài

cỏ dại còn là ký chủ phụ của rầy nâu.
Thâm canh, tăng vụ: Cũng theo Trần Thị Hồng Đơng (2010), thâm canh tăng
vụ làm cho trên đồng ruộng lúc nào cũng có lúa, giúp rầy nâu ln có đủ nguồn
thức ăn để sinh sống quanh năm.
Sử dụng thuốc trừ sâu: sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng, đặc biệt là ở giai đoạn
đầu của cây lúa (0 - 40 ngày sau sạ) giết chết thiên địch gây bộc phát rầy nâu
theo cục Bảo vệ thực vật và Viện bảo vệ thực vật (k.n).
Sạ chay và đốt đồng: lúa là cây trồng ngắn ngày, mỗi khi thu hoạch lúa là làm
thay đổi hệ sinh thái, làm mất nơi cư trú của các loài ký sinh, thiên địch. Lúc
này các loài ký sinh, thiên địch thường cư trú tạm thời trên cỏ bờ quanh ruộng
lúa, rơm rạ còn lại trên ruộng hoặc di chuyển sang các ruộng, vườn bên cạnh.
Đốt đồng sẽ làm mất nơi cư trú và giết chết chúng khi khơng có cây lúa trên
đồng ruộng theo cục Bảo vệ thực vật và Viện bảo vệ thực vật (k.n).
13


×