1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài
Nhà văn Nga M.Groki đã nói: “Văn học là nhân học”. Học Văn chính là
học làm người. Đó là một chân lí mà bất cứ giáo viên dạy văn nào cũng phải
trăn trở, suy nghĩ và tìm phương pháp tốt nhất để truyền đạt kiến thức về văn
học đến học sinh.
Luật giáo dục (2005) đã nêu: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là giúp HS
phát triển tồn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản,
phát triển năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách
con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công
dân, chuẩn bị cho HS tiếp tục học lên và đi vào cuộc sống lao động, tham gia
xây dựng bảo vệ Tổ quốc”1. Việc vận dụng dạy học tích hợp là yêu cầu tất yếu
của nhiệm vụ dạy học và là một lí thuyết giáo dục hướng vào việc phát triển
tồn diện theo các yêu cầu của mục tiêu giáo dục.
Trong bối cảnh bùng nổ của công nghệ thông tin, các nguồn thơng tin
phong phú, đa chiều người học có thể tìm kiếm và tiếp nhận kiến thức một cách
phong phú hơn. Vì vậy yêu cầu chung đặt ra là việc dạy học cũng cần được đổi
mới, không chỉ dạy kiến thức mà cần phải dạy các kĩ năng trong sự tích hợp
nhiều mơn học khác nhau. Trong hệ thống các mơn khoa học ở trường trung học
phổ thơng thì mơn Ngữ văn là mơn học đã góp phần quan trọng trong việc thực
hiện mục tiêu giáo dục trong nhà trường.
Tuy nhiên, thực trạng dạy và học môn Ngữ văn trong trường trung học
phổ thơng cịn nhiều tồn tại, chưa thực sự cuốn hút HS yêu thích học văn. Hiện
nay, với việc lấy HS làm trung tâm trong quá trình dạy học, yêu cầu bản thân
người giáo viên phải tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình dạy học để
truyền lửa cũng như khơi gợi sự hứng thú của học trị, đặc biệt với mơn Văn.
Qua thực tế giảng dạy ở trường phổ thông và những buổi dự giờ, trao đổi chuyên
môn với các đồng nghiệp, tôi nhận thấy trong mỗi tiết dạy cần phải có sự sáng
tạo về mặt phương pháp dạy học và áp dụng việc đổi mới phương pháp trong
1
Mục I.1. Đoạn “Mục tiêu...Tổ quốc”, Tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
1
những lần đi học chuyên đề. Việc vận dụng tích hợp kiến thức liên môn giữa
môn Ngữ văn với các mơn khoa học khác, với các tình huống thực tiễn của các
vấn đề trong đời sống xã hội sẽ làm cho hiệu quả của bài học Ngữ văn được
nâng cao, giúp cho HS say mê, hứng thú. Trong thời gian gần đây, việc dạy tích
hợp liên mơn cũng được nhiều giáo viên tìm hiểu, tuy nhiên mỗi bài học sẽ có
một hướng nghiên cứu tiếp cận khác nhau, vì vậy vẫn sẽ có những hướng mở.
Từ những những lí do đã nêu trên tơi mạnh dạn chọn đề tài “Tích hợp
kiến thức liên môn trong dạy học tác phẩm thơ Ngữ văn 11 - chương trình cơ
bản nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh” làm sáng
kiến kinh nghiệm.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Với những tiết học sử dụng phương pháp này đã giúp học sinh chủ động
chiếm lĩnh văn bản văn học, vận dụng kiến thức vào thực tiễn một cách hiệu quả
hơn, khơng khí lớp học sơi nổi, sinh động tạo sự u thích và say mê học ở HS.
Việc vận dụng nhiều kiến thức của các môn học khác nhau sẽ giúp HS
chủ động khơi gợi, chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực,
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong nhiều môn học.
1.3. Đối tượng nghiên cứu
Học sinh lớp 11.2, 11.3 trường Trung – Tiểu học PéTrus Ký.
Lựa chọn của tơi dựa trên các tiêu chí tương đương về sĩ số, giới tính,
thành phần dân tộc, kết quả học tập của môn Văn, của tất cả các bộ môn trong
năm học trước, ý thức học tập và khả năng tiếp thu kiến thức... Điều đó được cụ
thể bằng bảng biểu sau đây:
Lớp
11.2
11.3
Sĩ số
22
23
Nam
14
15
Nữ
8
8
2
Dân tộc
Kinh
22
22
Kết quả học
tập
(> = TB)
100%
91%
1.4. Phương pháp nghiên cứu
Phối hợp nhiều phương pháp trong đó chủ yếu là phương pháp:
Phương pháp nghiên cứu xây dựng cơ sở lí thuyết: Đọc tài liệu tham
khảo có liên quan đến đề tài, soạn bài giảng theo phương pháp, kế hoạch đã đề
ra.
Phương pháp thực hành: Soạn và thiết kế giáo án theo phương pháp vận
dụng tích hợp kiến thức liên môn, tiến hành thực nghiệm tại lớp 11.2, 11.3 .
Đầu năm học tôi đã tiến hành lấy ý kiến học sinh hai lớp về việc học môn
Ngữ văn bằng phiếu thăm dò theo mẫu:
3
PHIẾU THĂM DỊ VỀ VIỆC HỌC MƠN NGỮ VĂN
(Học sinh khơng cần ghi họ tên)
Câu 1: Em có u thích mơn ngữ văn khơng?
a.
b.
Rất thích
Thích
c. Ít thích
d. Khơng thích
Câu 2: Em có thường xuyên đọc sách Văn học (sách giáo khoa và tác phẩm văn
học) không?
a.
Thường xuyên
c. Chỉ đọc SGK hoặc chỉ đọc TPVH
b.
Ít đọc
d. Khơng
Câu 3: Em thích học mơn Văn theo cách nào?
a. Giáo viên bình giảng rồi cho ghi chép ngắn.
b. Đọc chép.
c. Giáo viên gợi ý bài, HS hiểu bài, chép ngắn gọn.
d. Giáo viên giảng và cho chép thành bài văn để thi
Câu 4: Em thích học Văn theo hướng nào?
a.
Chỉ liên quan tới bình giảng nội dung môn Văn
b.
Đặt trong tương quan với các mơn học khác.
Câu 5: Em có thích viết Văn (làm bài văn hoặc sáng tác văn chương) khơng?
a.
Rất thích
c. Ít thích
b.
Thích
d. Khơng có khả năng
Câu 6: Em thích học phân mơn nào nhất?
a.
b.
Tiếng Việt
Đọc văn
c. Tập làm văn
d. Lí luận văn học và văn học sử
Câu 7: Theo em để làm tốt bài văn nghị luận văn học cần đảm bảo điều gì trước
tiên?
a.
b.
Đọc kĩ tác phẩm và bài giảng
c. Đọc nhiều sách tham khảo
Có khả năng cảm thụ, phân tích tốt d. Hiểu bài giảng, nghiên cứu bài học
kĩ.
4
Câu 8: Theo em, môn Văn liên quan đến những môn học nào?
a.
b.
Sử
Địa
c. Giáo dục công dân
d. Nhiều môn học khác nhau.
Câu 9: Em nhận thức vai trị của mơn Ngữ văn trong nhà trường, quan trọng
nhất là:
a. Giúp phát triển năng khiếu văn chương
b. Giúp phát triển khả năng giao tiếp
c. Tạo khả năng thi đỗ đại học
d. Là môn học giúp học tốt các môn học khác và hoàn thiện nhiều kĩ năng cho
HS.
Câu10: Theo em sau khi đỗ vào các khoa tự nhiên của các trường đại học, mơn
Văn cịn cần thiết hay khơng?
a.
b.
Cần
Khơng
- Kết quả thu được:
+ Số phiếu phát ra: 45
+ Số phiếu thu vào: 45
- Kết quả phiếu thăm dò
Câu
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Câu 8
Câu 9
Câu 10
Đáp án
a. 16
a.20
a. 10
a. 5
a. 16
a.13
a.9
a. 0
a. 2
a.45
Tỉ lệ
36%
44%
22%
11%
36%
29%
20%
0%
4%
100%
Đáp án
b.9
b.9
b.2
b.40
b.9
b.13
b. 6
b.0
b.2
b.0
Tỉ lệ
20%
20%
4%
89%
20%
29%
13%
0%
4%
0%
Đáp án
c.11
c. 16
c. 29
x
c.11
c.13
c. 7
c.0
c.3
x
Tỉ lệ
24%
36%
64%
x
24%
29%
16%
0%
7%
x
Đáp án
d.9
d.0
d.4
x
d.9
d.6
d.22
d.45
d.38
x
Tỉ lệ
20%
0%
9%
x
20%
13%
49%
100%
84%
x
Nhận xét kết quả
Trong phiếu học tập trên, tơi đưa ra các câu hỏi nhằm mục đích tìm hiểu
về sở thích và thói quen học tập đối với bộ mơn Văn của học sinh, cũng như tìm
hiểu về phương pháp học và nhận thức về tầm quan trọng môn học của các em.
5
Kết quả điều tra trên cho ta thấy đa số học sinh đều hứng thú và thích học
mơn ngữ Văn, giúp tơi có thêm cơ sở để làm đề tài này. Từ đó tơi có sự đầu tư
đúng hướng cho chuyên môn và khả năng hợp tác với học sinh. Đây cũng là một
thao tác để HS ý thức đến phương thức học tập bộ môn.
6
2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề
Nhà nghiên cứu Pháp Edgar.Morin cho rằng: xu hướng dạy học tách biệt,
chia ô các bộ môn, phân môn “làm mất khả năng nắm được những gì kết dệt vào
nhau, phá vỡ thế giới thành những mảnh tách rời nhau. Nó teo đi sự lĩnh hội và
sự suy nghĩ cùng cách nhìn về lâu về dài”. Chính vì vậy mà giáo dục hiện đại
cần từ bỏ tư duy tách biệt để xác lập tư duy nối liền, thay thế quan hệ nhân quả
tuyến tính bằng quan hệ nhiều vịng, nhiều quy chiếu; thay thế lơgíc cứng nhắc
bằng lơgic biện chứng; thay thế sự hịa nhập bộ phận và cái tồn thể bằng sự
hịa nhập cái tồn thể bên trong” . Như vậy, chúng ta thấy rằng việc dạy học
tích hợp là một vấn đề quan trọng cũng như cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay.
Nhất là khi, cuộc sống hiện đại kết hợp với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ,
con người được đặt trong một chỉnh thể của cuộc sống, mọi sự vật gắn liền và
đều có liên quan với nhau, không thể tách rời độc lập. Vậy nên, giáo dục cũng
cần hướng đến hình thành cho học sinh tư duy logic biện chứng.
Dạy học tích hợp là quá trình dạy học kết hợp, lồng ghép nhiều nội dung,
kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực, môn học khác nhau nhằm giúp học sinh
hình thành các năng lực cần thiết, nhằm phục vụ các quá trình học tập tiếp theo
và chuẩn bị cho HS bước vào cuộc sống lao động 2. Mục tiêu cơ bản của dạy
học tích hợp là phát triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải
quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiễn cuộc sống góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục HS phù hợp với các mục tiêu giáo dục tồn diện của nhà trường .
Dạy học tích hợp hướng tới việc tổ chức các hoạt động học tập, trong đó
HS học cách sử dụng phối hợp các kiến thức và kĩ năng trong các tình huống có
ý nghĩa gần với cuộc sống3. Trong quá trình học tập như vậy, các kiến thức của
HS từ các môn học khác nhau được huy động và phối hợp với nhau, tạo thành
một nội dung thống nhất từ đó hình thành các năng lực xử lí vấn đề cho học
sinh.
2
3
Mục II.1. Đoạn “ Dạy học tích hợp … lao động”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
Mục II.1. Đoạn “ Dạy học tích hợp… cuộc sống”, tác giả tham khảo nguyên văn từ TLTK số 2
7
Từ việc dạy học tích hợp liên mơn, sẽ giúp khơi gợi kiến thức của các
mơn học có liên quan, góp phần giúp học sinh củng cố lâu hơn các kiến thức đó
và nhờ các kiến thức liên quan ấy để đi sâu vào bộ môn Ngữ văn.
Việc dạy học các tác phẩm thơ theo phương pháp tích hợp kiến thức liên
mơn sẽ giúp HS phát huy tính chủ động, sáng tạo, gắn bài học với thực tiễn,
khắc sâu các kiến thức liên môn và rèn luyện các kĩ năng trong cuộc sống.
2.2. Thực trạng của vấn đề
Qua khảo sát thực tế tình hình giảng dạy và học tập tại trường tôi nhận thấy
thực trạng vấn đề như sau:
Thuận lợi:
Về phía GV: tâm huyết, yêu nghề, tích cực áp dụng các phương pháp giảng
dạy mới, tìm tịi, sáng tạo vận dụng hiệu quả phương pháp tích hợp liên mơn
trong mỗi bài học cùng với đó là sự góp ý của đồng nghiệp đã giúp đạt hiệu quả
cao.
Nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất tốt, đáp ứng cho q trình giảng
dạy có nhiều thuận lợi.
Về phía HS: Các em có hứng thú với bộ mơn, u thích mơn học, nên việc
tiếp cận văn bản theo hướng tích hợp kiến thức liên mơn có nhiều thuận lợi.
Khó khăn:
Học sinh không chú trọng nhiều đến môn Ngữ văn, thường cho rằng môn
Văn chỉ học để thi xét tốt nghiệp, tâm lí ngại học, học một cách hời hợt, nhàm
chán nên GV cần phải đổi mới phương pháp để gây hứng thú cho học sinh.
Tác phẩm văn học cần đặt trong hồn cảnh lịch sử mới có thể thấu hiểu
đại ý tác phẩm một cách tồn vẹn nhất.
Vì vậy, vận dụng tích hợp liên mơn trong giảng dạy và học tập sẽ góp phần
giúp học sinh chủ động, tích cực, sáng tạo trong việc nắm kiến thức và hứng thú
nhiều hơn đối với bài học.
8
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
Một trong những phương pháp giúp HS hứng thú, say mê học tập văn bản
là GV và HS vận dụng kiến thức liên môn vào chiếm lĩnh văn bản một cách phù
hợp. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể:
2.3.1. Tích hợp kiến thức mơn Lịch Sử - Địa lí – Sinh học
2.3.1.1 Văn bản “Từ ấy” của Tố Hữu
Nhà văn phải là người thư kí trung thành của thời đại”(Banlzac). Vậy
nên để hiểu được tác phẩm văn chương một cách toàn vẹn, nhất là đối với tác
phẩm của nhà văn cách mạng thì bắt buộc GV cần vận dụng kiến thức lịch sử
phù hợp với hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
Khi dạy văn bản “Từ Ấy” (Tố Hữu) GV nên vận dụng tích hợp kiến thức
lịch sử phù hợp với từng nội dung kiến thức, từng phần của bài học như sau:
Mục I. Tìm hiểu chung.
Mục 2: Tác phẩm Từ ấy.
Mục a. Hoàn cảnh ra đời: GV Tích hợp kiến thức mơn lịch sử lớp 9:
(Bài 18: Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời;
Bài 20: Cuộc vận động dân chủ trong những năm 1936 – 1939) để giúp
HS hiểu rõ hơn về hoàn cảnh ra đời của tác phẩm:
Hoạt động tái hiện kiến thức
GV dùng máy chiếu cho HS quan sát hình ảnh Hồ Chí Minh và đặt câu hỏi:
Hình ảnh này gợi đến tổ chức quan trọng nào? Tổ chức ấy được thành lập vào
ngày tháng năm nào? Đến nay là kỉ niệm bao nhiêu năm thành lập? Ai là người
có cơng quan trọng trong việc thành lập ấy? Tổ chức ấy có ý nghĩa ra sao với
tình hình đất nước lúc bấy giờ?
HS: Quan sát tranh gợi ý và bằng những hiểu biết về lịch sử lớp 9. GV nhận xét,
bổ sung, chốt ý:
9
Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930) gắn liền với vai trò của lãnh
tụ Nguyễn Ái Quốc (Hồ Chí Minh) - người tiếp thu, truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào Việt Nam, tổ chức chuẩn bị và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
Hoạt động thuyết trình để củng cố kiến thức lịch sử:
Cho HS trình bày về phong trào dân chủ 1936 -1939 (Đã cho câu hỏi, vấn đề
chuẩn bị trước) để nắm được tình hình thế giới và trong nước vào thời điểm bài
thơ ra đời, từ đó thấy được ý nghĩa lớn lao của việc bắt gặp lí tưởng cộng sản
của nhà thơ Tố Hữu.
Ảnh HS Trung Trọng – Hồng Khang thuyết trình về vai trò của Đảng trong
phong trào dân chủ 1936 -1939.
GV nhận xét, chốt ý ngắn gọn dựa vào slide các em đã thuyết trình:
10
Hình ảnh minh họa
11
GV: Liên hệ từ kiến thức lịch sử với hoàn cảnh ra đời bài “Từ ấy”
Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920
tại Thừa Thiên – Huế. Ơng xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo, mồ côi
mẹ năm 12 tuổi. Tố Hữu tham gia phong trào đấu tranh cách mạng và trở thành
người lãnh đạo chủ chốt của Đoàn Thanh niên Dân chủ ở Huế, sau đó được kết
nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.
Tác phẩm “Từ ấy” của Tố Hữu ra đời năm 1938 đúng vào lúc cuộc vận
động dân chủ bùng nổ mạnh. Phong trào lan rộng và rất sôi nổi trong mọi tầng
lớp, giai cấp, nhất là giai cấp thanh niên. Cùng với sự ra đời của Đảng cộng sản,
như một bước ngoặt cho cách mạng Việt Nam.
Nguyễn Công Trứ từng nói:
“Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sơng.”
Đây cũng chính là tinh thần của lớp thế hệ thanh niên lúc bấy giờ, trái tim họ
đang sục sôi máu lửa cùng nhân dân cả nước. Chính vì thế người thanh niên Tố
Hữu vơ cùng sung sướng, hãnh diện, tự hào khi được vinh dự đứng vào tổ chức
Đảng Cộng sản Đông Dương đấu tranh cho lý tưởng cách mạng khi tuổi đời
đang còn rất trẻ - 18 tuổi. Từ đây, sự nghiệp thơ ca của thi sĩ gắn liền với sự
nghiệp cách mạng.
Mục đích của việc tích hợp các kiến thức lịch sử giúp cho HS thấy tình
hình của đất nước lúc bấy giờ, cùng với vai trị quan trọng của Đảng cộng sản
Đơng Dương. Từ đó, HS sẽ hiểu sâu sắc hơn niềm vui, hạnh phúc của tác giả khi
được thể hiện trong bài.
2.3.1.2 Văn bản “Chiều tối” (Mộ) của Hồ Chí Minh
Hoạt động tìm kiếm và sưu tầm tài liệu lịch sử tham khảo
Khi dạy văn bản “Chiều tối” (Hồ Chí Minh) GV cần mở rộng nội dung kiến
thức Lịch sử để học sinh nắm rõ hơn mạch cảm xúc của bài thơ ở phần hoàn
cảnh ra đời bài thơ.
Văn bản “Chiều tối”, được Hồ Chí Minh lấy cảm xúc từ một lần chuyển lao từ
Tĩnh Tây đến Thiên Bảo khi bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam. Vì vậy,
12
việc cung cấp thêm thông tin cho HS về hành trình lao khổ, bị bắt và tù đày của
Hồ Chí Minh là cần thiết, từ đấy khơi gợi cảm xúc để các em tiếp cận bài thơ.
Ở đây, người viết dùng phương pháp: cho HS tìm kiếm và sưu tầm thơng tin, tài
liệu lịch sử có liên quan đến hồn cảnh ra đời của bài thơ. GV có thể yêu cầu HS
trình bày hiểu biết của em về hồn cảnh lịch sử khi Hồ Chí Minh bị bắt giam
vào mùa thu 1942 đến mùa thu 1943.
Ảnh HS Huỳnh Như trình bày hoàn cảnh ra đời bài thơ.
Gv sau khi chỉnh sửa câu trả lời của HS có thể cung cấp thêm về kiến thức
lịch sử giai đoạn này dựa vào tài liệu của tác giả Dương Trung Quốc trong Việt
Nam những sự kiện lịch sử (1919-1945) Hà Nội, Giáo Dục, Tr. 356:
“Ngày 13-8-1942, mang tên gọi mới là Hồ Chí Minh, Nguyễn Ái Quốc rời Cao
Bằng sang Trung Quốc, với danh nghĩa là đại biểu Việt Nam độc lập đồng minh
và Phân bộ Quốc tế phản xâm lược của Việt Nam để tranh thủ sự viện trợ quốc
tế. Ngày 29-8, bị nhà cầm quyền địa phương của Tưởng Giới Thạch bắt giữ tại
thị trấn Túc Vinh (thuộc huyện Tĩnh Tây, Quảng Tây, Trung Quốc), Người bị
giam giữ, đối xử tàn tệ suốt 13 tháng, bị giải qua hơn 30 nhà tù, thuộc 13 huyện
của tỉnh Quảng Tây (như Thiên Bảo, Điền Đông, Quảng Đức…). Trong thời
gian này, Người đã làm hơn một trăm bài thơ chữ Hán (134 bài), sau đó được
13
tập hợp lại trong một cuốn sách nổi tiếng Nhật ký trong tù. Ngày 13-9-1943,
Người được thả tự do ở Liễu Châu và ngay lập tức, đã bắt liên lạc với Hội giải
phóng Việt Nam, một bộ phận của Việt Minh tại Vân Nam (Trung Quốc), cũng
như nhiều tổ chức chống Nhật – Pháp ở đây.”
Như vậy, GV cũng là người đồng tìm kiếm sưu tầm thơng tin để cung cấp cho
HS. Mục đích của thơng tin này nhằm làm rõ hơn q trình gian lao, khổ cực
của Hồ Chí Minh khi bị bắt giam ở Trung Quốc để HS dễ dàng hiểu nội dung
bài thơ.
Hoạt động quan sát và trình bày
Khi dạy tác phẩm “Chiều tối”, GV có thể tích hợp với kiến thức Địa lí ở đầu
phần tìm hiểu văn bản, để HS thích thú và tập trung hơn.
Gv cho HS xem hình ảnh về địa lí ở biên giới phía Bắc khu vực Tĩnh Tây –
Thiên Bảo của Trung Quốc. HS có thể trình bày hiểu biết của mình về vị trí địa
lí, địa hình, thời tiết và khí hậu của hai khu vực Tĩnh Tây – Thiên Bảo, dựa vào
những hiểu biết của mình về biên giới phía Bắc Việt Nam.
GV có thể gới ý bằng các câu hỏi: Em hãy quan sát bản đồ và cho biết Tĩnh
Tây (Trung Quốc) tiếp giáp với tỉnh nào của Việt Nam. Từ đó, em hãy trình
bày đơi nét về địa hình, khí hậu của khu vực đó?
GV hướng dẫn HS cách trình bày tự tin, chỉ trên bản đồ và đưa ra những
kiến thức cơ bản về tỉnh Cao Bằng (giáp biên giới với Tĩnh Tây): Núi non trùng
14
điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích tồn tỉnh. Địa hình nguy hiểm. Thời
tiết khắc nghiệt, thất thường mùa đông rất lạnh và mùa hè đôi khi lại rất nóng.
Từ đó HS có thể thấy được quãng đường chuyển lao của Hồ Chí Minh phải trải
qua vơ cùng khó khăn, khắc nghiệt, nguy hiểm nhưng sự khó khăn đó không
bao giờ chiến thắng được tinh thần lạc quan của Hồ Chí Minh. GV dẫn dắt và
giúp HS hiểu hơn về cảm xúc của Hồ Chí Minh khi viết bài thơ khiến HS hứng
thú hơn trước khi vào bài.
2.3.1.3 Văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử
Hoạt động quan sát, trình bày bản đồ Địa lí
Khi dạy văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử GV có thể tích hợp với
kiến thức mơn Địa lí ở phần mở đầu trước khi vào bài bằng việc chiếu minh họa
một hình ảnh bản đồ của Huế. GV yêu cầu HS bằng sự quan sát và hiểu biết của
mình trình bày về cảnh quan của Huế. Từ đó GV khéo léo đưa những kiến thức
về Địa lí ấy vào khi phân tích nội dung hai khổ thơ đầu tiên.
Gv nhận xét và dẫn dắt cho HS về địa lí của Huế, sự thơ mộng, hữu tình với
dịng Sơng Hương uốn lượn ôm lấy kinh thành Huế (con sông này các em sẽ
gặp lại trong chương trình lớp 12 với tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dịng sơng”
15
của nhà văn Hồng Phủ Ngọc Tường). Nằm cạnh dịng sông là Vĩ Dạ - một
phường của Huế, với thiên nhiên là những khu vườn, những hàng cau đặc
trưng của vùng q n bình đã in sâu trong tâm trí nhà thơ, khiến ông rưng
rưng xúc động khi viết bài thơ này.
Mục đích của hoạt động này nhằm cung cấp cho HS một phần kiến thức
về địa danh được tác giả lấy cảm hứng sáng tác. Qua đó, các em sẽ dễ dàng đi
vào phân tích, cảm thụ các mục:
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Khổ 1: Cảnh thôn Vĩ lúc bình minh và tâm trạng của tác giả.
2. Khổ 2: Cảnh sông nước xứ Huế.
Hoạt động thảo luận nhóm và tranh luận
Khi dạy văn bản “Đây thơn Vĩ Dạ”, có một phần kiến thức GV cần cung cấp cho
HS, đặc biệt là những em HS ít kiến thức về Sinh học và bệnh lí. Từ đó giúp các
em có nhận thức tốt hơn về các căn bệnh, đặc biệt là tránh sự kì thị với những
người mắc bệnh hiểm nghèo cũng như có kiến thức để bảo vệ bản thân.
Ảnh nhóm 1
Ảnh nhóm 2
Trong bài này, GV cần cung cấp cho các em kiến thức về căn bệnh phong – căn
bệnh khiến Hàn Mặc Tử một nhà thơ tài năng phải sớm ra đi vào cõi vĩnh hằng
để lại bao tiếc nuối cho bạn đọc. HS có thể sưu tầm các tài liệu về căn bệnh này,
16
các hình ảnh và cùng nhau tranh luận về vấn đề kì thị những người bị bệnh hiểm
nghèo hay những suy nghĩ lạc hậu đối với căn bệnh phong.
Theo wikipedia.org/wiki: Bệnh phong, còn gọi là bệnh hủi, cùi hay bệnh
Hansen, do vi khuẩn Mycobacterium leprae gây ra. Trước kia, bệnh phong là
bệnh nan y (khơng có thuốc chữa), các triệu chứng của nó khi ở giai đoạn nặng
rất đáng sợ (rụng ngón tay ngón chân, mặt mũi biến dạng) nên người ta rất
khiếp hãi căn bệnh này. Da thịt người mắc bệnh thường phát nhọt, lở loét. Khi
nặng hơn vết thương lõm vào da thịt. Lông mày rụng, mắt lộ ra, thanh quản bị
lở nên giọng nói khàn. Người bệnh cũng khơng cịn cảm giác nóng, lạnh và đau.
Tình trạng mất cảm giác xuất hiện ở một vài bộ phận trên cơ thể do dây thần
kinh bị nhiễm trùng. Sau đó các bắp thịt tiêu đi, gân cốt co làm hai bàn tay co
quắp. Ở mức độ nặng ngón tay ngón chân rụng dần.
Trước kia, bệnh phong là bệnh nan y nên người ta rất khiếp sợ nó. Trong xã hội,
người bị nhiễm bệnh thường chịu thành kiến, chịu sự hắt hủi, xa lánh thậm chí
bị ngược đãi (trơi sơng, chôn sống, bỏ vào rừng cho thú dữ ǎn thịt).
Thực ra bệnh chỉ lây khi tiếp xúc lâu dài với các thể phong nặng (phong hở)
như phong ác tính, phong đang tiến triển, chảy nước mũi nhiều và có tổn
thương lở loét ở da, ở bàn tay, bàn chân. Các thể phong nhẹ khác như phong
bất định, phong củ ít có khả nǎng lây hơn nhiều. Bệnh khơng di truyền và có thể
chữa khỏi.
Từ việc cung cấp kiến thức này, GV hướng các em đến những nhận thức lạc hậu
khi căn bệnh này được xem vô cùng đáng sợ, những người mắc bệnh phải đưa đi
một nơi xa khu dân cư để sinh sống. Hàn Mặc Tử cũng như vậy, đang trong giai
đoạn tài năng nhất của cuộc đời, ông lại phải sống và chết đi tại vùng đất Quy
Hòa (Quy Nhơn) – nơi dành cho những bệnh nhân bị phong và hoàn toàn biệt
lập với bên ngoài. Ở đây, ông không chỉ bị bệnh tật dày vò, mà đau đớn hơn đó
chính là sự cơ đơn và kì thị, xa lánh của xã hội đã khiến một người con tài năng
của đất Quảng Bình ra đi khi tuổi đời cịn rất trẻ 28 tuổi.
Mục đích của hoạt động này nhằm định hướng đúng đắn hơn cho các em nhận
thức về bệnh phong cũng như vấn đề xa lánh, tẩy chay những người bị bệnh lây
17
nhiễm, bệnh “lạ”. Trong quá trình tranh luận và phản biện với nhau các em sẽ
hình thành tình yêu thương, lòng nhân ái đối với con người.
* Ý nghĩa
Từ biện pháp tích hợp các kiến thức liên mơn Lịch sử - Địa lí – Sinh học
vào dạy và học văn bản chúng ta thấy rõ hiệu quả bài học như sau:
Khi đặt tác phẩm trong bối cảnh Lịch sử, Địa lí thì tồn bộ giá trị, nội
dung, tư tưởng của tác phẩm mới được bộc lộ một cách sâu sắc.
Biện pháp này làm cho bài học trở nên sinh động, hấp dẫn, mở rộng kiến
thức liên môn, tránh sự nhàm chán, đơn điệu.
Tuy nhiên trong quá trình vận dụng, GV phải lựa chọn tài liệu phù hợp,
đảm bảo hai tiêu chuẩn: giá trị giáo dưỡng – giáo dục và giá trị văn học. Tài liệu
lịch sử không làm mất đi đặc trưng nội dung văn bản văn học, phân tán sự chú ý
của HS vào những vấn đề đang học.
2.3.2. Tích hợp kiến thức mơn GDCD kết hợp với giáo dục kĩ năng
sống trong dạy học văn bản
2.3.2.1 Tích hợp môn GDCD trong văn bản “Từ ấy” của Tố Hữu
Hoạt động hình thành kiến thức mới và tái hiện kiến thức cũ
GV đặt câu hỏi để khơi gợi vấn đề: Khi được ánh sáng của lí tưởng soi
rọi, nhà thơ đã có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào? Quan niệm sống
đó có gì khác với quan niệm của tầng lớp trí thức tiểu tư sản đương thời?
HS quan sát kết hợp với việc đọc tác phẩm để trả lời: Nhà thơ đã thể hiện
“cái tôi” cá nhân gắn bó với “cái ta” chung của mọi người, chan hịa với mọi
người.
Đến đây, GV có thể chốt vấn đề: Ở khổ thơ 2 chúng ta thấy Tố Hữu tự
nguyện buộc lịng mình với nhân dân đói khổ lầm than, với mọi tầng lớp giai
cấp. Đây cũng chính là nhận thức mới mẻ của nhà thơ về khối đại đồn kết dân
tộc. Tình cảm giai cấp, sự quan tâm đặc biệt đến quần chúng lao khổ đó chính
là: Tinh thần đoàn kết các em đã được kế thừa như một truyền thống quý báu.
18
Trong nhà trường, bộ môn GDCD cũng đã đề cao đến tinh thần đoàn kết tương
trợ, ở lớp 7 (Bài 7: Đồn kết, tương trợ).
Khi tìm hiểu mục 3. Khổ 3: Chuyển biến sâu sắc trong tình cảm
GV có thể gợi ý qua câu hỏi: Sự chuyển biến sâu sắc trong tâm hồn nhà
thơ được biểu hiện ra sao trong khổ thơ thứ 3?
HS: Nhà thơ đã cảm nhận sâu sắc mối quan hệ giữa bản thân với quần
chúng lao khổ. Tố Hữu sau khi đứng vào hàng ngũ của Đảng, được giác ngộ lí
tưởng cách mạng, tâm hồn nhà thơ không chỉ tưng bừng sức sống, mà sức mạnh
của ánh sáng Đảng đã làm thay đổi cả nhận thức lẫn tình cảm của nhà thơ. Ở
khổ 3, tinh thần đoàn kết tương trợ, đã được nâng cao lên một tầng cao mới, đó
khơng cịn là sự xót thương với tầng lớp lao động nghèo khổ, khơng cịn là sự
tương trợ của cộng đồng dân tộc, mà trên hết đó chính là tình u thương, nghĩa
vụ, trách nhiệm của người trong gia đình. Từ đây chúng ta thấy khối đại đoàn
kết toàn dân được tác giả xem trọng như là tình cảm gia đình ruột thịt. (GV nhận
xét chốt vấn đề và tích hợp kiến thức mơn Giáo dục cơng dân lớp 7: Bài 7: Đoàn
kết, tương trợ)
GV gợi ý: Em học được gì qua nhận thức về lẽ sống và tình cảm của nhà
thơ?
HS: Đồn kết tương trợ cùng với yêu thương mọi người là những phẩm
chất đạo đức truyền thống của dân tộc ta từ bao đời nay. Nhờ đó đã chiến thắng
biết bao kẻ thù xâm lược, vượt qua khó khăn.
GV chốt vấn đề: Yêu thương và đoàn kết là truyền thống lâu đời của dân
tộc Việt Nam, cũng là bài học được ông bà xưa nhắc nhở khơng chỉ qua mơn
GDCD mà cịn có qua ca dao, danh ngơn:
“Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn”
Lãnh tụ vĩ đại Hồ Chí Minh cũng dạy:
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công.”
19
GV cho học sinh xem video về tinh thần đoàn kết chiến thắng ngoại xâm
của dân tộc để chốt vấn đề. Mục đích làm rõ hơn về nội dung được thể hiện ở
bài thơ: sự giác ngộ của chân lí Đảng.
Hoạt động tư duy và sử dụng ngơn ngữ
Tích hợp GDCD lớp 10: Bài 14 “Công dân với sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ Quốc”
Tích hợp GDCD lớp 11: Bài 14 “Chính sách quốc phịng , an ninh”
GV gợi ý câu hỏi: Qua tác phẩm “Từ ấy”, em thấy Tố Hữu là người thanh niên
như thế nào? Em học được điều gì sau khi học bài thơ?
Để trả lời cho câu hỏi này, GV yêu cầu HS mỗi em trả lời một từ ngữ hoặc
cụm từ thể hiện tính cách, con người của Tố Hữu. Từ nào lặp lại sẽ khơng được
tính. HS trả lời bằng cách đứng tại bàn. HS nào không trả lời được hoặc hết từ
ngữ sẽ bị phạt ngâm một câu thơ trong bài.
HS có thể trả lời những từ ngữ sau: Tố Hữu là người thanh niên yêu
nước, thương dân, đoàn kết, tương trợ, cảm thơng, thương xót, q trọng, trân
trọng con người, khơng chia rẽ, khơng xem thường người nghèo khổ, chí lớn, tự
giác, nhạy cảm, thấu hiểu, giác ngộ lí tưởng Cộng Sản sớm...
GV nhận xét, chốt ý: Trong môn GDCD lớp 10 Bài 14 “Công dân với sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc” đã học, chúng ta thấy yêu nước là một
truyền thống quý báu của dân tộc. Vì vậy các em cần gìn giữ và tiếp nối truyền
thống đó bằng cách học tập, bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh
hơn.
Mục đích của việc tích hợp này nhằm gợi lại kiến thức cũ cho HS, qua đó
các em có thể áp dụng trực tiếp những bài học rút ra từ văn bản. Từ việc tìm từ
ngữ thích hợp cho câu trả lời, sẽ giúp bồi dưỡng thêm lượng kiến thức về từ ngữ
của HS – giúp các em khơng cịn “nghèo” từ ngữ trong diễn đạt hay làm văn.
20
2.3.2.2 Giáo dục kĩ năng sống qua văn bản “Từ ấy” của Tố Hữu
Hoạt động thảo luận nhóm nhỏ
Thơng qua việc tích hợp kiến thức liên mơn GDCD như nói trên, GV giáo
dục kỹ năng sống cho HS bằng cách nêu câu hỏi: Theo em, trong học sinh hiện
nay cần làm gì để xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc?
HS: Liên hệ thực tế và trả lời, GV nhận xét và chốt ý:
Bồi đắp lịng u nước, tự hồn thiện bản thân để biết đặt mục tiêu phấn
đấu rèn luyện, tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân. Rèn luyện sức khoẻ, ra
sức học tập. Có lối sống lành mạnh, không tham gia vào các tệ nạn xã hội. Phát
huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đồn kết tồn dân tộc.
Mục đích hoạt động nhằm giúp HS thao tác nhanh hơn, mỗi HS trong
nhóm sẽ có một bài học riêng, từ đó các em tổng hợp được nhanh và đầy đủ hơn
nhiệm vụ của người thanh niên trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.
Hình thành cho HS tình u thương chan hịa, đồn kết trong tập thể.
2.3.2.3 Tích hợp mơn GDCD, kỹ năng sống trong văn bản “Chiều tối” của
Hồ Chí Minh
Hoạt động nhóm
Sau khi dạy văn bản “Chiều tối” của Hồ Chí Minh, GV cần củng cố cho HS các
bài học về kỹ năng sống qua câu hỏi: Sau khi học xong tác phẩm, em học tập
được gì về tâm hồn và nhân cách của Bác?
Học sinh có thể trả lời một vài ý sau: Bác là một người yêu cuộc sống, có ý chí
sắt đá vượt lên hồn cảnh khó khăn khắc nghiệt, sự hi sinh lớn lao cũng như tinh
thần lạc quan dũng cảm chính là bài học lớn cho HS cũng như thế hệ tương lai
noi theo.
Hoạt động đóng vai – kể chuyện
GV liên hệ một vài tấm gương trong cuộc sống có tinh thần vươn lên và chiến
thắng mọi khó khăn để học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Yêu cầu HS chuẩn bị trước một vài tiểu phẩm nhỏ để đóng vai, hoặc kể một câu
chuyện tương tự.
21
Mục đích của hoạt động là tạo hứng thú cho HS và giúp HS ghi nhớ lâu hơn
những bài học được rút ra từ nội dung văn bản. Những bài học này cũng nhằm
cổ vũ giúp các em cố gắng hơn trong học tập và rèn luyện trên ghế nhà trường.
2.3.2.4 Tích hợp mơn GDCD, kỹ năng sống trong văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ”
của Hàn Mặc Tử
Hoạt động tư duy, thấu cảm
Sau khi dạy xong văn bản “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, ở phần tổng kết
GV có thể tích hợp với mơn GDCD, kỹ năng sống để hình thành cho các em
những bài học rút ra từ văn bản. GV có thể hỏi: Theo em, sau khi học xong bài
Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử em thấy Hàn Mặc Tử là một người như thế
nào? Nếu đặt mình trong hồn cảnh của nhà thơ, em sẽ cảm thấy như thế nào?
Và mong muốn điều gì?
Mục đích của hoạt động là để HS một lần nữa củng cố lại kiến thức đã học, từ
cảm xúc của nhà thơ khi viết về bức tranh thiên nhiên thôn Vĩ Dạ, chúng ta thấy
một hồn thơ yêu đời, u cuộc sống tha thiết, nhưng ln có dự cảm cô đơn, u
sầu chiếm lấy tâm hồn thi nhân. Cho HS tự đặt mình vào hồn cảnh của tác giả
để cảm nhận được sự đau xót, cơ đơn khi bệnh tật bị xa lánh, hắt hủi. Từ đó khơi
gợi cho HS tình yêu thương con người, trân trọng những tâm hồn yêu cuộc sống,
trân trọng thời gian hiện tại và những gì đang có, tránh những hành động kỳ thị,
khinh ghét những hồn cảnh khó khăn, bệnh tật.
* Ý nghĩa
Việc tích hợp kiến thức mơn GDCD – Kỹ năng sống vào việc dạy và học
văn bản cho thấy ưu thế của phương pháp giảng dạy này. Nó làm cho q trình
học tập có ý nghĩa bằng cách gắn q trình học tập với đời sống hằng ngày,
khiến các em cảm thấy văn chương gần gũi hơn, nên dễ tiếp nhận hơn. Văn
chương khơng đơn thuần là bình giảng là cảm nhận cái hay của ngơn từ nữa mà
nó là lịch sử là thời đại là cuộc đời.
Cung cấp cho HS những kiến thức về tình yêu nước về trách nhiệm và
nghĩa vụ của công dân đối với đất nước, để các em thấy được nhiệm vụ và vị trí
của bản thân trong xã hội. Từ đó các em có tinh thần cố gắng và cầu tiến hơn
22
trong việc rèn luyện. Rèn cho học sinh tinh thần u nước, đồn kết, bảo vệ lẫn
nhau.
2.3.3. Tích hợp kiến thức môn Âm nhạc – Mỹ thuật
Hoạt động tạo tâm thế hứng thú
Khi giảng dạy văn bản này giáo viên có thể đổi mới phần vào bài bằng
cách cho HS nghe một bài hát được phổ nhạc từ lời thơ của các tác phẩm.
Đối với GV có giọng hát hay có thể tự tin hát, hoặc ngâm thơ, nếu không
hãy tạo cho HS cơ hội được thể hiện tài năng ca nhạc bằng cách cho các em
chuẩn bị bài hát từ trước.
Hiện nay, trên youtube.com có nhiều bài hát được phổ nhạc từ các tác
phẩm văn học và được các em đón nhận một cách nồng nhiệt. Đây cũng là cách
gây hứng thú khi mở bài, cũng như giúp các em dễ thuộc lời thơ, không thấy lời
thơ khô khan khó học. Ngồi ra, GV có thể cho HS bài tập vận dụng bằng cách
phát họa nội dung bài thơ: Với bài “Đây thôn Vĩ Dạ” yêu cầu HS phát họa cảnh
thiên nhiên thôn Vĩ Dạ vào buổi sớm bình minh (khổ một), hoặc cảnh sơng nước
đêm trăng (khổ hai). Với bài “Chiều tối”, có thể yêu cầu HS phát họa bức tranh
núi rừng chiều tối (hai câu đầu) hay bức tranh đời sống con người (hai câu cuối).
Bài hát phổ thơ Từ ấy: />Bài hát phổ thơ Đây thôn Vĩ Dạ:
/>Bài hát rap từ lời thơ Chiều tối
/>
23
Ảnh bức tranh thơn Vĩ Dạ sớm bình minh và đêm trăng – tranh chì của HS Ngọc
Minh
24
“
Ảnh lấy cảm hứng từ bài “Chiều tối” của HS Bích Chân.
25