Đề tài sáng kiến kinh nghiệm
Kinh nghiệm sử dụng đồng thời nhiều thiết bị dạy
học trong giảng dạy
I. Lý do chọn đề tài
Qua quá trình thực tế giảng dạy môn tin học khối 6 tại Trường THCS Nguyễn
Trường Tộ tôi thấy rằng việc diễn đạt để học sinh hiểu rõ bản chất của việc trình bày trang
văn bản là rất khó khăn bởi ngôn ngữ trong phần mềm là ngôn ngữ tiếng anh trong khi đó
học sinh ít được tiếp xúc thực tế với văn bản, có những học sinh chưa bao giờ tự in ra một
trang văn bản, đồng thời hưởng ứng việc đổi mới phương pháp dạy học, sử dụng công nghệ
thông tin và sử dụng đồng thời nhiều thiết bị dạy học, tôi đã mạnh dạn đưa cả công nghệ
thông tin kết hợp với nhiều thiết bị dạy học khác và rút ra được một vài kinh nghiệm giảng
dạy nhằm đạt mục tiêu làm sao cho học sinh tiếp thu kiến thức một cánh nhanh chóng và
dễ hiểu. Đó là lý do tôi chọn đề tài “ Kinh nghiệm sử dụng đồng thời nhiều thiết bị dạy học
trong giảng dạy Bài 18. Trình bày trang văn bản và in – Tin học 6”
II. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm
1. Cơ sở lý luận của vấn đề: những năm gần đây, sách giáo khoa liên tục
đổi mới cả về cách trình bày, phương pháp dạy và học, các khái niệm và kiến thức cơ
bản đều đổi mới vì thế cốt lõi là làm sao có thể truyền đạt một cách đúng đắn nhất nội
dung kiến thức đem lại lợi ích cho học sinh.
2. Thực trạng của vấn đề: thực tế hiện nay lượng kiến thức truyền thụ cho
học sinh ngày một nâng cao và nhiều hơn vì thế vấn đề nảy sinh là làm sao để học sinh
có thể tiếp thu một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất, cố gắng làm sao để hoàn thành
lượng kiến thức ngay trong tiết học nhằm giảm bớt thời gian tìm hiểu, để học sinh còn
có thời gian đầu tư cho các môn học khác.
3. Các biện pháp đã tiến hành:
để giảng dạy bài Trình bày trang văn bản và in, tôi đã tiến hành theo các bước sau:
Bước 1. Chuẩn bị:
- Đối với giáo viên: nghiên cứu tài liệu, sách giáo khoa, soạn đề cương trình tự giảng
dạy, soạn giáo án, chuẩn bị thiết bị gồm: máy tính, máy chiếu, phần mềm Word, phần mềm
Powerpoint và chuẩn bị 2 trang văn bản có trong máy tính đồng thời in ra giấy.
- Học sinh: học bài cũ đồng thời đọc trước bài mới nếu có thời gian
Bước 2. Quá trình thực hiện:
Sau khi kết thúc tiết trước, giáo viên vào chuẩn bị và kiểm tra lại thiết bị đồ dùng dạy
học, kiểm tra nguồn điện, bật máy tính, máy chiếu, chuẩn bị sách giáo khoa, giáo án và các
trang văn bản (sử dụng thời gian nghỉ tiết để chuẩn bị)
* Hoạt động dạy và học
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Ôn lại bài cũ
GV: Mở Word
Ôn lại bài cũ
?Cho biết định dạng văn bản là gì?
? Định dạng đoạn văn bản có tác dụng trên
phạm vi nào?
Gọi HS trả lời.
GV nhận xét
GV cho học sinh xem một trang văn bản thực
tế.
Sau khi nhập nội dung, chỉnh sửa, định dạng
văn bản và định dạng đoạn văn bản, chúng ta tiếp tục
với trình bày trang văn bản và in.
GV ghi bảng tiết dạy, đầu bài dạy
HS trả lời
Hoạt động 2: 1, Trình bày trang văn bản
GV yêu cầu học sinh xem hình ảnh SGK tr 94
GV dùng Powerpoint chiếu hình ảnh minh
hoạ các kiểu trình bày trang văn bản đồng thời giới
thiệu hai kiểu trình bày trang văn bản.
Gv thao tác: mở Word và mở một trang văn
bản \ điều chỉnh để trang ở chế độ in trang đứng sau
đó điều chỉnh để ở chế độ in trang nằm ngang
GV chiếu hình ảnh về lề trang và giới thiêu
các lề trang và một số yêu cầu khác như số trang,
tiêu đề đầu trang, tiêu đề cuối trang …
? Hãy cho biết các yêu cầu cơ bản khi trình
bày trang văn bản?
GV gọi HS trả lời GV nhận xét đồng thời ghi
HS mở tr 94 xem hình ảnh
HS quan sát.
HS theo dõi, tiếp thu.
1 HS trả lời
bảng)
Ghi bảng:
Các yêu cầu cơ bản khi trình bày trang văn
bản bao gồm:
Chọn hướng trang: trang đứng
hay trang nằm
Đặt lề trang: lề trái, lề phải, lề
trên, lề dưới
GV sử dụng thêm hai tờ giấy A4: một không
có nội dung và một có nội dung để học sinh phân
biệt hướng trang và lề trang một cách chính xác và
dễ nhớ ) Yêu cầu 1HS xem tờ có nội dung
?Em hãy phân biệt lề trang và lề đoạn văn
bản?
GV nhắc đồng thời ghi bảng:
Lưu ý: - Cần phân biệt “lề trang” và “lề đoạn
văn bản” (lề đoạn văn bản chỉ có tác dụng trong
đoạn văn bản đó, còn lề trang: có tác dụng cho toàn
trang)
- Nếu văn bản có nhiều trang, việc trình bày
trang có tác dụng đến mọi trang của văn bản.
Vậy làm thế nào để chọn hướng trang và đặt
lề trang, chúng ta sang phần 2. Chọn hướng trang
và đặt lề.
Ghi bài.
HS quan sát, suy nghĩ
HS trả lời
HS ghi bài
Hoạt động 3: 2, Chọn hướng trang và đặt lề
GV yêu cầu HS xem SGK trang 95 và nhìn
hình vẽ trong sách
GV thực hiện mở trình chiếu hộp thoại Page
Setups và diễn giảng: để chọn hướng trang và đặt lề
Word cung cấp cho ta hộp thoại Page Setup (như
hình vẽ), giới thiệu sơ lược về các mục
GV mở Word và thao tác chọn hướng trang
và đặt lề 1 lượt.
Ghi bảng:
B1. Chọn lệnh File \ chọn Page Setup (để mở
hộp thoại Page Setup) \ chọn trang Margins
GV vừa nhắc vừa ghi bảng
B2. Để chọn hướng trang, ta nháy chọn ô:
- Portrait: đặt trang theo chiều đứng.
- Landscape: đặt trang theo chiều
nằm ngang.
GV nhắc học sinh chú ý xem sự thay đổi
của hình ảnh minh hoạ về trang ở mục Preview.
GV vừa diễn giảng và ghi bảng:
B3. Đặt lề cho trang, ta nháy chuột vào
các mũi tên ở bên phải các ô:
- Top: để đặt lề trên
- Bottom: để đặt lề dưới.
- Left: để đặt lề trái.
HS xem hình vẽ
HS quan sát
HS theo dõi
Ghi bài
Ghi bài
Ghi bài
HS quan sát
ghi bài
- Right: để đặt lề phải.
Chú ý: Ngoài ra ta có thể nháy chuột vào
hộp nhỏ ở cạnh tên lề rồi gõ thẳng kích thước lề
(ví dụ: 2cm) (GV ghi bảng xong thao tác một
lượt)
B4. Nháy nút OK để chấp nhận sự thay
đổi.
Hoạt động 4: 3. In văn bản
Gv: trước khi in văn bản ta nên xem thử văn
bản trước khi in.
Theo dõi SGK cho biết để xem văn bản trước
khi in em dùng lệnh nào?
Ta xem văn bản đó xem đã hợp lí chưa, nếu
chưa ưng ý ta có thể chỉnh sửa cho văn bản.
Nhấn nút Close để trở về xem bình thường.
Sau khi chỉnh sửa theo ý ta thì ta có thể tiến
hành in văn bản.
? Dùng nút lệnh nào để in văn bản?
GV chốt: nhấn nút lệnh Print để in các trang
của văn bản.
HS ghi bài
a, Xem văn bản trước khi in
HS: nhấn nút lệnh Print
Preview.
b, in văn bản
HS: nhấn nút lệnh Print để in
các trang của văn bản.
HS nhắc lại lệnh in văn bản.
một hai HS lần lượt thực hiện
Yêu cầu HS nhắc lại lệnh để in văn bản.
Yêu cầu HS lần lượt thực hiện trên máy.
trên máy, để cả lớp xem
Hoạt động 5: Củng cố – Dặn dò
GV đưa cho HS một trang giấy có nội dung
và mời 1 HS phát biểu về hướng trang, đo và đọc
kích thước về lề của trang.
GV ghi bảng các kích thước
GV mời 1 học sinh làm thao tác trực tiếp trên
máy tính của giáo viên với ví dụ cụ thể vừa nêu.
GV gọi HS khác lên làm thao tác in văn bản
mời HS cho ý kiến
(nếu còn thời gian thì gọi tiếp 1 học sinh khác
lên làm lại thao tác)
GV và học sinh cùng trả lời câu hỏi 1, 2, 3
SGK.
nhắc HS chép phần ghi nhớ vào vở
Về nhà học bài và Đọc trước bài sau.
HS đo và đọc các thông số về
trang
1 HS lên thực hiện thao tác
trực tiếp ở máy tính của giáo viên để
cả lớp cùng theo dõi
HS theo dõi, quan sát
HS cho ý kiến
HS cùng GV trả lời câu hỏi và
ghi chép vào vở
4. Hoạt động rút kinh nghiệm:
Khi nhà trường xếp thời khóa biểu 2 tiết liền nhau thì thực hiện theo các bước trên, nếu
xếp tách tiết thì tiết trước dạy tới phần 2. Chọn hướng trang và đặt lề. Tiết sau dạy tiếp phần 3.
In văn bản. ở phần sau thêm phần thực hành sau khi kết thúc để thực hiện các thao tác của tiết
trước.
Tùy theo tình hình thực tế của từng lớp, giáo viên và trò cùng bàn bạc và thảo luận xem
bạn nào thực hiện còn chậm và chưa đầy đủ, lúc này giáo viên đề nghị các học sinh nhanh
nhất, làm tốt nhất tới hướng dẫn trực tiếp cho học sinh đó.
III. Hiệu quả của Sáng kiến kinh nghiệm:
Kinh nghiệm giảng dạy trên đây đã được tôi áp dụng giảng dạy cho tất cả các lớp 6
học tin học ở trường trong năm học 2007-2008 và tiếp tục áp dụng trong năm học 2008-
2009. Sau khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi thấy học sinh học tin lý thú hơn, tiếp thu
bài học và kiến thức nhanh hơn, ít có trường hợp không hiểu bài, phần đông là thuộc bài và
làm được bài ngay tại lớp, giảm thiểu tối đa thời gian học thêm ở nhà.
IV. Kết luận:
Trong mỗi công việc nói chung và trong công tác giảng dạy tin học nói riêng, việc
tự rút kinh nghiệm và khắc phục các khó khăn bằng các hình thức trợ giúp khác là rất cần
thiết đối với bản thân người làm công tác đó, nhằm giúp hạn chế tối đa việc lặp đi lặp lại để
giải thích mà vẫn không rõ ràng và hết được ý nghĩa nhất là trong công tác giảng dạy thì
việc lặp đi lặp lại sẽ gây nhàm chán cho giáo viên, cho học sinh, học tập sẽ mệt mỏi và hiệu
quả rất hạn chế, mỗi lần vấp phải tôi đều ghi chép để lần sau tìm cách khắc phục, tất cả chỉ
mong muốn làm sao cho chính bản thân được thoải mái trong việc giảng dạy đồng thời học
sinh tiếp thu kiến thức được nhanh chóng và tốt hơn. Qua kinh nghiệm này, tôi hy vọng
Bộ Giáo dục - đào tạo, Sở Giáo dục - đào tạo, Phòng Giáo dục- đào tạo cũng nhưng các
ban ngành có liên quan tới trường học ngày càng quan tâm nhiều hơn nữa và đầu tư trang,
thiết bị và đồ dùng dạy học hiện đại, để nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo học sinh.