Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.34 KB, 10 trang )
<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>
<b>A - ĐẶT VẤN ĐỀ</b>
Để góp phần đổi mới phương pháp giảng dạy môn Giáo dục Thể chất
trong nhà trường, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học
tập là một vấn đề băn khoăn của đội ngũ giáo viên Thể dục hiện nay. Nếu
vận dụng không tốt các phương pháp giáo dục đặc trưng của bộ môn sẽ làm
cho môn học trở lên nặng nề, khô khan, gây mệt mỏi ức chế cho học sinh
trong tập luyện, học sinh chán nản khơng thích học môn Thể dục. Làm thế
nào để vận dụng tốt các biện pháp kích thích tính tích cực và chủ động
trong học tập của học sinh?
Vì vậy nhiệm vụ của người giáo viên Thể chất là biến bộ môn khô
khan thành sinh động, biến các Bài tập Thể chất thành các bài tập vui
khỏe, lý thú và sinh động bằng việc hướng các em vào các trò chơi, các bài
tập bổ trợ để các em vừa chơi vừa học, trò chơi kết thúc cũng là lúc các em
hoàn thành bài học. Góp phần thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua
“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và chủ đề năm học
“Đổi mới quản lí và nâng cao chất lượng giáo dục”.
Trong thực tế giảng dạy Thể dục, các thầy giáo cô giáo đều biết rõ
các động tác kỹ thuật khó, phải biết chia nhỏ kỹ thuật hoặc dùng các bài
tập bổ trợ, các trò chơi để hoàn thành từng phần động tác hoặc để sửa lỗi
kỹ thuật cho các em.
Nghiên cứu các cuốn sách Thể dục dành cho giáo viên và các tài
liệu tham khảo về giảng dạy phần Chạy ngắn, các tác giả đều rất lưu ý
việc vận dụng các bài tập bổ trợ và trị chơi để nâng cao và hồn thiện kỹ
thuật động tác.
Xuất phát từ thực tế công tác, bản thân tơi có một vài biện pháp áp
dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ để dạy phần Chạy ngắn đạt kết quả cao
<b>B - ĐỐI TƯỢNG VAØ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:</b>
1. <i><b>Đối tượng: Học sinh khối lớp 9.</b></i>
2. <i><b>Các phương pháp nghiên cứu cơ bản:</b></i>
Điều tra.
Trắc nghiệm.
Quan sát.
Đối chứng.
Thảo luận.
Tổng hợp.
<b>C. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH:</b>
<i><b>I- Thực trạng về giảng dạy phần Chạy ngắn - thể dục 9 hiện nay:</b></i>
Tiến hành tham khảo ý kiến và dự giờ giáo viên dạy bộ môn Thể dục trên
địa bàn, tôi thấy rằng đa số giáo viên đã vận dụng các bài tập bổ trợ và trị
chơi để dạy phần Chạy ngắn ở mơn Thể dục lớp 9 trên cơ sở các đặc điểm
sau:
- Mức độ vận dụng các bài tập và trị chơi có nhiều điểm khác nhau, có
nhiều giáo viên vận dụng các bài tập và trị chơi có hiệu quả, nhưng nhiều
giáo viên vận dụng còn hời hợt thậm chí chưa hiểu được cần phải đưa bài
tập và trị chơi đó vào thời điểm nào hoặc vận dụng các bài tập và trò chơi
nào để đạt hiệu quả cao nhất?
- Đa số các đồng chí giáo viên chỉ mới vận dụng đơn thuần các bài tập và
- Ở các lớp khác nhau trong cùng một phân mơn Chạy ngắn địi hỏi học
sinh phải có các bài tập bổ trợ khác nhau nhưng điều này đa số giáo viên
chưa làm được.
- Và một thực tế nữa là nhiều giáo viên chưa phân biệt được động tác bổ
trợ và trị chơi này mục đích để hoàn thiện hoặc nâng cao phần nào của kỹ
thuật động tác nên còn lúng túng trong việc áp dụng.
chơi bổ trợ nhưng đa phần các em chưa nhớ được tên động tác và chưa biết
rõ được động tác đó bổ trợ cho phần nào của kỹ thuật Chạy ngắn. Một số
em có ý kiến khác về vấn đề này như các em chưa được học các động tác bổ
trợ hoặc chưa được chơi các trò chơi bổ trợ cho các bài tập Chạy ngắn.
<i><b>II - Các biện pháp vận dụng bài tập bổ trợ và trò chơi để dạy phần Chạy</b></i>
<i><b>ngắn trong môn Thể dục 9.</b></i>
<i>1. Thống kê các động tác bổ trợ và trò chơi vận dụng để giảng dạy phần</i>
<i>Chạy ngắn lớp 9.</i>
<i>a. Các động tác bổ trợ cơ bản:</i>
- Đứng vai quay về hướng chạy, xuất phát theo hiệu lệnh và chạy
20m - 30m.
- Đứng lưng quay về hướng chạy, xuất phát theo hiệu lệnh và chạy
20m - 30m.
- Đi nhanh chuyển sang chạy 30m - 40m.
- Chạy theo vạch kẻ thẳng.
- Đứng thẳng sau vạch xuất phát sau đó đổ người về trước rồi
guồng chân chạy 10m - 15m.
- Đứng tựa tay vào tường (<i>hoặc gốc cây</i>) nhún cổ chân rồi guồng
chân.
- Nằm ngửa nâng chân sau đó guồng chân.
- Đứng tại chỗ đánh tay theo nhịp hô <i>(hoặc tiếng vỗ tay của giáo</i>
<i>viên).</i>
- Chạy tốc độ cao 30m - 40m.
- Chạy biến tốc theo nhịp vỗ tay.
- Chạy bước nhỏ thả lỏng.
- Chạy đá gót chạm mông.
- Chạy nâng cao đùi.
- Chạy đạp sau.
- Đứng tại chỗ tập đánh đích bằng ngực hoặc vai.
- Chạy 10m và đánh đích.
- Tập xuất phát cao.
- Tập xuất phát thấp: (<i>Xuất phát có dây kéo hoặc người đẩy vai</i>
<i>hoặc xuất phát có dây kéo và chướng ngại vật).</i>
- Xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng: 40m - 50m.
- Hoàn thiện cả 4 giai đoạn kỹ thuật: Xuất phát - chạy lao - chạy
giữa quãng và về đích: 60m.
<i>b. Các trị chơi bổ trợ:</i>
+ Trị chơi rèn phản xạ: Chạy ngược chiều theo tín hiệu.
<b>+ Trị chơi phát triển sức nhanh:</b>
- Hồng anh, hồng yến.
- Chạy thoi tiếp sức.
- Chạy tiếp sức.
- Tiếp sức chuyển vật.
- Chạy đuổi.
<b>+ Trò chơi phát triển sức mạnh:</b>
- Lò cị tiếp sức.
- Lò cò chọi gà.
- Gà đuổi cóc.
- Ếch nhảy.
<i>2. Vận các động tác bổ trợ và trị chơi với giảng dạy từng phần cụ thể</i>
<i>trong phần Chạy ngắn của Thể dục lớp 9.</i>
Đối với lớp 9 các em đã được học chạy nhanh ở lớp 6,7,8 vì vậy các
em đã cơ bản nắm được kỹ thuật Chạy ngắn, thực hiện được những yêu cầu
Vậy việc vận dụng cụ thể các bài tập bổ trợ và trò chơi với phần
Chạy ngắn của Thể dục 9 được tiến hành với các phần kỹ thuật cụ thể như
sau:
<i><b>a - Các bài tập bổ trợ và trò chơi với phần chạy giữa quãng: </b></i>
Về mặt lý luận thì trong giảng dạy Chạy ngắn phần chạy giữa quãng
phải được giảng dạy trước, bởi vì giai đoạn chạy giữa quãng là giai đoạn
quan trọng nhất trong 4 giai đoạn của Chạy ngắn. Đây là một nguyên tắc
trong giảng dạy TDTT.
linh hoạt của hông, đầu gối và cổ chân phối hợp với đánh tay hợp lý, nhịp
nhàng, ở thời kỳ chống đỡ không được làm hạ thấp trọng tâm cơ thể và
không để cả bàn chân chạm đất.
Trong bước chạy thời kỳ đạp sau là thời kỳ duy nhất tạo ra lực để di
chuyển cơ thể về phía trước, do đó khi chạy phải đặt nửa bàn chân trên
chạm đất và thân người ngả về trước khoảng 720<sub> - 80</sub>0<sub>, người chạy biết thả</sub>
lỏng cơ, biết tập trung dùng sức hợp lý vào thời kỳ đạp sau.
Áp dụng phần lý luận trên, trong thực tế giảng dạy phần kỹ thuật
chạy giữa quãng, giáo viên cần sử dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi sau:
- Chạy bước nhỏ thả lỏng.
- Chạy nâng cao gối.
- Nằm ngửa nâng chân sau đó guồng chân.
- Chạy tốc độ cao 30m - 40m.
- Chạy biến tốc theo tín hiệu.
Sử dụng các trò chơi:
- Chạy tiếp sức.
- Tiếp sức chuyển vật.
- Chạy thoi tiếp sức.
- Lò cò tiếp sức.
Sử dụng các bài tập bổ trợ và trị chơi trên, tơi thấy các em đã có tiến
bộ trong việc làm dẻo và linh hoạt các khớp cổ chân, đầu gối, duy trì được
ổn định về tần số và độ dài bước chạy. Đa số các em đã biết được vai trò
quan trọng của thời kỳ đạp sau, chính vì vậy các em rất tích cực tập luyện
mặc dù đây là một động tác kỹ thuật khó.
<i><b>b - Vận dụng bài tập bổ trợ và trò chơi để giảng dạy phần xuất phát - chạy</b></i>
<i><b>lao.</b></i>
Giảng dạy phần xuất phát thấp và chạy lao trong kỹ thuật chạy cự ly
ngắn giáo viên cần sử dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi nhằm mục đích
rèn cho các em có phản xạ linh hoạt nhạy cảm với khẩu lệnh xuất phát.
Thực hiện kỹ thuật một cách chính xác nhịp nhàng và đạt hiệu quả cao.
Trước hết phải đối với kỹ thuật xuất phát thấp, giáo viên áp dụng các
- <i>Chạy theo tín hiệu</i>: Giáo viên dùng còi, hộp vỗ xuất phát chỉ đạo
hoăc dùng khẩu lệnh hay tiếng vỗ tay ( <i>Giáo viên cần quy định cụ thể tín</i>
<i>hiệu để các em rõ, như một tiếng là chậm, hai tiếng là nhanh để các em vận</i>
<i>dụng chạy biến tốc).</i>
- <i>Tập xuất phát theo tín hiệu</i>: Tín hiệu có thể là khẩu lệnh, tiếng
súng, cịi, hộp vỗ xuất phát hoặc các tín hiệu khác. Dạy phần này giáo viên
yêu cầu học sinh chú ý lắng nghe động lệnh, giáo viên có thể kéo dài hoặc
rút ngắn hiệu lệnh để học sinh chủ động phán đoán và thực hiện sao cho
hiệu quả nhất.
Để có được sức đẩy của chân mạnh trong xuất phát giáo viên có thể
sử dụng các bài tập:
- Xuất phát có người đẩy hai vai từ phía trước.
- Xuất phát với dây cao su buộc thân người với vật cố định phía
sau.
Với kỹ thuật chạy lao các bài tập bổ trợ tập chung vào thời kỳ đạp sau,
tạo ra kỹ thuật đạp sau nhanh, mạnh, góc độ hợp lý; Phối hợp nhịp nhàng
tay và chân, nâng dần độ cao thân người và chạm đất bằng nửa trên bàn
chân.
<b>Chính vì vậy kỹ thuật chạy lao được sử dụng các bài tập bổ trợ</b>
<b>sau:</b>
- Chạy đạp sau tích cực.
- Xuất phát- chạy lao có chướng ngại vật đằng trước: căng dây,
cành cây, bàn tay của giáo viên để ở các độ cao thích hợp.
- Tập xuất phát thấp và chạy lao ở cự ly 20m 25 m.
<i><b>c - Vận dụng các bài tập và trò chơi bổ trợ để giảng dạy phần về đích:</b></i>
Khi chạy ngần về tới đích người chạy đã mệt và có khi giảm tốc độ
lên địi hỏi phải cố ngắng duy trì được tốc độ tối đa khi qua đích, u cầu
khi chạy qua đích khơng dừng lại đột ngột hoặc nhảy về phía trước. Vì vậy
khi giảng dạy phần về đích giáo viên lưu lý các bài tập bổ trợ sau:
- Tại chỗ tập đưa ngực hoặc vai đánh đích
- Chạy nhanh 10m đánh đích
- Kết hợp chạy giữa quãng và đánh đích.
- Xuất phát - chạy lao - chạy giữa quãng 40m -50m
- Xuất phát - chạy lao- chạy giữa quãng - về đích 50m -60m.
- Hoàn thiện kỹ thuật chạy 60m.
<i><b>3, Vận dụng các bài tập bổ trợ và trò chơi trong phần hướng dẫn về nhà</b></i>
<i><b>tập luyện.</b></i>
Một trong các điểm rất lưu ý trong đổi mới phương pháp giảng dạy
môn Thể dục là phần giao bài tập về nhà để các em tập luyện.
Từ đặc thù của môn Giáo dục thể chất là giảng dạy ngồi trời. Nếu
giáo viên khơng làm tốt công tác tổ chức quản lý lớp, tiến hành bài giảng
một cách khoa học thì thường bị thiếu thời gian.
Bên cạnh đó mâu thuẫn giữa khối lượng vận động với số lượng học
sinh và quỹ thời gian luôn luôn xảy ra. Vì vậy giáo viên phải biết cách
hướng dẫn các trò chơi và các bài tập bổ trợ để học sinh tự tập luyện tại
nhà.
Việc hướng dẫn bài tập về nhà phải hướng dẫn tỉ mỉ, thông qua đội
ngũ cán sự môn thể dục một cách chu đáo thường xuyên cho học sinh.
Với thực tế sinh động của môn chạy ngắn tôi thường tiến hành hướng
dẫn các bài tập về nhà như sau:
<b>+ Các bài tập bổ trợ:</b>
- Chạy trên một đường thẳng.
- Xuất phát có dây chun kéo lại phía sau.
- Xuất phát, chạy lao theo dây căng chéo để nâng thân người theo
dây.
- Chạy tốc độ cao 30m - 40m có chướng ngại vật và khơng có
chướng ngại vật.
- Tập xuất phát, tập đánh đích.
<b>+ Các trị chơi bổ trợ:</b>
- Chạy tiếp sức.
- Chạy tiếp sức chuyển vật.
- Người thừa thứ 3.
- Chạy nhanh mang theo vật nặng.
<i><b>III - Kết quả thực hiện.</b></i>
cho phù hợp với điều kiện thực tế về sân bãi, dụng cụ và đặc điểm của học
sinh.
Xuất phát từ thực tế có nhiều năm dạy Thể dục lớp 9, bản thân tôi đã
vận dụng các bài tập trên để đưa các bài tập bổ trợ và trò chơi vào giảng
dạy phần Chạy ngắn lớp 9. Tôi thu được kết quả như sau:
- Lớp 9A1 có 35 học sinh.
- Lớp 9A2 có 34 học sinh.
Ở lớp 9A2, tôi đã soạn và dạy đưa thêm các bài tập bổ trợ và trò chơi đã
trình bày để giảng dạy kết hợp với phân phối chương trình của Bộ Giáo
dục.
Lớp 9A1, tơi soạn và dạy theo phân phối chương trình của Bộ Giáo dục,
khơng đưa thêm hoặc cải biên các bài tập và trò chơi bổ trợ. Sau phần
kiểm tra Chạy ngắn cự li 60m, tơi thu được kết quả như sau:
Lớp <sub>số</sub>Sĩ
Kiểm tra lần 1
(Bắt đầu vào học Chạy ngắn)
Kiểm tra lần 2
(Kết thúc Chạy ngắn)
Trung bình
thành tích nữ
Trung bình
thành tích nam
Trung bình
thành tích nữ
Trung bình
thành tích nam
9A1 35 10//<sub>50</sub> <sub>9</sub>//<sub>85</sub> <sub>10</sub>//<sub>20</sub> <sub>9</sub>//<sub>70</sub>
9A2 34 10//<sub>52</sub> <sub>9</sub>//<sub>86</sub> <sub>10</sub>//<sub>40</sub> <sub>9</sub>//<sub>75</sub>
Từ các số liệu thống kê trên rõ ràng việc vận dụng các bài tập bổ trợ
và trò chơi vào giảng dạy phần Chạy ngắn thành tích của học sinh đã được
nâng lên rõ rệt.
Một cái được lớn hơn nữa là qua các bài tập và trò chơi bổ trợ các
em được tiếp thu kiến thức một cách tích cực chủ động, khơng khí giờ học
vui vẻ thoải mái, khơng bị gị bó căng thẳng. Qua đó thu hút được đơng đảo
học sinh tham gia học tập.
<i><b>IV - Bài học kinh nghiệm</b></i>
3. Đưa thêm các bài tập bổ trợ và trò chơi hoặc thay thế, cải biên động tác,
giáo viên phải soạn kỹ, chuẩn bị nhiều phương án khác nhau để thực hiện ở
trên lớp hay ở nhà.
4. Các bài tập bổ trợ và trị chơi, giáo viên có thể hướng dẫn trước cho đội
ngũ cán sự thể dục hoặc làm mẫu và giảng giải kĩ ở trên lớp.
<i><b>V - Những điểm cịn hạn chế và khó khăn khi thực hiện đề tài.</b></i>
Nội dung đề tài đã đưa được các bài tập bổ trợ và trị chơi điển hình
và giúp phần giảng dạy chạy nhanh ở lớp 9. Song không phải giáo án nào
cũng thực hiện được, lớp nào cũng thực hiện được mà yêu cầu giáo viên
phải có năng lực tổ chức sư phạm tốt, đội ngũ cán sự và sân tập cùng trang
thiết bị dụng cụ tập luyện đầy đủ. Đây là một điều phần lớn các trường
THCS đều gặp khó khăn như: giáo viên mới ra trường, cơ sở vật chất trang
thiết bị vừa yếu vừa thiếu nhiều.
Bên cạnh đó các biện pháp để khắc phục vừa đảm bảo đầy đủ
chương trình vừa đưa thêm các bài tập bổ trợ và trị chơi thích hợp chưa
được đề cập nhiều.
<i><b>VI - Điều kiện áp dụng và hướng đề xuất.</b></i>
Như phần tên gọi đề tài này áp dụng để giảng dạy phần chạy ngắn ở
môn thể dục lớp 9 trường THCS.
Khi vận dụng các biện pháp của đề tài này giáo viên cần trình bày rõ
ý tưởng của mình với đồng nghiệp trong tổ chuyên môn để thống nhất
Việc thay đổi các bài tập bổ trợ và các trò chơi thích hợp với đối
tượng học sinh, ở lớp ở trường mình dạy là một hướng đi đúng mà việc đổi
mới phương pháp và thay sách Thể dục đã được Bộ Giáo dục khẳng định.
Từ những kinh nghiệm khiêm tốn của bản thân đã rút ra từ thực tế
giảng dạy phần Chạy ngắn của Thể dục lớp 9. Tôi mạnh dạn chia sẻ những
kinh nghiệm nhỏ bé này và rất mong được sự đóng góp ý kiến của q thầy
cơ đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.