Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Các khái niệm cơ bản của Marketing

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.7 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>Các khái niệm cơ bản của Marketing</b>


<b>1. Khái niệm và bản chất của marketing</b>



Trải qua hơn 100 năm hình thành và phát triển, nội dung của marketing đã có nhiều thay đổi.
Thêm vào đó, khi dịch sang tiếng nước khác khó thể hiện đầy đủ và trọn vẹn. Do vậy nhiều nước
vẫn giữ nguyên thuật ngữ tiếng Anh để sử dụng. Tại Việt Nam, thuật ngữ này thường được sử
dụng thay cho từ "Tiếp thị", nhất là trong giới chuyên môn.


Dưới đây là một số quan điểm và khái niệm marketing hiện đại của các tổ chức, hiệp hội và các
nhà nghiên cứu về marketing trên thế giới được chấp nhận và phổ biến:


"Marketing là quá trình quản trị nhận biết, dự đoán, đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách
có hiệu quả và có lợi." (CIM- UK's Chartered Institue of Marketing)


"Marketing là tiến trình hoạch định, thực hiện sự sáng tạo, định giá, xúc tiến, phân phối những ý
tưởng, hàng hóa, dịch vụ để tạo sự trao đổi, thỏa mãn những mục tiêu của cá nhân và tổ chức."
(AMA- American Marketing Association, 1985)


"Marketing là quá trình tổ chức và quản lý tồn bộ hoạt động kinh doanh, từ việc phát hiện ra và
biến sức mua của người tiêu dùng thành nhu cầu thực sự về một mặt hàng cụ thể, đến sản xuất và
đưa hàng hóa đến người tiêu dùng cuối cùng nhằm đảm bảo cho công ty thu được lợi nhuận như
dự kiến." (Khái niệm marketing của Viện Marketing Anh)


"Marketing là khoa học điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh kể từ khâu sản xuất đến khâu
tiêu thụ. Nó căn cứ vào nhu cầu biến động của thị trường hay nói khác đi là lấy thị trường làm
định hướng." (Khái niệm marketing của I. Ansoff, một chuyên gia nghiên cứu marketing của
Liên Hợp Quốc)


"Marketing là những hoạt động thiết lập, duy trì và củng cố lâu dài những mối quan hệ với khách
hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên. Điều này được thực hiện bằng sự trao đổi
giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa hẹn." (Theo Groroos, 1990)



"Marketing là một hệ thống các hoạt động kinh doanh thiết kế để hoạch định, định giá, xúc tiến
và phân phối sản phẩm thỏa mãn mong muốn của những thị trường mục tiêu nhằm đạt được
những mục tiêu của tổ chức". ("Fundamentals of Marketing", William J. Stanton, Michael J.
Etzel, Bruce J. Walker, 1994)


"Marketing là nghệ thuật kết hợp, vận dụng các nguồn lực thiết yếu nhằm khám phá, sáng tạo,
thỏa mãn và gợi lên những nhu cầu khách hàng để tạo ra lợi nhuận." (Học viện quản lý Malaysia)
"Marketing là quá trình thực hiện các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức thông
qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hoặc người tiêu thụ để điều khiển các dịng
hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất tới khách hàng hoặc người tiêu thụ."
(Theo EJ McCarthy)


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

"Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân, các nhóm có thể đạt được nhu cầu, mong muốn bằng
việc sáng tạo, trao đổi sản phẩm và giá trị giữa các bên." ("Những nguyên lý tiếp thị", Philip
Kotler và Gary Armstrong, 1994)


"Marketing là những hoạt động của con người hướng vào việc đáp ứng những nhu cầu và ước
muốn của người tiêu dùng thơng qua q trình trao đổi." (theo Phillip Kotler).


Từ những khái niệm trên, chúng ta có thể rút ra một vài nhận xét sau:


Marketing là tiến trình quản trị. Marketing cần được xem là một bộ phận chức năng trong một tổ
chức và cần có nhiều kv năng quản trị. Marketing cần hoạch định, phân tích, sắp xếp, kiểm soát,
đầu tư các nguồn lực vật chất và con người. Dĩ nhiên, marketing cũng cần những kỹ năng thực
hiện, động viên và đánh giá. Marketing giống như những hoạt động quản trị khác, có thể tiến
hành hiệu quả và thành cơng cũng có thể kém cỏi hay thất bại.


Toàn bộ các hoạt động marketing hướng theo khách hàng. Marketing nghiên cứu phát hiện, phân
tích, đánh giá, lựa chọn nhu cầu và thỏa mãn những vêu cầu mong muốn của khách hàng và các


đối tác liên quan. Marketing bắt đầu từ ý tưởng về "sản phẩm thỏa mãn mong muốn" và khơng
dừng lại khi những mong muốn đó bằng sản phẩm/dịch vụ của khách hàng đã đạt được mà vẫn
tiếp tục sau khi thực hiện trao đổi.


Marketing thỏa mãn nhu cầu khách hàng một cách hiệu quả và có lợi. Một tổ chức khơng thể
thỏa mãn tất cả mọi người trong mọi lúc, các nhà làm marketing đôi khi phải có sự điều chỉnh.
Hiệu quả ở đây có ngụ ý là các hoạt động phải phù hợp với khả năng nguồn lực của tổ chức, với
ngân sách và với mục tiêu thực hiện của bộ phận marketing.


Marketing là các hoạt động được thiết kế để tạo ra và thúc đẩy bất kỳ sự giao dịch, trao đổi nào
nhằm thỏa mãn những nhu cầu mong muốn của con người. Marketing được thực hiện trong
những tổ chức phi lợi nhuận cũng cần quản trị có hiệu quả, kiểm sốt chi phí nhưng khơng vì lợi
nhuận. Trái lại, trong các doanh nghiệp, khả năng tạo ra lợi nhuận phải được xem xét một cách
chính đáng. Tuy nhiên một số cơng ty chấp nhận chịu lỗ trên một vài sản phẩm hoặc khu vực thị
trường để hướng đến mục tiêu chiến lược rộng hơn, lâu dài hơn. Những điều này phải được
hoạch định và kiểm sốt. Nói chung, một tổ chức khơng tạo ra lợi nhuận thì khơng thể tồn tại. Do
vậy, marketing có nhiệm vụ duy trì và gia tăng lợi nhuận.


Trao đổi là khái niệm quyết định tạo nền móng cho marketing. Tuy nhiên, các hoạt động
marketing lại tạo điều kiện cho quá trình trao đổi diễn ra thuận lợi nhằm mục đích thỏa mãn
những đòi hỏi và ước muốn của con người. Để một sự trao đổi mang tính marketing xảy ra, cần
có những điều kiện sau:


 Phải có ít nhất hai đơn vị xã hội - cá nhân hay tổ chức, mỗi bên phải có nhu cầu cần được thỏa


mãn.


 Các bên tham gia một cách tự nguyện. Mỗi bên tự do chấp nhận hay từ chối những đề nghị.
 Mỗi bên có cái gì có giá trị để trao đổi và phải tin rằng sẽ có những lợi ích từ sự trao đổi đó.
 Mỗi bên phải có khả năng truyền đạt với đối tác và phải có trách nhiệm về hành vi của mình.



</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

cấp, các nhà marketing có thể làm gia tăng mức bán. Do vậy, marketing có thể được xem là một
hoạt động quản trị nhu cầu thị trường.


Marketing: gốc "market" có nghĩa là "cái chợ" cịn hậu tố "ing" diễn đạt sự vận động và quá trình
đang diễn ra của thị trường. Market với nghĩa hẹp là "cái chợ" là nơi gặp gỡ giữa người mua và
người bán (gặp gỡ giữa cung và cầu). Marketing với nghĩa rộng là sự hoạt động của "thị trường"
(bao gồm sản xuất, lưu thông và tiêu dùng), là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi sản phẩm
hoặc hàng hóa nói chung. Từ những phân tích trên có thể hiểu marketing như sau: "Marketing là
tất cả các hoạt động của thị trường trước, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh nhằm thỏa
mãn tối đa mọi nhu cầu và mong muốn của khách hàng để có được lợi nhuận cao nhất".


<b>2. Một số thuật ngữ thuộc về bản chất của marketing</b>


<b>2.1. Nhu cầu (Needs)</b>


Là cảm giác thiếu hụt về vật chất hoặc tinh thần mà con người cảm nhận được; nhu cầu tự nhiên
được hình thành là do trạng thái ý thức của người ta về việc thấy thiếu điều gì đó để phục vụ cho
tiêu dùng; đó là trạng thái thiếu thốn, mà con người cảm nhận và đòi hỏi phải được thỏa mãn; và
nhu cầu còn là những gì con người cần như thực phẩm, quần áo, nhà ở... để tồn tại. Những nhu
cầu này không do xã hội hay những người làm marketing tạo ra mà xuất phát từ những nguyên
nhân tâm sinh lý quy định.


Có thể nói nhu cầu là "Một phần tất yếu của cuộc sống"- Lavie
Ba loại nhu cầu: cầu hiện hữu; cầu tiềm ẩn; cầu phôi thai.


Cầu hiện hữu (Existing): là dạng cầu hiện tại mà doanh nghiệp đang cung ứng và thỏa mãn cho
khách hàng.


Cầu tiềm ẩn (Latent): là dạng cầu sẽ xuất hiện nếu sản phẩm được tung ra thị trường. Khi sản
phẩm được tung ra thì cầu này được thỏa mãn và trở thành cầu hiện hữu.



Cầu phôi thai (Incipient): xuất hiện khi nảy sinh vấn đề từ kinh tế, xã hội, chính trị, tơn giáo
v.v... tạo ra. Ví dụ: giá xăng tăng sẽ có nhu cầu mua xe tiết kiệm xăng.


Các mức độ của nhu cầu:


 Nhu cầu được nói ra, thổ lộ: là lời trình bày mong muốn của khách hàng khi mua hàng: Tôi cần...,


tôi muốn...


 Nhu cầu thật sự: động cơ thực sự nằm phía sau lời phát biểu. Đó là những lợi ích cốt lõi của sản


phẩm dịch vụ mà khách hàng muốn có.


 Nhu cầu chưa được nêu ra: ví dụ mong đợi của khách hàng đối với người bán.
 Nhu cầu thích thú: những lợi ích và dịch vụ phụ thêm ngồi thỏa thuận mua bán.
 Nhu cầu bí mật: sành điệu, có địa vị, trẻ trung,.


<b>2.2. Mong muốn (ước muốn) (Wants)</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

giáo, nhà trường, gia đình và cả doanh nghiệp. Nói cách khác là ước muốn tự nhiên có dạng đặc
thù, địi hỏi được đáp ứng bằng một hình thức đặc thù, phù hợp với các điều kiện văn hóa, nhận
thức, tính cách, hành vi của con người.


Như vậy, mong muốn cũng phát sinh từ tâm sinh lý con người nhưng có ý thức. Mong muốn của
con người thường đa dạng, phong phú hơn rất nhiều so với nhu cầu.


Marketing phải bắt đầu từ những đòi hỏi, ước muốn của con người.
<b>2.3. Số cầu (Demands)</b>



Cầu là những mong muốn về sản phẩm cụ thể có tính đến khả năng và sự sẵn sàng để mua
chúng. Mong muốn sẽ trở thành số cầu khi có sức mua. Hay nói cách khác là nhu cầu có khả
năng thanh tốn là nhu cầu tự nhiên và mong muốn phù hợp với khả năng mua sắm.


Công ty phải đo lường không chỉ về số lượng người muốn có sản phẩm mà quan trọng hơn là số
lượng người có khả năng và sẵn sàng mua chúng.


Marketing không tạo ra nhu cầu (needs), nhưng có thể tác động đến ước muốn (wants).
Marketing ảnh hưởng đến số cầu (demands) bằng cách tạo ra sản phẩm thích hợp, hấp dẫn, tiện
dụng... cho khách hàng mục tiêu.


Các loại số cầu như sau:


 Cầu âm: khách hàng không thích sản phẩm được mời chào, thậm chí tìm cách tránh né. Ví dụ


mua bảo hiểm, tiêm ngừa...


 Cầu bằng khơng: có thể do khách hàng khơng nhận biết hoặc khơng có sự quan tâm đối với sản


phẩm. Ví dụ máy rửa rau bằng ozone.


 Cầu tiềm ẩn: ước muốn tiềm ẩn về những sản phẩm chưa có trên thị trường.
 Cầu không đều: sức mua thay đổi theo mùa vụ, chu kỳ.


 Cầu đầy đủ: sản phẩm được tiêu thụ ở mức cao và ổn định.


 Cầu vượt mức: mức cầu vượt quá khả năng cung ứng. Doanh nghiệp có thể tăng giá, giảm khuyến


mãi. cầu về điện hiện nay thuộc loại này. Chẳng hạn Điện lực Việt Nam tính giá điện theo kiểu
lũy tiến để hạn chế người sử dụng điện.



 Cầu không lành mạnh: với những sản phẩm gây ảnh hưởng xấu: thuốc lá, ma túy. Nhà marketing


có thể dùng quảng cáo gây sợ hãi.


<b>2.4. Sản phẩm (Products)</b>


Sản phẩm là một thứ gì đó có thể được cung ứng ra thị trường để thỏa mãn một nhu cầu hay ước
muốn nào đó"- (Philip Kotier (2003), Marketing management, Prentice Hall, p 407). Nói cách
khác sản phẩm là bất cứ những gì được đưa ra thị trường để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn
của khách hàng.


Khái niệm sản phẩm trong marketing bao gồm cả sản phẩm vật chất và phi vật chất. Sản phẩm
chỉ là một công cụ để giải quyết một vấn đề của khách hàng. Khách hàng không chỉ đơn thuần
mua một sản phẩm vật chất mà họ còn mua một tập hợp sự thỏa mãn nhu cầu đối với họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

Trao đổi là hành động tiếp nhận một sản phẩm mong muốn từ một người nào đó bằng cách đưa
cho họ một thứ khác. Nói cách khác trao đổi là hành vi nhận được vật mong muốn từ một người
và đưa cho họ vật khác. Trao đổi là một trong bốn phương thức con người dùng để có được sản
phẩm. Ba phương thức còn lại là: tự sản xuất, tước đoạt và xin của người khác.


Marketing chỉ xuất hiện khi người ta quyết định thỏa mãn nhu cầu thơng qua q trình trao đổi.
Mục tiêu của hoạt động marketing là làm cho quá trình trao đổi diễn ra, lưu giữ được khách hàng
và xây dựng mối quan hệ bền vững với khách hàng thông qua việc đem lại giá trị vượt trội.
Trao đổi là một q trình chứ khơng phải là một sự việc. Khi hai bên bán và mua đang thực hiện
trao đổi mà đạt được thỏa thuận nào đó thì người ta nói rằng một giao dịch đã hồn thành. Giao
dịch là đơn vị đo lường của trao đổi.


Giao dịch là một cuộc trao đổi mang tính chất thương mại những vật có giá trị giữa 2 bên. Các
giao dịch thương mại chỉ có thể diễn ra khi hội đủ các điều kiện sau: ít nhất có hai vật có giá trị;


những điều kiện thực hiện giao dịch đã thỏa thuận xong; thời gian thực hiện đã thỏa thuận; địa
điểm thực hiện đã thỏa thuận. Các thỏa thuận này thể hiện trong cam kết hoặc hợp đồng giữa hai
bên, trên cơ sở một hệ thống luật pháp buộc mỗi bên phải thực hiện những gì đã cam kết.


<b>2.6. Thị trường (Market)</b>


Thị trường bao gồm tất cả các khách hàng hiện tại và tương lai có cùng một nhu cầu, mong muốn
cụ thể, có khả năng tham gia vào trao đổi và giao dịch để thỏa mãn nhu cầu, ước muốn nào đó.
Nói cách khác, thị trường bao gồm tất cả các khách hàng có nhu cầu hay mong muốn chưa thỏa
mãn, có khả năng và sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn những nhu cầu, mong muốn đó.
Một thị trường có thể hình thành xung quanh một sản phẩm, một dịch vụ, hoặc bất kỳ cái gì khác
có giá trị. Chẳng hạn, thị trường lao động bao gồm những người muốn cống hiến sự làm việc của
họ để đổi lấy lượng tiền hay sản phẩm. Thị trường tiền tệ xuất hiện để thỏa mãn những nhu cầu
của con người sao cho họ có thể vay mượn, để dành và bảo quản được tiền bạc...


<b>2.7. Khách hàng (Customers)</b>


Khách hàng là những cá nhân hay tổ chức mà doanh nghiệp đang hướng các nỗ lực marketing
vào. Đây là những cá nhân hay tổ chức có điều kiện quyết định mua sắm.


<b>2.8. Người tiêu dùng (Consumers)</b>


Người tiêu dùng bao gồm cá nhân, hộ gia đình sử dụng hay tiêu thụ sản phẩm.
Giá trị cảm nhận của người tiêu dùng (Customer perceived value):


Giá trị tiêu dùng của một sản phẩm là sự đánh giá của người tiêu dùng về khả năng của nó trong
việc thỏa mãn nhu cầu đối với họ.


Chi phí đối với một hàng hóa là tất cả những hao tổn mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được
những lợi ích do tiêu dùng hàng hóa đó đem lại.



Sự thỏa mãn của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận của một người qua việc tiêu dùng sản
phẩm về mức độ lợi ích do một sản phẩm thực tế đem lại so với những gì mà họ kỳ vọng.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

vọng; khách hàng hài lòng nếu kết quả đem lại tương xứng với kỳ vọng và khách hàng rất hài
lòng nếu kết quả thu được vượt quá sự mong đợi.


Những kỳ vọng của khách hàng thường được hình thành từ kinh nghiệm mua hàng trước đây của
họ, những ý kiến của bạn bè và đồng nghiệp, những thông tin và hứa hẹn của người bán và đối
thủ cạnh tranh. Bằng các nỗ lực marketing, người bán có thể tác động, thậm chí làm thay đổi kỳ
vọng của người mua. Ở đây cần tránh hai xu hướng: một là, người bán làm cho người mua kỳ
vọng quá cao về sản phẩm của mình trong khi nó khơng xứng đáng, như vậy sẽ làm cho người
mua thất vọng; hai là, người bán làm cho người mua có những kỳ vọng thấp hơn khả năng của
sản phẩm thì sẽ làm hài lịng người mua, nhưng sẽ khơng thu hút được nhiều người mua. Trong
trường hợp này, giải pháp marketing hợp lý mà các doanh nghiệp thành công thường áp dụng là
gia tăng kỳ vọng của khách hàng đồng thời với việc đảm bảo tính năng của sản phẩm tương xứng
với những kỳ vọng đó.


Đối với những doanh nghiệp coi khách hàng là trung tâm thì sự thỏa mãn của khách hàng vừa là
một trong những mục tiêu hàng đầu vừa là một công cụ marketing cực kỳ quan trọng. Chẳng hạn
như hãng Honda có kiểu xe hơi Accord được thừa nhận là số một về mức độ thỏa mãn khách
hàng trong nhiều năm, và việc quảng cáo về thành tích đó đã giúp hãng bán được nhiều xe
Accord hơn. Hay Dell Computer's củng nhờ vào việc quảng cáo là công ty được đánh giá số một
về phương diện thỏa mãn khách hàng mà đạt được sự tăng trưởng cao trong ngành máy tính cá
nhân.


Như vậy, để tạo giá trị khách hàng, các nhà quản trị marketing phải tạo ra sự kết hợp độc đáo lợi
ích mà khách hàng mục tiêu nhận được bao gồm chất lượng, giá cả, sự thuận lợi, dịch vụ trước,
sau khi bán và cả giá trị vô hình khác. Khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm nào mà nhận thấy giá
trị cảm nhận cao nhất.



<b>3. Khác biệt giữa quan điểm marketing và quan điểm bán</b>


<b>hàng</b>



Nhiều người nghĩ bán hàng và marketing là giống nhau. Tuy nhiên có sự khác biệt rất lớn giữa
hai quan điểm này. Sự khác nhau cơ bản là bán hàng có tính hướng nội, trong khi marketing có
tính hướng ngoại.


<b>Quan điểm kinh doanh tập trung vào bán hàng</b>


Đây là quan điểm cho rằng người tiêu dùng bảo thủ và do đó có sức ì hay thái độ ngần ngại, chần
chừ trong việc mua sắm hàng hóa. Vì vậy để thành cơng, doanh nghiệp cần tập trung mọi nguồn
lực, sự cố gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi, phải tạo ra các cửa hàng hiện đại, phải
huấn luyện được đội ngũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo, thuyết phục khách hàng nhanh chóng
vượt qua trở ngại về tâm lý bằng bất cứ cách thức nào. Đẩy được nhiều hàng và thu được nhiều
tiền từ phía khách hàng là tiêu chuẩn để đánh giá chất lượng và hiệu quả công tác.


<b>Quan điểm kinh doanh theo cách thức marketing</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có
ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh. Có nghĩa là marketing hướng các nhà quản trị doanh nghiệp
vào việc trả lời hai câu hỏi:


Liệu thị trường có cần hết - mua hết số sản phẩm doanh nghiệp tạo ra?


Liệu cái giá mà doanh nghiệp định bán, người tiêu dùng có đủ tiền để mua hay khơng?


Kinh doanh theo cách thức marketing tức là đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường - nhu cầu và ước muốn của khách hàng, làm
chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh.



<b>So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm Marketing</b>


Có thể so sánh marketing với việc bán hàng dựa trên 4 tiêu chí sau: điểm xuất phát, trung tâm
chú ý, các biện pháp thực hiện, và mục tiêu đạt tới của mỗi hình thức.


Một là điểm xuất phát: trong khi xuất phát điểm của việc bán hàng là tại nhà máy thì marketing
lại là thị trường mục tiêu - lấy nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm xuất phát điểm của
hoạt động kinh doanh (thị trường).


Hai là tập trung: tập trung chú ý của việc bán hàng là sản xuất ra sản phẩm theo chủ ỹ của nhà
kinh doanh. Trái ngược lại, marketing tập trung hoàn toàn vào việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng.
Sự tương phản giữa bán hàng và marketing dược nêu rõ trong phát biểu của Lester Wunderman,
một nhà marketing nổi tiếng: "Bản tụng ca của cuộc Cách mạng Công nghiệp là bản tụng ca của
nhà sản xuất, họ nói rằng "Đây là cái do tơi làm ra, sao bạn khơng vui lịng mua nó đi?" Cịn
trong thời đại thơng tin hiện nay thì lại là người mua hàng đang hỏi: "Đây là cái tôi muốn, sao
bạn khơng vui lịng sản xuất?" "


Ba là các phương tiện thực hiện: hoạt động marketing đòi hỏi sử dụng tổng hợp và phối hợp các
phương tiện (marketing tích hợp) chứ không chỉ các phương tiện liên quan đến khâu bán hàng &
xúc tiến. Các phương tiện marketing hỗn hợp bao gồm marketing đối ngoại - marketing với
khách hàng và marketing đối nội. Marketing khách hàng tức là doanh nghiệp phải tìm các cách
thức để tim ra nhu cầu của khách hàng và biến nhu cầu đó thành việc mua hàng hóa của doanh
nghiệp. Marketing đối nội tức là doanh nghiệp phải làm tốt các khâu như tuyển dụng, huấn
luyện, quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên của doanh nghiệp vì một mục tiêu
hoạt động chung là làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo sự thành công cho doanh
nghiệp, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại.


</div>

<!--links-->

×