Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Xây dựng mô hình ký hiệu thành lập bản đồ giáo khoa điện tử (sử dụng để giảng dạy trong các trường PTCS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.67 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------o0o----------

LÊ THỊ MINH HUỆ

XÂY DỰNG MÔ HÌNH KÝ HIỆU THÀNH LẬP BẢN ĐỒ
GIÁO KHOA ĐIỆN TỬ
(SỬ DỤNG ĐỂ GIẢNG DẠY TRONG CÁC TRƯỜNG PTCS)
Chuyên ngành: Địa tin học
( Xử lý số liệu định vị và bản đồ bằng kỹ thuật tin học )
Mã số ngành: 2. 16. 00

LUẬN ÁN CAO HỌC

Tp. Hồ Chí Minh 7-2003


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: Tiến Só
Thạc Só

LÊ VĂN TRUNG
LÊ THỊ NGỌC LIÊN

Cán bộ chấm nhận xét 1: PGS Tiến Só


TRẦN TẤN LỘC

Cán bộ chấm nhận xét 2:

Tiến Só

TRẦN TRỌNG ĐỨC

Luận án cao học được bảo vệ tại
HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN ÁN CAO HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ngày
tháng năm 2003.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
Cộng hoà xã hội chủ nghóa Việt Nam
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
Độc lập tự do hạnh phúc
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------o0o----------

NHIỆM VỤ LUẬN ÁN CAO HỌC

Họ và tên học viên :Lê Thị Minh Huệ
Phái : Nữ
Ngày tháng năm sinh : 26 /12/1970
Nơi sinh : Nghệ An
Chuyên ngành : Địa tin học ( Xử lý số liệu định vị bằng kỹ thuật tin
học )
1. Tên đề tài : Xây dựng mô hình ký hiệu thành lập Bản đồ giáo khoa điện


tử ( sử dụng để giảng dạy trong các trường PTCS)
2. Nhiệm vụ và nội dung :

3. Ngày giao nhiệm vụ
4. Ngày hoàn thành nhiệm vu ï
5. Họ và tên cán bộ hướng dẫn

: Ngày 10/02/2003.
: Ngày
: Tiến Só
Lê Văn Trung
Thạc Só
Lê Thị Ngọc Liên
6. Họ và tên cán bộ chấm nhận xét 1 : PGS Tiến Só Trần Tấn Lộc
7. Họ và tên cán bộ chấm nhận xét 2 : Tiến Só
Trần Trọng Đức
Cán bộ hướng dẫn1

Tiến Só Lê Văn Trung
Cán bộ nhận xét 1

PGS Tiến Só

Trần Tấn Lộc

Cán bộ hướng dẫn2

Thạc Só


Lê Thị Ngọc Liên

Cán bộ nhận xét 2

Tiến Só

Trần Trọng Đức

Nội dung và đề cương luận án cao học đã được thông qua hội đồng chuyên
ngành.
Ngày
tháng năm 2003
Phòng QLKH-SĐH
Chủ nhiệm ngaønh


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và thực hiện đề tài tôi đã luôn nhận
được sự quan tâm tận tình chỉ dạy của các thầy, cô trong bộ môn
Trắc địa và thông tin địa lý. Những công sức đó tôi sẽ mãi ghi
nhớ.
Tôi trân trọng ghi nhớ công ơn:
- TS. Lê Văn Trung, Chủ nhiệm ngành
- ThS. Lê Thị Ngọc Liên ,giảng viên bộ môn Trắc địa và
thông tin địa lý
Là các cán bộ hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn.
- Bộ môn Trắc địa và thông tin Địa lý.
- Các thầy cô giảng dạy khóa cao học.
Vì thời gian và khả năng có hạn, do đó không sao tránh khỏi
những sai sót và làm phiền lòng thầy cô. Tôi rất mong nhận được

sự thông cảm của q thầy cô và các bạn đồng nghiệp.
Tôi chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh 7/2003
Học viên: Lê Thị Minh Huệ


MỤC LỤC
Trang
Mở đầu .............................................................................................12
Tóm tắt luận văn ..............................................................................16
Abstract.............................................................................................17

Chương I : Tổng quan về bản đồ......................................................19
I.1.Khái niệm về bản đồ địa lý
I.1.1.Định nghóa.................................................................19
I.1.2.Phân loại bản đồ........................................................19
I.1.2.1.Phân loại theo nội dung......................................20
I.1.2.2.Phân loại theo lãnh thổ sử dụng............ .............20
I.1.2.3.Phân loại theo mục đích sử dụng........................21
I.1.2.4.Phân loại theo tỷ lệ.............................................21
I.1.3.Các tính chất cơ bản của bản đồ.
I.1.3.1.Cơ sở toán học....................................................22
I.1.3.2.Hêï thống ký hiệu................................................23
I.1.3.3.Các tính chất khác..............................................23
I.2.Bản đồ chuyên đề................................................................
I.2.1.Định nghóa.................................................................24
I.2.2.Đặc điểm của bản đồ chuyên đề................................25
I.2.3.Phân loại bản đồ chuyên đề.......................................26
I.3.Bản đồ giáo khoa..................................................................26

I.3.1.Tính chất của bản đồ giáo khoa.................................26
I.3.2.Nội dung của bản đồ giáo khoa.................................27
Chương II:Ký hiệu bản đồ
II.1.Khái niệm chung.................................................................30
II.1.1.Định nghóa................................................................30


Trang
II.1.2 Các chức năng cơ bản của ký hiệu bản đồ...............30
II.1.3.Các tính chất cơ bản của ký hiệu.............................31
II.1.4.Khả năng phản ánh của ký hiệu...............................32
II.2.Phân loại ký hiệu bản đồ....................................................32
II.2.1.Ký hiệu dạng điểm...................................................33
II.2.2.Ký hiệu dạng tuyến tính...........................................33
II.2.3. Ký hiệu diện tích.....................................................33
II.3. Nguyên tắc chung khi thành lập ký hiệu
và hệ thống ký hiệu ........................................................... ..............34
Chương III: Yêu cầu chung đối với hệ thống ký hiệu
sử dụng thành lập Bản đồ giáo khoa
III.1 Đặc điểm tâm lý lứa tuổi ..................................................41
III.1.1. Đặc điểm thể chất:.................................................41
III.1.2. Sự ảnh hưởng của các yếu tố xã hội ......................42
III.1.3. Đặc điểm tình cảm.................................................44
III.1.4 Đặc điểm của hoạt động học tập và
sự phát triển trí tuệ ............................................................44
III.2. Các hoạt động nhận thức và ghi nhớ
II.2.3. Nhận thức cảm tính.................................................47
II.2.2. Nhận thức lý tính.....................................................49
II.2.3. Trí nhớ ....................................................................52
III.3 Vai trò của bản đồ giáo khoa trong quá trình giảng dạy

III.3.1. Vai trò của các hình thức trực quan
trong quá trình nhận thức ......................................................54
III.3.2. Vai trò của bản đồ giáo khoa ................................55


Trang
III.4 Một số yêu cầu đối với hệ thống ký hiệu
bản đồ giáo khoa dành cho lứa tuổi trung học cơ sở................. .56
Chương IV: Xây dựng mô hình ký hiệu
IV.1.Yếu tố nền địa lý.................................................................59
IV.1.1.Đường giao thông .....................................................60
IV.1.2. Các sông chính ........................................................60
IV.1.3 Khung Bản đồ,cơ sở toán học ...................................60
IV.1.4. Biển và các nước láng giềng ...................................60
IV.2.Yếu tố chuyên đề................................................................62
IV.2.1 Bản đồ hành chính ...................................................62
IV.2.2.Bản đồ hình thể Việt Nam .......................................64
IV.2.3.Bản đồ khí hậu .........................................................66
IV.2.4 Bản đồ các loại đất chính .........................................67
IV.2.5.Bản đồ thực vật ........................................................70
IV.2.6. Các bản đồ vùng kinh tế ..........................................71
IV.2.7 Bản đồ các điểm dân cư lớn .....................................73
CHƯƠNG V : XÂY DỰNG CÁC BẢN ĐỒ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH KÝ
HIỆU
V.1 Thành lập các bản đồ giáo khoa ......................................75
V.2 Mô hình bản đồ giáo khoa điện tử ...................................82
Kết luận và kiến nghị .........................................................................90
Tài liệu tham khảo...............................................................................92



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1.1 Phân loại Bản đồ theo nội dung............................................20
Hình 1.2 Phân loại Bản đồ theo lãùnh thổ sử dụng ...............................20
Hình 1.3 Phân loại Bản đồ theo mục đích sử dụng ..............................21
Hình 1.4 Phân loại Bản đồ theo tỷ lệ ..................................................21
Hình 1.5 Phân loại Bản đồ chuyên đề .................................................26
Hình 2.1 Sơ đồ tổng hợp phân lớp ký hiệu ..........................................36
Hình 2.2 Sơ đồ phân lớp ký hiệu thảm thực vật ..................................36
Hình 4.1 Phân cấp các ký hiệu thuộc nền địa lý .................................59
Hình 4.2 Phân cấp ký hiệu bản đồ hành chính ....................................62
Hình 4.3 Phân cấp ký hiệu Bản đồ địa hình ........................................64
Hình 4.4 Phân cấp ký hiệu Bản đồ khí hậu .........................................66
Hình 4.5 Phân cấp ký hiệu Bản dồ các loại đất chính .........................67
Hình 4.6 Phân cấp ký hiệu Bản đồ thực vật .................................... ...70
Hình 4.7 Phân cấp ký hiệu Bản đồ các vùng kinh tế ...........................71
Hình 5.1 Bản đồ hành chính Việt Nam 1 ............................................76
Hình 5.2 Bản đồ hành chính Việt Nam 2 ............................................77
Hình 5.3 Bản đồ hành chính Việt Nam 3 ............................................78
Hình 5.4 Bản đồ khí hậu Việt Nam ....................................................79
Hình 5.5 Bản đồ Vùng kinh tế Nam Trung Bộ ...................................80
Hình 5.6 Bản đồ Vùng kinh tế Nam Bộ ..............................................81
Hình 5.7 Giao diện mở Workspace .....................................................82
Hình 5.8 Giao diện mở bản đồ ............................................................83
Hình 5.9 Bản đồ minh hoạ cho sự kết nối thông tin ............................85
Hình 5.10 Một văn bản kết nối với bản đồ .........................................86


Trang
Hình 5.12 Một số hình ảnh kết nối với các điểm dân cư .....................87

Hình 5.13 Hình ảnh giao diện Bản đồ có Videoclip ...........................88


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Một số ví dụ về ký hiệu ......................................................34
Bảng 2.2 Các khả năng phản ánh thông tin của ký hiệu ....................39
Bảng 3.1 Thời gian ghi nhớ phụ thuộc vào cách giảng dạy ................53
Bảng 4.1 Phương án 1 nền địa lý........................................................61
Bảng 4.2.Phương án 2 nền địa lý .......................................................61
Bảng 4.3 Phương án 1 tô màu hành chính cấp tỉnh ............................63
Bảng4.4 Phương án 2 tô màu hành chính cấp tỉnh..............................63
Bảng4.5 Phương án 3 tô màu hành chính cấp tỉnh..............................63
Bảng4.6 Phương án 1 ký hiệu bản đồ địa hình ...................................64
Bảng 4.7 Phương án 2 ký hiệu bản đồ địa hình ..................................65
Bảng 4.8 Phương án 1 ký hiệu Bản đồ khí hậu ..................................66
Bảng 4.9 Phương án 2 ký hiệu Bản đồ khí hậu ..................................67
Bảng 4.10 Phương án 1 ký hiệu Bản đồ các loại đất ..........................68
Bảng 4.11 Phương án 2 ký hiệu Bản đồ các loại đất .........................69
Bảng 4.12 Phương án 1 ký hiệu Bản đồ thực vật ...............................70
Bảng 4.13 Phương án 2 ký hiệu Bản đồ thực vật ................................71
Bảng 4.14 Phương án 1 ký hiệu các vùng kinh tế ...............................72
Bảng 4.15 Phương án 2 ký hiệu các vùng kinh tế ...............................72
Bảng 4.16 Phương án 3 ký hiệu các vùng kinh tế ...............................73
Bảng 4.17 Các phương án ký hiệu Bản đồ các điểm dân cư lớn .........73
Bảng 5.1 Các file chứa bản đồ ............................................................83
Bả ng 5.2 Các file thông tin minh hoaï .........................................84




MỞ ĐẦU
1. ĐẶT VẤN ĐỀ—NGUYÊN NHÂN CHỌN ĐỀ TÀI
Một trong những yếu tố đáng kể đóng góp vào sự thành công của hoạt
động dạy và học là dụng cụ giảng dạy. Đã từ lâu, giáo viên các cấp đã sử
dụng nhiều vật liệu khác nhau để tạo nên những mô hình trực quan. Mỗi một
mô hình phản ánh năng lực, khả năng sáng tạo và tâm huyết của người thầy .
Bên cạnh đó, tình cảm của thầy và trò cũng được thể hiện đậm nét.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, cộng với tính đặc thù của
mỗi môn học, không phải bao giờ người giáo viên cũng tự tay chuẩn bị cho
mình được những dụng cụ giảng dạy đạt tiêu chuẩn về mặt sư phạm. Những
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng tin học đã đem lại cho các giáo
viên sự giúp đỡ về nhiều mặt. Các giáo cụ trực quan trở nên không thể thiếu
trong trường học phục vụ cho những phương pháp sư phạm luôn không ngừng
được cải tiến.
Các loại bản đồ giáo khoa đã được sử dụng từ lâu như một giáo cụ trực
quan không thể thiếu trong các giờ học. Có những tờ bản đồ thực sự hữu ích
cho giáo viên và học sinh nhưng cũng có những tờ bản đồ chưa mang lại hiệu
quả như mong muốn. Trong khuôn khổ bài luận văn này, chúng tôi muốn đề
cập đến một trong những tính chất cơ bản của bản đồ nói chung và bản đồ
giáo khoa nói riêng: ký hiệu bản đồ. Chính hệ thống ký hiệu được sử dụng
trên bản đồ quyết định sự thành công hay thất bại của tờ bản đồ. Để xây dựng
hệ thống ký hiệu cho bản đồ giáo khoa ,ngoài những yêu cầu chung còn có
những yêu cầu riêng cần phải đáp ứng. Hơn nữa, dù được thành lập theo nhiều
phương pháp nhưng nhìn chung từ trước tới nay kết quả cuối cùng cho ra sản
phẩm là bản đồ giấy với kích thước, hình dáng, màu sắc ký hiệu dành cho
loại bản đồ giáo khoa treo tường. Các hệ thống ký hiệu này có thể được thiết


kế bằng tay, bằng máy tính trên những phần mềm đồ hoạ, bản đồ, GIS. . .
nhưng chức năng của nó vẫn là dành cho bản đồ giấy .

Cùng với sự phát triển của thời đại, việc sử dụng bản đồ điện tử là một
vấn đề không còn mới lạ đối với tất cả chúng ta. Đã có nhiều loại bản đồ điện
tử được thành lập với những hệ thống ký hiệu khác nhau, nhưng cho đến nay
trong các trường học bản đồ giáo khoa điện tử vẫn chưa được sử dụng để trở
thành một dụng cụ giảng dạy trong nhà trường mặc dầu tính tích cực của nó là
không cần phải bàn cãi. Bản đồ điện tử giáo khoa sẽ là dụng cụ trợ giúp đắc
lực của thầy và trò trong quá trình dạy và học .
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI:
™ Trình bày tổng quan về bản đồ địa lý,bản đồ giáo khoa
™ Hệ thống hoá các yêu cầu chung của ký hiệu bản đồ nói chung và
bản đồ giáo khoa nói riêng đối với quá trình nhận thức tri thức của
học sinh
™ Xây dựng mô hình ký hiệu cho bản đồ giáo khoa môn Địa lý lớp 8,
lớp 9 phần địa lý Việt Nam theo sách giáo khoa môn Địa lý.
™ Xây dựng các bản đồ ứng dụng mô hình ký hiệu cho môn Địa lý
các lớp này.
3. HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài có một số hạn chế như sau
™ Do tính đặc thù của từng loại bản đồ giáo khoa và đặc tính tâm sinh lý
lứa tuổi chúng tôi không thiết kế được hệ thống ký hiệu dành cho mọi
loại bản đồ mà chỉ dừng lại ở bản đồ giáo khoa dùng trong các trường
trung học cơ sở.
™ Do thời gian và khả năng có hạn nên chúng tôi chưa thể hoàn thành


hết tất cả các hệ thống ký hiệu mà chỉ đưa ra một số mô hình ký hiệu
cho bản đồ giáo khoa môn Địa lý lớp 8, lớp 9.
3. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
Quá trình thực hiện bao gồm những bước sau :
™ Xác định mục đích, nội dung của đề tài

™ Thu thập và nghiên cứu tài liệu về tổng quan bản đồ, các hệ thống
ký hiệu đang được sử dụng, về đặc điểm tâm lý lứa tuổi, các hình
thức tiếp nhận tri thức, phương tiện dạy học và vai trò của chúng
trong nhà trường.
™ Trên cơ sở các nghiên cứu trên tiến hành xây dựng hệ thống ký
hiệu, trong đó có việc xác định và biên vẽ các yếu tố nền, xác
định và xây dựng các ký hiệu chung cho từng loại Bản đồ giáo
khoa bằng các phương pháp khaùc nhau .


TÓM TẮT LUẬN ÁN CAO HỌC
Trong luận văn này chúng tôi đã tiến hành phân tích, hệ thống hóa
câc khái niệm về bản đồ, những tính chất cơ bản của chúng, đồng thời đi
sâu phân tích hệ thống ký hiệu bản đồ, các chức năng cơ bản của ký hiệu
sử dụng cho bản đồ nói chung và bản đồ giáo khoa nói riêng. Đồng thời
luận văn cũng đề cập đến các yếu tố tâm lý, các hoạt động nhận thức tư
duy nói chung và đối với lứa tuổi phổ thông cơ sở nói riêng. Từ những
phân tích trên luận văn đã đưa ra những mô hình ký hiệu khác nhau cho
các loại bản đồ giáo khoa môn địa lý trong sách giáo khoa lớp 8, 9. Luận
văn cũng đưa ra so sánh giữa các bản đồ giáo khoa truyền thống trên
giấy và bản đồ giáo khoa điện tử.
™ Chương I : Tổng quan về bản đồ .
Trong chương này đưa ra các định nghóa về bản đồ, các phương
pháp phân loại bản đồ, tóm tắt các tính chất cơ bản của bản đồ. Ngoài ra
còn nêu rõ đặc điểm của bản đồ chuyên đề nói chung và bản đồ giáo
khoa nói riêng.
™ Chương II:Ký hiệu bản đồ
Trong chương này đề cập đến các khái niệm chung về ký hiệu
bản đồ, các phương pháp phân loại ký hiệu, các nguyên tắc chung khi
thành lập ký hiệu và hệ thống ký hiệu.

™ Chương III: Yêu cầu chung đối với hệ thống ký hiệu sử dụng
thành lập Bản đồ giáo khoa
Trong chương này đề cập đến đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh
phổ thông cơ sở, các hoạt động nhận thức và ghi nhớ, vai trò của bản đồ
giáo khoa trong quả trình giảng dạy, từ đó đưa ra các yêu cầu đối với bản
đò giáo khoa dành cho trường phổ thông cơ sở.


™ Chương IV: Xây dựng mô hình ký hiệu bản đồ giáo khoa
môn Địa lý.
Trong chương này đã xây dựng các mô hình ký hiệu cho các yếu
tố nền và chuyên đề cho các bản đồ giáo khoa theo yêu cầu của sách
giáo khoa. Trong các mô hình ký hiệu của từng bản đồ đã chọn ra mô
hình thích hợp nhất thụ thuộc vào đặc điểm tâm lý học sinh và nội dung
của sách giáo khoa.
™ Chương V : Thành lập các bản đồ ứng dụng mô hình ký hiệu.
Trong chương này đã sử dụng các mô hình ký hiệu ở chương 4 để
thành lập các bản đồ giáo khoa khác nhau từ đó rút ra các ưu khuyết
điểm của chuùng.


ABSTRACT

The analization and systematization about general map ideas
and their characteristics were introduced an this study. Especially mapsymbol system and the elementary functions of map-symbol sys tem
which were used fos map in general and text-book maps were deeply
analized. Besides that the psy chological factors and realizatonal
activities for teenages were also mentioned in this study. So the symbol
system models for many kinds of text-book maps of geography for
class8, 9 can be get from these analization of the study. The comparing

betwen taxt-book maps which printed on paper and electrical text-book
maps were presented.

]^]^]^]^]^]^]^]^


Luận văn Cao học

Người thực hiện:Lê Thị Minh Huệ

18
Lớp Địa Tin học khoá 10


Luận văn Cao học

Người thực hiện:Lê Thị Minh Huệ

C HƯƠNG I :
TỔNG QUAN VỀ BẢN ĐỒ
I. 1. KHÁI NIỆM VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ
I. 1. 1. ĐỊNH NGHĨA
Có nhiều cách định nghóa về bản đồ khác nhau. Từ năm 1970 trở về trước trong
các sách giáo khoa về bản đồ và địa lý định nghóa về bản đồ đơn giản như sau:
’’ Bản đồ địa lý là sự biểu hiện thu hẹp bề mặt một bộ phận hay toàn bộ Trái đất
lên mặt phẳng’’.
Các ngành khoa học khác cũng có định nghóa về bản đồ như sau:
‘’Bản đồ là Alphavà Ômêga của địa lý (đầu tiên và cuối cùng), Bản đồ là ngôn
ngữ thứ 2 của địa lý, Bản đồ là người dẫn đường đáng tin cậy. . . . ’’.
Cho đến nay định nghóa về bản đồ của giáo sư người Nga Xalisep được coi là

đầy đủ và trọn vẹn nhất:
‘’Bản đồ địa lý là mô hình ký hiệu hình tượng không gian của các đối tượng và
các hiện tượng tự nhiên xã hội, được thu nhỏ, được tổng quát hoá theo một cơ sở toán
học nhất định nhằm phản ảnh vị trí, sự phân bố và mối tương quan giữa các đối
tượng, hiện tượng và cả những biến đổi của chúng theo thời gian để thoả mãn mục
đích yêu cầu đã định trước’’.
Định nghóa này cũng gần giống như định nghóa được ghi trong:’’Từ điển Bách
khoa Việt Nam – Tập 1’’ :
’’Bản đồ là hình vẽ biểu thị bề mặt Trái đất, các thiên thể hoặc khoảng không
vũ trụ lên mặt phẳng theo những quy tắc toán học xác định, được thu nhỏ theo quy
ước và khái quát hoá để phản ánh sự phân bố trạng thái và những mối liên hệ của các
đối tượng hiện tượng tự nhiên và xã hội được chọn lọc để thể hiện bằng hệ thống ký
19
Lớp Địa Tin học khoá 10


Luận văn Cao học

Người thực hiện:Lê Thị Minh Huệ

hiệu và màu sắc, Bản đồ là mô hình ký hiệu nhằm tái tạo thực tại ’’.
I. 1. 2. PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ.
Việc phân loại bản đồ được tiến hành theo các dấu hiệu khác nhau thoả mãn các
yêu cầu về mặt lôgic. Người ta tiến hành phân loại bản đồ theo các dấu hiệu chung
sau đây.
I. 1. 2. 1. PHÂN LOẠI THEO NỘI DUNG.

Bản đồ địa lý

Bản đồ chuyên đề


Bản đồ địa lý đại cương

Hình 1. 1 Phân loại Bản đồ theo nội dung
I. 1. 2. 2. PHÂN LOẠI THEO LÃNH THỔ SỬ DỤNG
Bản đồ địa lý

Bản đồ thế
giới

Bản đồ bán
cầu

Bản đồ Quốc
gia

Bản đồ tỉnh
quận huyện

Hình 1. 2 Phân loại Bản đồ theo lãùnh thổ sử dụng

20
Lớp Địa Tin học khoá 10


Luận văn Cao học

Người thực hiện:Lê Thị Minh Huệ

I. 1. 2. 3. PHÂN LOẠI THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG


Bản đồ địa lý

Bản Đồ
phục vụ
công tác
nghiên
cứu
khoa
học

Bản Đồ
phục vụ
cho nền
kinh tế
quốc
dân

Bản đồ
phục vụ
cho Giáo
dục và
văn hoá

Bản đồ
phục vụ
An ninh
Quốc
phòng


Hình 1. 3 Phân loại Bản đồ theo mục đích sử dụng
I. 1. 2. 4. PHÂN LOẠI THEO TỶ LỆ.
Bản đồ địa lý

Bản đồ tỷ lệ
nhỏ (nhỏ hơn
1/ 1 000 000)

Bản đồ tỷ lệ vừa
(từ 1/10 000
đến1/1 000 000)

Bản đồ tỷ lệ
lớn (lớn hơn
1/ 5 000)

Hình 1. 4 Phân loại Bản đồ theo tỷ lệ

21
Lớp Địa Tin học khoá 10


Luận văn Cao học

Người thực hiện:Lê Thị Minh Huệ

I. 1. 3. CÁC TÍNH CHẤT CƠ BẢN CỦA BẢN ĐỒ.
I. 1. 3. 1. CƠ SỞ TOÁN HỌC
Quy tắc toán học đảm bảo nguyên tắc và quy luật chuyển đổi bề mặt tự nhiên
của Trái đất lên mặt phẳng Bản đồ. Nó tuân thủ theo trình tự sau đây:

™ Chiếu bề mặt tự nhiên của Trái đất lên mặt Ellipsoid
™ Thu nhỏ kích thước của Ellipsoid Trái đất đến mức cần thiết để có
thể quan sát được.
™ Chiếu bề mặt Ellipsoid thành mặt phẳng.
Vì vậy trong cơ sở toán học của bản đồ có:
™ Cơ sở Trắc địa
™ Tỷ lệ
™ Phép chiếu
Cơ sở Trắc địa của bản đồ bao gồm:
™ Kích thước của Ellipsoid
™ Hệ toạ độ phẳng X Y
™ Hệ thống độ cao.
Thực chất của việc chiếu bề mặt tự nhiên của Trái đất lên mặt Ellipsoid là dùng
các kích thước của Ellipsoid , hệ toạ độ phẳng để tính toán toạ độ cho các điểm .
Thu nhỏ Ellipsoid thành mô hình Trái đất để đảm bảo mọi nơi đều có cùng 1 tỷ
lệ như nhau đó gọi là tỷ lệ chung hay tỷ lệ chính. Khi dùng phép chiếu để khai triển
mô hình Trái đất thành mặt phẳng thì tỷ lệ chính bị thay đổi , ở những nơi khác nhau
có tỷ lệ khác nhau.
Biểu hiện cụ thể của cơ sở toán học trên bản đồ ở dạng các điểm của lùi khống
chế Trắc địa có ký hiệu và độ cao, các chỉ số tỷ lệ, hệ thống các đường kinh vó tuyến,
22
Lớp Địa Tin học khoá 10


Luận văn Cao học

Người thực hiện:Lê Thị Minh Huệ

các đường của lưới kilômet.
I. 1. 3. 2. HÊÏ THỐNG KÝ HIỆU.

Hệ thống ký hiệu của bản đồ là phương tiện đặc biệt để phản ảnh tòan bộ hoặc
những khía cạnh nhất định của đối tượng , hiện tượng. Phương tiện chủ yếu của nó là
các yếu tố đồ hoạ và màu sắc. Dựa vào tính chất cơ bản của chúng và phối hợp chúng
theo những quy tắc và phương pháp thường dùng trong môn ký hiệu học, ngôn ngữ
học, lý thuyết về màu sắc, đồng thời có xét đến các yếu tố tâm lý học và thẩm mỹ học
để tạo nên ký hiệu bản đồ. Nó đảm bảo việc ghi nhận nội dung, hình dáng, vị trí
không gian của đối tượng, đồng thời phản ảnh sự phân bố không gian , quy luật phát
triển của đối tượng theo thời gian.
Trên từng bản đồ ngôn ngữ bản đồ được giải thích, sắp xếp có lôgic trong bản ghi
chú, nhưng hình ảnh mà nó tạo nên thì trong khung bản đồ. Trong ngôn ngữ bản đồ sử
dụng rộng rãi các dạng đồ hoạ , chữ cái, con số , màu sắc và từ ngữ.
I. 1. 3. 3. CÁC TÍNH CHẤT KHÁC
Bản đồ địa lý là sự tổng quát hoá nội dung biểu hiện. Tổng quát hoá là quá trình
lựa chọn và phân cấp đối tượng cần phản ảnh trên bản đồ trong đó có cả sự hài hoà
các thành phần của 1 yếu tố và giữa các yếu tố nội dung với nhau. Mục đích của công
tác tổng quát hoá bản đồ là đảm bảo phản ảnh chính xác bản chất của đối tượng và
đáp ứng tối đa các yêu cầu đã đặt ra.
Ngoài ra bản đồ còn chứa trong nó những đặc tính của các mô hình khác như mô
hình toán học, mô hình đồ thị, ảnh chụp, bài viết. . . .
Bản đồ có tính trừu tượng vì nó thể hiện các đối tượng đã được tổng quát hoá và
dưa lên bản đồ dưới dạng quy ước.
Mỗi điểm trên bản đồ chỉ tương ứng với 1 điểm ngoài thực địa đồng thời mỗi ký
23
Lớp Địa Tin học khoá 10


Luận văn Cao học

Người thực hiện:Lê Thị Minh Huệ


hiệu có một ý nghóa nội dung riêng điều đó làm cho bản đồ có tính đơn trị.
Tính tương ứng địa lý của bản đồ giải thích mức độ và khả năng nhận biết lãnh
thổ về mặt địa lý.
I. 2. BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ.
I. 2. 1. ĐỊNH NGHĨA.
Bản đồ chuyên đề là bản đồ phản ảnh về từng hiện tượng đối tượng tự nhiên xã
hội như các tổ hợp và tổng hợp của chúng. (Từ điển Bách khoa Việt nam –Tập1)
I. 2. 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA BẢN ĐỒ CHUYÊN ĐỀ
Đặc điểm quan trọng nhất của 1 bản đồ chuyên đề là sự phân chia nội dung
thành 2 phần riêng: nội dung chính và nội dung phụ. Trên bản đồ địa lý chung , tất cả
các nội dung được thể hiện với mức độ như nhau, không phân biệt nội dung chính nội
dung phụ.
Chúng ta có thể phân biệt ra nội dung chính là trọng tâm mà bản đồ cần làm
sáng tỏ và các đối tượng khác phụ giúp cho việc đọc bản đồ. Ví dụ trên bản đồ thuỷ
văn các loại nước trên mặt đất được biểu thị rất chi tiết và đầy đủ còn điểm dân cư và
đường giao thông chỉ giữ lại một phần đặc trưng cho khu vực biểu thị trên bản đồ.
Đặc điểm thứ hai của bản đồ chuyên đề là đi sâu vào nội dung bên trong của
hiện tượng sự vật, trong khi bản đồ địa lý chung chỉ thể hiện các hiện tượng theo dấu
hiệu bên ngoài.
Đối với bản đồ chuyên đề còn có dấu hiệu quan trọng khác là mức độ khái quát
hoá các chỉ tiêu và đặc điểm của hiện tượng, do đó có bản đồ phân tích, bản đồ tổng
hợp và bản đồ hợp đề.
Những bản đồ cho ta những đặc tính cụ thể của các hiêïn tượng biểu thị trên bản
đồ được gọi là những bản đồ phân tích. Bản đồ phân tích đưa ra những chỉ số chưa
24
Lớp Địa Tin học khoaù 10


Luận văn Cao học


Người thực hiện:Lê Thị Minh Huệ

được khái quát hoá hoặc khái quát hoá thấp. Có thể lấy ví dụ như bản đồ khí hậu trên
đó biểu thị nhiệt độ áp suất không khí là các số liệu quan trắc tại các trạm khí tượng.
Tất cả các bản đồ phân tích đều giới thiệu mặt riêng của hiện tượng , chúng dễ làm
lạc sự chú ý của người sử dụng ra khỏi mục đích chính.
Bản đồ tổng hợp có mức độ khái quát hoá cao. Trên bản đồ tổng hợp không thể
hiện những chỉ số cụ thể, những chỉ số bản đồ mà thường là các chỉ số đặc trưng, các
chỉ số đã được tổng hợp của hàng loạt các chỉ số khác. Vì vậy bản đồ tổng hợp có tính
chất khái quát cao, nêu lên được những nét tổng thể có tính quy luật và những mối
quan hệ địa lý của không gian hoạ đồ.
Bản đồ tổng hợp có mặt trong bản đồ ngành và bản đồ đại cương. Bản đồ tổng
hợp ngành như bản đồ phân vùng khí hậu, bản đồ phân vùng nông nghiệp. . . Bản đồ
tổng hợp đại cương cùng một lúc biểu hiện đặc tính của các loại hiện tượng khác nhau
nhờ các chỉ quy ước thống nhất như bản đồ kinh tế-xã hội chung, trên đó thể hiện đặc
tính dân cư, đặc điểm kinh tế và khu vực dịch vụ.
Trong thực tiễn, người ta còn gặp những bản đồ biểu hiện sự kết hợp của một vài
hiện tượng có liên quan qua lại với nhau, mỗi hiện tượng theo những chỉ số của mình,
trong đó bao gồm cả những chỉ số cụ thể và khái quát, những đặc trưng phân tích và
tổng hợp. Những bản đồ như vậy gọi là bản đồ hợp đề. Tiêu biểu cho loại bản đồ này
là bản đồ giáo khoa kinh tế trong đó công nghiệp được thể hiện theo phương pháp
phân tích còn nông nghiệp thì sử dụng phương pháp tổng hợp.

25
Lớp Địa Tin học khoaù 10


×