Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BHXH Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (148.47 KB, 16 trang )

MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VỀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH VÀ CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC ĐẦU TƯ TĂNG TRƯỞNG QUỸ BHXH Ở VIỆT NAM.
3.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển BHXH Việt Nam.
3.1.1. Mục tiêu phát triển BHXH của Đảng và Nhà nước ta.
BHXH là một trong những nội dung cơ bản của quyền con người trong xã
hội văn minh. Ở nước ta, BHXH là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta, có ý
nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội và nhân văn sâu sắc, đã được Hiến pháp nước ta quy
định: “Hưởng BHXH là quyền cơ bản của tất cả người lao động thuộc mọi thành
phần kinh tế”, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX khẳng định: “Khẩn
trương mở rộng hệ thống BHXH và an ninh xã hội… Thực hiện các chính sách xã
hội bảo đảm an toàn cuộc sống mọi thành phần kinh tế, cứu trợ những người gặp
rủi ro bất hạnh”, vì vậy mục tiêu đổi mới cơ chế quản lý BHXH trong nền kinh tế
thị trường là phải xây dựng một quỹ BHXH tồn tại độc lập với NSNN, bảo đảm
yêu cầu tự cân đối đồng thời đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giữa quyền lợi và
nghĩa vụ nhằm ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp rủi ro
làm giảm hoặc mất nguồn thu nhập từ lao động. BHXH Việt Nam trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cũng như trong việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước cần phải xác định đúng đắn mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu sau
đây:
- Mọi hoạt động BHXH đều phải thực hiện tốt chủ trương, chính sách của
Đảng và Nhà nước, góp phần thay thế thu nhập cho các đối tượng tham gia BHXH
khi họ bị ốm đau, thai sản, TNLĐ - BNN, hưu trí, tử tuất đảm bảo ổn định cuộc
sống của họ vì dân sinh hạnh phúc, và dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân
chủ văn minh. Đó chính là mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước góp
phần giữ vững thể chế của Đảng và Nhà nước.
- Từng bước thực hiện BHXH đến mọi người lao động, mọi tầng lớp nhân
dân và tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Phấn đấu đến năm 2010 có
khoảng 10 triệu người tham gia BHXH, chiếm 20% lực lượng lao động xã hội và
có khoảng 60 triệu người tham gia bảo hiểm y tế, chiếm 70% dân số.
- Tăng nhanh nguồn thu của quỹ BHXH từ sự đóng góp của các bên tham
gia BHXH, thực hiện chi đúng, đủ và kịp thời, giảm dần nguồn chi từ NSNN, bảo


đảm cân đối quỹ lâu dài. Phần quỹ tạm thời nhàn rỗi được đầu tư các dự án quốc
gia nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nâng cao năng lực quản lý của bộ máy ngành BHXH Việt Nam từ Trung
ương đến địa phương theo hướng tinh gọn, hiệu quả và hiện đại nhằm đáp ứng sự
phát triển của các ngành và phục vụ tốt nhất cho mọi đối tượng tham gia BHXH.
Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ của BHXH như trên, phương hướng phát
triển BHXH của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian tới như sau:
3.1.2. Phương hướng phát triển BHXH của Đảng và Nhà nước ta.
Tiếp tục xây dựng đầy đủ, đồng bộ hệ thống pháp luật về BHXH. Trước mắt
cần phải xúc tiến ngay việc xây dựng luật BHXH để tiến tới quản lý Nhà nước
trong lĩnh vực này bằng pháp, luật.
Mở rộng đối tượng tham gia BHXH tới mọi người lao động, dù họ tham gia
lao động trong bất cứ ngành nghề nào, thuộc thành phần kinh tế nào, miễn là họ
tham gia đóng đầy đủ vào quỹ BHXH theo luật định.
Thực hiện đầy đủ các hình thức BHXH bắt buộc và BHXH xã hội tự nguyện
để khuyến khích những người giàu có tích cực tham gia BHXH, thực hiện một
bước phân phối lại thu nhập trong cộng đồng, góp phần đảm bảo công bằng xã hội
và an ninh xã hội.
Thực hiện quỹ BHXH tồn tại độc lập với NSNN trong nền kinh tế thị
trường, và trở thành một bộ phận của hệ thống tài chính quốc gia, một tụ điểm của
thị trường tài chính, các nguồn thu quỹ BHXH phải trang trải đủ các nội dung chi
tiêu của quỹ, nghĩa là cân đối thu chi của quỹ đồng thời thực hiện các biện pháp
bảo toàn và tăng trưởng quỹ.
Bộ máy quản lý cần phải tinh giản, gọn nhẹ, đa chức năng trên cơ sở xác
định rõ chức năng, nhiệm vụ, mối quan hệ và quy chế làm việc cụ thể.
Áp dụng mạnh công cụ thông tin trong quản lý Nhà nước, đặc biệt là trong
quản lý nghiệp vụ sự nghiệp BHXH như quản lý các đối tượng tham gia và hưởng
BHXH, quản lý thu - chi BHXH, quản lý tài chính, thống kê, kế toán BHXH…
Tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ cho ngành, đảm bảo ngang
tầm thời đại và hoà nhập vào cộng đồng quốc tế.

Xúc tiến thiết lập và mở rộng quan hệ của BHXH Việt Nam với các tổ chức
BHXH, An sinh xã hội quốc tế, trước mắt là hội nhập vào các nước trong khu vực.
Với cơ chế thu – chi quỹ BHXH như hiện nay, thì quỹ BHXH chỉ có khả
năng chi trả cho đối tượng tham gia BHXH khi họ về hưu bình quân từ 7 đến 8
năm. Thế nhưng với tuổi thọ của người lao động Việt Nam hiện nay thì thực tế
BHXH phải chi trả bình quân từ 10 đến 15 năm, đồng thời trong tương lai số lượng
người tham gia BHXH được thanh toán ngày càng gia tăng. Vậy thì lượng thiếu
hụt này BHXH sẽ giải quyết như thế nào? Dựa vào NSNN là biện pháp duy nhất
để BHXH giải quyết khó khăn trên. Để giảm gánh nặng cho NSNN thì BHXH phải
chủ động nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác đầu tư lượng tiền nhàn rỗi của quỹ.
Để đạt được hiệu quả trong công tác đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH thì BHXH Việt
Nam nên nhanh chóng thành lập một tổ chức có tính chất chuyên nghiệp trong hoạt
động đầu tư. Dưới đây là một vài đề xuất về mô hình của tổ chức đầu tư tăng
trưởng quỹ.
3.2. Các mô hình tổ chức đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH
Xuất phát từ những lý luận, thực tiễn và kinh nghiệm rút ra từ các nước trên
thế giới, đề tài đưa ra ba mô hình tổ chức đầu tư tăng trưởng, trên cơ sở các ưu
nhược điểm của từng mô hình để đề xuất lựa chọn cho phù hợp với Việt Nam.
3.2.1. Mô hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp
3.2.1.1. Thành lập công ty tăng trưởng Quỹ BHXH
* Về mô hình tổ chức:
Đây là công ty thuộc thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước, chuyên làm
nhiệm vụ kinh doanh tiền nhàn rỗi của quỹ, hoạt động theo luật doanh nghiệp Nhà
nước. Song mục tiêu kinh doanh của các công ty là để tăng truởng quỹ, phục vụ
quyền lợi của người lao động. Vì vậy, các hoạt động kinh doanh của công ty là
thực hiện các dịch vụ công cộng trong lĩnh vực BHXH, vì dân sinh hạnh phúc.
Công ty là đơn vị có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng đặt tại các ngân
hàng thích hợp, có vốn điều lệ phù hợp với tổ chức. Công ty được quyền tổ chức
các hoạt động kinh doanh trên thị trường theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc.
Về mô hình tổ chức, đây là công ty trực thuộc BHXH Việt Nam do Tổng

giám đốc BHXH Việt Nam thành lập, nên không cần có Hội đồng quản trị . Giám
đốc công ty do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam bổ nhiệm. Giám đốc là đại diện
pháp nhân của công ty và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về
điều hành các hoạt động của công ty.
Để giúp Tổng giám đốc điều hành được các nghiệp vụ chuyên môn, công ty
cần phải có các bộ phận chuyên trách sau:
- Bộ phận chuyên môn làm công tác kế hoạch; xác định phương hướng hoạt
động, phương hướng đầu tư, tìm đối tác đầu tư, nghiên cứu thị trường…
- Bộ phận nghiệp vụ thực hiện các nghiệp vụ chuyên môn như chuẩn bị các
thủ tục pháp lý cần thiết cho các dự án đầu tư, tổ chức thẩm đinh dự án, tính toán
lãi suất của từng dự án, tổ chức thực hiện dự án…
- Bộ phận kế toán, thống kê, hạch toán kết quả hoạt động của công ty, thanh
quyết toán các nghiệp vụ tài chính, thu nợ…
* Về cơ chế hoạt động của công ty:
- Về cơ chế giao vốn:
Công ty được Tổng giám đốc giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ tiền nhàn rỗi
của quỹ BHXH và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ đầu tư tăng trưởng quỹ theo sự
phân cấp của Chính phủ.
Tiền nhàn rỗi của quỹ bao gồm toàn bộ số tiền nhàn rỗi trong các năm qua
và số tiền nhàn rỗi bổ sung hàng năm (từ quỹ BHXH và từ lợi nhuận đầu tư).
- Về cơ chế hạch toán:
Công ty được hạch toán độc lập theo luật doanh nghiệp Nhà nước. Nghĩa là
hạch toán theo cơ chế lấy thu bù chi và đóng thuế cho Nhà nước. Nếu hạch toán
theo cơ chế này thì công ty chịu trách nhiệm trả lãi cho quỹ BHXH. Công ty là
người đi vay, còn quỹ BHXH là người cho công ty vay, lãi suất thanh toán giữa
công ty và quỹ BHXH là lãi suất được hình thành theo lãi suất huy động vốn trên
thị trường. Các chính của Nhà nước trong việc đầu tư tăng trưởng quỹ đều được
tập trung vào một đầu mối là công ty, công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện như
cơ chế điều hành của Nhà nước đối với các tổ chức kinh doanh tiền tệ khác, như:
Công ty đầu tư tài chính của Nhà nước, các ngân hàng thương mại… Khi đó, các tổ

chức chính trị, xã hội, kinh tế muốn vay vốn của các quỹ phải thông qua công ty.
Công ty làm nhiệm cụ cho vay trực tiếp.
* Ưu điểm của mô hình này:
- Phát huy được tính năng động sáng tạo của công ty trong cơ chế thị trường,
chủ động tìm kiếm đối tác đầu tư, thận trọng trong việc ra các quyết định đầu tư.
Đây là ưu điểm cơ bản nhất cho các hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH.
- Bảo đảm quyền bình đẳng về mặt kinh tế giữa quỹ BHXH với Nhà nước và
các đối tác đầu tư.
- Thu hồi vốn nhanh.
- Hình thành mức lãi suất hợp lý theo cơ chế thị trường. Với trình độ chuyên
nghiệp trong công tác đầu tư, khả năng xác định mức lãi suất cũng như dự báo
trước được các nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất đầu tư, công ty có thể đưa ra một
mức lãi suất hợp lý không chỉ tránh được rủi ro mà còn đảm bảo có lãi trong hoạt
động đầu tư.
* Nhược điểm:
- Vì hoạt động theo cơ chế thị trường, mục đích của công ty là tối đa hoá lợi
nhuận, lợi nhuận sẽ dễ chi phối tất cả hoạt động của công ty. Thậm chí vì quan
điểm lợi nhuận đơn thuần công ty phát sinh các hoạt động đầu tư không an toàn
như: đầu tư chứng khoán, bất động sản, cho tư nhân vay nặng lãi… Các hoạt động
này có rủi ro lớn vì vậy mô hình công ty chỉ thích hợp với các tổ chức chuyên kinh
doanh tiền tệ. Mô hình này hiện tại chưa thích hợp với hoạt động đầu tư tăng
trưởng quỹ BHXH ở Việt Nam.
- Gặp phải sự cạnh tranh với các trung gian tài chính khác như: các ngân
hàng thương mại, các công ty tài chính…
3.2.1.2. Thành lập ban quản lý đầu tư tăng trưởng Quỹ BHXH
* Về mô hình tổ chức:
Đây là một ban chuyên môn trực thuộc BHXH Việt Nam. Nhiệm vụ của ban
là giúp Tổng giám đốc quản lý số tiền tạm thời nhàn rỗi của quỹ và thực hiện các
biện pháp đầu tư tăng trưởng quỹ.
Trưởng ban và các phó trưởng ban do Tổng giám đốc BHXH Việt Nam bổ

nhiệm. Ban có chức năng tham mưu giúp Tổng giám đốc quản lý công tác đầu tư
tăng trưởng quỹ. Vì vậy, về mặt pháp lý, ban không phải là đơn vị kinh doanh tiền
tệ. Nhưng trên thực tế, các nghiệp vụ của Ban là nghiệp vụ kinh doanh tiền tệ. Vì
vậy, ban cũng cần có các bộ phận giúp việc như một công ty (như đã trình bày ở
trên). Vì không phải là một ban độc lập nên không có bộ phận văn phòng, hành
chính, quản trị. Những công việc này do văn phòng BHXH Việt Nam đảm nhiệm.
Nhưng ít nhất phải có 3 bộ phận nghiệp vụ sau:
+ Bộ phận kế hoạch
+ Bộ phận nghiệp vụ.
+ Bộ phận kế toán, thống kê, và tổng hợp.

×