Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Nghiên cứu hệ thống điều khiển số cho máy dập cắt chi tiết giày dép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.89 MB, 81 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
------------------

TRẦN QUANG THÁI

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN SỐ
CHO MÁY DẬP CẮT CHI TIẾT GIÀY DÉP

Chuyên ngành: Cơ Khí Chế Tạo Máy
Mã số ngành: 2.01.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH
2005


2

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TS. Phạm Ngọc Tuấn
Cán bộ hướng dẫn khoa học: ................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 1: .....................................................................................

Cán bộ chấm nhận xét 2: .....................................................................................



Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày . . . tháng . . . năm 2005


3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HỒ CHÍ MINH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TP.HCM, ngày 17 tháng 01 năm 2005

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRẦN QUANG THÁI
Nam
Họ tên học viên: ...................................................................
Phái: ....................................
10 – 09 - 1975
Quảng Ngãi
Ngày, tháng, năm sinh:.........................................................
Nơi sinh: ..............................
Cơ khí Chế tạo Máy
00403099
Chuyên ngành:......................................................................

MSHV: ................................
I. TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN SỐ
............................................................................................................................................
CHO MÁY DẬP CẮT CHI TIẾT GIÀY DÉP
............................................................................................................................................
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
- Nghiên cứu, phân tích và và lựa chọn phương án thiết kế cho máy điều khiển số.
............................................................................................................................................
- Nghiên cứu các yêu cầu điều khiển và thiết kế hệ thống điều khiển cho máy.
............................................................................................................................................
- Xây dựng mô hình thử nghiệm máy điều khiển số dập cắt chi tiết giày, dép.
............................................................................................................................................
17 – 01 - 2005
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: ........................................................................................
30 – 09 - 2005
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: ........................................................................
TS. Phạm Ngọc Tuấn
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: ......................................................................
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN CHỦ NHIỆM NGÀNH

BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày . . . tháng . . . năm 2005
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

KHOA QUẢN LÝ NGAØNH



4

TÓM TẮT LUẬN VĂN
Qua khảo sát, nghiên cứu thực tế cho thấy tình hình sử dụng máy điều khiển
số dập cắt chi tiết giày dép ở nước ta hiện nay còn rất hạn chế, trong khi hiệu quả
mang lại là rất lớn. Luận văn đưa ra mục tiêu là nghiên cứu hệ thống điều khiển số
máy dập cắt chi tiết giày dép để có thể đưa vào sử dụng trong nước thay thế máy
dập cắt thuỷ lực đang sử dụng phổ biến hiện nay mà giá thành có thể thấp hơn
nhiều so với máy điều khiển số nhập khẩu.
Sau khi tìm hiểu về tổng quan ngành giày dép ở Việt Nam và trên thế giới,
bằng phương pháp phân tích và lựa chọn phương án tốt nhất, các thông số kỹ thuật
của máy được đặït ra để xây dựng nên nguyên lý hoạt động và sơ đồ động học của
máy. Từ đó, cấu trúc của một máy dập cắt điều khiển số được phác họa. Dựa trên
nguyên lý hoạt động của máy, chương trình viết dưới dạng ladder của PLC được
viết để điều khiển máy một cách tự động.
Sau cùng, minh họa cho phần thiết kế máy là một mô hình nhỏ mô phỏng máy
dập cắt điều khiển số đã được thực hiện và được điều khiển tự động bằng PLC
OMRON CPM1A


5

Chương 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIÀY DÉP
1.1.1. SƠ LƯC VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT GIÀY DÉP TẠI VIỆT NAM
Giày dép Việt Nam được xuất khẩu sang hơn 40 vùng và lãnh thổ trên toàn thế
giới, thị trường chính chủ yếu là những nước thuộc liên minh Châu Âu (EU) như là Anh,
Bắc Ailen, Đức, Pháp, ý, Hà Lan và các nước khác như Mỹ, Nhật Bản, Đài Loan... tỉ lệ
xuất khẩu tăng nhanh theo từng năm từ 11 triệu đôi (năm 1992), 136,7 triệu đôi (năm
1997), 146,59 triệu đôi (năm 1998). 175,35 triệu đôi (năm 1999) và đến năm 2000 Việt

Nam xuất khẩu trên 200 triệu đôi giày và trở thành nhà cung cấp đứng thứ 2 sau Trung
Quốc.
Trong năm 2003 toàn ngành đã xuất khẩu được 390 triệu đôi giày, kim ngạch xuất
khẩu đạt 2,250 tỷ USD . Trong 10 tháng đầu năm 2004 đã xuất khẩu đạt 2,15 tỷ USD,
tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ tiêu mà ngành giày dép đặt ra là kim ngạch
xuất khẩu trong năm 2005 là 3,1 tỷ USD, và đến năm 2010 là 6,2 tỷ USD. Trong khi đó
cái yếu của ngành giày dép Việt Nam là còn mang nặng tính thủ công, trình độ tự động
hoá chưa cao, nhất là ở các công ty trong nước.
Vì vậy việc nghiên cứu cải tiến đổi mới công nghệ thay thế máy móc nhập khẩu
với giá thành thấp hơn nhiều so với máy móc nhập khẩu là cần thiết nhằm nâng cao chất
lượng sản phẩm, nâng cao năng suất và giảm tỷ lệ phế phẩm để có thể nâng cao khả
năng cạnh tranh với các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc.
1.1.2. QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT GIÀY DÉP.
Giày được chia ra làm nhiều loại: giày thể thao, giày nam giày nữ nhưng nhìn
chung qui trình công nghệ và thiết bị gia công các loại giày khác nhau thì không khác
nhau nhiều lắm. Đế ngoài, đế trong và mũ giày được gia công riêng biệt nhau, tiếp đến
đế trong và mũ giày được ráp lại với nhau, sau đó là dán đế ngoài vào, cuối cùng giày
được làm sạch và đóng gói.


6

Một qui trình công nghệ và những thiết bị sản xuất giày dép điển hình được trình
bày trong bảng 1.1.
Bảng 1.1 Qui trình công nghệ gia công giày nữ
Chi tiết

Công việc

Thiết bị


Lạng da

Máy lạng da

Bào da

Máy bào da

Cắt chi tiết mũ giày

- Máy dập thủy lực đầu di
động
- Máy dập thủy lực đầu
búa quay
- Máy dập thủy lực kiểu

Mũ giày

bàn
Gia cố plastic phần đầu ngón chân

Máy gia nhiệt mũ giày

May các chi tiết để tạo thành mũ

Máy may

giày


Đế trong

Gấp mép mũ giày (chi giày nữ)

Máy gấp mép mũ giày

Kiểm phẩm

Các máy kiểm tra

Định hình gót

Máy định hình gót

Cắt đế trong và miếng lót đế

- Máy dập thuỷ lực đầu di
động
- Máy dập thuỷ lực đầu
búa quay
- Máy dập thuỷ lực kiểu
bàn
- Máy dập đế trong


7

Bôi keo miếng lót đế và đế trong

Máy bôi keo tổng hợp


Rồi dán lại với nhau
Định vị phần lót đế bằng kim loại

Máy đục lỗ

và miếng lót đế
Định hình đế trong cho hộp với

Máy định hình đế trong

khuôn giày
Xén mép đế trong đã định hình

Máy xén đế trong

Đóng nhãn đế trong

Máy đóng nhãn nóng

Chà nhám bề mặt tấm nhựa eva

Máy chà nhám

Cắt các mặt nghiêng

Máy xẻ mặt nghiêng

Cắt đế ngoài


- Máy dập thuỷ lực
- Máy dập thuỷ lực đầu
búa quay
- Máy dập thuỷ lực kiểu

Đế ngoài

bàn.
Cắt các mặt nghiêng của phần mũi

Máy cắt mặt nghiêng

và gót
Chà nhám bề mặt đế cao su

Máy cà đế cao su

Dán lớp đế cao su_eva và ép cho

Máy ép đế

hai lớp dính chặt

Ráp đế trong
và mũ giày

p phần mũi và gót đế

Máy ép mũi và gót đế


Mài các cạnh đế ngoài

Máy mài trục đứng

Bôi keo lên đế trong và mũ giày

Máy bôi keo tổng hợp

Sấy khô

Băng tải sấy kiểu đứng

Ráp đế trong và mũ giày vào khuôn Máy lắp chi tiết vào
khuôn


8

Gò mũi

Máy gò mũi

Gò hông

Máy gò hông

Gò hậu

Máy gò hậu


Gia nhiệt

Thùng sấy điều khiển
tự động

Bôi keo và sấy khô đế ngoài

- Máy bôi keo tông hợp
- Băng tải sấy kiểu đứng

Dán đế ép đế

- Máy ép đế tổ hợp
- Máy ép đế thuỷ lực
- Máy ép đế khí nén

Ép gót (cho giày nữ)

- Máy ép gót

Ráp đế ngoài

- Máy đóng đinh bán tự

và hoàn

động

tất


- Máy tháo đinh
Làm sạch

- Máy cà đế
- Máy hút bụi
- Máy làm sạch keo
- Máy làm sạch mặt giày

Đóng gói

- Băng tải hoàn tất
- Máy bế hộp giày

Trong qui trình sản xuất giày dép có nhiều công đoạn liên quan đến cắt chi tiết,
thường được thực hiện trên các loại máy dập cắt, vấn đề là cần cắt vật liệu sao cho hệ
số sử dụng vật liệu là lớn nhất, nói khác đi phần vật liệu bỏ đi là nhỏ nhất.
1.2. TỔNG QUAN VỀ CẮT VẬT LIỆU VÀ CÁC LOẠI MÁY DẬP
1.2.1. Vật liệu dùng trong sản xuất giày dép:
Thường có hai dạng là:
- Dạng tấm với nhiều kích cỡ được chế tạo sẵn như vật lieäu EVA


9

Hình 1.1:Vật liệu có dạng tấm.

Hình 1.2: Vật liệu có dạng cuộn

- Dạng cuộn với khổ được cố định, chiều dài xem như vô hạn cần phải xác định
trong quá trình cắt như vật liệu vải, simili…

· Thực tế trong sản xuất giày dép ở Việt nam cho thấy công đoạn cắt vật liệu thế
nào để tiết kiệm vật liệu nhất là vấn đề đang được quan tâm. Khâu cắt là khâu đóng vai
trò quan trọng.
1.2.2. Các loại máy dập cắt truyền thống
1.2.2.1. Máy dập kiểu đầu búa quay:
Đây là loại máy có kết cấu đơn giản và có mức độ tự động hoá không cao. Công
nhân thực hiện chuyển động dập cắt nhờ vào hai nút nhấn điều khiển kết hợp sử dụng
các loại dao cắt có chiều cao khác nhau. Máy đïc dùng để cắt những tấm vật liệu khổ
nhỏ đặc biệt là các tấm da.
1.2.2.2. Máy dập kiểu bàn:
Máy có đầu dập lớn tạo ra vùng cắt lớn, nên không cần điều chỉnh vị trí đầu dập
như máy có đầu dập di động. Máy còn có hệ thống mặt bàn di trượt mang tấm thớt và
tấm vật lieäu.


10

Hình 1.3: Máy dập kiểu đầu búa
quay của Hãng Atom (ý)

Hình1.4: Máy dập kiểu bàn của Hãng
Sysco (Đài Loan).

1.2.2.3. Máy dập kiểu đầu di động:
Ở máy này người công nhân di chuyển đầu dập đến vị trí thích hợp và ấn nút điều
khiển để đầu dập thực hiện chuyển động dập cắt. Đầu dập được thiết kế có độ cứng
vững. Máy có tính linh hoạt và năng suất cao hơn so với máy dập kiểu đầu búa.

Hình 1.5: Máy dập kiểu đầu di động của Hãng Sysco (Đài Loan).



11

1.2.3. Các loại máy dập cắt điều khiển số
1.2.3.1. Tình hình sử dụng máy dập cắt điều khiển số trên thế giới
Hiện nay trên thế giới người ta đã nghiên cứu áp dụng công nghệ điều khiển số
vào máy dập cắt chi tiết giày dép. Một số hãng như: Atom (ý), Sysco (Đài Loan),
Chengfeng (Đài Loan), Sysco (Đài Loan)
Hãng Atom đã chế tạo máy CNC dập cắt chi tiết giày dép có mức độ tự động hoá
ca. Ngoài việc đáp ứng chức năng, khuôn dập được chế tạo đặc biệt, có chức năng giữ
được một số lượng chi tiết sau những lần dập và đưa các chi tiết ra băng tải bên ngoài.
Chức năng này thay thế con người thu lượm và sắp xếp chi tiết sau khi máy dập cắt
xong.
Máy dập cắt CNC có thể cắt tự động vật liệu dạng tấm hay cuộn, đầu dập di
chuyển theo phương ngang còn mặt bàn di chuyển theo phương dọc. Đầu dập được thiết
kế đặc biệt ngoài việc tạo ra lực dập theo phương thẳng đứng còn có chuyển động quay
xung quanh trục. Một chương trình được đưa vào từ máy tính có thể điều khiển toàn bộ
hoạt động của máy. Máy được dùng để cắt hầu hết các loại nguyên liệu như: vải, cao su,
nhựa, simili, giấy,…
Chương trình cắt có thể nạp vào máy qua mạng hay đóa dữ liệu, nhờ vậy máy thực
hiện các chuyển động theo qui trình nhất định. Nhờ có chương trình sắp xếp tối ưu nên
việc cắt trên máy này làm tiết kiệm nguyên vật liệu (có thể từ 10%-20%) và tăng năng
suất (có thể gấp 10 lần).


12

Hình 1.6: Máy dập cắt CNC kiểu S530CN của hãng Atom (Ý).
1.2.3.2. Tình hình sử dụng máy dập cắt điều khiển số trong nước
Hiện nay máy dập cắt điều khiển số hầu như chưa được sử dụng ở nước ta để gia

công dập cắt các chi tiết giày dép, lý do có thể là vì ngành giày dép còn chưa áp dụng
công nghệ CAD/CAM và vì giá thành của các hệ thống máy dập CNC là khá cao dù
hiệu quả kinh tế mang lại là rất hứa hẹn.
Vì vậy việc nghiên cứu máy điều khiển số dập cắt chi tiết giày dép là cần thiết.
1.3. MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Nghiên cứu hệ thống điều khiển số máy dập cắt chi tiết giày dép, nhằm ứng dụng
để nâng cao năng suất, tiết kiệm vật liệu, giảm giá thành sản phẩm.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài nghiên cứu hệ thống điều khiển số cho máy dập cắt, mỗi lần chỉ thực hiện 1
loại chi tiết giày dép.
Phần mềm giác sơ đồ cắt đã có sẵn.
Vật liệu dạng cuộn hặc tấm.
1.5. CÁC NỘI DUNG THỰC HIỆN
- Nghiên cứu, phân tích và lựa chọn phương án thiết kế máy dập cắt.
- Nghiên cứu các yêu cầu điều khiển và thiết kế hệ thống điều khiển cho máy.
- Xây dựng mô hình thử nghiệm máy điều khiển số dập cắt chi tiết giày deùp.


13

Chương 2: PHÂN TÍCH, THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ
2.1. CÁC YÊU CẦU CỦA MÁY
2.1.1. Công dụng:
Máy được thiết kế để có thể :
- Dập cắt các loại sản phẩm như: da, giả da, simili, cao su, nhựa, giấy,...
- Dập được vật liệu ở dạng tấm hay cuộn.
- Nạp chương trình hoạt động bằng tay hay nhận dữ liệu từ máy tính.
2.1.2. Đặc điểm:
Các chuyển động chính của máy:
- Chuyển động tịnh tiến dọc của bàn máy: Sd

- Chuyển động tịnh tiến ngang của đầu dập: Sn
- Chuyển động xoay dao: Q
- Chuyển động tịnh tiến lên xuống của đầu dập: Vd
Các chuyển động phụ của máy:
- Chuyển động kẹp phôi nhờ vào các xylanh thủy lực.
- Chuyển động xả cuộn và thu cuộn.
- Đầu dập di động được điều khiển bởi đai ốc- trục vít cho phép dừng ở vị trí chính
xác.
- Đầu dập ngoài việc di chuyển theo phương ngang còn có cơ cấu xoay đầu dập
3600 cho phép dập với nhiều góc độ khác nhau.
- Phần mềm sơ đồ rập cho phép tiết kiệm 5-7% nguyên vật liệu.
- Bộ phận cấp liệu kiểu trục cuốn có kẹp chặt cùng với cách di chuyển bằng băng
tải được chế tạo đặc biệt cho phép cung cấp nhiều lớp vật liệu mà không sợ trượt.
- Hệ thống bánh đà với động cơ công suất nhỏ cho phép đạt được lực cắt lớn nhưng
tiêu thụ điện năng ít.


14

2.2. PHÂN TÍCH, SO SÁNH VÀ LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ CHO
MÁY
Phương án 1:

Hình 2.1: Sơ đồ nguyên lý (phương án 1)
Hãng Atom S530T/OL:

Hãng Chengfeng CF758

Hình 2.2: Máy dập cắt của các hãng trên thế giới sử dụng phương aùn 1



15

Theo phương án này thì : đầu dập truyền động theo phương ngang nhờ trục vít (4)
và động cơ (2), thanh trượt (9) đảm bảo đầu dập không bị dao động trong quá trình di
chuyển trục vít (14) và động cơ (17).
Khi đầu dập di chuyển tới vị trí cần dập thì xy lanh thủy lực (5) tác động lên dao
dập sẩn phẩm. Sao khi dập xong xy lanh trở về vị trí ban đầu , trục vít (4) chuyển động
đưa đầu dập tới băng tải lấy sản phẩm ra (1) đẩy sản phẩm ra, sau đó trở về vị trí cần
dập tiếp theo.
Xy lanh (15) có nhiệm vụ điều khiển tay ép phôi (16) làm cho phôi không trượt
trên mặt bàn trong quá trình di chuyển.
Phương án 2:

Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lý (phương án 2)
Hãng Apmcorp CPC25

Hãng Atom S550CN

Hình 2.4: Máy dập cắt sử dụng phương án 2


16

Theo nguyên lý này đối với phôi dạng tấm thì chỉ cần đặt lên bàn máy và bàn máy
sẽ di chuyển phôi theo chiều dọc của trục vít (22) và động cơ (21). Đối với phôi cuộn thì
quá trình điều khiển phức tạp hơn. Đầu tiên cuộn phôi được đưa lên giá đỡ nhờ xylanh
(20) và cần (19). Khi này phôi di chuyển được theo phương dọc cũng nhờ vào bàn máy,
bàn máy rút về thì xy lanh (17) xả tang kẹp phôi xuống bàn máy và phôi di chuyển theo
bàn máy.

Đầu dập làm nhiệm vụ di chuyển theo phương ngang nhờ vào trục vít (8) và động
cơ (9). Lúc di chuyển nhờ vào bánh xe đỡ (4) nên giảm được ma sát, tăng độ chính xác
khi di chuyển đầu dập. Khi đầu dập dập xuống thì 2 tang ép phôi (10) cũng đồng thời ép
phôi xuống bàn máy nhằm cố định phôi không di chuyển khi đầu dập nhấc lên.
Phương án 3:

Hình 2.5: Sơ đồ nguyên lý (phương án 3)
Theo phương án này thì tất cả các chuyển động chính đều tập trung ở đầu dập: bao
gồm chuyển động di chuyển đầu dập và chuyển động dập tạo lực cắt. Đầu dập di
chuyển được theo 2 phương x,y nhờ 2 trục vít. Trục vít 1 đưa đầu dập di chuyển theo
phương x, trục vít 2 đưa đầu dập di chuyển theo phương y, cả 2 đều được điều khiển
bằng động cơ servo . Đầu dập thực hiện 2 chuyển động chính là: Chuyển động lên
xuống tạo ra lực cắt và chuyển động quay để xoay vị trí dao. Chuyển động tạo lực cắt
được thực hiện nhờ vào xy lanh thuỷ lực và chuyển động xoay dao được thực hiện nhờ
động cơ servo có thể điều chỉnh được góc dao xoay.


17

Bàn dập có kích thước 1,6m x 1,6m có thể chuyển động tịnh tiến nhờ vào băng tải,
đặc biệt có thể chịu được lực dập lớn, băng tải chuyển động được nhờ vào động cơ
servo. Khi dập vật liệu tấm ta cố định vật liệu lên bàn dập và cho đầu dập di chuyển tới
vị trí cần dập. Khi dập vật liệu cuộn ta trải tấm vật liệu lên băng tải sau khi dập xong
lần đầu băng tải sẽ vẫn chuyển đưa vật liệu vào để thực hiện tiếp quá trình dập. Khi dập
vật liệu cuộn ta cần thêm hệ thống xả cuộn được đặt rời bên ngoài.
Phương án 4:

Hình 2.6: Sơ đồ nguyên lý (phương án 4)

Sysco BT25.30.40.70

Hình 2.7: Máy dập cắt sử dụng nguyên lý 4

Hãng Atom SC750CN


18

Với nguyên lý này thì phôi di chuyển theo phương dọc nhờ băng tải (10). Băng tải
được truyển động bởi tang chủ động (2) và tang (12) đảm nhiệm việc căng băng tải
nhằm tránh trường hợp băng tải bị chùng -> tang chủ động truyền chuyển động không
chính xác phôi trước

khi đưa vào được đỡ trên bệ đỡ phôi (10), lúc đưa phôi vào nhờ

tang ép phôi (9) ép phôi xuống băng tải và phôi sẽ được đưa đến vị trí cần thiết theo
phương dọc là nhờ vào chuyển động của băng tải.
Đầu dập di chuyển theo phương ngang nhờ vào trục vít (5) khi đầu dập di chuyển
đến vị trí cần dập thì xy lanh thuỷ lực (6) tác động ép dao dập vào chi tiết đồng thời lúc
này 2 xy lanh (3) ép 2 tang ép xuống với mục đích ép phôi không để phôi không bị nhấc
lên khi dao nâng lên . Khi dao rút lên thì động cơ (4) có thể điều khiển bàn dao xoay tùy
theo chương trình điều khiển.
Đối với phôi tấm thì chỉ cần để phôi lên bàn đỡ phôi, còn phôi cuộn thì cần phải
thêm bộ phận đỡ và xả cuộn.
Phương án 5 :

Hình 2.8: Sơ đồ nguyên lý (phương án 5)
Với nguyên lý này thì phôi di chuyển theo phương dọc nhờ con lăn (13), con lăn
(13) được truyền động bằng động cơ. Phôi ban đầu được công nhân đưa vào baèng tay sau



19

đó nhờ con lăn (13) đưa phôivào đầu dập. Sau khi phôi được dập xong sẽ được băng tải
chuyển ra ngoài, băng tải được truyển động bởi tang chủ động (3) và tang (1) đảm
nhiệm việc căng băng tải nhằm tránh trường hợp băng tải bị chùng.
Đầu dập di chuyển theo phương ngang nhờ vào trục vít (9) khi đầu dập di chuyển
đến vị trí cần dập thì xy lanh thuỷ lực (11) tác động ép dao dập vào chi tiết. Khi dao rút
lên thì động cơ (5) có thể điều khiển bàn dao xoay tùy theo chương trình điều khiển.
Đối với phôi tấm thì chỉ cần để phôi lên bàn đỡ phôi, còn phôi cuộn thì cần phải
thêm bộ phận đỡ và xả cuộn.
Phương án 6:

Hình 2.9: Sơ đồ nguyên lý (phương án 6)
Nguyên lý chuyển động của máy chủ yếu dựa vào băng tải. Phôi ban đầu được đưa
vào bằng tay, phôi được băng tải (1’) đưa vào trong đồng thời con lăng (13) ép phôi sát
vào băng tải để tăng ma sát để tránh hiện tượng trượt phôi. Băng tải được truyển động
bởi tang chủ động (3) và tang (1) đảm nhiệm việc căng băng tải nhằm tránh trường hợp
băng tải bị chùng.
Sau khi phôi đưa vào trong vùng dập cắt thì đầu dập bắt đầu thực hiện quá trình
dập. Đầu dập di chuyển theo phương ngang nhờ vào trục vít (9) khi đầu dập di chuyển


20

đến vị trí cần dập thì xy lanh thuỷ lực (11) tác động ép dao dập vào chi tiết. Khi dao rút
lên thì động cơ (5) có thể điều khiển bàn dao xoay tùy theo chương trình điều khiển.
Sau khi dập xong phần phế liệu sẽ được băng tải thứ (2’) và con lăn vận chuyển ra
ngoài để thực hiện tiếp quá trình dập.
Đối với phôi cuộn thì cần phải thêm bộ phận đỡ và xả cuộn.
Phương án 7:


Hình 2.10: Sơ đồ nguyên lý (phương án 7)
Nguyên lý chuyển động của máy chủ yếu dựa vào băng tải. Phôi ban đầu được đưa
vào bằng tay, phôi được băng tải đưa vào trong đồng thời con lăng (13) ép phôi sát vào
băng tải để tăng ma sát để tránh hiện tượng trượt phôi. Băng tải được truyển động bởi
tang chủ động (3) và tang (1) đảm nhiệm việc căng băng tải nhằm tránh trường hợp
băng tải bị chùng.
Sau khi phôi đưa vào trong vùng dập cắt thì đầu dập bắt đầu thực hiện quá trình
dập. Đầu dập di chuyển theo phương ngang nhờ vào trục vít (9) khi đầu dập di chuyển
đến vị trí cần dập thì xy lanh thuỷ lực (11) tác động ép dao dập vào chi tiết. Khi dao rút
lên thì động cơ (5) có thể điều khiển bàn dao xoay tùy theo chương trình điều khiển.


21

Sau khi dập xong phần phế liệu sẽ được băng tải và con lăng vận chuyển ra ngoài
để thực hiện tiếp quá trình dập.
Đối với phôi cuộn thì cần phải thêm bộ phận đỡ và xả cuộn.
Phương án 8:

Hình 2.11: Sơ đồ nguyên lý (phương án 8)
Nguyên lý chuyển động giống phương án 5 nhưng vị trí đưa phôi vào ngược với
phương án 5 .
Bảng đánh giá ưu điểm và nhược điểm của các phương án :
Các phương án

Ưu iểm

Nhược điểm


Phương án 1

- Có hệ thống lấy sản phẩm

- Không dập được

ra.

vật liệu cuộn.

-Thích hợp để dập vật liệu

- Năng suất thấp.

tấm.

- Máy cồng kềnh.
- Giá thành cao vì
sử dụng 2 trục vít
bi.


22

Phương án 2

- Đơn giản, dễ chế tạo.

- Năng suất thấp khi


- Dễ bảo trì.

dập cuộn vì phải

- Giá thành thấp.

tốn thời gian hành
trình chạy không
của bàn máy.
- Độ chính xác dập
cuộn không cao.
- Chương trình điều
khiển phức tạp.

Phương án 3

- Có thể dập 2 loại vật liệu.

- Sử dụng 2 trục vít

- Đầu dập di chuyển linh

bi nên giá thành

hoạt được điều khiển bằng

cao.

trục vít bi cho độ chính xác cao.


Phương án 4

- Kích thước lớn

-Đối với vật liệu tấm không

cồng kềnh.

cần điều chỉnh nhiều.

- Lực dập cắt tác

- Máy đa năng có thể dập

động trực tiếp lên

nhiều dạng vật liệu đầu

băng tải->dễ hư

vào.

băng tải.

- Kết cấu đơn giản.

- Do vị trí băng tải

- Có thể dập cho cả 2 loại


nên khó cho việc

vật liệu dang tấm và cuộn.

tháo laép.


23

5
6
4

7

3

8

2
9
Chiềuphôi ra

11

-

Nếu dùng vít bi

đạt độ chính xác cao.


với động cơ servo

- Máy tương đối gọn.

thì giá thành sẽ rất

- Năng suất cao.

cao.

10
Chiềuphôi vào

13

- Di chuyển bằng vít bi nên

1
12

- Bộ phận cấp vật liệu trục
cuốn có kẹp chặt có thể
cung cấp nhiều lớp vật liệu
mà không sợ trượt.

Phương án 5

- Kết cấu đơn giản.


- Giá thành cao.

- Có thể dập cho cả 2 loại

- Vật liệu dạng

vật liệu dạng tấm và cuộn.

cuộn sẽ khó di

- Di chuyển bằng vít bi nên

chuyển do băng tải

đạt độ chính xác cao.

không đi qua vùng

- Máy tương đối gọn.

dập.

- Năng suất cao.

- Hệ thống điều

- Bộ phận cấp vật liệu trục

khiển phức tạp


cuốn có kẹp chặt có thể
cung cấp nhiều lớp vật liệu
mà không sợ trượt.
- Dao cắt không trưc tiếp tác
động vào băng tải.


24

Phương án 6

- Kết cấu đơn giản.

- Giá thành cao.

- Có thể dập cho cả 2 loại

- Vật liệu dạng

vật liệu dang tấm và cuộn.

cuộn sẽ khó di

- Di chuyển bằng vít bi nên

chuyển do băng tải

đạt độ chính xác cao.

không đi qua vùng


- Máy tương đối gọn.

dập.

- Năng suất cao.

- Hệ thống điều

- Bộ phận cấp vật liệu trục

khiển phức tạp.

cuốn có kẹp chặt có thể
cung cấp nhiều lớp vật liệu
mà không sợ trượt.
- Dao cắt không trưc tiếp tác
động vào băng tải.
-Dễ bảo trì sửa chữa.
Phương án 7

- Rẻ tiền do không dùng

- Giá thành cao .

băng tải chuyên dùng .

- Kết cấu phức tạp.

- Có thể dùng thớt để mài


- Vật liệu dạng

dao.

cuộn sẽ khó di

- Có thể dập cho cả 2 loại

chuyển do băng tải

vật liệu dang tấm và cuộn.

không đi qua vùng

- Di chuyển bằng vít bi nên

dập.

đạt độ chính xác cao.
- Máy tương đối gọn.
- Năng suất cao
- Bộ phận cấp vật liệu trục


25

cuốn có kẹp chặt có thể
cung cấp nhiều lớp vật liệu
mà không sợ trượt.

- Dao cắt không trưc tiếp tác
động vào băng tải.

Phương án 8

- Kết cấu đơn giản.

- Kết cấu phức tạp.

- Có thể dập cho cả 2 loại

- Giá thành cao.

vật liệu dạng tấm và cuộn.

- Vật liệu dạng

- Di chuyển bằng vít bi nên

cuộn sẽ khó di

đạt độ chính xác cao.

chuyển do băng tải

- Máy tương đối gọn.

không đi qua vùng

- Năng suất cao.


dập.

- Bộ phận cấp vật liệu trục
cuốn có kẹp chặt có thể
cung cấp nhiều lớp vật liệu
mà không sợ trượt.
- Dao cắt không trưc tiếp tác
động vào băng tải.
- Linh động hơn phương án
5, vật liệu đưa vào bằng
băng tải tới vị trí dập chính
xác.

Áp dụng phương pháp chuyên gia có thể đánh giá tổng hợp các phương án theo
những tiêu chí được trình bày ở bảng 2.1.


×