Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Nghiên cứu giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ cấp nước dân sinh tỉnh sóc trăng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.9 MB, 124 trang )

-i-

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH
Cán bộ hướng dẫn khoa học:

PGS. TS NGUYỄN TẤT ĐẮC
Cán bộ chấm nhận xét 1 :

TS. NGUYỄN VIỆT KỲ
Cán bộ chấm nhận xét 2 :

TS. LƯƠNG VĂN THANH
Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN
THẠC SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 12 tháng 3 năm 2005.


- ii -

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 12 năm 2003

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên : PHẠM VĂN MẠNH

Phái: Nam


Ngày, tháng, năm sinh : 30 – 4 -1970

Nơi sinh : Hải Phòng

Chuyên ngành : Địa chất môi trường

MSHV : ĐCMT13.001

I. TÊN ĐỀ TÀI :

Nghiên cứu giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ cấp nước
dân sinh tỉnh Sóc Trăng
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG :

Trên cơ sở các nguồn nước (nước mưa, nước mặt và nước dưới đất) hiện có, phân
tích so chọn các phương án sử dụng nguồn nước, rút ra phương án sử dụng hợp lý,
với phương châm sử dụng tổng hợp và phát triển bền vững nguồn tài nguyên
nước.
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

12 - 2003

IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

8 - 2004

V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: Phó Giáo sư Tiến só Nguyễn Tất Đắc

Phân Viện Khảo sát Quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN


PGS. TS NGUYỄN TẤT ĐẮC

CHỦ NHIỆM NGÀNH

GS.TS ĐẶNG HỮU DIỆP

BMQUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

ThS. VÕ VIỆT VĂN

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông
qua.
Ngày … tháng … năm 2004
PHÒNG ĐÀO TẠO

SAU ĐẠI HỌC

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


- iii -

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của các
cấp lãnh đạo, thầy hướng dẫn, các bậc đàn anh và các bạn đồng nghiệp Tác giả
xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và kính trọng đến:
- PGS.TS Nguyễn Tất Đắc, thầy hướng dẫn đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu và
nhiệt tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
- Các thầy cô Khoa Địa chất và Dầu khí, và đặc biệt là các thầy cô trong Bộ môn

Địa chất Cơ sở và Môi trường đã đóng góp ý kiến cho luận văn.
- Ban Giám đốc Phân Viện Khảo sát Quy hoạch Thuỷ lợi Nam bộ, phòng Kỹ
thuật - Tổng hợp đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả trong quá
trình thực hiện luận văn.
- Thạc só Nguyễn Hữu Tân, Trưởng phòng Kỹ thuật - Tổng hợp, Phân Viện
KSQHTL Nam bộ đã giúp đỡ và đóng góp ý kiến trong quá trình viết luận văn.
- Ông Trần Văn Lã – nguyên Phó Giám đốc Liên đoàn Địa chất thuỷ văn – Địa
chất công trình Miền Nam đã đọc và đóng góp ý kiến cho luận văn.
- Các cán bộ kỹ thuật của Chi cục Vùng kinh tế mới và Nước sinh hoạt nông thôn,
Chi cục Thuỷ lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng đã
cung cấp các tài liệu cơ bản cho tác giả; cũng như đóng góp ý kiến cho luận văn.
- Các bạn lớp Cao học khoá 13 – Khoa Địa chất & Dầu khí đã động viên và ủng
hộ tác giả trong khi thực hiện luận văn.
- Cuối cùng là Vợ & các con của tác giả - hậu phương vững chắc – đã giúp tác
giả an tâm học tập và thực hiện luận văn này.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2004

Phạm Văn Mạnh.


- iv -

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Nước là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, nhưng sự biến đổi về chất
và lượng của nó cũng vô cùng phức tạp. Việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp sử
dụng nước hợp lý, trên quan điểm phát triển bền vững tài nguyên nước là một
vấn đề khó, đặc biệt đối với Sóc Trăng, một tỉnh có địa bàn rộng, có nhiều vùng
địa lý tự nhiên khác nhau.
Luận văn: “Nghiên cứu giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ cấp
nước dân sinh tỉnh Sóc Trăng” đã sử dụng các tài liệu hiện có về nguồn nước

(nước mưa, nước mặt và nước dưới đất), sử dụng mô hình toán & kết hợp các
phương pháp thống kê, tính toán truyền thống cũng như ứng dụng công cụ GIS để
phân tích so chọn các phương án sử dụng nguồn nước, rút ra phương án sử dụng
ưu tiên, với phương châm sử dụng hợp lý, tổng hợp và phát triển bền vững nguồn
tài nguyên nước.
Nghiên cứu giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước phục vụ cấp nước dân sinh
tỉnh Sóc Trăng sẽõ góp phần vào việc thực hiện chỉ thị 200 TTg và chiến lược
Quốc gia về cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn của Thủ tướng Chính phủ.
Luận văn đã phân tích đánh giá tổng quát về hiện trạng tài nguyên nước, tình
hình cấp nước cho dân sinh trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng, cũng như nghiên cứu
các giải pháp, biện pháp cấp nước phục vụ cấp nước dân sinh và phát triển kinh
tế xã hội. Hy vọng rằng luận văn sẽ giúp thêm cho các nhà quản lý trong việc
xem xét tổng quát hơn về thực trạng nguồn nước và xu thế biến đổi của nó; từ đó
có cơ sở để các ngành chức năng xây dựng kế hoạch phát triển các vấn đề liên
quan tới cấp nước.


-v-

MỤC LỤC
Trang
NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ ..........................................................................ii
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... iii
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ ...........................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................viii
DANH MỤC HÌNH VẼ ..........................................................................................viii
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU ................................... 3
1.1


ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN ..................................................................................3

1.1.1 Vị trí địa lý ...........................................................................................3
1.1.2 Khí hậu .................................................................................................4
1.1.3 Đặc điểm địa hình – địa mạo ...............................................................5
1.1.4 Đặc điểm thổ nhưỡng ...........................................................................6
1.1.5 Đặc điểm thuỷ văn của tỉnh Sóc Trăng................................................6
1.2

TÌNH HÌNH DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI .............................................7

1.2.1 Dân số ..................................................................................................7
1.2.2 Các ngành kinh tế chính.......................................................................8
1.3

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT ................................................................................10

1.3.1 Trầm tích Neogen – Thống Miocen (N1)...........................................10
1.3.2 Trầm tích Neogen – Thống Pliocen (N2) ...........................................10
1.3.3 Trầm tích Đệ tứ - Thống Pleistocen hạ (QI).......................................11
1.3.4 Trầm tích Đệ tứ - Thống Pleistocen trung – thượng (QII-III)...............11
1.3.5 Trầm tích Đệ tứ - Thống Pleistocen thượng (QIII)..............................11
1.3.6 Trầm tích Đệ tứ - Thống Holocen (QIV).............................................12
1.4

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN...........................................................12


- vi -


1.4.1 Thành hệ chứa nước trong trầm tích Đệ tứ.........................................13
1.4.2 Thành hệ chứa nước trong trầm tích Neogen.....................................22
1.5

TÀI NGUYÊN NƯỚC ..................................................................................26

1.5.1 Tài nguyên nước mặt .........................................................................26
1.5.2 Nước mưa ...........................................................................................31
1.5.3 Tài nguyên nước dưới đất ..................................................................32
1.6

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ CẤP NƯỚC DÂN SINH..............................35

1.6.1 Các biện pháp cấp nước hiện nay ......................................................36
1.6.2 Hiện trạng quản lý và cấp nước .........................................................40

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC ................... 43
2.1

PHƯƠNG PHÁP LUẬN................................................................................43

2.2

CÁC CƠ SỞ NGHIÊN CỨU .........................................................................44

2.2.1 Mục tiêu về cấp nước và vệ sinh môi trường .....................................44
2.2.2 Tiêu chuẩn về cấp nước cho dân sinh ................................................44
2.2.3 Các vấn đề cần giải quyết ..................................................................45
2.3


TÍNH TOÁN NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC.................................................45

2.3.1 Tính toán nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp, nông nghiệp, thuỷ
sản và dân sinh theo kế hoạch phát triển kinh tế ...............................45
2.3.2 Tính toán nhu cầu sử dụng nước cho dân sinh ...................................49
2.4

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG CẤP NƯỚC .........................................................51

2.4.1 Nước mặt ............................................................................................51
2.4.2 Nước mưa. ..........................................................................................66
2.4.3 Nước dưới đất .....................................................................................67
2.4.4 Mối liên quan giữa các nguồn nước và xu thế biến đổi .....................71
2.5

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP CẤP NƯỚC DÂN SINH .........................73

2.5.1 Xây dựng các kịch bản phát trieån ......................................................73


- vii -

2.5.2 Lựa chọn phương án...........................................................................75
2.5.3 Giải pháp cấp nước ............................................................................79
2.5.4 Quản lý và bảo vệ nguồn nước ..........................................................81

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 84
3.1


KẾT LUẬN ...................................................................................................84

3.2

KIẾN NGHỊ ..................................................................................................85

TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 87
DANH MỤC CÔNG TRÌNH TÁC GIẢ .................................................... 88
PHỤ LỤC .................................................................................................. 90


- viii -

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1-1: Thành phần vi sinh nước mặt tại một số điểm phân tích.....................30
Bảng 1-2: Số liệu các giếng khai thác của Công ty Cấp nước Sóc Trăng ............37
Bảng 1-3: Hiện trạng tình hình cấp nước tỉnh Sóc Trăng đến năm 2003..............41
Bảng 1-4: Hiện trạng các công trình cấp nước tỉnh Sóc Trăng đến năm 2003 .....41
Bảng 2-1: Nhu cầu nước nhạt tỉnh Sóc Trăng năm 2003 – 2010 (m3/s) ...............48
Bảng 2-2: Dự báo dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2010 .............................................49
Bảng 2-3: Nhu cầu nước cho dân sinh của tỉnh Sóc Trăng năm 2010 ..................51
Bảng 2-4: Lưu lượng bình quân dọc các kênh năm 2003 (m3/s)...........................55
Bảng 2-5: Độ mặn Max dọc các kênh năm 2003 (g/l)..........................................57
Bảng 2-6: Lưu lượng bình quân dọc các kênh năm 2010 (m3/s)...........................62
Bảng 2-7: Độ mặn max dọc hệ thống kênh năm 2010 (g/l)..................................63
Bảng 2-8: Trữ lượng tónh trọng lực của các tầng chứa nước .................................67
Bảng 2-9: Trữ lượng tónh đàn hồi của các tầng chứa nước ...................................68
Bảng 2-10: Các thông số tính toán và Trữ lượng động của các tầng chứa nước. ..69
Bảng 2-11: Hệ số sử dụng trữ lượng, trữ lượng trọng lực và đàn hồi ....................70

Bảng 2-12: Trữ lượng nước dưới đất các tầng chứa nước (m3/ngày).....................70
Bảng 2-13: So sánh ưu nhược điểm các nguồn nước ............................................78

DANH MỤC HÌNH VẼ
Trang
Hình 1-1: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu ................................................................3
Hình 1-2: Bản đồ địa hình tỉnh Sóc Trăng..............................................................5
Hình 1-3: Bản đồ mật độ dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2002 (người/km2) ...............7
Hình 1-4: Mặt cắt dọc địa chất thuỷ văn khu vực Sóc Trăng ..............................13
Hình 1-5: Bản đồ phân bố nước dưới đất theo độ tổng khoáng hoá - Tầng chứa
nước Holocen .........................................................................................15
Hình 1-6: Bản đồ phân bố nước dưới đất theo độ tổng khoáng hoá - Tầng chứa
nước trong trầm tích Pleistocen thượng..................................................17
Hình 1-7: Bản đồ phân bố nước dưới đất theo độ tổng khoáng hoá - Tầng chứa
nước trong trầm tích Pleistocen trung - thượng ......................................19


- ix -

Hình 1-8: Bản đồ phân bố nước dưới đất theo độ tổng khoáng hoá - Tầng chứa
nước trầm tích Pleistocen hạ ..................................................................22
Hình 1-9: Bản đồ phân bố nước dưới đất theo độ tổng khoáng hoá - Tầng chứa
nước Pliocen ...........................................................................................24
Hình 1-10: Bản đồ phân bố nước dưới đất theo độ tổng khoáng hoá - Tầng chứa
nước Miocen...........................................................................................25
Hình 1-11: Bản đồ hiện trạng công trình thuỷ lợi tỉnh Sóc Trăng năm 2000 .......26
Hình 1-12: Bản đồ đẳng trị mưa nhiều năm vùng BĐCM....................................32
Hình 1-13: Phân vùng khả năng khai thác NDĐ từ các tầng chứa nước...............35
Hình 2-1: Sơ đồ nghiên cứu tổng quát của đề tài .................................................43
Hình 2-2: Nhu cầu nước nhạt tỉnh Sóc Trăng qua các tháng ................................48

Hình 2-3: Sơ đồ thuỷ lực tỉnh Sóc Trăng ..............................................................53
Hình 2-4: Mô phỏng mực nước tại Cái Côn (01/III-31/III/2003)..........................56
Hình 2-5: Mô phỏng lưu lượng từ dòng chính sông Hậu chảy vào kênh Cái Côn
tại An Lạc Thôn (01/III-31/VI/2003) .....................................................56
Hình 2-6: Độ mặn tại một số vị trí trên sông Hậu từ 01/I-30/VI/2003 .................58
Hình 2-7: Bản đồ phân bố lưu lượng và độ mặn nước mặt, tháng 2 năm 2003 ....59
Hình 2-8: Bản đồ phân bố lưu lượng và độ mặn nước mặt, tháng 4 năm 2003 ....60
Hình 2-9: Bản đồ phân bố lưu lượng và độ mặn nước mặt, tháng 2 năm 2010 ....64
Hình 2-10: Bản đồ phân bố lưu lượng và độ mặn nước mặt, tháng 4 năm 2010 ..65
Hình 2-11: Lượng mưa trung bình tháng trạm Khánh Hưng, Sóc Trăng ..............66
Hình 2-12: Bản đồ phân vùng sử dụng nước – phương án 1.................................74
Hình 2-13: Sơ đồ giải pháp sử dụng nước .............................................................79


-1-

MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học và tính cấp thiết của đề tài
Sóc Trăng là một tỉnh nằm về phía Đông-Nam đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL), là vùng đất màu mỡ, một phía giáp sông Hậu, một phía giáp biển nên
vừa có nguồn nước nhạt vừa có nước mặn tạo nên một tiềm năng lớn về nông
nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và có điều kiện để phát triển một nền kinh tế toàn
diện. Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, Sóc Trăng cũng gặp rất nhiều khó
khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Do nằm sát biển, cuối nguồn nước
nhạt, bị xâm nhập mặn trên phần lớn diện tích, nên về mùa khô bị khô hạn và
thiếu nước nhạt, đặc biệt là nước cho sinh hoạt. Tài nguyên nước ở Sóc Trăng có
3 nguồn chính:
Nước mặt, hiện nay nguồn nước này ngày càng bị ô nhiễm, mặt khác về mùa khô
thường bị mặn xâm nhập nên việc cấp nước trong mùa khô còn nhiều hạn chế.
Nước dưới đất, nguồn nước chính cung cấp cho dân sinh ở Sóc Trăng, tương đối

phong phú, tuy nhiên một số tầng chứa nước bị nhiễm mặn, các tầng chứa nước
có khả năng khai thác lại phân bố ở độ sâu tương đối lớn cho nên việc đầu tư chi
phí ban đầu cho khai thác cao; bên cạnh đó việc quản lý khai thác nước vẫn còn
rất hạn chế.
Nước mưa, lượng mưa tương đối lớn nhưng phân bố không đều, chỉ tập trung vào
một số tháng mùa mưa từ tháng V đến tháng XI.
Thời gian qua mặc dù đã được đầu tư cao nhưng cho đến nay Sóc Trăng mới giải
quyết cấp nước sạch cho khoảng 68% dân số cho sinh hoạt, trong đó khu vực
nông thôn đạt 64%, thành thị đạt 89%.
Theo qui hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Sóc Trăng đến năm 2010,
nguồn nước sử dụng cho cấp nước dân sinh của tỉnh chủ yếu là nước dưới đất và


-2-

một phần nước mặt từ sông Hậu và nước mưa. Vì vậy, việc khai thác sử dụng tài
nguyên nước trong vùng phục vụ cấp nước dân sinh và phát triển kinh tế một
cách bền vững và hợp lý là một vấn đề cần có nghiên cứu khoa học và đưa ra giải
pháp thích hợp cho vùng này.
2. Mục tiêu của đề tài
-

Đánh giá nhu cầu sử dụng nước và khả năng cấp nước hiện nay;

-

Tính toán nhu cầu sử dụng nước và khả năng cấp nước của các nguồn cấp
(nước mặt, nước mưa và nước dưới đất) trong tương lai;

-


Xác lập giải pháp sử dụng hợp lý tài nguyên nước cấp cho dân sinh phục
vụ phát triển bền vững và bảo vệ môi trường của tỉnh Sóc Trăng.

3. Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp điều tra khảo sát và tổng hợp tài liệu.

-

Phương pháp phân tích thống kê.

-

Bước đầu ứng dụng mô hình toán để tính toán nhu cầu nước và khả năng
cấp nước.

-

Ứng dụng hệ thông tin địa lý (GIS) xây dựng cơ sở dữ liệu và thiết lập hệ
thống bản đồ.

4. Một số điểm mới của luận văn


Bước đầu ứng dụng mô hình toán kết hợp với các phương pháp truyền

thống (thống kê, tương quan,... ) tính toán nhu cầu nước và khả năng cấp nước.



Ứng dụng các công cụ của hệ thông tin địa lý để xây dựng cơ sở dữ liệu

và thiết lập bản đồ.


-3-

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÙNG NGHIÊN CỨU
1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN
1.1.1 Vị trí địa lý
Sóc Trăng là tỉnh thuộc ĐBSCL, phần đất liền nằm trong giới hạn 9o14’-9o56’ vó
độ Bắc và 105o34’-106o18’ kinh độ Đông, phía Bắc và Tây bắc giáp Cần Thơ,
phía Nam và Tây nam giáp Bạc Liêu, phía Đông bắc giáp Trà Vinh, phía Đông
và Đông nam giáp biển. Tỉnh lỵ của Sóc Trăng hiện nay là thị xã Sóc Trăng, cách
thành phố Hồ Chí Minh 231 km (Hình 1-1).

Hình 1-1: Bản đồ vị trí vùng nghiên cứu


-4-

1.1.2 Khí hậu
Cũng như các tỉnh khác ở ĐBSCL, Sóc Trăng có khí hậu ấm áp quanh năm, hàng
năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng V đến tháng XI, mùa khô từ tháng XII
đến tháng IV năm sau. Các yếu tố khí hậu trong tỉnh như sau [1]:


Nhiệt độ trong vùng tương đối ổn định, nhiệt độ trung bình các tháng


trong năm không có sự dao động lớn, thường là từ 26 - 27oC. Nóng nhất vào tháng
IV trung bình là 28,8oC (tháng 4/1998 là 36,4oC). Tháng lạnh nhất là vào tháng I,
nhiệt độ trung bình khoảng 24,9 – 25,2oC, lạnh nhất có thể đến 18oC.
Lượng mưa bình quân ở tỉnh Sóc Trăng khoảng 1.800mm, với 95% lượng mưa
trong mùa mưa, và còn lại 5% trong mùa khô, nên mùa khô bị khô hạn nghiêm
trọng.


Lượng bốc hơi đo bằng ống Piche trung bình nhiều năm đạt trên 1.000mm

(Sóc Trăng 1.014 mm). Mùa khô có lượng bốc hơi bình quân tháng lớn từ 130 –
140 mm. Mùa mưa lượng bốc hơi bình quân tháng nhỏ hơn, dao động trong
khoảng từ khoảng 60 –70 mm.


Độ ẩm tương đối bình quân các tháng cao nhất là 90% (V, VI, VII, X) các

tháng I, II có độ ẩm bình quân thấp nhất (80 - 81%).
Các yếu tố khí hậu tham khảo trạm Khánh Hưng (Kinh độ:105058'; vó độ: 9036';
độ cao: 3m) được thể hiện ở bảng PL1 trong phần phụ lục.
Nhìn chung điều kiện khí hậu ở đây rất thuận lợi cho việc phát phát triển của các
loại cây trồng, đặc biệt là cây lúa và các lại cây ăn trái. Tuy nhiên, trên góc độ sử
dụng nước, lại bất lợi do việc phân mùa. Mùa khô, hầu như không có mưa, bốc
hơi lớn, lượng nước mặt bổ sung từ sông Hậu giảm, mặn xâm nhập sâu… nên
lượng nước nhạt bị hạn chế, song mùa mưa lượng nước lại tương đối dồi dào.


-5-

1.1.3 Đặc điểm địa hình – địa mạo

Địa hình tỉnh Sóc Trăng tương đối bằng phẳng và bị chia cắt nhiều bởi một hệ
thống sông ngòi, kênh rạch dày đặc, và đây cũng là một trong những lý do khiến
cho việc thau chua rửa mặn của vùng diễn ra chậm chạp. Vùng nghiên cứu có cao
độ trung bình 50-100 cm, cao nhất là trên 150 cm, thấp nhất là 10 cm so với mực
nước biển trung bình và có xu thế thoải dần theo hướng Đông Bắc xuống Tây
Nam. Nơi có địa hình thấp nhất là vùng cù lao trên sông Hậu, vùng có địa hình
cao nhất là khu vực Kế Sách – TX Sóc Trăng – Long Phú (Hình 1-2).

Hình 1-2: Bản đồ địa hình tỉnh Sóc Trăng


-6-

Địa mạo của vùng nghiên cứu tương đối đơn giản, mang sắc thái chung của miền
đồng bằng ven biển Nam bộ, nhiều khu vực thường xuyên ngập nước, kênh rạch
phát triển chằng chịt. Trên bề mặt đồng bằng diện tích trồng lúa là chủ yếu.
1.1.4

Đặc điểm thổ nhưỡng

Đất đai trong tỉnh Sóc Trăng thuộc loại trầm tích hỗn hợp sông biển có hàm lượng
sét cao, chứa nhiều chất hữu cơ. Do nằm trong vùng ảnh hưởng mặn, có nhiều
vùng trũng, khó tiêu thoát, nên phần lớn đất đai bị nhiễm mặn và chua phèn.
Diện tích đất mặn và phèn không những chỉ ảnh hưởng đến việc phát triển sản
xuất nông nghiệp, mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước sử dụng cho
tưới cũng như cung cấp cho ăn uống và sinh hoạt. Đất phèn hoạt động và phèn
tiềm tàng là nguồn gốc gây ra nước nhiễm chua phèn đặc biệt là vào thời kỳ đầu
mùa mưa;
Đất Sóc Trăng có thể chia thành các nhóm chính: đất cát có 8.491 ha, đất phù sa
có 6.372 ha, đất mặn có 158.547 ha, đất phèn có 75.823 ha và đất nhân tác có

46.146 ha.
Diện tích đất phèn và đất mặn 234.370 ha chiếm 73% diện tích của tỉnh, đất này
không chỉ ảnh hưởng xấu tới chất lượng nước mặt mà còn ảnh hưởng tới chất
lượng nước dưới đất tầng nông.
1.1.5 Đặc điểm thuỷ văn của tỉnh Sóc Trăng
Chế độ thuỷ văn vùng nghiên cứu chịu ảnh hưởng của thuỷ triều biển Đông, dòng
chảy sông Hậu và mưa nội đồng.
Thuỷ triều biển Đông có biên độ lớn nên vùng ven biển, ven cửa sông Hậu có
biên độ 1,5 m đến 3,0m. Tuy nhiên khi vào sâu trong nội đồng biên độ giảm nên
chỉ có biên độ khoảng 0,5 - 1,5m vào mùa khô và 0,3m - 0,7m vào mùa mưa.


-7-

Sự tác động mạnh của thuỷ triều đã kéo theo sự xâm nhập mạnh mẽ của nước
mặn vào tỉnh Sóc Trăng theo các hướng truyền chính là từ sông Mỹ Thanh và vào
các kênh rạch thông với cửa sông Hậu.
Với chế độ thuỷ văn này cũng tạo điều kiện cho việc thau chua, rửa mặn và cải
tạo môi trường nước mặt. Tuy nhiên, nếu không có hệ thống công trình quản lý
và vận hành tốt thì mặn có thể xâm nhập sâu vào trong nội đồng..
1.2 TÌNH HÌNH DÂN SINH - KINH TẾ - XÃ HỘI
1.2.1 Dân số
Theo Niên giám thống kê tỉnh Sóc Trăng năm 2002 [9], diện tích tự nhiên của
tỉnh là 3.223km2, dân số là 1.226.667 người, trong đó: thành thị là 226.110 người
và nông thôn là 1.000.557 người, với mật độ dân số bình quân trong toàn tỉnh là
381 người/km2 (chi tiết xem Hình 1-3).

Hình 1-3: Bản đồ mật độ dân số tỉnh Sóc Trăng năm 2002 (người/km2)



-8-

Trên địa bàn Sóc Trăng có 26 dân tộc, nhưng chủ yếu là người Kinh, người Khơ
Me và người Hoa. Sóc Trăng là tỉnh có số người Khơ Me đông nhất trong số các
địa phương có người Khơ Me sinh sống với khoảng 35 vạn người, chiếm 28,9%
dân số toàn tỉnh và chiếm 32,1% tổng số người Khơ Me của cả nước. Các dân tộc
chính trong tỉnh gồm: 800.824 là người Kinh, 353.925 là người Khơme, và 71568
là người Hoa. Tốc độ tăng dân số tự nhiên trung bình là 1,555% (thành thị là
1,499% và nông thôn là 1,568%). Hiện nay Sóc Trăng, có 8 đơn vị hành chính
cấp huyện, bao gồm thị xã Sóc Trăng và 7 huyện là: Kế Sách, Long Phú, Cù Lao,
Mỹ Tú, Mỹ Xuyên, Thạnh Trị và Vónh Châu với 102 xã, phường và thị trấn.
Cũng như các tỉnh khác trong đồng bằng, ngoại trừ khu vực trung tâm tỉnh lỵ, dân
cư tỉnh Sóc Trăng có tập quán định cư dọc theo các sông, các trục kênh cấp I, II
và các trục giao thông bộ. Số dân cư sống rải rác chiếm tỷ trọng không đáng kể
(khoảng 10%). Ở các huyện có mật độ dân số cao, dân cư cũng chỉ tập trung chủ
yếu dọc các trục kênh, lộ lớn như: kênh Quản Lộ – Phụng Hiệp, Quốc lộ 1, các
tỉnh lộ. Tại đây mật độ dân số có thể lên tới 400 – 500 người/km2.
Việc phân bố dân cư như đã trình bày ở trên sẽ phù hợp cho việc xây dựng hệ
thống cấp nước theo dạng tập trung theo cụm và tuyến dân cư. Tuy nhiên nếu
tuyến ống cấp nước kéo dài quá thì vấn đề áp lực truyền nước sẽ giảm.
1.2.2 Các ngành kinh tế chính
Các vấn đề về hiện trạng phát triển các ngành kinh tế chính của tỉnh sẽ chỉ được
đề cập tập trung vào các ngành có liên quan và có ảnh hưởng trực tiếp đến vấn
đề cấp nước.
1.2.2.1 Sản xuất nông nghiệp
Sản xuất nông nghiệp là một trong những ngành hoạt độïng chiếm tỷ trọng cao
nhất về sử dụng nước (khoảng 80 – 85% tổng lượng nước dùng cho tất cả các


-9-


ngành). Diện tích đất nông nghiệp là 263.831 ha (chiếm 82% diện tích toàn tỉnh),
trong đó diện tích đất cây hàng năm là 197.846 ha. Vì vậy, nó sẽ gây nên sự biến
đổi mạnh về lượng, chất của cả nguồn nước mặt và nước dưới đất. Đó là việc gây
ô nhiễm nguồn nước do sử dụng không hợp lý các loại hoá chất nông nghiệp, việc
thải các loại chất thải sau thu hoạch. Tốc độ phát triển nhanh của ngành trồng trọt
trên cả ba phương diện: cơ cấu, diện tích và sản lượng đang tác động mạnh đến
nguồn tài nguyên nước.
1.2.2.2 Chăn nuôi:
Chăn nuôi ảnh hưởng không đáng kể đến lượng nước cấp, lượng nước sử dụng
cho chăn nuôi rất nhỏ và có thể được sử dụng lại từ nguồn nước sinh hoạt của
người, vì vậy nó ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước sinh hoạt.
1.2.2.3 Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Các ngành Công nghiệp ở Sóc Trăng chủ yếu là công nghiệp chế biến thực phẩm,
vật liệu xây dựng, chế biển gỗ, lâm sản, sành sứ, thuỷ tinh và sản xuất nước đá,
phần lớn là các xí nghiệp nhỏ, phân bố không tập trung. Các ngành công nghiệp
chiếm tỷ trọng lớn nhất là: Công nghiệp chế biến (5.073/5.084 cơ sở công
nghiệp), trong đùó công nghiệp chế biến thực phẩm là 2.360 cơ sở. Các cơ sở này
yêu cầu về sử dụng lượng nước rất lớn. Các cơ sở Công nghiệp chủ yếu có quy
mô nhỏ, thuộc khu vực cá thể (5.060/5.084). Và đây cũng chính là nguồn có khả
năng gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.
1.2.2.4 Cung cấp điện
Mạng lưới điện Quốc gia đã về đến tất cả các phường, xã trong tỉnh. Bên cạnh
nguồn điện lưới, các nguồn điện khác cũng được phát huy sử dụng (máy phát,
điện bình…) và đến năm 2002, trong toàn tỉnh đã có khoảng 50% số hộ sử dụng


- 10 -

điện cho sinh hoạt và sản xuất. Đây là một yếu tố khá thuận lợi cho công tác cấp

nước sạch nông thôn.
1.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT
Ở vùng nghiên cứu có mặt các đất đá từ trước Paleozoi cho đến Kainozoi. Trầm
tích Holocen được lộ ra trên mặt, còn các trầm tích khác đều bị nó phủ lên trên.
Việc nghiên cứu địa tầng đất đá hoàn toàn dựa vào tài liệu địa vật lý (trước
Paleozoi) và lỗ khoan thăm dò(Kainozoi). Với chùm lỗ khoan Q598050 ở Mỹ
Xuyên với độ sâu 480m, còn phần lớn các lỗ khoan đều có độ sâu từ 120 – 150m.
Dựa vào tài liệu bản đồ địa chất thuỷ văn, các tài liệu khoan tìm kiếm nước dưới
đất trên địa bàn của tỉnh và lân cận, có thể chia các mặt cắt trầm tích của vùng
thành các phân vị địa tầng từ già đến trẻ như sau [6]:
1.3.1 Trầm tích Neogen – Thống Miocen (N1)
Trầm tích Neogen thống Miocen (N1) trong vùng được phát hiện qua lỗ khoan
sâu tại khu vực thị xã Sóc Trăng và Mỹ Xuyên. Chúng phân bố từ độ sâu 374m
tới chiều sâu 500m. Thành phần trầm tích chủ yếu là cát mịn – trung gắn kết yếu,
mịn, thô xen kẹp các lớp sét vàng và cát bột. Trầm tích có cấu tạo phân nhịp.
Phần dưới nhịp là các trầm tích hạt thô, chuyển dần lên phía trên là cát hạt mịn
và trên cùng là sét phong hoá. Trầm tích có sự phân bố rộng và có xu hướng chìm
dần từ Bắc xuống Nam.
Theo tài liệu lỗ khoan tại Bãi Sầu cho thấy tầng phân bố ở độ sâu từ 350m –
463m (chưa hết tầng).
1.3.2 Trầm tích Neogen – Thống Pliocen (N2)
Dựa vào đặc điểm thạch học người ta chia tầng này ra làm hai phần: Phần dưới:
có độ sâu phân bố từ 187 - 215m tới 272 - 299m. Thành phần thạch học chủ yếu


- 11 -

là cát hạt mịn – thô, đôi chỗ lẫn sạn sỏi, cát màu xám. Tầng có cấu tạo dạng nhịp,
dưới là trầm tích hạt thô chuyển dần lên phía trên là các trầm tích hạt mịn. Tuy
nhiên trầm tích ở đây có sự biến đổi về nham tướng theo chiều ngang. Phần trên:

phân bố từ độ sâu 173 - 192m đến 187 - 215m. Thành phần thạch học chủ yếu là
sét, cát mịn.
1.3.3 Trầm tích Đệ tứ - Thống Pleistocen hạ (QI)
Trầm tích này có sự biến đổi mạnh, phức tạp về thành phần cả theo mặt cắt và
chiều sâu, có sự xen kẹp giữa các lớp hạt thô và mịn. Nhìn chung có thể phân
chia mặt cắt của tầng thành hai phần:
Phần dưới: thành phần chủ yếu là các lớp hạt thô, các lớp cát hạt trung xen kẹp
các lớp cát hạt thô, hạt mịn và thấu kính bột, bột sét. Chiều dày các lớp bột và sét
biến đổi mạnh từ vài mét tới vài chục mét hoặc có khi biến mất. Nhìn chung tỷ lệ
các lớp sét xen kẹp của phần này chiếm khoảng 10%.
Phần trên: thành phần chủ yếu là bột, bột sét. Tuy nhiên có nơi chuyển thành cát
bột hoặc cát. Chiều dày các lớp bột sét và sét của phần này có nơi tới 60m, nhưng
cũng có nơi mất hẳn. Chiều dày trung bình 19m.
1.3.4 Trầm tích Đệ tứ - Thống Pleistocen trung – thượng (QII-III)
Trầm tích này phủ bất chỉnh hợp lên trầm tích cổ hơn. Thành phần thạch học của
tầng này gồm các lớp cát hạt mịn đến trung, bột sét và sét có màu xám xanh, xám
xi măng. Các lớp phân bố xen kẹp lẫn nhau theo dạng nhịp, nhưng thành phần và
chiều dày của chúng biến đổi mạnh. Chúng được phân bố ở độ sâu từ 50-120m.
1.3.5 Trầm tích Đệ tứ - Thống Pleistocen thượng (QIII)
Trầm tích này phân bố ở độ sâu từ 20 – 83 m. Thành phần thạch học: cát, bột; các
lớp cát phân bố không liên tục và có sự biến tướng khá mạnh, nhiều nơi lớp cát


- 12 -

này chuyển thành bột cát, bột hoặc bột sét. Chiều dày và thành phần đất đá biến
đổi mạnh theo diện.
1.3.6 Trầm tích Đệ tứ - Thống Holocen (QIV)
Trầm tích Holocen trong vùng được phân ra thành các nguồn gốc sau:
Trầm tích Holocen hạ – trung nguồn gốc sông biển có diện phân bố rộng trên

phạm vi toàn tỉnh và được cấu tạo chủ yếu bởi các lớp hạt mịn gồm bột sét, bột
cát, bột, sét, cát mịn. Thành phần và nham tướng biến đổi phức tạp theo cả chiều
sâu và diện tích. Các lớp bột sét, sét thường có màu xám đen, các lớp cát có màu
xám xanh đến xám đen hơi vàng. Trong trầm tích này thường chứa nhiều vật chất
hữu cơ và vỏ sò, vỏ hến, nhiều nơi gặp các lớp bùng. Các lớp cát trong trầm tích
Holocen hạ – trung thường có chiều dày mỏng vài mét và có dạng thấu kính.
Chiều dày trung bình của trầm tích Holocen hạ – trung khoảng 26m.
Trầm tích Holocen thượng, được phân bố trên các cồn cát, doi cát với độ cao địa
hình tương đối cao hơn so với các vùng xung quanh và phân bố dọc theo các sông
lớn. Trầm tích Holocen thượng thường xuất hiện trên các cồn cát có nguồn gốc
biển, chúng được cấu tạo bởi các hạt mịn màu xám, xám nhạt với chiều dày
khoảng 1 – 10m.
Ở rìa các sông lớn, trầm tích Holocen thượng có nguồn gốc sông được cấu tạo chủ
yếu bởi bột cát mịn và sét.
1.4 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT THUỶ VĂN
Theo báo cáo Đánh giá tiềm năng Quy hoạch Khai thác nước dưới đất tỉnh Sóc
Trăng và một số tài liệu liên quan khác ([4], [5], [6]), nước dưới đất có ở mọi địa
bàn trong tỉnh. Ở đây trầm tích lỗ hổng có chiều dày lớn và có cấu trúc xen kẽ
giữa các lớp hạt thô và mịn, nhưng có sự thay đổi mạnh về nham tướng và thành
phần thạch học. Theo chiều sâu ở Sóc Trăng có các thành hệ địa chất thuỷ văn


- 13 -

như sau (Sự phân bố các tầng chứa nước tham khảo mặt cắt dọc địa chất thuỷ văn
khu vực Sóc Trăng tỷ lệ ngang: 1/100.000, đứng: 1/2000 - Hình 1-4):

Nguồn: Liên đoàn ĐCTV-ĐCCT Miền Nam

Hình 1-4: Mặt cắt dọc địa chất thuỷ văn khu vực Sóc Trăng

1.4.1 Thành hệ chứa nước trong trầm tích Đệ tứ
Thành hệ chứa nước Đệ tứ có ý nghóa rất quan trọng trong việc cung cấp nước
cho tỉnh Sóc Trăng. Hầu hết các lỗ khoan khai thác quy mô công nghiệp, cũng


- 14 -

như các lỗ khoan đường kính nhỏ cung cấp nước cho nông thôn đều lấy nước
trong thành hệ này. Các tài liệu lỗ khoan trong vùng cho thấy trầm tích Đệ tứ có
thành phần thạch học rất phức tạp, bao gồm: Cát hạt trung, hạt thô, cát bột, bột,
bột sét và sét. Các loại đất đá này biến đổi rất phức tạp theo cả chiều sâu lẫn
diện phân bố. Theo thành phần hạt có thể chia thành hệ Đệ tứ thành 3 tầng chứa
nước và 3 lớp thấm nước – chứa nước yếu theo thứ tự như sau:
1.4.1.1 Tầng chứa nước và thấm nước yếu trong trầm tích Holocen (QIV)
Tầng này phân bố trên toàn bộ vùng nghiên cứu, có chiều sâu đáy dao động từ 20
– 83m (thường là 20-45m). Thành phần thạch học: bột, bột sét, bùn, các lớp sét
hoặc cát với chiều dày khoảng từ 2 đến 10m tạo nên những lớp chứa nước không
liên tục. Tầng có mức độ chứa nước yếu, tỷ lưu lượng thường đạt từ 0,02-0,11
l/sm (đối với các giếng đào) và 0,1 – 0,5 l/sm (đối với các giếng khoan).
Trong tầng chứa nước này ở các giồng cát thường tồn tại các lớp chứa nước mỏng,
đất đá chứa nước là cát bột, cát trung màu xám trắng, xám vàng, đôi nơi có kết
hạch sắt. Chúng trực tiếp lộ ra trên bề mặt và phân bố thành dải hẹp kéo dài. Các
lớp chứa nước này thường gặp trên các vùng địa hình cao với những dải hẹp kéo
dài phân bố rải rác trên khắp vùng nghiên cứu, diện tích rộng nhất là ở vùng ven
biển Vónh Châu.
Nước trong tầng này được nước mưa cung cấp và đường thoát chủ yếu của nó là
bốc hơi và thoát ra ở phần có địa hình thấp ven rìa thành các mạch nhỏ dưới dạng
thấm ướt sườn dốc. Động thái mực nước dao động theo mùa và chịu ảnh hưởng
trực tiếp của mưa. Tại vùng Vónh Châu, trên các cồn cát có nhiều đầm hổ nhỏ mà
nguồn cung cấp chính của chúng là nước dưới đất.

Nước trong các giồng cát thường nhạt, về thành phần hoá học đạt tiêu chuẩn cho
ăn uống và sinh hoạt. Song do nằm sát mặt đất, có quan hệ thuỷ lực trực tiếp với


- 15 -

nước mặt và chịu ảnh hưởng mạnh bởi các hoạt động của con người nên rất dễ bị
nhiễm bẩn. Ở nhiều nơi nhân dân đã đào giếng để lấy nước trong lớp này phục vụ
cho ăn uống và sinh hoạt, riêng khu vực Vónh Châu, nhân dân đã dùng nước của
lớp này để tưới cho hoa màu.
Theo tài liệu một số giếng khoan thì tầng chứa nước này có chất lượng rất phức
tạp, đa số nước trong các giếng khoan có độ khoáng hoá cao, nhưng có nơi nước
trong tầng này lại nhạt. Thành phần của các ion chính thì nước thuộc loại Clorua
– Bicacbonat – natri hoặc Clorua – Bicacbonat - Magiê. Theo kết quả tổng hợp
tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, xây dựng bản đồ phân bố nước dưới đất theo
độ tổng khoáng hoá cho tầng Holocen (Hình 1-5).

Hình 1-5: Bản đồ phân bố nước dưới đất theo độ tổng khoáng hoá - Tầng chứa
nước Holocen


- 16 -

Tầng chứa nước này hiện đang được “rửa nhạt” bởi nước mưa và nước tưới, tuy
nhiên tốc độ rất chậm và mức độ dẫn nước kém.
Tầng chứa nước – thấm nước yếu trong trầm tích Holocen ít có giá trị trong khai
thác phục vụ cung cấp nước tập trung, nhưng chúng lại có vai trò rất quan trọng
trong việc cấp nước nhỏ và bảo vệ chất lượng nước của tầng chứa nước phía dưới.
Tầng chứa nước này là lớp bảo vệ cho các tầng dưới khỏi bị nhiễm bẩn từ nguồn
nước mặt và nó cũng đóng vai trò tiếp nhận nước mưa, nước mặt để cung cấp cho

tầng dưới. Chất lượng nước của tầng này ảnh hưởng nhất định tới tầng chứa nước
ở dưới, đặc biệt trong quá trình khai thác nước ở các tầng dưới.
1.4.1.2 Tầng chứa nước trong trầm tích Pleistocen thượng (QIII)
Tầng chứa nước này phân bố trong toàn tỉnh Sóc Trăng và bị tầng Holocen phủ
lên. Tầng chứa nước này có chiều sâu mái dao động từ 20 – 83 m (thường là từ
20-45m), chiều sâu đáy từ 39 – 137m (thường là từ 45-70m). Thành phần thạch
học: cát, bột; các lớp cát phân bố không liên tục và có sự biến tướng khá mạnh,
nhiều nơi lớp cát này chuyển thành bột cát, bột hoặc bột sét. Chiều dày và thành
phần đất đá biến đổi mạnh theo diện. Chiều dày của các lớp cát chứa nước biến
đổi mạnh từ 6 - 34,5m. Cát thường có thành phần hạt mịn đến trung hoặc bột sét
dày từ vài mét đến hàng chục mét, có nơi trong tầng chứa nước này có vài lớp
bột, bột sét xen kẹp dày tới 10m.
Nước ở tầng này thuộc loại nước có áp, mực nước cách mặt đất khoảng 1m, chiều
cao áp lực thay đổi từ 20-80m. Kết quả hút nước thí nghiệm tại lỗ khoan 903 cho
lưu lượng Q = 9,03 l/s, mực nước hạ thấp 18,8m; có tỷ lưu lượng khoảng 0,5 l/sm.
Tài liệu quan trắc động thái nước dưới đất tại lỗ khoan LK903 cho thấy nước của
tầng dao động theo mùa.


×