Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.71 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

HỒ TUẤN ANH

NGHIÊN CỨU XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TỪ AO NUÔI CÁ TRA
BẰNG HỒ SINH HỌC VÀ CÁNH ĐỒNG TƯỚI
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ MƠI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, 01/2011


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Trịnh Thị Long............................................…
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 1: ....................................................................................…
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Cán bộ chấm nhận xét 2: ....................................................................................…
(Ghi rõ họ, tên, học hàm, học vị và chữ ký)

Luận văn thạc sĩ được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC
SĨ TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày 25 tháng 01 năm 2011



TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Tp. HCM, ngày …… tháng …… năm 2011

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên: HỒ TUẤN ANH

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 02 – 07 – 1982

Nơi sinh: Nghệ An.

Chuyên ngành: Công nghệ Môi trường

MSHV: 09250492

I-

TÊN ĐỀ TÀI: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và
cánh đồng tưới

II-

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:


-

Tổng quan về vấn đề ô nước thải từ nuôi cá tra và các công nghệ xử lý.

-

Xác định thành phần, tính chất và mức độ suy giảm chất lượng nước trong ao nuôi
cá tra tại khu vực thử nghiệm thực tế tại An Giang.

-

Xác định hiệu quả hấp thu và chuyển hóa chất ơ nhiễm khi qua hồ sinh học có sẵn
sau các ao ni tại khu vực thử nghiệm thực tế tại An Giang.

-

Xác định hiệu quả hấp thu chất ô nhiễm khi xử lý qua cánh đồng tưới (lúa nước)
trên mơ hình thử nghiệm thực tế tại An Giang.

-

Đề xuất giải pháp sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra để tưới cho lúa đáp ứng được
hiệu quả về xử lý mơi trường, đặc tính dinh dưỡng của cây lúa.

III- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ

: 05/07/2010

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ


: 10/01/2011.

V-

: TS. TRỊNH THỊ LONG.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH
(Họ tên và chữ ký)

Nội dung và đề cương luận văn thạc sĩ đã được Hội đồng chun ngành thơng qua.
TRƯỞNG PHỊNG ĐT-SĐH
TRƯỜNG KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


LỜI CẢM ƠN
Tôi trân trọng viết vào trang đầu cuốn luận văn này lịng biết ơn đối với cơ
Trịnh Thị Long – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Xử lý nước –
Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam, anh Nguyễn Cơng Chinh – Trưởng phịng
mơi trường Trung tâm Nghiên cứu Môi trường và Xử lý nước– Viện Khoa học
Thủy lợi Miền Nam đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ tơi trong q trình thực hiện đề
tài này.
Nhân đây tôi xin trân trọng gởi lời cảm ơn đến cô giáo Huỳnh Ngọc Phương
Mai – Giảng viên Trường Đại Học Văn Lang đã tận tình giúp đỡ tơi trong quá trình
định hướng và chọn đề tài luận văn cùng tất cả thầy cô Khoa Môi Trường - Trường
Đại học Bách Khoa thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong

suốt 2 năm học qua.
Tôi xin chân thành cảm chú Minh – chủ trại cá tại xã Bình Phú – Phú Tân –
An Giang, anh Quốc và em Thành – Viện Khoa học Thủy lợi Miền Nam đã tạo
điều kiện, giúp đỡ cho tôi trong q trình vận hành mơ hình và lấy mẫu tại mơ hình
thí nghiệm.
Xin cảm ơn những lời góp ý và giúp đỡ của các bạn trong lớp Cao học –
Công nghệ Mơi trường K2009 để mình hồn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn !


TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ
Ni trồng thủy sản là ngành nghề chính trong sản xuất nơng nghiệp tại khu vực
Đồng bằng sơng cửu long trong có đối tượng chính là cá tra ni ao. Ơ nhiễm do nước
thải từ ao nuôi cá tra là vấn đề đang cấp thiết hiện nay tại các tỉnh này. Nguồn chất thải từ
các ao nuôi cá tra hầu như vẫn chưa được xử lý mà thường được thải trực tiếp ra sông
rạch trong khu vực đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước tại khu vực.
Đặc biệt các thông số ô nhiễm như: nitơ, phốt pho vượt tiêu chuẩn nhiều lần là tác nhân
chính gây ra hiện tượng phú dưỡng.
Các nghiên cứu của luận văn thực hiện trên mơ hình thực tế, xử lý bằng hồ sinh học
và cánh đồng tưới sử dụng thực vật là lúa nước nhằm mục tiêu xử lý nitơ, phốt pho và
các hợp chất hữu cơ trong nước thải ra từ các ao nuôi.
Kết quả nghiên cứu sử dụng hồ sinh học xử lý nước thải cho thấy thông số N-NH4+,
P-PO43- giảm rõ rệt, tuy nhiên, xử lý chưa hoàn toàn triệt để mà chỉ chuyển hóa chất ơ
nhiễm từ dạng hịa tan sang dạng liên kết trong tảo, thực vật phù du.
Kết quả nghiên cứu tưới tĩnh cho cánh đồng trồng lúa cho thấy, khả năng hấp thụ
nitơ, phốt pho của cây lúa rất mạnh mẽ và nồng độ ô nhiễm giảm đi rõ rệt. Sử dụng lúa
nước sẽ xử lý nitơ tổng và phốt pho tổng hoàn toàn triệt để và hiệu quả. Hiệu suất xử lý
tương đối cao và có thể đạt tới 70 % trong thời gian 33 giờ kể từ lúc tưới. Ngồi ra, kết
quả nghiên cứu cũng cho thấy mơ hình tưới động khơng mang lại hiệu quả về kinh tế và
không áp dụng được.

Từ những kết quả đạt được, học viên đề xuất mơ hình tưới tĩnh cho lúa, áp dụng để
xử lý nước thải phát sinh từ những vùng nuôi cá tra tại khu vực Đồng bằng sông Cửu
Long. Để đảm bảo vận hành được mơ hình tưới tĩnh, cần phát triển hệ thống kênh mương
nội đồng, đảm bảo dẫn nước thải được dẫn đều vào các ruộng lúa.


MỤC LỤC
Chương I - MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .............................................................................. 1
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI ............................................................... 3
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ........................................................... 3
1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 3
1.5. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI............................. 4

Chương II - TỔNG QUAN ........................................................................................... 5
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NI CÁ TRA ...................................................... 5
2.1.1. Tình hình ni cá tra trên thế giới .................................................................... 5
2.1.2. Tình hình ni cá tra tại Việt Nam................................................................... 7
2.2. ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA CÁ TRA VÀ MƠI TRƯỜNG NI....................... 17
2.2.1. Đặc tính sinh học của cá tra ........................................................................... 17
2.2.2. Vấn đề môi trường và dịch bệnh trong nuôi cá tra.......................................... 20
2.3. ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI AO NI CÁ TRA VÀ CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MƠI
TRƯỜNG................................................................................................................ 22
2.3.1. Đặc tính nước thải ao ni cá tra.................................................................... 22
2.3.2. Chu kỳ xả thải................................................................................................ 25
2.3.3. Lưu lượng thải ............................................................................................... 25
2.3.4. Các tác động đến môi trường ......................................................................... 26
2.4. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ AO NI CÁ TRA......................... 28
2.4.1. Cơng nghệ xử lý nước thải bằng cơng nghệ sinh học hiếu khí........................ 29
2.4.2. Cơng nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học.................................................. 31

2.4.3. Công nghệ xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới và cánh đồng lọc................. 32
2.5. TỔNG QUAN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BẰNG HỒ SINH HỌC VÀ
CÁNH ĐỒNG TƯỚI .............................................................................................. 35
2.5.1. Nguyên lý xử lý ............................................................................................ 35


2.5.2. Ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng hồ sinh học.................. 35
2.5.3. Ưu, nhược điểm của công nghệ xử lý nước thải bằng cánh đồng tưới ............ 36
2.5.4. Cơ sở lý thuyết xây dựng hệ thống xử lý nước thải bằng hồ sinh học và cánh
đồng tưới................................................................................................................. 36
2.5.5. Hiện trạng áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng đất ngập nước nhân tạo
(cánh đồng lọc và cánh đồng tưới) trong nước và trên thế giới................................. 38
2.5.6. Đặc tính sinh học của lúa nước ...................................................................... 44

Chương III – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CÚU ........................................................ 50
3.1. ĐỊA ĐIỂM THỜI GIAN ......................................................................................... 50
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................... 50
3.2.1. Tổng quan thu thập tài liệu............................................................................. 50
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................. 50
3.3. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ HÓA LÝ.................................... 56

Chương IV - KẾT QUẢ THẢO LUẬN ..................................................................... 58
4.1. XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ SUY GIẢM CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC TỪ
NUÔI CÁ TRA ...................................................................................................... 58
4.1.1.Biến đổi hàm lượng N-NH4+ trong môi trường nước....................................... 58
4.1.2. Biến đổi hàm lượng P-PO43- trong môi trường nước ...................................... 60
4.1.3. Biến đổi giá trị COD trong môi trường nước.................................................. 61
4.1.4. Biến đổi giá trị DO trong môi trường nước .................................................... 62
4.1.5..Biến đổi giá trị pH trong môi trường nước ..................................................... 63
4.1.6. Biến đổi hàm lượng cặn lơ lửng trong môi trường nước (TSS)....................... 63

4.1.7. Nhận xét chung về chất lượng môi trường nước trong các ao nuôi cá tra theo
thời gian .................................................................................................................. 65
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ NUÔI CÁ
TRA BẰNG HỒ SINH HỌC................................................................................... 66
4.2.1. Diễn biến giá trị pH trong hồ sinh học ........................................................... 66


4.2.2. Diễn biến hàm lượng oxi hòa tan trong hồ sinh học ....................................... 67
4.2.3. Diễn biến hàm lượng N-NH4+ trong hồ sinh học ............................................ 68
4.2.4. Diễn biến hàm lượng Nitơ tổng trong hồ sinh học.......................................... 69
4.2.5. Diễn biến hàm lượng P-PO43- trong hồ sinh học............................................. 70
4.2.6. Diễn biến hàm lượng TSS trong hồ sinh học.................................................. 71
4.2.7. Diễn biến giá trị TOC trong hồ sinh học ........................................................ 71
4.2.8.Nhận xét chung về hiệu quả xử lý nước thải từ nuôi các tra bằng hồ sinh học . 72
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ NUÔI CÁ
TRA KHI TƯỚI CHO LÚA (MƠ HÌNH TƯỚI TĨNH)........................................... 73
4.3.1. Diễn biến hàm lượng N-NH4+ ........................................................................ 73
4.3.2 Diễn biến hàm lượng Tổng nitơ (TN).............................................................. 74
4.3.3 Diễn biến hàm lượng P-PO43-.......................................................................... 75
4.3.4. Nhận xét chung về hiệu quả xử lý nước thải khi sử dụng tưới cho lúa............ 76
4.4. MỘT SỐ KẾT QUẢ RÚT RA TỪ VIỆC SỬ DỤNG MƠ HÌNH TƯỚI ĐỘNG CHO
LÚA ........................................................................................................................ 77
4.5. ĐỀ XUẤT MƠ HÌNH XỬ LÝ NƯƠC THẢI CHO NUÔI CÁ TRA....................... 78
4.5.1. Các căn cứ để đề xuất mơ hình....................................................................... 78
4.4.2. Đề xuất mơ hình xử lý ................................................................................... 79

Chương V - KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI .... 82
5.1. KẾT LUẬN ............................................................................................................ 82
5.2. TỒN TẠI ................................................................................................................ 83
5.3. KIẾN NGHỊ VÀ HƯỚNG MỞ RỘNG CỦA ĐỀ TÀI ............................................ 83


TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 84
PHẦN PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BOD

Nhu cầu oxy sinh hóa (Biological Oxygen Demand)

COD

Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand)

ĐBSCL

Đồng bằng Sơng Cửu Long

DO

Oxy hịa tan (Dissolved Oxy)

KHCN

Khoa học cơng nghệ

KHTL

Khoa học thủy lợi


KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

NMXLN

Nhà máy xử lý nước

NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NSS

Ngày sinh sản

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

QLMT

Quản lý môi trường

SS

Chất rắn lơ lửng

TĐTTGĐ

Tốc độ tăng trưởng giai đoạn

TN


Tổng nitơ

TOC

Tổng cac bon hữu cơ (Total Organic Carbon)

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

VASEP

Hiệp hội chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam

XKTS

Xuất khẩu thủy sản


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Sản lượng và giá trị cá da trơn nuôi tại Mỹ giai đoạn 1999-2005 ................................ 6
Bảng 2.2: Sản lượng nuôi cá da trơn của Trung Quốc 2003-2005 ............................................... 6
Bảng 2.3: Sản lượng cá da trơn ở Đông Nam Á giai đoạn 1999-2005 ......................................... 7
Bảng 2.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000 -2007 .................................. 8

Bảng 2.5: Diện tích ni cá tra ở các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008.................. 12
Bảng 2.6: Sản lượng cá tra nuôi vùng ĐBSCL giai đoạn 1997 - 7T/2008....................... 15
Bảng 2.7. Thành phần thức ăn ở cá tra trong điều kiện tự nhiên.................................................18
Bảng 2.8. Công thức thức ăn tự chế cho cá tra...........................................................................19

Bảng 2.9: Ước lượng chất thải phát sinh từ 1ha nuôi cá tra........................................................23
Bảng 2.10: Kết quả phân tích tính chất nước trong ao ni cá Tra tại Tiền Giang ......................24
Bảng 2.11 Tổng hợp lượng nước thải phát sinh trong nuôi thủy sản...........................................25
Bảng 2.12. Cơ sở lý thuyết xây dựng và thiết kế hồ sinh học .....................................................37
Bảng 2.13. Yêu cầu về đạm qua các thời kỳ sinh trưởng của lúa nước .......................................46
Bảng 2.14. Yêu cầu về lân qua các thời kỳ sinh trưởng của lúa nước .........................................48
Bảng 3.1: Một số đặc điểm trong 3 ao nuôi theo dõi ..................................................................52
Bảng 3.2: Các giai đoạn theo dõi chất lượng nước trong các ao nuôi cá tra theo thời gian..........52
Bảng 3.3. Tổng hợp dụng cụ - phương pháp đo và độ chính xác ................................................57


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Diễn biến KNXK và giá XK trung bình cá tra giai đoạn 2000 – 2007............... 9
Hình 2.2. Diễn biến diện tích ni cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008......... 11
Hình 2.3: Diễn biến sản lượng ni cá tra ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008 .................. 14
Hình 2.4. Diễn biến diện tích và sản lượng cá tra ở vùng ĐBSCL.................................. 16
Hình 2.5. Cấu tạo ao ni trước khi ni ....................................................................... 18
Hình 2.6 Ao khi ni ổn định ....................................................................................... 18
Hình 2.7. Thức ăn cho cá tra .......................................................................................... 19
Hình 2.8. Thu hoạch cá tra............................................................................................. 19
Hình 2.9. Cho cá ăn ...................................................................................................... 22
Hình 2.10. Ơ nhiễm nước ao cá...................................................................................... 22
Hình 2.11. Thu nước thải từ ao ...................................................................................... 22
Hình 2.12. Thải nước từ rao ra kênh ............................................................................. 22
Hình 2.13. Sơ đồ xử lý nước thải bằng cơng nghệ Aeroten ........................................... 30
Hình 2.14. Mơ hình đất ngập nước kiến tạo ................................................................... 33
Hình 2.15. Đất ngập nước chảy tràn (FWSF) ................................................................. 34
Hình 2.16. Sơ đồ ngập nưóc kiến tạo chảy theo phương ngang ...................................... 39
Hình 2.17. Sơ đồ ngập nưóc kiến tạo chảy theo phương đứng........................................ 39
Hình 2.18. Sơ đồ mơ hình xử lý nước thải thơng thường tại các vùng nơng thơn........... 40

Hình 3.1: Ví trí các ao theo dõi mơi trường theo thời gian ni tại khu ni cá tra Ơng
Sáu Minh ...................................................................................................................... 51
Hình 3.2. Lấy mẫu tại mương dẫn nước từ trạm bơm về ao ni.................................... 51
Hình 3.3. Lấy mẫu tại ao ni nước từ trạm bơm về ao ni.......................................... 51
Hình 3.4: Vị trí thử nghiệm xử lý nước thải từ ao ni cá tra bằng hồ sinh học .............. 53
Hình 3.5: Cấu trúc mơ hình xử lý nước thải ao cá tra băng cánh đống tưới nông nghiệp 54


Hình 3.6. Ruộng thực nghiệm chụp từ bên phải ............................................................. 55
Hình 3.7. Ruộng thực nghiệm chụp từ bên trái............................................................... 55
Hinh3.8 ống điều tiết lưu lượng nước vào ruộng ........................................................... 55
Hình 3.9. Lấy mẫu nước đầu vào ruộng lúa ................................................................... 55
Hình 4.1: Biến đổi hàm lượng N-NH4+ trong môi trường nước tại các ao ni cá tra ..... 59
Hình 4.2: Biến đổi hàm lượng P-PO43- trong môi trường nước tại các ao ni cá tra ...... 60
Hình 4.3: Biến đổi giá trị COD trong môi trường nước tại các ao nuôi cá tra ................. 61
Hình 4.4: Biến đổi giá trị DO trong môi trường nước tại các ao nuôi cá tra.................... 62
Hình 4.5: Biến đổi giá trị pH trong mơi trường nước tại các ao ni cá tra..................... 63
Hình 4.6: Biến đổi hàm lượng TSS trong môi trường nước tại các ao ni cá tra ........... 64
Hình 4.7: Biến đổi giá trị pH trong hồ xử lý sinh học theo thời gian .............................. 66
Hình 4.8: Biến đổi giá trị DO trong hồ xử lý sinh học theo thời gian.............................. 67
Hình 4.9: Biến đổi giá trị N-NH4+ trong hồ xử lý sinh học theo thời gian....................... 68
Hình 4.10: Biến đổi giá trị TN trong hồ xử lý sinh học theo thời gian ............................ 69
Hình 4.11: Biến đổi giá trị P-PO43- trong hồ xử lý sinh học theo thời gian...................... 70
Hình 4.12: Biến đổi giá trị TSS trong hồ xử lý sinh học theo thời gian........................... 71
Hình 4.13: Biến đổi giá trị TOC trong hồ xử lý sinh học theo thời gian.......................... 71
Hình 4.14a: Biến đổi hàm lượng N-NH4+ trong các ô ruộng theo thời gian .................... 73
Hình 4.14b: Hiệu quả hấp thu N-NH4+ trong các ơ ruộng theo thời gian......................... 73
Hình 4.15a: Biến đổi hàm lượng TN trong các ô ruộng theo thời gian............................ 74
Hình 4.15b: Hiệu quả hấp thu TN trong các ơ ruộng theo thời gian................................ 75
Hình 4.16a: Biến đổi hàm lượng P-PO43- trong các ô ruộng theo thời gian ..................... 75

Hình 4.16b: Hiệu quả hấp thu P-PO43- trong các ô ruộng theo thời gian ......................... 76
Hình 4.17: Mô hình xử lý nước thải ao nuôi cá tra bằng giải pháp tưới nông nghiệp ...... 80


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

Chương I

MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đồng bằng sơng Cửu long (ĐBSCL) có chiều dài bờ biển từ Long An đến
Kiên Giang (Giáp Campuchia - khơng tính các đảo) là 780 km. Trong nội địa có
mạng lưới sơng ngịi dày đặc với 15 cửa sơng lớn đổ ra biển, nguồn lợi thủy sản
phong phú với nhiều thành phần giống lồi có giá trị kinh tế cao. Khu vực nằm tiếp
giáp với Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn nhất của cả nước,
đây là những lợi thế rất lớn để phát triển ngành thủy sản, đặc biệt là lĩnh vực nuôi
trồng thủy sản (NTTS).
Cá tra là đối tượng được nuôi tương đối phổ biến ở các tỉnh, thành trong vùng,
đặc biệt là các tỉnh nằm ven sông Tiền và sông Hậu. Sản lượng cá tra của ĐBSCL
chiếm trên 95% sản lượng cá da trơn của cả nước. Trong những năm qua, giá trị
xuất khẩu cá tra có tốc độ tăng trưởng khá cao và đóng góp rất lớn vào tổng kim
ngạch xuất khẩu thủy sản của cả nước (chỉ đứng sau tôm sú). Mặt hàng cá tra chế
biến của vùng ĐBSCL đã thâm nhập được nhiều thị trường trên thế giới, trong đó có cả
những thị trường đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật khắt khe như EU và Mỹ. Đến cuối năm
2008, sản lượng cá tra vùng ĐBSCL đạt 1.128.000 tấn với kim ngạch xuất khẩu trên
1,2 tỷ USD.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong sản xuất vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro về
dịch bệnh, môi trường và thị trường. Hầu hết người dân phát triển nuôi cá tự phát,
nuôi với mật độ quá cao trong khi chưa có hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ (xử lý nước
thải, chất thải...). Nguồn chất thải này hiện nay hầu như vẫn chưa được xử lý mà

thường được thải trực tiếp ra sông rạch trong khu vực ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường nước, tác động tiêu cực đến nhiều ngành sản xuất sử dụng nguồn nước
trong đó có cả tác động đến con người. Theo ước tính, để sản xuất được 1 tấn cá tra,

-1-


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

sẽ thải ra môi trường khoảng 16.000 m 3 nước thải. Các chất ô nhiễm chủ yếu trong
thành phần nước thải gồm các chất hữu cơ, nitơ và phốt pho. Hiện nay, ĐBSCL
đang phải đối mặt với vấn đề bảo vệ mơi trường vì lượng thức ăn thủy sản ngày
càng thải ra nhiều hơn làm ảnh hưởng đến nguồn nước.
Việc nghiên cứu giải pháp xử lý nước thải phát sinh từ q trình ni cá tra đã
và đang là vấn đề cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi
một cách ổn định, bền vững trong những năm gần đây. Một số nơi tại Việt Nam, đã
có các cơng trình nghiên cứu nhằm xử lý nguồn ô nhiễm này như: sử dụng công
nghệ sinh học hiếu khí; ao, hồ sinh học; đất ngập nước kiến tạo (sử dụng bãi lọc
trồng cây)... Tuy nhiên, thực tế, các biện pháp xử lý này chưa đáp ứng đủ nhu cầu
cần xử lý một khối lượng lớn nước thải từ ao nuôi cá tra. Tại một số vùng của khu
vực ĐBSCL, nông dân đã tự thử nghiệm tưới nước thải từ các ao nuôi cho các cánh
đồng trồng lúa và trồng cỏ đã mang lại nhiều hiệu quả đáng kể. Tuy nhiên, việc
nghiên cứu áp dụng mơ hình hiện nay vẫn chưa có cơng trình nghiên cứu cụ thể
nào.
Với đặc tính nghề ni có tính chất nơng hộ, nơi có nhiều diện tích, chất ơ
nhiễm phát sinh thuộc loại dễ phân hủy sinh học nên quy mô và biện pháp xử lý cần
phải được cân nhắc và lựa chọn để tăng tính ứng dụng vào thực tiễn sản xuất. Công
nghệ sinh học đơn giản chỉ dùng các đối tượng sinh học sẵn có, giải pháp cánh đồng
tưới bằng lúa nước kết hợp với hệ thống cơng trình thủy lợi được xem như là định
hướng đúng để góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải từ nuôi cá tra vùng

ĐBSCL.
Trước thực trạng và yêu cầu đặt ra như trên, Đề tài “NGHIÊN CỨU XỬ LÝ
NƯỚC THẢI TỪ AO NUÔI CÁ TRA BẰNG HỒ SINH HỌC VÀ CÁNH ĐỒNG
TƯỚI” được tiến hành nghiên cứu nhằm xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn cho
việc xử lý nước thải từ ao ni cá tra cho vùng ĐBSCL, góp phần định hướng giải
pháp xử lý có hiệu quả và thực tiễn nước thải từ các ao nuôi, đảm bảo phát triển lâu
dài và bền vững cho nghề nuôi cá hiện nay.

-2-


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm xác định hiệu quả xử lý các chất ô nhiễm
từ nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới (sử dụng thực vật
là lúa nước), làm cơ sở khoa học và thực tiễn xây dựng các giải pháp xử lý nước
thải từ nuôi cá tra.
1.3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu:




Nghiên cứu sẽ được thực hiện trên quy mô nhỏ, thực tế tại khu vực ni cá tra
của tỉnh An Giang.
Đề xuất quy trình xử lý phù hợp cho một số khu vực nuôi cá tra thuộc vùng
ĐBSCL.

Đối tượng nghiên cứu:






Nước thải từ hồ nuôi cá tra tại An Giang.
Hồ sinh học (chứa nước thải) có sẵn từ khu vực ni cá tra (xem xét hiệu quả
của thực vật phù du và các vi sinh vật có sẵn trong hồ trong việc hấp thu và
chuyển hóa các chất ơ nhiễm từ nước thải của các ao nuôi cá tra).
Sử dụng lúa nước để hấp thu N, P trong nước thải từ ao nuôi cá tra cũng như
xem xét q trình chuyển hóa các chất ơ nhiễm trên mơ hình thử nghiệm thực
tế.

1.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Các nội dung chính triển khai thực hiện nghiên cứu bao gồm:
a.

b.

Tổng quan về vấn đề ô nước thải từ nuôi cá tra và các công nghệ xử lý


Tổng quan về tình hình ni cá tra và các vấn đề phát triển nghề nuôi;



Tổng quan về vấn đề ô nhiễm môi trường từ hoạt động nuôi cá tra;




Tổng quan về các công nghệ xử lý nước thải từ nuôi các tra.



Tổng quan về quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa, khả năng
hấp thu các chất dinh dưỡng và các điều kiện mơi trường.

Xác định thành phần, tính chất và mức độ suy giảm chất lượng nước trong ao
nuôi cá tra tại khu vực thử nghiệm thực tế tại An Giang.

-3-


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

c.

Xác định hiệu quả hấp thu và chuyển hóa chất ô nhiễm khi qua hồ sinh học có
sẵn sau các ao nuôi tại khu vực thử nghiệm thực tế tại An Giang.

d.

Xác định hiệu quả hấp thu chất ô nhiễm khi xử lý qua cánh đồng tưới (lúa
nước) trên mô hình thử nghiệm thực tế tại An Giang.

e.

Đề xuất giải pháp sử dụng nước thải từ ao nuôi cá tra để tưới cho lúa đáp ứng
được hiệu quả về xử lý mơi trường, đặc tính dinh dưỡng của cây lúa.


1.5. TÍNH MỚI, TÍNH KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Việc áp dụng đất ngập nước tự nhiên (hệ sinh thái ngập nước) hay nhân tạo
(cánh đồng tưới và cánh đồng lọc) đã xuất hiện các hệ thống xử lý từ những năm
1990. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ đất ngập nước nhân tạo tại mỗi nước (có
vị trí, khí hậu, thủy văn khác nhau) sẽ có các nghiên cứu thử nghiệm khác nhau đối
với từng loại nước thải khác nhau.
Tại Việt Nam, công nghệ này cũng đã và đang phát triển từ những năm 2004.
Đến nay, đã có nhiều cơng trình nghiên cứu, thử nghiệm cho việc xử lý các loại
nước thải như nước thải làng nghề giấy, nước thải sinh hoạt, nước rỉ rác, nước thải
nuôi trồng thủy sản... Các mơ hình này lựa chọn các cơng nghệ chủ yếu như bãi lọc
trồng cây (đất ngập nước dòng chảy ngang, dòng chảy đứng), cánh đồng tưới và các
mơ hình kết hợp. Mỗi một mơ hình đều sử dụng các loài thực vật khác nhau, phù
hợp cho từng tính chất nước thải và khả năng tận dụng sinh khối của thực vật.
Đối với nước thải từ ao nuôi cá tra, cũng đã có các cơng trình nghiên cứu xử lý
bằng đất đất ngập nước dòng chảy ngang và dòng chảy đứng sử dụng thực vật là cỏ.
Tuy nhiên, mơ hình cánh đồng tưới nơng nghiệp (tưới cho lúa nước và cỏ) kết hợp
giải pháp thủy lợi hợp lý vận chưa có cơng trình nghiên cứu nào. Do đó, việc chọn
đề tài “Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng
tưới” là một hướng đi mới góp phần nhỏ vào việc xử lý nước thải từ các ao nuôi cá
tra đang gây ô nhiễm môi trường như hiện nay.

-4-


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

Chương II

TỔNG QUAN
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NI CÁ TRA

2.1.1. Tình hình ni cá tra trên thế giới
Cá da trơn được nuôi nhiều ở Đông Nam Á, Mỹ, Trung Quốc, một ít ở Nam
Mỹ. Các lồi chính có tên khoa học như Ictalurus punctatus (cá nheo Mỹ),
pangasius spp (cá tra), pangasius hypophthalmus, Silurus asotus, Leiocassi
longirostris, Pelteobagrus fulvidraco... trong đó các lồi pangasius, Ictalurus
punctatus, Silurus asotus được ni với khối lượng lớn nhất và tập trung ở Việt
Nam, Mỹ và Trung Quốc chiếm trên 99% tổng sản lượng.
Cá tra phân bố ở một số nước Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan,
Inđơnêxia và Việt Nam. Đây là lồi cá được nuôi ở hầu hết ở các nước Đông Nam
Á và là một trong các lồi cá ni quan trọng của khu vực này (đặc biệt ở Việt
Nam). Bốn nước trong khu vực hạ lưu sơng Mê Kơng đã có nghề nuôi cá tra truyền
thống là Thái Lan, Campuchia, Lào và Việt Nam do có nguồn cá giống tự nhiên khá
phong phú. Ở Campuchia, trong ba loài cá thuộc họ cá Tra thì cá Tra chiếm đến
98%, sản lượng cá tra ni, chiếm một nửa tổng sản lượng các lồi cá nuôi của các
nước. Một số nước trong khu vực như Malaysia, Inđơnêxia cũng đã ni cá tra có
hiệu quả ngay từ những thập niên 70-80 của thế kỷ trước.
- Tại Mỹ: Năm 2005, tổng sản lượng cá da trơn đạt 376.850 tấn (Nguồn: FAO,
2007), đối tượng chính là lồi có tên khoa học Ictalurus punctatus. Cá da trơn ở Mỹ
được nuôi chủ yếu ở 4 bang là: Alabama, Ankansas, Louisiana và Misissipi. Tuy
nhiên, gần đây giá thành sản phẩm tăng do giá xăng và giá thức ăn tăng đã gây khó
khăn cho người ni. Hơn nữa, thị trường cá da trơn Mỹ đang bị cạnh tranh bởi cá
da trơn từ nước ngoài (Trung Quốc, Việt Nam, Nam Mỹ) nên nghề ni cá da trơn
ở Mỹ hiện gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất thu hẹp dần.

-5-


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

Bảng 2.1: Sản lượng và giá trị cá da trơn nuôi tại Mỹ giai đoạn 1999-2005

Danh mục
Sản lượng

1999

2000

2001

2002

2003

2004

270.629 269.257 270.846 286.039 345.608 348.588

(tấn)
Giá BQ
(USD/kg)
Giá trị
(triệu USD)

2005

Tỷ lệ
tăng

376.850


6%

1,62

1,66

1,43

1,25

1,28

1,54

1,56

-0,63%

438

447

387

358

384

440


430

-0,32%

(Nguồn: FAO, 2007)
- Tại Trung Quốc: Xét đến năm 2005, Trung Quốc trở thành nhà xuất khẩu cá da
trơn lớn nhất vào Mỹ (vượt qua Việt Nam). Xuất phát từ thị trường mở rộng hơn và
nhu cầu nội địa rất lớn nên sản lượng cá da trơn nuôi của Trung Quốc tăng rất
nhanh, đạt 478.004 tấn vào năm 2005 tấn (Nguồn: FAO, 2007), tăng 100.000 tấn so
với năm 2004 và tăng 160.000 tấn so năm 2003. Các đối tượng ni chính là Silurus
asotus, Ictalurus punctatus, Pelteobagrus fulvidraco.
Bảng 2.2: Sản lượng nuôi cá da trơn của Trung Quốc 2003-2005 (Đơn vị: tấn)
Danh mục

2003

2004

2005

Tăng bq 2003-2005

Tổng sản lượng cá da trơn

317.985

377.492

478.004


23%

Trong đó: Ictalurus punctatus

45.552

62.618

101.096

49%

Các lồi cá da trơn khác

272.433

314.874

376.908

18%

(Nguồn: FAO, 2007)
- Đông Nam Á: Cũng là khu vực sản xuất cá da trơn quan trọng của thế giới. Trong
đó, nhiều nhất là Việt Nam, sau đó là Thái Lan, Inđônêxia, Malaysia. Các nước
khác sản xuất cá da trơn khơng đáng kể. Inđơnêxia và Campuchia có sự tăng trưởng
rất nhanh trong giai đoạn 1999-2005 đạt 25%/năm đối với Inđônêxia và đạt 49% đối
với Campuchia.

-6-



Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

Bảng 2.3: Sản lượng cá da trơn ở Đông Nam Á giai đoạn 1999-2005 (Đơn vị: tấn)
Quốc gia

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Tỷ lệ
tăng

Tổng cộng 211.367

234.405 260.655

305.034 380.468 556.553 646.518


20%

Việt Nam

87.000

100.000 114.000

135.000 163.000 255.000 376.000

28%

Thái Lan

83.628

89.226

92.543

101.312 124.691 189.940 130.784

8%

Inđơnêxia

27.350

31.629


36.979

49.457

70.826

80.234

102.090

25%

Malaysia

11.767

12.115

15.124

15.623

18.345

20.849

24.689

13%


510

500

484

508

643

3.600

5.600

49%

Myanma

0

0

0

500

800

5.000


5.000

-

Philíppin

1.112

935

1.525

2.634

2.163

1.930

2.355

13%

Campuchia

(Nguồn: FAO, 2007)
- Tại Nam Mỹ: Cũng có nhiều nước ni cá da trơn như Braxin, Costa Rica,
Êcuador, Chilê nhưng nhìn chung qui mơ ni ở các nước này còn nhỏ so với nước
ở khu vực khác, đặc biệt là so với cá tra của Việt Nam. Vì vậy, khả năng phát triển
trong tương lai của họ sẽ khó cạnh tranh một khi Việt Nam vẫn giữ được lợi thế về
giá và chất lượng sản phẩm. Tính đến năm 2005, tổng sản lượng cá da trơn của

Braxin đạt 1.909 tấn, tăng 9% so với năm 2004 tấn (Nguồn: FAO, 2007), trong đó
cũng chủ yếu là lồi Ictalurus punctatus. Cũng sản xuất loài cá này ở Costa Rica
nhưng sản lượng chỉ đạt 169 tấn.
2.1.2. Tình hình ni cá tra tại Việt Nam
a.

Tình hình cả nước nói chung:
Có thể nói ni cá tra ở Việt Nam đã có từ những năm 50 của thế kỷ trước ở

ĐBSCL, ban đầu chỉ nuôi ở qui mô nhỏ, cung cấp thực phẩm phục vụ tiêu dùng tại
chỗ; các hình thức ni chủ yếu là tận dụng ao, mương, vườn và nguồn thức ăn sẵn
có. Vào những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ trước, tình hình ni cá tra đã có

-7-


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

những bước tiến triển mạnh; các doanh nghiệp chế biến đã tìm được thị trường xuất
khẩu, các Viện nghiên cứu đã thành cơng trong việc đưa ra qui trình sản xuất con
giống và qui trình ni thâm canh đạt năng suất cao … ngay sau đó đối tượng ni
này được lan tỏa và đưa vào nuôi ở nhiều vùng miền trên cả nước.
Trong giai đoạn phát triển này, đã có rất nhiều các cơng trình nghiên cứu về cá
tra: Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, tình hình dịch bệnh, khả năng thích ứng
với các điều kiện mơi trường, các loại thức ăn và thành phần thức ăn liên quan đến
tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng… Đây là những nghiên cứu rất có giá trị, là cơ sở để
nghề nuôi cá tra phát triển mạnh, đạt được những kết quả như ngày nay.
Việc chủ động sản xuất giống cá tra nhân tạo, đáp ứng đủ nhu cầu ni đã mở
ra khả năng sản xuất hàng hóa tập trung phục vụ cho xuất khẩu và tiêu dùng nội địa.
Kể từ sau năm 2005 đến nay, Việt Nam nổi lên trở thành nước sản xuất và xuất

khẩu cá da trơn lớn nhất thế giới. Lồi có khả năng cung cấp cho chế biến xuất khẩu
có tên khoa học là Pangasius spp. Sản lượng cá tra ni tính đến năm 2007 đã đạt
trên 1 triệu tấn (theo số liệu thống kê của Hải Quan), xuất khẩu đạt 386.870 tấn với
KNXK gần 1 tỷ USD. Sự thành công của Việt Nam chắc chắn sẽ làm cho nhiều
nước ở Đông Nam Á quan tâm hơn đến đối tượng này.
Bảng 2.4: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu cá tra giai đoạn 2000 -2007
Chỉ tiêu

2000

2001

2002

2003

2004

689

1.970

27.980

33.304

82.962

140.707 286.600 386.870


77%

KNXK (103 USD)

2.593

5.618

87.055

81.899

228.995 328.153 736.872 979.036

68%

Giá TB (USD/kg)

3,76

2,85

3,11

2,46

Sản lượng (tấn)

2,76


2005

2,33

2006

2,57

2007

2,53

Tăng bq

-5%

(Nguồn: Thống kê XKTS Việt Nam 10 năm (1998-2007) - VASEP, 2008)

-8-


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

sản lượng

KNXK

450000

1200000

2007

400000
TẤN

2006

300000

800000

2006

250000

600000

200000
2005

150000
2004
2004

100000
50000
0

USD


2007 1000000

350000

2001
2000
2001
2000

400000

2005

2003
2002
2002
2003

200000
0

Năm

Hình 2.1: Diễn biến KNXK và giá XK trung bình cá tra giai đoạn 2000 - 2007
b.

Tình hình nuôi cá tra tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long:
Từ nửa đầu thế kỷ 20, nuôi cá trong ao mới bắt đầu xuất hiện ở đồng bằng

Nam bộ và đối tượng ni chính là cá tra. Tài liệu thống kê của tỉnh An Giang cho

thấy năm 1985 có hơn 90% diện tích ao ni cá ở nơng thơn của tỉnh lúc bấy giờ là
nuôi cá tra. Từ trước những năm 1970, kỹ thuật ni cịn hạn chế, thì nghề ni cá
cịn mang tính chất đơn điệu với đối tượng nuôi chủ yếu là cá tra, các đối tượng
khác rất ít. Hiện nay nuôi cá tra và ba sa đã phát triển ở nhiều địa phương, không
chỉ ở Nam bộ mà một số nơi ở miền Trung và miền Bắc cũng bắt đầu quan tâm nuôi
các đối tượng này. Nuôi thương phẩm thâm canh cho năng suất rất cao, cá tra ni
trong ao có khi đạt tới 200 - 300 tấn/ha, cá tra và ba sa ni trong bè có thể đạt tới
100 – 300 kg/m 3 bè. Nghề nuôi cá này có lẽ được bắt nguồn từ Biển Hồ (Ton le sap)
của Campuchia được một số kiều dân Việt nam hồi hương áp dụng khởi đầu từ
vùng Châu Đốc, Tân châu thuộc tỉnh An giang và Hồng Ngự thuộc tỉnh Ðồng Tháp
vào khoảng cuối thập niên 50 thế kỷ trước. Dần dần nhờ cải tiến, bổ sung kinh
nghiệm cũng như kỹ thuật, nuôi cá bè đã trở thành một nghề hồn chỉnh và vững
chắc. Ðồng bằng sơng Cửu Long có hơn 50% số tỉnh ni cá bè, nhưng tập trung

-9-


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

nhất là hai tỉnh An Giang và Ðồng Tháp, với hơn 60% số bè ni và có năm đã
chiếm tới 76% sản lượng ni cá bè của tồn vùng. Tuy nhiên trong thời gian từ
năm 2005 đến nay thì cách thức nuôi cá tra bè đã giảm dần và chỉ cịn lại hình thức
ni cá trong ao.
Nguồn giống cá tra và ba sa trước đây hoàn toàn phụ thuộc vào vớt trong tự
nhiên. Hàng năm vào khoảng đầu tháng 5 âm lịch, khi nước mưa từ thượng nguồn
sông Cửu Long (MêKơng) bắt đầu đổ về thì ngư dân vùng Tân Châu (An Giang) và
Hồng Ngự (Ðồng Tháp) dùng một loại lưới hình phễu gọi là đáy để vớt cá bột. Cá
tra bột được chuyển về ao để ương nuôi thành cá giống cỡ 7-10 cm và được vận
chuyển đi bán cho người nuôi trong ao và bè khắp vùng Nam Bộ. Khu vực ương
nuôi cá giống tập trung chủ yếu ở các địa phương như Tân Châu, Châu Đốc, Hồng

Ngự, các cù lao trên sông Tiền Giang như Long Khánh, Phú Thuận. Trong những
thập niên 60-70 thế kỷ 20, sản lượng cá bột vớt mỗi năm từ 500-800 triệu con và cá
giống ương nuôi được từ 70-120 triệu con. Sản lượng vớt cá bột ngày càng giảm do
biến động của điều kiện môi trường và sự khai thác quá mức của con người. Ðầu
thập niên 90, sản lượng cá bột vớt hàng năm chỉ đạt 150-200 triệu con. Nghiên cứu
sinh sản nhân tạo cá tra được bắt đầu từ năm 1978 và cá ba sa từ 1990. Mỗi năm,
nhu cầu con giống cá ba sa từ 20-25 triệu con. Từ năm 1996, trường Ðaị học Cần
Thơ, Viện nghiên cứu nuôi trồng Thủy sản II, Công ty Agifish An Giang đã nghiên
cứu nuôi vỗ thành thục cá bố mẹ và cho đẻ nhân tạo cá basa thành công, chủ động
giải quyết con giống cho nghề nuôi cá ba sa.
Trong năm 2006 ở các tỉnh, thành như Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh
Long... đã có thêm hàng ngàn hecta ao hầm được khẩn trương đào mới để nuôi cá.
Trong lúc người ni cá hân hoan với món lợi bạc tỉ thì cả khu vực phải đối mặt với
thảm họa ô nhiễm môi trường.
Trung tuần tháng 4-2007 giá cá tra đã “hạ nhiệt” xuống dưới mức 17.000
đồng/kg, nhưng phong trào đào ao nuôi cá tra vẫn diễn ra rầm rộ ở nhiều nơi. Tại
Đồng Tháp, diện tích ao ni cá đã vượt con số 5.000 ha, tăng hơn 1.000 ha so với

- 10 -


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

năm 2005; An Giang đến đầu tháng 3-2007 có thêm hơn 200 ha ao cá đào mới,
Vĩnh Long qui hoạch đến năm 2010 có 400 ha ao cá với sản lượng khoảng 80.000
tấn cá.
Diễn biến diện tích ni cá tra tại ĐBSCL:
Vào năm 1997, cá tra mới chỉ được nuôi ở tỉnh Tiền Giang và An Giang, với
diện tích 1.290 ha; đến năm 2002 nuôi cá tra đã phát triển ở 5 tỉnh với diện tích tăng
lên 2.413,2 ha; tốc độ tăng trưởng bình qn về diện tích giai đoạn 1997-2002 là

13,34%/ năm.
Đến năm 2003, diện tích ni là 2.792,4 ha, tăng nhanh vào năm 2007 lên tới
5.429,7 ha; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2003-2007 là 18,1%/năm.
Tốc độ tăng trưởng bình quân trong 11 năm (1997-2007) là 15,46 %/năm,
diện tích ni cá tra năm 2007 tăng gấp 4,2 lần so với năm 1997. Đến tháng 7/2008
đã triển khai nuôi cá tra được 5.350,8 ha, gần bằng với diện tích ni năm 2007.
Trong các tỉnh có diện tích ni lớn, Cần Thơ có diện tích ni cá tra cao
nhất trong vùng là 1.569,9 ha, chiếm 29%; kế đến là tỉnh An Giang với diện tích
ni là 1.393,8 ha, chiếm 25,7%; tỉnh Đồng Tháp với diện tích 1.272 ha, chiếm
23,4%. Tổng tỷ lệ về diện tích của 3 tỉnh này chiếm khoảng 78% diện tích ni cá
tra tồn vùng.
6.000
5.429,7
5.350,8

5.000

4.912,5

Ha

4.000
3.000

2.792,4
2.253,0 2.123,0 2.316,6 2.413,2

2.000
1.000


3.653,0

3.325,1

1.735,0
1.290,0

00
8
7T
/2

20
07

20
06

20
05

20
04

20
03

20
02


20
01

20
00

19
99

19
98

19
97

0

Hình 2.2. Diễn biến diện tích ni cá tra ở vùng ĐBSCL giai đoạn 1997-7T/2008

- 11 -


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

Bảng 2.5: Diện tích ni cá tra ở các tỉnh ĐBSCL giai đoạn 1997- 7T/2008 (ĐVT: ha)
TT

Địa phương

1997


1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

7T/2008

TĐTT GĐ TĐTT GĐ TĐTT GĐ
1997-2002 2003-2007 1997-2007

1

Long An


-

-

-

-

-

-

-

100,0

150,0

0,0

0,0

0,0

2

Tiền Giang

850,0


900,0

815,0

738,0

860,0

860,0

880,0

900,0

920,0

42,0

82,0

120,0

3

Bến Tre

-

-


-

-

-

-

-

54,3

57,9

97

495

680,0

4

Trà Vinh

-

-

-


-

-

-

-

151,1

76,6

38,0

50,0

60,6

5

Sóc Trăng

-

-

-

-


-

-

16,0

39,0

84,0

45,0

140,0

210,5

6

Bạc Liêu

-

-

-

-

-


-

-

5,5

6,0

0

0

0,0

7

Cà Mau

-

-

-

-

-

-


-

-

3,0

0

0

0,0

8

Kiên Giang

-

-

-

-

-

-

-


-

20,0

0

0

0,0

9

An Giang

440,0

400,0

600,0

400,0

401,1

650,0

860,9

765,2


815,0

807,2

1.393,8

1.392,0

10

Đồng Tháp

-

435,0

510,0

595,0

567,5

480,0

408,5

520,0

1.826,0


1.580

1.272

1.110,4

32,84

11

Vĩnh Long

-

-

-

-

15,0

40,2

55,0

92,0

131,0


204

301

336,4

52,95

12

Hậu Giang

-

20,0

27,0

40,0

42,0

126,0

199,0

58,43
29,86

0,23


-44,75

-20,85

71,99

8,12

12,80

12,22

13

Cần Thơ
Tổng

1.290,0

-

328,0

390,0

473,0

383,0


552,0

671,0

783,0

797,8

1.569,9

1.241,9

1.735,0

2.253,0

2.123,0

2.316,6

2.413,2

2.792,4

3.325,1

4.912,5

3.653,0


5.429,7

5.350,8

(Nguồn: Báo cáo của các Sở Thủy sản, Sở NN & PTNT và Cục Nuôi trồng Thủy sản, giai đoạn 1997-7/2008)
Ghi chú: TĐTTGĐ - Tốc độ tăng trưởng giai đoạn (%/năm)

- 12 -

13,34

18,09

15,46


Đề tài: Nghiên cứu xử lý nước thải từ ao nuôi cá tra bằng hồ sinh học và cánh đồng tưới

Như vậy, với bảng thống kê trên ta thấy được diện tích ni cá Tra tại ĐBSCL
ngày càng tăng. Với diện tích ni lớn như thế thì một vụ ni cá Tra sẽ thải ra một
lượng lớn chất thải, kéo theo vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng và môi
trường nước thải cá Tra và môi trường xung quanh càng bị đe dọa
Diễn biến sản lượng Cá Tra tại ĐBSCL:
Sản lượng nuôi cá tra ao, đăng quầng liên tục tăng trong giai đoạn 1997-2007, từ
23.250 tấn (năm 1997) lên 683.567 tấn (năm 2007) và tăng gấp 29,4 lần. Tốc độ tăng
trưởng sản lượng trung bình giai đoạn 1997-2007 là 40,23 %/năm, cao hơn rất nhiều so
với tăng trưởng bình qn diện tích (15,46 %/năm).
Hệ quả của việc phát triển nuôi cá tra thiếu quy hoạch, kém bền vững trong năm
2007 và những tháng đầu năm 2008 dẫn đến sản lượng cá tra trong vùng tiếp tục tăng
nhanh vào 7 tháng đầu năm 2008 với sản lượng đạt được 833.564 tấn, tăng gấp 36 lần

so với năm 1997. Theo ước tính thì sản lượng những tháng cuối năm 2008 sẽ cịn tiếp
tục tăng cao, tình trạng khủng hoảng thừa nguyên liệu cá tra do mất cân đối cung cầu
vẫn còn tiếp diễn. Sản lượng cá tra trong vùng thừa đến ngày 21/7/2008 ước113.000
tấn.
Tốc độ tăng trưởng về sản lượng ni cá tra ao, đăng quầng bình qn giai đoạn
1997-2002 là 32,23 %/năm; giai đoạn 2003-2007 là 50,49%. Song tốc độ tăng trưởng
về sản lượng cá tra nuôi lồng bè có xu hướng ngược lại với sản lượng cá tra ni ao.
Tốc độ tăng trưởng bình qn trong 10 năm (1997-2007) đạt 3,19 %/năm, trong đó tốc
độ tăng mạnh ở giai đoạn năm 1997-2002 (143,46 %/năm), nhưng lại giảm dần ở những
năm tiếp theo (đạt -64,95%/năm, giai đoạn 2003-2007).
Theo số liệu thống kê được bổ sung từ các Sở NN & PTNT các tỉnh thành có ni
cá tra thâm canh đến tháng 7/2008 thì TP.Cần Thơ có sản lượng cao nhất là 260.000
tấn, chiếm 31,2% sản lượng toàn vùng, kế đến là tỉnh An Giang là 204.624 tấn, chiếm
24,5% và tỉnh Đồng Tháp là 150.994 tấn, chiếm 18,1%. Nhìn chung, sản lượng 3 tỉnh
này đóng góp đáng kể và chiếm 73,9% so tổng sản lượng; các tỉnh còn lại: Tiền Giang,
Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang và Vĩnh Long chiếm tỷ trọng 26,1% so với
toàn vùng. Sản lượng nuôi lồng bè của các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Tiền
- 13 -


×