Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

thử nghiệm chế phẩm sinh học EIP để xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.58 MB, 64 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN THỦY SẢN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM SINH HỌC EIP ĐỂ
XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ AO NUÔI THỦY SẢN
CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI: KS TRỊNH THỊ LAN
Năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA NÔNG NGHIỆP – TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN THỦY SẢN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
THỬ NGHIỆM CHẾ PHẨM SINH HỌC EIP ĐỂ
XỬ LÝ NƯỚC THẢI TỪ AO NUÔI THỦY SẢN
BAN GIÁM HIỆU KHOA NÔNG NGHIỆP& TNTN CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Năm 2010
i
TÓM TẮT
Đề tài: “Thử nghiệm chế phẩm sinh học EIP để xử lý nước thải từ ao nuôi
thủy sản” được tiến hành từ tháng 12/2008 đến tháng 10/2010. Một số kết quả của
đề tài cho thấy:
Qua phỏng vấn nông hộ có 100% hộ nuôi cá đều thải nước thải từ ao nuôi trực tiếp
ra kênh rạch mà chưa qua xử lý theo quy đinh. Trong quá trình nuôi bệnh xuất
huyết trên cá thường xảy ra nhiều nhất (50%). Khảo sát thành phần và hoạt tính
của EIP cho thấy, EIP có thành phần nấm men nấm mốc, tổng vi khuẩn, Bacillus
subtilis tăng từ lúc lên men đến sau 15 ngày và 45 ngày. Đến 6 tháng thì giảm dần
và mất tác dụng. pH luôn nằm trong khoảng thích hợp cho hoạt động của EIP. Sử
dụng EIP để xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản sau 48 giờ thí nghiệm cho thấy
kết quả ở nghiệm thức 3 đạt hiệu quả tốt nhất. Cụ thể: NO
2
-


đạt 88,3%, NO
3
-
đạt
72,9%, COD đạt 67,2%, BOD đạt 73,6%, NH
4
+
đạt 85%, PO
4
3-
đạt 42,7%, độ đục
đạt 38,5% và coliforms đạt 90%. Còn pH, DO sau khi sử dụng EIP để xử lý thì
làm cho pH, DO giảm thấp. Đây là một vấn đề cần lưu ý khi sử dụng EIP để xử lý
nước thải.
Từ khóa: enzyme ionic plasma, xử lý, chất lượng nước, nuôi trồng thủy sản.
ii
MỤC LỤC
Tóm tắt
Mục lục
Danh sách từ viết tắt
Danh sách hình
Danh sách bảng
CHƯƠNG 1 Mở đầu 1
I. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu 1
1. Mục tiêu nghiên cứu 1
2. Nội dung nghiên cứu 1
II. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1. Đối tượng nghiên cứu 2
2. Phạm vi nghiên cứu 2
III. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 2

1. Cơ sở lý luận 2
1.1 Sơ lược về thành phần nước thải từ ao nuôi thủy sản 2
1.2 Hiện trạng vùng nuôi thủy sản ở tỉnh An Giang 3
1.3 Các phương pháp xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản hiện nay 4
1.4 Tổng quan về enzyme 6
1.5 Tình hình sử dụng enzyme và chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản 8
2 Phương pháp nghiên cứu 11
2.1 Thời gian nghiên cứu 11
2.2 Nguyên vật liệu nghiên cứu 11
2.3 Phương pháp nghiên cứu 11
2.4 Phương pháp phân tích các yếu tố môi trường 14
2.5 Xử lý số liệu 14
CHƯƠNG 2 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 15
I. Kết quả phỏng vấn nông hộ 15
iii
2.1 Nguồn tiếp cận thông tin kỹ thuật 15
2.2 Một số thông tin kỹ thuật trong xử lý ao nuôi 16
2.3 Vấn đề xử lý nước thải trong quá trình nuôi 17
II. Kết quả phân tích hoạt tính của enzyme ionic plasma 17
2.1 pH của EIP 17
2.2 Tổng số nấm men, nấm mốc của EIP 18
2.3 Tổng số vi khuẩn hiếu khí, Bacillus subtillis 18
III. Kết quả xử lý nước thải bằng EIP 19
3.1 pH 19
3.2 Độ đục 20
3.3 NO
2
-
21
3.4 NO

3
-
22
3.5 Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD) 24
3.6 Nhu cầu oxy hóa học (COD) 25
3.7 NH
4
+
26
3.8 Oxy hòa tan (DO) 27
3.9 Phosphate (PO
4
3-
) 29
3.10 Tổng coliforms 30
CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 32
1 Kết luận 32
2 Kiến nghị 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
iv
DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Diễn giải
EIP Enzyme ionic plasma
ĐC Đối chứng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
NT Nghiệm thức
Ctv Cộng tác viên
QCVN Quy chuẩn Việt Nam

COD Nhu cầu oxy hóa học
BOD Nhu cầu oxy sinh hóa
v
DANH SÁCH HÌNH
HÌNH TỰA HÌNH TRANG
1 Hỗn hợp lên men EIP 11
2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm 13
3 Tỉ lệ % các hộ tiếp cận thông tin kỹ thuật 15
4 Tỉ lệ % các bệnh xuất hiện trong vụ nuôi 16
5 Kết quả xử lý pH bằng EIP 19
6 Kết quả xử lý độ đục bằng EIP 21
7 Kết quả xử lý NO
2
-
bằng EIP 22
8 Kết quả xử lý NO
3
-
bằng EIP 23
9 Kết quả xử lý BOD bằng EIP 24
10 Kết quả xử lý COD bằng EIP 25
11 Kết quả xử lý NH
4
+
bằng EIP 27
12 Kết quả xử lý DO bằng EIP 28
13 Kết quả xử lý PO
4
3-
bằng EIP 29

14 Kết quả xử lý Coliforms bằng EIP 31
vi
DANH SÁCH BẢNG
BẢNG TỰA BẢNG TRANG
1 Chất lượng nước thải do nuôi tôm, cá ao, bè tập trung 3
2 Một số nguồn enzyme và enzyme quan trọng 8
3 Tỉ lệ EIP để bố trí thí nghiệm 13
4 Phương pháp thu và phân tích yếu tố môi trường 14
5 Kết quả phân tích hoạt tính của EIP 17
6 Kết quả phân tích pH 19
7 Kết quả phân tích độc đục 20
8 Kết quả phân tích NO
2
-
21
9 Kết quả phân tích NO
3
-
22
10 Kết quả phân tích BOD 24
11 Kết quả phân tích COD 25
12 Kết quả phân tích NH
4
+
26
13 Kết quả phân tích DO 28
14 Kết quả phân tích PO
4
3-
29

15 Kết quả phân tích Coliforms 30
1
Chương 1
MỞ ĐẦU
An Giang là tỉnh đầu nguồn của sông Hậu và sông Tiền nên có một hệ
thống kênh rạch chằng chịt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của
ngành nuôi thủy sản đa dạng .
Những năm gần đây, ngành nuôi trồng và chế biến xuất khẩu thủy sản tỉnh
An Giang phát triển rất mạnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế của tỉnh tăng
trưởng nhanh. Cá Tra và cá Basa là một trong những loài cá có giá trị kinh
tế và giá trị xuất khẩu cao nên tốc độ nuôi phát triển nhanh. Nhu cầu của thị
trường về cá thịt trắng ngày càng tăng.
Trước sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản ở An Giang thì lượng
nước thải từ quá trình nuôi thủy sản chưa qua xử lý mà thải trực tiếp vào
môi trường ngày càng tăng. Vì vậy, cần thiết cần phải có giải pháp giảm
thiểu sự ô nhiễm nguồn nước và giảm thải lượng nước cần xử lý.
Tuy nhiên, các vùng nuôi cá tra với mật độ dày đặc đã gây ô nhiễm môi
trường làm cho người dân xung quanh rất bức xúc. Nước thải từ các ao nuôi
cá cũng có nồng độ chất hữu cơ cao, không được xử lý mà thải thẳng trực
tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ảnh hưởng nghiêm trọng
đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe người dân xung quanh. Ngoài ra, bùn
thải nạo vét từ các ao nuôi cũng không được xử lý.
Bảo vệ môi trường hiện đang là một trong những mối quan tâm hàng đầu ở
các quốc gia đã và đang phát triển. Ý thức được trách nhiệm của mình trong
việc bảo vệ môi trường, ngành nuôi trồng thủy sản cần phải có giải pháp xử
lý nước thải từ các ao nuôi để cùng các ngành sản xuất khác giảm mức độ
gây ô nhiễm môi trường.
Trước tình hình thực đó, đề tài: ”Thử nghiệm chế phẩm sinh học EIP để
xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản” được thực hiện nhằm khảo sát khả
năng xử lý nước thải của chế phẩm enzyme Ionic Plasma.

I. MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu nghiên cứu
Lên men chế phẩm Enzyme Ionic Plasma từ các phụ phẩm nông nghiệp là
vỏ khóm, vỏ chanh.
Khảo sát khả năng xử lý nước thải của EIP.
2. Nội dung nghiên cứu
Khảo sát hiện trạng môi trường nuôi thủy sản (hiện trạng xử lý nước thải
của các ao nuôi thủy sản).
Sản xuất thử nghiệm chế phẩm sinh học Enzyme Ionic Plasma.
2
Khảo sát khả năng xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản của chế phẩm sinh
học Enzyme Ionic Plasma.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu
Phụ phẩm nông nghiệp: vỏ khóm, vỏ chanh.
Nước thải từ ao nuôi cá tra được lấy tại hộ dân ở TP Long Xuyên.
2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát một số hoạt tính của chế phẩm sinh học EIP (enzyme Ionic
Plasma) và hiệu quả xử lý nước thải của EIP.
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận
1.1. Sơ lược về thành phần nước thải từ ao nuôi thủy sản
Nước nuôi trồng thủy sản nói chung có mức độ ô nhiễm không quá nặng nề
như các ngành sản xuất khác nhưng những chất ô nhiễm lại là chất gây độc
trực tiếp cho loài nuôi với nồng độ rất thấp, điển hình nhất là amoniac,
thành phần phân hủy từ chất thải. So với các loại nước thải khác, tính chất
đặc thù của nước nuôi thủy sản có nồng độ amoni thấp, độ muối cao,
thường chứa các chất ức chế (sử dụng trong quá trình nuôi, ví dụ như kháng
sinh), (Lê Anh Tuấn, 2007).
Với ước tính để sản xuất khoảng 1 triệu tấn thủy sản trong năm 2006 thì có

ít nhất 3 triệu tấn chất thải hữu cơ đã thải ra môi trường nước ở ĐBSCL.
Các mẫu nước sông rạch lấy gần khu nuôi cá basa, cá tra đều cho thấy nồng
độ các chất ô nhiễm cao vượt mức tiêu chuẩn cho phép loại B từ vài trăm
đến vài ngàn lần, thậm chí vài chục ngàn lần (Lê Anh Tuấn, 2007).
Chất lượng nước trong các ao nuôi thủy sản gồm cá nước ngọt, nuôi tôm
ven biển đặc biệt là trong các mô hình nuôi công nghiệp đã cho thấy dấu
hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD, COD, nitơ, phốt pho cao hơn tiêu chuẩn cho
phép), có sự xuất hiện các thành phần độc hại như H
2
S, NH
3
, và hàm lượng
vi sinh Coliforms rất cao đã cho thấy nguồn nước thải này cần phải được xử
lý triệt để trước lúc thải ra sông rạch (Trí Quang, 2010).
Ô nhiễm môi trường do nước thải từ ao nuôi thủy sản phát sinh chủ yếu từ
thức ăn tồn đọng (chiếm từ 10 – 15% tổng lượng thức ăn), chất thải bài tiết
của vật nuôi và các hóa chất tích tụ ở đáy ao tạo thành một lớp bùn dày đặc
(Nguyễn văn Phước, 2006). Ô nhiễm môi trường thường diễn ra trong suốt
quá trình nuôi, hàm lượng DO, pH giảm, hàm lượng BOD, COD, H
2
S,
muối dinh dưỡng và một số kim loại trong ao nuôi tăng. Đồng thời hiện
tượng thực vật phù du nở hoa và một số vi tảo độc đã xuất hiện trong môi
trường trầm tích yếm khí, làm tăng hàm lượng carbon hữu cơ. Ngoài hàm
lượng Nitơ, Phospho cao trong thành phần nước thải, các nguồn hữu cơ
khác từ mảnh vụn thực vật phù du, các chất hữu cơ hòa tan (hoặc huyền
3
phù) và một phần dư lượng của kháng sinh, kích thích tố, dược phẩm cũng
có trong nguồn nước thải.
Bảng 1. Chất lượng nước thải do nuôi tôm và cá bè, cá ao tập trung

STT
COD
(mg/L)
N-NO
2
-
(mg/L)
P-PO
4
3-
(mg/L)
N-NH
3
(mg/L)
N tổng
(mg/L)
Nước thải
ao tôm
25.2 –
865
0.05 – 0.32 0.02 -0.1 1.04-3.01 1.0-4.2
NT cá
tầng đáy
22-775 0.01-0.25 2.5-12.8 0.2-0.34 1.2-4.0
NT cá
tầng lửng
129-705 - 2.5-12.8 - 0.5-1.3
MT trầm
tích
120-

1100
0.02-0.18 6.6-8.7% 9.73mg/100g
29.4-
32.5%
NT cá
nuôi ao
59 - 96
(Nguồn: Tạp chí khoa học công nghệ tỉnh An Giang 12/2005)
Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đều vượt tiêu
chuẩn cho phép thải ra môi trường, các chất hữu cơ tích tụ trong quá trình
nuôi đã gây ô nhiễm chất lượng nước nặng. Đây là môi trường thích hợp
cho các loại vi khuẩn, vi rút gây bệnh hoạt động, bệnh dịch phát triển.
1.2. Hiện trạng môi trường vùng nuôi thủy sản ở An Giang
Tổng diện tích đang nuôi thủy sản ở An Giang khoảng 2.400 ha (không kể
diện tích sản xuất giống), trong đó diện tích nuôi cá tra 1.400 ha, nuôi trong
lồng bè có tất cả 1.952 cái, gồm các loại cá tra, ba sa, rô phi, điêu hồng …
Trong quá trình nuôi trồng, một thực trạng là hầu hết các nguồn nước thải
phát sinh đều thải trực tiếp vào nguồn nước, mà không qua bất kỳ hình thức
xử lý nào, trong khi đó khả năng tự làm sạch của dòng sông có hạn. Bên
cạnh đó, việc sử dụng thức ăn trong nuôi cá, đặc biệt là thức ăn tự chế sẽ
dẫn đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước do chất dinh dưỡng dư thừa, chủ yếu
là đạm và lân sẽ kích thích quá trình phú dưỡng và sự nở hoa của tảo (Phạm
Thị Hòa, 2009).
Chất thải trong nuôi trồng thủy sản thường là bùn thải chứa phân của các
loài thủy sản tôm cá, các nguồn thức ăn dư thừa bị phân hủy, các chất tồn
dư của các loại vật tư sử dụng trong nuôi trồng như: hóa chất, vôi và các
loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại
có trong đất phèn Fe
2+
, Fe

3+
, Al
3+
, các thành phần chứa H
2
S, NH
3
...Đặc biệt,
với các mô hình nuôi kỹ thuật cao, mật độ nuôi lớn như nuôi thâm canh,
4
nuôi công nghiệp... thì nguồn thải càng lớn và tác động gây ô nhiễm môi
trường càng cao (Trí Quang, 2010).
Đối với các ao nuôi công nghiệp, chất thải trong ao có thể chứa đến trên
45% nitrogen và 22% là các chất hữu cơ khác. Các loại chất thải chứa nitơ
và phốt pho ở hàm lượng cao, gây nên hiện tượng phú dưỡng môi trường
nước phát sinh tảo độc trong môi trường nuôi trồng thủy sản (Trí Quang,
2010).
Đối với các hoạt động nuôi cá nói chung, đặc biệt là nuôi cá ao hầm thì việc
xả nước thải trực tiếp ra môi trường không qua xử lý cho thấy có tác động
đến chất lượng nguồn nước mặt như chỉ tiêu ô nhiễm chất hữu cơ BOD,
COD, SS, N-NH
3
và vi sinh vượt mức cho phép nhiều lần. Cho thấy nồng
độ các chất ô nhiễm gia tăng đối với hình thức nuôi ao hầm, đặc biệt đối với
các hầm 2 – 3 ngày chưa thay nước thì hầu hết các chỉ tiêu đều vượt tiêu
chuẩn như: N-NH
3
, BOD vượt cao hơn so với tiêu chuẩn và DO thấp
không đạt tiêu chuẩn đối với nguồn nước nuôi trồng thủy sản. Riêng chỉ
tiêu SS tại các điểm quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép. Đối với 2

hình thức nuôi quầng và bè, một số chỉ tiêu tuy có vượt hoặc không đạt tiêu
chuẩn như SS, N-NH
3
, DO nhưng mức độ vượt không cao so với nuôi hầm
(Phạm Ngọc Xuân và Huỳnh Văn Thái, 2006).
Trong các ao nuôi thủy sản đặc biệt là mô hình nuôi công nghiệp cho thấy
nước có dấu hiệu ô nhiễm hữu cơ (BOD
5
, COD, nitơ, phot pho cao hơn tiêu
chuẩn cho phép) và sự xuất hiện các khí độc như H
2
S, NH
3
(Lâm Minh
Triết và Lê Đức Khải, 2008).
Khảo sát các chất ô nhiễm trong môi trường thành phố Long Xuyên cho
thấy: Tại một số ao nuôi có chỉ tiêu COD đầu vào rất thấp 5 – 10 mg/l, một
số địa điểm đạt lý tưởng cho nuôi trồng nhưng bên cạnh đó COD ở một số
ao vượt cao hơn tiêu chuẩn cho phép đối với tiêu chuẩn ngành (30 mg/l).
Hàm lượng COD thường cao sau khi qua ao nuôi, có thể tăng từ 2 – 3 lần so
với đầu vào (trên 50 mg/l). Bên cạnh đó, tổng Coliformss ở phía ngoài ao
cũng thấp hơn mật độ Coliformss sau khi qua ao nuôi (Nguyễn Phước Dân,
Đặng Vũ Bích Hạnh và ctv, 2008).
1.3. Các phương pháp xử lý nước thải từ ao nuôi thủy sản hiện nay
Hiện nay, có rất nhiệu biện pháp xử lý nước thải được các nhà khoa học đề
xuất và tính toán. Nhưng cơ bản là có hai giải pháp chính đó là xử lý bằng
phương pháp hóa lý và phương pháp sinh học.
1.3.1. Phương pháp hóa lý
Thông thường nước thải ao nuôi cá thường chứa hàm lượng các hóa chất
kháng sinh, thức ăn thừa và đặc biệt là hàm lượng các loại vi sinh gây bệnh

cao. Quá trình xử lý hóa ký thông thường ứng dụng quá trình keo tụ - tạo
bông để xử lý các phần tử keo hữu cơ lơ lửng trong nước thải và áp dụng
quá trình khử trùng nhằm diệt khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của các loại
vi sinh vật có hại và tảo ảnh hưởng đến chất lượng nguồn tiếp nhận.
5
Hiện nay, PAC có nhiều ưu điểm hơn so với phèn nhôm sulfate đối với quá
trình keo tụ lắng. Như hiệu quả lắng trong cao hơn 4- 5 lần, thời gian keo tụ
nhanh, ít làm biến đổi pH, không cần hoặc dùng rất ít chất trợ keo tụ, không
cần các thiết bị và thao tác phức tạp, không bị đục khi dùng thiếu hoặc thừa
phèn. PAC có khả năng loại bỏ các chất hữu cơ không hòa an cùng kim loại
nặng tốt hơn phèn sulfate. Điều này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tạo ra
nguồn nước chất lượng cao, kể cả xử lý nước đục. Tuy nhiên, giá thành
PAC tương đối cao nên phương pháp keo tụ hầu như không phù hợp cho xử
lý nước thải thủy sản.
1.3.2. Phương pháp sinh học
Sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong thành phần
nước thải. Quá trình sinh học được chia thành:
Quá trình sinh học hiếu khí: Tác nhân tham gia vào hệ thống xử lý
nào bao gồm các vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm và một số vi sinh bậc thấp.
Quá trình sinh học kị khí: Phương pháp này sử dụng các vi sinh vật
kị khí để phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ. Hệ thống này không thích hợp cho
xử lý ô nhiễm môi trường tròn nuôi trồng thủy sản do chi phí xây dựng cao
và khả năng phân hủy kém.
Sử dụng hệ động thực vật: Bản chất của việc sử dụng hệ động thực
vật để loại bỏ các chất ô nhiễm dựa trên cơ sở quá trình chuyển hóa vật chất
trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn.
Tùy theo thành phần tính chất nước thải và yêu cầu chất lượng nước thải
sau xử lý mà có thể áp dụng quá trình xử lý sinh học hiếu khí hay kị khí.
Quá trình này có thể được tiến hành trong điều kiện tự nhiên hay nhân tạo.
Trong các biện pháp xử lý nước thải thì biện pháp sinh học được quan tâm

nhiều nhất và cũng cho hiệu quả cao nhất. So với biện pháp hóa thì biện
pháp sinh học chiếm vai trò quan trọng về qui mô cũng như giá thành đầu
tư, do chi phí cho một đơn vị chất khử là ít nhất. Đặc biệt xử lý nước thải
ằng biện pháp sinh học sẽ không gây tái ô nhiễm môi trường - một nhược
điểm của biện pháp hóa lý hay mắc phải. Biện pháp sinh học sử dụng khả
năng rất quí của vi sinh vật là khả năng đồng hóa được nhiều nguồn cơ chất
khác nhau (Chu Thị Thơm, 2006).
Thực chất của phương pháp sinh học là nhờ hoạt động sống của vi sinh vật
biến đổi các hợp chất hữa cơ cao phân tử trong nước thải thành các hợp chất
đơn giản hơn. Trong quá trình chuyển hóa này, vi sinh vật sẽ lấy các chất
làm nguyên liệu để xây dựng cơ thể do vậy sinh khối của vi sinh vật sẽ tăng
lên rất nhanh.
Xử lý nước thải bằng biện pháp sinh học có nhiều ưu điểm và được sử dụng
rộng rãi. Tuy nhiên, việc áp dụng biện pháp sinh học thì cần phải có những
điều kiện nhất định như thành phần hữu cơ trong nước thải phải là những
chất dễ bị oxy hóa, nồng độc các chất độc và kim loại nặng phải nằm trong
6
giới hạn cho phép của vi sinh vật. Chính vì vậy, trước khi xử lý thì cần phải
điều chỉnh các nồng độ này cho phù hợp.
Trần Thị Hồng Ngọc (2007) đã thử nghiệm sử dụng các dòng vi khuẩn
Pseudomonas stutzeri để xử lý Ammonia trong ao nuôi tôm cho thấy dòng
P8 và dòng phối trộn P10 - P8 đạt hiệu suất xử lý (80.78% ) cao hơn các
dòng vi khuẩn lấy từ nước ngoài ATCC (55.78%).
1.4. Tổng quan về enzyme
1.4.1. Khái niệm enzyme
Năm 1897, E.Buchner thu dịch nấm men nghiền nát và thấy hoạt tính lên
men rượu của nó. Ông gọi đó là enzyme (tiếng Hy Lạp: en = trong, zyme =
nấm men và enzyme có nghĩa là trong nấm men) (Phạm Thành Hổ, 2008).
Còn theo Lê Ngọc Tú, Nguyễn Chúc (1975) enzyme hay men là những
protein có tính chất xúc tác, là những protein đặc hiệu. Nhờ sự hoạt động

nhịp nhàng, cân đối và hài hòa của chúng mà tất cả các quá trình hóa học
đều xảy ra trật tự và theo một phương hướng nhất định.
Hiện nay có 2 phương pháp tổng hợp enzyme từ việc nuôi cấy vi sinh vật
đó là:
Nuôi cấy bề mặt: là phương pháp mà trong đó vi sinh vật được phát triển
trên bề mặt môi trường hoặc trên bề mặt hạt, vật liệu, dạng rắn, xốp, ẩm.
Các vi sinh vật được nuôi bằng phương pháp này thường là vi sinh vật hiếu
khí.
Nếu môi trường lỏng thì tuyệt đối không được khuấy trộn. Vì nếu khuấy
trộn, các vi sinh vật sẽ phát triển ở sâu hẳn môi trường lỏng mà không còn
là phương pháp bề mặt nữa.
Nuôi cấy bề sâu: môi trường nuôi cấy bề sâu là môi trường hoàn toàn lỏng.
Sự khác nhau giữa môi trường lỏng và môi trường rắn là sự thay đổi pH của
môi trường khi tế bào vi sinh vật bắt đầu phát triển. Nguyên liệu chính của
môi trường nuôi cấy bề sâu chủ yếu là dung dịch đường Gluco, Fructo, tinh
bột, Cellulo, Sacaro hoặc dịch thủy phân... (Trần Minh Tâm, 2000).
1.4.2. Vai trò của Enzyme
Chất xúc tác làm giảm năng lượng hoạt hóa của các phản ứng hóa học bằng
cách tạo thành nhiều phản ứng trung gian mà các phản ứng này chỉ đòi hỏi
năng lượng hoạt hóa ít hơn nhiều so với khi không có chất xúc tác tham gia.
Vì vậy, phản ứng có thể tiến hành ở nhiệt độ thấp hơn mà vẫn làm tăng
được tỉ lệ các phân tử có hoạt tính hóa học của hệ thống và do đó làm tăng
tốc độ phản ứng lên. Có thể hoạt hóa phân tử bằng cách tăng nội năng hoặc
tăng động năng của chúng. Cách thứ nhất có thể thực hiện được trong các
phản ứng quang hóa hoặc do các phân tử hấp thụ năng lượng của bức xạ
hoặc trong quá trình va chạm với các nguyên tử hay phân tử có hoạt tính
cao. Cách thứ hai có thể thực hiện được bằng cách tăng nhiệt độ. Theo định
luật Vanhoff tốc độ phản ứng tăng lên hai lần khi nhiệt độ tăng lên 10°C.
7
Enzyme có đầy đủ những tính chất cơ bản của chất xúc tác, ngoài ra còn có

những đặc tính riêng của nó (tính ưu việt) như: tính đặc hiệu rất cao và hiện
tượng xúc tác rất lớn ( hoạt động trong điều kiện nhẹ nhàng).
Cũng như những chất xúc tác khác, tác dụng xúc tác của enzyme là ở chỗ
làm giảm năng lượng hoạt hóa nhưng có tác dụng mạnh hơn nhiều.
Với bản chất là những protid đặc hiệu do tế bào sống tổng hợp nên và hoạt
động trong môi trường cơ thể sống, cho nên hoạt động của enzyme chịu sự
chi phối, điều khiển của tế bào và của cơ thể sinh vật. Hoạt tính của enzyme
chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố lí, hóa và sinh học: nhiệt độ, ánh sáng,
tia cực tím, sóng siêu âm, pH của môi trường, trạng thái sinh lí, bệnh lí của
sinh vật,...
1.4.3. Đặc tính của Enzyme
Bản chất của enzyme là protid đặc hiệu có cấu tạo phân tử rất phức tạp.
Cũng như các chất protid khác, enzyme cũng hòa tan trong nước hoặc trong
dung dịch muối loãng, do kích thước phân tử lớn nên không qua được màng
thẩm tích. Tất cả các yếu tố làm biến tính protid như acid đặc, kiềm đặc,
muối kim loại nặng, nhiệt độ cao... đều có thể làm cho enzyme bị biến tính
và mất tác dụng xúc tác. Enzyme cũng thường bị kết tủa và biến tính trong
các dung môi hữu cơ như rượu, acêton.
Do bản chất protid nên tùy theo pH của môi trường, phân tử enzyme có thể
tồn tại ở dạng anion, cation hoặc ở dạng lưỡng tính trung hòa điện tích.
Về hoạt tính của enzyme có thể tóm tắt một số đặc điểm như sau:
Enzyme có hiệu lực xúc tác rất lớn, ở điều kiện thích hợp hầu hết các phản
ứng enzyme xảy ra với tốc độ nhanh gấp từ 10
8
– 10
11
lần so với những
phản ứng cùng loại không có sự xúc tác của enzyme.
Hầu hết các phản ứng enzyme có tính đặc hiệu cao đối với bản chất hóa học
của phản ứng được xúc tác.

1.4.4. Nguyên liệu sản xuất một số enzyme quan trọng
1.4.4.1 Thu nhận Bromelin từ cây dứa (khóm)
Cây dứa là loài thực vật phát triển nhiều ở các nước nhiệt đới. Người ta
trồng dứa chủ yếu để lấy quả dùng như một thực phẩm cao cấp. Trong rất
nhiều bộ phận của cây dứa có chứa bromelin. Bromelin là một loại enzyme
protease thực vật, có nhiều ở vỏ quả, đặc biệt là chúng có nhiều ở chồi dứa.
Đây là những phần không sử dụng được với mục đích làm thực phẩm. Do
đó, việc khai thác bromelin từ các bộ phận này vừa có ý nghĩa làm sạch môi
trường vừa có ý nghĩa sản xuất enzyme bromelin.Bromelin được ứng dụng
nhiều trong việc làm mềm thịt, trong sản xuất thuốc tiêu hóa và các ngành
công nghiệp khác (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
1.4.4.2 Thu nhận enzyme từ vi sinh vật
8
Nguồn enzyme từ vi sinh vật là nguồn enzyme duy nhất được đưa vào sản
xuất theo quy mô công nghiệp. Khác với thực vật và động vật, vi sinh vật
được cấu tạo từ một tế bào, chính vì cơ thể chỉ được cấu tạo từ một tế bào
nên vi sinh vật có nhiều ưu điểm hơn hẳn động vật và thực vật.
Vi sinh vật có khả năng chuyển hóa một khối lượng cơ chất lớn hơn khối
lượng cơ thể chúng hàng ngàn lần sau một ngày đêm. Do đó, vi sinh vật
phải tổng hợp một lượng enzyme rất lớn trong một khoảng thời gian ngắn,
điều này cũng đồng nghĩa với khả năng tổng hợp enzyme của vi sinh vật
hơn hẳn khả năng tổng hợp enzyme ở động vật và thực vật.
Tốc độ sinh sản của vi sinh vật rất cao nên chỉ trong một thời gian ngắn ta
có thể thu được lượng sinh khối vi sinh vật rất lớn. Đặc điểm này giúp ta
trong một thời gian ngắn thu được một lượng enzyme nhiều (Nguyễn Đức
Lượng, 2004).
Nguyên liệu dùng để sản xuất enzyme từ vi sinh vật rất dễ tìm và rẻ tiền.
Những nguyên liệu dùng để sản xuất enzyme có thể chỉ là phế liệu của một
ngành sản xuất nào đó. Điều này không chỉ có nghĩa về mặt kinh tế (nguyên
liệu rẻ tiền), mà còn có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường sống. Chính vì

thế, enzyme được sản xuất từ vi sinh vật thường rẻ tiền hơn enzyme từ các
nguồn khác (Nguyễn Đức Lượng, 2004).
Bảng 2: Một số nguồn enzyme và enzyme quan trọng
STT
Enzyme Nguồn
enzyme
Nội bào,
ngoại bào
Mức độ
sản xuất
ứng dụng trong
công nghiệp
1 α-amylase Bacillus sp Ngoại bào +++ Tinh bột
2 β-amylase Bacillus sp Ngoại bào + Tinh bột
3 Asparaginase E.Coli Nội bào - Sức khỏe
4 Glucose
somerase
Bacillus sp Nội bào ++ Siro fructose
5 Protease Bacillus sp Ngoại bào +++ Chất tẩy rửa
Ghi chú: +++: sản lượng >100 tấn/năm; ++: sản lượng >10 tấn/năm;
+: sản lượng >1 tấn/năm; -: sản lượng <1 tấn/năm.
1.5. Tình hình sử dụng chế phẩm sinh học và Enzyme trong nuôi
trồng thủy sản
Sử dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh) trong nuôi trồng thủy sản là
hướng đi có ý nghĩa thực tiễn cho việc bảo vệ môi trường và đảm bảo hiệu
quả sản xuất. Từ đó, góp phần đưa nghề nuôi trồng thủy sản phát triển bền
vững. Cũng chính những vấn đề trên mà người nuôi còn quan tâm đến: Hai
thành phần chủ yếu của men vi sinh là vi khuẩn có lợi và các chất dinh
9
dưỡng để nuôi vi khuẩn. Vi khuẩn có lợi được phân lập từ nhiều nơi khác

nhau như trong đất, trong nước biển, trong rác... Chúng gồm các loài như
Bacillus sp. Nitrosomonas, Nitrobacter... Chất dinh dưỡng là các loại
đường, muối canxi, muối magie...
Về hình thức, men vi sinh có 02 dạng, dạng nước và dạng bột (hay dạng
viên). Thông thường, dạng bột có mật số vi khuẩn có lợi cao hơn so với
dạng nước. Về chủng loại, men vi sinh có 02 loại, loại dùng để xử lý môi
trường (loài vi khuẩn chủ yếu là Bacillus sp) và loại trộn vào thức ăn cho
tôm cá (loài vi khuẩn chủ yếu là Lactobacillus).
Các lợi ích mang lại khi sử dụng men vi sinh gồm một hay nhiều điều sau
đây: (1) Làm ổn định chất lượng nước và nền đáy trong ao nuôi tôm cá. (2)
Nâng cao sức khỏe và sức đề kháng tôm cá nuôi. (3) Giảm thiểu ô nhiễm
môi trường ao nuôi và xung quanh do nuôi trồng thủy sản gây nên. (4)
Nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn.
Các lợi ích đạt được như trên là do hoạt động tích cực của vi khuẩn qua một
hay nhiều cơ chế tác động như sau: (1) Cạnh tranh mạnh mẽ chất dinh
dưỡng, năng lượng và nơi bám với các loài vi khuẩn có hại và tảo độc. (2)
Chuyển hóa các chất hữu cơ như thức ăn dư thừa, xác tảo, cặn bã thành CO
2
và nước; chuyển các chất độc hại như NH
3
, NO
2
-
thành các chất không độc
như NO
3

, NH
4
+

. (3) Hạn chế vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp
chuyển hóa hiệu quả thức ăn. (4) Tiết ra một số chất kháng sinh, enzyme
hay hóa chất để kìm hãm hay tiêu diệt mầm bệnh và tảo độc (Nguyễn
Thành Phước, 2006).
Chính vì lợi ích của men vi sinh mang lại cho NTTS mà ngày nay đã có
nhiều công trình nghiên cứu về chúng để góp phần cải thiện môi trường
nước đồng thời nâng cao năng suất con giống và giảm thiểu mầm bệnh cho
ao nuôi thủy sản.
Hiện nay có nhiều chế phẩm sinh học trong xử lí môi trường rất đa dạng về
chủng loại và công dụng trong NTTS. Ngày nay các chế phẩm này đang
được người nuôi quan tâm và sử dụng một trong số nhiều chế phẩm được
nghiên cứu và ứng dụng khá phổ biến như:
Chế phẩm BZT được nghiên cứu và sản xuất bởi các nghiên cứu sinh thuộc
công ty United - Tech Inc (UTI) dùng để xử lí môi trường nước trong ao
nuôi tôm và đã đem lại hiệu quả rất tốt.
Theo Tạp chí Fish Farming Internationa (2006) thì công nghệ của UTI chỉ
bao gồm toàn các vi khuẩn và enzyme tự nhiên. Sản phẩm của UTI là một
kết hợp giữa vi khuẩn và enzyme, được gọi là BZT Aquaculture và BZT
Waste Digester sẽ loại bỏ lớp bùn ô nhiễm, và làm cho môi trường nước
sạch sẽ.
Ngày nay, chế phẩm BZT được ứng dụng rộng rãi ở Hoa Kì và 5 nước khác
ven biển Thái Bình Dương trong đó có Philippine (Theo Fish Farming
Internationa, 2006).
10
Ở Việt Nam cũng có một số các công trình nghiên cứu thành công trong
việc dùng enzyme và chế phẩm sinh học để xử lí và cải thiện môi trường.
Và cũng trong thời gian gần đây, một loại chế phẩm mới đã được nghiên
cứu sinh Võ Thị Hạnh nghiên cứu và cho biết đã sản xuất được chế phẩm
probiotic BIO I (dùng trong chăn nuôi heo) và chế phẩm probiotic BIO II
(dùng trong nuôi trồng thủy sản).

Theo tác giả, trong nuôi trồng thủy sản, chế phẩm BIO II có tác dụng: phân
hủy những thức ăn thừa và các khí thải ở đáy ao, ổn định pH và màu nước
ao, kìm hãm sự tăng trưởng của các vi sinh vật gây bệnh cho tôm, cá như
các vi khuẩn Vibrio spp, tăng năng suất nuôi trồng (Nam Anh, 2003).
Ngoài việc sử dụng chế phẩm sinh học, Công ty công trình đô thị Ninh
Thuận đã nghiên cứu và đưa vào hoạt động công nghệ yếm khí tùy nghi
A.P.T để xử lí nước thải không những với nước thải NTTS mà ngay cả một
số loại nước thải như nước thải chế biến lương thực thực phẩm, nước thải
chế biến cao su, bột mì, nước thải các khu công nghiệp, các làng nghề...
Công nghệ này xử lý triệt để mùi hôi thối do quá trình phân hủy chất hữu cơ
gây ra, không sử dụng điện năng và hóa chất. Có thể sử dụng cho mọi quy
mô công suất khác nhau.
Hệ thống xử lý nước thải được hoạt động theo phương pháp dòng chảy với
vận tốc Hazen và dòng chảy rơi theo trọng lực tạo chuyển động khối nước
để phá vỡ sự hình thành các phân tử NH
3
và tạo chuyển động hỗn loạn
trong khối chất lỏng làm tăng năng lượng sinh hóa, giúp phân giải nhanh
các chất hữu cơ trong nước với sự tác động của các enzyme do vi sinh vật
tạo ra. Trong hệ thống xử lý được bố trí các chế phẩm sinh học P2 và
P.MET để phân giải các chất hữu cơ trong nước thải và xử lý triệt để BOD,
COD, ổn định pH trong nước thải, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn độc hại.
Tác động của các enzyme do tổ hợp vi sinh tạo ra làm phân giải triệt để các
chất hữu cơ thành mùn khi qua hệ thống lọc nước thải đã được chuyển qua
hệ thống lọc sinh học (Anh Phương, 2006).
Bên cạnh việc nghiên cứu và ứng dụng chế phẩm sinh học trong NTTS phát
một cách mạnh mẽ, các chế phẩm trong nước cũng khá đa dạng và đồng
thời cũng cho hiệu quả rất tốt trong việc xử lí môi trường và hạn chế dịch
bệnh. Tuy nhiên bên cạnh hiệu quả mang lại thì việc sử dụng một số chế
phẩm sinh học làm tăng giá thành trong chi phí sản xuất, đồng thời cũng

chưa giải quyết được đầu ra của nguồn nước nuôi, hầu hết các chế phẩm
sinh học đều chỉ xử lí được nguồn nước trong môi trường ao nuôi.
Ở nước ta các công trình nghiên cứu hệ thống xử lí nước thải trong NTTS
hầu như rất ít mà đặc biệt là các công trình nghiên cứu xử lí nước thải bằng
enzyme.
11
2. Phương pháp nghiên cứu
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu
Địa điểm: Phòng thí nghiệm Trường Đại học An Giang.
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 12/2008 – 10/2010.
2.2. Nguyên, vật liệu nghiên cứu
Phiếu phỏng vấn nông hộ.
Các dụng cụ cần thiết để lên men và bố trí thí nghiệm.
Chanh, khóm, đường…
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phỏng vấn nông hộ để khảo sát tình hình xử lý nước thải
từ ao nuôi thủy sản
Phỏng vấn 90 phiếu (tập trung kéo dài từ huyện Thốt Nốt – Cần Thơ; TP.
Long Xuyên và huyện Châu Phú- An Giang) để khảo sát tình hình xử lý
nước thải từ các ao nuôi thủy sản. Mỗi huyện phỏng vấn 30 phiếu.
2.3.2. Lên men chế phẩm enzyme Ionic Plasma
Hình 1: Hỗn hợp lên men chế phẩm enzyme Ionic Plasma
Trộn đều 3kg vỏ chanh, vỏ khóm với 1kg đường, cho thêm 8 lít nước sạch.
Sau đó cho hỗn hợp trên vào đầy 2/3 keo thủy tinh 20 lít. Sau 15 ngày, lấy
vải dày lược lấy dịch chiết ta thu được dung dịch Enzyme Ionic Plasma.
2.3.3. Kiểm tra hoạt tính của chế phẩm enzyme ionic plasma
Enzyme Ionic Plasma là một chế phẩm mới, bao gồm nhiều thành phần. Do
chưa có một nghiên cứu nào về chế phẩm này nên chúng tôi chỉ khảo sát
một số đặc tính trung gian để giải thích kết quả, làm nền cho các nghiên cứu
tiếp theo về định danh, phân loại enzyme một cách cụ thể hơn.

Các đặc tính của chế phẩm được khảo sát vào thời điểm sau 15 ngày, 45
ngày và sau 06 tháng.
12
pH: Quá trình trao đổi chất của phần lớn sinh vật làm thay đổi pH của môi
trường nuôi kem theo những biến đổi về sinh lý của sinh vật. pH tối ưu cho
hầu hết các vi sinh vật phát triển là 5 -7. pH được đo bằng máy đo pH.
Nấm men, nấm mốc tổng số: Được đo bằng bằng phương pháp đếm khuẩn
lạc. các sinh vật của giới nấm là những sinh vật tiêu thụ không có khả năng
di chuyển. Các vi nấm như nấm mốc, nấm men là những Eucaryotae đơn
bào hay đa bào, hấp thụ dính dưỡng qua vách tế bào và màng sinh chất nhờ
phân giải các sinh vật chết hay phế thải của môi trường. Qua chỉ tiêu này, ta
có thể đánh giá được sự phân giải các phế thải từ ao nuôi thủy sản (thức ăn
dư thừa, phân,…).
Vi khuẩn tổng số: Được đo bằng bằng phương pháp đếm khuẩn lạc. Qua
chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được sự phân hủy chất hữu cơ của các vi sinh
vật. Mật số vi khuẩn càng nhiều thì quá trình phân hủy càng diễn ra nhanh.
Bacillus subtilis: Được đo bằng bằng phương pháp đếm khuẩn lạc. Chúng
có chức năng phân hủy hợp chất hữu cơ thải ra từ thức ăn thừa và phế thải
nhờ khả năng tổng hợp enzyme phân hủy hữu cơ như protease, amylase.
Chúng còn có khả năng tổng hợp chất kháng khuẩn làm giảm số lượng
VSV gây bệnh phát triển quá mức như Vibrio, Aeromonas…. do chất lượng
nước nuôi bị giảm.
2.3.4. Bố trí thí nghiệm sử dụng chế phẩm enzyme Ionic Plasma
để xử lý nước thải
Nước thải được lấy từ các ao nuôi cá tra thịt được 5 tháng (trước khi thay
nước ao). Mẫu nước thải được thu tại đầu ra của các ao nuôi cá của ông
Huỳnh Tấn Tài thuộc khóm Tây An, phường Mỹ Thới, TP Long Xuyên.
Thí nghiệm được bố trí vào các xô nhựa 20 lít. Mỗi thùng cung cấp vào 15
lít nước thải từ ao nuôi thủy sản. Sau đó bổ sung EIP vào theo tỷ lệ ở Bảng
3.

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 4 nghiệm thức (NT),
trong đó 1 nghiệm thức đối chứng (không bổ sung EIP) và 3 nghiệm thức
có bổ sung EIP với 3 mức nồng độ khác nhau và được lặp lại 3 lần để thử
nghiệm khả năng xử lí nước thải. Cụ thể các nghiệm thức được bố trí như
Hình 2.
13
Bảng 3: Tỉ lệ EIP để bố trí xử lý nước thải
Trên đây là bảng các mức nồng được sử dụng để bố trí thí nghiệm khảo sát
khả năng xử lý nước thải của chế phẩm EIP. Chế phẩm sử dụng để bố trí thí
nghiệm đã lên men được 45 ngày. Do đây là thời điểm mà các thành phần
(hoạt tính) của EIP đạt cao nhất và ổn định nhất.
Hình 2: Sơ đồ bố trí thí nghiệm xử lý nước thải ao nuôi thủy sản bằng
enzyme ionic plasma
Thí nghiệm được lặp lại ba lần để theo dõi các chỉ tiêu môi trường nước:
pH, oxy hòa tan (DO), BOD, COD, độ đục, NH
4
+
, PO
4
3-
, NO
2
-
, NO
3
-
,
Coliforms tại thời điểm đầu vào (trước khi bố trí thí nghiệm), sau khi bố trí
thí nghiệm được 24 giờ, và 48 giờ để khảo sát sự biến đổi chất lượng nước
thải khi xử lý bằng EIP.

Tỷ lệ thể tích EIP/ thể thích nước thải
Nghiệm thức ĐC Nghiệm thức 1 Nghiệm thức 2 Nghiệm thức 3
0/100
( không bổ sung EIP) 1/10 1/50 1/100
NT3
R1
ĐC
R2
NT1
R3
NT2
R1
ĐC
R1
NT3
R2
ĐC
R3
NT1
R1
NT2
R3
NT3
R3
NT2
R2
NT1
R2
14
2.4. Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường

Bảng 4: Phương pháp thu và phân tích các chỉ tiêu môi trường
Chỉ tiêu Phương pháp phân tích Phương pháp thu mẫu
pH TCVN 6492:1999
Mẫu được thu dựa theo:
TCVN 5992:1995;
TCVN 5993:1995;
TCVN 5996:1995
về hướng dẫn kỹ thuật lấy
mẫu, bảo quản và xử lý mẫu
DO TCVN 5499:1995
COD TCVN 6491:1999
NO
3
-
TCVN 6180:1996
PO
4
3-
TCVN 6494:1999
Độ đục Phương pháp Nephelometric
NO
2
-
TCVN 6178:1996
Tổng
Coliform
TCVN 6187:1996
BOD
5
TCVN 6001:1995

NH
4
+
TCVN
2.5. Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel và SPSS để xử lý số liệu và thống kê kết quả.
15
Chương 2
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
I. Kết quả khảo sát hiện trạng môi trường nuôi thủy sản
2.1 Nguồn tiếp cận thông tin kỹ thuật
Điều tra 90 hộ nuôi trên địa bàn tỉnh An Giang cho thấy hầu hết người dân
có số năm trong nghề từ 1 năm trở lên, trung bình là 5 – 6 năm, trong đó
cao nhất là có kinh nghiệm 15 năm. Do đó, nguồn thông tin phản ánh tốt kỹ
thuật nuôi của 2 vùng nuôi thủy sản của tỉnh.
Trong số các hộ nuôi cá tra cho thấy mỗi hộ sở hữu từ 1 – 8 ao nuôi với
diện tích trung bình là 4200 m
2
. Một số hộ nuôi có diện tích ao không lớn
(nhỏ hơn 1000 m
2
) tuy nhiên có hộ có diện tích ao lên đến 7 ha.
Nguồn thông tin về kỹ thuật nuôi được người dân khai thác chủ yếu qua các
nguồn như: người khác, thân nhân, qua ti vi, tạp chí và hợp tác xã hay kỹ
thuật viên, thể hiện cụ thể qua Hình 3:
Hình 3: Tỉ lệ % các hộ tiếp cận kiến thức chuyên môn của các hộ dân
Nguồn khai thác thông tin phản ánh kỹ thuật nuôi của hộ dân trong vùng,
qua hình cho thấy khá đông hộ dân lấy nguồn thông tin từ người khác trong
vùng (chiếm 42%), trong khi đó có 32 % hộ dân lấy nguồn thông tin, học
hỏi kỹ thuật từ các hợp tác xã và kỹ thuật viên trong vùng. Cũng 23 % lấy

thông tin từ người thân nhưng chỉ có 3 % là qua sách báo, tạp chí hay tivi.
Họ chủ yếu nuôi theo kinh nghiệm, được học hỏi từ những người nuôi trước
thông qua việc hỏi thăm tình hình nuôi, cách thức nuôi, cách thức sử dụng
thuốc hóa chất để phòng trị bệnh trong quá trình nuôi. Sau đó về áp dụng
cho ao nuôi nhà mình mà không được qua các lớp đào tạo, tập huấn về kỹ
thuật nuôi, cách thức quản lý ao nuôi, cách xử lý nguồn nước thải, hoặc
được hướng dẫn nuôi cá theo qui trình nuôi cá sạch nhằm nâng cao chất
lượng cá nuôi. Điều này đã phần nào hạn chế năng suất cá nuôi, đặc biệt là
16
khâu bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh trên cá nuôi hiện nay vẫn
chưa được coi trọng.
2.2 Một số thông tin kỹ thuật trong xử lý ao nuôi:
Theo thông tin từ các hộ dân, khâu cải tạo ao ban đầu chỉ chủ yếu là sử
dụng vôi và muối với liều lượng khoảng 100 kg cho ao nuôi 1000 m
2
. Sau 2
– 7 ngày phơi ao bắt đầu cấp nước vào.
Trong quá trình nuôi, người dân nhận thấy bệnh xuất hiện chủ yếu gồm các
bệnh: xuất huyết, gan thận mủ, ký sinh trùng và một số loại khác như sốt,
phù đầu. Tỷ lệ mắc bệnh được thể hiện qua Hình 4:
Hình 4: Tỉ lệ % các bệnh xuất hiện trong vụ nuôi
Qua hình 4 cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh xuất huyết là cao nhất chiếm 40 %, kế
tiếp là gan thận có mủ (chiếm 24 %), ký sinh trùng (chiếm 22 %) và các
loại bệnh khác (14 %). Tuy nhiên, do không được đào tạo kỹ thuật nên phần
lớn người dân trị bệnh cho đối tượng nuôi của mình qua sự truyền đạt kinh
nghiệm từ người khác sau đó tự mua thuốc về điều trị (chiếm 70,37 %). Chỉ
có 29,63 % hộ dân trị bệnh theo sự hướng dẫn của nhà thuốc thú y hay các
kỹ thuật viên trong vùng.
Tuy nhiên, trong quá trình nuôi, hầu hết người dân nhận thấy rằng khó khăn
chủ yếu mà họ gặp phải là 2 vấn đề: vốn và thị trường. Theo đa số ý kiến có

76,92 % người dân bị thiếu vốn và phải vay vốn từ bên ngoài dẫn đến lợi
nhuận không cao. Bên cạnh đó, thị trường cũng gây không ít khó khăn cho
người dân. Giá cả đầu ra chênh lệch, chưa ổn định làm người dân khó khăn
trong việc quyết định thời điểm thu hoạch cá do đó làm gia tăng chi phí
thức ăn và dẫn đến giá thành thấp mà chi phí đầu tư cao, có 61,53 % ý kiến
cho rằng khó khăn là đến từ thị trường. Qua tổng kết cho thấy được trong số
đó có 38,46 % người dân cho nhận định là khó khăn cả về vốn và thị
trường.
17
2.3 Vấn đề xử lý nước thải trong quá trình nuôi
Môi trường nước hiện nay đang ngày càng bị ô nhiễm, do đó việc sử dụng
nguồn nước là một trong những vấn đề cần quan tâm trong nghề nuôi cá.
Lượng chất thải từ các ao nuôi cá, nhất là những vùng nuôi tập trung và có
mức thâm canh cao thường rất lớn, đã ảnh hưởng xấu đến nguồn nước sản
xuất và sinh hoạt. Qua phỏng vấn trực tiếp 90 hộ nuôi cá thâm canh tại Thốt
Nốt, Long Xuyên và Châu Phú cho thấy hầu hết các hộ nuôi đều thay nước
dựa theo thủy triều chiếm 100%. Nước thải từ ao nuôi được xả trực tiếp ra
kênh, rạch, sông (100%) mà không qua xử lý. Lượng nước thải ra môi
trường rất lớn, do các hộ nuôi chưa ý thức về việc xử lý nguồn nước thải và
do các cơ quan chức năng chưa tích cực vận động, tổ chức các lớp tập huấn
về kỹ thuật nuôi và qui trình xử lý nguồn nước thải hợp lý. Tình trạng này
nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời sẽ dẫn đến hiện tượng ô nhiễm
nguồn nước sinh hoạt cho các hộ dân tại khu vực và dần dần sẽ lan rộng ra
trên toàn khu vực.
II. Kết quả lên men chế phẩm EIP
Với qui trình công tức lên men chế phẩm EIP là Trộn đều 3kg vỏ chanh, vỏ
khóm với 1kg đường, cho thêm 8 lít nước sạch. Sau đó cho hỗn hợp trên
vào đầy 2/3 keo thủy tinh 20 lít. Sau 15 ngày, lấy vải dày lược lấy dịch
chiết ta thu được dung dịch Enzyme Ionic Plasma. Sau khi lược bỏ cặn bã,
ta thu được 5 lít dịch chiết là chế phẩm EIP. Sau đó, tiến hành đo các thành

phần của chế phẩm sau 15 ngày, 45 ngày và sau 6 tháng. Kết quả được trình
bày ở Bảng 5.
Bảng 5: Kết quả phân tích hoạt tính của EIP
STT Chỉ tiêu Sau 15
ngày
Sau 45 ngày Sau 6 tháng
1 Nấm men nấm mốc
tổng số (CFU/ml)
10
8
3*10
8
3*10
4
2 Tổng số vi khuẩn
(CFU/ml)
10
7
1.5*10
7
1.5*10
3
3 Bacillus subtilis
(CFU/ml)
2*10
4
2.8*10
4
2.8*10
2

4 pH 4.8 5.3 5.8
2.1 pH của EIP
pH ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ phản ứng. Nhiều phản ứng enzyme có tốc
độ nhanh nhất ở một giá trị pH được gọi là pH tối thích, trong khi các phản
ứng enzyme khác có tốc độ như nhau trong một phạm vi các giá trị pH xác

×