Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Nghiên cứu phân lập giống vi sinh vật có hoạt tính probiotic và thử nghiệm tạo chế phẩm probiotic ứng dụng trong chăn nuôi lợn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.68 MB, 120 trang )

Đại Học Quốc Gia Thành Phố Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

PHAN THỊ THU DUNG

NGHIÊN CỨU PHÂN LẬP GIỐNG VI SINH
VẬT CĨ HOẠT TÍNH PROBIOTIC VÀ THỬ
NGHIỆM TẠO CHẾ PHẨM PROBIOTIC ỨNG
DỤNG TRONG CHĂN NUÔI LỢN

CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
MÃ SỐ HỌC VIÊN :09310564

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 01 NĂM 2011


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHIÃ VIỆT NAM
Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc
---oOo--Tp. HCM, ngày . . . . . tháng . . . . . năm . . . . . .

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: Phan Thị Thu Dung

Giới tính : Nữ


Ngày, tháng, năm sinh : . .20 – 05 – 1986

Nơi sinh : Kiên Giang

Chuyên ngành : Công nghệ sinh học

MSHV: 09310564

Khoá (Năm trúng tuyển) : 2009
1- TÊN ĐỀ TÀI: “Nghiên cứu phân lập giống vi sinh vật có hoạt tính probiotic và thử
nghiệm tạo chế phẩm probiotic ứng dụng trong chăn nuôi lợn”.
2- NHIỆM VỤ LUẬN VĂN:
- Nghiên cứu phân lập các chủng vi khuẩn lactic từ hệ tiêu hóa của lợn con.
- Tiến hành các thí nghiệm khảo sát và sàng lọc các chủng vi khuẩn lactic có hoạt
tính probiotic.
- Định danh, lập bộ sưu tập và lưu trữ giống vi sinh vật có hoạt tính probiotic cao.
- Thử nghiệm tạo chế phẩm probitic ứng dụng trong chăn nuôi.
3- NGÀY GIAO NHIỆM VỤ : 15/7/2010
4- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ : 30/12/2010
5- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: PGS. TS. Nguyễn Thúy Hương
Nội dung và đề cương Luận văn thạc sĩ đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

(Họ tên và chữ ký)

CHỦ NHIỆM BỘ MÔN
QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)


KHOA QL CHUYÊN NGÀNH

(Họ tên và chữ ký)


LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
- PGS. TS. Nguyễn Thúy Hương – Giảng viên Bộ môn Công nghệ sinh học –
Trường Đại học Bách Khoa TP. HCM đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt kiến thức
giúp em hoàn thành tốt luận văn này.
- PGS. TS. Nguyễn Đức Lượng và Bộ môn Công Nghệ sinh học – Trường Đại
học Bách Khoa TP. HCM đã tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và thực hiện
luận văn ở bộ môn.
- Tất cả quý thầy cô của Trường Đại học Bách Khoa Tp. HCM đã giảng dạy cho
em những kiến thức bổ ích trong suốt chương trình đào tạo bậc cao học và đại học.
- Trung tâm Ứng dụng Công nghệ sinh học Đồng Nai đã tạo điều kiện thuận lợi
cho tôi thực hiện luận văn này.
- Các bạn và những người thân đã động viên trong suốt thời gian học tập.

Tp. HCM, ngày 14 tháng 01 năm 2011
Học viên

Phan Thị Thu Dung


TÓM TẮT ĐỀ TÀI
- Tên đề tài: “Nghiên cứu phân lập giống vi sinh vật có hoạt tính probiotic và thử
nghiệm tao chế phẩm probiotic ứng dụng trong chăn nuôi lợn”

- Học viên thực hiện: Ks. Phan Thị Thu Dung
- Cán bộ hướng dẫn: PGS. TS. Nguyễn Thúy Hương
- Thời gian thực hiện: từ tháng 07/2010 đến tháng 12/2010
- Đề tài thu được một số kết quả như sau:
Phân lập được 23 chủng vi sinh vật từ hệ tiêu hóa lợn con. Qua các bước khảo sát
đặc điểm hình thái, chúng tơi lựa chọn được 16 chủng vi khuẩn có đầy đủ các đặc điểm
và tính chất của nhóm vi khuẩn Lactic. Các chủng được ký hiệu mã hóa từ L1 – L10
và K3 → K9.
Qua sàng lọc các hoạt tính probiotic bao gồm khả năng chịu đựng điều kiện cực
đoan như pH thấp, pepsine, muối mật và khả năng kháng vi sinh vật, chúng tơi lựa
chọn 2 chủng có hoạt tính probiotic cao là Lactobacillus acidophilus



Bifidobacterium bifidum . Lý lịch 2 chủng trên được xây dựng với tất cả các đặc điểm,
tính chất nguồn gốc và được bảo quản tại Bộ môn Công nghệ sinh học – Đại học Bách
Khoa Tp. HCM.
Với chế độ sấy phun: lưu lượng 2.5cm3/s, áp suất phun 2kg/cm2, nhiệt độ đầu vào
là 1000C và nhiệt độ đầu ra của dòng sản phẩm là 400C, chúng tôi đã xác định được
hàm lượng chất bảo vệ có thể sử dụng là 20% whey protein hoặc 15% maltodextrin +
10% tinh bột. Chế phẩm sau khi sấy đạt chất lượng: độ ẩm từ 4.5 - 4.8% và mật độ tế
bào đạt 8.51x108 – 9.08 x108 cfu/g sản phẩm. Tỷ lệ hai chủng Lactobacillus
acidophilus và Bifidobacterium bifidum trong sản phẩm là 1:1.


i

MỤC LỤC

Mục lục...............................................................................................................................i

Danh mục bảng..................................................................................................................v
Danh mục hình ................................................................................................................vii
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................... viii
ĐẶT VẤN ĐỀ ..................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về probiotic..................................................................................2
1.1.1. Khái niệm probiotic ...........................................................................................2
1.1.2. Cơ chế hoạt động của probiotic .........................................................................2
1.1.3. Các chủng vi sinh vật thường được sử dụng để sản xuất probiotic...................2
1.1.4. Khái niệm prebiotic, synbiotic...........................................................................4
1.2. Ứng dụng của probiotic trong lĩnh vực chăn nuôi ................................................6
1.2.1. Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và những nhược điểm .............................6
1.2.2. Probiotic thay thế cho kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng.....................7
1.2.3. Kiểm soát và chứng nhận các sản phẩm probiotic ............................................9
1.2.4. Những tiêu chí lựa chọn probiotic cho động vật ...............................................9
1.2.5. Mức độ an toàn của các sản phẩm probiotic sử dụng trong chăn nuôi ...........10
1.2.6. Một số sản phẩm probiotic thương mại ứng dụng trong chăn nuôi.................11
1.3. Tác dụng của probiotic đến hệ tiêu hóa và q trình sinh trưởng của lợn .....15
1.3.1. Quá trình tăng trưởng của lợn..........................................................................15
1.3.2. Những stress lợn con gặp phải ở giai đoạn cai sữa .........................................16
1.3.3. Cấu trúc hình thái và chức năng ruột non của lợn giai đoạn cai sữa...............17
1.3.4. Tác dụng của probiotic tới hệ vi khuẩn đường ruột của lợn............................21
1.3.5. Probiotic kích thích tăng trưởng và nâng cao hiệu quả chăn nuôi lợn ............23

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


ii


1.4. Tổng quan về kỹ thuật bao gói..............................................................................25
1.4.1. Định nghĩa .......................................................................................................25
1.4.2 Tác nhân bảo vệ ................................................................................................25
1.4.3. Sấy thăng hoa...................................................................................................26
1.4.4. Sấy phun ..........................................................................................................27
1.5. Những nghiên cứu liên quan .................................................................................29
1.5.1. Nghiên cứu trong nước ....................................................................................29
1.5.2. Nghiên cứu ngoài nước....................................................................................34
CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU PHƯƠNG PHÁP
2.1. Nguyên liệu và môi trường ....................................................................................37
2.1.1. Giống vi sinh vật..............................................................................................37
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm ........................................................................37
2.1.3. Mơi trường sử dụng .........................................................................................37
2.1.4. Hố chất và thuốc thử ......................................................................................38
2.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................39
2.2.1. Qui trình thu nhận mẫu và phân lập ................................................................41
2.2.2. Cấy chuyền và làm thuần chủng vi khuẩn phân lập ........................................42
2.2.3. Quan sát đại thể và vi thể.................................................................................42
2.2.4. Khảo sát đặc tính sinh hóa của các chủng .......................................................43
2.2.5. Kiểm tra hoạt tính probiotic của các chủng vi sinh vật thu được....................45
2.2.6. Định danh vi sinh vật.......................................................................................47
2.2.7. Khảo sát các yếu tố sinh trưởng .....................................................................47
2.2.8. Sản xuất thử nghiệm chế phẩm probotic bằng phương pháp lên men ............47
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN
3.1. Kết quả phân lập và chọn giống............................................................................50
3.1.1. Khảo sát hệ vi khuẩn đường ruột của lợn........................................................50

LUẬN VĂN THẠC SĨ


PHAN THỊ THU DUNG


iii

3.1.2. Sơ chọn giống vi khuẩn probiotic dựa trên đặc điểm tế bào và hình thái khuẩn
lạc trên mơi trường MRS.................................................................................................52
3.1.2.1. Hình thái khuẩn lạc ..............................................................................52
3.1.2.2. Đặc điểm tế bào qua kỹ thuật nhuộm Gram.........................................55
3.1.2.3. Tổng hợp đặc điểm hình thái khuẩn lạc và hình dạng tế bào ..............57
3.1.3. Kết quả khảo sát đặc điểm sinh lý và sinh hóa của các chủng .......................59
3.1.3.1. Đặc điểm sinh lý...................................................................................59
3.1.3.2. Phản ứng catalase và khả năng sinh acid .............................................60
3.1.3.3. Khả năng lên men các loại đường ........................................................61
3.2. Kết quả sàng lọc chủng vi sinh vật có hoạt tính probiotic cao...........................61
3.2.1. Khả năng chống chịu của các chủng trong điều kiện cực đoan.......................64
3.2.1.1. Khả năng sống sót của các chủng sau khi lý pH thấp ..........................64
3.2.1.2. Khả năng sống sót trong mơi trường có chứa pepsin 5g/lít .................69
3.2.1.3. Khả năng sống sót trên mơi trường có chứa 0.3 % muối mật..............71
3.2.1.4. Tổng hợp các thí nghiệm sàng lọc và lựa chọn....................................72
3.2.2. Khả năng kháng vi sinh vật gây bệnh..............................................................73
3.3. Kết quả định danh bằng bộ kit API 50CHL........................................................74
3.4. Kết quả khảo sát các điều kiện lên men ...............................................................78
3.4.1. Ảnh hưởng của pH đến khả năng tạo sinh khối tế bào....................................78
3.4.2. Kết quả khảo sát đường cong sinh trưởng .......................................................79
3.4.2.1. Đường cong sinh trưởng của Lactobacillus acidophilus .....................79
3.4.2.2. Đường cong sinh trưởng của Bifidobacterium bifidum........................80
3.5. Khảo sát quá trình tạo sản phẩm probiotic .........................................................81
3.5.1. Chất lượng sản phẩm khi dùng whey protein làm cơ chất bảo vệ...................81
3.5.1. Chất lượng sản phẩm khi dùng maltodextrin làm cơ chất bảo vệ ...................83

3.5.2. Khảo sát tỷ lệ hai chủng Bifidobacterium bifidum và Lactobacillus
acidophilus trong chế phẩm sau sấy phun......................................................87

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


iv

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1. Kết luận ...................................................................................................................88
4.2. Kiến nghị .................................................................................................................88
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................90

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


v

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Các giống vi khuẩn lactic khác nhau sử dụng sản xuất probiotic ....................4
Bảng 1.2: Các sản phẩm probiotic thương mại dùng trong chăn nuôi tại Anh ..............12
Bảng 1.3: Một số sản phẩm probiotic thương mại được chứng nhận bởi tổ chức The
Scientific Committee for Animal Nutrition (EU) ..........................................................13
Bảng 1.4: Tóm tắt tác dụng của các chủng probiotic đến hệ tiêu hoá của lợn ...............21
Bảng 1.5: Tác dụng của các sản phẩm probiotic đến tốc độ tăng trưởng của lợn ..........23
Bảng 1.6: Nguồn gốc và tổ hợp vi sinh vật được tác giả phân lập .................................30

Bảng 1.7: Các tiêu chuẩn hiện có tại Viện Kiểm nghiệm Tp. Hồ Chí Minh..................33
Bảng 1.8: Các chủng probiotic được tác giả phân lập ....................................................34
Bảng 2.1: Thành phần môi trường MRS dịch thể ..........................................................38
Bảng 3.1: Sự phân bố hệ vi sinh vật trong đường ruột lợn con......................................50
Bảng 3.2: Mật độ tế bào vi khuẩn Lactic trong hệ tiêu hóa lợn sử dụng môi trường
MRS (môi trường đặc hiệu của vi khuẩn Lactic)............................................................51
Bảng 3.3: Đặc điểm hình thái của các chủng bằng phương pháp quan sát đại thể và vi
thể ....................................................................................................................................58
Bảng 3.4: Kết quả khảo sát nhu cầu oxy của các chủng khảo sát ..................................59
Bảng 3.5: Kết quả thử nghiệm catalase và khả năng sinh acid ......................................60
Bảng 3.6: Khả năng lên men các loại đường ..................................................................61
Bảng 3.7: Mật độ tế bào theo thời gian sau khi xử lý ở điều kiện pH thấp ....................64
Bảng 3.8: Tỉ lệ sống sót của các chủng trong mơi trường chứa pepsin 5g/lít ................69
Bảng 3.9: Tỉ lệ sống sót của các chủng trong mơi trường chứa muối mật .....................71
Bảng 3.10: Tổng hợp khả chịu đựng trong môi trường cực đoan của các chủng..........72
Bảng 3.11: Kết quả định danh bằng bộ kit API50 CHL.................................................74
Bảng 3.12: Thông tin chung về chủng K6......................................................................76

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


vi

Bảng 3.13: Thông tin chung về chủng K7......................................................................77
Bảng 3.14: Mật độ tế bào trong của sản phẩm sau khi sấy phun khi sử dung chất bảo vệ
là maltodextrin ở các nghiệm thức khác nhau.................................................................81
Bảng 3.15: Mật độ tế bào trong của sản phẩm sau khi sấy phun khi sử dung chất bảo vệ
là maltodextrin ở các nghiệm thức khác nhau.................................................................84

Bảng 3.16: Tỷ lệ hai chủng Lactobacillus acidophilus và Bifidobacterium bifidum
trong sản phẩm sau khi sấy phun. ...................................................................................87

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


vii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Hình dạng lơng nhung của ruột non ở lợn con giai đoạn cai sữa...................18
Hình 1.2: Hình thái ruột non (cắt ngang) của lợn con giai đoạn cai sữa........................19
Hình 2.1: Máy sấy phun hiệu Mini Spray Dryer Yamoto...............................................48
Hình 3.1: Mẫu ruột non và ruột già lấy từ hệ tiêu hóa của lợn con................................50
Hình 3.2: Đặc điểm đại thể của các chủng khảo sát.......................................................54
Hình 3.3: Đặc điểm hình thái của các chủng L1 → L10 và K1 → K9 qua kỹ thuật
nhuộm Gram và quan sát dưới kính hiển vi ....................................................................57
Hình 3.4: Thử nghiệm mơ tả khả năng lên men các loại đường của các chủng khảo sát63
Hình 3.5: Đồ thị mơ tả khả năng sống sót của các chủng khảo sát sau 3 giờ trong môi
trường có chứa pepsine 5g/l [Bảng 3.7] ..........................................................................60
Hình 3.6: Khả năng chống lại E Coli của các chủng L1, K4, K6, K7............................63
Hình 3.7: Kết quả định danh 2 chủng K6, K7 bằng bộ kit API50 CHL ........................78
Hình 3.8: Đồ thị mơ tả ảnh hưởng của pH đến khả năng tạo sinh khối của 2 chủng
Lactobacillus acidophilus K6 và Bifidobacterium bifidum K7 sau 14 giờ.....................78
Hình 3.9: Đường cong sinh trưởng của chủng K6 .........................................................79
Hình 3.10: Đường cong sinh trưởng của chủng K7 .......................................................80
Hình 3.11: Sản phẩm probiotic thu được sau sấy phun với chất bảo vệ là whey protein81
Hình 3.12: Đồ thị ảnh hưởng của hàm lượng chất bảo vệ whey protein trong quá trình
sấy phun đến khả năng sống của vi khuẩn ......................................................................82

Hình 3.13: Sản phẩm probiotic sau khi sấy phun sử dụng chất bảo vệ là maltodextrin 83
Hình 3.14: Đồ thị ảnh hưởng của hàm lượng chất bảo vệ % maltodextrin trong quá
trình sấy phun đến khả năng sống của vi khuẩn..............................................................84

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu viết tắt

Diễn giải

Ghi chú

1

mg

miligram

Đơn vị đo khối lượng

2


mm

milimet

Đơn vị đo chiều dài

ml

mililit

Đơn vị đo thể tích

3

µg

microgram

Đơn vị đo khối lượng

4

µl

microlit

Đơn vị đo thể tích

5


cfu

Colony Forming Unit

Số khuẩn lạc

6

LAB

lactic acid bacteria

7

SCAN

8

EFSA

9

FDA

10

MRS

11


FOS

Fructooligosaccharide

12

FCR

Feed conversion ratio

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Scientific Committee of
Animal Nutrition
The European Food Safety
Authority
Food and Drug
Administration

Vi khuẩn sinh acid
lactic
Ủy Ban Khoa học về
dinh dưỡng vật nuôi
Tổ chức An toàn thực
phẩm Châu Âu
Tổ chức Thực phẩm và
Dược phẩm Hoa Kỳ
Môi trường đặc hiệu
cho vi khuẩn Lactic

Một dạng đường khó
tiêu hóa
Tỷ lệ tiêu thụ thức ăn

PHAN THỊ THU DUNG


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong chăn nuôi lợn theo qui mô công nghiệp, việc điều khiển năng suất và
phòng ngừa được dịch bệnh là rất quan trọng. Đặc biệt, tại thời điểm tách lợn, lợn
con bị stress do một số yếu tố bất lợi như dinh dưỡng, môi trường, mất cân bằng hệ
đường ruột, dẫn đến hiện tượng tiêu chảy và sinh trưởng kém. Do đó, kháng sinh và
chất kích thích sinh trưởng trong chăn nuôi đang được sử dụng tràn lan và thiếu
kiểm sốt. Dư lượng kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng trong gia súc làm
giảm chất lượng thịt và ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng.
Chính vì vậy, từ năm 2006, ở châu Âu đã phản đối mạnh mẽ việc sử dụng
kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng hóa học trong chăn ni. Từ đó, việc chăn
ni phục vụ cho xuất khẩu thịt lợn của nước ta gặp rất nhiều khó khăn. Để giải
quyết được vấn đề này, probiotic được xem là một sản phẩm có tiềm năng lớn để
thay thế cho kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng trong chăn ni. Probiotic
giúp kích thích tiêu hóa, tăng khả năng tiêu thụ thức ăn và khả năng miễn dịch của
lợn, phòng ngừa dịch bệnh đường ruột, góp phần nâng cao được hiệu quả chăn nuôi
[40].
Hiện nay, các sản phẩm probiotic được bán trên thị trường chủ yếu là nhập từ
nước ngoài, chất lượng của các sản phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ. Đồng thời
giá thành các chế phẩm này là khá cao.
Từ những yêu cầu cấp thiết và dựa vào những thành quả đạt được trong và
ngồi nước, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phân lập giống vi

sinh vật có hoạt tính probiotic và thử nghiệm tạo chế phẩm probiotic ứng dụng
trong chăn nuôi lợn”. Trong nghiên cứu này chúng tôi tiếp tục phân lập và tuyển
chọn probiotic trong đường tiêu hóa của lợn và thử nghiệm sản xuất probiotic ứng
dụng trong chăn nuôi lợn, đặc biệt chú ý đến sản phẩm probiotic sử dụng cho lợn
giai đoạn mới tách, đây là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình sinh trưởng của
lợn.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


2

1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ PROBIOTIC
1.1.1. Khái niệm probiotic
Từ “probiotic” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là “cho cuộc sống”.
Tuy nhiên, định nghĩa về probiotic đã phát triển nhiều theo thời gian.
Lily và Stillwell (1965) đã mô tả trước tiên probiotic như một hỗn hợp được
tạo thành bởi một động vật nguyên sinh mà thúc đẩy sự phát triển của đối tượng
khác. Sau đó, Parker (1974) đã áp dụng khái niệm này đối với phần thức ăn gia súc
có ảnh hưởng tốt đối với cơ thể vật chủ bằng việc góp phần cân bằng hệ vi sinh vật
trong ruột. Vì vậy, khái niệm probiotic được ứng dụng để mơ tả “cơ quan và chất
mà góp phần cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột”.
Năm 1992, Fuller định nghĩa probiotic là chế phẩm ảnh hưởng có lợi cho vật
chủ theo hướng cải thiện cân bằng đường ruột, loại trừ các yếu tố bất lợi đến sự tiêu
hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng truyền thống.
Dưới cái nhìn của một nhà thực phẩm, Lyon (2005) cho rằng probiotic là
những thực phẩm chức năng khi ăn vào sẽ có ảnh hưởng rõ ràng trong điều chỉnh
các quá trình chức phận của cơ thể.

Hiện nay, probiotic được định nghĩa đơn giản hơn: probiotic là những vi sinh
vật sống, chủ yếu là vi khuẩn lactic và Bifidobacteria có lợi cho sức khỏe được ăn
vào qua đường miệng cùng với các chất dinh dưỡng truyền thống khác trong thức
ăn (Zayed & Roos, 2003) [20].
1.1.2. Cơ chế hoạt động của probiotic
Các cơ chế tác động của vi khuẩn probiotic lên cơ thể con người bao gổm tạo
cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột bằng khả năng ức chế, cạnh tranh với các vi
khuẩn có hại trong ruột; làm thay đổi hệ vi sinh vật nội tại theo hướng có lợi. Khả
năng này được các nhà khoa học giải thích dựa trên khả năng tranh giành vị trí bám
dính trên niêm mạc, tranh giành thức ăn với vi sinh vật khác và tạo ra môi trường
acid, các chất kháng khuẩn, ức chế các vi sinh vật khác. Ngồi ra, chúng cịn tăng

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


3

cường khả năng tiêu hóa sữa do tạo men lactase nên cải thiện khả năng dung nạp
lactose, tăng cường khả năng dung nạp sữa.
Ngoài những cơ chế trên, nhiều nghiên cứu đã và đang khám phá ra những
hoạt động tiềm năng có lợi cho sức khỏe của nhóm vi sinh vật này như làm tăng
cường khả năng miễn dịch do ức chế sự bám dính của vi khuẩn gây bệnh, sản xuất
kháng thể tại chỗ do kích thích làm tăng số tế bào sản xuất IgA. Những vi khuẩn
này có thể sản sinh ra các hợp chất chống khuẩn, biến đổi các độc tố hoặc receptor
độc tố, chống sự hình thành ung thư do khả năng cạnh tranh với các vi khuẩn tạo
amin trong ruột và hạn chế sự hình thành những sản phẩm đồng hóa gây ung thư.
Đồng thời, chúng cũng làm giảm cholesterol, làm tăng và cân bằng oestrogen,
phịng chống bệnh lỗng xương, tránh những bệnh viêm nhiễm [4, 20, 33, 39].

1.1.3. Các chủng vi sinh vật thường được sử dụng để sản xuất các sản
phẩm probiotic
Dòng vi khuẩn phổ biến là vi khuẩn sinh acid lactic (LAB). LAB đóng vai trị
rất quan trọng đối với sức khỏe, được sử dụng nhiều trong công nghiệp.
LAB là những vi khuẩn Gram dương, thường không di động, không sinh bào
tử, các phản ứng catalase âm, oxydase âm, nitratreductase âm. Những vi khuẩn này
sinh tổng hợp nhiều hợp chất cần cho sự sống rất yếu nên chúng là những vi sinh
vật khuyết dưỡng đối với nhiều loại acid amin, base nucleotic, nhiều loại vitamin,…
khơng có khả năng tổng hợp nhân heme của các porphyrine, bình thường chúng
khơng có cytochrome. Vì vậy, chúng được xếp vào nhóm vi khuẩn kỵ khí tùy nghi
(vi hiếu khí), có khả năng lên men trong điều kiện vi hiếu khí cũng như kỵ khí.
LAB có nhu cầu dinh dưỡng phức tạp, phụ thuộc vào nhiều yếu tố mơi trường
như pH, nhiệt độ và sự tích lũy các sản phẩm chuyển hóa cuối. Chúng địi hỏi các
vitamin như thimine, biotin, acid pantotemic, acid nicotinic và các acid amin. Do
đó, trong mơi trường ni cấy LAB thường bổ sung thêm nước chiết giá, nước chiết
cà chua, cao nấm men, cao thịt,…
Nhóm vi khuẩn này rất đa dạng gồm nhiều giống khác nhau. Tế bào của

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


4

chúng có dạng hình cầu như: Streptococcus, Lactococcus, Enterococcus,
Leuconostoc, Pediococcus, hoặc hình que như: Lactobacillus. Ngày nay, nhóm vi
khuẩn lactic còn được bổ sung thêm những vi khuẩn Bifidobacteria (Kandler &
Welss, 1986). Ngoài ra, dựa vào khả năng lên men người ta chia LAB thành hai
nhóm: LAB đồng hình và LAB dị hình [4; 20; 39].

Bảng 1.1. Các giống vi khuẩn lactic khác nhau sử dụng sản xuất probiotic.
Vi sinh vật

Tế bào

DNA
GC%

Kiểu lên men

Tài liệu dẫn

Hình dạng

Sắp xếp

Streptococcus

Cầu

Chuỗi

lactic đồng hình

Leuconostoc

Cầu

Chuỗi


lactic dị hình

Pediococcus

Cầu

Tứ cầu

lactic đồng hình

34-42 Schleifer, 1986

Lactobacillus

Que

Chuỗi

lactic đồng hình
và dị hình

32-53

Kandler và
Welss, 1986

Bifidobacterium

Khác nhau
tùy lồi


Nhiều
dạng

Lên men lactic
và acetic

55-67

Kandler và
Welss, 1986
Scardovi, 1986

34-46 Schleifer, 1986
36-43

Farrow và
cộng sự, 1989

[4].
1.1.4. Khái niệm prebiotic, synbiotic
Prebiotic
Prebiotic được định nghĩa là những nguyên liệu thực phẩm không thể tiêu
hóa, tác động có lợi đối với vật chủ bằng cách kích thích có chọn lọc sự tăng trưởng
và kích thích hoạt tính của một hoặc một số lượng giới hạn các vi khuẩn trong kết
tràng để cải thiện sức khỏe của vật chủ [40].
Prebiotic kích thích sự tăng trưởng của hệ vi sinh vật thường trú trong vật chủ.
Chúng tạo điều kiện cho các chủng vi khuẩn chuyên biệt với vật chủ có thể sinh sản
và phát triển nhanh chóng. Prebiotic giúp những vi khuẩn có lợi tăng số lượng và
tăng hoạt tính chuyển hóa các cơ chất có thể lên men.


LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


5

Các prebiotic bao gồm: disaccharide, oligosaccharide, fructose và galactooligosaccharide, soybean-oligosaccharide, inulin và những oligosaccharide khơng
thể tiêu hóa khác.
Những tác động của prebiotic lên vật chủ:
-

Tăng khả năng kháng lại những tác nhân gây bệnh cho vật chủ .

-

Làm giảm các nhân tố nguy hiểm liên quan đến bệnh ung thư kết tràng.

-

Làm giảm lượng lipid huyết thanh.

-

Làm tăng việc sử dụng các khoáng chất.
Theo các nghiên cứu, khi thay đổi lượng nhỏ trong chế độ ăn uống bằng việc

bổ sung sucrose (15g/ngày) và oligofructose (15g/ngày) hoặc inulin có thể làm tăng
số lượng Bifidobacteria một cách đáng kể. Đặc biệt, khi bổ sung oligofructose thì

làm giảm được các tác nhân gây bệnh tiềm tàng. Ngoài ra, soybean-oligosaccharide
và transgalacto-oligosaccharide cũng làm tăng số lượng Bifidobacteria trong phân.
Synbiotic
Hệ vi sinh vật đường ruột trong vật chủ có thể được điều chỉnh bằng cách sử
dụng đồng thời cả prebiotic và probiotic. Sự kết hợp đó được gọi là “synbiotic”.
Sự kết hợp giữa probiotic và prebiotic sẽ mang lại nhiều tác động hơn so với
khi sử dụng riêng lẻ từng chất. Khi nghiên cứu ở chuột bị ung thư kết tràng, người
ta thấy khi cho chuột dùng Bifidobacteria hoặc oligofructose thì bệnh của chuột
khơng giảm, nhưng cho chuột dùng đồng thời cả hai thì làm giảm được bệnh [40].

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


6

1.2. ỨNG DỤNG CỦA PROBIOTIC TRONG LĨNH VỰC
CHĂN NUÔI
1.2.1. Sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi và những nhược điểm
Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng đối với nước ta và một số nước
trên thế giới. Trong chăn ni việc kiểm sốt được năng suất và phịng ngừa đựơc
dịch bệnh là rất quan trọng. Những mầm vi sinh vật gây nên dịch bệnh có thể là từ
mơi trường bên ngồi hoặc nhiễm vào thức ăn chăn ni, đi vào dạ dày động vật
qua đường ăn uống [20].
Ngoài ra, một số nguyên nhân khách quan khác cũng có thể gây nên dịch
bệnh về đường tiêu hóa của động vật. Cụ thể, ở động vật còn non, đặc biệt là động
vật giai đoạn sau khi cai sữa gặp phải rất nhiều yếu tố bất lợi gây stress như môi
trường sống, thức ăn (chuyển từ sữa sang dạng thức ăn khô), quá trình vận chuyển,
biến động nhiệt độ …. Những yếu tố này làm ảnh hưởng xấu đến khả năng chống

lại tác nhân gây bệnh của vật nuôi, tăng tỷ lệ nhiễm trùng cận lâm sàng hoặc lâm
sàng. Hơn nữa, sự tăng trưởng của một số vi khuẩn gây bệnh còn được kích thích
bởi các hormone gây stress như norepinephrine và epinephrine. Từ đó, hệ vi sinh
vật đường tiêu hố của động vật mất cân bằng, gia tăng tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy
(theo Krehbiel et al, 2003) [29].
Thuốc kháng sinh ra đời và được sử dụng để điều trị các biểu hiện lâm sàng
của nhiễm trùng đường tiêu hoá động vật. Kháng sinh đã có tác dụng lớn trong việc
phịng ngừa dịch bệnh và nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn ni. Ngồi việc
kiểm sốt nhiễm trùng, nồng độ thấp của thuốc kháng sinh bổ sung trong thức ăn
chăn ni có tác dụng cải thiện sức khỏe và hiệu suất về chuyển hóa thức ăn (giúp
tăng trọng lượng).Vì vậy, kháng sinh đã được sử dụng như là chất kích thích sinh
trưởng trong chăn ni gia súc từ những năm 1940 (Cromwell). Sau đó đã có rất
nhiều tranh cãi về nồng độ kháng sinh sử dụng cho động vật và những tác động xấu
của chúng đến sự tồn tại của hệ vi khuẩn tự nhiên trong đường tiêu hoá động vật,

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


7

cũng như ảnh hưởng của dư lượng kháng sinh đến sức khoẻ người tiêu dùng [20,
40].
Đã có rất nhiều cơng bố về hiện tượng kháng kháng sinh ở người của những
vi khuẩn gây bệnh có nguồn gốc xuất hiện từ gia súc. Người ta bắt đầu quan tâm
nhiều đến những ảnh hưởng xấu của kháng sinh đến sức đề kháng của vật ni và
con người. Tuy nhiên, việc kiểm sốt mức độ sử dụng kháng sinh ở các trại chăn
nuôi gia súc, gia cầm là rất khó khăn [20].
Từ năm 2006, ở châu Âu đã chính thức cấm sử dụng kháng sinh và chất kích

thích sinh trưởng trong thức ăn chăn ni. Vì thế, ngành chăn ni gặp nhiều khó
khăn về dịch bệnh đường tiêu hoá. Đặc biệt là các trại chăn nuôi gà và lợn, tỷ lệ lợn
con, gà con bị tử vong do bệnh đường tiêu hóa cao [20, 40].
Vấn đề đặt ra là phải có những biện pháp thay thế chất kháng sinh, kiểm soát
được dịch bệnh trong chăn nuôi. Một số biện pháp đã được sử dụng để phịng ngừa
dịch bệnh như sử dụng vaccine, ví dụ vaccine ngừa bệnh tiêu chảy cho gia súc mới
sinh và sau khi cai sữa nhằm ngăn ngừa sự phát triển của E. coli, hoặc biện pháp
tiêm vaccine ngừa Salmonella ở gia cầm, …Một số trang trại sử dụng biện an tồn
sinh học như cách ly chăn ni, thiết kế lại chuồng trại, hạn chế những tiếp xúc bên
ngoài đối với vật ni, có chế độ khử trùng, thay đổi khơng khí, làm sạch chuồng
trại hoặc biện pháp làm acid hóa thức ăn để giảm mầm bệnh …Những biện pháp
nêu trên đều đưa lại hiệu quả chưa cao, song chi phí lại quá lớn [20].
1.2.2. Probiotic thay thế cho kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng
trong chăn ni
Như đã giới thiệu ở trên, việc sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi đã
bị cấm ở châu Âu từ năm 2006. Do đó, yêu cầu đặt ra là cần phải có giải pháp thay
thế nhằm ngăn chặn dịch bệnh, giảm tỷ lệ tử vong và nâng cao hiệu quả chăn ni.
Trên cơ sở đó, prebiotic, probiotic hoặc synbiotics được xem là phụ gia tiềm năng
có thể thay thế được cho các chất kháng sinh và chất kích thích sinh trưởng nói trên.

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


8

Probiotic được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ
sản, tác dụng giảm dịch bệnh và kích thích tăng trưởng [20].
Việc sử dụng probiotic trong chăn nuôi dựa trên cơ sở: khi hệ vi sinh vật

đường ruột của động vật khoẻ mạnh thì sẽ đề kháng được bệnh [20]. Probiotic
thường được sử dụng trong chăn nuôi gia súc, gia cầm như gà con, lợn con và bê,
đặc biệt là giai đoạn cai sữa. Probiotic giúp cải thiện hệ vi sinh vật đường ruột ở
động vật, các vấn đề về stress và kháng sinh được giải quyết, kích thích hệ miễn
dịch giúp động vật có khả năng chống lại các loại bệnh truyền nhiễm. Probiotic là vi
khuẩn có lợi và đảm bảo an tồn cho người sử dụng. Như vậy việc sử dụng
probiotic trong chăn ni cịn có mục đích hướng tới sự an toàn trong sản phẩm thịt.
Theo nhiên cứu của Surawicz (2008), probiotic cịn có thể kết hợp với kháng
sinh trong thức ăn để ngăn chặn mầm bệnh, phục hồi hệ vi sinh vật có lợi trong
đường tiêu hố, giảm tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy [41]. Những lợi ích của các chế
phẩm probiotic cho động vật được liệt kê sau:
- Cải thiện tiêu hóa.
- Cải thiện tỷ lệ chuyển hóa thức ăn.
- Tăng sức đề kháng đối với các bệnh truyền nhiễm.
- Giảm ô nhiễm thịt, nâng cao chất lượng thịt.
- Tăng tốc độ tăng trưởng vật nuôi.
- Tăng sản lượng sữa (bò sữa).
- Tăng cường sản xuất trứng (gà mái).
- Cải thiện chất lượng trứng (gà mái).
- Giảm tỷ lệ tử vong cho gia súc, gia cầm.
Tuy nhiên, khả năng phịng ngừa bệnh đường tiêu hóa của probiotic vẫn chưa
được xem xét cụ thể. Vì thế, cần thiết phải có thêm nhiều nghiên cứu thực nghiệm
để xác định rõ hiệu quả của các chế phẩm probiotic đối với đường tiêu hóa của động

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


9


vật. Đồng thời cũng cần xác định độ ổn định hoạt tính của chủng theo thời gian [20,
41].
1.2.3. Kiểm sốt và chứng nhận các sản phẩm probiotic
Ở châu Âu, tất cả phụ gia dùng trong thức ăn chăn nuôi (bao gồm cả các loại
nấm men và vi khuẩn) đều được qui định rất chặt chẽ. Từ tháng 5/2003, việc xem
xét và đánh giá tác động của các chất phụ gia trong chăn nuôi là trách nhiệm của Ủy
ban Khoa học về sinh dưỡng vật nuôi (Scientific Committee of Animal Nutrition,
viết tắt là SCAN), theo báo cáo của Anadon và cộng sự (2006) và Wright (2005)
[14]. Sau đó, tổ chức An toàn thực phẩm châu Âu (the European Food Safety
Authority, viết tắt là EFSA) thay thế chức năng của SCAN, tổ chức này quản lý và
phê duyệt quyền sử dụng của các sản phẩm probiotic [20].
Tại Hoa Kỳ, chủng vi sinh vật được sử dụng là chất phụ gia thức ăn cần phải
có chứng nhận của Tổ chức Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug
Administration, viêt tắt là FDA).
Theo qui định hiện hành của châu Âu, để có một sản phẩm probiotic mới là
chất phụ gia bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, bắt buộc phải định danh và xác định
đặc tính ở mức độ lồi, cung cấp thơng tin về hiệu quả và mục đích sử dụng sản
phẩm. Sản phẩm đó được sử dụng cho động vật chủ nào (khơng có tác động xấu đến
sức khỏe), sản phẩm phải an tồn cho người sử dụng (tức là khơng có tác dụng phụ
khi tiếp xúc), không ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng thịt của động vật.
Ngoài ra, sản phẩm probiotic khơng được chứa kháng sinh trong đó (theo EFSA,
năm 2005; SCAN, 2001, 2003) [20].
1.2.4. Những tiêu chí lựa chọn probiotic cho động vật
Việc đánh giá hiệu quả của các loại sản phẩm probiotic, cũng như liều lượng
và cách thức sử dụng chúng là những yếu tố quan trọng trong việc sử dụng các chế
phẩm probiotic (Carita, 1992) [15]. Theo khuyến cáo của các nhà sản xuất, tùy theo
lồi vi sinh vật và hoạt tính, probiotic thường sử dụng với mật độ tế bào trong
khoảng 1x108 – 1x1010 cfu/kg thức ăn cho gia súc. Hiện nay, có rất ít bằng chứng


LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


10

thực tế chứng tỏ hiệu quả của probiotic từ những nghiên cứu invitro. Thông thường,
probiotic được lựa chọn dựa vào những chứng nhận theo qui định hiện hành và dựa
những hoạt tính cơ bản của probiotic, bao gồm:
-

Khả năng bám dính của các tế bào probiotic trên bề mặt thành biểu mô ruột,

giúp cho chúng tồn tại lâu trong ruột non của động vật.
-

Các chủng probiotic phải có khả năng sống sót trong điều kiện cực đoan như

chịu được acid, nhiệt độ, điều kiện sản xuất, bảo quản và có khả năng sống sót trong
mơi trường dạ dày nhân tạo của lợn (De Angelis và cộng sự, 2006) [19].
-

Các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự lựa chọn của probiotic bao gồm:

mục đích sử dụng và khả năng thích nghi cho động vật mục tiêu, sản phẩm probiotic
là đơn chủng hay tổ hợp nhiều chủng.
Vi sinh vật là probiotic có thể là một chủng của một lồi, hoặc nhiều chủng
trong một loài, hoặc nhiều loài kết hợp với nhau. Probiotic có nhiều chủng (tổ hợp
vi sinh vật probiotic) thường bao gồm nhiều chủng khác nhau của cùng một chi

hoặc nhiều chi, ví dụ L. plantarum, Bifidobacterium breve và Pedicoccus acidilacti
(Timmerman và cộng sự, 2004) [42].
Những nghiên cứu gần đây cho thấy, việc sử dụng tổ hợp nhiều probiotic có
khả thi và hiệu quả hơn so với một chủng riêng biệt trong việc ngăn chặn mầm bệnh
(Casey và cộng sự, 2007) [16]. Bên cạnh đó, Timmerman và cộng sự (2004) đã mơ
tả những lợi ích và một số bất lợi kèm theo khi sử dụng tổ hợp probiotic so sánh với
việc sử dụng một chủng probiotic [42]. Tuy nhiên, hiện tại rất ít bằng chứng thực tế
so sánh hiệu quả của hai dạng này khi bổ sung vào thức ăn gia súc.
1.2.5. Mức độ an toàn của các sản phẩm probiotic sử dụng trong chăn
nuôi
Những lo ngại về sự an tồn của chế phẩm probiotic bao gồm: sự kích hoạt
trao đổi chất có hại, kích thích miễn dịch thái q và chuyển gen độc lực và gen
kháng kháng sinh giữa các vi sinh vật (Agostoni et al.(2004)) [16]. Tổ chức y tế đã

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG


11

chỉ đạo xuất bản các hướng dẫn cho việc lựa chọn các chế phẩm probiotic và mức
độ an toàn cho phép của chúng được liệt kê sau đây:
-

Chủng probiotic sản xuất chất độc không được phép.

-

Chủng probiotic sản xuất các yếu tố độc lực không được phép.


-

Chủng probiotic sản xuất các chất kháng sinh có ý nghĩa lâm sàng hoặc thú y
không được phép [20].
1.2.6. Một số sản phẩm probiotic thương mại ứng dụng trong chăn nuôi
Từ năm 1973, Nurmi và Rantala đã nghiên cứu chế phẩm probiotic đầu tiên

dạng lỏng được sử dụng cho gà (Nurmi và Rantala, 1973). Sau đó, đã có nhiều
nghiên cứu bổ sung probiotic vào thức ăn chăn nuôi, bao gồm: các dạng bột, dạng
viên nang, dạng hạt …(Fuller, 1992). Bên cạnh đó, đã có nghiên cứu công bố về
ứng dụng hệ thống giọt để kiểm soát lượng probitoic cho gà con sử dụng, áp dụng
để bổ sung probiotic qua đường uống (Carita, 1992) [20].
Đối với đa số gia súc (đặc biệt là lợn) và gia cầm, chế phẩm probiotic thường
được bổ sung trực tiếp qua dạ dày. Đối với một số động vật nhai lại, việc bổ sung
probiotic sẽ khó khăn hơn do nguồn thức ăn chính là cỏ tươi. Theo nghiên cứu của
Krehbiel và cộng sự (2003), ở động vật nhai lại, các loại nấm men và nấm mốc phát
triển mạnh, sử dụng probiotic chứa vi khuẩn Lactobacilli và Enterococcus faecium
giúp cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột hiệu quả. Nói chung, việc lựa chọn dạng
sản phẩm khác nhau tùy thuộc vào mục đích, mức độ sử dụng probiotic và loại vật
ni (Fuller, 1992) [20].
Hiện nay, đã có nhiều sản phẩm probiotic được sản xuất dựa trên nhiều công
thức tổ hợp khác nhau ứng dụng trong chăn nuôi. Đa số các sản phẩm sử dụng từ
các chủng vi khuẩn sau: vi khuẩn lactic, chủ yếu là Lactobacilli, một số sản phẩm
chứa Bacillus và Streptococcus …

LUẬN VĂN THẠC SĨ

PHAN THỊ THU DUNG



12

Một số sản phẩm probiotic thương mại trong chăn nuôi sử dụng trong chăn
nuôi tại Anh đã được chứng nhận bởi tổ chức Uỷ ban Khoa học về Dinh dưỡng
động vật (SCAN) là sản phẩm an toàn, được liệt kê tại bảng 1.2 [20].
Bảng 1.2: Các sản phẩm probiotic thương mại sử dụng trong chăn nuôi tại Anh
Nhà sản xuất Tên sản phẩm
Chủng probiotic
Protexin
Enterococcus faecium
Concentre (NCIMB 10415) EC No. 13
Protexin
Protexin
Tổ hợp nhiều chủng
Lifestart1
Protexin
Enterococcus faecium
Pro-soluble1 (NCIMB 10415) EC No. 13
Bacillus licheniformis,
Bioplus 2B1
Bacillus subtilis
Christian
Enterococcus faecium
Hansen
Probio precise1
Saccharomyces cerevisiae
Gallipro1
Bacillus subtilis
Lactiferm caps1

Không công bố
Lactiferm
Không công bố
Basic1
Medipharm
Lactiferm
Không công bố
(Chr Hansen
Spray1
group)
Lactiferm DW
Không công bố
Lactiferm
Không công bố
Synergy CPS1
Lactiferm paste1
Không công bố
Lactobacillus acidophilus,
Provita lacteal1 Enterococcus faecium,
Bacillus subtilis
Lactobacillus acidophilus
Provita New
LA101 & 107,
Born
Enterococcus faecium SF
Provita
piglet1
101
Eurotech
Lactobacillus acidophilus

LA101 & 107,
Provita Protect1
Enterococcus faecium SF
101
Provita
Bacillus subtilis,
Biogrow1
Bacillus licheniformis

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Động vật mục tiêu
Gia súc, lợn
Gia súc, heo
Gia súc, lợn, gà
Lợn thịt, lợn nái, lợn
con, cá
Động vật nhai lại
Gia cầm
Gia súc, gia cầm, lợn
Gia súc, gia cầm, lợn
Gia súc, gia cầm, lợn
Gia súc, gia cầm, lợn
Gia súc, lợn

Gia súc, lợn

Lợn

Gia súc

Gia cầm
[2].

PHAN THỊ THU DUNG


13

Ngồi ra, ở châu Âu cịn một số sản phẩm probiotic thương mại khác được
chứng nhận bởi The Scientific Committee for Animal Nutrition (EU), được liệt kê ở
bảng 1.3
Bảng 1.3: Một số sản phẩm probiotic thương mại được chứng nhận bởi
The Scientific Committee for Animal Nutrition (EU)
Tên sản phẩm

Adjulact 20001

Bactocell1

Biacton1

Bioplus 2B1

Lồi
Streptococcus
infantarius
Lactobacillus
plantarum
Pediococcus
acidilacti

Pediococcus
acidilactici
Lactobacillus
farciminis
Bacillus
licheniformis
Bacillus subtilis

Biosprint1

Bonvital1

Biosaf SC 471

Ký hiệu giống

Động vật sử dụng

CNCM I-841
Bị cái
CNCM I-840
CNCM MA 18/5 M

CNCM MA 18/5 M
CNCM MA 67/4 R

Heo con

DSM 5749


Heo con, heo nái, heo
trưởng thành, gà và
bò cái

DSM 5750

Saccharomyces
BCCM/MUCL 39885
cerevisiae
Enterococcus
DSM 7134
faecium
Lactobacillus
DSM 7133
rhamnosus
Saccharomyces
NCYC Sc 47
cerevisiae

Trâu, heo con, heo
trưởng thành
Lợn

Bò sữa

Cylactin LBC1

Enterococcus
faecium


NCIMB 10415

Heo con, heo nái, heo
trưởng thành, gà và
bò cái

Fecinor plus1

Enterococcus
faecium

CECT 4515

Heo con

Gardion1

Enterococcus
faecium

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NCIMB 30096
NCIMB 30098

Bò nuôi con

PHAN THỊ THU DUNG



×