Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

Luận văn phân tích ngành hàng hoa hồng tại các vùng sản xuất tập trung của huyện mê linh tỉnh vĩnh phúc và huyện sa pa tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 143 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp i
---------------------------



nguyễn việt cờng







Phân tích ngành hàng hoa hồng tại các vùng
sản xuất tập trung của huyện Mê Linh
tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sapa tỉnh Lào Cai








Luận văn thạc sĩ kinh tế








Hà Nội - 2005
Bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học nông nghiệp i
---------------------------


nguyễn việt cờng






Phân tích ngành hàng hoa hồng tại các vùng
sản xuất tập trung của huyện Mê Linh
tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sapa tỉnh Lào Cai



Luận văn thạc sĩ kinh tế



Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 5.02.01




Ngời hớng dẫn khoa học: Pgs.ts. nguyễn nguyên cự




Hà nội - 2005




Lời cam đoan



- Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn
là trung thực và cha từng đợc sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã đợc cám ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này đã đợc chỉ
rõ nguồn gốc.

Hà Nội, tháng 10 năm 2005
Tác giả luận văn



Nguyễn Việt Cờng


i



Lời cảm ơn


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn thầy giáo hớng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Nguyên
Cự đã tận tình giúp đỡ, hớng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn và hoàn thành
luận văn. Để hoàn thành bản luận văn này tôi cũng xin cám ơn các cơ quan và cá nhân sau
đây đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện:
Bộ môn Quản trị kinh doanh- Khoa Kinh tế & PTNT - Trờng Đại học Nông nghiệp I
Hà Nộ, Khoa sau đại học - Trờng Đại học Nông nghiệp I, Trung tâm Sinh thái Môi trờng
- Trờng Đại học Nông nghiệp I.
Tôi xin cảm ơn gia đình và các bạn đồng nghiệp đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
hoàn thành bản luận văn này.

Hà Nội, tháng 10 năm 2005
Tác giả luận văn



Nguyễn Việt Cờng

ii
Mục lục


Lời cam đoan i
Lời cảm ơn ii
Mục lục iii
Danh mục các chữ viết tắt v
Danh mục các bảng vi

Danh mục các hình vii
Danh mục các sơ đồ, đồ thị viii

1. Mở đầu 1

1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài..............................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu....................................................................................2

1.3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................3

2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của để tài 4

2.1. Những khái niệm cơ bản .............................................................................4

2.1.1 Khái niệm về ngành hàng..........................................................................4

2.1.2. Điều kiện phân tích ngành hàng...............................................................9

2.1.3. ý nghĩa và tác động của phơng pháp phân tích ngành hàng................10

2.2. Vai trò và giá trị kinh tế của ngành sản xuất hoa hồng.............................11

2.2.1. Trên thế giới và châu á ..........................................................................11

2.2.2. Việt Nam ................................................................................................13

3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phơng pháp nghiên cứu 14

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu....................................................................14


3.2. Phơng pháp nghiên cứu chung ................................................................21

3.3. Phơng pháp thu thập và xử lý số liệu.......................................................22

3.4. Phơng pháp phân tích ngành hàng...........................................................26

4. Kết quả nghiên cứu 36

4.1. Đặc trng của vùng nghiên cứu, chức năng của các tác nhân trong ngành
hàng và mối quan hệ giữa chúng
......................................................................36

4.2. Quan hệ giữa các tác nhân trong ngành hàng ...........................................41


iii
4.2.1. Sapa ........................................................................................................41

4.2.2 Mê Linh Vĩnh Phúc..............................................................................46

4.3. Phân tích tài chính cho các tác nhân trong ngành hàng hoa hồng ............50

4.3.1. Phân tích ngành hàng hoa hồng ở Sapa..................................................51

4.3.2. Phân tích ngành hàng hoa hồng ở Mê Linh Vĩnh Phúc ......................67

4.4. Phân tích kinh tế cho các tác nhân trong ngành hàng hoa hồng ...............76

4.4.1. Phân tích kinh tế các hộ sản xuất hoa hồng ...........................................78


4.4.2. Phân tích kinh tế hộ chuyên thu gom hoa hồng .....................................82

4.4.3. Phân tích kinh tế các hợp tác xã chuyên thu gom hoa hồng ở Sapa.......85

4.4.4. Phân tích kinh tế hộ bán buôn hoa hồng ................................................86

4.4.5. Phân tích kinh tế cửa hàng bán hoa hồng...............................................88

4.4.6. Phân tích kinh tế hộ bán lẻ hoa hồng .....................................................90

4.5. Tổng kết phân tích kết quả sản xuất kinh doanh trong
ngành hàng hoa hồng.......................................................................................93

4.5.1. Phân tích kết quả sản xuất kinh doanh...................................................93

4.5.2. Phân tích hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh
của các tác nhân trong ngành hàng .................................................................95

4.5.2.1. Phân tích hiệu quả kinh tế theo chi phí trung gian..............................95

4.5.2.2. Phân tích hiệu quả kinh tế theo chi phí lao động ................................97

4.5.3. Phân phối phúc lợi giữa các tác nhân .....................................................99

4.6. Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất, bảo quản
và tiêu thụ hoa hồng .......................................................................................104

4.7. Định hớng và Những giải pháp cho ngành hàng hoa hồng
ở Mê Linh Vĩnh Phúc và Sapa Lào cai....................................................107


5. Kết luận và khuyến nghị 120

5.1. Kết luận ...................................................................................................120

5.2. Khuyến nghị ............................................................................................122

Tài liệu tham khảo 123


iv
Danh mục các chữ viết tắt


A : Khấu hao
ATI : American Technology Incorporate
CIF : Giá nhập khẩu
CNH : Công nghiệp hoá
ĐVT : Đơn vị tính
FF : Chi phí tài chính
FOB : Giá xuất khẩu
GPr : Lãi gộp
HĐH : Hiện đại hoá
HCM : Hồ Chí Minh
HTX : Hợp tác xã
IC : Chi phí trung gian
Npr : Lãi ròng
NXB : Nhà xuất bản
P : Giá trị sản xuất
T : Thuế

Tp : Thành phố
Tr : Triệu
UBKH: Uỷ ban kế hoạch
VA : Giá trị gia tăng
W : Chi phí lao động

v
Danh mục các bảng



Biểu 3.1: Diện tích đất trồng hoa hồng trong một số năm và dự báo 15

Biểu 3.2: Diện tích trồng hoa hồng huyện Mê Linh năm 2004 17

Biểu 3.3. Số mẫu điều tra các tác nhân tham gia ngành hàng 25

Biểu 4.1: Chức năng, sản phẩm và quan hệ giữa các tác nhân trong ngành
hàng hoa hồng. 39

Biểu 4.2 : Lợng hoa hồng lu chuyển trong ngành hàng hoa hồng tại
Sapa Lào Cai. 44

Biểu 4.3: Lợng hoa hồng lu chuyển trong ngành hàng hoa hồng tại Mê
Linh Vĩnh Phúc 48

Biểu 4.4: Hệ thống giá của các khoản mục có liên quan đến phân tích tài
chính ngành hàng hoa hồng ở Sapa - Lao Cai. 52

Biểu 4.5: Cơ cấu chi phí và kết quả kinh doanh của ngời bán buôn 64


Biểu 4.6: Hệ thống giá cả của các khoản mục có liên quan đến tài chính
của ngành hàng hoa hồng ở Mê Linh Vĩnh Phúc. 68

Biểu 4.8.a: Kết quả sản xuất của các tác nhân trong ngành hàng tại Sapa 93

Biểu 4.8.b: Kết quả sản xuất của các tác nhân trong ngành hàng tại Mê
Linh 94

Biểu 4.9.a: Hiệu quả kinh tế tính theo chi phí trung gian của các tác nhân
trong ngành hàng tại Sapa 96

Biểu 4.9.b: Hiệu quả kinh tế tính theo chi phí trung gian của các tác nhân
trong ngành hàng tại Mê Linh 96

Biểu 4.10.a: Hiệu quả kinh tế tính theo chi phí lao động của các tác nhân
trong ngành hàng ở Sapa. 98

Biểu 4.10.b: Hiệu quả kinh tế tính theo chi phí lao động của các tác nhân
trong ngành hàng ở Mê Linh. 98


vi
BiÓu 4.11: Sù t¹o nªn GDP cña ngµnh hµng vµ sù ph©n bæ lîi nhuËn gi÷a
c¸c t¸c nh©n trong ngµnh hµng. 100

BiÓu 4.12: B¶ng ph©n tÝch tæng l−îng thu cña c¸c t¸c nh©n trong ngµnh
hµng hoa hång t¹i Sapa vµ Mª Linh 102






vii
Danh mục các sơ đồ, đồ thị


Đồ thị 3.1: Thu nhập và diện tích trồng hoa Sapa trong vài năm trớc đây 19

Đồ thị 3.2: Cơ cấu thu nhập 2004 20

Sơ đồ 4.1: Sơ đồ lu chuyển các lợng vật chất trong ngành hàng tại Sapa. 43

Sơ đồ 4.2: Sơ đồ lu chuyển giá trị trong ngành hàng 45

Sơ đồ 4.3: Sơ đồ lu chuyển các lợng vật chất trong ngành hàng tại Mê
Linh Vĩnh Phúc 47

Sơ đồ 4.4: Sơ đồ lu chuyển giá trị trong ngành hàng tại Mê Linh 49

Đồ thị 4.1: Đồ thị biểu diễn sự phân phối lãi ròng giữa các tác nhân trong
ngành hàng hoa hồng ở Sapa. 103

Đồ thị 4.2: Đồ thị biểu diễn sự phân phối lãi ròng giữa các tác nhân trong
ngành hàng hoa hồng ở Mê Linh. 103

Sơ đồ 4.5. Dự kiến cho ngành hàng hoa hồng ở Sapa 113

Sơ đồ 4.6. Dự kiến hình thức tổ chức sản xuất tại Sapa trong những năm tới 116


Đồ thị 4.3: Thị trờng tiêu thụ hoa hồng năm 2004 118

Đồ thị 4.4: Dự kiến thị trờng tiêu thụ năm 2010 119



viii
1. Mở đầu


1.1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Nói tới vẻ đẹp tự nhiên không thể không nhắc tới hoa, chỉ cần nhắc tới tên
các loài hoa là mọi ngời đã liên tởng ngay tới vẻ đẹp quyến rũ và tinh tuý
của nó, tới lợi ích to lớn không thể đo đợc mà các loài hoa mang lại cho con
ngời cả về tinh thần và vật chất.
Trên thế giới, diện tích hoa ngày càng đợc mở rộng, không ngừng tăng
lên. Từ những năm 1995, sản lợng hoa thế giới đã đạt khoảng 31 tỷ đôla.
Trong đó hoa hồng chiếm tới 25 tỷ đôla. Ba nớc sản xuất hoa lớn nhất chiếm
khoảng 50% sản lợng hoa thế giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ [10].
Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, sản xuất và tiêu thụ hoa của thế
giới sẽ tiếp tục phát triển và sẽ mạnh mẽ nhất ở các nớc châu á, châu Phi và
châu Mỹ Latinh. Sản xuất hoa đã trở thành một ngành thơng mại cao và đã
đang mang lại lợi ích to lớn cho nền kinh tế các nớc trồng hoa, trong đó có
Việt Nam.
Trong những năm gần đây, ngành sản xuất hoa tại Việt Nam đang phát
triển mạnh mẽ và cũng đang phải cạnh tranh quyết liệt mới có thể chiếm lĩnh
đợc thị trờng trong nớc và khu vực. Theo điều tra năm 1999, diện tích
trồng hoa trên cả nớc khoảng 3500ha. Diện tích nay tập trung ở các vùng
trồng hoa truyền thống ở các thành phố và khu công nghiệp, khu du lịch, nghỉ
mát nh Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng

Lâm (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, thị xã Thanh
Hoá (Thanh Hoá), Gò Vấp, Hóc Môn (Thành Phố Hồ Chí Minh), quận 11và
12 (thành phố Đà Lạt) Với các loại hoa nh hoa hồng, cúc, cẩm chớng,
layơn, thợc dợc, lan, trà mi, trong đó, hoa hồng chiếm tỷ lệ cao (35 -

1
40%), sau đó đến hoa cúc (25%), layơn (25%) và các hoa khác (20 - 25%)
[10].
Với tốc độ phát triển mạnh mẽ của ngành nghề trồng hoa trong những
năm gần đây ở nớc ta cũng nh căn cứ vào nhu cầu tiêu dùng hoa ngày càng
lớn của thị trờng trong và ngoài nớc, những nhà nghiên cứu cần phải có
những đánh giá chính xác tổng thể các yếu tố sản xuất, bảo quản, chế biến và
tiêu thụ sản phẩm nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc nẩy sinh (liên minh
công - nông - trí thức; đa công nghiệp nông thôn vào sản xuất lớn theo hớng
CNH - HĐH; xoá đói giảm nghèo; chỉ tiêu phấn đấu 50 triệu đồng/ha của nhà
nớc) và sản xuất tiêu thụ hoa hồng chính là hớng đi trong những năm gần
đây ở một số vùng phía Bắc nớc ta. Vì vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu
đề tài về hoa hồng và để nghiên cứu một cách tổng hợp các vấn đề từ sản xuất
chế biến đến tiêu thụ sản phẩm trong ngành hàng hoa hồng ở một số vùng
phía Bắc, bên cạnh những phơng pháp nghiên cứu truyền thống, cần vận
dụng những phơng pháp nghiên cứu mới, một trong các phơng pháp đó là
phân tích ngành hàng.
Xuất phát từ những đòi hỏi về mặt lý luận và thực tiễn ở trên, tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài: Phân tích ngành hàng hoa hồng tại các vùng sản xuất
tập trung của huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sapa tỉnh Lào Cai.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về phân tích ngành
hàng nói chung và ngành hàng hoa hồng nói riêng.
- Mô tả thực trạng sản xuất và kinh doanh của mỗi tác nhân trong ngành
hàng hoa hồng tại hai vùng trồng hoa hồng tập trung tại huyện Sapa - Lào Cai

và huyện Mê Linh - Vĩnh Phúc.
+ Xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất và kinh doanh của mỗi tác nhân
trong ngành hàng hoa hồng tại vùng trồng hoa Sapa - Lao Cai, Mê Linh - Vĩnh
Phúc.

2
+ Chỉ ra những mặt còn tồn tại và những yếu tố ảnh hởng tới sự phát triển
của ngành hàng hoa hồng.
- Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của
ngành hàng hoa hồng trên toàn vùng.
1.3. Đối tợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tợng nghiên cứu:
Đề tài lấy đối tợng nghiên cứu là hoạt động kinh tế tài chính của tất cả
các tác nhân tham gia trong ngành hàng hoa hồng trong hai vùng trồng hoa
tập trung tại huyện Sapa - Lao Cai, Mê Linh - Vĩnh Phúc.
- Phạm vi nghiên cứu:
Do thời gian có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu vào những hoạt động
trong sản xuất và tiêu thụ hoa hồng tại hai vùng trồng hoa tiêu biểu là Sapa ở
miền núi phía bắc và Mê Linh - Vĩnh Phúc ở một huyện vùng đồng bằng châu
thổ sông Hồng trong thời gian lu chuyển một năm (đầu năm 2004 đến đầu
năm 2005) của ngành hàng hoa hồng tại nơi nghiên cứu và nghiên cứu khâu
tiêu thụ tại thị trờng Hà Nội.
- Thời gian nghiên cứu:
+ Thời gian thực tập từ ngày 01/01/2005 đến ngày 30/10/2005
+ Thời gian nghiên cứu số liệu từ 01/01/2004 - 14/08/2005
- Không gian nghiên cứu:
Nghiên cứu ở hai vùng trồng hoa hồng tập trung tại huyện Sapa tỉnh Lào
Cai và huyện Mê Linh tỉnh Vĩnh Phúc.






3
2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của để tài

2.1. Những khái niệm cơ bản
2.1.1 Khái niệm về ngành hàng
2.1.1.1. Ngành hàng
Theo Fabre Ngành hàng đợc coi là tập hợp các tác nhân kinh tế quy tụ
trực tiếp vào việc tạo ra các sản phẩm cuối cùng. Nh vậy ngành hàng đã vạch
ra sự kế tiếp của các hành động, xuất phát từ điểm ban đầu tới điểm cuối cùng
của một nguồn lực hay một sản phẩm trung gian, trải qua nhiều giai đoạn của
quá trình gia công, chế biến để tạo ra một hay nhiều sản phẩm hoàn tất ở mức
độ ngời tiêu thụ [25]. Nói cách khác Ngành hàng là tập hợp những tác
nhân kinh tế đóng góp trực tiếp vào sản xuất, tiếp đó là gia công, chế biến và
đi đến một thị trờng hoàn tất của sản phẩm nông nghiệp[25].
Ngành hàng là toàn bộ các hoạt động đợc gắn kết chặt chẽ với nhau trong
một quá trình từ sản xuất, vận chuyển, chế biến đến phân phối sản phẩm nhằm
thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Nh vậy, Mọi ngành hàng là một chuỗi các tác nghiệp, chuỗi các tác
nhân và cũng là một chuỗi những thị trờng. Điều đó kéo theo những luồng
vật chất và những bù đắp bằng giá trị tiền tệ[25].
Ngành hàng cho phép mô tả từ nguồn tới ngọn một chuỗi liên tiếp các
hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu thụ và sự phối hợp hoạt động của từng tác
nhân trong ngành hàng. Trong quá trình từ điểm sản xuất sản phẩm đầu tiên
(nguồn) tới sản phẩm cuối cùng (ngọn) trong quá trình vận hành của một
ngành hàng đã tạo ta sự chuyển dịch các luồng vật chất trong ngành đó. Ta có
thể xem xét sự dịch chuyển theo ba dạng cơ bản sau:


4
- Sự dịch chuyển về mặt thời gian:
Sản phẩm đợc tạo ra trong thời gian này lại đợc tiêu thụ ở thời gian
khác. Sự chuyển dịch này giúp ta điều chỉnh cung ứng thực phẩm theo mùa
vụ. Để thực hiện tốt sự chuyển dịch này cần phải làm tốt công tác bảo quản và
dự trữ sản phẩm.
- Sự dịch chuyển về mặt không gian:
Trong thực tế, sản phẩm đợc tạo ra ở nơi này nhng lại đợc dùng ở nơi
khác. ở đây đòi hỏi phải nhận biết đợc các kênh phân phối của sản phẩm. Sự
chuyển dịch này giúp ta thỏa mãn tiêu dùng trong vùng, mọi tầng lớp nhân
dân trong nớc và đó cũng là cơ sở không thể thiếu đợc để sản phẩm trở
thành hàng hóa. Điều kiện cần của chuyển dịch về mặt không gian là sự hoàn
thiện của cơ sở hạ tầng, công nghệ chế biến và chính sách mở rộng giao lu
kinh tế của Chính phủ.
- Sự chuyển dịch về mặt tính chất:
Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua mỗi lần tác động
của công nghệ chế biến. ở đây, yếu tố vật chất của sản phẩm vẫn còn giữ
nguyên nhng nó đợc sàng lọc, chiết xuất hoặc phụ thuộc thêm các yếu tố
vật chất phụ da nào đó để tạo ra sản phẩm cuối cùng có chất lợng phù hợp
với thị hiếu ngời tiêu dùng. Chuyển dịch về mặt tính chất làm cho chủng loại
sản phẩm ngày càng phong phú và nó đợc phát triển theo sở thích ngời tiêu
dùng và trình độ chế biến. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng
càng nhiều lần thì càng có nhiều sản phẩm mới đợc tạo ra.
2.1.1.2. Tác nhân
Tác nhân là một tế bào sơ cấp với các hoạt động kinh tế, là trung tâm hoạt
động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Ta có thể hiểu tác nhân là
những hộ, những doanh nghiệp. Tham gia trong các ngành hàng thông qua

5
hoạt động kinh tế của họ. Tác nhân đợc phân chia làm hai loại: Tác nhân có

thể là ngời thực hiện (hộ nông dân, hộ kinh doanh, ngời tiêu thụ) và tác
nhân tinh thần có tính tợng trng (các doanh nghiệp, xí nghiệp, công ty, nhà
máy), theo nghĩa rộng, ngời ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn
vị có cùng một hoạt động nh:
- Tác nhân nông dân để chỉ tập hợp tất cả các hộ nông dân.
- Tác nhân thơng nhân để chỉ tập hợp tất cả các thơng nhân.
- Tác nhân ngời tiêu thụ để chỉ tập hợp tất cả những ngời tiêu thụ.
- Tác nhân ngoài để chỉ tập hợp tất cả các hoạt động bên ngoài lãnh thổ
(trên quan điểm trao đổi, một tác nhân cấu thành một lãnh thổ, kinh tế đóng
kín bởi một biên giới).
Trong các đồ thị và các sơ đồ tổ chức ngời ta thể hiện tác nhân bằng
một hình chữ nhật.
Với các hoạt động kinh tế riêng của mình, các tác nhân này thực hiện từng
nội dung chuyển dịch trong các chuỗi hàng khác nhau.
Trên thực tế có một số tác nhân chỉ tham gia vào một ngành hàng nhất
định và có nhiều tác nhân có mặt trong nhiều ngành hàng của nền kinh tế
quốc dân. Có thể phân loại các tác nhân thành nhóm tuỳ theo bản chất hoạt
động chủ yếu trong ngành hàng nh sản xuất của cải, chế biến, tiêu thụ và
dịch vụ, hoạt động tài chính và phân phối 5 loại hình cơ sở để phân loại các
tác nhân kinh tế đợc gọi là các khu thể chế [25] bao gồm:
- Những doanh nghiệp sản xuất của cải vật chất.
- Những cơ quan tài chính tiến hành các hoạt động tài chính.
- Các hộ gồm tập hợp những ngời đợc xét dới góc độ những hoạt động
kinh tế riêng gắn liền với đời sống gia đình.

6
- Những cơ quan quản lý hành chính, phục vụ mà không bù lại trực tiếp.
- Tác nhân bên ngoài bao gồm tất cả các tác nhân kinh tế ở ngoài lãnh thổ
quốc gia.
2.1.1.3. Chức năng

Mỗi tác nhân có hoạt động kinh tế riêng, đó chính là chức năng của nó
trong chuỗi hàng. Tên chức năng thờng trùng với tên tác nhân. Các chức
năng kế tiếp nhau tạo nên sự chuyển dịch về mặt tính chất của luồng vật chất
trong ngành hàng. Các tác nhân đứng sau thờng có chức năng hoàn thiện các
sản phẩm của các tác nhân đứng kề trớc nó cho đến khi chức năng của các
tác nhân cuối cùng ở từng luồng hàng kết thúc thì ta đã có sản phẩm cuối cùng
của ngành hàng.
2.1.1.4. Sản phẩm
Trong một ngành hàng, mỗi tác nhân đều tạo ta sản phẩm riêng của mình,
trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng, sản phẩm của mọi tác nhân khác cha
phải là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng mà chỉ là kết quả hoạt động kinh
tế, là đầu ra của quá trình sản xuất của từng tác nhân. Trong ngành hàng, sản
phẩm của các tác nhân trớc là chi phí trung gian của các tác nhân kề sau nó.
Chỉ có sản phẩm của tác nhân cuối cùng trớc khi đến tay ngời tiêu dùng
mới là sản phẩm cuối cùng của ngành hàng. Quá trình đó cứ diễn qua từng
mạch hàng và giá trị hàng hoá của các tác nhân kế tiếp ngày càng tăng lên. Do
tính chất phong phú về chủng loại sản phẩm nên trong phân tích ngành hàng
thờng chỉ phân tích sự vận hành của các sản phẩm chính.
2.1.1.5. Mạch hàng
Ta hiểu mạch hàng là khoảng cách giữa hai tác nhân. Mạch hàng chứa
đựng quan hệ kinh tế giữa hai tác nhân kề nhau và những hành vi di chuyển
sản phẩm. Hình dạng và tính chất của sản phẩm bị biến dạng qua từng mạch

7
hàng, đồng thời giá trị sản phẩm đợc tăng thêm do các khoản giá trị mới sáng
tạo và tăng lên ở từng tác nhân. Một tác nhân có thể có mặt trong một hoặc
một số mạch hàng. Mạch hàng càng phong phú, quan hệ giữa các tác nhân
càng chặt chẽ, chuỗi hàng càng bền vững. Điều đó có nghĩa là nếu có một tác
nhân nào đó cản trở sự phát triển của mạch hàng nào đó thì sẽ gây ảnh hởng
xấu có tính chất dây chuyền đến các mạch hàng đứng sau nó và ảnh hởng

chung đến hiệu quả kinh doanh của cả chuỗi hàng.
2.1.1.6. Luồng hàng
Những mạch hàng liên tiếp đợc sắp xếp theo trật tự từ tác nhân đầu tiên
đến tác nhân tác nhân cuối cùng sẽ tạo nên các luồng hàng trong một ngành
hàng. Các luồng hàng bao gồm tất cả các chuyển dịch của cải dịch vụ hay tài
sản đợc thực hiện qua các tác nhân. Những trao đổi đó có thể xác định bởi vì
một sự thực là chúng vợt qua biên giới của các tác nhân. Mặt khác, việc bố
trí lại lao động giữa các khâu trong quá trình sản xuất đến khâu chế biến và
lu thông để nối dài chuỗi hàng, từ đó sẽ tạo nhiều điều kiện cho phân công
lao động xã hội phát triển và kích thích quá trình sản xuất hàng hoá, tạo ra
nhiều sản phẩm phong phú hơn, thỏa mãn nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của xã
hội. Mọi luồng hàng bắt đầu từ tác nhân đầu tiên và kết thúc ở tác nhân cuối
cùng của ngành hàng.
2.1.1.7. Luồng vật chất
Luồng vật chất bao gồm một tập hợp liên tiếp các sản phẩm do các tác
nhân tạo ra đợc lu chuyển từ tác nhân này qua tác nhân khác kề sau nó
trong từng luồng hàng. Mỗi khi dịch chuyển đến một tác nhân khác, luồng vật
chất có thể thay đổi về số lợng tuỳ theo các hệ số kỹ thuật hay thay đổi về
chất lợng mà đôi khi cả về hình thái tuỳ theo công nghệ chế biến ở từng
mạch hàng. Trong phân tích ngành hàng thông thờng ngời ta chỉ đề cập đến
luồng vật chất của những sản phẩm chính.

8
2.1.1.8. Hệ số kỹ thuật
Đó là hệ số quy đổi, các tỷ lệ so sánh cũng nh các chỉ tiêu kinh tế kỹ
thuật. Các hệ số kỹ thuật rất khác nhau về chủng loại và tính chất. Nó đợc
quy định bởi các cơ quan đo lờng, thiết kế của nhà nớc hay tổng hợp qua
khảo sát thực tế, hệ số kỹ thuật sẽ giúp tính toán suy rộng từ các kết quả điều
tra mẫu trong quá trình nghiên cứu. Vì vậy, chúng cần đợc đảm bảo tính
chính xác và chỉ sử dụng trong phạm vi cho phép.

2.1.2. Điều kiện phân tích ngành hàng
Ta biết rằng, phân tích ngành hàng là một phơng pháp tĩnh và những tài
liệu thu thập đợc là những thông tin trong quá khứ. Mặt khác, so với phơng
pháp nghiên cứu truyền thống trớc đây, phân tích ngành hàng là một phơng
pháp mới, hiện đại và có nhiều u thế hơn trong việc tính toán hiệu quả kinh tế của
từng khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Điều kiện của phơng pháp này là
chỉ cho phép phân tích một ngành hàng độc lập.
Với yêu cầu của sự phát triển hiện nay cần thiết phải xét đến hoạt động đa
dạng và tính phân tán của những quyền lợi cùng quyết định của tất cả các tác
nhân tham gia vào ngành hàng ở mọi mức độ khác nhau. Phân tích ngành
hàng chỉ là một sự mô hình hoá hạn chế sự liên kết kinh tế và kế toán. Vì vậy,
nó phải đợc phân tích bằng những phân tích ngang và đặc biệt là việc điều tra
và phân tích kinh tế xã hội trong dân chúng. Nếu không có quan điểm biện
chứng và thông thoáng thì chúng ta sẽ có những giải pháp không ăn khớp với
sự phát triển kinh tế chung và làm hại đến chính ngành hàng chúng ta đang
nghiên cứu. Đôi khi những giải pháp cho sự phát triển về những ngành hàng
đợc nghiên cứu riêng rẽ lại mâu thuẫn với nhau, thập chí triệt tiêu lẫn nhau.
Chính vì vậy, khi phân tích ngành hàng cần kết hợp với dự báo kinh tế cần
thiết và các sự kiến về quyết định có liên quan tới ngành hành trong tơng lai.

9
2.1.3. ý nghĩa và tác động của phơng pháp phân tích ngành hàng
Phân tích ngành hàng cho phép xác định những quan hệ mang tính tuyến
tính, tính bổ xung và tính lu thông giữa các giai đoạn khác nhau của quá
trình chế biến bên trong các hệ thống nông nghiệp. Nói một cách cơ bản hơn,
nó làm nổi bật các mối liên hệ, những hiệu quả bên ngoài, những quan hệ hợp
tác và ảnh hởng từ những then chốt chiến lợc, sự làm chủ đợc chúng bảo
đảm đợc sự khống chế một số tác nhân. Sự phân tích này làm thành một
không gian của sự phát triển những chiến lợc của các tác nhân trong ngành
hàng.

Tính hữu ích của phân tích ngành hàng đối với phân tích các chính sách
đợc thể hiện trên hai mặt sau:
- Với t cách là khung kế toán, phân tích ngành hàng cho phép ta lu giữ
một cách có hệ thống một phần lớn thông tin cần thiết cho các phân tích kinh
tế đích thực, tiếp theo tổng kết tài chính.
- Với t cách là công cụ, phân tích ngành hàng cho phép ta lập bảng tổng
kết tài chính với đầy đủ các nguồn hoạt động nối tiếp nhau trong toàn bộ
ngành hàng.
Nh vậy, ta có thể thấy phân tích ngành hàng là sự thể hiện toàn bộ các
hoạt động của tất cả những ngời hoạt động gọi là tác nhân quy tụ vào sản
xuất hay gia công chế biến một sản phẩm nhất định. Việc thể hiện đó cho
phép ta xác định các biên hạn của ngành hàng và các tác nhân của nó, hơn nữa
ta xây dựng các tài khoản kinh tế tơng ứng với các hoạt động của các tác
nhân bên trong ngành hàng. Theo các phơng pháp nghiên cứu trớc đây.
Chúng ta thờng tách rời kết quả nghiên cứu đối với từng công cụ sản xuất,
chế biến, lu thông của một ngành hàng. Sự tách biệt đó với kết quả nghiên
cứu rời rạc tạo nên những nhận định phiến diện và hạn chế lớn đến sự phát
triển của ngành hàng. Nghiên cứu ngành hàng theo một chuỗi liên tiếp của các

10
hoạt động, một chuỗi liên tiếp của các tác nhân, một chuỗi liên tiếp của các thị
trờng sẽ giúp chúng ta nhìn nhận một cách tổng quát sự vận hành của ngành
hàng, từ đó thấy đợc sự liên quan mật thiết giữa các tác nhân, các công đoạn
của ngành hàng. Bằng cách đó ta có thể nhận biết đợc sự phát triển của tất cả
các khâu, từ đó có những đánh giá xác đáng từng khâu, thấy đợc những mặt
yếu kém, những ách tắc trong từng khâu trong toàn bộ ngành hàng. Qua đó, ta
đa ra những giải pháp hợp lý cho sự phát triển của từng khâu mà không gây
nên tác động chồng chéo nhau hay triệt tiêu lẫn nhau. Những vấn đề nêu trên
không những có ý nghĩa trong việc hoạch định chính sách của chính phủ mà
còn giúp cho ngời phân tích có những nhận định đúng đắn về sự phát triển

của ngành hàng và ngời sản xuất kinh doanh có những đối sách phù hợp nhằm
lựa chọn các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình với
mục đích đạt đợc kết quả sản xuất cao nhất và chi phí sản xuất thấp nhất.
2.2.
Vai trò và giá trị kinh tế của ngành sản xuất hoa
hồng.
2.2.1. Trên thế giới và châu á
Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới đang phát triển một cách mạnh mẽ và
có xu hớng trở thành một ngành thơng mại có thu nhập cao. Sản xuất hoa
của thế giới sẽ tiếp tục phát triển và mạnh mẽ nhất là các nớc châu á, châu
Phi, châu Mỹ Latinh. Hớng sản xuất hoa là tăng năng suất, giảm chi phí lao
động, giảm giá thành. Mục tiêu sản xuất hoa cần hớng tới là giống hoa đẹp,
tơi, chất lợng cao, giá thành thấp.
Năm 1995, sản lợng hoa thế giới đạt khoảng 31 tỷ đôla. Trong đó hoa
hồng chiếm tới 25 tỷ đôla. Ba nớc sản xuất hoa lớn nhất chiếm khoảng 50%
sản lợng hoa thế giới là Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ [10].
Trên thị trờng hoa thế giới, các nớc xuất khẩu lớn gồm: Hà Lan

11
(64,8%), Colombia (12,0%), Israel (5,7%), Italia (5%), Tâybanha (1,9%),
Thái Lan (1,6%), và các nớc nhập khẩu nhiều gồm: Đức (36%), Mỹ
(21,9%), Pháp (7,4%), Anh (7%), Thụy Điển (4,9%), Hà Lan (4,0%), Italia
(2,9%),[10].
ở châu á - Thái Bình Dơng có diện tích trồng hoa khoảng 134.000ha,
chiếm 60% diện tích hoa của thế giới, nhng diện tích hoa thơng mại của
châu á còn nhỏ, Tỷ lệ hoa của các nớc đang phát triển chỉ chiếm khoảng
20% thị trờng hoa thế giới. Diện tích trồng hoa của Trung Quốc là hơn
3.000ha với sản lợng khoảng 2tỷ cành/năm 2000 gồm các loại hoa chủ yếu là
hoa hồng, cúc, layơn, đồng tiền; ấn Độ diện tích trồng hoa là 6.500ha với
2.505triệu cành/năm với các lợi hoa chủ yếu nh huệ, hồng, cúc, layơn, cúc

xixi, nhài, lan; Malaysia có diện tích 1.218ha với 3.370triệu cành/năm
1995; Thái Lan với diện tích 5.452ha - 1.667triệu cành/năm 1994[10].
Nghề trồng hoa ở châu á có từ lâu đời, nhng trồng hoa thơng mại mới
phát triển mạnh từ những năm 80 của thế kỷ XXI. Khi các nớc châu á mở
cửa, tăng cờng nguồn đầu t, đời sống của nhân dân đợc nâng cao, yêu cầu hoa
cho khách sạn, du lịch lớn nên các thị trờng hoa phát triển.
ở châu á, sản xuất hoa có nhiều thuận lợi về nguồn gen cây hoa phong
phú, đa dạng; Khí hậu nhiệt đới đủ ma, nắng, ánh sáng và đất đai mầu mỡ;
Lao động đồi dào, giá nhân công rẻ; Các chính phủ đều khuyến khích phát
triển hoa. Tuy nhiên còn có các mặt bị hạn chế nh: Thiếu giống hoa đẹp, chất
lợng cao. Các giống hoa thờng phải nhập từ bên ngoài; Cha có kỹ thuật
sản xuất, chế biến hoa thơng mại; Vốn đầu t ban đầu cao, cơ sở hạ tầng cho
sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển, xuất khẩu còn hạn chế; Các thông
tin thị trờng cha đầy đủ; Thiếu đầu t cho nghiên cứu, đào tạo cán bộ; thuế
cao và kiểm dịch khắt khe của các nớc nhập khẩu.

12
2.2.2. Việt Nam
Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha. Diện tích trồng hoa còn
rất khiêm tốn, chiếm khoảng 0,02% diện tích đất đai. Hoa đợc trồng từ lâu
đời và tập trung ở các vùng trồng hoa truyền thống với tổng diện tích trồng hoa
khoảng 3.500ha. Trong đó, Hà Nội có diện tích 1.000ha, Hải Phòng 400ha, TP Hồ
Chí Minh 800ha, Đà Lạt 200ha, Vĩnh Phúc 300ha,[10,17].
Các loại hoa chính đợc trồng ở Việt Nam gồm hoa hồng, cúc, cẩm
chớng, layơn, thợc dợc, lan, trà mi.
Theo điều tra ở vùng hoa Hà Nội, năm 1995 cho thấy, tuy Hà Nội cha có
xuất khẩu hoa, hoa mới chỉ trồng để cung cấp cho thị trờng trong nớc nhng
diện tích hoa Hà Nội đã lên tới 500ha, Bình quân giá trị sản lợng hoa đạt 118
triệu đồng/ha/năm. Chi phí bình quân cho 1ha hoa là 28 triệu đồng (bằng
23,57% so với giá trị sản lợng). Lợi nhuận bình quân thu đợc 90 triệu

đồng/ha/năm. Nếu sản xuất hai vụ lúa và một vụ đông, giá trị sản lợng bình
quân đạt 19triệu đồng/ha/năm với chi phí bình quân là 11,4 triệu đồng/ha/năm
(bằng 60% giá trị sản lợng). Lợi nhuận đạt đợc 7,6 triệu đồng/ha/năm. Nh
vậy so với sản xuất 2 lúa,1 mầu thì sản xuất hoa có giá trị sản lợng tăng gần
gấp 6,2 lần, chi phí tăng lên 2,5 lần, lợi nhuận tăng 11,8 lần. Sản xuất hoa đã
làm giầu cho các vùng trồng hoa. Vì vậy, diện tích trồng hoa tăng lên nhanh
chóng. Diện tích hoa Hà Nội năm 1995 so với năm 1990 tăng lên 12,8 lần;
năm 1996 so với năm 1995 tăng 30,6% [10,15,16,17].



13
3. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và
phơng pháp nghiên cứu


3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý địa hình
3.1.1.1.1 Sapa
Huyện Sapa gồm 17 xã và một thị trấn. Đây là vùng sơn địa với nhiều dãy
núi, đồi nằm kế tiếp nhau. Vì thế trong vùng, canh tác nơng rãy và gieo trồng
trên các ruộng bậc thang rất phổ biến.
Huyện Sapa có các phía tiếp giáp nh sau:
Phía Bắc giáp với huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Phía Nam giáp với huyện Văn Đàn, tỉnh Lào Cai
Phía Đông giáp với thị xã Lào Cai
Phía Tây giáp với huyện Bình L tỉnh Lai Châu.
Vùng đồi núi Sapa là nơi có đỉnh núi Phanxiphăng cao 3.143m, là nóc nhà
của Đông Nam á.

Thị trấn Sapa cách thị xã Lào Cai 30km và cách Hà Nội hơn 300km về
phía Nam. Huyện Sapa nằm sát cạnh thị xã Lào Cai, tỉnh Lai Châu và cửa
khẩu quốc tế Hà Khẩu - Trung Quốc, điều này thuận lợi hơn cho việc vận
chuyển, trao đổi hàng hoá.

14
3.1.1.1.2.Mê Linh
Mê Linh là một Huyện đồng bằng thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, địa hình bằng
phẳng đợc bồi đắp bởi hai con sông lớn là sông Hồng và sông Cà Lồ. Nó
nằm cách Hà Nội khoản 35km về phía bắc, với 17 xã.
Phía Bắc huyện Mê Linh tiếp giáp thị Xã Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc và phía
Nam tiếp giáp huyện Đông Anh - Hà Nội.
3.1.1.2. Điều kiện đất đai
3.1.1.2.1. Sapa
Sapa là một huyện miền núi của tỉnh Lào Cai nên đất trồng trọt chủ yếu là
trên các nơng rãy và trên các sờn đồi, sờn núi. Đất ở đây chủ yếu là đất thịt
nặng và đất đen.
Biểu 3.1: Diện tích đất trồng hoa hồng trong một số năm và dự báo [12].
Năm
1991-
1992
1999 2000 2002 2003 2004 2010
Diện tích trồng
hoa hồng
200m
2
1-2ha 5ha 25ha 40ha 48,7ha 110ha

Nm 2001, Cụng ty Vit M (ATI), mt cụng ty 100% vn nc ngoi v
u t nhiu ngnh ngh, ó tin hnh trng hoa ti Sapa. Din tớch hoa hng

nm 2002 lờn ti 25ha, tng gp 5 ln so vi nm 2001. Cng trong nm ny,
ging hoa hng H Lan bt u c trng ti Sapa, trc ú ging hoa ch
yu l hoa hng Phỏp v Lt. Nm 2003, Ngoi Cụng ty Vit M, thờm 2
cụng ty Linh Dng v Vit Thỏi bt u
u t vo trng hoa ti õy v a
din tớch hoa lờn ti 40ha.
Nm 2004, din tớch hoa ton huyn l 54,7ha, trong ú 48,7ha hoa Hng.

15

×