Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Luận văn tình hình bệnh viêm gan vịt do virus ở huyện hiệp hoà tỉnh bắc giang phân lập, khảo sát một số đặc tính sinh học của chủng virus gây bệnh và biện pháp phòng bệnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 93 trang )

- 1 -
1. Mở đầu
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Để phấn đấu đa chăn nuôi lên thành ngành sản xuất chính trong sản
xuất nông nghiệp, trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi nớc ta luôn
đợc quan tâm đầu t phát triển. Trong đó ngành chăn nuôi gia cầm luôn
chiếm vị trí quan tâm đặc biệt.
Mục tiêu phấn đấu của ngành chăn nuôi nớc ta đến năm 2010 phải đạt
tỷ trọng 30% GDP sản xuất nông nghiệp, riêng đàn gia cầm phấn đấu đạt
297.500.000 con vào năm 2005.
Theo báo cáo của Cục Thú y (2004) [10], tính đến ngày 3.5.2004 cả
nớc có 254 triệu con gia cầm, trong đó gà chiếm 185 triệu con, ngan vịt 68,8
triệu con, sản lợng thịt gia cầm sản xuất trong năm 272,7 ngàn tấn, sản lợng
trứng 4,79 tỷ quả, tỷ trọng thịt gia cầm tăng 14% (1990) lên 17% (2003).
Để đạt đợc mục tiêu kể trên ngành chăn nuôi gia cầm ngoài việc u
tiên đầu t cho lĩnh vực giống, giải quyết vấn đề thức ăn thì việc tăng cờng
các biện pháp thú y bảo vệ đàn gia cầm khoẻ mạnh là một khâu hết sức quan
trọng (Lê Minh Chí 1999) [7] [8]
Cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi, chăn nuôi vịt cũng đang
dần trở thành ngành sản xuất hàng hoá góp phần vào chơng trình xoá đói
giảm nghèo.
Để tăng năng suất hàng năm, chúng ta đã tiến hành nhập nội hàng loạt
các giống vịt cao sản và nhân chúng lên trên diện rộng. Các giống này tuy có
u điểm cho năng suất cao nhng sức đề kháng với bệnh kém hơn rất nhiều so
với giống vịt nội.
Trong chăn nuôi vịt, bệnh thờng hay gặp và gây tổn thất kinh tế
nghiêm trọng phải kể đến bệnh cúm gia cầm, bệnh dịch tả vịt, bệnh viêm gan
do virus. Bệnh viêm gan vịt do virus là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan
- 2 -
mạnh gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi vịt (Nguyễn Xuân Bình, 2002)[3].
Bệnh xảy ra ở vịt dới 6 tuần tuổi, mẫn cảm nhất là vịt con dới 3 tuần tuổi.


Tỷ lệ chết của bệnh rất cao có khi tới 100%.
Trên thế giới bệnh đợc ghi nhận đầu tiên ở Mỹ năm 1945 bởi Levine
và Hofstadh [48]. Theo tổ chức thú y thế giới bệnh viêm gan vịt do virus hiện
đã có mặt ở khắp nơi trên thế giới (OIE, 2000)[54].
ở Việt Nam bệnh viêm gan vịt do virus đợc ghi nhận có từ năm 1978.
Năm 1979 - 1983 bệnh xảy ra ở nhiều địa phơng, làm chết rất nhiều vịt. Theo
Nguyễn Văn Cảm và cộng sự, (2001) [4], các tỉnh ở phía Bắc: Hà Tây, Hng
Yên, Hà Nam, Tuyên Quang,... tỷ lệ nhiễm trong đàn lên tới 100%, tỷ lệ chết
trong các ổ dịch biến động 49 - 90%. Tại các tỉnh đồng bằng Nam Bộ bệnh
viêm gan vịt cũng xảy ra ở nhiều nơi gây thiệt hại nặng nề (Nguyễn Đức Lu
và cộng sự 2001 - 2002)[16] [17].
Cho tới nay bệnh vẫn gia tăng, hoành hành ở nhiều địa phơng trên
khắp cả nớc, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho ngời chăn nuôi, nhất là
những giống vịt cao sản nhập ngoại cha thích ứng đợc với điều kiện khí
hậu, môi trờng sống ở nớc ta.
Tuy vậy, những nghiên cứu về khống chế bệnh viêm gan vịt do virus ở
nớc ta cha nhiều. Cho tới nay việc sử dụng vacxin phòng bệnh viên gan vịt
do virus còn rất ít, cha có cơ sở chính thức đăng ký sản xuất loại vacxin
phòng bệnh này. Hiện nay mới chỉ có kháng thể viêm gan vịt do Công ty
thuốc thú y Hanvet và Công ty thuốc thú y RTD sản xuất, nhng hiệu quả của
chế phẩm này vẫn còn nhiều hạn chế trong việc phòng trị bệnh.
Chính vì vậy ngời chăn nuôi vịt vẫn còn nhiều lo ngại bởi những tổn
thất của bệnh viêm gan do virus gây nên trên đàn vịt nuôi. Không nằm ngoài
tình hình chung đó, ngời chăn nuôi vịt ở huyện Hiệp Hoà, tỉnh Bắc Giang cũng
đang phải đối mặt với những tổn thất do bệnh gây ra. Theo Đào Văn Dỡng,
(2003) [12] bệnh viêm gan vịt do virus xảy ra và gây thiệt hại rất lớn trên đàn
vịt nuôi tại các huyện Việt Yên, Tân Yên, Hiệp Hoà của tỉnh Bắc Giang.
- 3 -
Vì vậy, để có cơ sở khoa học đánh giá về tình hình dịch bệnh, sự thiệt
hại của bệnh trong chăn nuôi và góp phần bổ sung, hoàn thiện các biện pháp

phòng chống bệnh cho đàn vịt đạt hiệu quả cao. Chúng tôi tiến hành nghiên
cứu đề tài:
"Tình hình bệnh viêm gan vịt do virus ở huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc
Giang. Phân lập, khảo sát một số đặc tính sinh học của chủng virus gây
bệnh và biện pháp phòng bệnh".
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định thực trạng bệnh viêm gan vịt do virus trên đàn vịt nuôi ở
huyện Hiệp Hoà - tỉnh Bắc Giang.
- Phân lập virus viêm gan vịt gây bệnh.
- Xác định một số đặc tính sinh học của chủng virus phân lập đợc.
- áp dụng một số biện pháp phòng bệnh.
1.3. ý nghĩa khoa học - thực tiễn của đề tài
- Góp phần đề ra các biện pháp phòng trị bệnh viêm gan vịt có hiệu quả
cao trong chăn nuôi vịt.
- Tạo chủng virus viêm gan vịt cờng độc dùng trong nghiên cứu.






- 4 -
2. tổng quan tài liệu

2.1. bệnh viêm gan vịt do virus (Duck Virus Hepatitis - DVh)
Bệnh viêm gan do virus ở vịt là một bệnh truyền nhiễm cấp tính xảy ra
ở vịt con duới 6 tuần tuổi, mẫn cảm nhất là vịt con dới 3 tuần tuổi. Bệnh lây
lan rất nhanh có biểu hiện đặc trng là gan sng, xuất huyết lốm đốm trên
gan. Bệnh do 3 typ virus khác nhau gây ra: virus viêm gan vịt typ I, typ II và
typ III. Phổ biến hơn cả là virus viêm gan vịt typ I.

2.1.1. Lịch sử phân bố bệnh
Năm 1945 ở Mỹ, Levine và Hofstad [48] quan sát thấy một bệnh lạ xảy ra
trên đàn vịt con một tuần tuổi: vịt chết nhanh sau khi có biểu hiện triệu chứng,
bệnh tích tập trung chủ yếu ở gan, gan sng xuất huyết lốm đốm trên gan.
Mùa xuân năm 1949 ở đảo Long của Mỹ có tổng số vịt nuôi 750.000
con, Levine và Fabricant (1950)[49] quan sát thấy một bệnh tơng tự xảy ra
trên đàn vịt con trắng Bắc Kinh, đầu tiên ở vịt con 2 - 3 tuần tuổi, bệnh lây
lan nhanh từ trại vịt này sang trại vịt khác làm 70 trại bị thiệt hại nghiêm
trọng, trại bị thiệt hại nặng tỷ lệ vịt chết từ 70 - 95%. Cuối thời điểm dịch chỉ
còn sót lại một vài trại, khi bị nhiễm bệnh tỷ lệ chết thấp khoảng 15%.
Năm 1950, Levine và Fabricant đã phân lập đợc virus viêm gan vịt
typ I bằng phơng pháp nuôi cấy trên phôi gà.
Năm 1953, bệnh xảy ra trên các đàn vịt ở các vùng khác của nớc Mỹ.
Năm 1954, bệnh xảy ra ở nớc Anh do Asplin và Lauchlan phát hiện.
Năm 1958 bệnh xảy ra ở Ai Cập do Chehata phát hiện. Sau đó ở ý, Hà
Lan, Nga cũng có những công trình công bố bệnh.
Theo tổ chức thú y thế giới, bệnh viêm gan vịt do virus typ I xảy ra
khắp nơi trên thế giới (OIE, 2000)[54].
Năm 1965 tại Norfolk của nớc Anh, trên những đàn vịt con đã đợc
tiêm phòng vacxin nhợc độc viêm gan vịt typ I, bệnh viêm gan vịt vẫn xảy ra.
- 5 -
Bằng phơng pháp bảo hộ chéo trên vịt con ngời ta đã phân lập đợc virus
viêm gan vịt typ II (Asplin, 1965) [27]. Một thời gian sau trên các đàn vịt
không thấy xuất hiện bệnh nhng vào năm 1983 - 1984, bệnh lại xảy ra trên 3
đàn vịt tại Norfolk (Anh), tỷ lệ chết lên đến 50% ở vịt 6 - 14 ngày tuổi,
10 - 25% ở vịt 3 - 6 tuần tuổi.
Cho đến nay, bệnh viêm gan vịt do virus viêm gan vịt typ II gây ra chỉ xảy
ra ở nớc Anh, cha có báo cáo nào về tình hình bệnh xảy ra ở các nớc khác.
Toth, (1969) [62] cho biết ở đảo Long của Mỹ, bệnh viêm gan vịt đã xảy
ra trên đàn vịt con đã đợc dùng vacxin nhợc độc typ I. Bệnh xảy ra nhẹ hơn

so với bệnh viêm gan vịt do virus typ I, tỷ lệ chết của vịt con hiếm khi vợt quá
30%. Haider và Calnek (1979) [40] đã đặt tên virus này là virus viêm gan vịt
typ III. Cho đến nay virus viêm gan vịt typ III mới chỉ đợc công bố ở Mỹ.
2.1.2. Truyền nhiễm học
* Loài mắc bệnh
Trong tự nhiên, bệnh viêm gan vịt do virus viêm gan vịt typ I gây ra chỉ
xảy ra ở vịt con (Nguyễn Xuân Bình, 1995) [2]. ở những đàn vịt bị bệnh, tỷ lệ
nhiễm bệnh 100%, tỷ lệ chết tuỳ theo lứa tuổi: vịt dới 1 tuần tuổi chết 95%,
từ 1 - 3 tuần tuổi chết ít hơn, khoảng 50%, 4 - 5 tuần tuổi tỷ lệ chết không
đáng kể. Theo Nguyễn Phục Hng (2004) [15] vịt con ở các lứa tuổi khác
nhau có tỷ lệ nhiễm bệnh và tỷ lệ chết cũng khác nhau.
Vịt trởng thành bị nhiễm virus không có triệu chứng lâm sàng, không
ảnh hởng đến sản lợng trứng. Gà, gà tây và các động vật khác không mắc
bệnh. Asplin (1961) [26] cho biết gà con có thể bị nhiễm bệnh, bệnh thể hiện
không điển hình và có thể truyền virus cho con khác.
Theo Rahn (1992) [56] gia cầm non một vài ngày hay một vài tuần tuổi
vẫn có thể bị nhiễm bệnh, con vật có biểu hiện triệu chứng, bệnh tích và có
kháng thể trung hoà trong máu.
Trong phòng thí nghiệm, dùng virus viêm gan vịt typ I gây bệnh cho vịt
con bằng cách cho uống hoặc tiêm phúc mạc. Vịt chết có bệnh tích: gan sng,
- 6 -
xuất huyết lốm đốm trên gan, túi mật sng, lách sng và có thể phân lập đợc
virus từ gan 17 ngày sau khi cho uống.
Các loài vật khác nh thỏ, chuột lang, chuột nhắt trắng, chó... đều
không cảm thụ với bệnh.
Đối với virus viêm gan vịt typ II, typ III trong phòng thí nghiệm, trong tự
nhiên chỉ gây bệnh cho vịt con.
* Đờng xâm nhập và cách lây lan
Virus xâm nhập vào cơ thể qua niêm mạc đờng tiêu hoá, đờng hô hấp
hoặc qua vết thơng rồi vào máu. Virus theo máu đến các cơ quan, phủ tạng

và tập trung nhiều nhất ở gan. Dới tác động của virus quá trình trao đổi chất
ở gan bị rối loạn, virus phát triển trực tiếp phá hoại tế bào gan và tế bào nội
mô huyết quản gây nên xuất huyết đặc hiệu. Tổ chức gan bị thoái hoá, gan
không giải độc đợc và con vật bị chết do ngộ độc.
Trong đàn vịt bị bệnh, virus viêm gan typ I lây lan rất nhanh từ con bệnh
sang con lành, tỷ lệ nhiễm rất cao 100%.
Priz (1973) [55] đã gây bệnh cho vịt con bằng đờng lây nhiễm qua
không khí. Trong trờng hợp gây bệnh này, virus xâm nhập vào cơ thể qua
thanh quản và đờng hô hấp trên. Theo Hanson (1976) [42] có thể gây bệnh
cho vịt bằng cách cho uống.
Bệnh không truyền lây qua trứng, vịt con nở ra từ trứng của vịt mẹ bị
nhiễm bệnh vẫn phát triển tốt (Asplin, 1958)[25].
Theo Asplin (1961) [26] các loài chim hoang dã mang virus viêm gan
vịt từ vùng này sang vùng khác theo phơng thức cơ học, đây chính là nguyên
nhân gây ra các vụ dịch mới ở nơi xa.
Demakov (1975) [33] cho biết chuột cống nâu có thể là vật chủ dự trữ
của virus viêm gan vịt typ I. ở loài động vật này virus xâm nhập vào cơ thể,
tồn tại 35 ngày, sau đó đợc bài tiết ra bên ngoài trong khoảng thời gian 18 -
22 ngày sau khi nhiễm. Trong huyết thanh của chuột có kháng thể và kháng
thể tồn tại từ 12 - 24 ngày.
- 7 -
ở những vị khỏi bệnh, virus đợc bài xuất ra ngoài theo phân sau 8
tuần.
Virus viêm gan vịt typ II xâm nhập vào cơ thể qua đờng tiêu hoá và
qua lỗ huyệt. ở những vịt khỏi bệnh, virus đợc bài xuất theo phân ít nhất
một tuần.
2.1.3. Triệu chứng bệnh
Đối với bệnh do virus viêm gan typ I gây ra, bệnh xảy ra đột ngột,
thời gian nung bệnh ngắn chỉ trong vòng 24 giờ, bệnh lây lan nhanh, vịt
chết tập trung vào ngày thứ 2, 3, 4 sau khi mắc bệnh, tỷ lệ chết rất cao có

khi lên tới 100%.
Vịt bị bệnh không theo kịp bầy đàn, ít vận động, mệt mỏi, mắt nhắm,
đột nhiên ngã vật ra, co giật rồi chết, vịt chết nằm ở t thế ngoẹo đầu ra đằng
sau. Vịt chết rất nhanh trong vòng 1 giờ sau khi xuất hiện triệu chứng. Trong
thời gian dịch bệnh, vịt chết nhanh, nhiều gây thiệt hại nặng. Hình thái vịt chết
ngoẹo đầu ra đằng sau, chân duỗi thẳng thờng đợc coi nh một dấu hiệu đặc
trng của bệnh viêm gan vịt do virus. Farmer gọi bệnh viêm gan vịt là hội
chứng thận thoái hoá mỡ và hoại tử tuyến tụy (Farmer, 1987)[35].
Đối với bệnh do virus viêm gan vịt typ II gây ra khi quan sát thấy vịt
chết ở thể trạng tốt, chết trong 1 - 2 giờ sau khi có biểu hiện triệu chứng.
Vịt khát nớc, chảy nớc mắt, tăng tiết urat, vịt chết do co giật cấp tính. Vịt
bị nhiễm bệnh thờng chết với tỷ lệ chết 10 - 50%, vịt trởng thành không
mắc bệnh.
Bệnh do virus viêm gan vịt typ III gây ra chỉ xảy ra ở vịt con. Triệu
chứng giống nh ở bệnh do virus viêm gan vịt typ I gây ra. Tỷ lệ mắc, tỷ lệ chết
của bệnh hiếm khi vợt quá 30%.
2.1.4. Bệnh tích
* Bệnh tích đại thể:
Bệnh tích do virus viêm gan typ I gây ra thờng thấy ở gan, gan vịt
bệnh sng to, xuất huyết từng đám lấm chấm đỏ sẫm hay đỏ tím trên mặt gan.
- 8 -
Thận sng màu nhợt nhạt, tĩnh mạch thận xung huyết, thỉnh thoảng có trờng
hợp lách tụ máu hoặc lấm tấm xuất huyết.
* Bệnh tích vi thể:
Các biến đổi vi thể rất phức tạp. Những biến đổi nguyên thuỷ trong thể
cấp tính bao gồm thay đổi đầu tiên là hoại tử tế bào gan, tăng sinh ống mật
cùng với tăng sinh các tế bào viêm và xuất huyết ở các mức độ khác nhau. ở vịt
con không chết có sự tái sinh các tế bào nhu mô gan (Fabricant, 1957)[34].
Quan sát sự biến đổi vi thể ở phôi gà 10 ngày tuổi chết do nhiễm virus
viêm gan vịt typ I. Tế bào hạt của nhiều cơ quan tăng sinh, gan có điểm hoại

tử, tăng sinh ống mật, phù dới da, không quan sát thấy các tiểu thể bao hàm
trong tế bào.
Sau khi tiêm virus viêm gan vịt typ I vào xoang niệu mô của phôi vịt
10 - 14 ngày tuổi, khoảng 24 - 72 giờ phôi chết. ở phôi chết có biểu hiện xuất
huyết dới da, gan xuất huyết có nhiều điểm hoại tử.
ở vịt 6 ngày tuổi bị nhiễm virus viêm gan vịt typ I bằng đờng nhỏ mũi
hoặc tiêm vào thời điểm 14 - 24 giờ, kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử cho thấy:
glucogen của gan giảm, trong tế bào có tiểu thể hình cầu đờng kính 100 - 300m.
Trong trờng hợp vịt bị bệnh ở thể cấp tính, 24 giờ sau khi nhiễm virus, tế bào
gan thoái hoá, hoại tử, trong tế bào có các tiểu phần virus. Sau khi nhiễm virus tế
bào lách bị biến đổi sau 6 giờ, bị hoại tử sau 24 giờ, thoái hóa nhân, tơng bào,
không tìm thấy tiểu thể virus. Woolcock và Fabricant (1997) [66] không tìm thấy
thể bao hàm trong tế bào gan vịt bệnh, đây là một đặc điểm khác biệt đối với
bệnh dịch tả vịt.
Vịt bị nhiễm virus viêm gan vịt typ II, bệnh tích vi thể đặc trng ở
gan: các tế bào gan hoại tử tràn lan, tế bào ống mật tăng sinh trên một phạm
vi rộng.
2.1.5. Chẩn đoán bệnh viêm gan vịt do vius
Việc chẩn đoán bệnh viêm gan vịt do virus có các kỹ thuật sau:
* Dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể của bệnh.
- 9 -
Vịt con chết rất nhanh, co giật, ngoẹo đầu ra đằng sau, chân duỗi thẳng lúc
chết thờng đợc coi là một dấu hiệu đặc biệt của bệnh viêm gan vịt do virus.
Dựa vào bệnh tích đặc trng: gan sng, xuất huyết lốm đốm trên gan.
Tuy nhiên, việc dựa vào triệu chứng, bệnh tích có thể phát hiện đợc bệnh
nhng không phân biệt đợc typ virus gây bệnh.
* Phân lập virus
Phơng pháp phân lập virus cho kết quả hữu hiệu và có thể biết đợc
typ của virus gây bệnh.
Bệnh phẩm dùng là gan của vịt mắc bệnh, nghiền bệnh phẩm với dung

dịch PBS (Phosphate Buffer Saline) tỉ lệ 1/5, xử lý Chloroform 5% trong
vòng 10 - 15 phút ở nhiệt độ phòng để diệt tạp khuẩn. Tiến hành phân lập.
- Nuôi cấy virus viêm gan vịt typ I:
+ Dùng vịt 1 - 7 ngày tuổi, tiêm hỗn dịch bệnh phẩm vào dới da hoặc
tiêm bắp. Sau khi tiêm 18 - 48 giờ, thờng dới 24 giờ vịt chết với biểu hiện
triệu chứng bệnh tích đặc trng của virus viêm gan vịt typ I.
+ Dùng phôi vịt 10 - 14 ngày tuổi hoặc phôi gà 8 - 10 ngày tuổi, tiêm hỗn
dịch bệnh phẩm vào xoang niệu mô. Sau khi tiêm, virus giết chết phôi vịt trong
khoảng 24 -72 giờ, giết chết phôi gà trong khoảng thời gian 5 - 8 ngày.
Phôi có bệnh tích: còi cọc, xuất huyết dới da, phù phôi, gan sng đỏ
hoặc hơi vàng.
+ Dùng môi trờng tế bào gan phôi vịt: sau khi cấy hỗn dịch bệnh
phẩm, virus gây huỷ hoại tế bào: tế bào co tròn, hoại tử, tạo plaques đờng
kính gần bằng 1mm.
- Nuôi cấy virus viêm gan vit typ II:
+ Dùng vịt 1 - 7 ngày tuổi, tiêm hỗn dịch bệnh phẩm vào dới da hoặc
tiêm bắp. Sau khi tiêm 2 - 4 ngày vịt mới chết. Tỷ lệ chết chỉ đạt 20%. Điều
này khác hẳn so với virus viêm gan vịt typ I.
+ Dùng phôi vịt 10 - 14 ngày tuổi, gây nhiễm qua xoang niệu mô. Trên
- 10 -
môi trờng này, virus nhân lên hạn chế, sau 6 - 10 ngày mới phát hiện đợc sự
nhiễm của phôi: phôi còi cọc, hoại tử gan, gan có màu xanh.
Virus viêm gan vit typ II không nhân lên đợc trong môi trờng tế bào
của vịt, gà.
- Nuôi cấy virus viêm gan vịt typ III:
+ Dùng vịt 1 - 7 ngày tuổi, tiêm hỗn dịch bệnh phẩm vào bắp thịt, 24
giờ sau khi tiêm vịt không chết, sau 2 - 4 ngày vịt mới chết, tỷ lệ chết thấp chỉ
đạt 20%.
+ Dùng phôi vịt 10 ngày tuổi, tiêm hỗn dịch bệnh phẩm vào màng
nhung niệu, virus nhân lên yếu. Sau khi tiêm 7 - 10 ngày phôi mới chết.

Bệnh tích phôi: phôi còi cọc, phù phôi, xuất huyết dới da, màng nhung
niệu khô, dầy, gan, thận, lách sng to.
Virus viêm gan vịt typ III không nhân lên trên phôi gà. Nuôi cấy virus trên
môi trờng tế bào phôi gà không thành công nhng có thể phát hiện virus trong
tế bào gan phôi vịt, thận phôi vịt bằng phản ứng miễn dịch huỳnh quang trực tiếp.
* Chẩn đoán huyết thanh học:
Dùng phản ứng trung hoà virus với mục đích: định typ virus, đánh giá
phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với vacxin và dùng trong điều tra dịch tễ.
Nguyên lý cơ bản của phơng pháp này: trên đối tợng nuôi cấy (phôi,
động vật cảm thụ, môi trờng tế bào) virus sẽ nhân lên và gây bệnh tích cho
các đối tợng trên. Còn khi hỗn hợp virus với kháng thể đặc hiệu tơng ứng
chúng sẽ bị trung hoà, không nhân lên đợc và không gây bệnh tích (Nguyễn
Nh Thanh, 1996)[22].
Phản ứng trung hoà đợc sử dụng để định typ virus viêm gan vịt typ I
(Woolcock, 1998) [67]: dùng vịt con 1 - 7 ngày tuổi, mỗi con tiêm 1 - 2ml
huyết thanh miễn dịch hoặc kháng thể đặc hiệu chế từ lòng đỏ vào dới da.
Sau 24 giờ tiến hành tiêm virus cờng độc với liều 10
3
LD
50
. Kết quả 80 -
100% vịt đối chứng chết, 80 - 100% vịt thí nghiệm sống sót.
- Dùng phản ứng bảo hộ chéo để phân biệt virus viêm gan vịt typ I, typ II, typ
- 11 -
III: tiêm huyết thanh miễn dịch viêm gan vịt typ I, typ II cho vịt 2 - 4 ngày tuổi. Sau
3 ngày tiến hành công cờng độc virus phân lập đợc (Gough, 1985) [39].
* Chẩn đoán phân biệt:
Trong chẩn đoán bệnh viêm gan vịt do virus cần phân biệt với một số
bệnh khác của vịt.
- Chẩn đoán phân biệt với bệnh Salmonellosis ở vịt.

Bệnh xảy ra ở cả vịt con, vịt giống với triệu chứng và bệnh tích điển
hình của bệnh: vịt con ỉa chảy phân trắng, gan có điểm hoại tử. Vịt con cha
tiêu hết lòng đỏ, gan, thận, lách sng, xung huyết. Bệnh có thể chữa khỏi bằng
kháng sinh (Nguyễn Vĩnh Phớc, 1978)[21].
Trong phòng thí nghiệm, vi khuẩn dễ dàng phân lập đợc bằng một số
môi trờng thông thờng: môi trờng thạch thờng, thạch máu
- Chẩn đoán phân biệt với bệnh dịch tả vịt (Duck plague)
Bệnh dịch tả vịt xảy ra ở vịt mọi lứa tuổi. Vịt có triệu chứng sng đầu,
đau mắt, liệt chân, cánh, tiêu chảy phân xanh, tốc độ vịt chết chậm hơn, vịt có
bệnh tích viêm kết mạc mắt, xuất huyết dới da, loét đờng tiêu hoá nh niêm
mạc dạ dày, ruột. Virus gây bệnh dịch tả vịt rất mẫn cảm với Chloroform và
có thể tìm thấy tiểu thể bao hàm trong chẩn đoán tổ chức học.
- Chẩn đoán phân biệt với bệnh nhiễm độc Aflatoxin (Aflatoxicosis)
Bệnh có những triệu chứng gần giống bệnh viêm gan vịt do virus. Song ở
bệnh nhiễm độc do Aflatoxin vịt chết nhanh ở mọi lứa tuổi, gan sng, rắn, nhu mô
gan và thận bị phá huỷ nghiêm trọng nhng không có tế bào viêm. Không có sự
lây lan bệnh sang các đàn vịt khác khi không dùng chung cùng một loại thức ăn.
2.1.6. Chỉ tiêu phi lâm sàng
Vịt bị nhiễm virus viêm gan vịt typ I cho hàm lợng protein tổng số
giảm, albumin giảm, men glutanmat - pyruvat - transaminase (GPT) tăng,
bilirubin tăng. Hàm lợng GPT, GOT tăng có liên quan đến quá trình nhiễm
bệnh, nghiên cứu vấn đề này Mennella và Mandelli (1977)[53] cho biết: vịt
- 12 -
trời bị nhiễm bệnh, mặc dù triệu chứng không biểu hiện rõ nhng hàm lợng
men GPT, GOT của gan có thay đổi.
2.2. Virus viêm gan vịt (Duck Hepatitis Virus - DHV)
Bệnh viêm gan vịt do 3 typ virus khác nhau gây nên: virus viêm gan
vịt typ I, virus viêm gan vịt typ II và virus viêm gan vịt typ III.
2.2.1. Virus viêm gan vịt typ I
* Hình thái

Virus viêm gan vịt typ I do Levine va Fabricant phân lập vào năm 1950
là một Enterovirus, nằm trong họ Picornaviridae, loại ARN virus có kích
thớc 20 - 40nm (Richter, 1964) [58], không có vỏ bọc ngoài, có 32 capxome.
* Đặc tính sinh học của virus
Không có sự trung hoà chéo giữa virus viêm gan vịt với huyết thanh
kháng virus viêm gan của ngời và của chó.
Virus không có khả năng gây ngng kết hồng cầu của gà, vịt, cừu,
ngựa, chuột lang, thỏ, lợn Virus không gây ngng kết hồng cầu khỉ khi thí
nghiệm ở pH 6,8 - 7,4, nhiệt độ 4
0
C, 24
0
C và 37
0
C.
Sức đề kháng
Phần lớn virus bị vô hoạt ở nhiệt độ 56
0
C trong vòng 30 phút. Trong tự
nhiên khi điều kiện vệ sinh kém virus có thể tồn tại đợc 10 tuần. Trong
phân ẩm virus sống đợc 37 ngày. ở nhiệt độ 4
0
C virus tồn tại đợc 2 năm,
nhiệt độ âm 20
0
C virus sống đợc 9 năm.
Virus có sức đề kháng cao với ête, chloroform, đề kháng tơng đối với
sức nóng, virus có khả năng tồn tại lâu bên ngoài môi trờng. Tế bào chứa
virus đề kháng với pH = 3 trong thời gian 9 giờ. Virus không bị vô hoạt bởi
lysol 2%, formalin 0,1%, creolin 15%. ở điều kiện formalin 0,2% trong 2 giờ,

cloramin 3% trong 5 giờ, virus bị vô hoạt. Theo Haider (1980) [41] ở điều
kiện có 5% phenol virus bị vô hoạt hoàn toàn.

- 13 -
Biến dị của virus
Trong tự nhiên, kháng nguyên của virus viêm gan vịt typ I không ổn
định, dễ bị biến dị (Rao,1967) [57], (Shalaby, 1978) [61]. Ngời ta đã phân
lập đợc các typ biến dị ở ấn Độ, Ai Cập và chứng minh sự biến dị của
virus typ I bằng phản ứng huyết thanh học. Sandhu, (1988)[60] cho biết vịt
đợc miễn dịch với virus viêm gan vịt typ I không đủ bảo hộ khi công cờng
độc bằng chủng virus biến dị.
Đặc tính nuôi cấy
Virus là loại ký sinh nội bào tuyệt đối (Nguyễn Đờng, 1990) [13], có
thể cấy chuyển virus viêm gan vịt trên động vật cảm thụ, trên phôi trứng và
trên môi trờng tế bào.
- Nuôi cấy trên phôi trứng: Virus viêm gan vịt có khả năng nhân lên
trên phôi vịt và phôi gà.
Trên phôi vịt: tiêm virus viêm gan vịt vào xoang niệu mô của phôi vịt
10 - 14 ngày tuổi, 24 - 72 giờ sau khi gây nhiễm, phôi chết. Với bệnh tích:
phôi còi cọc, xuất huyết dới da đặc biệt là vùng da ở đầu, bụng, chân, phôi
phù, gan sng có màu đỏ hoặc hơi vàng, có thể có điểm hoại tử. ở những phôi
chết muộn nớc trong xoang niệu mô có mầu xanh nhạt, bệnh tích rõ hơn.
Trên phôi gà: tiêm virus viêm gan vịt vào xoang niệu mô của phôi gà 8 -10
ngày tuổi. ở lần cấy chuyển đầu tiên, sau khi gây nhiễm 5 - 6 ngày, cho tỷ lệ phôi
chết 10 - 60%, phôi chết với bệnh tích là: còi cọc, phù phôi, xuất huyết dới
da (Levine và Fabricant, 1950) [49]. ở lần cấy chuyển thứ 20 - 26, virus
không còn khả năng gây bệnh cho vịt con mới nở, khi chuẩn độ virus đạt 1 -
3log
10
, lợng virus này thấp hơn khi cấy chuyển qua phôi vịt. ở lần cấy

chuyển thứ 63 cho tỷ lệ phôi chết 100%. Theo Toth (1969) [62] sau 80 lần cấy
chuyển qua phôi gà cho hiệu giá virus là cao nhất. Vào thời điểm 53 giờ sau khi
gây nhiễm phôi, lợng virus ở màng nhung niệu là 10
5,79
, ở dịch niệu mô là 10
3,62
.
Lợng virus có hiệu giá cao ở lúc 53 - 69 giờ sau khi nuôi cấy.
- 14 -
Theo Mason (1972)[52] một số trờng hợp, khi nuôi cấy virus trên phôi
gà, vào thời điểm 48 giờ sau khi nuôi cấy hiệu giá virus đạt 10
8
, thời gian này kéo
dài 6 - 24 giờ sau.
+ Trên phôi ngỗng, virus viêm gan vịt cũng có khả năng nhân lên. Sau
khi cấy vào xoang niệu mô, sau 2 - 3 ngày thì phôi chết.
- Nuôi cấy virus viêm gan vịt trên động vật cảm thụ.
Virus viêm gan vịt có khả năng nhân lên trên vịt con, nhất là vịt con
nhỏ hơn 7 ngày tuổi. Các loài động vật khác nh: thỏ, chuột lang, chuột bạch,
chó virus không có khả năng nhân lên.
Dùng hỗn dịch chứa virus viêm gan vịt typ I đa vào cơ thể vịt con 1 - 7
ngày tuổi bằng phơng pháp tiêm dới da, tiêm bắp hoặc cho uống. Trong
vòng 18 - 48 giờ sau khi gây nhiễm (thờng dới 24 giờ) vịt thí nghiệm có
những biểu hiện triệu chứng, bệnh tích đặc trng của bệnh.
- Nuôi cấy môi trờng tế bào
Virus typ I có khả năng nhân lên trên nhiều loại tế bào nh: tế bào xơ
phôi vịt, xơ phôi gà, thận phôi vịt, thận phôi gà, gan phôi vịt, thận phôi
ngỗng (Hwang, 1966) [46].
Trên môi trờng nuôi cấy ta có thể quan sát đợc sự huỷ hoại tế bào của
virus sau 8 giờ gây nhiễm, đạt cực đại sau 2 - 4 ngày. Sự huỷ hoại tế bào đợc

biểu hiện dới dạng cụm tế bào co tròn (Maiboroda, 1972) [50].
Môi trờng tế bào thận phôi vịt đợc sử dụng để làm phản ứng trung hoà,
tạo plaques với virus nhợc độc viêm gan vịt (woolcock, 1982) [64].
2.2.2. Virus viêm gan vịt typ II
Virus viêm gan vịt typ II là một Astrovirus có tính kháng nguyên khác
với Astrovirus của gà, gà tây. Virus đợc Asplin xác định vào năm 1965 [27].
Theo Gough (1984) [38] virus viêm gan vịt có đờng kính 28 - 30nm.
Vịt bị nhiễm virus viêm gan vịt typ II, triệu chứng, bệnh tích giống nh
khi bị nhiễm virus viêm gan vịt typ I.
Virus viêm gan vịt typ II có khả năng nhân lên trên phôi vịt, phôi gà.
- 15 -
Trên môi trờng nuôi cấy tế bào, virus không có khả năng nhân lên trên các
loại tế bào của phôi gà, vịt.
Khi gây nhiễm virus vào xoang niệu mô hay túi lòng đỏ. ở môi
trờng này virus nhân lên yếu hơn so với virus viêm gan vịt typ I, cụ thể
6 - 10 ngày sau khi gây nhiễm mới phát hiện đợc sự nhiễm virus của phôi
(còi cọc, hoại tử gan).
Trên phôi gà, sau nhiều lần cấy truyền mù qua xoang niệu mô, virus
mới gây chết một số phôi ở thời điểm 7 ngày sau khi gây nhiễm. Những phôi
chết có biểu hiện còi cọc, gan có hoại tử màu xanh.
2.2.3. Virus viêm gan vịt typ III
Virus viêm gan vịt typ III đợc phát hiện vào năm 1969 ở Mỹ (Toth,
1969)[62]. Năm 1979 virus đợc Haider và Calnek đặt tên [40].
Virus là một picornavirus, có tính kháng nguyên không quan hệ với
virus viêm gan vịt typ I. Quan sát dới kính hiển vi điện tử trên tế bào thận bị
nhiễm virus cho thấy: virus viêm gan vịt typ III là một ARN có đờng kính
30nm trong tế bào chất.
Trên phôi vịt 9 - 10 ngày tuổi, sau khi gây nhiễm qua màng nhung niệu,
7 - 8 ngày mới có phôi chết, tỷ lệ chết phôi ở mức độ thấp. ở phôi chết thấy
màng nhung niệu biến màu, dầy gấp 10 lần so với bình thờng, phôi còi cọc,

phù, xuất huyết dới da, gan sng, xuất huyết.
Nếu cấy truyền virus nhiều lần trên phôi vịt, thời gian phôi chết sẽ sớm
hơn. Trên phôi gà, virus typ III không có khả năng nhân lên. ở môi trờng tế
bào thận, gan của phôi vịt hay của vịt con, virus có khả năng nhân lên, có thể
dùng môi trờng này để xác định virus.
2.3. Miễn dịch chống virus viêm gan vịt
Miễn dịch là khả năng nhận ra và loại các vật lạ ra khỏi cơ thể (Vũ Triệu
An, 1997) [1], (Đặng Đức Trạch, 1984) [23], để có đợc khả năng này cơ thể
phải nhờ đến hệ thống miễn dịch.
- 16 -
Quá trình đáp ứng miễn dịch là kết quả của sự hợp tác nhiều loại tế bào
để nhận diện và phản ứng với kháng nguyên. Trong đó, quan trọng nhất là sự
hợp tác giữa đại thực bào với các loại quần thể lympho bào và sự hợp tác giữa
các quần thể lympho bào với nhau.
Hệ miễn dịch của cơ thể gia cầm bao gồm các cơ quan và các tế bào
tham gia trong cơ chế đáp ứng miễn dịch. Khi một kháng nguyên xâm nhập
vào cơ thể, cơ thể bảo vệ mình trớc hết bằng cơ chế đáp ứng miễn dịch không
đặc hiệu. Tham gia vào cơ chế này có vai trò của da, niêm mạc, dịch tiết của
các tuyến, đặc biệt là vai trò của tế bào làm nhiệm vụ thực bào. Sau đó, cơ thể
bảo vệ mình bằng cơ chế đáp ứng miễn dịch đặc hiệu với sự hoạt động của các
cơ quan, tế bào có thẩm quyền miễn dịch tạo ra kháng thể đặc hiệu để loại trừ
kháng nguyên (Đỗ Trung Phấn, 1979) [20].
Cũng nh nhiều bệnh truyền nhiễm khác miễn dịch chống bệnh viêm
gan do virus ở vịt bao gồm nhiều loại:
* Miễn dịch tiếp thu bị động:
Theo Melekhin (1989)[19] ở gia cầm non, hệ thống miễn dịch cha
phát triển hoàn thiện, vì vậy ngay từ lúc mới sinh, cơ thể của chúng hoàn toàn
không có khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh một cách đặc hiệu. Trạng
thái miễn dịch có đợc khi cơ thể mẹ có miễn dịch và truyền kháng thể đặc
hiệu cho con non qua lòng đỏ trứng.

Trong bệnh viêm gan vịt, miễn dịch bị động ở vịt con nhận đợc từ mẹ
đợc nhiều tác giả nghiên cứu. Việc tiêm nhắc lại vacxin cho vịt mẹ sẽ tạo
đợc kháng thể thụ động tốt cho đàn vịt con.
Theo Asplin (1958)[25] dùng virus viêm gan vịt typ I nhợc độc qua
phôi gà, tiêm bắp cho vịt giống vào thời điểm 2 - 4 tuần trớc khi lấy trứng
đem ấp đã tạo đợc miễn dịch thụ động cho vịt con.
Rispens (1969)[59] khuyến cáo ngời chăn nuôi nên tiêm cho đàn vịt
giống hai liều vacxin cách nhau ít nhất 6 tuần. Vịt mẹ sẽ có khả năng
truyền kháng thể thụ động cho vịt trong khoảng thời gian 9 tháng sau lần
- 17 -
tiêm vacxin thứ hai.
Theo Hwang (1973)[47], dùng 2 - 3 lần vacxin nhợc độc cho đàn vịt
giống sẽ tạo đợc miễn dịch thụ động đủ bảo hộ cho vịt con.
Bezukavaya (1978)[30] đã dùng virus viêm gan vịt nhợc độc qua phôi
vịt tiêm cho vịt giống, đã tạo đợc miễn dịch thụ động cho vịt con.
Golubnichi (1984)[36] cho biết: hàm lợng kháng thể ở vịt mẹ phải đạt
hiệu giá 1/64 trong phản ứng ngng kết hồng cầu thụ động hoặc 1/32 trong
phản ứng trung hoà mới có thể bảo hộ cho vịt con với bệnh.
Tripathy (1986)[63] ở vịt con hàm lợng kháng thể thụ động giảm dần
trong hai tuần đầu.
Woolcock (1991)[65] vịt giống tạo đợc miễn dịch cơ sở bằng vacxin
nhợc độc typ I. Sau đó tiêm bắp vacxin vô hoạt sẽ tạo đợc miễn dịch thụ
động cho vịt con.
Theo OIE (2000)[54] nếu dùng vacxin viêm gan vịt nhợc độc typ I: 2 -
3 lần vào các thời điểm 12 - 8 - 4 tuần trớc khi đẻ sẽ tạo đợc miễn dịch thụ
động cho vịt con trong suốt chu kỳ đẻ trứng.
Miễn dịch thụ động ở vịt con với bệnh viêm gan vịt còn đợc tạo ra
bằng cách dùng huyết thanh miễn dịch của vịt khỏi bệnh hoặc kháng thể từ
lòng đỏ tiêm cho vịt con.
Theo Rispens (1969)[59] cho biết có thể tạo miễn dịch thụ động cho

vịt con bằng cách tiêm kháng thể thụ động chế từ lòng đỏ trứng của vịt đã
đợc gây miễn dịch. Quy trình này sau đợc cải tiến thành dùng virus cờng
độc viêm gan vịt typ I gây miễn dịch cho gà thu trứng, chế kháng thể từ lòng
đỏ (OIE, 2000) [54].
ở khu vực có mặt virus viêm gan vịt typ I, typ III để tạo miễn dịch thụ
động cho vịt con nên dùng vacxin nhợc độc viêm gan vịt typ I hai đến ba lần
vào các thời điểm 12 - 8 - 4 tuần trớc khi vịt đẻ và dùng vacxin viêm gan vịt
nhợc độc typ III hai lần vào thời điểm 12 - 4 tuần trớc khi đẻ sẽ tạo đợc
- 18 -
miễn dịch thụ động cho vịt con với virus viêm gan vịt typ I, III.
Với vacxin viêm gan vịt typ II, cha một tài liệu nào nói về sử dụng
vacxin cho đàn vịt giống đạt hiệu quả.
* Miễn dịch chủ động
Theo Asplin (1970)[28] vịt đợc dùng vacxin có thể tạo đợc miễn dịch
chủ động chống lại bệnh. Trong bệnh viêm gan vịt do virus, những vịt sống
sót đều có miễn dịch chắc chắn với virus của typ gây bệnh.
Để tạo miễn dịch chủ động cho đàn vịt, ngời ta sử dụng các loại vacxin
nhợc độc và vacxin vô hoạt. Vacxin sau khi vào cơ thể, đợc đa đến các cơ
quan miễn dịch nh: hạch, lách tổ chức lympho dới niêm mạc, kích thích cơ
thể sinh ra kháng thể đặc hiệu.
Theo asplin (1961)[26] trong huyết thanh của vịt khỏi bệnh có kháng
thể trung hoà.
Malinovskaya (1982)[51] bằng phản ứng ngng kết hồng cầu thụ động
khi nghiên cứu đáp ứng miễn dịch với virus viêm gan vịt typ I của vịt giống và
vịt con 7 ngày tuổi, cho biết: trong kháng thể dịch thể, kháng thể 7S nhiều hơn
kháng thể 19S.
Theo Davis (1987)[32] cho biết ở vịt 2 ngày tuổi, kháng thể trung hoà
xuất hiện 4 ngày sau khi tiêm vacxin nhợc độc viêm gan vịt typ I.
* Một số phơng pháp đánh giá đáp ứng miễn dịch:
Mức độ miễn dịch của vịt với các typ virus gây bệnh viêm gan có thể

đợc đánh giá bằng phơng pháp công cờng độc và huyết thanh học.
Theo OIE (2000)[54] có thể dùng phản ứng trung hoà để kiểm tra mức
độ miễn dịch của vịt sau khi dùng vacxin hoặc sau khi vịt khỏi bệnh. Kháng
thể bảo hộ cho đàn vịt với virus viêm gan vịt là kháng thể trung hoà.
Phơng pháp công cờng độc đợc sử dụng với mục đích xác định mức
độ đáp ứng miễn dịch của đàn vịt sau khi tiêm vacxin, phơng pháp cho kết
quả chính xác. Để đánh giá tính gây miễn dịch của vacxin viêm gan vịt typ I,
- 19 -
typ II có thể tiến hành:
Tiêm vacxin vào dới da cho vịt, với liều 10
3.3
ELD
50
, 72 giờ sau dùng
virus cờng độc tiêm cho vịt liều 10
3
LD
50
. Vacxin viêm gan vịt typ I có hiệu
quả ít nhất 80% vịt tiêm vacxin sống sót, 80% vịt đối chứng chết. Vacxin typ
II có 20% vịt đối chứng biểu hiện bệnh.
2.4. vacxin phòng bệnh viêm gan vịt do virus
Vacxin phòng bệnh viêm gan vịt do virus có hai loại: vacxin nhợc độ
và vacxin vô hoạt.
2.4.1. Vacxin nhợc độc
Virus cờng độc dới tác động của các yếu tố sinh học: tiêm truyền
nhiều lần qua động vật ít cảm thụ, qua phôi, độc lực của virus giảm đi, virus
vẫn có khả năng nhân lên trong cơ thể vật chủ nhng không gây bệnh. Virus
này đợc dùng làm vacxin.
Theo asplin (1958) [25] virus viêm gan vịt cờng độc sau khi truyền

đời qua phôi gà, khả năng gây bệnh cho vịt con giảm.
Theo Hwang (1965) [44] các chủng virus viêm gan vịt cờng độc sau
khi đã cấy truyền qua phôi gà không còn khả năng gây bệnh cho vịt con
nhng virus vẫn nhân lên trong tế bào các mô, so với chủng virus viêm gan vịt
cờng độc thì mức độ nhân lên của virus này là thấp hơn.
Trên cơ sở nghiên cứu này nhiều chủng virus viêm gan vịt nhợc độc
ra đời bằng phơng pháp giảm độc trên phôi. Chủng TN do Asplin tạo ra
(Asplin, 1958) [25].
Theo Asplin, virus viêm gan vịt giảm độc sau khi cấy truyền trên phôi
gà từ đời thứ 23. Hwang và Dougherty (1964) [43] thấy ở đời 26 mới giảm độc
lực.
Theo Hwang (1965) [45] cho biết: virus viêm gan vịt nhợc độc qua
phôi gà không còn khả năng gây bệnh cho vịt con nhng vẫn nhân lên và gây
bệnh tích cho phôi gà.
Hiện nay vacxin viêm gan vịt nhợc độc typ I loại dùng chủ yếu ở châu
- 20 -
Âu đợc giảm độc sau 53 - 55 lần truyền đời qua phôi gà, ở Mỹ loại giảm
độc sau 84 - 89 lần cấy truyền (OIE, 2000) [54].
Vacxin nhợc độc viêm gan vịt typ I đợc sản xuất trên phôi gà
8 - 10 ngày tuổi, vị trí tiêm là xoang niệu mô, nuôi cấy ở nhiệt độ 37
0
C. Sau khi
tiêm phần lớn phôi chết trong vòng 2 - 3 ngày với bệnh tích gây ra trên phôi:
phôi còi cọc, phù phôi, xuất huyết trên da, gan sng, xuất huyết. Sau 3 - 5 ngày
thu vacxin, thời điểm này lợng virus đạt số lợng cao nhất, phôi chết trớc thời
điểm 24 giờ loại bỏ. Vacxin bảo quản ở nhiệt độ âm 70
0
C trong vài năm.
Vacxin viêm gan vịt nhợc độc typ II đợc giảm độc khi cấy truyền
qua phôi gà 25 lần. Quy trình sản xuất vacxin giống virus nhợc độc viêm

gan vịt typ I. Loại vacxin này không dùng trong sản xuất chỉ sử dụng cho
vịt con trong phòng thí nghiệm.
Vacxin viêm gan vịt nhợc độc typ III đợc giảm độc khi cấy truyền 30
lần trên màng nhung niệu của phôi vịt. Vacxin đợc sản xuất trên phôi vịt 10
ngày tuổi, vị trí tiêm màng nhung niệu, nuôi cấy ở nhiệt độ 37
0
C. Sau khi tiêm
phôi chết trong vòng 6 - 10 ngày với bệnh tích của virus gây ra trên phôi. Thu
nớc và màng nhung niệu, bảo quản ở nhiệt độ âm 70
0
C trong vài năm.
Về đờng đa vacxin vào cơ thể. Theo Asplin (1961) [26]; Balla (1984)[29]
có thể dùng phơng pháp cho uống, tiêm dới da, tiêm bắp với vacxin nhợc
độc viêm gan vịt typ I đều tạo đợc miễn dịch tốt.
Theo OIE (2000)[54], đa vacxin nhợc độc viêm gan typ II bằng
đờng cho uống, tiêm dới da, tiêm bắp, virus gan vịt typ III bằng đờng tiêm
dới da sẽ tạo đợc đáp ứng miễn dịch cao cho đàn vịt.
Vacxin viêm gan vịt đợc giảm độc trên phôi khi sử dụng cho vịt rất an
toàn, độc lực của chủng virus vacxin ổn định và không trở lại độc lực với vịt
mẫn cảm. Vịt con mới nở đợc tiêm vacxin viêm gan vịt typ I sau 48 - 72 giờ
có miễn dịch, miễn dịch kéo dài trong suốt thời gian vịt mẫn cảm với bệnh
(Crighton, 1978)[31].
Khi sử dụng phơng pháp tiêm vacxin nhắc lại có khả năng tạo miễn
dịch cao cho đàn vịt.
- 21 -
Theo OIE (2000)[54] muốn tạo đợc miễn dịch cao cho đàn vịt giống
để truyền kháng thể bị động cho vịt con phải tiêm vacxin nhắc lại.
Với vacxin viêm gan vịt typ I tiêm 2 - 3 lần vào các thời điểm 12 - 8 - 4
tuần trớc khi đẻ. Sau khi đẻ 3 tháng 1 lần tiêm nhắc lại.
Với vacxin viêm gan vịt typ III tiêm 2 lần vào các thời điểm 12 - 4

tuần trớc khi đẻ. Sau khi đẻ 6 tháng một lần tiêm nhắc lại.
2.4.2. Vacxin vô hoạt
Virus cờng độc dới tác động của các yếu tố vật lý, hoá học, độc lực của
virus giảm đi hoặc mất hẳn. Khi đó virus không còn khả năng nhân lên trong cơ
thể vật chủ, không còn khả năng gây bệnh. Virus này đợc dùng làm vacxin.
Theo Woolcock (1991)[65], vacxin viêm gan vịt vô hoạt đợc sản xuất
từ virus viêm gan vịt typ I, virus đợc nuôi cấy trên phôi gà, thu hoạch dịch
phôi, vô hoạt virus bằng BEI (Binary Ethylenimine), dùng bổ trợ dạng nhũ dầu
LES - STM (Lipid Emulsion System - Samonella typhimurium) và có lympho
B phân bào.
Vacxin bảo quản ở 4
0
C trong thời gian 20 tháng vẫn giữ đợc hiệu lực
của vacxin. Vacxin viêm gan vịt vô hoạt có khả năng tạo miễn dịch cao cho
đàn vịt.
Theo Gongh (1981)[37] vacxin vô hoạt chế từ virus viêm gan vịt nuôi
cấy trên phôi gà. Sử dụng ba lần vacxin viêm gan vịt typ I vô hoạt nhũ dầu cho
đàn vịt giống sẽ tạo đợc miễn dịch thụ động cho đàn vịt con. Cũng theo tác
giả dùng vacxin viêm gan vịt nhợc độc cho vịt lúc 2 - 3 ngày tuổi vào thời
điểm 22 tuần tuổi tiêm lại bẵng vacxin vô hoạt sẽ tạo đợc lợng kháng thể
trung hòa cao hơn khi sử dụng 3 lần vacxin vô hoạt.
Sử dụng vacxin viêm gan vịt nhợc độc kết hợp với vacxin vô hoạt cũng
tạo đợc miễn dịch cao ở đàn vịt giống. Sử dụng vacxin viêm gan vịt nhợc
độc typ I sau đó tiêm bắp 1 lần vacxin vô hoạt cho vịt sẽ tạo đợc miễn dịch
thụ động tốt ở đàn vịt con trong suốt chu kỳ đẻ trứng.
2.5. Vấn đề phòng và chống bệnh
- 22 -
Để phòng và chống bệnh viêm gan vịt có hiệu quả đòi hỏi ngời chăn
nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y.
Phòng bệnh bằng vệ sinh thú y cần phải đảm bảo ngay từ khâu thiết kế

chuồng trại, chế độ ăn uống, chế độ chăm sóc nuôi dỡng, khâu vệ sinh, tẩy
uế tiêu độc, các biện pháp cách ly... Bên cạnh công tác vệ sinh phòng bệnh
phải dùng vacxin phòng bệnh cho đàn vịt.
Việc sử dụng vacxin viêm gan vịt để phòng bệnh nhằm mục đích tạo cho
vịt con ở lứa tuổi cảm thụ với bệnh có miễn dịch và đề kháng đợc với bệnh.
Để tạo miễn dịch cho vịt con cần sử dụng biện pháp:
Theo Crighton (1978)[31] với trờng hợp vịt con mới nở, khi tiêm
vacxin nhợc độc typ I, sau 48 - 72 giờ vịt có miễn dịch, miễn dịch kéo dài
suốt giai đoạn mẫn cảm với bệnh.
Vịt con của đàn vịt giống không có miễn dịch với bệnh viêm gan vịt có
thể dùng vacxin viêm gan vịt nhợc độc typ I lúc 1 ngày tuổi bằng đờng cho
uống hoặc tiêm dới da để gây miễn dịch.
Vịt con nở từ đàn mẹ có miễn dịch, kháng thể thụ động giảm dần trong
2 tuần đầu, nên dùng vacxin nhợc độc typ I cho vịt vào thời điểm 7 - 10 ngày
tuổi (Tripathy, 1986) [63].
Để tạo miễn dịch cho đàn vịt con với bệnh viêm gan vịt ngoài việc sử
dụng vacxin còn có thể dùng kháng thể viêm gan vịt chế từ lòng đỏ trứng. Vịt
con mẫn cảm với virus viêm gan vịt typ I có thể đợc phòng bệnh bằng cách
tiêm kháng thể viêm gan vịt typ I chế từ lòng đỏ trứng gà. Tuy nhiên, loại
miễn dịch này cho thời gian miễn dịch ngắn (OIE, 2000) [54].
Vịt con còn có khả năng miễn dịch với bệnh khi chúng nhận đợc
kháng thể đặc hiệu từ mẹ truyền sang qua lòng đỏ trứng.
Điều trị và khống chế bệnh: đối với bệnh viêm gan vịt do virus gây ra
để làm giảm thiệt hại có thể tiến hành một số biện pháp:
- Phát hiện bệnh sớm, can thiệp bằng cách tiêm huyết thanh miễn dịch hay
kháng thể viêm gan vịt chế từ lòng đỏ để gây miễn dịch cho vịt.
- Dùng vacxin tiêm thẳng vào ổ dịch.
- 23 -
- Thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y, trong đó chú trọng
ngăn không cho mầm bệnh, lây lan bằng cách: không bán chạy vịt, không

mua vịt ở nơi có dịch, xử lý xác chết, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi, dụng cụ
chăn nuôi, thức ăn, nguồn nớc uống...
2.6. Những nghiên cứu về bệnh viêm gan vịt ở Việt Nam
Năm 1978 Trần Minh Châu và cộng sự đã ghi có bệnh viêm gan do
virus ở vịt, nhng ở thời điểm đó cha phân lập đợc mầm bệnh (Trần Minh
Châu, Lê Thu Hồng, 1985) [5].
Năm 1979 - 1983, bệnh xảy ra nhiều địa phơng làm chết rất nhiều vịt
con. Theo các tác giả Lê Thanh Hòa, Nguyễn Nh Thanh, Nguyễn Bá Hiên
(1984) [14] ở Gia Lâm - Hà Nội bệnh viêm gan vịt do virus xảy ra làm chết
hàng ngàn vịt con.
Năm 1983, Trần Minh Châu và các cộng sự đã phân lập đợc một
chủng virus cờng độc (chủng TT) tại một trại chăn nuôi vịt ở Phú Xuyên - Hà
Tây. Tác giả cho biết khi nuôi cấy trên phôi vịt 12 ngày tuổi virus gây chết
phôi 100%, thời gian chết phôi từ 48 - 96 giờ, phôi có bệnh tích xuất huyết
(Trần Minh Châu, Lê Thu Hồng 1985) [5].
Nguyễn Văn Cảm, Nguyễn Thu Hà, Nguyễn Khánh Ly (2001) [4] khi
điều tra 20 ổ dịch từ tháng 1 đến tháng 6 năm 2001 tại các địa phơng Hng
Yên, Hà Tây, Hà Nam, Hà Nội, Tuyên Quang... đã cho kết luận: đó chính là
bệnh viêm gan do virus với tỷ lệ nhiễm trong đàn lên tới 100%. Lứa tuổi mắc
bệnh từ 1 - 21 ngày tuổi, tỷ lệ chết từ 48,57 - 90%.
Theo Nguyễn Hữu Vũ, Nguyễn Đức Lu và cộng sự (2001) [24] gần
đây nhiều giống vịt, ngan cao sản nhập vào nớc ta cha thích nghi với điều
kiện môi trờng nên bệnh viêm gan vịt xảy ra nhiều hơn. Bệnh xảy ra ở tất cả
các giống vịt, ngan. Giống ngan Pháp bị nhiều nhất 31/104 đàn, sau đó là
giống vịt siêu trứng Trung Quốc 18/104 đàn.
Theo Nguyễn Văn Cảm và cộng sự (2001) [4] đã nghiên cứu về biến đổi
- 24 -
bệnh lý bệnh viêm gan vịt do virus nhằm đa ra một phơng pháp chẩn đoán
chính xác. Các tác giả cho biết bệnh tích điển hình về đại thể chủ yếu là gan
viêm, xuất huyết, hoại tử chiếm tỷ lệ 79,66 - 100%, bệnh tích vi thể điển hình

ở gan có tế bào viêm dạng đơn nhân, xuất huyết, hoại tử, tăng sinh ống mật
với tỷ lệ 100%.
Theo Bùi Thị Cúc (2002)[11] khi nghiên cứu về biến đổi bệnh lý đại
thể, vi thể và siêu vi thể bệnh viêm gan vịt do virus cho biết: bệnh tích siêu vi
thể điển hình là màng nhân của tế bào gan bị thoái hoá và hoại tử, các
glucogen trong tế bào gan bị phá huỷ, đồng thời xuất hiện các tiểu thể hình
cầu có bán kính 100 - 300 nm.
Theo thông báo Cục Thú y (2002) [9] tại Nam Định xảy ra ổ dịch viêm
gan do virus làm 10.000 con vịt bị bệnh, trong đó chết và xử lý 7.000 con.
Đào Văn Dỡng (2002) [12] cho biết bệnh viêm gan vịt thờng xảy ra
trên đàn vị nuôi ở huyện Việt Yên, Yên Dũng, Tân Yên của tỉnh Bắc Giang
(86/534 đàn), lứa tuổi mắc bệnh cao nhất 1 - 7 ngày tuổi chiếm tỷ lệ 61,63%;
tỷ lệ chết cao 53,9 - 72%.
Nguyễn Phục Hng (2004) [15] khi nghiên cứu bệnh viêm gan do virus
trên các đàn vịt nuôi ở 10 huyện thuộc 4 tỉnh Hà Nội, Hng Yên, Hà Tây, Bắc
Ninh cho biết tỷ lệ vịt chết rất cao 45,23% ở vịt 1- 7 ngày tuổi, 34,4% ở vịt
8 - 21 ngày tuổi, 18,9% ở vịt 22 - 42 ngày tuổi.
Bệnh viêm gan vịt do virus gây tổn thất lớn cho ngời chăn nuôi, nhng
việc nghiên cứu về biện pháp phòng trị bệnh còn ít (Nguyễn Đức Lu và cộng
sự, 2001) [16].
Năm 1983, Trần Minh Châu và cộng sự đã phân lập đợc chủng virus
viêm gan vịt cờng độc ở trại Phú Xuyên, Hà Tây (chủng TT). Các tác giả
làm giảm độc virus bằng cách cấy truyền 39 đời trên phôi gà và tạo đợc
chủng virus nhợc độc (chủng VN) có ELD
50
/0,2ml là 4-5 (Trần Minh Châu,
Lê Thu Hồng, 1985) [5].
Năm 1985, Trần Minh Châu, Lê Thị Nông, Nguyễn Đức Tạo đã xây
- 25 -
dựng quy trình sản xuất vacxin từ 3 chủng virus viêm gan vịt nhợc độc:

TN (Hunggari), E
52
(Pháp) và VN (Việt Nam). Theo các tác giả cả 3 chủng
virus vacxin đều an toàn và có hiệu lực khi sử dụng (Trần Minh Châu và cộng
sự, 1989) [6].
Năm 1984, Lê Thanh Hòa, Nguyễn Nh Thanh, Nguyễn Bá Hiên
(1984) [14] đã nghiên cứu đặc tính sinh học của virus vacxin viêm gan vịt
nhợc độc chủng TN của Asplin và ứng dụng quy trình sản xuất vacxin của
Hunggari vào Việt Nam. Các tác giả cho biết vacxin đạt chỉ tiêu an toàn và
hiệu lực khi sử dụng.
Theo Nguyễn Phục Hng (2004) [15] vacxin nhợc độc viêm gan vịt chế
từ chủng virus DH - EG - 2000 trên phôi gà đạt đợc các chỉ tiêu của vacxin:
thuần khiết, an toàn và có hiệu lực cao khi phòng bệnh, có thể dùng vacxin tiêm
thẳng vào ổ dịch khi dịch xảy ra, tỷ lệ vịt sống sót cao (83,3 - 88,4%).
Bên cạnh nghiên cứu sử dụng vacxin một số tác giả còn nghiên cứu ứng
dụng kháng thể để phòng trị bệnh viêm gan vịt do virus ở vịt. Tháng 8 năm
2001 Công ty Han - vet đã chế tạo chế phẩm kháng thể viêm gan vịt (Nguyễn
Đức Lu, Vũ Nh Quán, 2002) [17].
Nguyễn Hữu Vũ và cộng sự (2001) [24] chế phẩm kháng thể viêm gan
vịt khi sử dụng an toàn và cho hiệu quả cao khi phòng trị bệnh.

×