Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gỗ vào thị trường mỹ cho các doanh nghiệp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.69 MB, 121 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
-------------------

HỒ THANH NĂNG

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU
SẢN PHẨM GỖ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản Trị Doanh Nghiệp
Mã số ngành: 12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

TP. HỒ CHÍ MINH, tháng 06 năm 2005


-i-

CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN DU LỊCH
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................


....................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 1:
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
.......................................................................................................................................
....................................................................................................
Cán bộ chấm nhận xét 2:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC SĨ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày ..…tháng ..… năm 2005


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
NAM
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
-------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC
------------------


Tp. HCM, ngày 30 tháng 6 năm 2005

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ và tên học viên: HỒ THANH NĂNG

Phái: Nam

Ngày, tháng, năm sinh: 30/11/1974

Nơi sinh: Sài Gòn

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

MSHV: 01703403

I. TÊN ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
1. Tìm hiểu thị trường nhập khẩu sản phẩm gỗ của Mỹ
2. Khảo sát tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam
3. Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường
Mỹ cho các doanh nghiệp Việt Nam
III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ: 20/01/2005
IV. NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ: 30/6/2005
V. HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: TS TRẦN DU LỊCH
CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH


BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

TS Trần Du Lịch
Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày ….. tháng …. năm 2005
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH
KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


LỜI CÁM ƠN
Luận văn này không thể hoàn thành nếu không có sự giúp đỡ quý
báu của nhiều người.

Trước tiên, xin chân thành cám ơnï Tiến Só Trần Du Lịch đã tận tình
hướng dẫn và góp ý cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Tôi vô cùng biết ơn tất cả các Thầy Cô đã tham gia giảng dạy, truyền
đạt những kiến thức và kinh nghiệm cho học viên Cao Học Quản Trị Doanh
nghiệp Khoá 14.

Lời cảm tạ sâu sắc xin gửi đến Ông Trần Quốc Mạnh – Phó Chủ Tịch
Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Tp. Hồ Chí Minh (HAWA) đã nhiệt tình
giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và tiến hành khảo sát.

Cuối cùng, tôi vô cùng biết ơn gia đình và các bạn cùng khoá đã là
nguồn cổ vũ lớn lao trong suốt thời gian vừa qua giúp tôi hoàn thành tốt
chương trình Cao học này.

Hồ Thanh Năng



TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN
Trong những năm vừa qua, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ Việt Nam vào Mỹ
tăng trưởng rất mạnh. Hiện sản phẩm gỗ trở thành một trong những mặt hàng xuất khẩu
chủ lực của Việt Nam. Mặt dù mới xuất khẩu vào thị trường Mỹ năm 2001, Việt Nam
hiện là một trong 10 quốc gia hàng đầu xuất khẩu vào thị trường Mỹ với tỷ trọng 1.15%.
Thị trường Mỹ nhập khẩu 15 tỷ USD sản phẩn đồ gỗ hàng năm là một thị trường nhiều
tiềm năng, đồng thời lại chứa nhiều thách thức và rủi ro tiềm ẩn, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải hiểu rõ và có những giải pháp mang tính hệ thống để đẩy mạnh xuất khẩu
và phát triển bền vững tại thị trường Mỹ.
Đề tài GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖVÀO THỊ
TRƯỜNG MỸ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM được thực hiện để đáp ứng
yêu cầu thực tiễn trên.
Các phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp thống kê, nghiên cứu
định tính, so sánh đối chiếu, phương pháp chuyên gia đã được sử dụng để thực hiện đề
tài.
Kết quả nghiên cứu giúpï hiểu rõ hơn về thị trường đồ gỗ Mỹ, đồng thời cho thấy
thực trạng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam.
Kết hợp kết quả phân tích SWOT, kết quả khảo sát, bài học kinh nghiệm từ
Trung Quốc và Malaysia, và ý kiến các chuyên gia, đề tài kiến nghị một số giải pháp vi
mô và vó mô giúp nay mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ cho các doanh
nghiệp Việt Nam.


ABSTRACT
Vietnam’s wooden furniture export has dramatically been increasing in
recent years. The wooden products are now one of the core export goods of Viet
Nam.
Although just starting exporting to the US market at the end of 2001,

Vietnam belongs to the top of 10 largest furniture export countries accounting
1.15%. The US market consuming about USD 15 billion imported furniture is the
very potential market in over the world, simultaneously contains a great deal of
hidden challenges as well as risks. It requires Vietnamese exporters have to well
understand the market and should find out systematical resolutions to boost the
export and the sustained development in the US market.
The thesis RESOLUTIONS FOR BOOSTING WOODEN FURNITURE
EXPORT TO THE U.S. MARKET FOR VIETNAMESE COMPANIES is
carried out to meet the real need.
Statistics methods, qualitative and quantitative research, comparison and
Delphi method are employed to accomplish the thesis.
The outcome of the research provides better understanding about the U.S.
furniture market, and pictures the state of Vietnamese exporters.
Combining SWOT analysis, result of the survey, lessons from China and
Malaysia, and experts’ comments, the thesis recommends some macro and micro
resolutions for boosting the export of wooden furniture into the U.S. market for
Vietnamese exporters.


i

MỤC LỤC
Mục lục ............................................................................................................................... i
Danh mục bảng ................................................................................................................. iii
Danh mục hình ................................................................................................................. iv
Danh mục phụ lục ..............................................................................................................v

CHƯƠNG I: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở hình thành đề tài ................................................................................................1
1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...............................................................................3

1.3. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và đóng góp của đề tài .........................3
1.4. Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................................4
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận về ngoại thương.....................................................................................7
2.2. Cơ sở lý thuyết Marketing .........................................................................................12
2.3. Ma trận SWOT ...........................................................................................................17
2.4. Kết luận chương ........................................................................................................19
CHƯƠNG III: TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ .
3.1. Tổng quan về thị trường đồ gỗ Mỹ ...........................................................................20
3.1.1. Khái quát về nền kinh tế Mỹ ........................................................................20
3.1.2. Quan hệ thương mại Việt Nam và Mỹ .........................................................22
3.1.3. Thị trường đồ gỗ nội thất Mỹ ........................................................................26
3.1.3.1. Hệ thống tiêu thụ sản phẩm nội thất ................................................27
3.1.3.2. Đặc điểm tiêu dùng sản phẩm nội thất của người Mỹ ....................28
3.1.3.3. Kiểu dáng chủ yếu của các sản phẩm đồ gỗ ...................................31
3.1.3.4. Chủng loại gỗ được dùng để sản xuất .............................................33
3.1.4. Tình hình nhập khẩu sản phẩm nội thất tại Mỹ ...........................................34
3.1.5. Rào cản thương mại trong xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ sang thị trường Mỹ 38
3.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị trường Mỹ của Việt Nam .................40
3.2.1. Tổng quan ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ................................40
3.2.1.1. Quy mô và năng lực sản xuất .........................................................42
3.2.1.2. Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ của Việt Nam ........43
3.2.1.3. Nguyên liệu gỗ..................................................................................44
3.2.1.4. Các cơ chế, chính sách hỗ trợ của Nhà nước ...................................45
3.2.2. Tình hình xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị trường Mỹ............................46
3.2.3. Khảo sát tình hình xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam ..................51
3.2.4. Kết luận chương.............................................................................................63


ii


CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT
4.1. Cơ sở việc thực hiện phân tích các điểm mạnh, yếu, cơ hội và nguy cơ.................65
4.2. Nội dung phân tích SWOT.........................................................................................65
4.2.1. Điểm mạnh (S)...............................................................................................65
4.2.2. Điểm yếu (W) ................................................................................................70
4.2.3. Cơ hội (O) ......................................................................................................75
4.2.4. Thách thức (T) ...............................................................................................78
4.3. Kết luận chương ........................................................................................................81
CHƯƠNG V: CÁC GIẢI PHÁP
5.1. Nghiên cứu bài học kinh nghiệm ..............................................................................82
5.1.1. Bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc .............................................................82
5.1.2. Bài học kinh nghiệm từ Malaysia .................................................................83
5.2. Các giải pháp vó mô và vi mô ..................................................................................85
5.2.1. Các quan điểm đề xuất giải pháp .................................................................85
5.2.2. Các giải pháp vó mô.......................................................................................87
5.2.2.1. Giải pháp về nguồn nhân lực ............................................................87
5.2.2.2. Giải pháp về nguồn nguyên liệu ......................................................88
5.2.2.3. Giải pháp về xúc tiến xuất khẩu .....................................................89
5.2.2.4. Giải pháp về nâng cao hiệu quả Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
.........................................................................................................................91
5.2.2.5. Giải pháp cho nguy cơ bị áp thuế chống phá giá.............................92
5.2.3. Các giải pháp vi mô .......................................................................................93
5.2.3.1. Giải pháp về nâng cao năng lực sản xuất ........................................93
5.2.3.2. Giải pháp về nâng cao năng lực thiết kế sản phẩm ........................95
5.2.3.3. Giải pháp về nâng cao năng lực kinh doanh xuất khẩu...................95
5.3. Kết luận chương .........................................................................................................96
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN
Kết luận ............................................................................................................................98
Tài liệu tham khảo



iii

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Mỹ 1995 - 2004 ....................................................... 22
Bảng 2: Cơ cấu hàng hoá Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam năm 2004 ........................................... 24
Bảng 3: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam năm 2004.................................................. 25
Bảng 4: Cán cân thương mại Việt – Mỹ giai đoạn 2000 - 2004 ........................................ 26
Bảng 5: Kiểu dáng đối với sản phẩm nội thất dùng cho phòng ngủ và phòng ăn ...................... 33
Bảng 6: Kiểu dáng đối với sản phẩm nội thất dùng cho văn phòng tại nhà, tủ kệ TV và máy tính 33
Bảng 7: Chủng loại gỗ dùng sản xuất sản phẩm nội thất phòng ngủ và phòng ăn ..................... 35
Bảng 8: Kim ngạch của 10 nước xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ ................................................ 35
Bảng 9: Cơ cấu sản phẩm của 10 nước xuất khẩu hàng đầu vào Mỹ năm 2004......................... 39
Bảng 10: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Mỹ 2000 - 2004 ......... 48
Bảng 11: Tỷ trọng sản phẩm gỗ Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Mỹ ................. 48
Bảng 12: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ năm 2004 ...................................................... 49
Bảng 13: Tình hình nhập khẩu nguyên liệu gỗ từ Mỹ ............................................................ 52


iv

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Tình hình xuất nhập khẩu của Mỹ 1995 - 2004 ......................................................... 23
Hình 2: Cơ cấu hàng hoá Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam năm 2004 ........................................... 24
Hình 3: Cơ cấu hàng hoá nhập khẩu từ Việt Nam năm 2004 .................................................. 26
Hình 4: Cán cân thương mại Việt – Mỹ 2000 - 2004 ............................................................. 27
Hình 5: Cấu trúc hệ thống phân phối tại Mỹ ....................................................................... 28
Hình 6: Dự định mua đồ gỗ trong năm 2005 theo độ tuổi ...................................................... 30

Hình 7: Động cơ mua sắm đồ nội thất ................................................................................ 31
Hình 8: Thời gian trung bình giữa hai lần mua đồ nội thất .................................................... 31
Hình 9: Kế hoạch mua sắm đồ gỗ nội thất năm 2005 ............................................................ 32
Hình 10: Cơ cấu tỷ trọng các nước xuất khẩu sản phẩm gỗ vào Mỹ ........................................ 36
Hình 11: Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu vào Mỹ của ácc nước so với năm 2003 .......................... 36
Hình 12: Sự thay đổi về chất liệu trong cơ cấu sản phẩm nhập khẩu giai đoạn 2000 - 2005 ....... 39
Hình 13: Kim ngạch của 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực Việt Nam năm 2004 ......................... 42
Hình 14: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam 2000 - 2004.................................... 42
Hình 15: Quy mô doanh nghiệp chế biến gỗ 2000 -2003 ....................................................... 43
Hình 16: Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2004 ........................... 45
Hình 17: Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam vào thị trường Mỹ 2000 - 2004.......... 48
Hình 18: Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu vào Mỹ năm 2004 ....................................................... 50
Hình 19: Kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm bọc nệm ................................................ 50
Hình 20: Kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm nội thất gia đình bằng gỗ ......................... 51
Hình 21: Kim ngạch xuất khẩu của nhóm sản phẩm nội thất văn phòng bằng gỗ ...................... 51


v

DANH MỤC PHỤ LỤC
1. Bảng câu hỏi điều tra
2. Danh sách các đơn vị tham gia khảo sát


1

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU
1.1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
Một số những định hướng lớn cho chiến lược phát triển hoạt động ngoại
thương Việt Nam thời kỳ 2001 – 2010 do Đại hội Đảng lần IX đề ra gồm:

-

Nhà nước khuyến khích mạnh mẽ mọi thành phần kinh tế tham gia sản

xuất kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ. Nâng cao năng lực cạnh
tranh, phát triển mạnh những sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có khả năng cạnh
tranh trên thị trường quốc tế; giảm mạnh tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm thô và sơ
chế, tăng nhanh tỷ trọng sản phẩm chế biến và tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm;
nâng dần tỷ trọng sản phẩm có hàm lượng trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao.
-

Chủ động và tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng các thị

trường trung tâm kinh tế thế giới.
-

Đẩy mạnh hoạt động tiếp thị, xúc tiến thương mại, thông tin thị trường

bằng nhiều phương tiện và tổ chức thích hợp, kể cả các cơ quan ngoại giao ở
nước ngoài.
Kim ngạch xuất khẩu của sản phẩm đồ gỗ trong những năm gần đây luôn
đạt mức tăng trưởng cao. Hiện nay, đồ gỗ đang xếp thứ 6 trong danh mục các mặt
hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp 1.056 tỷ USD kim ngạch xuất
khẩu cho nền kinh tế Việt Nam. Do vậy, mặt hàng này đang được Chính phủ rất
chú trọng và quan tâm thể hiện qua Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg về một số giải
pháp phát triển ngành gỗ.
Thị trường Mỹ là một thị trường lớn nhất toàn cầu. Riêng đối với sản phẩm
đồ gỗ, hàng năm, Mỹ tiêu thụ khoảng 15 tỷ USD đồ gỗ nhập khẩu. Trong khi đó,



2

tuy chỉ mới thâm nhập vào thị trường Mỹ cuối năm 2001, với tỉ trọng khối lượng
nhập khẩu vào thị trường Mỹ chiếm 1.15% năm 2004, Việt Nam hiện là một
trong 10 nước xuất khẩu hàng đầu mặt hàng này vào Mỹ. Đây là một thị trường
nhiều tiềm năng cần được khai thác.
Thời điểm hiện nay là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh
xuất khẩu vào thị trường Mỹ. Các nhà nhập khẩu sản phẩm gỗ Mỹ đang có xu
hướng nhập đồ gỗ từ thị trường Việt Nam vì giá rẻ, sản phẩm đa dạng, mang nét
độc đáo riêng; hơn nữa, tháng 12/2004 Mỹ vừa công bố quyết định chính thức áp
thuế phá giá (biên độ 0.83% – 198.08%) lên các sản phẩm đồ gỗ nội thất dành
cho phòng ngủ Trung Quốc.
Tuy nhiên, thị trường Mỹ chứa đựng nhiều thách thức và rủi ro tiềm ẩn,
đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải tìm hiểu rất rõ về thị trường tiềm năng
này, đồng thời phải có những giải pháp mang tính hệ thống để đẩy mạnh xuất
khẩu.
Với những lý do nêu trên, đề tài:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM GỖ
VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
được thực hiện nhằm:
-

Góp phần thực hiện chiến lược ngoại thương Việt Nam thời kỳ 2001 –

-

Góp phần tìm ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Mỹ

2010.


cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đồ gỗ giúp các doanh nghiệp cải thiện


3

khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững tại thị trường Mỹ là một yêu cầu cấp
thiết của thực tiễn.
1.2. ĐỐI TƯNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
-

Đối tượng nghiên cứu: Đề tài chủ yếu nghiên cứu về vấn đề liên quan

đến khả năng, năng lực xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt Nam
vào thị trường Mỹ. Đồng thời, đề tài tìm hiểu về nhu cầu và tình hình nhập khẩu
sản phẩm đồ gỗ tại Mỹ làm cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp đẩy mạnh xuất
khẩu.
-

Phạm vi nghiên cứu: Các số liệu và thông tin về tình hình xuất khẩu

sản phẩm gỗ của Việt Nam nói chung và vào thị trường Mỹ nói riêng; tình hình
nhập khẩu sản phẩm gỗ tại Mỹ và nhập khẩu từ Việt Nam. Số liệu được sử dụng
trong khoảng thời gian từ 1999 đến 2004. Phạm vi không gian nghiên cứu được
giới hạn là các doanh nghiệp Việt Nam khu vực trọng điểm phía Nam: TP Hồ Chí
Minh - Bình Dương - Đồng Nai và số liệu tại thị trường Mỹ.
1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ NHỮNG
ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
1.3.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về thị trường Mỹ như đề tài nghiên cứu
cấp Bộ về Chiến lược thâm nhập thị trường Mỹ của PGS. TS Võ Thanh Thu năm

2001, các đề tài nghiên cứu khả năng xâm nhập thị trường Mỹ của các Hiệp Hội
ngành như May, Thuỷ sản, hoặc các luận văn Thạc sỹ nghiên cứu về các giải
pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm dệt may, thuỷ sản,… Các công trình nghiên
cứu đó đã đóng góp rất nhiều cho việc tìm hiểu những quy tắc, luật lệ khi giao


4

thương với thị trường Mỹ, cung cấp các giải pháp vi mô cũng như vó mô cho việc
thâm nhập thị trường Mỹ và đẩy mạnh xuất khẩu các ngành hàng.
Tuy nhiên, do sản phẩm đồ gỗ là một ngành mới phát triển nên chưa có
nghiên cứu nào liên quan đến việc tìm hiểu nhu cầu sản phẩm đồ gỗ tại thị
trường Mỹ và khảo sát khả năng, cũng như quy trình sản xuất và xuất khẩu sản
phẩm này của doanh nghiệp Việt Nam vào thị trường Mỹ.
1.3.2. Đóng góp của đề tài
Việc tìm hiểu những quy tắc, luật lệ khi kinh doanh tại thị trường Mỹ, các
giải pháp vi mô cũng như vó mô cho việc thâm nhập thị trường Mỹ là không cần
thiết. Đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh xuất
khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị trường Mỹ dựa trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu, thị hiếu
tiêu dùng sản phẩm đồ gỗ của người Mỹ, đồng thời khảo sát khả năng sản xuất
và xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam.
1.4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.4.1. Các phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp thống kê tổng hợp: Thu thập các dữ liệu thứ cấp là các


bảng biểu thống kê về số lượng xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam vào thị
trường Mỹ, số lượng nhập khẩu sản phẩm đồ gỗ tại thị trường Mỹ từ các nguồn:
Bộ Thương mại, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Hiệp hội
Gỗ và Lâm sản, Hiệp hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA),
các website của chính phủ Mỹ, các website chuyên ngành.
-

Phương pháp phân tích định lượng, định tính, so sánh và đối chiếu:

Tiến hành phân tích, nhận định và đánh giá những thuận lợi và khó khăn trong


5

việc xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ của các doanh nghiệp dựa trên
những số liệu thứ cấp.
-

Phương pháp điều tra: thông qua các bảng câu hỏi đã được thiết kế,

tiến hành:
+ Điều tra tình hình nhập khẩu gỗ của Mỹ để nắm bắt nhu cầu và thị hiếu
tiêu dùng của thị trường;
+ Điều tra tình hình xuất khẩu sản phẩm gỗ của các doanh nghiệp Việt
Nam vào thị trường Mỹ nhằm đánh giá khả năng xuất khẩu, phương thức tổ chức
sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp chế biến đồ gỗ Việt Nam. Đối tượng
điều tra là các doanh nghiệp đã và đang tham gia xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào
thị trường Mỹ tại TP Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Bình Dương.
-


Phương pháp chuyên gia: Các chuyên gia của Bộ Thương mại, Phòng
Thương mại và Công nghiệp VN (VCCI), Hiệp hội Gỗ và Lâm sản, Hiệp
hội Mỹ nghệ và chế biến gỗ TP HỒ CHÍ MINH (HAWA), Giám đốc
doanh nghiệp có kinh nghiệm xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ vào thị trường
Mỹ sẽ được tham khảo ý kiến đóng góp, nhận xét và đánh giá về tình hình
và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường Mỹ thông
qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp, điện thoại hoặc email.


6

1.4.2. Mô hình nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu

Cơ sở lý thuyết

Số liệu thứ cấp

Bài học kinh nghiệm

Thị trường NK Mỹ

Số liệu sơ cấp

XK sản phẩm gỗ VN vào thị trường Mỹ

Phân tích SWOT

Giải pháp



7

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGOẠI THƯƠNG
2.1.1. Các khái niệm cơ bản về ngoại thương
Có nhiều khái niệm khác nhau về ngoại thương. Song, xét về đặc trưng,
ngoại thương được định nghóa là việc mua bán hàng hoá dịch vụ qua biên giới
quốc gia.
Định nghóa trên được sử dụng nhiều nhất khi xem xét chức năng của ngoại
thương như là vai trò của chiếc cầu nối giữa cung và cầu hàng hoá, dịch vụ của
thị trường trong và ngoài nước. Trong nhiều trường hợp, trao đổi hàng hoá và dịch
vụ đi kèm việc trao đổi các yếu tố sản xuất như lao động và vốn, nhất là ngoại
thương trong điều kiện hội nhập khu vực và quốc tế.
Các nhà kinh tế học còn định nghóa ngoại thương như một công nghệ khác
để sản xuất hàng hoá dịch vụ, thậm chí cả yếu tố sản xuất. Như vậy ngoại thương
được hiểu như một quá trình sản xuất gián tiếp.
Trong hoạt động ngoại thương, xuất khẩu là việc bán hàng hoá và dịch vụ
cho nước ngoài, và nhập khẩu là việc mua hàng hoá và dịch vụ của nước ngoài.
Mục tiêu chính của ngoại thương là nhập khẩu chứ không phải là xuất
khẩu. Xuất khẩu để nhập khẩu; nhập khẩu là nguồn lợi chính về ngoại thương.
Điều kiện ngoại thương ra đời, tồn tại và phát triển là:
-

Có sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá – tiền tệ kèm theo đó

là sự xuất hiện của tư bản thương nghiệp.


8


-

Sự ra đời của Nhà nước và sự phát triển của phân công lao động quốc

tế.
Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá, không một quốc gia nào có thể tồn
tại và phát triển kinh tế mà không tham gia vào phân công lao động quốc tế và
trao đổi hàng hoá với bên ngoài. Vấn đề quan trọng ở đây là phải khai thác được
mọi lợi thế của hoàn cảnh chủ quan trong nước phù hợp với xu thế phát triển của
kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. Đồng thời, phải tính toán lợi thế
tương đối có thể dành được và so sánh điều đó với giá phải trả. Thuận lợi có thể
tạo ra do tham gia vào buôn bán và phân công lao động quốc tế bao giờ cũng
tăng khả năng phụ thuộc bên ngoài. Vì vậy, nói đến phát triển ngoại thương và
các quan hệ kinh tế đối ngoại là nói đến khả năng liên kết kinh tế, hội nhập với
kinh tế khu vực; đòi hỏi có khả năng xử lý thành công các mối quan hệ phụ thuộc
lẫn nhau.
2.1.2. Động lực xuất khẩu của doanh nghiệp
-

Sử dụng khả năng dư thừa: Các doanh nghiệp thường tính đến khả năng

sản xuất trước mắt và lâu dài. Vì thế họ thường tính toán khả năng sản xuất đáp
ứng nhu cầu nội địa, nhưng khả năng sản xuất vượt quá nhu cầu thị trường nội địa
là thường xảy ra. Việc chuyển tài nguyên hay khả năng sản xuất sang quy trình
sản xuất hàng hoá khác đáp ứng nhu cầu trong nước là khó khăn. Vì vậy, doanh
nghiệp tìm kiếm lợi ích từ thị trường ngoài nước nhằm tận dụng khả năng sản
xuất dư thừa.
-


Giảm chi phí: Khai thác lợi thế về quy mô, các doanh nghiệp sản xuất

với sản lượng lớn sẽ giảm được chi phí sản xuất đơn vị. Nhờ vậy, sản phẩm của
doanh nghiệp sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường. Một cách để gia tăng sản


9

lượng là doanh nghiệp cần khẳng định mình trên thị trường toàn cầu hơn là thị
trường nội địa.
-

Lợi ích nhiều hơn: Do môi trường cạnh tranh và chu kỳ sống của sản

phẩm ở thị trường nước ngoài khác thị trường trong nước, nên đối với một sản
phẩm đang ở giai đoạn chính mùi ở trong nước vẫn có thể phát triển mạnh ở thị
trường nước ngoài. Hơn nữa, doanh nghiệp có thể tận dụng các khác biệt về thuế
khoá hoặc chính sách điều chỉnh giá của chính phủ nước ngoài để tăng lợi nhuận.
-

Phân tán các rủi ro: Bằng cách mở rộng thị trường ra nước ngoài, nhà

sản xuất có thể giảm thiểu các biến động về nhu cầu, và sự lệ thuộc vào một số
ít khách hàng.
-

Cơ hội nhập khẩu: Thông qua các nhà nhập khẩu, doanh nghiệp có

nhiều cơ hội để tìm kiếm các nguồn cung cấp rẻ hoặc có chất lượng hơn để sử
dụng cho quy trình sản xuất của mình. Hơn thế, doanh nghiệp cũng có thể tìm

kiếm được các mặt hàng mới từ nước ngoài để bổ sung vào danh mục các mặt
hàng họ đang cung cấp trên thị trường nội địa.
2.1.3. Rào cản thương mại
Mỹ sử dụng nhiều rào cản thương mại nhằm hạn chế dòng di chuyển hàng
hoá và dịch vụ quốc tế để bảo vệ và khuyến khích nền sản xuất trong nước.
Những hàng rào sau đây các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ Việt Nam cần chú ý
khi xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ:
2.1.3.1. Biểu thuế quan Hài hoà HTS (Harmonized Tariff Shedule)
Hệ thống thuế quan của Mỹ là Biểu thuế quan Hài hoà HTS (Harmonized
Tariff Shedule) được chính thức áp dụng từ ngày 1/1/1989. Hệ thống này được


10

xây dựng dựa trên Hệ thống hài hoà HS (Harmonized System) miêu tả mã số
hàng hoá thống nhất của Hội đồng hợp tác Hải quan (WCO) – một tổ chức liên
chính phủ trụ sở đặt tại Brussels.
Về hình thức, Biểu thuế quan HTS gồm có 2 cột: Cột thứ nhất: Quy định
thuế suất đối với hàng hoá từ các nước được hưởng Quy chế Tối huệ quốc MFN;
cột thứ hai quy định thuế suất bình thường áp dụng cho các nước không được
hưởng MFN.
Hầu hết các loại thuế quan của Mỹ đánh theo tỷ lệ phầm trăm trên giá trị
hàng nhập khẩu, mức thuế biến động trong khoảng 0% - 40%.
2.1.3.2. Luật thuế đối kháng CVD (Countervaiting Duty Law)
Luật quy định việc bảo vệ lợi ích cho ngành công nghiệp Mỹ bằng cách
tăng thuế nhập khẩu trên cơ sở quyết định hàng hoá nhập khẩu có được trợ giá
bất hợp pháp hay không vì việc việc bán sản phẩm được trợ giá này đã hoặc sẽ
gây trở ngại nghiêm trọng đến ngành sản xuất tại Mỹ, đặc biệt là các sản phẩm
tương tự hoặc ngăn cản sự ra đời của một ngành sản xuất mới.
2.1.3.3. Luật chống phá giá AD (Anti-dumping Law)

Luật chống phá giá được sử dụng rộng rãi hơn Luật thuế đối kháng.
Thuế chống phá giá sẽ được đánh vào hàng nhập khẩu khi hàng đó được
xác định bị bán phá giá, hoặc sẽ bị bán phá giá trên thị trường Mỹ, với mức giá
thấp hơn giá trị thực của hàng hoá đó. Để thực hiện điều này, Bộ Thương mại Mỹ
sẽ điều tra xem hiện tượng phá giá có xảy ra không, xác định xem ngành công
nghiệp của Mỹ có đang chịu thiệt hại nghiêm trọng hay bị đe doạ thiệt hại


11

nghiêm trọng hay không; hoặc việc thành lập một ngành công nghiệp nào đó của
Mỹ có bị cản trở do việc hàng hoá nhập khẩu bị bán phá giá không.
Mức phá giá chủ yếu được xác định dựa trên sự so sánh giá trị bình thường
với giá xuất khẩu. Giá trị bình thường thường được căn cứ trên giá bán tại thị
trường nội địa nước xuất khẩu, giá bán sang nước thứ ba hoặc giá tổng hợp theo
ưu tiên từ trước đến sau. Trên thực tế, nguyên tắc tính mức phá giá là một trong
những nguyên tắc phức tạp, đòi hỏi quy trình điều tra tỉ mỉ và chính xác.
Sản phẩm đồ gỗ nhập khẩu vào thị trường Mỹ không bị quản lý bởi quy
định về hạn ngạch (Quota).
2.1.4. Nguyên tắc tối huệ quốc (Most Favoured Nation – MFN)
Khi một quốc gia A cho quốc gia B hưởng chế độ MFN, có nghóa là quốc
gia C cũng mặc nhiên được hưởng mọi ưu đãi mà quốc gia A đã, đang và sẽ dành
cho quốc gia B nếu giữa quốc gia A và quốc gia C cùng có điều khoản về MFN
trong Hiệp định song phương.
Mục đích của MFN là chống phân biệt đối xử trong quan hệ kinh tế quốc
tế.
Khởi đầu dù các quy định MFN là vô điều kiện, các nước thường có các
ngoại lệ quan trọng như sau:
-


Các sản phẩm được chế tạo từ các nước đang phát triển được ưu đãi

hơn so với các sản phẩm của các nước công nghiệp.
- Đặc lợi đối với các thành viên trong một liên minh kinh doanh như liên
minh Châu Âu không được dành cho các nước ngoài liên minh.


12

Đôi khi các nước yêu cầu có ngoại lệ dựa trên luật hiện hành của họ vào
lúc ký hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch.
Các nước muốn được hưởng MFN hay Quy chế Thương mại bình thường
NTR (Normal Trade Relation) của Mỹ phải đáp ứng hai yêu cầu:
- Tuân thủ các điều khoản Jackson – Vanik của Luật thương mại năm
1974.
-

Đã ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ.
Theo Hiệp định Thương mại Việt Nam – Mỹ ký ngày 13/7/2000, ngay khi

Hiệp định có hiệu lực, hàng hoá xuất xứ từ Việt Nam sẽ được hưởng mức thuế
quy định trong cột General trong biểu thuế của Mỹ. Mức thuế này bình quân
khoảng 0% - 3%. Tuy nhiên, chế độ này phải xem xét lại hàng năm theo kết quả
miễn áp dụng điều khoản Jackson – Vanik.
Việt Nam hiện chưa được hưởng chế độ thuế quan ưu đãi phổ cập GSP
(Generalized System Preferential) của Mỹ.
2.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT MARKETING
2.2.1. Marketing-mix
Mô hình các thành phần của marketing thường được gọi là mô hình
marketing hỗn hợp (marketing – mix) của Mc Carthy và hay còn được gọi là mô

hình 4P. Các doanh nghiệp sử dụng mô hình này để theo đuổi các mục tiêu
marketing trong thị trường của mình.
Mô hình này bao gồm:
-

P1: Sản phẩm (Product)


13

-

P2: Giá cả (Price)

-

P3: Chiêu thị (Promotion)

-

P4: Phân phối (Place)

Và trung tâm là C người tiêu dùng (Customer).
Sản phẩm, giá cả, chiêu thị, phân phối được gọi là các biến của marketing
và doanh nghiệp có thể kiểm soát được (controllable variables).
Các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường nước ngoài cần phải quyết
định điều chỉnh các yếu tố của marketing – mix theo thị trường mục tiêu. Sau đây
là những khả năng thích nghi mà các doanh nghiệp có thể thực hiện đối với sản
phẩm, giá cả, chiêu thị và phân phối của mình khi xâm nhập thị trường nước
ngoài.

2.2.1.1. Thích nghi sản phẩm (Product Adaption)
Warren J. Keegan đã đưa ra năm chiến lược thích nghi sản phẩm và chiêu
thị với một thị trường nước ngoài:

SẢN PHẨM
Không thay đổi

Thích nghi

Phát triển mới

Không thay đổi

1. Mở rộng

3. Thích nghi

CHIÊU

chiêu thị

trực tiếp

sản phẩm

5. Sáng tạo

THỊ

Thích nghi


2. Thích nghi

4. Thích nghi

sản phẩm

chiêu thị

thông tin

cả hai yếu tố

Năm chiến lược sản phẩm và chiêu thị quốc tế của Warren J. Keegan

-

Mở rộng trực tiếp có nghóa là đưa sản phẩm vào thị trường nước ngoài

mà không có thay đổi gì.


14

-

Thích nghi thông tin: Thay vì để nguyên sản phẩm nội địa tiêu thụ tại

thị trường nước ngoài, doanh nghiệp cần rà soát tất cả những yếu tố có thể thích
nghi và xác định xem những việc thích nghi nào sẽ làm tăng thu nhập nhiều hơn

chi phí. Các yếu tố có thể thích nghi:

-

Nét đặc trưng của sản phẩm

Màu sắc

Đề tài quảng cáo

Tên nhãn hiệu

Vật liệu

Phương tiện quảng cáo

Cách dán nhãn

Giá cả

Cách tiến hành quảng cáo

Bao gói

Kích thích tiêu thụ

Thích nghi sản phẩm: đòi hỏi phải thay đổi sản phẩm cho phù hợp với

điều kiện hay sở thích của địa phương
-


Thích nghi cả hai yếu tố: phải thay đổi để thích nghi theo cả yếu tố

thông tin và yếu tố sản phẩm
-

Sáng tạo sản phẩm: đòi hỏi phải tạo ra những dạng sản phẩm mới để

đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài.
2.2.1.2. Giá cả
Giá cả là yếu tố sinh lợi duy nhất trong marketing – mix, tất cả các yếu tố
khác đều là chi phí. Do vậy, giá cả nên được sử dụng như một công cụ chiến lược
trong phần lớn các quyết định marketing.
Việc định giá nên dựa vào các yếu tố còn lại của marketing – mix, và dựa
vào các chức năng khác của doanh nghiệp nhằm xây dựng và bảo vệ vị trí của
thương hiệu trong thị trường mục tiêu.
Một cách tổng quát, có 3 chiến lược định giá:


×