Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả họat động sản xuất kinh doanh của công ty tân mỹ trân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (966.56 KB, 151 trang )

Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
----------------------

NGUYỄN TRỌNG THÀNH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT – KINH DOANH
CỦA CÔNG TY TÂN MỸ TRÂN
Chuyên ngành:

QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP

Mã số ngành:

12.00.00

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Tp, Hồ Chí Minh, tháng 02 năm 2004


CÔNG TRÌNH ĐƯC HOÀN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

ƒ Cán bộ hướng dẫn khoa học : ........................................................................

ƒ Cán bộ chấm nhận xét 1


: ........................................................................

ƒ Cán bộ chấm nhận xét 2

: ........................................................................

Luận văn thạc só được bảo vệ tại HỘI ĐỒNG CHẤM BẢO VỆ LUẬN VĂN THẠC

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA, ngày……………… tháng ………………… naêm 2004


TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC

Tp. HCM, ngày…… tháng…… năm……

NHIỆM VỤ LUẬN VĂN THẠC SĨ
Họ tên học viên:

Nguyễn Trọng Thành

Phái:

Nam

Ngày, tháng, năm sinh:


20/05/1978

Nơi sinh:

Thanh Hóa

Chuyên ngành:

Quản Trị Doanh Nghiệp

MSHV:

QTDN12-043

I. TÊN ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TÂN MỸ TRÂN
II. NHIỆM VỤ VÀ NỘI DUNG:
ƒ

Thu thập và xử lý các thông tin về hoạt động của doanh nghiệp Tân Mỹ Trân

ƒ

Trình bày tổng quan và cơ sở lý thuyết.

ƒ

Xây dựng các giảp pháp về:
à Vấn đề Tổ chức Quản lý:

+ Xây dựng cấu trúc quản lý
+ Xây dựng lưu đồ lưu chuyển thông tin cơ bản
+ Xây dựng Mô tả trách nhiệm quyền hạn cho các vị trí quản lý
+ Xây dựng qui trình làm việc cho phòng Kinh doanh
à Vấn đề Quản lý nhân sự:
+ Đề xuất phương pháp tính lương cho doanh nghiệp
+ Xây dựng mô tả công việc cho các vị trí Phòng kinh doanh
à Kinh doanh Tiếp thị:
+ Xác định chiến lược sản phẩm, giá bán, phân phối, chiêu thị
+ Xây dựng kế hoạch kinh doanh – Tiếp thị tổng thể cho năm 2004.

ƒ

Kết luận và kiến nghị

III. NGÀY GIAO NHIỆM VỤ:

25/09/2003

IV- NGÀY HOÀN THÀNH NHIỆM VỤ:

16/02/2004

V- HỌ VÀ TÊN CÁN BỘ HƯỚNG DẪN:

PGS.TS HỒ THANH PHONG

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

CHỦ NHIỆM NGÀNH


BỘ MÔN QUẢN LÝ CHUYÊN NGÀNH

Nội dung và đề cương luận văn thạc só đã được Hội Đồng Chuyên Ngành thông qua.
Ngày 16 tháng 02 năm 2004.
PHÒNG ĐÀO TẠO SĐH

KHOA QUẢN LÝ NGÀNH


LỜI CẢM TẠ
Đề tài “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
công ty Tân Mỹ Trân” là kết quả từ quá trình nỗ lực, rèn luyện của bản thân tôi
trong suốt thời gian học tập theo chuyên ngành Quản trị Doanh nghiệp tại khoa
Quản lý Công nghiệp, trường Đại học Bách Khoa Tp HCM. Nhân dịp hoàn thành
đề tài, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tất cả những người thân, thầy
cô, bạn bè xung quanh tôi, những người đã hỗ trợ, giúp đỡ tôi rất nhiều trong công
việc nghiên cứu đề tài.
Lời đầu tiên, con xin cảm tạ công ơn của Cha Mẹ đã dành cho con. Cha Mẹ đã
sinh thành, nuôi dưỡng, cho con tất cả tình yêu thương, dạy bảo con nên người.
Ngày hôm nay, với tấm lòng chân thành của con, mong rằng thành tựu này sẽ
mang đến một niềm vui nhỏ cho Cha Mẹ trong cuộc sống.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến tất cả Thầy Cô Trường Đại Học Bách Khoa,
Phòng sau Đại học, Khoa Quản Lý Công Nghiệp. Đặc biệt, em xin được gửi lời
cảm ơn sâu sắc nhất đến PGS. Ts Hồ Thanh Phong, người thầy đã tận tình
hướng dẫn khoa học và hỗ trợ em rất nhiều trong quá trình nghiên cứu, hoàn
thành đề tài.
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Anh Tiến giám đốc công ty Tân Mỹ Trân, Anh
Sơn giám đốc Tiếp thị công ty Thiên Long, cùng các Anh, Chị đồng nghiệp đã tận
tình cung cấp nhiều thông tin, tài liệu cũng như những kiến thức chuyên môn, kinh

nghiệm thực tế để hỗ trợ cho em quá trình nghiên cứu đề tài này.
Cuối cùng, thân gửi lời cảm ơn đến Dũng, Hiếu, Hào cùng tất cả những người bạn
thân thiết nhất của tôi những người đã hỗ trợ, ủng hộ, động viên tôi hoàn thành
tốt luận văn tốt nghiệp của mình. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp
đỡ, sự hỗ trợ của tất cả mọi người xung quanh tôi.
Trân trọng cảm ơn


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Tân Mỹ Trân là một doanh nghiệp có lịch sử phát triển từ cơ sở sản xuất nhỏ
chuyên cung cấp các sản phẩm đồ gỗ nội thất cho thị trường trong và ngoài
nước. Hiện tại, quá trình phát triển của công ty đang gặp nhiều khó khăn, hiệu
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có dấu hiệu suy giảm.
Trên cơ sở đó, luận văn được hình thành để nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Các phương pháp thu thập thông tin
qua bản câu hỏi, phân tích, so sánh, thống kê, phương pháp benchmarking đã
được sử dụng để thực hiện đề tài.
Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã xây dựng được các giải pháp về tổ chức
quản lý. Cụ thể: hiệu chỉnh lại cấu trúc tổ chức; mô tả các qui trình làm việc,
xây dựng bản mô tả công việc cho nhân viên phòng Kinh doanh; xây dựng các
bản mô tả trách nhiệm quyền hạn của các vị trí quản lý; xây dựng sơ đồ lưu
chuyển thông tin; đề xuất phương pháp tính lương theo vị trí công việc và xây
dựng kế hoạch kinh doanh – Tiếp thị tổng thể cho năm 2004.
Do ràng buộc về kinh nghiệm, thời gian, thông tin thu thập nên luận văn chưa
nghiên cứu sâu về hoạt động quản lý Tài chính, Sản xuất cũng như chưa đề cập
đến các yếu tố tác động bên ngoài ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp; và đây cũng là những hạn chế của luận văn.


SUMMARY

Tan My Tran enterprise, which mainly supply decorating wooden furniture for
national market and export, has been formed and developed from a small-scale
firm named My Tran since 1996.
The main aims of this thesis are to find out solutions for improving Tan My Tran
business effectiveness. All the methods including collecting information through
questionnaire, analysing, taking comparison, statistics, benchmarking are used to
do this scientific thesis.
The author have achieved some promising results in working process description,
worker Job description, chart re-adjust met business department work as well as
description of authority, responsibility for managers, information flow
description, proposing a method to make salary calculations based on working
positions and creating a master plan of business and production for the year
2004.
Due to the limitations of experience, time, collected information, this research
has neither deeply explored the management of

finance and production

operations nor mentioned to surrounding factors that cause effect on business
operations, which is also this thesis limitation.


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ....................................................................................1
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:............................................................................................................... 1
1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ................................................................................................................................ 2
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI ................................................................................................................................ 2
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................................... 3
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................................................................... 3
1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN DỰ KIẾN ............................................................................................................... 4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................5
2.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH............................................................................ 5
2.1.1 Khái niệm .......................................................................................................................5
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh............................................6
2.1.3 Cơ sở đánh giá Hiệu quả sản xuất kinh doanh .............................................................8
2.1.4 Các biện pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh ............................11
2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯNG THEO ISO 9001:2000 ................................................................ 11
2.2.1 Khái niệm về ISO 9000 ................................................................................................11
2.2.2 Triết lý quản lý của bộ ISO 9000.................................................................................12
2.2.3 Mục tiêu và lợi ích của ISO 9000.................................................................................13
2.2.4 Vai trò của bộ ISO 9000 ..............................................................................................14
2.2.5 Lưu đồ áp dụng ISO 9000 trong tổ chức......................................................................15
2.2.6 Quá trình áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp ........................................................17
2.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ ............................................................................................................................. 18
2.3.1 Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực .........................................................................18
2.3.2 Phân tích công việc ......................................................................................................19
2.3.3 Cấu trúc tổ chức ..........................................................................................................22
2.3.4 Xác định chức năng, nhiệm vụ các bộ phận trong doanh nghiệp ...............................23
2.4 KẾ HOẠCH KINH DOANH.................................................................................................................... 24

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH ................................................................26
3.1 NGÀNH CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ............................................................................................... 26
3.1.1 Ngành chế biến gỗ trên thế giới ..................................................................................26
3.1.2 Ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam..................................................................27
3.2 CÔNG TY TÂN MỸ TRÂN ................................................................................................................... 29
3.2.1 Giới thiệu về công ty ....................................................................................................29
3.2.2 Quá trình hình thành và phát triển ...............................................................................30
3.2.3 Cơ cấu tổ chức .............................................................................................................31



3.2.4 Cơ sở hạ tầng ..............................................................................................................34
3.3 MÔ TẢ VÀ PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA TÂN MỸ TRÂN ................................................................. 40
3.3.1 Cấu trúc Tổ chức .........................................................................................................40
3.3.2 Sử dụng nhân sự. ........................................................................................................43
3.3.3 Hoạt động sản xuất......................................................................................................44
3.3.4 Hoạt động Kinh doanh .................................................................................................45

CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG.......................48
4.1 GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ ...................................................................................... 48
4.1.1 Xây dựng cấu trúc quản lý quản lý ..............................................................................48
4.1.2 Lưu đồ dòng lưu chuyển thông tin của công ty............................................................52
4.1.3 Trách nhiệm quyền hạn của các vị trí quản lý ............................................................54
4.1.4 Qui trình làm việc .........................................................................................................56
4.1.5 Tái lập qui trình Kệ bếp ...............................................................................................60
4.2 GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ QUẢN LÝ NHÂN SỰ ..................................................................................... 64
4.2.1 Mô tả công việc ...........................................................................................................65
4.2.2 Cách tính lương thưởng ................................................................................................67
4.3 GIẢI PHÁP VỀ VẤN ĐỀ KINH DOANH TIẾP THỊ................................................................................ 70
4.3.1 Xem xét lại tình hình kinh doanh năm 2003.................................................................70
4.3.2 Xác định chiến lược kinh doanh năm 2004 ..................................................................73
4.3.3 Các chiến lược sản phẩm, giá, phân phối, chiêu thị....................................................74
4.3.4 Kế hoạch Bán hàng – Tiếp thị sản phẩm....................................................................76
4.4 GIẢI PHÁP CHUNG ............................................................................................................................. 79

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..........................................................81
5.1 KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 81
5.2 KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................................... 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO .....................................................................................85

PHỤ LỤC
PHỤ LỤC A: BẢNG CÂU HỎI THU THẬP THÔNG TIN CÔNG VIỆC..........................................................a1
Bảng câu hỏi thu thập thông tin công việc ...........................................................................a1
PHỤ LỤC B: MÔ TẢ TRÁCH NHIỆM QUYỀN HẠN CÁC VỊ TRÍ QUẢN LÝ.............................................. b1
Mô tả trách nhiệm và quyền hạn Giám đốc công ty ............................................................b1
Mô tả trách nhiệm và quyền hạn Trưởng phòng Sản xuất ...................................................b3
Mô tả trách nhiệm và quyền hạn Trưởng phòng Thiết kế ....................................................b5
Mô tả trách nhiệm và quyền hạn Trưởng phòng Cung ứng..................................................b7
Mô tả trách nhiệm và quyền hạn Trưởng phòng Kế toán ....................................................b9
PHỤ LỤC C: QUI TRÌNH LÀM VIỆC PHÒNG KINH DOANH......................................................................c1


Qui trình cung cấp sản phẩm hàng công trình......................................................................c1
Qui trình phát triển sản phẩm mới ........................................................................................c5
PHỤ LỤC D: MẪU BIỂU LÀM VIỆC KÈM THEO QUI TRÌNH .................................................................... d0
Phiếu xuất sản phẩm ............................................................................................................d1
Phiếu xem xét yêu cầu khách hàng......................................................................................d2
Hợp đồng mua bán ...............................................................................................................d3
Phụ lục hợp đồng..................................................................................................................d4
Phiếu đặt hàng sản xuất hàng công trình.............................................................................d5
Phiếu đánh giá lắp ráp .........................................................................................................d6
Kế hoạch tiếp thị sản phẩm mới ...........................................................................................d7
báo cáo tình hình tiêu thụ sản phẩm mới ............................................................................d9
PHỤ LỤC E: MÔ TẢ CÔNG VIỆC ...............................................................................................................e1
Mô tả công việc Quản lý tiếp thị...........................................................................................e1
mô tả công việc Đội trưởng lắp ráp ......................................................................................e3
Mô tả công việc Cửa hàng trưởng .......................................................................................e5
Mô tả công việc Nhân viên bán hàng...................................................................................e7
Mô tả công việc Nhân viên lắp ráp ......................................................................................e9
Mô tả công việc Nhân viên bảo vệ....................................................................................e11

PHỤ LỤC F: PHIẾU ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TRONG THÁNG CỦA NHÂN VIÊN ..................................... f0
Đánh giá trách nhieäm.............................................................................................................f1


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 3.1:00Danh mục các nhóm sản phẩm nội thất chính .....................................37
Bảng 3.2:00Doanh thu qua các năm ........................................................................39
Bảng 4.1:30Bản mô tả trách nhiệm quyền hạn cho Trưởng Phòng Kinh doanh .....54
Bảng 4.2:00Mô tả qui trình Bán hàng tại cửa hàng..................................................57
Bảng 4.3:50Qui trình cung cấp sản phẩm Kệ Bếp...................................................61
Bảng 4.4:60Bảng mô tả công việc cho vị trí Quản lý Bán hàng. .............................65
Bảng 4.5:70Doanh số tiêu thụ của các nhóm sản phẩm trong năm 2003...............70
Bảng 4.6:80Dự báo tăng trưởng doanh số theo năm ...............................................76
Bảng 4.7:90Dự báo Doanh số theo nhóm sản phẩm cho năm 2004 .......................77


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1:00Lưu đồ áp dụng ISO 9000 trong tổ chức ................................................15
Hình 2.2:00Quá trình áp dụng ISO 9000 trong doanh nghiệp. .................................17
Hình 2.3:00Sơ đồ phân tích công việc cơ bản..........................................................20
Hình 2.4:00Sơ đồ tiến trình phân tích công việc ......................................................21
Hình 3.1:50Mười nước xuất khẩu đồ mộc hàng đầu thế giới trong năm 1995.() .......26
Hình 3.2:60Sơ đồ tổ chức công ty Tân Mỹ Trân ......................................................32
Hình 3.3:70Biểu đồ doanh số bán hàng của Tân Mỹ Trân qua các năm ................39
Hình 3.4:80Mức độ tác động quản lý của Phòng Kinh doanh Tổng hợp. ................42
Hình 4.1:90Sơ đồ cấu trúc tổ chức mới ....................................................................52
Hình 4.2:10Sơ đồ luân chuyển thông tin cơ bản của công ty Tân Mỹ Trân .............53
Hình 4.3:11Phân bố doanh số tiêu thụ nhóm sản phẩm trong năm 2003 ...............71



DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT
BCSPM

Báo cáo sản phẩm mới

BH

Bán hàng

CHT

Cửa hàng trưởng

GĐ CT

Giám đốc công ty

KHTT

Kế hoạch Tiếp thị

MTCV

Mô tả công việc

NV BV

Nhân viên bảo vệ

NV TK


Nhân viên Thiết kế

ĐHCT

Đặt hàng công trình

NV BH

Nhân viên bán hàng

NV LR

Nhân viên Lắp ráp

PCƯ

Phòng Cung ứng

PKD

Phòng Kinh doanh

PKT

Phòng Kế toán

PTK

Phòng Thiết kế


QL BH

Quản lý Bán hàng

QL TT

Quản lý Tiếp thị

TMT

Tân Mỹ Trân

TP CƯ

Trưởng phòng Cung ứng

TP KD

Trưởng phòng Kinh doanh

TP SX

Trưởng phòng Sản xuất

TP TK

Trưởng phòng Thiết kế

TT


Tiếp thị

YCKH

Yêu cầu Khách hàng


CHƯƠNG

GIỚI THIỆU

1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI
1.2 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6 BỐ CỤC ĐỀ TÀI

1


1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO HÌNH THÀNH ĐỀ TÀI:
Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghóa. Trong đó nội dung quan trọng là xây dựng và phát triển các tập đoàn
kinh tế, các tổng công ty lớn của nhà nước cũng như xây dựng các loại hình
doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh đủ sức cạnh tranh để vươn ra thị trường khu

vực và thế giới.
Hiện nay, việc làm thế nào để quản lý, tổ chức hoạt động Kinh doanh một cách
hiệu quả, phát triển liên tục, có sức cạnh tranh cao đối với một doanh nghiệp
vừa và nhỏ luôn là vấn đề quan tâm của các chủ doanh nghiệp, các lãnh đạo
công ty cũng như các nhà quản lý kinh tế.
Tân Mỹ Trân là một công ty chuyên sản xuất, cung cấp các sản phẩm đồ gỗ nội
thất phục vụ thị trường nội địa và xuất khẩu. Sản phẩm của công ty đã được
người tiêu dùng nội địa và một vài thị trường nước ngoài chấp nhận. Tuy nhiên,
do đặc thù quá trình phát triển từ một cơ sở sản xuất nhỏ, mô hình quản lý còn
đơn giản, chưa được huấn luyện, đào tạo về quản lý một cách chuyên nghiệp
nên hiện tại với qui mô gần 200 nhân viên, hệ thống quản trị nội bộ đã trở nên
quá tải và khó khăn trong kiểm soát ở nhiều bộ phận. Mặt khác, do tình hình
cạnh tranh trong thị trường nội thất ngày càng gay gắt nên cần gia tăng hiệu quả
hoạt động của công ty để có thể tồn tại và phát triển lâu dài, Tân Mỹ Trân phải
có nhiều thay đổi lớn về các mặt. Cụ thể là khắc phục các vấn đề hạn chế sự
phát triển, xây dựng một định hướng, cơ cấu, nguyên tắc hoạt động mới phù hợp
với tình hình hiện tại và đây cũng chính là lý do hình thành đề tài: “Một số giải

Chương 1: GIỚI THIỆU


2

pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Tân Mỹ
Trân”

1.2 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
Ứng dụng các kiến thức, kỹ năng trong quản trị doanh nghiệp và kinh nghiệm
thực tiễn trong quản lý hoạt động tiếp thị vào việc tìm hiểu, xây dựng các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tân

Mỹ Trân ngõ hầu giúp công ty có thể tồn tại và phát triển.

1.3 NỘI DUNG ĐỀ TÀI
Tập trung nghiên cứu, xây dựng các giải pháp về :
ƒ Vấn đề tổ chức quản lý
à Xây dựng Cấu trúc quản lý công ty: bao gồm xây dựng sơ đồ tổ chức mới
cho công ty, sơ đồ tổ chức chi tiết cho từng bộ phận, phòng ban.
à Xây dựng mô tả các chức năng quyền hạn/trách nhiệm cho các vị trí
quản lý cấp trung và cấp cao.
à Xây dựng sơ đồ mô tả hệ thống lưu chuyển thông tin chung toàn công ty.
ƒ Vấn đề Quản lý nhân sự
à Xây dựng mô tả công việc cho vị trí công việc.
à Đề xuất phương án tính lương, thưởng, tiêu chí đánh giá chuẩn cho các vị
trí quản lý của công ty.
ƒ Vấn đề Kinh doanh Tiếp thị.
à Xây dựng chiến lược Sản phẩm, Giá bán, Phân phối, Chiêu thị.
à Xây dựng Kế hoạch kinh doanh – Tiếp thị tổng thể cho năm 2004.

Chương 1: GIỚI THIỆU


3

1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Nội dung đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề xoay quanh các hoạt động
Kinh doanh và việc xây dựng các hệ thống biểu mẫu, hồ sơ, thủ tục sẽ chủ yếu
tập trung cho phòng Kinh doanh. Đây là cơ sở để phát triển qua các phòng ban
chức năng khác.
Không chỉ dừng lại ở mức ý nghóa thực hiện luận văn tốt nghiệp cao học cho
Học viên Khoa Quản lý Công nghiệp, nội dung đề tài còn mang ý nghóa quan

trọng hơn là có thể triển khai áp dụng vào hoạt động thực tiễn tại công ty Tân
Mỹ Trân.

1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực hiện đề tài các phương pháp phân tích, so sánh, thống kê,
phương pháp Benchmarking: Học tập có hiệu chỉnh từ hệ thống quản lý của một
doanh nghiệp đã đạt chứng nhận ISO9001:2000 (Công ty Bút bi Thiên Long)
được sử dụng để xây dựng hệ thống quản lý cho doanh nghiệp Tân Mỹ Trân.
Vận dụng các kiến thức về quản lý Nhân sự – phần lương bổng đãi ngộ để xây
dựng chính sách lương; Kiến thức về quản trị Tiếp thị để xây dựng các chiến
lược tiếp thị.
Cơ sở dữ liệu cho việc thực hiện đề tài do công ty Tân Mỹ Trân cung cấp, thông
tin được thu thập trực tiếp tại văn phòng và từ xưởng sản xuất. Kết hợp với các
tài liệu tham khảo về hệ thống quản lý của Công ty Bút bi Thiên Long và một số
nguồn thông tin liên quan khác qua các tạp chí, mạng internet.

Chương 1: GIỚI THIỆU


4

1.6 BỐ CỤC LUẬN VĂN DỰ KIẾN
Với mục tiêu, phạm vi, giới hạn của đề tài như trên, nội dung nghiên cứu của
luận văn được thực hiện gồm có 5 phần chính và được đánh số thứ tự từ chương
một đến chương năm. Theo đó, tên gọi và nội dung cụ thể của từng chương được
tóm lược như sau:
ƒ Chương một - Giới thiệu: trình bày về sự cần thiết của đề tài, mục tiêu đặt ra,
các nội dung sẽ được thực hiện trong đề tài, phương pháp luận, phạm vi và
giới hạn cùng với cơ sở dữ liệu để thực hiện đề tài.
ƒ Chương hai – Cơ sở lý luận: nêu các khái niệm về hiệu quả sản xuất kinh

doanh và các cơ sở lý thuyết, những khái niệm, những phương pháp khoa học
được ứng dụng để giải quyết các vấn đề trong luận văn.
ƒ Chương ba - Mô tả và Phân tích: giới thiệu tổng quan về ngành công nghiệp
chế biến Gỗ, mô tả và phân tích hiện trạng về công ty Tân Mỹ Trân và các
hạn chế, khó khăn đang gặp phải.
ƒ Chương bốn – Giải pháp cải thiện hoạt động: trình bày các nội dung nghiên
cứu chính của luận văn gồm các phần: Vấn đề xây dựng hệ thống quản trị nội
bộ, trong đó xây dựng cấu trúc cho toàn công ty và từng bộ phận, xây dựng
bản mô tả trách nhiệm quyền hạn cho từng vị trí quản lý, xây dựng quy trình
làm việc giữa các phòng ban; Vấn đề Quản lý nhân sự, đề xuất phương pháp
tính lương, thưởng theo vi trí công việcä, xây dựng mô tả công việc cho các vị
trí; Vấn đề Kinh doanh – Tiếp thị, Xây dựng chiến lược sản phẩm, giá bán
phân phối, chiêu thị và kế hoạch kinh doanh tiếp thị tổng thể cho năm 2004
ƒ Chương năm - Kết luận và kiến nghị: tổng kết các nội dung, kết quả đã thực
hiện và đề xuất kiến nghị.
Chương 1: GIỚI THIỆU


CHƯƠNG

2

CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯNG THEO ISO 9001:2000
2.3 TỔ CHỨC QUẢN LÝ
2.4 KẾ HOẠCH KINH DOANH



5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
2.1.1 KHÁI NIỆM
Trong kinh tế học, Paul A. Samuelson và William D. Nordhauss đã đưa ra khái
niệm hiệu quả: “Hiệu quả có nghóa là không lãng phí hoặc sử dụng các nguồn
lực của nền kinh tế một cách tích cực nhất để thỏa mãn các nhu cầu và sự mong
muốn của mọi người” (1).
Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, phản ánh trình độ sử
dụng các nguồn lực hiện có của doanh nghiệp trong việc tổ chức hoạt động sản
xuất xuất kinh doanh.
Hiệu quả sản xuất kinh doanh cần được xem xét một cách toàn diện dưới các
góc độ không gian, thời gian, số lượng và chất lượng.
ƒ Về mặt không gian – Hiệu quả được xem xét theo tư duy hệ thống, hiệu quả
hoạt động của một tổ chức phải góp phần tạo ra hiệu quả chung cho toàn hệ
thống kinh tế mà tổ chức đó có mối quan hệ tương tác.
ƒ Về mặt thời gian – Hiệu quả được đánh giá trong dài hạn, các giá trị tạo ra
của từng thời kỳ, từng giai đoạn phải được xem xét tổng hợp theo thời gian.
ƒ Về mặt số lượng – Hiệu quả sản xuất kinh doanh là sự so sánh về mặt lượng
giữa kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra căn cứ trên giá trị nguồn lực
được sử dụng.

1

Paul. A. Samuelson, D. Nordhauss. Kinh tế học. Tập 1.

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN



6

ƒ Về mặt chất lượng – Hiệu quả sản xuất kinh doanh không chỉ là vấn đề đem
lại lợi nhuận nhiều nhất cho một tổ chức mà phải xem xét đến những đóng
góp về mặt xã hội do hoạt động của tổ chức này mang lại.
Theo trên, một doanh nghiệp được đánh giá là có hoạt động sản xuất kinh doanh
hiệu quả khi doanh nghiệp đó sử dụng các nguồn lực hiện có một cách hợp lý để
tạo ra những sản phẩm có ích lợi cho cộng đồng, cho xã hội, đồng thời qua đó thu
được lợi nhuận đảm bảo cho doanh nghiệp đủ sức mạnh cạnh tranh và phát triển
một cách ổn định.
2.1.2 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều
yếu tố tác động, một yếu tố cơ bản như sau:
ƒ

Chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp – Tầm nhìn chiến lược đúng đắn,
phù hợp với các điều kiện của môi trường kinh doanh sẽ là yếu tố cơ bản và
quan trọng hàng đầu giúp cho doanh nghiệp đạt được các hiệu quả kinh
doanh. Đây là một việc làm quan trọng, mang tính dự báo nên yêu cần người
thực hiện phải có vốn kiến thức nhất định, có kinh nghiệm thực tiễn và tầm
nhìn xa, trông rộng.

ƒ Trình độ quản lý doanh nghiệp – Hiệu quả sản xuất kinh doanh phụ thuộc vào
nhiều yếu tố. Trong đó, trình độ tổ chức quản lý, điều hành đóng vai trò
quyết định. Khả năng sử dụng, phân phối các nguồn tài nguyên của doanh
nghiệp một cách hợp lý cũng như việc thực hiện bốn chức năng quản trị
Hoạch định, Tổ chức, Điều khiển, Kiểm tra là điều kiện tiên quyết để đạt
được hiệu quả kinh doanh. Từ việc xác định mục tiêu, xây dựng chiến lược,
tổ chức các nguồn lực doanh nghiệp, xây dựng bộ máy quản lý, tác nghiệp,
bố trí nhân sự, cho đến các biện pháp động viên, đôn đốc và kiểm soát.

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN


7

Ngoài ra, quản trị còn phải nghiên cứu, theo dõi, dự báo những biến động
thay đổi của môi trường kinh doanh nhằm hạn chế những tổn thất, tận dụng
những cơ hội trong quá trình kinh doanh. Tuy nhiên, không phải doanh
nghiệp nào cũng quan tâm làm tốt các chức năng này, khi một chức năng
quản trị tồi sẽ gây ra những trở ngại, khó khăn không nhỏ, thậm chí còn gây
ảnh hưởng đến sự tồn tại của doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh cạnh tranh
ngày càng gay gắt hiện nay.
ƒ Thị trường phục vụ – Doanh nghiệp sẽ có một hoặc nhiều thị trường hoạt
động, khái niệm thị trường ở đây bao gồm các phân khúc nhu cầu và các đặc
tính thị trường tương ứng mà các sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp được
hướng tới. Thị trường càng sôi động, càng hấp dẫn thì áp lực cạnh tranh sẽ
ngày càng gia tăng, việc duy trì sức mạnh cạnh tranh thông qua các hoạt
động của doanh nghiệp cụ thể là hoạt động marketing sẽ rất quan trọng, điều
này đồng nghóa với việc am hiểu các động thái, các đăïc tính của thị trường là
điều hết sức cần thiết.
ƒ Các yếu tố kinh tế – Chu kỳ kinh tế, lãi suất ngân hàng, lạm phát, các chính
sách tài chính tiền tệ, thuế… luôn có những tác động rất lớn đến hiệu quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc can thiệp để thay đổi hay đơn thuần
chỉ kiểm soát các yếu tố này luôn là công việc khó khăn đối với doanh
nghiệp. Do vậy, việc theo dõi, dự báo những biến động hoạch định các
chương trình hoạt động phản ứng nhanh nhạy với những biến động là điều
cần thiết để đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh được thông suốt.
ƒ Các yếu tố chính phủ và chính trị – Sự ổn định về chính trị của đất nước, sự
hỗ trợ, hạn chế của nhà nước đối với các ngành nghề hay lónh vực hoạt động
vào các thời điểm nhất định sẽ ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ môi trường


Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN


8

kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp. Việc
quan tâm, theo dõi những thay đổi của yếu tố này cũng là điều rất cần thiết
cho các hoạt động của doanh nghiệp. Đôi khi chỉ cần một vài thay đổi rất nhỏ
những sẽ có những tác động rất lớn đến hiệu quả hoạt động mà doanh nghiệp
không thể kiểm soát được.
ƒ Các yếu tố xã hội – Quan điểm tiêu dùng, mức thu nhập, văn hóa, cơ cấu lao
động, nghề nghiệp trong xã hội cũng ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp.
2.1.3 CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Hiệu quả kinh doanh chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố tác động khách quan
cũng như chủ quan và mỗi yếu tố tác động vào doanh nghiệp với từng mức độ
khác nhau. Những tác động tích cực tạo ra những điều kiện thuận lợi, những tác
động tiêu cực tạo ra những khó khăn, hạn chế các hoạt động của doanh nghiệp.
Việc đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải được xem xét
dưới nhiều góc độ khác nhau. Thực tế, người ta thường sử dụng hai phương pháp
sau để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:
Phương pháp tổng quát:
Phương pháp này đưa ra một con số cụ thể để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh một cách tổng quát, có hai hình thức:
Nếu gọi H là hiệu quả kinh doanh thì:
ƒ Theo Phân số:

H=


Ket _ qua _ dau _ ra
Chi _ phi _ dau _ vao

(2.1)

Cách đánh giá này cần qui kết quả đầu ra cùng thứ nguyên với chi phí đầu vào
đó là số tiền. Hiệu quả H sẽ phải lớn hơn 1, nghóa là các hoạt động của doanh
nghiệp có mang lại lợi nhuận.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN


9

ƒ Theo Hiệu số:

H = Ket _ qua _ dau _ ra − Chi _ phi _ dau _ vao

(2.2)

Giaù trị H > 0 thì mới phản ảnh doanh nghiệp đang thu được lợi nhuận. Kết quả
đầu ra và chi phí đầu vào cần phải được qui đổi tất cả về đơn vị tiền.
Việc đánh giá theo phương pháp tổng quát nhìn chung dễ thực hiện nhưng khả
năng chính xác không cao, do việc qui đổi các thứ nguyên khác nhau thành một
đơn vị chung sẽ khó khăn. Đồng thời kết quả chỉ phản ánh một thông số tổng
quát về hiệu quả kinh doanh, chưa phản ảnh đầy đủ, chi tiết các hoạt động của
doanh nghiệp.
Phương pháp chi tiết:
Phương pháp này xoay quanh hai vấn đề cơ bản của quá trình sản xuất kinh
doanh đó là vốn và lao động:
ƒ Yếu tố vốn và hiệu quả sử dụng vốn:

à Số vòng quay của vốn:
gọi nv là số vòng quay của vốn
nv =

DoanhSo − ThueDoanhThu
TongVon

(2.3)

Chỉ tiêu này thể hiện trong một đơn vị thời gian vốn được quay bao nhiêu
lần. Đây là hệ số cần được gia tăng vì tỉ số này tỉ lệ thuận với hiệu quả
quá trình kinh doanh.
à Doanh lợi vốn: chỉ số này phản ánh tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận thu
được và số vốn bỏ ra ban đầu sau một quá trình hoạt động kinh doanh, thể
hiện qua công thức:
Hv =

LoiNhuan
× 100
TongVon

(2.4)

Với Hv là doanh lợi vốn. Công thức này thể hiện cứ một đồng vốn bỏ ra
thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN


10


ƒ Yếu tố lao động và hiệu quả sử dụng lao động:
à Năng suất lao động: Đây là chỉ tiêu thường được đề cập, thể hiện qua hai
công thức:
W =

GiaTriHangHoaTieuThu
HaoPhiLaoDong

(2.5)

Hao phí lao động ở đây là yếu tố thời gian
W =

GiaTriHangHoaTieuThu
TongSolaoDong

(2.6)

Với W: là năng suất lao động.
à Mức sinh lợi của lao động: Bên cạnh năng suất lao động, mức sinh lợi của
lao động là một mục tiêu đáng quan tâm. Nó cho biết trong một thời gian
kinh doanh trung bình một lao động có thể làm được bao nhiêu đồng lợi
nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả lao động càng cao. Gọi M là mức
sinh lợi của lao động thì công thức:
M =

LoiNhuan
TongSoLaoDong

(2.7)


à Mức sinh lợi của lao động tăng thêm: Gọi Mtt là mức sinh lợi lao động
tăng thêm thì:
M tt =

LoiNhuanTangThem
TongSoLaoDongTangThem

(2.8)

Các chỉ số trên đây thể hiện một cách tổng quát và cơ bản về hiệu quả hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau một thời đoạn. Và nếu cần phải
có một bức tranh cụ thể hơn về từng hoạt động của doanh nghiệp thì cần phải
thực hiện việc tính toán, phân tích chi tiết các chỉ số tài chính của doanh nghiệp.

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN


11

2.1.4 CÁC BIỆN PHÁP CƠ BẢN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH
Theo quan điểm của doanh nghiệp, việc gia tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh
là rất cần thiết và cấp bách bởi lẽ mục đích cuối cùng của doanh nghiệp là tạo ra
lợi nhuận và gia tăng lợi nhuận. Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh thường là một công việc khó khăn, đòi hỏi phải có một chương trình hành
động cụ thể. Qui mô của chương trình, độ phức tạp của các hoạt động trong
chương trình cũng như nội dung cụ thể sẽ tùy thuộc vào hoàn cảnh thực tế của
từng doanh nghiệp và mục tiêu mong đợi của chương trình. Tuy vậy, có thể tóm
lược một số nội dung cơ bản cần thực hiện khi muốn nâng cao hiệu quả sản xuất
kinh doanh như sau:

ƒ Nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp thông qua cấu
trúc hợp lý hệ thống quản trị nội bộ để hạn chế những trở ngại không cần
thiết và tối ưu hóa được tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp.
ƒ Giảm thiểu các chi phí không phù hợp.
ƒ Tăng cường các hoạt động Tiếp thị nhằm hỗ trợ gia tăng lượng sản phẩm tiêu
thụ trên thị trường.
ƒ Nghiên cứu, theo dõi và dự báo những biến động của thị trường và xây dựng
những chiến lược hành động phù hợp.

2.2 HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯNG THEO ISO
9001:2000
2.2.1 KHÁI NIỆM VỀ ISO 9000
Thuật ngữ ISO theo tiếng Hy lạp nghóa là bằng nhau. Bản thân thuật ngữ ISO đã
nói lên bản chất và mục đích của ISO 9000. Đó là hệ thống những tiêu chuẩn

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN


×